You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG


──────── * ───────

BÁO CÁO
NHẬP MÔN CNTT
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TÌM HIỂU VỀ ỨNG DỤNG LATEX

Sinh viên thực hiện: Chu Thiên Hải


Nguyễn Đình Tuấn Dũng
Vũ Việt Phương

Lớp (Thực hành) IT2000-710783 K66

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Tạ Minh Trí


HÀ NỘI 10-2021
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ứng dụng và mục đích sử dụng của Latex là gì? Hệ
thống và tính năng của Latex?

II. TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH


II.1. LATEX là gì, lịch sử hình thành, ứng dụng và
mục đích sử dụng

Donald knuth (trái)-người tạo ra TeX và Leslie Lamport (phải)- cha đẻ của Latex

1. Latex là gì?
Latex là một công cụ soạn thảo các văn bản khoa học chuyên nghiệp,
đặc biệt là các công thức Toán học với nhiều công dụng vô cùng hữu ích, có
thể chạy hoàn toàn miễn phí trên hệ thống phần cứng và các hệ điều hành
khác.

2. Lịch sử ra đời
Latex được ra đời vào năm 1985, phát minh bởi Leslie Lamport, dựa
trên TeX do Donald Knuth phát minh nhưng dễ sử dụng hơn rất nhiều. Cho ra
chất lượng bản in cực cao cùng cấu trúc văn bản rất logic và đồng bộ. Tự
động hóa rất nhiều so với làm bằng tay của Word.

3. Ứng dụng
LaTeX được sử dụng rộng rãi trong học viện để truyền thông và xuất
bản các tài liệu khoa học trong nhiều lĩnh vực, bao gồm toán học, thống kê,
khoa học máy tính, kỹ thuật, vật lý, kinh tế học, ngôn ngữ học, tâm lý học
định lượng, triết học và khoa học chính trị. Nó cũng có một vai trò nổi bật
trong việc chuẩn bị và xuất bản các sách và bài báo chứa các tài liệu đa ngôn
ngữ phức tạp, chẳng hạn như tiếng Phạn và tiếng Hy Lạp. LaTeX sử dụng
chương trình sắp chữ TeX để định dạng đầu ra của nó và bản thân nó được
viết bằng ngôn ngữ macro TeX.

LaTeX có thể được sử dụng như một hệ thống chuẩn bị tài liệu độc lập
hoặc như một định dạng trung gian. Ví dụ, ở vai trò thứ hai, nó đôi khi được
sử dụng để dịch DocBook và các định dạng dựa trên XML khác sang PDF.
Hệ thống sắp chữ cung cấp các tính năng xuất bản trên máy tính để bàn có thể
lập trình và các phương tiện mở rộng để tự động hóa hầu hết các khía cạnh
của việc sắp chữ và xuất bản trên máy tính để bàn, bao gồm đánh số và tham
chiếu chéo các bảng và hình, tiêu đề chương và phần, bao gồm đồ họa, bố cục
trang, lập chỉ mục và thư mục.[6]

II.2. Một số khái niệm cơ bản trong LaTex


1. Cấu trúc của tập tin nhập liệu
Mỗi tập tin dữ liệu vào phải được bắt đầu bởi lệnh \documentclass{...}
Sau đó bạn có thể thêm vào các lệnh khác để định dạng cấu trúc của toàn bộ
tài liệu. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các gói lệnh để thêm vào các tính năng
mở rộng không có sẵn trong LaTeX. Khi việc khai báo định dạng của tài liệu
đã hoàn tất, bạn có thể bắt đầu soạn phần thân của tài liệu với
lệnh \begin{document}
Bây giờ thì bạn bắt đầu soạn thảo phần văn bản kết hợp với các lệnh
định dạng hữu ích của LaTeX. Khi hoàn tất việc soạn thảo, bạn sẽ thêm vào
lệnh \end{document}
Chú ý: Vùng dữ liệu nằm giữa \documentclass và \begin{document} được
gọi là phần lời tựa, vùng dữ liệu nằm
giữa \begin{document} và \end{document} được gọi phần thân của tài liệu

 \documentclass[10pt,a4paper]{article}: Kiểu tài liệu kiểu article, cỡ


chữ 10 điểm, khổ giấy A4
 \usepackage[utf8]{vietnam}: Gói lệnh vietnam với tùy chọn bảng
mã utf8, gọi lệnh này được dùng để soạn thảo tiếng việt
 \usepackage{amsmath, amsfonts, amssymb}: Các gói lệnh này bổ
sung vào LaTeX các lệnh và môi trường mới để soạn các công thức, hệ
phương trình nhiều hàng. Ngoài ra hơn một trăm kí hiệu toán học mới
mà chúng không có trong LaTeX thông thường.
 \usepackage{graphicx}: Là một trong nhiều gói hỗ trợ cho việc chèn
vào văn bản các hình ảnh bên ngoài, đó là các hình ảnh được tạo bởi
các chương trình xử lý ảnh khác mà không phải là bản thân LaTeX.

2. Các lớp tài liệu và các tùy chọn cho lớp


2.1 Các lớp tài liệu
 article phù hợp khi soạn các bài báo trong các tạp chí khoa học, các
văn bản trình diễn, các báo cáo ngắn, chương trình hoạt động, thư mời, .
..
 report phù hợp khi soạn các báo cáo gồm nhiều chương, các quyển
sáchnhỏ, luận văn,. . .
 book phù hợp khi soạn sách.

2.2 Tùy chọn của lớp tài liệu


 10pt, 11pt, 12pt Chỉnh kích thước font chữ trong cả tài liệu. Nếukhông
có tuỳ chọn nào được thiết lập thì cỡ chữmặc đinh đượcchọn là 10pt.
 a4paper, letterpaper, . . . Xác định cỡ giấy, cỡ giấy mặc đinh
làletterpaper.
 titlepage, notitlepage xác định việc tạo một trang trắng ngaysau tựa đề
của tài liệu hay không. Theo mặc định, lớparticlekhông bắt đầu một
trang trắng ngay sau phần tựa đề.
 onecolumn, twocolumn Tài liệu được chia làm 1 hay 2 cột.
 twoside, oneside Xác định xem tài liệu sẽ được xuất ra dạng haihay
một mặt. Lớp article và report được thiết lập làcác tài liệumột mặt.
Ngược lại, lớp book là dạng tài liệu hai mặt.
 landscape Thay đổi cách trình bày từ kiểu trang dọc sang trangngang.

3. Các gói lệnh


Để nạp các gói lệnh vào ta sử dụng lệnh  \usepackage[tùy chọn]{tên gói lệnh}

Ví dụ: \usepackage[utf8]{vietnam}: Gói lệnh tiếng việt với tùy chọn bảng mã


là  utf8
4. Các câu lệnh
Các lệnh của LaTeX cần phải được nhập vào theo đúng chữ hoa và chữ thường.
Một lệnh của LaTeX có cấu trúc cơ bản sau  \tên lệnh[tham số]{nội dung của lệnh}

5. Các môi trường


Để thuận tiện cho việc định dạng phần văn bản, LaTeX đã định nghĩa sẵn một số
môi trường hỗ trợ. Để sử dụng, bạn cần phải nhập vào như sau:  \begin{môi trường}
văn bản \end{môi trường} .

Môi trường có thể đan xen vào nhau khi mà thứ tự đan xen là hợp lí.

Ví dụ:\begin{flushleft}…\end{flushleft} là môi trường canh lề trái.

6. Các định dạng tệp tin thường gặp


Dưới đây là danh sách liệt kê các kiểu tập tin mà bạn có thể gặp phải khi làm việc
với LaTeX.

 *.tex Tập tin nhập liệu của LaTeX (tệp tin nguồn)


 *.sty Gói lệnh thêm vào cho LaTeX. Nó là một tập tin riêng lẽ và bạn có thể
kết hợp nó vào tập tin tài liệu của bạn bằng cách sử dụng lệnh  \usepackage{}
 *.pdf Tệp tin xuất bản, tệp này sẽ xuất hiện sau khi bạn biên dịch.

II.3. Cài đặt LATEX


1. Cài đặt Basic MiKTeX
+ Bước 1: Truy cập vào địa chỉ https://miktex.org/download để tải chương
trình Basic MiKTeX về máy
+ Bước 2: Chạy tệp basic-miktex-xxx.exe mà bạn vừa tải về và tiến hành cài
đặt nó vào máy tính.
+ Bước 3: Chọn I accept the MiKTeX copying conditions để đồng ý với điều
khoản sử dụng => Nhấn Next để đi tiếp.

+ Bước 4: Bạn chọn (all users) => và tiếp tục nhấn Next.

+ Bước 5: Chọn Next.
+ Bước 6: Chọn Next.

+ Bước 7: Chọn Start.
+ Bước 8: Chọn Next.

+ Bước 9: Chọn Close để kết thúc quá trình cài đặt.


Về cơ bản chúng ta sẽ ít sử dụng đến chương trình Basic MiKTeX, mà chủ
yếu sẽ soạn thảo văn bản trên chương trình TeXstudio. Chương trình Basic
MiKTeX chủ yếu là để quản lí và vận hành hệ thống LaTeX.
Lí thuyết mà nói chỉ cần cài đặt chương trình Basic MiKTeX là đủ, chúng ta
có thể sử dụng chương trình Notepad để làm trình soạn thảo tuy nhiên mình
khuyến khích các bạn cài thêm trình soạn thảo khác, có nhiều trình soạn thảo
trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn trình soạn thảo TeXstudio

2. Cài đặt TeXstudio


+ Bước 1: Truy cập vào địa chỉ https://www.texstudio.org/ để tải chương trình
TeXstudio về máy.
+ Bước 2: Chạy tệp texstudio-xxx => và tiến hành cài đặt theo các bước bên
dưới.
+ Bước 3: Ở cửa sổ tiếp theo bạn chọn Install.
+ Bước 4: Chọn Close để đóng cửa sổ, quá trình cài đặt đã hoàn thành.

II.4. Cách sử dụng TeXstudio


1. Giới thiệu sơ lược về chương trình TeXstudio
Trình soạn thảo TeXstudio ngoài hỗ trợ đầy đủ các chức năng của một trình
soạn thảo, mà còn gợi ý các dòng lệnh đang soạn, có đầy đủ danh sách các kí
hiệu toán học thông dụng… Chạy chương trình TeXstudio và đây là giao diện
làm việc của chương trình.
Cụ thể như sau:

1. Thanh bảng chọn.

2. Thanh công cụ chuẩn.

3. Thanh công cụ này có nhiều chức năng chẳng hạn Structure,


Bookmark, Symbols,…

4. Thanh công cụ này chứa các nút thường được sử dụng trong quá trình
soạn thảo như định dạng, canh lề và một vài công thức toán học.

5. Vùng soạn thảo.

6. Khu vực này có 4 chức năng là thông báo, nhật kí, xem trước, tìm kiếm
kết quả.

2. Các bước cơ bản khi soạn thảo với TeXstudio


+ Bước 1: Khởi động chương trình TeXstudio => bấm tổ hợp phím Ctrl +
N để tạo mới.
+ Bước 2: Bấm tổ hợp phím Ctrl + S để lưu lại.
+ Bước 3: Vào Wizards => chọn Quick start một hộp thoại xuất hiện như
hình bên dưới cho phép chọn kiểu tài liệu, cỡ chữ, khổ giấy, bảng mã, tùy
chỉnh lề văn bản,…

 Kiểu tài liệu mà bạn soạn thảo bạn có thể chọn Article, report, letter,
book,…

 Cỡ chữ có 3 cỡ chữ bạn có thể chọn 10pt, 11pt, 12pt

 Khổ giấy có rất nhiều khổ giấy cho bạn lựa chọn

 Bảng mã có nhiều bảng mã, để soạn thảo tiếng việt bạn chọn bảng mã
là utf8

 Các tùy chọn khác như: trang nằm ngang, một mặt, hai mặt, một cột,
hai cột,…
+ Bước 4: Chọn OK và đây là kết quả, ý nghĩa của từng dòng lệnh sẽ được
giải thích ở bài viết tiếp theo.

+ Bước 5: Bạn nhấn phím F6 để chương trình tiến hành biên dịch và đây là
kết quả “đương nhiên”

Để khắc phục tại dòng thứ 2 bạn sửa lại là:

\usepackage[utf8]{vietnam} 
… Và từ đây về sau, khi soạn thảo văn bản Tiếng Việt thì ta luôn phải khai
báo như thế này chứ không phải là:

\usepackage[latin1]{inputenc}
Trong quá trình biên dịch rất có thể sẽ xuất hiện hộp thoại thông báo thiếu
Package thì bạn hãy xem mục các gói lệnh bên dưới để biết cách cài đặt
Bạn F6 dịch lại nếu không còn lỗi thì bạn nhấn F7 để xem trực tiếp văn bản.

Bây giờ bạn hãy mở thư mục mà bạn đã lưu ở bước hai trong thư mục này ta
quan tâm đến hai tệp tin *.tex , *.pdf

 Tệp tin nguồn *.tex, đây là tệp tin qua trọng nhất, thành quả của bạn
nằm ở đây và khi bạn muốn chỉnh sửa văn bản thì bạn mở tệp này lên
chỉnh sửa rồi biên dịch lại, tệp xuất bản sẽ tự động cập nhật.
 Tệp tin xuất bản *.pdf tệp tin này sẽ xuất hiện sau khi bạn thực hiện
biên dịch, bạn có thể mở nó với chương Foxit Reader PDF chẳng hạn.
Các tệp tin còn lại ta không quan trọng và bạn có thể xóa chúng đi nếu
thích.

II.6. Thực hành gõ văn bản với Latex


Soạn thảo văn bản :
Tam giác hay hình tam giác là một loại hình cơ bản trong hình học: hình hai chiều
phẳng có ba đỉnh là ba điểm không thẳng hàng và ba cạnh là ba đoạn thẳng nối các
đỉnh với nhau. Tam giác là đa giác có số cạnh ít nhất. Tam giác luôn luôn là một đa
giác đơn và luôn là một đa giác lồi. Trong một tam giác đều cạnh a thì đường cao a
a 3
được tính theo công thức: h= √
2

Nhập liệu như sau:


\documentclass{article}
\usepackage[utf8]{vietnam}
\usepackage{amsfonts}
\usepackage{amssymb}
\usepackage{graphicx}
\usepackage{tikz}
\usepackage{amsmath}
\begin{document}
Tam giác hay hình tam giác là một loại hình cơ bản trong hình học: hình hai chiều
phẳng có ba đỉnh là ba điểm không thẳng hàng và ba cạnh là ba đoạn thẳng nối các
đỉnh với nhau. Tam giác là đa giác có số cạnh ít nhất. Tam giác luôn luôn là một đa
giác đơn và luôn là một đa giác lồi. Trong một tam giác đều cạnh $a$ thì đường cao
$h$ được tính theo công thức:
$h=\frac{a\sqrt{3}}{2}$

\end{document}

Ta được kết quả hiển thị:


III. KẾT LUẬN
1. Ưu điểm của Latex
 Chương trình quản lí, vận hành hệ thống LaTeX và các trình biên soạn
đều miễn phí.

 Dễ dàng tạo ra các tài liệu rất đẹp và chuyên nghiệp.

 Việc soạn thảo các công thức khoa học mà đặc biệt là toán học được hỗ
trợ rất tốt.

 Phần, chương, mục được tự động đánh số và ta có thể tham chiếu đến
chúng một cách dễ dàng.

2. Nhược điểm của Latex


 Phải nhớ các câu lệnh, biết cách sử dụng các môi trường và việc
chuyển từ soạn thảo văn bản với Word sang soạn thảo với LaTeX
không phải dễ dàng, chắc chắn bạn cần thời gian để làm quen. Vì 2
môi trường này là hoàn toàn khác nhau.
 Soạn thảo một tài liệu không có cấu trúc là đều rất khó khăn.

You might also like