You are on page 1of 8

II.

PHÁT MINH KHOA HỌC – KĨ THUẬT VÀ NHỮNG HỌC THUYẾT


CHÍNH TRỊ THỜI CẬN ĐẠI.
1. Những thành tựu khoa học và trào lưu triết học khai sáng thế kỉ XVIII.
* Thành tựu khoa học :
Kế thừa những thành tựu đã đạt được từ sau thời Phục hưng, khoa học và
triết học thế kỉ XVIII có những bước tiến lớn :
- Trong Vật lí học :
+ Volta và Galvani : Nghiên cứu hiện tượng về điện, tìm ra điện dương và điện
âm.

Alessandro Volta
Luigi Galvani
+ Franklin : Giải thích hiện tượng sấm sét. Phát minh cột thu lôi.
+ Anh em nhà Montgolfier : Chế tạo khinh khí cầu.

- Trong Hóa học :


+ Lavoisier : Phân tích thành phần của không khí, của nước và tìm ra phương
pháp nghiên cứu tổng hợp.

- Trong Sinh học :


+ Linne : Đưa ra cách phân loại thực vật.
+ Buffon : Xây dựng vườn bách thảo thành trung tâm nghiên cứu thực vật học.
Viết nhiều sách về ngành Sinh học.
Carl Linneaus
Georges-Louis Leclerc, Comte de Buffon

* Trào lưu triết học :


- Các nhà tư tưởng và các nhà khoa học, hay còn gọi là các nhà khai sáng nổi
bật nhất :
+ Charles Louis Montesquieu ( 1689 – 1755) :
_ Một nhà luật học, hoạt động trong lĩnh vực tư
pháp nổi tiếng.
_ Đưa ra nguyên tắc tách biệt giữa ba quyền lực. 
Cho rằng nhà nước lập hiến ở Anh là mẫu mực
của thể chế chính trị, phù hợp với tình trạng
chung của XH.
+ Vonte ( Francois Marie Auroet 1694 – 1778) :

_ Một bậc thiên tài với khả năng hiểu biết toàn diện.
_ Thành công trên các lĩnh vực nghiên cứu triết học, văn học, sử học và vật lí
học.
_ Ông công kích gay gắt chế độ chuyên chế và nhà thờ Pháp trong tác phẩm
Những bức thư triết học (1733) nên bị nhiều lần bắt giam.
_ Có quan hệ tốt với các vua Thụy Điển, Đan Mạch, Ba Lan…
_ Ông chủ trương xóa bỏ chế độ chuyên chế nhưng vẫn giữ thể chế quân chủ
với những vị vua sáng suốt.
_ Tư tưởng và những công trình nghiên cứu của ông có ảnh hưởng lớn đối với
tinh thần cách mạng ở Châu Âu và đóng góp phần vào quan trọng vào kho tàng
văn minh nhân loại.
 Thế kỉ XVIII được mệnh danh là thế kỉ Vonte.
+ Rutxo ( Jean Jacques Rousseau 1712 – 1778) :

_ Ông xuất thân từ gia đình nghèo khổ, phải trải qua nhiều nghè để kiếm sống.
_ Ông đi nhiều nước Châu Âu  thấy rõ tình cảnh cùng cực của dân thường 
để xuất nhiều ý tưởng cấp tiến.
_ Ông lên án chế độ phong kiến, phê phán chế độ sở hữu tư nhân với hậu quả là
sự bất bình đẳng trong XH.
_ Ông chủ trương thay đổi chế độ tư hữu lớn bằng chế độ tư hữu nhỏ, thiết lập
chế độ cộng hòa.
_ Tư tưởng của Rutxo ảnh hưởng mạnh mẽ đối với cách mạng Pháp cuối thế khỉ
XVIII.

+ Nhóm Bách Khoa toàn thư ( Encyclopedie) :


_ Do nhà triết học Denis Diderot và nhà toán học Jean Le Rond d’ Alembert tổ
chức.
_ Tập hợp nhiều nhà khoa học cấp tiến thời đó, bao gồm Vonte, Montesquieu,
Rutxo tham gia biên soạn…
+ Nội dung :
_ Giải thích các hiện tương tự nhiên và xã hội dưới ánh sáng của quan điểm duy
vật và những thành tựu triết học, kinh tế học, khoa học tự nhiên mới đạt được.
 Phản bác một cách hệ thống các quan điểm duy tâm mà giáo hội bấy lâu
truyền bá và bảo vệ.
 Nhà nước quân chỉ Pháp ra lệnh cấm in và lưu hành cuốn Bách khoa nhưng
không ngăn được quyết tâm của các nhà khoa học
 Trọn bộ Bách khoa toàn thư ra đời.

+ Trào lưu tư tưởng mới do Jean Meslier ( 1664 – 1729), Mabli ( 1709 – 1785 )
và Morenlly khởi xướng :
_ Chủ trương xóa bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu, thiết lập chế độ sở hữu chung của
XH.
_ Lao động là nghĩa vụ và quyền lợi chung của mọi người.
_ Nhà nước thực hiện phân phối bình đẳng.
 Trào lưu có thể coi là những yếu tố manh nha của chủ nghĩa cộng sản sơ
khai.
+ Lí thuyết mới của các nhà kinh tế học : _ Đại diện là Kexnay (Quesnay) và
Guocnay (Gournay)

Francois Quesnay Vincent de


Gournay
_ Lí thuyết chỉ trích các chính sách hạn chế của nhà nước, chủ trương tự do kinh
doanh.
_ Đòi hỏi phải thiết lậ chế độ kinh tế tự do, chính phủ không hạn chế việc kinh
doanh.
 Adam Smith ( 1723 -1790) nối tiếp tư tưởng trên,
đưa ra lí thuyết về giá trị (trong tác phẩm Nguồn tài
nguyên quốc gia) :
_ Theo ông, nguồn gốc của giá trị một vật phẩm là do
lượng lao động đã tiêu hao để sản xuất ra vật phẩm. Lợi
nhuận là sự khấu hao vào sản phẩm do công nhân tạo ra.

 David Ricardo ( 1772 -1823) phát triển học thuyết của A. Smith :
_ Ông cho rằng lợi ích của các giai cấp trong xã hội tư sản là đối lập nhau
nhưng ông coi đó là quy luật tự nhiên.
 Chốt lại :
Những lí luận trên đặt cơ sở cho học thuyết kinh tế chính trị tư sản ra đời và thế
kỉ XVIII.
Sự xuất hiện của các xu hướng triết học Khai sáng và những học thuyết kinh tế
nói trên là bước phát triển quan trọng của những trào lưu tư tưởng mới và có
nghĩa trọng đại với sự chuyển biến cách mạng tiếp sau, đặc biệt là Cách Mạng
Pháp năm 1789.

You might also like