You are on page 1of 3

Các bài thực hành

1. CÁC KIỂU DỮ LIỆU CƠ SỞ

Bài 1: Viết chương trình nhập vào điểm thi cuối năm của một học sinh, gồm 6 môn Toán,
Văn, Lý, Hóa, Sinh, Anh. Biết rằng môn Toán có hệ số 3; môn Văn, Lý và Anh có hệ số
2; các môn còn lại có hệ số 1. Tính điểm trung bình cuối năm của sinh viên đó.
Bài 2: Viết chương trình:
a. Nhập vào bán kính của một hình tròn, xuất ra diện tích và chu vi của hình tròn
đó.
b. Nhập vào diện tích của một hình tròn, tính và in ra bán kính của hình tròn đó.
Bài 3: Viết chương trình nhập vào đáy lớn, đáy nhỏ và chiều cao của một hình thang, sau
đó xuất ra diện tích của hình thang đó.
Bài 4: Viết chương trình nhập x từ bàn phím và tính các biểu thức (đa thức và công thức
lượng giác, hàm mũ) sau:
a) y1 = 2x3 + 5x2 + 7x + 15.
b) y2 = sin2(x) + cos2(2x) + tan2(3x).
c) y3 = (x + 10) (x + 5).
d) y4 = 3ecos(x+1). // lũy thừa cơ số e
e) y5 = log(x + 100). // logarithm cơ số e

2. CẤU TRÚC RẼ NHÁNH


Bài 1: Viết chương trình nhập vào 3 giá trị thực a, b, c; sau đó kiểm tra xem 3 giá trị đó
có thể là 3 cạnh của một tam giác hay không, nếu đúng là 3 cạnh của một tam giác thì
tính và xuất ra màn hình diện tích và chu vi của tam giác đó.
Bài 2: Viết chương trình nhập vào tọa độ của hai điểm đầu và cuối của một đoạn thẳng
trong mặt phẳng Oxy rồi xuất ra tọa độ trung điểm và độ dài của của đoạn thẳng đó.
Bài 3: Viết chương trình nhập vào 3 hệ số a, b và c của phương trình bậc hai ax 2+bx+c=0,
sau đó biện luận về nghiệm của phương trình đó. (Hướng dẫn: cần biện luận đủ 6 trường
hợp).
Bài 4: Viết chương trình cho phép nhập số KW điện tiêu thụ từ bàn phím. Sau đó tính
tiền điện và xuất kết quả ra màn hình.
Nếu số KW: 0 -> 100: đơn giá 2000 đồng/KW.
Nếu số KW: 101 -> 200: đơn giá 2500 đồng/KW.
Nếu số KW: 201 -> 300: đơn giá 3000 đồng/KW.
Nếu số KW: > 300: đơn giá 5000 đồng/KW.
Bài 5: Viết chương trình tính lương của nhân viên dựa theo thâm niên công tác (TNCT)
như sau:
Lương = hệ số * lương căn bản, trong đó lương căn bản là 650000đ.
 Nếu TNCT < 12 tháng, hệ số = 1.92
 Nếu 12 ≤ TNCT < 36 tháng, hệ số = 2.34
 Nếu 36 ≤ TNCT < 60 tháng, hệ số = 3
 Nếu TNCT ≥ 60 tháng, hệ số = 4.5
Bài 6: Viết chương trình cho phép nhập vào thứ (1->7) trong tuần, nếu thứ không hợp lệ
thì cho nhập lại. Sau đó cho biết thứ đã nhập có tên là gì và xuất kết quả ra màn hình. (1:
Sunday, 2: Monday, …)
Bài 7: Viết chương trình cho phép nhập vào tháng (1->12) trong năm, nếu tháng không
hợp lệ thì cho nhập lại. Sau đó cho biết tháng đó có bao nhiêu ngày.

3. CẤU TRÚC LẶP


Bài 1: Viết chương trình nhập n là số nguyên dương. Nếu n<=0 thì yêu cầu nhập lại. Sau
đó tính tổng sau bằng 2 cách (công thức và vòng lặp For):
a) S1 = 1 + 2 + 3 + … + n = n(n+1)/2.
b) S2 = 1 + 3 + 5 + … + (2n+1) = (n+1)2
c) S3 = 2 + 4 + 6 + … + 2n = n(n+1).
Bài 2: Viết chương trình nhập n là số nguyên dương. Nếu n<=0 thì yêu cầu nhập lại. Sau
đó tính tổng sau bằng vòng lặp 3 cách (FOR, WHILE và DO..WHILE):
a) S4 = 12 + 22 + 32 + … + n2 .
b) S5 = 13 + 33 + 53 + … + (2n+1)3 .
c) S6 = 24 + 44 + 64 + … + (2n)4 .
Bài 3: Viết chương trình nhập số nguyên n rồi tính n! (Lưu ý: theo quy ước thì 0! =1! =
1).
Bài 4: Viết chương trình nhập vào một số nguyên dương n, nếu n<=0 thì yêu cầu nhập
lại. Sau đó tính các tổng sau bằng 3 kiểu vòng lặp (FOR, WHILE, và DO…WHILE):
a). S7 = 1 + 1/2 + 1/3 + … + 1/n
b). S8 = 1 + 1/22 + 1/32 + … + 1/n2
c). S9 = 1/1! + 1/2! + 1/3! + … + 1/n!
Bài 5: Viết chương trình nhập một số nguyên dương n từ bàn phím (nếu n không nguyên
dương thì nhập lại) sau đó kiểm tra n có phải là số nguyên tố hay không?
Bài 6: Viết chương trình nhập 1 số nguyên n, với n≥2, sau đó in tất cả các số nguyên tố
nhỏ hơn hay bằng n.
Bài 7: Viết chương trình nhập 2 số m và n là số nguyên dương. Nếu m, n<=0 thì yêu cầu
nhập lại. Sau đó tìm USCLN và BSCNN của 2 số m và n này.
Bài 8: Viết chương trình tính n!!, với n!! = 1.3.5….n nếu n lẻ và n!! = 2.4.6….n nếu n
chẵn. (Lưu ý: theo quy ước thì 0!! =1!! = 1).
Bài 9: Viết chương trình nhập 2 số nguyên n và k với 0≤k≤n, sau đó tính C(k,n).
Bài 10: Viết chương trình nhập vào một số nguyên dương rồi xuất ra dạng phân tích thừa
số nguyên tố của số đó.
Bài 11: Viết chương trình nhập vào điểm trung bình của từng sinh viên trong một số sinh
viên cho trước. In ra điểm trung bình của tất cả các sinh viên đó.
Bài 12: Viết chương trình tính và in ra trung bình cộng của một dãy số được nhập vào từ
bàn phím (không hạn chế số lượng số nhập vào). Quy ước số nhập có giá trị 9999 là “số
cầm canh”, tức là khi nhập số 9999 thì chấm dứt việc nhập.

You might also like