You are on page 1of 3

Chương 3: Vai trò của văn hóa phương Tây thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh

-Văn hóa phương Tây nói chung

+Thiên chúa giáo

.Hồ Chí Minh đã nhìn ra những quan điểm tốt đẹp, hướng thiện của đạo thiên chúa

( Người chắt lọc những yếu tố hợp lý, có giá trị lâu dài đối với đời sống “trần gian” thiết thực của con
người nói chung, của đạo hữu Thiên chúa giáo nói riêng trong những tư tưởng cơ bản của đạo Thiên
chúa nêu trên để làm phong phú thêm tư tưởng của Người trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, góp
phần lãnh đạo cách mạng Việt Nam tới thành công)

.Sau cách mạng tháng 8 chính phủ lâm thời ko phá hủy nhà thờ hay coi giáo dân là đối tượng chống phá

(Hồ Chí Minh đã trả lời rất rõ trong bài báo “Ai phá đạo” được đăng trên báo Nhân dân ngày 6/7/1955:
“Tôi là cán bộ cách mạng, là người cộng sản. Nhưng mục đích của chúng tôi là lo cho dân có cơm ăn, áo
mặc, được học hành, sống sung sướng trong độc lập, tự do. Các cụ lo việc tín ngưỡng thờ Chúa, lo việc
linh hồn tín đồ. Nhưng tín đồ cũng cần ăn, mặc, ở, học hành, cần được tự do, hạnh phúc và các giáo sĩ
chắc chắn cũng quan tâm rất nhiều.Người cách mạng và người tôn giáo thống nhất với nhau ở mục đích
mưu cầu hạnh phúc ở đời này cho nhân dân. Chúng ta phải lo nhiệm vụ ấy. Còn đối với tín ngưỡng tôn
giáo thì đã có chính sách rõ ràng. Chúng tôi tôn trọng và đảm bảo tự do tín ngưỡng của tất cả các tôn
giáo. Như thế kẻ nào đặt ra việc công giáo không đội trời chung với cộng sản là sai.”)

 Với góc nhìn đúng đắn HCM đã góp phần xây dựng nên hệ thống tư tưởng của Người về vấn đề
tự do tôn giáo, đại đoàn kết dân tộc và vấn đề xây dựng nền văn hóa của đất nước xã hội chủ
nghĩa

+Triết học khai sáng Pháp

(Riêng ở Pháp, thời Khai Sáng là thời của tự do, thời của tiến bộ được các thiên tài như Montesquieu,
Voltaire, Diderot, Rousseau thể hiện với nhiều tác phẩm lớnnhư:)

. Từ điển Triết học của Voltaire

(phản bác thể chế chính trị đương thời của Pháp, nhà thờ Công giáo, Kinh Thánh và thể hiện văn phong,
tính cách riêng Voltaire. Qua đó ông nhấn mạnh vai trò của tôn giáo lý tưởng là giáo dục đạo đức chứ
không phải giáo điều)

. Khế ước xã hội của Jean-Jacques Rousseau

(Nói về Hiến pháp của một đất nước, nguyên tắc lựa chọn người cầm quyền và trách nhiệm của người
cầm quyền. Chính những ý tưởng này đã châm ngòi cho cả cuộc Cách mạng Pháp và Mỹ)

. Tinh thần pháp luật của Montesquieu

(bao quát các chủ đề về chính trị, luật, xã hội học, nhân loại học. Trong luận thuyết chính trị của mình,
ông đã bênh vực chủ nghĩa hợp hiến và thuyết tam quyền phân lập, bãi bỏ nô lệ, bảo vệ quyền tự do
công dân và nhà nước pháp quyền, và ý tưởng rằng các thể chế luật pháp và chính trị phải phản ảnh đặc
tính địa lý và xã hội của từng cộng đồng riêng biệt.)
-Các cuộc cách mạng tại Pháp, Mỹ và các bản tuyên ngôn

+Tuyên ngôn độc lập của cách mạng Mỹ (1776)

. là văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Vương quốc Anh của 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ

. Tuyên ngôn được đọc ngày 4/7/1776, nội dung chính của bản tuyên ngôn dựa trên tư tưởng John
Locke, một triết gia người Anh.

(Theo ông, con người có ba quyền cơ bản không thể bị tước đoạt là quyền được sống, được tự do và
được mưu cầu hạnh phúc)

+Tuyên ngôn nhân quyền của cách mạng Pháp (1791)

. do hầu tước Marquis Lafayette- một nhà cách mạng có công với cả Mỹ và Pháp soạn thảo

. bản tuyên ngôn này có tất cả 17 điều khoản

(điều 1 và điều 2 là nổi tiếng nhất và được trích dẫn nhiều nhất: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về
quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng và quyền lợi. Sự khác biệt xã hội chỉ có thể được
thiết lập trên cơ sở lợi ích chung” và “Mục đích của mọi tổ chức chính trị là việc bảo toàn các nguồn lợi
thiên nhiên và bảo toàn các quyền con người không thể bị tước bỏ. Các quyền đó là tự do, tài sản, sự an
toàn, và quyền được chống lại mọi sự áp bức”)

+Tuyên ngôn của đảng cộng sản Đức (1848)

. là tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học

(Những nguyên lý mà C. Mác và Ph. Ăngghen trình bày trong tác phẩm này là nền tảng tư tưởng và kim
chỉ nam cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế)

Chương 4: Sự kết hợp văn hóa phương Đông và phương Tây trong Tư tưởng Hồ Chí Minh

-Sự kết hợp trong việc tiếp nhận tư tưởng Tự do – Bình đẳng – Bác ái của Hồ Chí Minh

(Đúng là Hồ Chí Minh đã sớm bị hấp dẫn bởi lý tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái của Đại cách mạng Pháp
và muốn đi sang Pháp để tìm hiểu xem những gì ẩn đằng sau ba từ ấy. Và Người đã nhận ra rằng nền
Cộng hoà Pháp chủ yếu được xây dựng trên quan điểm giá trị về con người cá nhân, nhất là về quyền tự
do, bình đẳng của cá nhân theo tinh thần cách mạng tư sản Pháp; còn Hồ Chí Minh xuất phát từ vị trí
người dân thuộc địa phương Đông, vốn đề cao tinh thần cộng đồng, luôn đặt quốc gia, dân tộc lên trên
cá nhân. Với Hồ Chí Minh, Tự do trước hết vẫn là tự do của toàn dân tộc chứ chưa phải là tự do cá nhân;
Bình đẳng cũng được Hồ Chí Minh nâng lên thành quyền bình đẳng giữa các dân tộc; còn Bác ái – một
khái niệm quá rộng, như lòng bác ái của Chúa đòi hỏi phải “yêu cả kẻ thù của mình”, là điều khó chấp
nhận đối với các dân tộc bị áp bức! Hồ Chí Minh hiểu khái niệm này theo đúng nghĩa của nó là tình hữu
ái, như tinh thần “tứ hải giai huynh đệ”, nên Người thường quen gọi những người lao động, các dân tộc
bị áp bức là anh em (hỡi anh em ở các thuộc địa!, các dân tộc anh em, các nước anh em,…))

=> Tóm lại, Hồ Chí Minh nhận thức Tự do, Bình đẳng, Bác ái qua lăng kính của ngươì dân bị áp bức châu
Á chứ không theo tinh thần cách mạng tư sản Pháp, nên chỉ coi đó là những yếu tố cần chứ chưa đủ
(Cái giá trị lớn nhất mà Hồ Chí Minh theo đuổi suốt đời là: “Độc lập cho Tổ quốc tôi, tự do cho đồng bào
tôi, đó là tất cả những gì tôi muốn, đó là tất cả những gì tôi hiểu”)

-Sự kết hợp trong việc tiếp nhận chủ nghĩa Mac-lenin của Hồ Chí Minh

.Hồ Chí Minh đánh giá rất cao Luận cương của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa

(Người bừng sáng về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc của Việt Nam. Nghĩa là Hồ Chí Minh đến
với Lênin trước hết vẫn từ chủ nghĩa yêu nước, ca ngợi Lênin là người yêu nước vĩ đại nhất, vì sau khi đã
giải phóng nước Nga, ông còn muốn giải phóng tất cả các dân tộc thuộc địa. Có thể nói, Hồ Chí Minh là
người rất mực tôn sùng Lênin, không phải ở lý luận về chuyên chính vô sản mà trước hết là ở đạo đức
của Người)

. “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết học nhất định của lịch sử. Nhưng lịch sử nào?
Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại!”

( Đây là một luận điểm của nguyễn ái quốc mà những nhà cách mạng thế giới phải suy nghĩ. Nguyễn Ái
Quốc đã xuất phát từ truyền thống văn hoá Việt Nam để tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác. Người là
người cộng sản đầu tiên nhận ra và đánh giá cao tiềm lực của cách mạng phương Đông. Trong một bài
đăng trên tạp chí Cộng sản số tháng 5-1921 của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã nêu vấn đề:
“Chế độ cộng sản có thể áp dụng ở châu Á nói chung và ở Đông Dương nói riêng không?”)

=>Tóm lại, đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã từ người yêu nước trở thành người cộng
sản, ngược lại Người cũng đã góp phần bổ sung cơ sở lịch sử của chủ nghĩa Mác bằng dân tộc học
phương Đông, làm cho chủ nghĩa Mác từ học thuyết đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản, đồng thời còn
là học thuyết đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX

You might also like