You are on page 1of 46

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA CÔNG NGHỆ


BỘ MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN
-------0O0-------

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC TẬP

ĐIỆN CÔNG NGHIỆP


Phan Trọng Nghĩa

12/2017
Nội dung
BÀI 1: TÌM HIỂU MỘT SỐ KHÍ CỤ ĐIỆN THÔNG DỤNG ............................................... 4
1. CÔNG TẮC TƠ ............................................................................................................ 4
1.1 Mục đích thí nghiệm .............................................................................................. 4
1.2 Tóm tắt lý thuyết ................................................................................................... 4
1.3 Nội dung thực hành ............................................................................................... 5
2. RƠ LE THỜI GIAN ..................................................................................................... 6
1.1 Mục đích ................................................................................................................ 6
1.2 Tóm tắt lý thuyết ................................................................................................... 6
1.3 Nội dung thực hành ............................................................................................... 7
3. RƠ LE ĐIỆN TỪ (rờle trung gian)............................................................................... 8
3.1 Mục đích thí nghiệm. ............................................................................................. 8
3.2 Tóm tắt lý thuyết ................................................................................................... 8
3.3 Nội dung thực hành. .............................................................................................. 9
4. RƠ LE NHIỆT ............................................................................................................ 10
4.1 Mục đích .............................................................................................................. 10
4.2 Tóm tắt lý thuyết ................................................................................................. 10
4.3 Nội dung thực hành ............................................................................................. 10
5. ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ .......................................................................................... 11
5.1 Mục đích thí nghiệm. ........................................................................................... 11
5.2 Tóm tắt lý thuyết ................................................................................................. 12
5.3 Nội dung thực hành. ............................................................................................ 13
6. MỘT SỐ KHÍ CỤ ĐIỆN THƯỜNG GẶP KHÁC ..................................................... 14
6.1 Mục đích .............................................................................................................. 14
6.2 Nội dung thực hành ............................................................................................. 14
BÀI 2: MẠCH KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ ........................................................................... 15
1. MẠCH KHỞI ĐỘNG TRỰC TIẾP ĐỘNG CƠ KĐB BA PHA .............................. 15
1.1. Mục đích thí nghiệm ................................................................................................... 15
1.2. Tóm tắt lý thuyết ......................................................................................................... 15
1.3. Nội dung thực hành ..................................................................................................... 15
1.4. Báo cáo thực hành ....................................................................................................... 16
1.5. Câu hỏi kiểm tra .......................................................................................................... 17
2. MẠCH KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ KĐB BA PHA CÓ THỬ NHÁP ......................... 17
2.1. Mục đích thí nghiệm ................................................................................................... 17
2.2. Tóm tắt lý thuyết ......................................................................................................... 17
2.3. Nội dung thực hành ..................................................................................................... 17
1.4. Báo cáo thực hành ....................................................................................................... 18
1.5. Câu hỏi kiểm tra .......................................................................................................... 19
BÀI 3: MẠCH KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ (TIẾP THEO) ..................................................... 20
3. MẠCH KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ 3 PHA KIỂU SAO – TAM GIÁC DÙNG 2
TIMER ONDELAY .................................................................................................... 20
3.1. Mục đích thực hành..................................................................................................... 20
3.2. Tóm tắt lý thuyết ......................................................................................................... 20
3.3. Nội dung thực hành ..................................................................................................... 20
3.4. Báo cáo thực hành ....................................................................................................... 22
3.5. Câu hỏi kiểm tra .......................................................................................................... 22
4. MẠCH KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA KIỂU SAO – TAM GIÁC DÙNG
TIMER Y/Δ ................................................................................................................ 22
3.1 Mục đích thí nghiệm ................................................................................................... 22
3.2 Tóm tắt lý thuyết ......................................................................................................... 22
3.3 Nội dung thực hành ..................................................................................................... 23
Hình: Mạch điều khiển khởi động Y/Δ dùng Timer Y/Δ ................................................. 23
3.4 Báo cáo thực hành ....................................................................................................... 24
3.5 Câu hỏi kiểm tra .......................................................................................................... 24
BÀI 4: MẠCH ĐẢO CHIỀU VÀ HÃM TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ........................................... 25
1. MẠCH ĐẢO CHIỀU QUAY GIÁN TIẾP ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA ........................ 25
1.1. Mục đích ..................................................................................................................... 25
1.2. Tóm tắt lý thuyết ......................................................................................................... 25
1.3. Nội dung thực hành ..................................................................................................... 25
Hình: Mạch động lực đảo chiều động cơ KĐB 3 pha ........................................................ 25
1.4. Báo cáo thực hành ....................................................................................................... 26
1.5. Câu hỏi kiểm tra .......................................................................................................... 26
2. MẠCH ĐIỆN HÃM ĐỘNG NĂNG ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA .................................. 26
2.1. Mục đích thí nghiệm ................................................................................................... 26
2.2. Tóm tắt lý thuyết ......................................................................................................... 26
2.3. Nội dung thực hành ..................................................................................................... 27
4.4. Báo cáo thực hành ....................................................................................................... 28
4.5. Câu hỏi kiểm tra .......................................................................................................... 28
BÀI 5: MẠCH ĐIỀU KHIỂN THEO TRÌNH TỰ ............................................................... 29
1. MẠCH MỞ MÁY ĐỘNG CƠ THEO TRÌNH TỰ BẰNG NÚT ẤN ........................ 29
1.1 Mục đích thí nghiệm ................................................................................................... 29
1.2 Tóm tắt lý thuyết ......................................................................................................... 29
1.3 Nội dung thực hành ..................................................................................................... 29
Hình: Mạch điều khiển trình tự khóa 2 động cơ bằng nút ấn ............................................ 30
1.4 Báo cáo thực hành ....................................................................................................... 30
1.5 Câu hỏi kiểm tra .......................................................................................................... 31
2. MẠCH MỞ MÁY ĐỘNG CƠ THEO TRÌNH TỰ BẰNG THỜI GIAN .................. 31
2.1 Mục đích thí nghiệm ................................................................................................... 31
2.2 Tóm tắt lý thuyết ......................................................................................................... 31
2.3 Nội dung thực hành ..................................................................................................... 31
2.4 Báo cáo thực hành ....................................................................................................... 32
2.5 Câu hỏi kiểm tra .......................................................................................................... 33
BÀI 6: MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ THEO NHIỆT ĐỘ ............................................ 34
1. MẠCH ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ KIỂU ON/OFF VÀ CONTACTOR ................... 34
1.1 Mục đích thí nghiệm ................................................................................................... 34
1.2 Tóm tắt lý thuyết ......................................................................................................... 34
1.3 Nội dung thực hành ..................................................................................................... 34
1.4 Báo cáo thực hành ....................................................................................................... 35
1.5 Câu hỏi kiểm tra .......................................................................................................... 36
2. MẠCH ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ KIỂU ON/OFF VÀ RỜ LE TRẠNG THÁI (SSR)
.................................................................................................................................... 36
2.1 Mục đích thí nghiệm ................................................................................................... 36
2.2 Tóm tắt lý thuyết ......................................................................................................... 36
2.3 Nội dung thực hành ..................................................................................................... 36
2.4 Báo cáo thực hành ....................................................................................................... 38
2.5 Câu hỏi kiểm tra .......................................................................................................... 38
PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 39
1. Hướng dẫn cài đặt bộ điều khiển nhiệt độ PID500 ........................................................ 39
2. Hướng dẫn cài đặt TC544 .............................................................................................. 41
3. Hướng dẫn cài đặt Timer 600DT ................................................................................... 45
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)
BÀI 1: TÌM HIỂU MỘT SỐ KHÍ CỤ ĐIỆN THÔNG DỤNG

1. CÔNG TẮC TƠ

1.1 Mục đích thí nghiệm


- Hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của công tắc tơ.
- Biết đấu lắp, kiểm tra xác định các thông số kỹ thuật của công tắc tơ.

1.2 Tóm tắt lý thuyết


Công tắc tơ làm việc dựa trên
nguyên tắc của nam châm điện, bao gồm
các bộ phận chính sau:
- Lõi thép tĩnh thường được gắn
cố định với thân (vỏ) công tắc tơ.
- Lõi thép động có gắn các tiếp
điểm động. Trên lõi thép động (hoặc tĩnh
thường có gắn hai vòng ngắn mạch bằng
đồng có tác dụng chống rung khi công
tắc tơ làm việc với điện áp xoay chiều).
- Cuộn dây điện từ (cuộn hút) có
thể làm việc với điện áp một chiều hoặc
xoay chiều.

Trong mạch điện công nghiệp


công tắc tơ thường được dùng để đóng
cắt động cơ điện với tần số đóng cắt lớn.
Khi đấu công tắc tơ vào mạch điện
ta cần chú ý các thông số kỹ thuật sau:
- Dòng điện định mức trên công tắc tơ (A)
- Điện áp định mức của cuộn hút (V)

Hình: Các bộ phận công tắt tơ

4
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)
1.3 Nội dung thực hành
1.3.1 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị
TT Thiết bị, dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Công tắc tơ 12A 01 chiếc
2 Panel nguồn MEP1 01 chiếc
3 Dây nối, jắc cắm 01 bộ
4 Đồng hồ vạn năng, tuốc nơ vít, kìm vạn năng… 01 bộ

1.3.2. Sơ đồ thực hành

Hình: Thực hiện đo đạt, kiểm tra trên Contactor

1.3.3. Các bước thực hiện


Bước 1: Đọc các thông số kỹ thuật ghi trên nhãn công tắc tơ như I, U, số tiếp
điểm phụ, ….
Bước 2: Xác định cực đấu dây vào cuộn hút.
- Bằng trực quan ta tìm cặp tiếp điểm có đầu dây nối với cuộn hút công tắc tơ
hoặc có ghi chỉ số điện áp (thường là 220V~ hoặc 380V~). Kí hiệu hai đầu nối dây là
A1 và A2
- Dùng ôm mét đo điện trở hai cực này, nếu ôm mét chỉ giá trị điện trở cỡ khoảng
vài trăm ôm thì đó chính là hai cực đấu dây của cuộn hút.
Bước 3: Xác định các cặp tiếp điểm động lực, tiếp điểm điều khiển thường đóng,
thường mở
- Bằng cách quan sát kí hiệu trên các cặp tiếp điểm ta xác định được 3 tiếp động
lực (thông thường kí hiệu là L1-T1, L2-T2, L3-T3), tiếp điểm phụ thường mở (NO) và
tiếp điểm chính (NC)
- Dùng ôm mét đo từng cặp tiếp điểm. Ở trạng thái cuộn hút chưa được cấp điện,
cặp tiếp điểm nào thông mạch thì đó là cặp tiếp điểm thường đóng, cặp tiếp điểm nào hở
mạch thì đó là cặp tiếp điểm thường mở. Ấn vào núm trên công tắc tơ ta sẽ có các trạng
thái ngược lại.
Bước 4: Đấu mạch điện theo hình vẽ.
Bước 5: Kiểm tra kĩ lại mạch.
Bước 6: Hoạt động thử:
- Đóng điện
- Ấn nút PB2
Quan sát hoạt động của công tắc tơ và kim của ôm mét.

5
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)
2. RƠ LE THỜI GIAN

1.1 Mục đích


- Hiểu được cấu tạo, hiểu được nguyên lý làm việc của một số rơle thời gian
thông dụng.
- Biết đấu lắp, kiểm tra xác định các thông số kỹ thuật của rơle thời gian.

1.2 Tóm tắt lý thuyết

Hình: Hình ảnh rờ le thời gian

Rơ le thời gian được dùng nhiều trong các mạch tự động điều khiển. Nó có tác
dụng làm trễ quá trình đóng, mở các tiếp điểm sau một khoảng thời gian chỉ định nào
đó.
Tùy vào chức năng sử dụng, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại rờ le thời
gian với các chức năng hoạt động như ON–delay, OFF–delay, Flicker-ON/OF start,
Interval, chu kỳ, 24h, Sao-Tam giác, One-shot, Signal-ON/OFF delay, …

6
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)

Hình: Giản đồ thời gian của rờ le thời gian

Thông thường rơ le thời gian không tác động (tức là đóng hoặc cắt) trực tiếp trên
mạch động lực mà nó tác động gián tiếp qua mạch điều khiển, vì vậy dòng định mức
của các tiếp điểm trên rơ le thời gian không lớn, thường chỉ cỡ vài am-pe. Bộ phận
chính của rơ le thời gian là cơ cấu tác động trễ và hệ thống tiếp điểm.

Hình: Sơ đồ chân Timer 600XU – 600ST – 600SD

1.3 Nội dung thực hành


2.3.1. Chuẩn bị dụng cụ thiết bị
TT Thiết bị, dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Rơ le thời gian điện tử 01 chiếc
2 Panel nguồn MEP1 01 chiếc
3 Dây nối, jắc cắm 01 bộ
4 Đồng hồ vạn năng, tuốc nơ vít, kìm vạn năng… 01 bộ

2.3.2. Sơ đồ thực hành

7
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)

Hình: Sơ đồ thực hành Timer

2.3.3. Các bước thực hiện


Bước 1: Đọc các thông số kỹ thuật và các kí hiệu ghi trên nhãn rơ le thời gian.
(Sơ đồ chân)
Bước 2: Xác định cực cấp nguồn.
- Bằng trực quan ta quan sát sơ đồ chân của timer có kí hiệu cấp nguồn nuôi (sơ
đồ chân của rơle)..
- Hoặc dùng ôm met đo điện trở hai cực này, nếu ôm met chỉ giá trị điện trở cở
khoảng vài trăm ôm thì đó chính là hai cực cấp nguồn.
Bước 3: Xác định các cặp tiếp điểm tác động trễ và cặp tiếp điểm tác động tức
thời thông qua các kí hiệu ghi trên nhãn sau đó dùng ôm mét kiểm tra lại.
Bước 4: Đấu dây theo sơ đồ hình.
Bước 5: Điều chỉnh thời gian trễ trên rơ le thời gian.
Bước 6: Kiểm tra kỹ lại mạch.
Bước 7: Đóng điện, quan sát hoạt động của kim trên ôm mét.
Nối que đo sang cặp tiếp điểm khác và lặp lại bước 6, 7.

3. RƠ LE ĐIỆN TỪ (rờle trung gian)

3.1 Mục đích thí nghiệm.


- Hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc và công dụng của rơ le điện từ.
- Biết đấu lắp, kiểm tra xác định các thông số kỹ thuật của rơle điện từ.

3.2 Tóm tắt lý thuyết

Hình: Hình ảnh rờ le trung gian

Rơ le điện từ làm việc dựa trên nguyên tắc nam châm điện, bao gồm các bộ phận
chính sau:
- Lõi thép tĩnh thường được gắn cố định với thân (vỏ) của rơ le điện từ.

8
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)
- Lá thép động có gắn các tiếp điểm động. Ở trạng thái cuộn hút chưa có điện lá
thép động được tách xa khỏi lõi thép tĩnh nhờ lò xo hồi vị.
- Cuộn dây điện từ (cuộn hút) được lồng vào lõi thép tĩnh có thể làm việc với
điện một chiều hoặc xoay chiều.
Trong mạch điện công nghiệp rơ le điện từ thường không đóng, cắt trực tiếp
mạch động lực mà nó chỉ tác động gián tiếp vào mạch động lực thông qua mạch điều
khiển vì vậy nó còn một tên gọi nữa là rơ le trung gian.
Các tiếp điểm và cuộn hút trên rơ le điện từ thường được kí hiệu như sau:

3.3 Nội dung thực hành.


3.3.1. Chuẩn bị dụng cụ thiết bị
TT Thiết bị, dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Rơ le điệ từ 220V~ 01 chiếc
2 Panel nguồn MEP1 01 chiếc
3 Dây nối, jắc cắm 01 bộ
4 Đồng hồ vạn năng, kìm vạn năng… 01 bộ

3.3.2. Sơ đồ thực hành

Hình: Sơ đồ thực hành rờ le điện từ

3.3.3. Các bước thực hiện


Bước 1: Đọc các thông số kỹ thuật ghi trên nhãn rơ le điện từ.
Bước 2: Xác định cực đấu dây vào cuộn hút.
Ta có thể xác định thông qua kí hiệu ghi trên nhãn hoặc dùng ôm mét tìm cặp
tiếp điểm có giá trị điện trở cỡ vài chục đến vài trăm ôm, đó chính là hai cực đấu dây
của cuộn hút rơ le điện áp.
Bước 3: Xác định các cặp tiếp điểm thường đóng, thường mở.
- Bằng cách quan sát kí hiệu trên nhãn rơ le hoặc dùng ôm mét đo từng cặp tiếp
điểm. Ở trạng thái cuộn hút chưa được cấp điện, cặp tiếp điểm nào thông mạch thì đó là
9
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)
cặp tiếp điểm thường đóng, cặp tiếp điểm nào hở mạch thì đó là cặp tiếp điểm thường
mở. Khi cuộn hút trên rơ le có điện ta sẽ có các trạng thái ngược lại.
Bước 4: Đấu mạch điện như hình 1.3-2.
Bước 5: Kiểm tra kĩ lại mạch.
Bước 6: Hoạt động thử theo các bước sau:
- Đóng điện.
- Ấn nút PB2.
- Quan sát hoạt động của rơ le và ôm mét.

4. RƠ LE NHIỆT

4.1 Mục đích


- Hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc và công dụng của rơ le nhiệt.
- Biết đấu lắp, điều chỉnh rơ le nhiệt.

4.2 Tóm tắt lý thuyết

Hình: Hình ảnh rờ le nhiệt

Rơ le nhiệt là loại khí cụ điện đóng, cắt tiếp điểm nhờ sự co dãn vì nhiệt của các
thanh kim loại. Nó thường được dùng để bảo vệ quá tải cho thiết bị tiêu thụ điện.
Khi sử dụng rơ le nhiệt trong mạch điện ta cần chú ý các thông số kỹ thuật sau:
- Dòng điện định mức: Đây là dòng điện lớn nhất mà rơ le nhiệt có thể làm việc
được trong thời gian lâu dài (A)
- Dòng tác động (dòng ngắt mạch) dòng điện lớn nhất trước khi rơ le tác động để
các tiếp điểm chuyển trạng thái (tiếp điểm đang đóng sẽ chuyển sang trạng thái ngắt
hoặc ngược lại).

4.3 Nội dung thực hành


4.3.1. Chuẩn bị dụng cụ thiết bị
TT Thiết bị, dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Rơ le nhiệt 0.25A 01 chiếc
2 Panel nguồn MEP1 01 chiếc
3 Dây nối, jắc cắm 01 bộ
4 Đồng hồ vạn năng, kìm vạn năng… 01 bộ

4.3.2. Sơ đồ thực hành

10
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)

Hình: Sơ đồ thực hành rờ le nhiệt

4.3.3. Các bước thực hiện


Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo thực tế và các thông số kỹ thuật của rơ le nhiệt:
- Giới hạn điều chỉnh dòng điện. Imin Imax
- Dòng điện định mức của rơ le.
Bước 2: Xác định các chân đấu dây của rờ le nhiệt:
- Bằng quan sát xác định các chân đấu dây động lực (thông thường là các chân
T1-T2-T3), tiếp điểm thường đóng (thông thường là chân 95-96) và tiếp điểm thường
mở là chân 97-98.
Bước 3: Đấu dây theo hình vẽ.
Bước 4: Kiểm tra kĩ lại mạch điện.
Bước 5: Đóng điện, đọc giá trị dòng điện trên ampemet. Giả thiết đây là dòng
định mức (Iđm) của phụ tải.
Bước 6: Điều chỉnh rơ le nhiệt theo các bước sau:
- Ngắt điện.
- Chỉnh dòng tác động của rơ le nhiệt Iđc.
- Đóng điện.
- Chỉnh biến trở để dòng điện quá tải tăng lên. Dòng điện này ta gọi là dòng quá
tải Iqt.
- Quan sát hoạt động của mạch điện. Ghi thời gian tác động Ttđ của rơ le (thời
gian kể từ khi bị quá tải đến khi rơ le nhiệt tác động làm chuông kêu) vào bảng.
Bước 7: Lần lượt thay đổi dòng tác động của rơ le nhiệt Iđc và dòng quá tải Iqt.
Lặp lại bước 6, ghi kết quả vào bảng.
Chú ý: Mỗi lần thử cách nhau ít nhất 3 phút để nhiệt độ trên rơ le nhiệt trở lại trạng
thái nhiệt độ môi trường.

5. ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ

5.1 Mục đích thí nghiệm.


- Hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc và công dụng của rờ le nhiệt độ.
- Biết đấu lắp, kiểm tra xác định các thông số kỹ thuật của rờ le nhiệt độ.

11
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)
5.2 Tóm tắt lý thuyết

Hình: Hình ảnh điều khiển nhiệt độ + cảm biến nhiệt độ

Rơle điều nhiệt là một loại khí cụ điện thường dùng để đóng, ngắt thiết bị gia nhiệt
khi nhiệt độ đạt đến một giá trị nào đó đã được chỉnh định trước. Trong mạch điện công
nghiệp rơle điều nhiệt thường được dùng để khống chế nhiệt độ của hệ thống lò sấy điện
hay bảo vệ an toàn cho thiết bị khi bị quá nhiệt, …
Với yêu cầu chính xác, độ nhạy và mức độ tin cậy cao nên hiện nay người ta
thường dùng rơle điều nhiệt điện tử. Rơle điều nhiệt điện tử bao gồm những phần chính
sau:
- Hệ thống ngỏ vào; đầu cảm biến loại J, K, R, S, Pt100, …
- Bộ phận cài đặt nhiệt độ đầu vào.
- Bộ phận hiển thị.
- Hệ thống ngỏ ra; rờ le, analog, SSR.

12
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)

Hình: Sơ đồ nối dây của rờ le nhiệt độ PID500 – TC544

5.3 Nội dung thực hành.


6.3.1. Chuẩn bị dụng cụ thiết bị
TT Thiết bị, dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Rờ le nhiệt độ 01 chiếc
2 Đầu cảm biến nhiệt PT100, TC 01 chiếc
3 Panel nguồn MEP1 01 chiếc
4 Đồng hồ vạn năng, kìm vạn năng… 01 bộ

6.3.2. Sơ đồ mạch thực hành

Hình: Sơ đồ thực hành điều khiển nhiệt độ

6.3.3. Các bước thực hiện


Bước 1: Đọc các thông số kỹ thuật ghi trên nhãn Rơ le nhiệt độ.
Bước 2: Xác định cực đấu dây.
Bước 3: Đấu nối rờ le nhiệt độ theo sơ đồ mạch.
Bước 4: Tiến hành cài đặt các thông số điều khiển theo kiểu on/off.
Bước 5: Cấp nguồn, thay đổi nhiệt độ đầu vào cho đầu do nhiệt PT100, quan sát
hoạt động của rờ le nhiệt độ.

13
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)
6. MỘT SỐ KHÍ CỤ ĐIỆN THƯỜNG GẶP KHÁC

6.1 Mục đích


- Hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và công dụng của một số khí cụ điện đóng
ngắt, bảo vệ thông dụng như cầu dao, áp tô mat, công tắc, nút ấn…
- Biết đấu lắp, vận hành các thiết bị trên.

6.2 Nội dung thực hành


Quan sát hình dạng, tìm hiểu cấu tạo, kí hiệu và nguyên lý hoạt động của các khí
cụ điện sau:
- Công tắc – Chuyển mạch
- Nút ấn
- Công tắc hành trình
- Đồng hồ đo điện VAF36, MFM
- Rờ le trạng thái SSR

14
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)

BÀI 2: MẠCH KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ

1. MẠCH KHỞI ĐỘNG TRỰC TIẾP ĐỘNG CƠ KĐB BA PHA


1.1. Mục đích thí nghiệm
- Hiểu được ý nghĩa nguyên lý làm việc của mạch điện điều khiển khởi động
trực tiếp động cơ xoay chiều ba pha roto lồng sóc.
- Lắp ráp và đấu được mạch điện điều khiển động cơ xoay chiều ba pha có
thử nháp theo sơ đồ.
1.2. Tóm tắt lý thuyết
Trước khi đưa các động cơ vào làm việc lâu dài theo yêu cầu của công việc,
để đảm bảo an toàn ta cần phải hoạt động thử (thử nháp) trong thời gian ngắn. Quá
trình thử thường lặp lại vài lần (ấn nhả liên tục theo kiểu xung nhịp) bằng cách sử
dụng nút ấn có phục hồi nhưng không duy trì. Nếu mạch điện hoạt động tốt thì quá
trình thử sẽ kết thúc và mạch chuyển sang trạng thái làm việc lâu dài.
1.3. Nội dung thực hành
1.3.1. Chuẩn bị dụng cụ thiết bị
TT Thiết bị, dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Bộ nguồn 3 pha 01 bộ
2 Contactor/ rơ le nhiệt 01 bộ
3 Bộ nút ấn 01 bộ
4 Động cơ xoay chiều ba pha rô to lồng sốc 01 cái
5 Dây nối 01 bộ
6 Đồng hồ vạn năng, tuốc nơ vít… 01 bộ

15
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)
1.3.2 Sơ đồ thực hành

Hình: Mạch khởi động trực tiếp động cơ 3 pha

1.3.3 Các bước thực hiện


Bước 1: Bố trí khí cụ điện trên bảng điện cho phù hợp.
Bước 2: Đấu mạch điện theo sơ đồ.
- Đấu nối mạch động lực.
- Đấu nối mạch điều khiển.
Bước 3: Kiểm tra nguội mạch vừa đấu nối (dùng VOM).
Bước 4: Vận hành mạch theo các bước sau:
- Nối dây nguồn.
- Đóng áp tô mát nguồn.
- Ấn nút ON.
- Ấn nút OFF dừng động cơ.
- Cắt áp tô mát.
- Theo dõi hoạt động của động cơ ghi vào bảng chân lí.
1.4. Báo cáo thực hành
4.1. Sơ đồ bố trí khí cụ điện
4.2. Thông số kỹ thuật của khí cụ
4.2. Sơ đồ thực hành.
4.3. Nguyên lý hoạt động.
4.4. Nhận xét.

16
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)
Thứ tự điều Trạng thái điều Hoạt động của các phần tử trong mạch
khiển khiển Cuộn hút K1 K1 Động cơ M
1 Ấn ON
2 Ấn OFF
3 Tác động OLR
1.5. Câu hỏi kiểm tra
- Câu 1: Trình bày nguyên lý hoạt động của mạch điện trên?
- Câu 2: Có thể sử dụng công tắc để thay thế cho bộ nút ấn được không? Nếu
được thì mạch điện có nhược điểm gì?
- Câu 3: Trong trường hợp công tắc tơ chỉ có 3 tiếp điểm chính (không có
tiếp điểm phụ duy trì), bạn có thể thay đổi cách đấu để mạch hoạt động tạm thời
được không? Nếu được, hãy vẽ sơ đồ mạch?
- Câu 4: Với mạch điện hình trên, ở mạch điều khiển, nếu ta bỏ tiếp điểm
thường mở K1 thì khi ta ấn nút ON động cơ M sẽ hoạt động như thế nào?
- Câu 5: Ưu và nhược điểm của mạch điện mở máy bằng khởi động từ?

2. MẠCH KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ KĐB BA PHA CÓ THỬ NHÁP


2.1. Mục đích thí nghiệm
- Hiểu được ý nghĩa nguyên lý làm việc của mạch điện điều khiển động cơ
xoay chiều ba pha có thử nháp.
- Lắp ráp và đấu được mạch điện điều khiển động cơ xoay chiều ba pha có
thử nháp theo sơ đồ.
2.2. Tóm tắt lý thuyết
Trước khi đưa các động cơ vào làm việc lâu dài theo yêu cầu của công việc,
để đảm bảo an toàn ta cần phải hoạt động thử (thử nháp) trong thời gian ngắn. Quá
trình thử thường lặp lại vài lần (ấn nhả liên tục theo kiểu xung nhịp) bằng cách sử
dụng nút ấn có phục hồi nhưng không duy trì. Nếu mạch điện hoạt động tốt thì quá
trình thử sẽ kết thúc và mạch chuyển sang trạng thái làm việc lâu dài.
2.3. Nội dung thực hành
1.3.1. Chuẩn bị dụng cụ thiết bị
TT Thiết bị, dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Bộ Nguồn 3 pha 01 bộ
2 Contactor/ rơ le nhiệt 01 bộ
3 Bộ nút ấn 02 bộ
4 Động cơ xoay chiều ba pha rô to lồng sốc 01 cái
5 Dây nối 01 bộ
6 Đồng hồ vạn năng, tuốc nơ vít… 01 bộ

17
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)
1.3.2 Sơ đồ thực hành

Hình: Mạch khởi động động cơ 3 pha trực tiếp có thử nháp

1.3.3 Các bước thực hiện


Bước 1: Bố trí khí cụ điện trên bảng điện cho phù hợp.
Bước 2: Đấu mạch điện theo sơ đồ.
- Đấu nối mạch động lực.
- Đấu nối mạch điều khiển.
Bước 3: Kiểm tra nguội mạch vừa đấu nối (dùng VOM).
Bước 4: Vận hành mạch theo các bước sau:
- Nối dây nguồn.
- Đóng áp tô mát nguồn.
- Ấn, nhả nút JOG (3 lần) quan sát hoạt động của động cơ. Nếu quá trình thử
nháp hoạt động tốt ta chuyển sang bước tiếp theo.
- Ấn nút ON.
- Ấn nút OFF dừng động cơ.
- Cắt áp tô mát.
- Theo dõi hoạt động của động cơ ghi vào bảng chân lí.
1.4. Báo cáo thực hành
4.3. Sơ đồ bố trí khí cụ điện
4.4. Thông số kỹ thuật của khí cụ
4.5. Sơ đồ thực hành.
18
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)
4.6. Nguyên lý hoạt động.
4.7. Nhận xét.
Thứ tự điều Trạng thái điều Hoạt động của các phần tử trong mạch
khiển khiển Cuộn hút K1 K1 Động cơ M
1 Ấn nút JOG
2 Nhả JOG
3 Ấn ON
4 Ấn OFF
5 Tác động OLR
1.5. Câu hỏi kiểm tra
Câu 1: Tại sao phải tiến hành thử máy theo kiểu xung (ấn, nhả liên tục)?
Câu 2: Giả sử bạn đấu nhằm tiếp điểm duy trì là tiếp điểm thường đóng hiện
tượng gì xảy ra khi mạch điều khiển được cấp điện?
Câu 3: Sử dụng cuộn hút công tắc tơ loại 380V~ có ưu điểm gì so với cuộn
hút công tắc tơ loại 220V~?
Câu 4: Ưu và nhược điểm của mạch điện mở máy có thử nháp?

19
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)

BÀI 3: MẠCH KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ (TIẾP THEO)

3. MẠCH KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ 3 PHA KIỂU SAO – TAM GIÁC DÙNG
2 TIMER ONDELAY
3.1. Mục đích thực hành
- Hiểu trang bị điện, ý nghĩa và nguyên lý làm việc của mạch điện mở máy
động cơ xoay chiều 3 pha rô to lồng sóc kiểu đổi nối sao – tam giác.
- Hiểu được nguyên lý mạch điện khởi động sao – tam giác dung 2 rờ le thời
gian ON delay.
- Lắp ráp và đấu được mạch điện mở máy động cơ xoay chiều 3 pha rô to
lồng sóc kiểu đổi nối sao – tam giác.
3.2. Tóm tắt lý thuyết
- Đổi nối Y - ∆ bằng cầu dao hai ngả tuy lắp ráp đơn giản, giảm giá thành
nhưng không an toàn cho người vận hành, vận hành phức tạp, tốn sức lao động, khó
xác định chính xác thời điểm kết thúc quá trình mở máy. Để khắc phục nhược điểm
này người ta thay thế cầu dao bằng công tắc tơ và rơ le thời gian.
- Khởi động sao/tam giác động cơ không đồng bộ 3 pha rô to lồng sóc là để
giảm dòng điện khởi động động cơ bằng cách thay đổi điện áp cấp vào các cuộn dây
động cơ. Động cơ làm việc ở chế độ định mức (được đấu nối tam giác) thì điện áp
cấp vào mỗi cuộn dây là áp dây. Khi khởi động (được đấu nối theo chế độ sao) thì
áp cấp vào động cơ là áp pha, khi đó dòng điện sẽ giảm so vởi ta khởi đọng trực tiếp
ở chế độ tam giác.
- Để ứng dụng được phương pháp khởi động sao/tam giác cho động cơ thì
động cơ 3 pha phải thỏa mãn:
 Ba cuộn dây với 6 đầu đấu dây độc lập.
 Cuộn dây của động động cơ phải có điện áp làm việc ≥ 380V.
3.3. Nội dung thực hành
2.3.1. Chuẩn bị dụng cụ thiết bị
TT Thiết bị, dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Bộ nguồn 3 pha 01 bộ
2 Contactor/ rơ le nhiệt 02 bộ
3 Timer ONDELAY 02 bộ
4 Bộ nút ấn 01 bộ
5 rờ le trung gian 01 bộ
6 Động cơ xoay chiều ba pha Uđm ≥ 01 chiếc
7 Dây
380Vnối, jắc cắm 01 bộ
8 Đồng hồ vạn năng, tuốc nơ vít… 01 bộ

2.3.2. Sơ đồ thực hành

20
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)

Hình: Mạch điều khiển khởi động Y/Δ dùng Timer On-Delay

2.3.3. Các bước thực hiện


Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo thực tế và các thông số kỹ thuật cơ bản của thiết bị
sử dụng trong mạch.
Bước 2: Bố trí các thiết bị điện trên bảng điện.
Bước 3: Đấu nối các thiết bị trên bảng điện theo sơ đồ nguyên lý hình.
- Đấu nối mạch động lực.
- Đấu nối mạch điều khiển.
Bước 4: Kiểm tra nguội lại mạch điện:
Bước 5: Vận hành mạch điện theo các bước sau:
- Nối dây nguồn.
- Đóng áp tô mát nguồn.
- Điều chỉnh rơle thời gian trên T1 khoảng vài giây. Đây là thời gian khởi
động của động cơ, thời gian này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đặc tính của
động cơ, công suất động cơ, … Thời gian này chỉ được xác định bằng kinh nghiệm.
- Điều chỉnh thời gian trên rờ le thời gian T2 khoảng 0,1 – 0,5 giây. Đây là
thời gian để hồ quang sinh ra khi ngắt các tiếp điểm động lực K1 được dập tắt hoàn
toàn.
- Mở máy động cơ (ấn nút ON).
- Quan sát dòng điện mở máy động trên Ampe kế.
- Dừng động cơ (ấn nút OFF).
- Cắt áp tô mát.
Theo dõi hoạt động của các thiết bị, ghi vào bảng chân lí.
Bước 6: So sánh dòng khởi động trực tiếp và dòng khởi động sao – tam
giác theo các bước sau:
21
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)
- Đấu nối mạch động lực khởi động trực tiếp động cơ bằng khởi động từ
đơn. Lưu ý động cơ đấu nối ở chế độ tam giác.
- Đấu nối mạch điều khiển theo hình.
- Đấu nối thêm Ampe kế.
- Vận hành mạch điện.
- Quan sát dòng điện trên ampe kế và so sánh.
3.4. Báo cáo thực hành
4.1. Đặc tính kỹ thuật và các tham số kỹ thuật của các thiết bị.
4.2. Bố trí khí cụ trên bảng điện.
4.3. Sơ đồ thực hành.
4.4. Bảng chân lí.
4.5. Những nhận xét và kết luận rút ra sau khi thực hành
Điện áp đặt vào cuộn Dòng điện mở
Phương pháp mở máy
dây pha động cơ (V) máy Imm (A)
Mở máy gián tiếp
(Y) máy trực tiếp (∆)
Mở
3.5. Câu hỏi kiểm tra
Câu 1: Tại sao phải khởi động sao – tam giác động cơ không đồng bộ ba
pha công suất lớn?
Câu 2: So sánh dòng điện mở máy động cơ khi dùng biện pháp đổi nối sao
– tam giác (Y - ∆) với dòng mở máy khi dùng biện pháp mở máy động cơ trực
tiếp?
Câu 3: Trong mạch điều khiển chúng ta bỏ tiếp điểm thường đóng K1 và
K2 được không? Tại sao?

4. MẠCH KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA KIỂU SAO – TAM GIÁC
DÙNG TIMER Y/Δ
3.1 Mục đích thí nghiệm
- Hiểu được nguyên lý làm việc của rờ le sao – tam giác.
- Lắp ráp và đấu được mạch điện mở máy động cơ xoay chiều 3 pha rô to
lồng sóc kiểu đổi nối sao – tam giác dùng rờ le thời gian sao – tam giác.
3.2 Tóm tắt lý thuyết
- Rờ le thời gian sao – tam giác chỉ dùng để ứng dụng trong mạch điện khởi
động sao/ tam giác cho động cơ KĐB 3 pha. Nó có 2 khoảng thời gian để tác động
như theo biểu đồ bên dưới. Thời gian t1 là thời gian khởi động của động cơ, thời
gian t2 là thời gian để dập hồ quang ở công tắc tơ khởi động sao.

22
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)
3.3 Nội dung thực hành
3.3.1. Chuẩn bị dụng cụ thiết bị
TT Thiết bị, dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Bộ nguồn 3 pha 01 bộ
2 Contactor/ rơ le nhiệt 02 bộ
3 Bộ nút ấn on/off 01 bộ
4 Động cơ xoay chiều ba pha Uđm ≥ 380V 01 cái
5 Dây nối, jắc cắm 01 bộ
6 Đồng hồ vạn năng, tuốc nơ vít… 01 bộ
7 Rơle thời gian Y/Δ 600SD-2-230 01 bộ
8 Rờ le trung gian 01 bộ

3.3.2. Sơ đồ thực hành

Hình: Mạch điều khiển khởi động Y/Δ dùng Timer Y/Δ

3.3.3. Các bước thực hiện


Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo thực tế và các thông số kỹ thuật cơ bản của thiết bị
sử dụng trong mạch.
Bước 2: Bố trí các thiết bị điện trên bảng điện.
Bước 3: Đấu nối các thiết bị trên bảng điện theo sơ đồ nguyên lý hình.
- Đấu nối mạch động lực.
- Đấu nối mạch điều khiển.
Bước 4: Kiểm tra nguội mạch điện.
Bước 5: Vận hành mạch điện.

23
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)
- Nối dây nguồn.
- Đóng áp tô mát nguồn.
- Điều chỉnh thời gian trên rơle thời gian Y/Δ 600SD-2-230 : t1 khoảng vài
giây, t2 đã được nhà sản xuất cài đặt 100 ms hoặc 50 ms.
- Mở máy động cơ (ấn nút ON).
- Dừng động cơ (ấn nút OFF).
- Cắt áp tô mát.
3.4 Báo cáo thực hành
4.1. Đặc tính kỹ thuật và các tham số kỹ thuật của các thiết bị.
4.2. Sơ đồ thực hành.
4.3. Bảng chân lí.
4.4. Những nhận xét và kết luận rút ra sau khi thực hành

Điện áp đặt vào cuộn dây Dòng điện mở máy


Phương pháp mở máy
pha động cơ (V) Imm (A)
Mở máy gián tiếp
(Y) tiếp (∆)
Mở máy trực

3.5 Câu hỏi kiểm tra


Câu 1: Ưu và nhược điểm của mạch điện mở máy sao – tam giác trên, hướng
khắc phục những nhược điểm trên?
Câu 2: Ưu và nhược điểm của mạch điện mở máy sao – tam giác dùng timer
sao tam giác so với dung 2 timer Ondelay?
Câu 3: Khi mạch điều khiển đã hoạt động đúng nguyên lý, nhưng khi đó ta
ấn nút ON hoạt động ở chế độ Y. Sau 1 thời gian đếm t1 không chuyển sang hoạt
động ở chế độ ∆ mà lại ngừng hoạt động. Trình bày những nguyên nhân làm cho
động cơ M không hoạt động?

24
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)

BÀI 4: MẠCH ĐẢO CHIỀU VÀ HÃM TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ


1. MẠCH ĐẢO CHIỀU QUAY GIÁN TIẾP ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA
1.1. Mục đích
- Hiểu được trang bị điện và nguyên lý làm việc của mạch điện đảo chiều
quay động cơ xoay chiều ba pha.
- Lắp ráp và đấu dây các thiết bị trên panel để đảo chiều quay động cơ ba
pha.
1.2. Tóm tắt lý thuyết
Mạch đảo chiều trực tiếp không thể áp dụng cho động cơ công suất lớn. Vì
khi đảo chiều dòng điện đảo chiều sẽ rất lớn nên hồ quang ở công tắc tơ chưa được
dập tắt. Vì vậy rất có khả năng xảy ra tình trạng ngắn mạch 2 pha do hồ quang
điện.
1.3. Nội dung thực hành
2.3.1. Chuẩn bị dụng cụ thiết bị
TT Thiết bị, dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Bộ nguồn 3 pha 01 bộ
2 Bộ Contactor/Role nhiệt 02 cái
3 Động cơ xoay chiều ba pha rô to lồng 01 cái
4 sốc nút ấn
Bộ 02 bộ
5 Dây nối, jắc cắm 01 cái
6 Đồng hồ vạn năng, tuốc nơ vít… 01 cái

2.3.2 Sơ đồ thực hành

Hình: Mạch động lực đảo chiều động cơ KĐB 3 pha

25
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)
2.3.3. Các bước thực hiện
Bước 1: Bố trí các thiết bị trên panel.
Bước 3: Đấu nối mạch điện như hình.
Bước 4: Kiểm tra nguội mạch điện:
Bước 5: Vận hành mạch.
- Nối dây nguồn.
- Đóng áp tô mát nguồn.
- Vận hành động cơ theo chiều thuận:
+ Ấn ON1.
- Đảo chiều quay động cơ tức thì:
+ Ấn OFF
+ Ấn nút ON2.
- Dừng động cơ.
+ Ấn nút OFF.
- Cắt áp tô mát.
1.4. Báo cáo thực hành
4.1. Đặc tính kỹ thuật và các tham số kỹ thuật của khởi động từ kép và các
thiết bị bảo vệ.
4.2. Sơ đồ mạch thực hành.
4.3. Nguyên lý hoạt động.
4.4. Những nhận xét và kết luận rút ra sau khi thực hành.
Thứ tự Hoạt động của các phần tử trong mạch
điều Trạng thái
điều khiển Cuộn hút K1 Cuộn hút K2 Đ/C M
khiển
1 Ấn ON1
2 Ấn OFF
3 Ấn ON2
1.5. Câu hỏi kiểm tra
Câu 1: Ứng dụng mạch đảo chiều gián tiếp động cơ điện.
Câu 2: So sánh dòng đảo chiều trực tiếp và gián tiếp.

2. MẠCH ĐIỆN HÃM ĐỘNG NĂNG ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA


2.1. Mục đích thí nghiệm
- Hiểu được trang bị điện và nguyên lý hoạt động của mạch điện hãm động
năng dùng rơle thời gian.
- Lắp ráp và đấu được mạch điện hãm động năng động cơ xoay chiều ba pha
rô to lồng sóc dùng rơle thời gian.
2.2. Tóm tắt lý thuyết
Nguyên lý hãm động năng:
Khi động cơ xoay chiều ba pha rô to lồng sóc đang chạy, ta đột ngột cắt
nguồn điện xoay chiều ba pha vào cuộn dây stato đồng thời đưa dòng điện một
chiều chạy vào cuộn dây. Khi đó dòng điện một chiều sẽ sinh ra từ trường, dẫn đến
rô to lực cảm ứng điện từ, trên thanh dẫn rô to sẽ xuất hiện sức điện động cảm ứng
Eư. Do các thanh dẫn bị ngắn mạch ở hai đầu nên trong thanh dẫn xuất hiện dòng
điện ngắn mạch I → rô to chịu tác dụng bởi một lực điện từ có trị số F = Bil.
Lực điện từ này đặt trên thanh dẫn, có chiều ngược chiều với lực quán tính
26
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)
Fqt nên nó tạo thành mômen ngược chiều với mômen của lực quán tính Mqt. Đó là
mômen hãm Mh.
Nhờ có Mh mà tốc độ động cơ giảm → vận tốc của thanh vẫn giảm → I giảm
nhanh → Fh giảm → Mh giảm. Khi động cơ dừng hẳn thì Mh = 0. Ngay lập tức ta
phải cắt dòng điện một chiều để bảo vệ cho các cuộn dây của động cơ khỏi bị quá
nhiệt và quá trình hãm kết thúc.
Kết luận: Để thực hiện phương pháp hãm động năng về nguyên tắc ta thực
hiện theo các trình tự sau:
- Cắt điện ba pha vào động cơ.
- Đưa điện một chiều để tạo ra mômen hãm.
- Cắt điện một chiều khi động cơ dừng hẳn, kết thúc quá trình hãm.
2.3. Nội dung thực hành
4.3.1. Chuẩn bị dụng cụ thiết bị
TT Thiết bị, dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Bộ nguồn 3 pha 01 bộ
2 Bộ Contactor/rơ le nhiệt 01 bộ
3 Bộ nút ấn 01 bộ
4 Timer Ondelay 01 bộ
5 Động cơ xoay chiều ba pha rô to lồng sốc 01 chiếc
6 Dây nối, jắc cắm 01 bộ
7 Đồng hồ vạn năng, tuốc nơ vít… 01 bộ

4.3.2. Sơ đồ thực hành

Hình: Mạch điều khiển hãm động năng động cơ

27
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)

4.3.3. Các bước thực hiện


Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo thực tế và các thông số kỹ thuật cơ bản của thiết bị
sử dụng trong mạch.
Bước 2: Bố trí các thiết bị trên panel.
Bước 3: Đấu mạch điện như hình.
- Đấu nối mạch động lực
- Đấu nối mạch điều khiển
Bước 4: Kiểm tra nguội mạch điện:
- Nối dây từ trên mạch động lực vào động cơ.
- Kiểm tra mạch động lực.
- Kiểm tra mạch điều khiển.
Bước 5: Vận hành mạch điện:
- Nối dây nguồn.
- Đóng áp tô mát nguồn.
- Mở máy động cơ:
+Ấn nút ON.
- Dừng động cơ.
+ Chỉnh thời gian dừng trên rờ le thời gian T1 (khoảng vài giây)
+ Ấn nút OFF (quan sát thời gian dừng của rô to động cơ)
Bước 6: Hoạt động thử lần 2:
- Mắc vôn mét và ampe mét (DC) để đo điện áp và dòng điện hãm.
- Mở máy động cơ:
+Ấn nút ON.
- Dừng động cơ.
+ Chỉnh thời gian trên T1 bằng với khoảng thời gian đã quan sát ở lần hoạt
động đầu.
+ Ấn nút OFF.
- Theo dõi hoạt động của ôm mét và ampe mét và động cơ điện.
- Thay đổi điện áp hãm VDC bằng cách chỉnh biến trở hoặc thay đổi điện áp
cấp vào bộ nguồn 1 chiều, sau đó lặp lại bước 6.
- Cắt áp tô mát.
Theo dõi hoạt động của mạch ghi kết quả vào bảng chân lí.
4.4. Báo cáo thực hành
4.1. Đặc tính kỹ thuật và các tham số kỹ thuật của thiết bị điện.
4.2. Sơ đồ thực hành.
4.3. Nguyên lý hoạt động.
4.4. Những nhận xét và kết luận rút ra sau khi thực hành.
4.5. Câu hỏi kiểm tra
Câu 1: Nguyên tắc của mạch điện hãm động năng?
Câu 2: Đảo cực tính của nguồn điện một chiều vào cuộn dây stato có ảnh
hưởng đến quá trình hãm máy không? Tại sao?
Câu 3: Có thể dùng nguồn xoay chiều để hãm được không? Tại sao?
Câu 4: Điều chỉnh rơle thời gian phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Câu 5: Ưu và nhược điểm của mạch điện trên? Hướng khắc phục?

28
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)

BÀI 5: MẠCH ĐIỀU KHIỂN THEO TRÌNH TỰ

1. MẠCH MỞ MÁY ĐỘNG CƠ THEO TRÌNH TỰ BẰNG NÚT ẤN


1.1 Mục đích thí nghiệm
- Hiểu được ý nghĩa và nguyên lý làm việc của mạch điện mở máy động cơ
hoạt động theo trình tự quy định bằng nút ấn.
- Lắp ráp và đấu được mạch điện mở máy động cơ theo trình tự quy định.
1.2 Tóm tắt lý thuyết
Trong một máy công tác nói riêng hay một dây chuyền sản xuất nói chung,
một số công việc nhất thiết phải được thực hiện lần lượt theo một trình tự nào đó.
Nếu mỗi động cơ đảm nhiệm một công việc thì đương nhiên các động cơ cũng phải
làm việc theo một trình tự nhất định của công việc.
Để thực hiện được cơ chế trên chúng ta có 2 phương thức điều khiển:
- Điều khiển theo cơ chế khoá: Động cơ A phải làm việc trước mới cho phép
điều khiển động cơ B làm việc. Ta nói động cơ A khoá động cơ B. Cơ chế này cần
nhiều lần điều khiển.
- Điều khiển theo cơ chế bắt cầu: Động cơ A hoạt động kéo theo động cơ B hoạt
động, động cơ B hoạt động kéo theo động cơ C hoạt động…Ta nói các động cơ A,
B, C… làm việc liên hoàn. Theo cơ chế này chỉ cần một lần điều khiển.
1.3 Nội dung thực hành
1.3.1. Chuẩn bị dụng cụ thiết bị
TT Thiết bị, dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Bộ nguồn 3 pha 01 bộ
2 Contactor/Rơle nhiệt 01 bộ
3 Bộ nút ấn 01 bộ
4 Động cơ KĐB ba pha 02 cái
5 Dây nối, jắc cắm 01 bộ
6 Đồng hồ vạn năng, tuốc nơ vít… 01 bộ
7 Rơle trung gian 01 bộ

29
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)
1.3.2. Sơ đồ thực hành

Hình: Mạch điều khiển trình tự khóa 2 động cơ bằng nút ấn

1.3.3. Các bước thực hiện


Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo thực tế và các thông số kỹ thuật cơ bản của thiết bị
sử dụng trong mạch.
Bước 2: Bố trí các thiết bị trên panel.
Bước 3: Đấu nối mạch điện như hình.
- Đấu nối mạch động lực.
- Đấu nối mạch điều khiển.
Bước 4: Kiểm tra nguội mạch điện.
Bước 5: Vận hành mạch điện.
- Nối dây nguồn.
- Đóng áp tô mát nguồn.
+Ấn nút ON1.
+Ấn nút ON2.
+ Ấn nút OFF1.
+ Ấn nút OFF2.
- Cắt áp tô mát.
Theo dõi hoạt động của mạch ghi kết quả.
1.4 Báo cáo thực hành
4.1. Đặc tính kỹ thuật và các tham số của các thiết bị.
4.2. Sơ đồ mạch thực hành.
4.3. nguyên lý hoạt động
4.4. Những nhận xét và kết luận rút ra sau khi thực hành.
30
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)
Thứ tự Hoạt động của các phần tử trong mạch
điều Trạng thái điều khiển K1 K2 M1 M2
khiển
1 Ấn ON1
2 Ấn ON2
3 Ấn OFF2
4 Ấn OFF1
5 Ấn ON1, ON2
6 Ấn OFF1
7 Ấn ON1, ON2
8 Ấn ON1, ON2
9 Tác động OLR1
10 Hoặc tác động OLR2
1.5 Câu hỏi kiểm tra
Câu 1: Nêu một vài ví dụ trong thực tế ứng dung nguyên lý làm việc theo trình
tự quy định?
Câu 2: Nguyên tắc mở máy động cơ theo trình tự quy định?
Câu 3: Khi một động cơ bị quá tải thì hai động cơ còn lại sẽ như thế nào?
Câu 4: Ưu và nhược điểm của mạch điện trên? Hướng khắc phục?

2. MẠCH MỞ MÁY ĐỘNG CƠ THEO TRÌNH TỰ BẰNG THỜI GIAN


2.1 Mục đích thí nghiệm
- Hiểu được trang bị điện và nguyên lý làm việc của mạch điện tự động điều
khiển các động cơ làm việc theo trình tự.
- Làm quen với các mạch điều khiển nhiều động cơ trong một dây chuyền
sản xuất tự động.
- Lắp ráp và đấu được mạch điện tự động điều khiển các động cơ làm việc
theo trình tự.
2.2 Tóm tắt lý thuyết
Trong sản xuất có những sản phẩm làm ra có khi phải trải qua một dây
chuyền công nghệ gồm nhiều công đoạn, mỗi công đoạn được thực hiện bởi một
hoặc nhiều động cơ dẫn động. Để điều khiển sự làm việc của các động cơ theo một
trình tự nhất định, đảm bảo các bước của quy trình sản xuất người ta dùng cơ chế
điều khiển “bắc cầu”.
2.3 Nội dung thực hành
2.3.1. Chuẩn bị dụng cụ thiết bị
TT Thiết bị, dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Bộ nguồn 3 pha 01 bộ
2 Bộ Contactor/Role nhiệt 01 bộ
3 Động cơ KĐB ba pha 01 chiếc
4 Bộ nút ấn 01 bộ
5 Rơle thời gian 01 chiếc
6 Dây nối, jắc cắm 01 bộ
6 Đồng hồ vạn năng, tuốc nơ vít… 01 bộ
2.3.2. Sơ đồ thực hành

31
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)

Hình: Mạch điều khiển trình tự 2 động cơ theo thời gian

2.3.3. Các bước thực hiện


Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo thực tế và các thông số kỹ thuật cơ bản của thiết bị
sử dụng trong mạch.
Bước 2: Bố trí các thiết bị trên panel.
Bước 3: Đấu nối mạch điện như hình.
- Đấu nối mạch động lực.
- Đấu nối mạch điều khiển.
Bước 4: Kiểm tra nguội mạch điện.
Bước 5: Vận hành mạch điện.
- Nối dây nguồn.
- Chỉnh thời gian trên rờ le thời gian T1
- Đóng áp tô mát nguồn.
- Ấn nút ON1.
- Ấn nút OFF2.
- Ấn nút OFF1.
- Cắt áp tô mát.
Theo dõi hoạt động của mạch ghi kết quả.
2.4 Báo cáo thực hành
4.1. Đặc tính kỹ thuật và các tham số của các thiết bị.
4.2. Sơ đồ mạch thực hành.
4.3. Bảng chân lí.
4.4. Những nhận xét và kết luận rút ra sau khi thực hành.

32
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)
Thứ tự Hoạt động của các phần tử trong mạch
điều Trạng thái điều khiển K1 K2 T1 M1 M2
khiển
1 Ấn ON1
2 Sau thời gian t1
3 Ấn OFF2
4 Ấn OFF1
5 Ấn ON1
6 Ấn OFF1
7 Ấn OFF2
8 Tác động OLR1
9 Hoặc tác động OLR2
2.5 Câu hỏi kiểm tra
Câu 1: Nếu động cơ M1 có sự cố quá tải thì động cơ M2 có làm việc không?
Tại sao?
Câu 2: Trình bày sự liên động giữa các động cơ M1, M2 trong từng giai đoạn
làm việc của mạch?
Câu 3: Ưu và nhược điểm của mạch điện trên? Hướng khắc phục?
Câu 4: So sánh mạch điều khiển theo thời gian và nút ấn?

33
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)

BÀI 6: MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ THEO NHIỆT ĐỘ

1. MẠCH ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ KIỂU ON/OFF VÀ CONTACTOR


1.1 Mục đích thí nghiệm
- Hiểu được ý nghĩa và nguyên lý làm việc của mạch điện điều khiển động
cơ điện theo nguyên lý nhiệt độ theo kiểu on/off và dùng công tắc tơ để điều khiển
động cơ.
- Lắp ráp và đấu nối được mạch điện điều khiển theo nhiệt độ.
1.2 Tóm tắt lý thuyết
- Điều khiển theo nhiệt độ là một nguyên lý được ứng dụng rất rộng rãi trong
công nghiệp như lò sấy, lò hơi, lò nhiệt, …
- Tùy vào mức độ điều khiển mà ta có những phương pháp điều khiển khác
nhau. Điều khiển kiểu on/off là điều khiển kiểu rờ le. Sai số điều khiển lớn, dễ điều
khiển.
1.3 Nội dung thực hành
1.3.1. Chuẩn bị dụng cụ thiết bị
TT Thiết bị, dụng cụ Số Ghi chú
1 Bộ nguồn 3 pha lượbộ
01
2 Bộ Contactor/rơ le nhiệt 01ngbộ
3 Động cơ KĐB ba pha 01chiếc
4 Bộ nút ấn 01 bộ
5 Bộ điều khiển nhiệt độ PID500 hoặc TC544 01 bộ
6 Bộ nguồn nhiệt, đầu cảm biến nhiệt PT100 01 chiếc
7 Đồng hồ vạn năng, tuốc nơ vít… 01 bộ

1.3.2. Sơ đồ thực hành

Hình: Sơ đồ đấu nối rờ le nhiệt độ PID500 và TC544

34
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)

Hình: Mạch điều khiển theo nhiệt độ kiểu on/off

1.3.3. Các bước thực hiện


Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo thực tế và các thông số kỹ thuật cơ bản của thiết bị
sử dụng trong mạch.
Bước 2: Bố trí các thiết bị trên panel.
Bước 3: Đấu nối mạch điện như hình.
- Đấu nối mạch động lực.
- Đấu nối mạch điều khiển.
- Đấu nối cảm biến nhiệt PT100 hoặc cảm biến nhiệt TC vào bộ điều khiển
nhiệt độ PID500 hoặc TC544 như hình vẽ. Lưu ý có thể dùng cặp nhiệt điện thay
cho PT100, chú ý đấu đúng cực tính TC+ (đỏ) và TC- (vàng).
Bước 4: Kiểm tra nguội mạch điện.
Bước 5: Vận hành mạch điện.
- Nối dây nguồn.
- Đóng áp tô mát nguồn.
- Cài đặt PID500 hoặc TC544 (Cài đặt set point 1 khoảng 450C, xem hướng
dẫn cài đặt ở phần phụ lục 1).
- Ấn nút ON.
- Ấn nút OFF.
- Cắt áp tô mát.
Theo dõi hoạt động của mạch ghi kết quả.
1.4 Báo cáo thực hành
4.1. Đặc tính kỹ thuật và các tham số của các thiết bị.
4.2. Sơ đồ mạch thực hành.
4.3. Nguyên lý hoạt động

35
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)
4.4. Những nhận xét và kết luận rút ra sau khi thực hành.

Hoạt động của các phần tử trong mạch


Thứ tự Trạng thái điều khiển
K1 K2 RLND M1 Nguồn nhiệt
1Ấn ON
2Trên nhiệt độ đặt
3Dưới nhiệt độ đặt
4Ấn OFF
1.5 Câu hỏi kiểm tra
Câu 1: Nêu một vài ví dụ trong thực tế ứng dụng nguyên lý làm việc theo nhiệt
độ?
Câu 2: Ưu và nhược điểm của mạch điện trên?

2. MẠCH ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ KIỂU ON/OFF VÀ RỜ LE TRẠNG


THÁI (SSR)
2.1 Mục đích thí nghiệm
- Hiểu được ý nghĩa và nguyên lý làm việc của mạch điện điều khiển động
cơ điện theo nguyên lý nhiệt độ theo kiểu on/off và dùng SSR để điều khiển động
cơ.
- Lắp ráp và đấu nối được mạch điện điều khiển theo nhiệt độ.
2.2 Tóm tắt lý thuyết
- Dùng SSR điều khiển ta sẽ khắc phục được trạng thái đóng cắt liên tục của
công tắc tơ.
2.3 Nội dung thực hành
1.3.1. Chuẩn bị dụng cụ thiết bị
TT Thiết bị, dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Bộ nguồn 3 pha 1 01 bộ
2 Bộ Contactor/Rơle nhiệt 01 bộ
3 Bộ nút ấn 01 bộ
4 Động cơ KĐB ba pha 01 chiếc
5 Bộ điều khiển nhiệt độ TC544 01 chiếc
6 Bộ nguồn nhiệt, đầu cảm biến nhiệt 01 chiếc
7 PT100
Bộ SSR 01 bộ

36
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)
1.3.2. Sơ đồ thực hành

Hình: Mạch điều khiển theo nhiệt độ kiểu on/off dùng SSR

1.3.3. Các bước thực hiện


Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo thực tế và các thông số kỹ thuật cơ bản của thiết bị
sử dụng trong mạch.
Bước 2: Bố trí các thiết bị trên panel.
Bước 3: Đấu nối mạch điện như hình.
- Đấu nối mạch động lực. Đấu nối 3SSR điều khiển bộ nguồn nhiệt.
- Đấu nối mạch điều khiển.
- Đấu nối cảm biến nhiệt PT100 vào bộ điều khiển nhiệt độ TC544 như hình
vẽ. Lưu ý có thể dùng cặp nhiệt điện thay cho PT100, chú ý đấu đúng cực tính TC+
(đỏ) và TC- (vàng).
Bước 4: Kiểm tra nguội mạch điện.
Bước 5: Vận hành mạch điện.
- Nối dây nguồn.
- Đóng áp tô mát nguồn.
- Thiết lập các thông số điều khiển cho điều khiển nhiệt độ TC544 ( xem
hướng dẫn cài đặt ở Phụ lục 2)
+ Cài đặt ngỏ vào là loại PT110 (hoặc cặp nhiệt điện).
+ Cài đặt nhiệt độ hiển thị (0C hay 0F)
+ Cài đặt nhiệt độ điều khiển khoảng 500C
+ Cài đặt chế độ điều khiển Relay 1 là SSR, Relay 2 là Relay (lưu ý cài
set point 1 và 2 giống nhau để thấy được động cơ hoạt động cùng lúc với
nguồn nhiệt).
- Ấn nút ON.
- Ấn nút OFF.
37
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)
- Cắt áp tô mát.
Theo dõi hoạt động của mạch ghi kết quả.
2.4 Báo cáo thực hành
4.1. Đặc tính kỹ thuật và các tham số của các thiết bị.
4.2. Sơ đồ mạch thực hành.
4.3. Nguyên lý hoạt động
4.4. Những nhận xét và kết luận rút ra sau khi thực hành.
Hoạt động của các phần tử trong mạch
Thứ tự Trạng thái điều khiển
K1 K2 RLND M1 Nguồn nhiệt
1 Ấn ON
2 Trên nhiệt độ đặt
3 Dưới nhiệt độ đặt
4 Ấn OFF
2.5 Câu hỏi kiểm tra
Câu 1: Nêu một vài ví dụ trong thực tế ứng dụng nguyên lý làm việc theo nhiệt
độ?
Câu 2: Ưu và nhược điểm của mạch điện trên?
Câu 3: So sánh điều khiển nhiệt độ kiểu on/off dùng công tắc tơ và dùng SRR
điều khiển phụ tải?

38
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)

PHỤ LỤC
1. Hướng dẫn cài đặt bộ điều khiển nhiệt độ PID500

Chức năng Phím ấn


Để nhập hoặc chế độ thoát khỏi chương Ấn cùng nhau trong 3 giây
trình
Để thay đổi cấp độ Ấn hoặc đến khi màn hình hiện thị
cấp độ. Ấn để thay đổi cấp độ
cài đặt
Để xem chức năng trên cùng cấp và để Ấn hoặc để xem các chức năng tiếp
hiển thị các tùy chọn hiện tại theo hoặc trước
Để tăng hoặc giảm giá trị của một chức Ấn để tăng và ấn để
năng cụ thể. giảm giá trị cài đặt của chức năng
Để xem và thay đổi các thông số khi đang Ấn để xem lại các thông số sao khi
hoạt động. cài đặt và ấn để di chuyển
Để cài đặt nhiệt độ.
xem các thông số. Ấn để
thay đổi giá trị.

CÀI ĐẶT CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN

39
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)

Hiển thị Tên và mô tả Phạm vi Giá trị mặc định


Level 0
Chọn cảm biến
đầu vào
Thermocouples:
J,K,T,R,S,C,E,
B,N,L,U,W.
Platinel II. RTD:
PT100
Resolution

Temperature unit
Đơn vị nhiệt độ
Level 1
Auto tune
Chế độ auto tune
tự động dò tìm
thông số PID
(chỉ sử dụng ở chế
độ PID)
Main Output Mode

Chế độ RE là khi
nhiệt độ PV (
process value)
<SV( set value) thì
ngõ ra điều khiển
nguồn nhiệt tác
động, FD thì
ngược lại khi PV (
process value)
>SV( set value) thì
ngõ ra điều khiển
nguồn nhiệt tác
động.

40
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)
2. Hướng dẫn cài đặt TC544

41
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)

42
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)

43
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)

44
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)

3. Hướng dẫn cài đặt Timer 600DT

45
Tài liệu thực hành Điện công nghiệp (CN442)

46

You might also like