You are on page 1of 22

ĐƠN THỨC NHIỀU BIẾN.

ĐA THỨC NHIỀU BIẾN

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM


I/ Đơn nhất nhiều biến.

1. Khái niệm.
▪ Đơn thức nhiều biến là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến hoặc một tích giữa các số và
các biến.
2. Đơn thức thu gọn.

▪ Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm tích của một số với các biến mà mỗi biến đã được nâng lên lũy
thừa với số mũ nguyên dương.
▪ Trong đơn thức thu gọn có hai phần: phần hệ số và phần biến.
▪ Ta cũng coi một số là một đơn thức thu gọn chỉ có phần hệ số.
▪ Trong đơn thức thu gọn, mỗi biến chỉ được viết một lần.
3. Đơn thức đồng dạng.

▪ Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.
▪ Các số khác 0 được coi là những đơn thức đồng dạng.

4. Cộng trừ đơn thức đồng dạng.


▪ Để cộng (trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.

II/ Đa nhất nhiều biến.


1. Định nghĩa.

▪ Đa thức nhiều biến (hay đa thức) là tổng của những đơn thức. Mỗi đơn thức được coi là một đa thức.
▪ Mỗi đơn thức trong tổng gọi là hạng tử của đa thức đó.

2. Đa thức thu gọn.


▪ Thu gọn đa thức nhiều biến là làm cho trong đa thức đó không còn hai đơn thức nào đồng dạng.

3. Giá trị của đa thức .


▪ Để tính giá trị của một đa thức tại những giá trị cho trước của các biến, ta thay những giá trị cho trước
đó vào biểu thức xác định đa thức rồi thực hiện các phép tính .
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Dạng 1: Nhận biết các đơn thức nhiều biến, đa thức nhiều biến.
Dạng 2: Nhận biết các đơn thức đồng dạng

Dạng 3: Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng

Dạng 4: Tìm đơn thức thỏa mãn đẳng thức

Dùng quy tắc chuyển vế giống như đối với với số.
▪ Nếu M + B = A thì M = A − B .
▪ Nếu M − B = A thì M = A + B .
▪ Nếu B − M = A thì M = B − A .

Dạng 5: Tính giá trị của đa thức


▪ Thay giá trị của biến vào đa thức rồi thực hiện phép tính.

Dạng 6: Thu gọn đa thức

▪ Bước 1: Nhóm các hạng tử đồng dạng với nhau;


▪ Bước 2: Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng trong từng nhóm.

CÁC PHÉP TÍNH VỚI ĐA THỨC


NHIỀU BIẾN
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1/ Cộng hai đa thức nhiều biến.
Để cộng hai đa thức theo hàng ngang, ta có thể làm như sau:

• Viết tổng hai đa thức theo hàng ngang ;


• Nhóm các đơn thức đồng dạng với nhau;
• Thực hiện phép tính theo trong từng nhóm , ta được tổng cần tìm.
2/ Trừ hai đa thức nhiều biến.
Để trừ đa thức P cho đa thức Q theo hàng ngang, ta có thể làm như sau:
• Viết hiệu P - Q theo hàng ngang, trong đó đa thức Q được đặt trong dấu ngoặc;
• Sau khi bỏ dấu ngoặc và đổi dấu một đơn thức của đa thức Q, nhóm các đơn thức đồng
dạng với nhau;

Thực hiện phép tính trong từng nhóm, ta được hiệu cần tìm.
3/ Nhân hai đa thức nhiều biến.
a/ Nhân hai đơn thức:
Tương tự như đối với đơn thức một biến, để nhân hai đơn thức nhiều biến ta có thể làm như sau:
• Nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau;
• Thu gon đơn thức nhận được ở tích .

b/ Nhân đơn thức với đa thức:


Tương tự như trường hợp một biến, ta có quy tắc sau:
Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức đó với từng đơn thức của đa thức rồi
cộng các kết quả với nhau.
c/ Nhân hai đa thức:
Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi đơn thức của đa thức này với từng đơn thức
của đa thức kia rồi cộng các kết quả với nhau.
4/ Nhân hai đa thức nhiều biến.
a/ Phép chia hết một đơn thức cho một đơn thức
Đơn thức A chia hết cho đơn thức B ( B  0 ) khi mỗi biến của B đều là biến của A với số mũ không
lớn hơn số mũ của nó trong A.
Quy tắc : Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B (trường hợp A chia hết cho B), ta có thể làm như
sau :
- Chia hệ số của đơn thức A cho hệ số của đơn thức B
- Chia lũy thừa của từng biến trong A cho lũy thừa của cùng biến đó trong B.
- Nhân các kết quả vừa tìm được với nhau.
b/ Phép chia hết một đa thức cho một đơn thức
Đa thức A chia hết cho đơn thức ( B  0 ) khi mỗi đơn thức của A chia hết cho B.
Quy tắc : Muốn chia đa thức A cho đơn thức B ( trường hợp A chia hết cho B), ta chia mỗi đơn
thức của A cho B rồi cộng các kết quả với nhau.
----------------------☺☺☺☺----------------------

Dạng 1: Tính tổng (hay hiệu) đa thức nhiều biến.

Dạng 2: Tìm đa thức thỏa mãn đẳng thức cho trước


Dạng 3: Thực hiện phép tính nhân đơn thức với đa thức

Dạng 4: Thực hiện phép tính nhân đa thức với đa thức

Dạng 5: Thực hiện phép tính chia đơn thức với đa thức

Dạng 6: Thực hiện phép tính chia đa thức với đa thức

NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.


1. Bình phương một tổng.
▪ Quy tắc: Bình phương của một tổng gồm hai số bằng tổng bình phương mỗi số với 2
lần tích hai số đó.
2
a b a2 2ab b2 .

2. Bình phương một hiệu.


▪ Quy tắc: Bình phương của một hiệu gồm hai số bằng hiệu của tổng bình phương mỗi
số với 2 lần tích hai số đó.
2
a b a2 2ab b2 .

3. Hiệu hai bình phương.


▪ Quy tắc: Hiệu hai bình phương bằng tích của tổng với hiệu của hai số đó.
a2 b2 a b a b a b a b .

4. Lập phương của một tổng.


3
a b a3 3a 2b 3ab 2 b3 .
5. Lập phương của một hiệu.
3
a b a3 3a 2b 3ab 2 b3 .

6. Tổng hai lập phương.


▪ Quy tắc: Tổng của hai lập phương bằng tích của tổng hai số với bình phương thiếu của
hiệu hai số đó.
a3 b3 a b a2 ab b2 .

Chú ý: biểu thức a 2 ab b 2 được gọi là bình phương thiếu của hiệu.
7. Hiệu hai lập phương.
▪ Quy tắc: Hiệu của hai lập phương bằng tích của hiệu hai số với bình phương thiếu của
tổng hai số đó.
a3 b3 a b a2 ab b2 .

Chú ý: biểu thức a 2 ab b 2 được gọi là bình phương thiếu của tổng.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Dạng 1: Thực hiện phép tính
▪ Vận dụng linh hoạt các hằng đẳng thức ở phần trọng tâm kiến thức.
Dạng 2: Viết biểu thức dưới dạng tích
▪ Sử dụng cách viết ngược lại của các hằng đẳng thức đã nêu ở phần trọng
tâm kiến thức.
▪ Lưu ý: a a a2 . Như vậy bình phương của một số cũng gọi là dạng tích
của số đó.
Dạng 3: Tính giá trị của biểu thức
▪ Bước 1: Rút gọn biểu thức (nếu cần).
▪ Bước 2: Thay giá trị của biến vào biểu thức rồi thực hiện phép tính.
Dạng 4: Tính nhanh
▪ Áp dụng các hằng đẳng thức một cách linh hoạt cho các số tự nhiên.
Dạng 5: Chứng minh đẳng thức. Rút gọn biểu thức
▪ Áp dụng các hằng đẳng thức một cách linh hoạt để biến đổi vế này thành vế
kia trong một đẳng thức.
Dạng 6****: Chứng minh bất đẳng thức; tìm GTLN hoặc GTNN của biểu thức
▪ Bước 1: Đưa các biểu thức về dạng bình phương của một tổng hoặc một
hiệu.
▪ Bước 2: Đánh giá dựa vào kết quả A2 0 và A2 0 .
▪ Bước 3: Kết luận GTLN hoặc GTNN
A M thì biểu thức A có GTLN là M.

A m thì biểu thức A có GTNN là m .

PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN


TỬ BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÙNG HẰNG
ĐẲNG THỨC .

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.


1. Phân tích đa thức thành nhân tử.
▪ Phân tích đa thức thành nhân tử là viết đa thức dưới dạng tích của những đa thức.
2. Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức.
▪ Ngoài cách đặt nhân tử chung ta còn sử dụng bảy hằng đẳng thức đáng nhớ để phân
tích đa thức thành nhân tử. Cụ thể :
2 2
(1) a 2 2ab b2 a b ; (2) a 2 2ab b2 a b .
3
(3) a 2 b2 a b a b ; (4) a 3 3a 2b 3ab 2 b3 a b ;
3
(5) a 3 3a 2b 3ab 2 b3 a b ; (6) a 3 b3 a b a2 ab b2 ;

(7) a 3 b 3 a b a2 ab b2 .

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI


Dạng 1: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp vận dụng trực tiếp hằng
đẳng thức
▪ Bước 1: Biến đổi đa thức đã cho về đúng dạng hằng đẳng thức cần sử dụng.
▪ Bước 2: Phân tích thành nhân tử.
Dạng 2: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp vận dụng hằng đẳng
thức thông qua nhóm số hạng và đặt nhân tử chung.
▪ Nhóm các số hạng xuất hiện hằng đẳng thức thành một nhóm , các số hạng
còn lại thành một nhóm
▪ Dùng hằng đẳng thức để viết nhóm các số hạng xuất hiện hằng đẳng thức
thành tích
▪ Đặt nhân tử chung ở các nhóm ra ngoài để viết thành tích
Dạng 3**: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách áp dụng nhiều hằng đẳng
thức
▪ Sử dụng các phép phân tách hoặc thêm bớt hợp lý để đưa biểu thức về dạng
hằng đẳng thức cần sử dụng và phân tích thành nhân tử.
▪ Lưu ý: có thể áp dụng nhiều hằng đẳng thức trong một bài toán.
Dạng 4: Chứng minh các bài toán chia hết
Biểu thức A chia hết cho biểu thức B khi và chỉ khi có biểu thức Q khác 0 sao
cho
A Q B.

Chương

2 PHÂN THỨC ĐẠI SỐ


PHÂN THỨC ĐẠI SỐ
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I/ Khái niệm về phân thức đại số .
1/ Định nghĩa.
A
Phân thức đại số (hay còn gọi là phân thức) là một biểu thức có dạng , với A và B là các
B
đa thức, B khác đa thức 0.
Trong đó, A được gọi là tử thức (hay tử), B là mẫu thức (hay mẫu).
2/ Hai phân thức bằng nhau.
A C
Hai phân thức và được gọi là bằng nhau nếu A D B C .
B D
II/ Tính chất cơ bản của phân thức.
1/Tính chất cơ bản.
▪ Nếu nhân cả tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác đa thức 0 thì được
một phân thức mới bằng phân thức đã cho.
A A M
(M khác 0).
B B M
▪ Nếu chia cả tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác đa thức 0 thì được
một phân thức mới bằng phân thức đã cho.
A A:N
(N là nhân tử chung của A và B).
B B :N
2/ Quy tắc đổi dấu.
▪ Nếu đổi dấu cả tử và mẫu của một phân thức thì được một phân thức mới bằng phân
thức đã cho.
A A A A A
; .
B B B B B
3/ Rút gọn phân thức.
Khi chia cả tử và mẫu của một phân thức cho một nhân tử chung của chúng để được phân
thức mới ( đơn giản hơn) thì cách làm đó được gọi là rút gọn phân thức.
Muốn rút gọn một phân thức, ta làm theo 2 bước :
▪ Bước 1: Phân tích tử và mẫu thành nhân tử (nếu cần).
▪ Bước 2: Tìm nhân tử chung của tử và mẫu rồi chia cả tử và mẫu cho nhân tử chung đó.
4/ Quy đồng mẫu thức
▪ Bước 1: Phân tích các mẫu thức thành nhân tử rồi tìm mẫu thức chung.
▪ Bước 2: Tìm nhân tử phụ của mỗi mẫu thức;
▪ Bước 3: Nhân cả tử và mẫu của mỗi phân thức với nhân tử phụ tương ứng.
III/ Điều kiện xác định và giá trị của phân thức.
▪ Điều kiện của biến để giá trị tương ứng của mẫu thức khác 0 được gọi điều kiện để giá
trị của phân thức được xác định.
P P
▪ Cho phân thức đại số . Giá trị của biểu thức tại những giá trị cho trước của các
Q Q
P
biến để giá trị của mẫu thức khác 0 được gọi là giá trị của phân thức tại những giá
Q
trị cho trước của các biến đó.
Chú ý : Nếu tại giá trị của biến mà giá trị của một phân thức được xác định thì phân thức
đó và phân thức rút gọn của nó cùng một giá trị .
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Dạng 1: Tìm điều kiện xác định và giá trị của phân thức
▪ Điều kiện của biến để giá trị tương ứng của mẫu thức khác 0 được gọi điều
kiện để giá trị của phân thức được xác định.
▪ Để tìm giá trị phân thức ta thay giá trị của biến vào phân thức và thực hiện
phép tính.
Dạng 2: Chứng minh hai phân thức bằng nhau.
A C
Hai phân thức và được gọi là bằng nhau nếu A D B C .
B D
Dạng 3: Rút gọn phân thức.
Muốn rút gọn một phân thức, ta làm theo 2 bước :
▪ Bước 1: Phân tích tử và mẫu thành nhân tử (nếu cần).
▪ Bước 2: Tìm nhân tử chung của tử và mẫu rồi chia cả tử và mẫu cho nhân
tử chung đó.
Dạng 4: Quy đồng mẫu nhiều phân thức.
▪ Điều kiện của biến để giá trị tương ứng của mẫu thức khác 0 được gọi điều
kiện để giá trị của phân thức được xác định.
▪ Để tìm giá trị phân thức ta thay giá trị của biến vào phân thức và thực hiện
phép tính.
Dạng 5: Bài toán thực tế về phân thức đại số
▪ Vận dụng các kiến thức liên quan để giải quyêt bài toán thực tế .

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.


1. Phép cộng các phân thức đại số .
▪ Quy tắc cộng hai phân thức có cùng mẫu thức: Muốn cộng hai phân thức có cùng mẫu
thức, ta cộng các tử thức với nhau và giữ nguyên mẫu thức.
A B A+ B
+ = ;
M M M
▪ Quy tắc cộng hai phân thức không cùng mẫu thức: Muốn cộng hai phân thức có mẫu
thức khác nhau, ta quy đồng mẫu thức rồi đưa về quy tắc cộng hai phân thức có cùng
mẫu thức.
▪ Giống như phép cộng phân số, phép cộng phân thức cũng có các tính chất sau : giao
hoán; kết hợp; cộng với số 0.
Chú ý: Nhờ tính chất kết hợp nên trong một dãy phép cộng nhiều phân thức, ta có thể
không cần đặt dấu ngoặc.
2. Phép trừ các phân thức đại số .
▪ Quy tắc trừ hai phân thức có cùng mẫu thức: Muốn trừ hai phân thức có cùng mẫu thức,
ta trừ tử của phân thức bị trừ và giữ nguyên mẫu :
A B A− B
− = ;
M M M
▪ Quy tắc cộng hai phân thức không cùng mẫu thức: Muốn cộng hai phân thức có mẫu
thức khác nhau, ta quy đồng mẫu thức rồi đưa về quy tắc trừ hai phân thức có cùng mẫu
thức.
▪ Phân thức đối của phân thức A kí hiệu là − A . Ta có : +  −  = 0.
A A
B B B  B
A A A
▪ Phân thức đối của phân thức là hay .
B B B

▪ −  −  = ;
A A
 B B
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Dạng 1: Cộng , trừ các phân thức đại số thông thường
Dạng 2: Cộng , trừ các phân thức đại số kết hợp quy tắc đổi dấu

▪ Áp dụng quy tắc đổi dấu để tìm mẫu thức chung:


A A A A A
; .
B B B B B
▪ Thực hiện theo quy tắc cộng, trừ hai phân thức có cùng mẫu thức.
Dạng 3: Rút gọn phân thức và tính giá trị của biểu thức đó
▪ Bước 1: Áp dụng kiến thức đã học để rút gọn phân thức.
▪ Bước 2: Tính giá trị biểu thức sau khi đã rút gọn.
Dạng 4: Toán có nội dung thực tế
▪ Bước 1: Thiết lập các biểu thức theo yêu cầu bài toán.
▪ Bước 2: Sử dụng kiến thức đã học để giải quyết bài toán.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.


1. Phép nhân phân thức đại số .
Quy tắc nhân hai phân thức:
▪ Muốn cộng hai phân thức ta nhân các tử thức và nhân các mẫu thức với nhau

A C A+C
+ = ;
B D B+D
Chú ý: Kết quả của phép nhân hai phân thức được gọi là tích . Ta thường viết tích này
dưới dạng rút gọn.
*** Tính chất cơ bản của phép nhân thức:

A C C A
Giao hoán : . = . ;
B D D B

Kết hợp :  A . C  . M = A .  C . M  ;
B D N B D N 

Phân phối đối với phép cộng : A .  C + M  = A . C + A . M ;


B D N  B D B N
A A A
Nhân với số 1: .1 = .1 = ;
B B B
Chú ý: Nhờ tính chất kết hợp nên trong một số dãy phép tính nhân nhiều phân thức, ta có
thể không cần đặt dấu ngoặc..
2. Phép chia phân thức đại số .
*** Phân thức nghịch đảo :
B A
Phân thức được gọi là phân thức nghịch đảo của phân thức với A, B là các đa thức
A B
khác đa thức 0.
*** Quy tắc chia hai phân thức :
A C A
Muốn chia phân thức cho phân thức khác 0, ta nhân với phân thức nghịch đảo
B D B
C
của .
D
A C A D C
: = . ;  0.
B D B C D
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Dạng 1: Thực hiện phép nhân, chia phân thức.
Dạng 2: Rút gọn biểu thức
▪ Phân tích tử và mẫu thức thành nhân tử.
▪ Triệt tiêu các biểu thức ở trên tử và mẫu (ưu tiên tối giản phân thức ngay từ đầu).

Lý thuyết & Bài tập


HÀM SỐ
---------------------------------------------------- y = f(x)
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Khái niệm: Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị
của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của
x và x gọi là biến số.

2. Chú ý :
- Nếu x thay đổi mà y không đổi thì y gọi là hàm hằng.

- Hàm số có thể được cho bằng bảng, bằng công thức.


- Khi y là hàm số của x ta có thể viết y = f ( x), y = g( x),....

3. Giá trị của hàm số :


Cho hàm số y = f(x) xác định tại x = a. Giá trị tương ứng của hàm số f(x) khi x = a được
gọi là giá trị của hàm số y = f(x) tại x = a, kí hiệu f (a).

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Dạng 1: Xác định xem đại lượng y có phải là hàm số của đại lượng x không?
▪ Cần kiểm tra điều kiện: mỗi giá trị của đại lượng x được tương ứng với một
và chỉ một đại lượng y.

Dạng 2: Tìm giá trị của hàm số tại một giá trị cho trước của biến số và ngược lại

▪ Nếu hàm số được cho bằng bảng thì cặp giá trị tương ứng của x và y nằm
trong cùng một cột.
▪ Nếu hàm số được cho bằng công thức thì ta thay giá trị đã cho vào công
thức, từ đó tìm được giá trị tương ứng của đại lượng kia.
Dạng 3: Các bài toán thực tế về hàm số.

MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ.


ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.


1. Mặt phẳng tọa độ.
▪ Trên mặt phẳng ta vẽ hai trục số Ox và Oy vuông góc với nhau tại gốc O của mỗi trục
số. Khi đó ta có hệ trục tọa độ Oxy.
▪ Các trục Ox và Oy gọi là các trục tọa độ.
▪ Trục Ox gọi là trục hoành, trục Oy gọi là
trục tung.
▪ Điểm O biểu diễn số 0 của cả hai trục gọi
1à gốc tọa độ.
▪ Hai trục tọa độ chia mặt phẳng thành bốn
góc vuông: góc phần tư thứ I, II, III, IV.

2. Tọa độ của một điểm trong mặt phẳng


tọa độ.
▪ Từ một điểm M trong một mặt phẳng tọa độ Oxy ta vẽ các đường vuông góc với các
trục tọa độ. Giả sử các đường vuông góc này cắt trục hoành tại điểm 3, cắt trục tung tại
điểm 2. Khi đó cặp số (3; 2) gọi là tọa độ của điểm M và kí hiệu là P ( 3; 2 ) .
▪ Số 3 gọi là hoành độ, số 2 gọi là tung độ của điểm M.
▪ Nhận xét. Trong mặt phẳng tọa độ, mỗi điểm M xác định một cặp số. Ngược lại, mỗi
cặp số xác định một điểm P.
▪ Điểm nằm trên trục hoành có tung độ bằng 0.
▪ Điểm nằm trên trục tung có hoành độ bằng 0.
3. Đồ thị của hàm số.
▪ Đồ thị của hàm số y = f ( x ) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương
ứng ( x; y ) trên mặt phẳng tọa độ.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Dạng 1: Tìm tọa độ của một điểm cho trước và ngược lại, vẽ một điểm có tọa độ cho
trước

▪ Muốn tìm tọa độ của điểm M cho trước, từ M ta vẽ những đường thẳng vuông
góc với hai trục tọa độ.
▪ Ngược lại, muốn vẽ điểm M có tọa độ ( x0 ; y0 ) trên mặt phẳng tọa độ thì từ
điểm x0 trên trục hoành vẽ một đường thẳng vuông góc với trục hoành, từ
điểm y0 trên tục tung vẽ đường thẳng vuông góc với trục tung, chúng cắt nhau
tại điểm M cần tìm.
Dạng 2: Xét xem điểm M ( x0 ; y0 ) cho trước có thuộc đồ thị của hàm số y = f(x)
không?

Ta thay x = x0 ; y = y0 vào hàm số y = f(x).

▪ Nếu được một đẳng thức đúng thì điểm M ( x0 ; y0 ) thuộc đồ thị hàm số
y = f(x).
▪ Nếu được một đẳng thức sai thì điểm M ( x0 ; y0 ) không thuộc đồ thị hàm số
y= f(x).

Dạng 3: Bài toán thực tế

▪ Vận dụng kiến thức liên quan để giải quyết bài toán .

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.


1. Hàm số bậc nhất.
Hàm số bậc nhất là hàm số có dạng y = ax + b ; trong đó a, b là các cho trước và a  0 .
▪ Khi b = 0 , hàm số có y = ax ( a  0 ) .

2. Ứng dụng hàm số bậc nhất.


Giải quyết các bài toán thực tiễn liên quan đến hàm số bậc nhất điều này được thể hiện
qua bài tập dạng 4.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI.
Dạng 1: Nhận biết được hàm số bậc nhất.
▪ Hàm số bậc nhất là hàm số có dạng y = ax + b ( a  0 ) .
Dạng 2: Xác định hệ số của x, hệ số tự do của hàm số bậc nhất.

Dạng 3: Tính giá trị của hàm số bậc nhất.
Dạng 4: Bài toán thực tế.

ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ BẬC NHẤT y ax b;(a 0).

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM


1. Đồ thị hàm số y ax b a 0

Đồ thị hàm số y ax b a 0 :

▪ Là một đường thẳng.


▪ Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng b.
2. Cách vẽ đồ thị hàm số :
* Trường hợp1 : Xét hàm số y ax ; a 0 .

▪ Để vẽ đồ thị hàm số này ta cót hể xác định điểm A(1;a) rồi vẽ đường thẳng đi qua hai
điểm O và A.
* Trường hợp2 : Xét hàm số y ax b a 0 :

−b 
▪ Để vẽ đồ thị hàm số này ta có thể xác định hai điểm P(0;b) và Q  ;0  rồi vẽ đường
 a 
thẳng đi qua hai điểm đó..
3. Hệ số góc của đường thẳng y ax b a 0

* Góc tạo bởi đường thẳng y ax b a 0 và trục Ox.

▪ Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng y ax b a 0 . Gọi A là giao điểm của đường

thẳng y ax b và trục Ox, T là một điểm thuộc đường thẳng y ax b và có tung độ


dương.
▪ Góc  tạo bởi hai tia Ax và AT gọi là góc tạo bởi đường thẳng y ax b và trục Ox (
hoặc nói đường thẳng y ax b tạo với trục Ox một góc  )
* Hệ số góc.
Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng y ax b a 0 . Hệ số a gọi là hệ số góc của

đường thẳng y ax b a 0 .

* Vị trí tương đối của hai đường thẳng trong mặt phẳng tọa độ Oxy.

Cho hai đường thẳng d: y ax b a 0 và d’ : y a ' x b ' a ' 0 .


• Nếu d song song với d’ thì a = a’; b = b’. Ngược lại, nếu a = a’; b =
b’ thì d song song với d’.
• Nếu d trùng với d’ thì a = a’, b = b’. Ngược lại, nếu a = a’; b = b’ thì
d trùng với d’.
• Nếu d và d’ cắt nhau thì a  a’ thì d cắt d’.

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI


Dạng 1: Vẽ đồ thị hàm số y ax b a 0

▪ Nếu b 0 ta có đường thẳng d : y ax đi qua hai điểm O (0; 0); A(1;a ) .


b
▪ Nếu b 0 đường thẳng đi qua hai điểm O (0;b ); B ;0 .
a
Dạng 2: Hệ số góc của đường thẳng y ax b a 0
Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng y ax b a 0 . Hệ số a gọi là hệ
số góc của đường thẳng y ax b a 0 .
Dạng 3: Xét vị trí tương đối của hai đường thẳng trong mặt phẳng tọa độ Oxy
Cho hai đường thẳng d: y ax b a 0 và d’ : y a ' x b ' a ' 0 .
• Nếu d song song với d’ thì a = a’; b = b’. Ngược lại, nếu a = a’; b = b’ thì d
song song với d’.
• Nếu d trùng với d’ thì a = a’, b = b’. Ngược lại, nếu a = a’; b = b’ thì d trùng
với d’.
• Nếu d và d’ cắt nhauu thì a  a’ thì d cắt d’.
Phương
trình bậc
nhất một ẩn

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.


1. Mở đầu về phương trình một ẩn.
▪ Một phương trình với ẩn x có dạng A( x) = B ( x) , trong đó vé trái A(x) và vế phải B(x) là
hai biểu thức của cùng một biến x.
▪ Nếu hai vế của phương trình (ẩn x) nhận cùng một giá trị khi x = a thì số a gọi là một
nghiệm của phương trình đó .
Chú ý : Khi bài toán yêu cầu giải một phương trình, ta phải tìm tất cả các nghiệm của
phương trình đó.
2. Phương trình bậc nhất một ẩn.
a/ Định nghĩa.
▪ Phương trình bậc nhất một ẩn là phương trình có dạng ax + b = 0 . Trong đó a, b là
hai số đã cho và a  0.

b/ Cách giải.
* Quy tắc chuyển vế: Trong một phương trình, ta có thể chuyển một số hạng tử vế này
sang vé kia và đổi dấu số hạng đó.
* Quy tắc nhân (hoặc chia) với một số khác 0 :
Trong một phương trình, ta có thể nhân (chia) cả hai vế với cùng một số khác 0.
Cách giải phương trình bậc nhất
Ta có:
ax + b = 0
ax = −b
−b
x=
a
−b
*Phương trình bậc nhất ax + b = 0 ( a  0 ) luôn có nghiệm duy nhất x = .
a
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Dạng 1: Nhận dạng phương trình bậc nhất một ẩn
▪ Dựa vào định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn.
Dạng 2: Kiểm tra xem x = x0 có phải là nghiệm của phương trình bậc nhất hay
không ?
▪ Thay x = x0 vào phương trình bậc nhất để kiểm tra.
▪ Nếu thõa mãn phương trình bậc nhất kết luận là nghiệm của phương trình
và ngược lại.
Dạng 3: Giải phương trình bậc nhất một ẩn ax + b = 0 (a  0)

▪ Dựa vào cách giải trong phần kiến thức trọng tâm.
Chú ý
▪ Nếu phương trình thu gọn có dạng 0 x 0 thì phương trình có vô số nghiệm.
▪ Nếu phương trình thu gọn có dạng 0 x m với m 0 thì phương trình vô
nghiệm
Dạng 4: Giải phương trình ax + b = cx + d ; (a  0)

▪ Bằng cách đưa về phương trình về như dạng 3 và giải bình thường.

Phương
trình bậc
nhất một ẩn

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.


1. Biểu diễn một đại lượng bởi biểu thức chứa ẩn.
▪ Trong thực tế, nhiều đại lượng biến đổi phụ thuộc lẫn nhau. Nếu kí hiệu một trong các
đại lượng đó là x thì các đại lượng khác có thể biểu diễn dưới dạng một biểu thức của
biến x.
2. Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.
▪ Bước 1: Lập phương trình
- Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số.
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.
- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
▪ Bước 2: Giải phương trình.
▪ Bước 3: Kết luận
- Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện
của ẩn, nghiệm nào không , rồi kết luận.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Dạng 1: Bài toán liên quan đến tìm số


▪ Từ các dữ kiện đề bài ta cần thiết lập phương trình của ẩn đã đặt. Lưu ý thêm
về biểu diễn các số
ab 10a b;abc 100a 10b c.
Trong đó các chữ số a,b, c ;0 a 9; 0 b 9; 0 c 9.

Dạng 2: Bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm


a
▪ Chú ý đổi các số liệu phần trăm trong bài toán ra phân số a % .
100
Dạng 3: Bài toán liên quan đến năng suất
▪ Ta sử dụng công thức A N .t với A là khối lượng công việc, N là năng
suất và t là thời gian.
Dạng 4: Bài toán liên quan đến công việc làm chung, làm riêng
▪ Ta coi công việc như một đơn vị, biểu diễn khối lượng của mỗi đội theo
cùng một đơn vị thời gian (ngày, giờ,…).
▪ Ví dụ: một người hoàn thành công việc trong x giờ thì mỗi giờ người đó
1
làm được công việc.
x
Dạng 5: Bài toán liên quan đến tính tuổi
▪ Ta vận dụng các dữ liệu của đề bài để lập phương trình với chú ý rằng sau
mỗi năm thì tuổi của mỗi người tăng lên 1.
Thống Kê THU THẬP VÀ PHÂN LOẠI
& Xác suất
DỮ LIỆU

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.


1. Thu thập dữ liệu.
▪ Có nhiều cách để thu thập dữ liệu, chẳng hạn : quan sát, lập phiếu điều tra (phiếu hỏi),
tiến hành phỏng vấn,… hoặc thu thập từ những nguồn có sẵn như sách, báo, trang web,
các phương tiện thông tin đại chúng,…
2. Phân loại và tổ chức dữ liệu
▪ Có những dữ liệu thống kê là số (số liệu), những dữ liệu này còn gọi là dữ liệu định
lượng.
▪ Có những dữ liệu thống kê không phải là số, những dữ liệu này còn gọi là dữ liệu định
tính.
▪ Dữ liệu định lượng được biểu diễn bằng số thực.
▪ Dữ liệu định tính được biểu diễn bằng từ, chữ cái, kí hiệu,….
▪ Việc phân loại dữ liệu thống kê phụ thuộc vào những tiêu chí đưa ra, hay nói cách khác,
phụ thuộc vào mục đích phân loại.
3. Tính hợp lí của dữ liệu.
▪ Để đánh giá tính hợp lí của dữ liệu, ta cần đưa ra các tiêu chí đánh giá, chẳng hạn như
dữ liệu phải:
- Đúng định dạng.
- Nằm trong phạm vi dự kiến.
- Phải có tính đại diện đối với vấn đề cần thống kê.
▪ Để đánh giá tính hợp lí của dữ liệu, ta có thể dựa vào mối liên hệ toán học đơn giản
giữa các số liệu.
▪ Để đảm bảo tính hợp lí, dữ liệu cần phải đáp ứng đúng các tiêu chí toán học đơn giản
như:
- Tổng tất cả các số liệu thành phần phải bằng số liệu của toàn thể.
- Số lượng của bộ phận phải nhỏ hơn số lượng của toàn thể.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Dạng 1: Thu thập dữ liệu.
Dạng 2: Phân loại và tổ chức dữ liệu.
Dạng 3: Tính hợp lí của dữ liệu.
Thống Kê MÔ TẢ VÀ BIỂU DIỄN DỮ LIỆU
& Xác suất
TRÊN CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.


1. Biểu diễn dữ liệu trên các bảng và biểu đồ thống kê.
▪ Để biểu diễn dữ liệu thống kê, ta cần lựa chọn bảng, biểu đồ thích hợp.
▪ Để có thể hoàn thiện được biểu đồ thống kê (hoặc bảng thống kê) đã lựa chọn, ta cần
biểu diễn được dữ liệu vào biểu đồ (hoặc bảng) đó. Muốn vậy, ta cần biết cách xác định
mỗi yếu tố của biểu đồ (hoặc bảng) thống kê đó.
2. Biểu diễn một tập dữ liệu theo những cách khác nhau.
Đối với một tập dữ liệu , ta có thể :
▪ Biểu diễn tập dữ liệu đó theo những cách khác nhau vào bảng, biểu đồ thích hợp.
▪ Chuyển tập dữ liệu đó từ dạng biểu diễn này sang dạng biểu diễn khác.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Dạng 1: Một số dạng bảng và biểu đồ thống kê.
Dạng 2: Lựa chọn và biểu diễn dữ liệu vào bảng, biểu đồ thích hợp..
Dạng 3: Biểu diễn tập dữ liệu đó theo những cách khác nhau vào bảng , biểu đồ
thích hợp.
Dạng 4: Chuyển tập dữ liệu đó từ dạng biểu diễn này sang dạng biểu diễn khác.

Thống Kê
& Xác suất

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.


1. Phát hiện vấn đề dựa trên phân tích và xử lí dữ liệu thu được ở dạng bảng, biểu đồ.
Để phát hiện vấn đề (hoặc quy luật đơn giản) dựa trên phân tích và xử lí số liệu thu
được, ta cần :
▪ Nhận biết được mối liên hệ toán học đơn giản giữa các số liệu đã được biểu diễn.
▪ Thực hiện được tính toán và suy luận toán học.
2. Phát hiện vấn đề đơn giản dựa trên phân tích và xử lí dữ liệu thu được ở dạng bảng,
biểu đồ.
▪ Để giải quyết vấn đề đã được phát hiện (dựa trên phân tích và xử lí số liệu thu được),
ta cần thực hiện những tính toán và suy luận trên cơ sở mối liên hệ toán học giữa các
số liệu đó.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Dạng 1: Phân tích và xử lí dữ liệu thu được ở dạng bảng.
Dạng 2: Phân tích và xử lí dữ liệu thu được ở biểu đồ cột.
Dạng 3: Phân tích và xử lí dữ liệu thu được ở biểu đồ cột kép.
Dạng 4: Phân tích và xử lí dữ liệu thu được ở biểu đồ đoạn thẳng
Dạng 5: Phân tích và xử lí dữ liệu thu được ở biểu đồ hình quạt tròn

Thống Kê XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ NGẪU


& Xác suất
NHIÊN TRONG MỘT SỐ TRÒ
CHƠI ĐƠN GIẢN.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.


1. Xác suất của biến cố trong trò chơi tung đồng xu.
Trong trò chơi tung đồng xu, ta có :
▪ Xác suất của biến cố “ Mặt xuất hiện của đồng xu là
1
mặt N” bằng .
2
▪ Xác suất của biến cố “ Mặt xuất hiện của đồng xu là
1
mặt S” bằng .
2
2. Xác suất của biến cố trong trò chơi vòng quay số.
▪ Trong trò chơi vòng quay số bên, nếu k là số kết quả thuận lợi
k
cho một biến cố thì xác suất của biến cố đó bằng .
8
3. Xác suất của biến cố trong trò chơi chọn ngẫu nhiên một đối
tượng từ một nhóm đối tượng.
▪ Trong trò chơi chọn ngẫu nhiên một đối tượng từ một nhóm đối tượng, xác suất của
một biến cố bằng tỉ số của số kết quả thuận lợi cho biến cố và số các kết quả có thể xảy
ra đối tượng được chọn ra.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Dạng 1: Tính xác suất biến cố trong trò chơi rút thể từ trong hộp.
Dạng 2: Tính xác suất biến cố trong trò chơi gieo xúc sắc.
Dạng 3: Tính xác suất biến cố trong trò chơi tung đồng xu.
Dạng 4: Tính xác suất biến cố trong trò chơi vòng quay số .
Dạng 5: Tính xác suất biến cố trong trò chơi chọn ngẫu nhiên một đối tượng từ
một nhóm đối tượng .
Thống Kê XÁC SUẤT THỰC NGHIỆM CỦA MỘT
& Xác suất
BIẾN CỐ TRONG MỘT SỐ TRÒ CHƠI
ĐƠN GIẢN.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.


1. Xác suất thực nghiệm của một biến cố trong trò chơi tung đồng xu.
a/ Khái niệm
▪ Xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt N” khi tung đồng
xu nhiều lần bằng
Số lần xuất hiện mặt N
Tổng số lần tung đồng xu
▪ Xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt S” khi tung đồng
xu nhiều lần bằng
Số lần xuất hiện mặt S
Tổng số lần tung đồng xu
b. Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm của một biến cố với xác suất của biến cố đó
khi số lần thực nghiệm rất lớn.
▪ Trong trò chơi tung đồng xu , khi số lần tung ngày càng lớn thì xác suất thực nghiệm
của biến cố “Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt N” (hoặc biến cố “Mặt xuất hiện của
đồng xu là mặt S” ngày càng gần với xác suất của biến cố đó.
2. Xác suất thực nghiệm của một biến cố trong trò chơi gieo xúc xắc.
a/ Khái niệm
▪ Xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt k chấm”
( k  N ;1  k  6 ) khi gieo xúc xắc nhiều lần bằng
Số lần xuất hiện mặt k chấm
Tổng số lần gieo xúc xắc
b. Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm của một biến cố với xác suất của biến cố đó
khi số lần thực nghiệm rất lớn.
▪ Trong trò chơi gieo xúc xắc, khi số lần gieo xúc xắc ngày càng lớn thì xác suất thực
nghiệm của một biến cố ngày càng gần với xác suất của biến cố đó.
3. Xác suất thực nghiệm của một biến cố trong trò chơi chọn ngẫu nhiên một đối tượng
từ một nhóm đối tượng.
a/ Khái niệm
▪ Xác suất thực nghiệm của biến cố “Đối tượng A được chọn ra” khi chọn đối tượng
nhiều lần bằng
Số lần đối tượng A được chọn ra
Tổng số lần chọn đối tượng
b. Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm của một biến cố với xác suất của biến cố đó
khi số lần thực nghiệm rất lớn.
▪ Khi số lần lấy ra ngẫu nhiên một đối tượng ngày càng lớn thì xác suất thực nghiệm của
biến cố “ Đối tượng lấy ra là đối tượng A” ngày càng gần với xác suất của biến cố đó.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI.
Dạng 1: Xác suất thực nghiệm của biến cố trong trò chơi tung đồng xu.
Dạng 2: Xác suất thực nghiệm của biến cố trong trò chơi gieo xúc xắc.
Dạng 3: Xác suất thực nghiệm của biến cố trong trò chơi chọn ngẫu nhiên một đối
tượng từ một nhóm đối tượng.

You might also like