You are on page 1of 9

Bài tiểu luận trích dẫn nguyên văn trong bài: “Liêm chính học

thuật”: Lý luận, thực tiễn và những yêu cầu đặt ra trên thế giới và ở
Việt Nam. Tác giả: Vũ Công Giao, PGS.TS. Viện Chính sách công
và Pháp luật.

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ LIÊM CHÍNH HỌC THUẬT


1.1.khái quát về liêm chính học thuật
1.1.1.Thông tin chung

Nội dung cốt lõi của “liêm chính học thuật” là sự trung thực, ngay thẳng,
trong sáng và trách nhiệm trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập ở
các cơ sở học thuật, đặc biệt là các trường đại học. Bảo đảm tính liêm chính là
yêu cầu sống còn với sự tồn tại, phát triển của cộng đồng học thuật. Mặc dù
vậy, các quốc gia trên thế giới, bao gồm Việt Nam, đều đang phải đối mặt với
tình trạng suy giảm liêm chính học thuật, mà những biểu hiện phổ biến bao
gồm đạo văn, gian lận và bịa đặt trong nghiên cứu khoa học. Bài viết phân
tích những vấn đề lý luận, thực tiễn và những biện pháp để bảo đảm liêm
chính học thuật ở trên thế giới và Việt Nam.

1.1.2.Lịch sữ hình thành và phát triển

vấn đề trung thực trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập – cốt lõi của liêm
chính học thuật – đã được quan tâm, thảo luận từ lâu trên thế giới, có lẽ cùng
với sự ra đời và phát triển của các trường đại học. Tuy nhiên, về mặt nguồn
gốc, thuật ngữ liêm chính học thuật (academic integrity) được xem là do cố
Giáo sư Donald McCabe của Trường Kinh doanh Đại học Rutgers (Rutgers
Business School), Hoa Kỳ lần đầu tiên khởi xướng trong báo cáo khảo sát với
tiêu đề: “Cheating in the Academic Institutions: A Decade of Research” (tạm
dịch: “Gian lận trong các cơ sở học thuật: Kết quả nghiên cứu trong một thập
kỷ”) đăng tải vào năm 2001 trên Tạp chí Ethics & Behaviors. Kể từ khi báo
cáo nêu trên của ông được đăng tải, đã có hàng trăm công trình nghiên cứu
khác về vấn đề này được công bố, và một số trung tâm nghiên cứu, mạng lưới
các trường đại học được thành lập để thúc đẩy liêm chính học thuật.
1.1.3.Đặc điểm, Cơ cấu

Về mặt ngôn ngữ học, liêm chính học thuật là một từ ghép, bao gồm liêm
chính (integrity) và học thuật (academic). Khái niệm học thuật thường được
hiểu là những hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục,
đặc biệt là các trường đại học. Tuy nhiên, với liêm chính, do tính chất rộng và
trừu tượng của nó, nhiều tác giả cho rằng rất khó để đưa ra một định nghĩa
đầy đủ và hoàn chỉnh về khái niệm này. Về nguồn gốc, integrity xuất phát từ
thuật ngữ La-tinh là integer, có nghĩa là toàn bộ, toàn thể. Theo một từ điển
tiếng Anh phổ thông, liêm chính là tập hợp các phẩm chất đạo đức như sự
trung thực, ngay thẳng, trong sạch. Còn theo Ann Nichols-Casebolts, liêm
chính trong nghiên cứu nghĩa là cam kết cá nhân (của nhà nghiên cứu) hướng
đến các tiêu chuẩn thật thà về kiến thức và trách nhiệm cá nhân hàm chứa các
tiêu chuẩn về tính tin cậy và hợp pháp.

Như vậy, có thể thấy, dù có những định nghĩa khác nhau, nội hàm của khái
niệm liêm chính hàm ý những phẩm chất tốt đẹp của con người như trung
thực, ngay thẳng, trong sáng và có trách nhiệm với hành động của mình. Đây
cũng là nội hàm chính củakhái niệm liêm chính học thuật được cụ thể hoá và
áp dụng bởi các trường đại học trên thế giới. Cụ thể, trong báo cáo nêu trên,
giáo sư Donald McCabe hàm ý liêm chính học thuật bao gồm những giá trị
như tránh gian lận hoặc đạo văn; duy trì các tiêu chuẩn học thuật; trung thực
và nghiêm túc trong nghiên cứu và xuất bản học thuật. Đại học bang
Michigan (Michigan State University, Hoa Kỳ) nêu rằng, liêm chính học thuật
là sự trung thực và trách nhiệm trong học thuật[8]. Đại học Canterbury
(University of Canterbury, New Zealand) cho rằng, liêm chính học thuật là
nguyên tắc mà sinh viên, giảng viên và cán bộ của trường đại học phải tuân
thủ, đó là “hành động một cách trung thực, công bằng, tử tế và tôn trọng
người khác trong giảng dạy, học tập và quản trị”. Trường Đại học Hoa Sen
của Việt Nam định nghĩa: “Liêm chính học thuật là cách hành xử ngay thẳng
và trong sạch trong hoạt động học thuật, gồm các hoạt động liên quan đến học
tập, giảng dạy, nghiên cứu, cũng như các hoạt động sáng tác, sáng tạo khác”.

1.2 Vi phạm liêm chính học thuật: Các biểu hiện phổ biến
Do liêm chính học thuật là khái niệm rộng, tương đối trừu tượng, nên những
vi phạm có thể diễn ra dưới nhiều dạng thức. Mặc dù vậy, để bảo đảm liêm
chính học thuật, một số chính phủ và trường đại học đã thiết lập các tiêu
chuẩn để xác định những hành vi vi phạm. Ví dụ, Văn phòng Chính sách về
Công nghệ và Khoa học của Hoa Kỳ xác định những hành vi không trung
thực trong hoạt động nghiên cứu bao gồm: làm giả, làm sai lệch tài liệu, dữ
liệu và đạo văn; Hội đồng Nghiên cứu Vương quốc Anh (Research Councils
UK) – một trong những cơ quan quản lý và xét duyệt tài trợ chính thức cho
nghiên cứu khoa học của nước này – xác định thêm một số hành vi khác cũng
được coi là vi phạm liêm chính học thuật, đó là: gian dối, vi phạm nghĩa vụ
phải cẩn trọng, và xử lý các cáo buộc vi phạm một cách thiếu thích đáng.

Thứ nhất: Đạo văn (Plagiarism)

Theo Hội đồng Nghiên cứu Vương quốc Anh, đạo văn là việc sử dụng các ý
tưởng, tác phẩm, hoặc tài sản trí tuệ của người khác (viết hoặc dưới một hình
thức khác) mà không trích dẫn nguồn hoặc không được cho phép trích dẫn
nguồn[13]. Trung tâm quốc tế về liêm chính học thuật (the International
Center for Academic Integrity -ICAI) cũng định nghĩa đạo văn là những hành
động sử dụng từ, ý tưởng hay tác phẩm của người khác mà không trích dẫn
nguồn nhằm có được những lợi ích mà không nhất thiết phải là tiền bạc. Bộ
quy tắc về liêm chính học thuật của Đại học Maryland (Hoa Kỳ) quy định đạo
văn là việc “cố ý hoặc làm như vô tình sử dụng các từ hoặc ý tưởng của người
khác như là của riêng mình trong bất kỳ khóa học hoặc bài tập nào”.

Đạo văn là hành vi phi liêm chính học thuật nổi bật nhất, vì thế bị phê phán,
chỉ trích nhiều nhất. Tuy nhiên, không nên xem đạo văn đơn giản chỉ là việc
sử dụng tri thức, tác phẩm của người khác, bởi lẽ trong nghiên cứu khoa học,
việc tham khảo, sử dụng tri thức, tác phẩm của người khác để kế thừa, tiếp
nối và phát triển kiến thức là việc tất yếu. Vấn đề ở đây chỉ là khi sử dụng
thành quả nghiên cứu của người khác cần phải trích dẫn, ghi nhận một cách
trung thực và đầy đủ.

Thứ hai: Gian lận (cheating)

Gian lận cũng là một hành vi vi phạm liêm chính học thuật mang tính phổ
biến. Theo Bộ quy tắc về liêm chính học thuật của Đại học Maryland, hành vi
này được hiểu thông qua các biểu hiện của người học như: “gian dối, lừa gạt,
không trung thực trong học tập, hoặc sử dụng hay cố gắng sử dụng các tài
liệu, thông tin hoặc trợ giúp học tập bất hợp pháp trong học tập, để cố gắng
đạt được điểm số một cách không công bằng”. Tương tự, Bộ quy tắc về liêm
chính học thuật của Đại học Vermont (Hoa Kỳ) cũng cho rằng, gian dối tức là
hành động của sinh viên “cố gắng để đạt được lợi thế học tập một cách không
công bằng” qua những hành động như: “tự nhận sản phẩm khoa học của
người khác là của mình…, sử dụng một bài tập để nộp cho hơn một khoá
học…, cố tình sử dụng, phổ biến những thông tin mà mình biết hoặc phải biết
là không chính xác bằng cách lừa dối, giả mạo hoặc thay đổi bất kỳ tài liệu
hoặc hồ sơ nào có liên quan…”.

Như vậy, qua các định nghĩa trên, có thể thấy thủ phạm của hành vi gian lận
trong học thuật là người học (học sinh, sinh viên, học viên). Tuy nhiên, xét
tính chất của vấn đề, có thể khẳng định là những đối tượng khác trong môi
trường học thuật, cụ thể như giảng viên, người làm công tác nghiên cứu, và
thậm chí là những cán bộ quản lý giáo dục, cũng có hành vi gian lận, mặc dù
không phổ biến bằng người học.

Thứ ba: Bịa đặt (fabrication)

Hành động này được xem là “cố ý làm giả một cách trái phép hoặc bịa ra bất
kỳ thông tin hoặc trích dẫn nào trong bất kỳ khóa học hay bài tập nào”; “Bịa
ra hoặc làm giả dữ liệu thực nghiệm, quan sát, phỏng vấn, khảo sát thống kê,
và các thông tin khác để hoàn thành bài tập”; “Làm giả, bóp méo hoặc bịa ra
bất kỳ thông tin hoặc trích dẫn nào trong nghiên cứu khoa học. Ví dụ, bao
gồm, nhưng không giới hạn, ở việc bịa ra một nguồn tài liệu, cố ý nhầm lẫn,
giả mạo các con số hoặc các dữ liệu khác”.

Như vậy, qua các định nghĩa trên, có thể thấy, hành vi bịa đặt trong học thuật
có thể là người học (học sinh, sinh viên, học viên) và cả người làm công tác
nghiên cứu. Trên thực tế, hành vi này đã từng được thực hiện bởi những nhà
nghiên cứu có uy tín, ví dụ như vụ bịa đặt trong nghiên cứu tế bào gốc của
một nhà khoa học nổi tiếng Hàn Quốc là tiến sĩ Hwang Woo-suk vào năm
2005.

CHƯƠNG 2: LIÊM CHÍNH HỌC THUẬT Ở VIỆT NAM


Giống như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục
phải đối mặt với những vi phạm liêm chính học thuật. Mặc dù chưa có nghiên
cứu chuyên sâu, toàn diện nào về vấn đề này được thực hiện ở nước ta, song
từ những biểu hiện trong thực tiễn, có thể nhận định rằng liêm chính học
thuật ở Việt Nam còn ở mức thấp so với nhiều nước trên thế giới. Điều này
không chỉ thể hiện qua những cáo buộc về đạo văn khá phổ biến trên Internet,
mà còn qua sự hiện diện công khai của những “chợ luận văn”, “chợ luận án”,
“chợ giáo án” trên không gian mạng.

Một số cuộc khảo sát ở quy mô nhỏ cho thấy mức độ gian lận trong học tập
của sinh viên đại học ở Việt Nam rất cao. Ví dụ, khảo sát gần đây của Trường
Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) với sinh viên mới nhập học (sử dụng câu hỏi:
“Bạn từng sao chép nguyên bản bài viết của các tác giả trên mạng, sách tham
khảo, giáo trình… mà không trích dẫn chưa?”) cho thấy kết quả chỉ có 16%
số sinh viên được hỏi trả lời chưa. Khảo sát của Trường Đại học Hoa Sen thực
hiện trên 681 bài luận môn học của sinh viên các ngành Nhân lực, Du lịch, Tài
chính, Kế toán, Kinh doanh và Marketing cho thấy: “Mức độ tương đồng của
các bài luận này trung bình là 29% – một tỷ lệ cao so với thế giới”.

Đối với giới nghiên cứu nước ta, tình trạng thiếu liêm chính cũng diễn ra rất
phổ biến, một cách vô tình hoặc hữu ý. Việc sao chép trong các công trình
nghiên cứu, kể cả các đề tài cấp độ cao (cấp nhà nước, cấp bộ…) trở thành
“chấp nhận được” miễn là không quá lộ liễu. Hành động tạo dựng, bóp méo
số liệu, dữ liệu đầu vào cũng có thể thấy trong nhiều công trình nghiên cứu
lớn, nhỏ.

Tình trạng thiếu liêm chính học thuật đang tàn phá niềm tin của xã hội vào hệ
thống giáo dục nói chung, vào giới khoa học nói riêng. Uy tín của các nhà
khoa học bị suy giảm, giá trị của bằng cấp bị hạ thấp. Thiếu liêm chính học
thuật cũng là một nguyên nhân dẫn đến chất lượng và khả năng ứng dụng của
các công trình nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội, rất thấp –
gây nên sự lãng phí lớn về tài sản và ngân sách trong bối cảnh nguồn lực cho
nghiên cứu khoa học ở nước ta còn thiếu thốn. Cuối cùng, tình trạng này còn
dẫn đến việc các nhà khoa học Việt Nam khó khăn trong việc hội nhập vào
đời sống học thuật quốc tế – vốn đòi hỏi các tiêu chuẩn liêm chính học thuật
rất cao.
Xét tổng quát, tình trạng thiếu liêm chính học thuật ở Việt Nam cũng bắt
nguồn từ những nguyên nhân phổ biến trên thế giới mà đã nêu ở phần trên.
Tuy nhiên, ngoại trừ yếu tố Internet, các nguyên nhân còn lại đều có phần
“trầm trọng” hơn so với nhiều nước khác. Bên cạnh đó, còn có một số nguyên
nhân đặc thù khác mà có thể nêu dưới đây:

Liêm chính học thuật chưa được pháp điển hoá và phổ biến đầy đủ: Hầu như
các chủ thể có trách nhiệm chính trong vấn đề này ở nước ta đều chưa nhận
thấy tầm quan trọng và có những nỗ lực hiệu quả để thúc đẩy liêm chính học
thuật. Nhà nước, mà cụ thể là Bộ Giáo dục và Đào tạo – cơ quan chủ quản
trong lĩnh vực này – chưa ban hành văn bản pháp luật nào cụ thể về liêm
chính học thuật. Vấn đề liêm chính học thuật mới chỉ được đề cập một cách sơ
sài trong 1, 2 điều khoản của các quy chế đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của Bộ Giáo
dục và Đào tạo. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở các trường đại học. Khảo
sát những tài liệu công bố trên trang web của các trường đại học cho thấy,
hầu hết mới chỉ đề cập đến liêm chính học thuật trong một vài điều khoản của
quy chế đào tạo của trường – mà cơ bản là nhắc lại quy chế chung của Bộ
Giáo dục và Đào tạo. Trong thực tế, mới chỉ có một số trường đại học, tiêu
biểu như Trường Đại học Hoa Sen, đã ban hành bộ quy tắc riêng về liêm
chính học thuật, trong đó không chỉ bao gồm các quy tắc về trích dẫn mà cả
những quy tắc để ngăn ngừa những hình thức vi phạm liêm chính học thuật
khác. Một số trường khác chỉ ban hành hướng dẫn về việc trích dẫn, ví dụ
như Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ở các trường đại học, việc phổ biến các quy tắc về liêm chính học thuật
thường được lồng ghép vào môn phương pháp nghiên cứu khoa học. Môn này
thường chỉ bắt buộc giảng dạy ở các cấp thạc sĩ và tiến sĩ, không được giảng ở
cấp cử nhân. Việc giảng dạy môn này thường mang tính hình thức, nặng về lý
thuyết, ít bài tập thực hành.

Những hạn chế, bất cập trong việc pháp điển hoá và giảng dạy như đã nêu
trên dẫn đến hậu quả là hầu hết sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh và giảng
viên đại học, nghiên cứu viên ở các cơ sở nghiên cứu của Việt Nam hiện nay
chưa hiểu biết đầy đủ và chính xác các yêu cầu và nguyên tắc của liêm chính
học thuật, kể cả những yêu cầu cơ bản như việc trích dẫn nguồn tài liệu tham
khảo. Việc thiếu các quy định cụ thể về liêm chính học thuật cũng gây khó
khăn cho việc ngăn ngừa, xử lý sai phạm. Đây có thể xem là một trong những
nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới tình trạng gian lận và thiếu trung thực
phổ biến trong đời sống học thuật ở nước ta hiện nay.

Liêm chính học thuật chưa được chú ý đúng mức trong kiểm định, đánh giá
sản phẩm học thuật: Mặc dù đã được đề cập và gần đây đã được chú ý hơn,
song các vấn đề về tính trung thực trong trích dẫn tài liệu tham khảo, tính tin
cậy của số liệu, dữ liệu đầu vào… cơ bản vẫn chỉ được xem là những yếu tố
phụ, thường chỉ được nhìn nhận, đánh giá một cách hình thức, sơ sài bởi các
hội đồng chấm khoá luận, luận văn, luận án, cũng như các hội đồng nghiệm
thu các công trình nghiên cứu khoa học, kể cả các công trình nghiên cứu ở cấp
độ cao nhất. Nhiều công trình nghiên cứu có sự tài trợ nước ngoài hoặc lấy
nguồn từ ngân sách nhà nước với kinh phí lớn và rất lớn nhưng việc nghiệm
thu cũng lỏng lẻo, gần như bỏ qua việc kiểm tra các tiêu chuẩn về liêm chính
học thuật. Trong khi đó, các nhà xuất bản và tạp chí chuyên ngành cũng còn
coi nhẹ việc xem xét, đánh giá tính trung thực và tin cậy của các trích dẫn và
số liệu, dữ liệu đầu vào. Bối cảnh đó đã tạo điều kiện cho những công trình vi
phạm các tiêu chuẩn liêm chính học thuật thoát khỏi “lưới lọc”, làm trầm
trọng thêm thực trạng và tiềm ẩn gây ra những kiện tụng, tố cáo về “đạo
văn”, “đạo tài liệu” ầm ĩ về sau.

Tình trạng kiểm định, đánh giá tính liêm chính của sản phẩm học thuật thiếu
chặt chẽ là do nhiều nguyên nhân, trong đó bao gồm sự thiếu hiểu biết của
người thẩm định; sự nể nang, tính đơn giản, đại khái, có phần tùy tiện trong
cách làm việc của một số thành viên trong giới học thuật, và cả tình trạng
tham nhũng trong kiểm định, đánh giá sản phẩm học thuật, đặc biệt là trong
việc nghiệm thu các đề tài nghiên cứu. Thêm vào đó, bao trùm lên tất cả là
việc thiếu các quy định pháp lý và quy tắc đạo đức nghề nghiệp ràng buộc
nghĩa vụ, trách nhiệm của những người tham gia thẩm định, đánh giá, nghiệm
thu các sản phẩm nghiên cứu. Thực tế hiện nay cho thấy, một công trình
nghiên cứu sau khi đã được nghiệm thu bị phát hiện đạo văn hay đạo tài liệu
thì những người tham gia chấm, nghiệm thu công trình cũng không phải chịu
trách nhiệm gì.

Điểm sáng là trong thời gian gần đây, là ngày càng có nhiều trường đại học
bắt đầu áp dụng các phần mềm phổ biến (nêu trên) để chống đạo văn, ví dụ
như Trường Đại học Hàng hải, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh,
Trường Đại học Lạc Hồng, Trường Đại học Hoa Sen, Trường Đại học Nguyễn
Tất Thành, Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Huế), Trường Đại học Tôn
Đức Thắng… Một số trường thậm chí còn dự kiến tự xây dựng phần mềm
riêng của mình cho việc này, ví dụ như Trường Đại học Tôn Đức Thắng…
Đặc biệt, đã có sự liên kết giữa các trường đại học trong việc thúc đẩy liêm
chính học thuật. Lần đầu tiên, gần 20 trường đại học đã ngồi cùng nhau để
xây dựng một mạng lưới hành động vì liêm chính học thuật trong Hội nghị
“Liêm chính học thuật” do Trường Đại học Hoa Sen và Tổ chức Hướng tới
Minh bạch phối hợp tổ chức vào ngày 29/5/2015 tại TP. Hồ Chí Minh. Trong
Hội nghị này, đại diện các trường đại học tham gia đã thảo luận về việc thiết
lập và sử dụng một phần mềm chống đạo văn liên trường. Mặc dù vậy, các
trường đại học tham gia mạng lưới này còn rất ít, và đặc biệt còn thiếu vắng
những trường đại học công lập chủ chốt, có truyền thống và số lượng người
học và cán bộ giảng dạy, nghiên cứu lớn, ví dụ như các Đại học Quốc gia,
Trường Đại học Bách khoa ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Để đáp ứng những yêu cầu cấp thiết mà quá trình toàn cầu hoá, hội nhập
quốc tế đang đặt ra với hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học
của nước ta, Nhà nước và các trường đại học, viện nghiên cứu cần quan tâm
hơn nữa đến việc bảo đảm liêm chính học tập. Sự quan tâm này cần được thể
hiện thành các hành động cụ thể, trong đó bao gồm việc hoàn thiện các văn
bản pháp luật có liên quan, bổ sung các văn bản pháp luật mới, đặc biệt là các
quy chế/bộ quy tắc toàn diện, đầy đủ về liêm chính học thuật. Cần thống nhất
và cụ thể hoá các tiêu chuẩn; nghiêm cấm và trừng phạt việc mua bán trái
phép luận văn, luận án và các sản phẩm học thuật; thắt chặt các quy định về
kiểm định, đánh giá, nghiệm thu các sản phẩm học thuật, kết hợp với việc
tăng cường phổ biến, giáo dục để bảo đảm tất cả các chủ thể có liên quan hiểu
rõ, có ý thức tôn trọng và biết cách áp dụng các nguyên tắc và tiêu chuẩn về
liêm chính học thuật, phòng ngừa những sai sót của bản thân và người khác.
Thêm vào đó, cần khuyến khích các nghiên cứu, trao đổi về liêm chính học
thuật, bao gồm việc xây dựng các mạng lưới liên kết giữa các trường đại học
và viện nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm đến vấn đề này.

You might also like