You are on page 1of 2

THỰC HÀNH DẠY HỌC KHÁI NIỆM

Nhóm thực hiện: 5

Tên hoạt động: Tên bài học: Hàm số liên tục


Lớp: 11

1. Mục tiêu dạy học


a) Về kiến thức:
- Nhận dạng được hàm số liên tục tại một điểm, một khoảng, một đoạn.
- Nhận biết được tính liên tục của một số hàm sơ cấp (đa thức, phân thức, căn thức và lượng giác)
trên tập xác định của chúng.
b) Về năng lực:
 Năng lực chung.
- Tự chủ, tự học:
 Chủ động tìm hiểu về khái niệm và tính chất của hàm số liên tục.
 Tự đánh giá và điều chỉnh được sai sót của bản thân trong quá trình học.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo:
 Giải quyết được các vấn đề đặt ra.
 Hình thành tư duy sáng tạo khi đưa ra cách giải quyết vấn đề.
 Năng lực toán học.
- Năng lực giao tiếp toán học.
 Sử dụng ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đặt cách suy nghĩ,
lập luận.
 Tự tin trình bày, diễn đạt các nội dung toán học trong nhiều tình huống không quá phức tạp.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học.
 Thực hiện tương đối thành thạo các thao tác tư duy, lập luận.
 Phát hiện được sự tương đồng và khác biệt giữa những đối tượng được nêu ra trong bài
học.
c) Về phẩm chất:
- Chăm chỉ
 Chủ động, có ý thức tìm tòi, tự giác trong học tập.
 Hăng say học hỏi và có ý chí vượt qua những khó khăn để đạt được kết quả tốt.
2. Nội dung hoạt động
Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh phải thực hiện (xử lí tình huống, câu
hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành…) để xác định vấn đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập
cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ.
Giáo viên chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 5 học sinh và yêu cầu các nhóm phân loại các đồ thị
hàm số được nêu ra ở ví dụ.
Giáo viên đưa ra các câu hỏi gợi mở dành cho học sinh.
Câu hỏi 1: “Các em hãy phân loại các đồ thị hàm số sau.”

3)
1) 4)
2)
 Học sinh tiếp nhận câu hỏi, thảo luận nhóm với nhau, phân tích và phân loại các đồ thị đã cho.

Câu hỏi 2: “Dựa vào các nhóm mà các em vừa phân loại, đặc điểm chung của các đồ thị trong nhóm
đó là gì?”
 Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả của quá trình thảo luận nhóm về đặc điểm chung của các
đồ thị.

Câu hỏi 3: “Biết hàm số ở đồ thị 1 có dạng và hàm số ở đồ thị 3 có dạng

. Hãy tính các giá trị theo hai hàm số đã cho. Em


có nhận xét gì về những kết quả thu được?”
 Học sinh làm việc nhóm dựa vào các kiến thức về giới hạn đã học để tìm các giá trị được yêu cầu.

Câu hỏi 4: “Vậy các em hãy tổng hợp những đặc điểm về đồ thị và các giá trị được tính ở trên của các
hàm như ở hình 1 và 3?”
 Học sinh dựa vào hình ảnh trực quan, các ý kiến thảo luận ở trên để đưa ra câu trả lời tổng hợp.

Giáo viên nhận xét, đánh giá và đưa ra tên gọi cho học sinh (hình 2 và 4 là đồ thị của hàm số liên tục,
còn hình 1 và 3 là đồ thị của hàm số không liên tục).

Câu hỏi 5: “Vậy các em hãy nhìn đồ thị và nhận xét về tính liên tục của một vài hàm số sau (hàm đa
thức, phân thức, căn thức và lượng giác).”
 Học sinh thảo luận và đưa ra câu trả lời của nhóm.

Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận về tính liên tục của các hàm sơ cấp.
3. Sản phẩm
Câu trả lời, ý kiến của học sinh.
Câu trả lời dự kiến:
- Loại 1: đồ thị 1, 3; Loại 2: đồ thị 2, 4.
- Ý kiến của học sinh.

- Đồ thị 1: . Đồ thị 3: .

Nhận xét ở đồ thị 1 thì , ở đồ thị 3 thì

- Đồ thị hàm số bị rời nhau, .


- Đồ thị hàm số liên tục trên từng khoảng xác định.
4. Tổ chức thực hiện
Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động học cho học sinh gắn với các bước trong tiến
trình dạy học khái niệm

You might also like