You are on page 1of 9

Học môn sinh cùng cô Kim Dung - You tube Kim Dung Trần

Bài 12
MIỄN DỊCH Ở ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI

Câu 1: Ở người, Ở người, khi tiếp xúc cùng một tác nhân gây bệnh, có những người sẽ mắc bệnh
do tác nhân đó gây ra nhưng một số người khác thì không. Hiện tượng này được giải thích như
thế nào?
Gợi ý trả lời: Do hệ miễn dịch, sức đề kháng của mỗi người là khác nhau, nên dù cùng tiếp xúc với
tác nhân gây bệnh nhưng có người bị người lại không bị nhiễm.

Phần 1.TÓM TẮT LÍ THUYẾT Câu 2: Quan sát Hình 12.1, hãy xác định các
I. Nguyên nhân gây bệnh ở động vật và người nguyên nhân gây bệnh ở động vật và người
Do nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên bằng cách hoàn thành bảng sau
trong. Nguyên nhân Nguyên nhân bên
- Nguyên nhân bên ngoài (tác tác nhân vật lí, hoá
học, sinh học, thói quen sinh hoạt,…) bên ngoài trong
- Nguyên nhân bên trong ( Yếu tố di truyền, ? ?
tuổi tác) Gợi ý trả lời:
Nguyên nhân bên Nguyên nhân
ngoài bên trong
-Tiếp xúc với động vật -Yếu tố di truyền
chứa mầm bệnh - Tuổi tác.
- không đảm bảo vệ
sinh an toàn thực
phẩm
- ô nhiễm môi trường
- tiếp xúc với người
bệnh
- làm việc ở môi
trường có nhiều chất
độc hại
- thức quá khuya.

Zalo: 0919079383 – Trang 1


Học môn sinh cùng cô Kim Dung - You tube Kim Dung Trần

II. Đáp ứng miễn dịch ở động vật và người Câu 3: Miễn dịch có vai trò như thế nào đối
1. Khái niệm miễn dịch với động vật và người?
-Miễn dịch là khả năng cơ thể sinh vật chống Gợi ý trả lời:
lại các tác nhân gây bệnh, giữ cho cơ thể Miễn dịch giúp cơ thể động vật và người có
được khoẻ mạnh và đảm bảo sự tồn tại của khả năng chống lại sự xâm nhập của các tác
sinh vật. nhân lạ vào cơ thể nhằm bảo vệ cơ thể tránh
những tổn thương có thể xảy ra; giữ cho cơ
thể được khoẻ mạnh và đảm bảo sự tồn tại
của sinh vật.

2. Hệ miễn dịch ở người

Zalo: 0919079383 – Trang 2


Học môn sinh cùng cô Kim Dung - You tube Kim Dung Trần

3.Các loại miễn dịch Câu 4: Trong miễn dịch không đặc hiệu, cơ
a. Miễn dịch không đặc hiệu thể sẽ được bảo vệ bởi những hàng rào bảo
-Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên vệ nào?
mang tính chất bẩm sinh, bao gồm: Gợi ý trả lời:
+Các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể: da, niêm
mạc, các dịch tiết của cơ thể
- Da và niêm mạc đóng vai trò quan trọng
+Các đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu: viêm, trong việc ngăn cách giữa môi trường bên
sốt, tạo các peptide và protein kháng khuẩn. ngoài và bên trong cơ thể, có tác dụng cản trở
cơ học các tác nhân gây hại.
- Tác dụng bảo vệ của da và niêm mạc còn
được tăng cường bởi một số yếu tố hoá học
như acid lactic và acid béo trong mồ hôi, dịch
nhầy do niêm mạc và các tuyến tiết ra. Các
yếu tố hoá học này giúp tiêu diệt các tác nhân
gây hại.

Câu 5: Quan sát hình 12.3. Em hãy mô tả lại quá trình đáp ứng viêm tại chỗ.

Zalo: 0919079383 – Trang 3


Học môn sinh cùng cô Kim Dung - You tube Kim Dung Trần
Gợi ý trả lời:
- Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào bề mặt biểu
mô ở da, các đại thực bào tại vị trí tổn thương được
hoạt hoá và tiết các tín hiệu hoá học (chemotaxins,
cytokines) gây hoạt hoá các dưỡng bào (tế bào mast).
Tế bào mast tiết ra Histamine làm cho các mạch máu
gần đó dãn ra và tăng tính thấm. Các tế bào bạch cầu
trung tính và bạch cầu đơn nhân đi qua thành mạch
máu đến vùng bị tổn thương, kết hợp với đại thực
bào tấn công và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.

b. Miễn dịch đặc hiệu


-Miễn dịch đặc hiệu là miễn dịch xảy ra khi có các kháng nguyên xâm nhập. Miễn dịch đặc hiệu gồm 2
loại:
+ Miễn dịch thể dịch: là miễn dịch có sự tham gia của các kháng thể
+ Miễn dịch qua trung gian tế bào: là miễn dịch có dự tham gia của tế bào lympho T độc.

Câu 6: Quan sát Hình 12.4, hãy cho biết vai trò của các loại tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch
đặc hiệu bằng cách hoàn thành bảng sau.
Loại tế bào Vai trò
? ?

Zalo: 0919079383 – Trang 4


Học môn sinh cùng cô Kim Dung - You tube Kim Dung Trần

Gợi ý trả lời:

Loại tế bào Vai trò


Trình diện kháng nguyên Bắt giữ kháng nguyên và trình diện cho tế bào T.

Tế bào T hỗ trợ Hoạt hoá và tăng sinh các loại tế bào T độc, tế
bào T và B hỗ trợ nhớ.
Tế bào T độc Tiết ra chất độc để làm tan các tế bào có kháng
nguyên lạ (tế bào nhiễm virus, các tế bào ung
thư, các thể kí sinh).
Đại thực bào, tế bào giết tự Làm tan các tế bào bị lây nhiễm.
nhiên,…
Tế bào B và T nhớ Ghi nhớ các kháng nguyên để khi chúng tái xâm
nhập, cơ thể sẽ tạo đáp ứng miễn dịch thứ phát.
Câu 7: Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.

Gợi ý trả lời:


Tiêu chí Miễn dịch không đặc hiệu Miễn dịch đặc hiệu
Không cần có sự tiếp xúc trước Phản ứng đặc hiệu đối với một
Tính đặc hiệu với kháng nguyên. kháng nguyên nhất định.
Các yếu tố bảo vệ tự nhiên của Gồm hai loại:
cơ thể (da, niêm mạc, các dịch

Zalo: 0919079383 – Trang 5


Học môn sinh cùng cô Kim Dung - You tube Kim Dung Trần
tiết của cơ thể) và các đáp ứng + Miễn dịch dịch thể: là miễn dịch
Cơ chế miễn dịch miễn dịch không đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể.
(viêm, sốt, tạo các peptide và + Miễn dịch qua trung gian tế
protein kháng khuẩn). bào: là miễn dịch có sự tham gia
của tế bào lympho T độc.
Dưỡng bào, bạch cầu đơn Các tế bào lympho B và lympho T.
nhân, bạch cầu trung tính, tiểu
thực bào, đại thực bào,
Tế bào tham gia tế bào giết tự
Tế bào tham gia nhiên và các tế bào trình diện
kháng nguyên (tế bào B, tế bào
có tua, đại thực bào,…)
Khả năng ghi nhớ Không. Có khả năng ghi nhớ nhờ các tế
miễn dịch bào lympho B và lympho T nhớ.
Tính hiệu quả Thấp. Cao.
Thời gian xảy ra 0 – 12 giờ. Miễn dịch nguyên phát: 7 – 10
ngày.
Miễn dịch thứ phát: 2 – 3 ngày.
Câu 8: Hãy giải thích tại sao nguy cơ mắc bệnh ở người rất lớn nhưng xác suất bị bệnh lại rất
nhỏ.
Gợi ý trả lời:
Nguy cơ mắc bệnh ở người rất lớn do cơ thể người thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây
bệnh trong môi trường tự nhiên thông qua vật nuôi, vật dụng, các bề mặt, môi trường ô
nhiễm,… Tuy nhiên, cơ thể người có các cơ chế miễn dịch không đặc hiệu và đặc hiệu nên cơ thể
có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh  xác suất bị bệnh rất nhỏ.
III. Bảo vệ sức khoẻ ở người
1.Quá trình phá vỡ hệ miễn dịch của 1 số tác nhân
- Một số tác nhân có thể phá vỡ hệ miễn dịch như: Virus, vi khuẩn, tế bào ung thư, các nhân tố
môi trường
Câu 9: Hãy dự đoán một số nguyên nhân có thể làm cho hệ miễn dịch bị tổn thương và suy
giảm chức năng.
Gợi ý trả lời:
- Rối loạn hoạt động chức năng của hệ miễn dịch.
- Chế độ ăn uống không đảm bảo.
- Sự tác động của các yếu tố vật lí, hoá học, sinh học, ô nhiễm môi trường,…

Zalo: 0919079383 – Trang 6


Học môn sinh cùng cô Kim Dung - You tube Kim Dung Trần
Câu 10: Tại sao nói “Người nhiễm HIV không chết vì HIV mà chết vì các loài sinh vật gây bệnh
khác”?
Gợi ý trả lời:
Khi HIV xâm nhập vào cơ thể người, chúng sẽ phá huỷ các tế bào bạch cầu lympho T, làm suy
giảm miễn dịch ở người. Do đó, người bệnh sẽ mất khả năng đề kháng. Lúc này, các loài vi sinh
vật cơ hội xâm nhập gây ra các bệnh khác nhau, do hoạt động của hệ miễn dịch bị suy giảm,
không thể tiêu diệt các tác nhân này nên bệnh ngày càng nghiêm trọng dẫn đến tử vong.
Câu 11: Ở người, tại sao các tế bào ung thư khó bị phát hiện bởi hệ miễn dịch?
Gợi ý trả lời:
- Các tế bào ung thư sản xuất các loại protein mà cơ thể đã được dung nạp từ trước hoặc các
loại kháng nguyên ung thư với hàm lượng rất ít, làm cho cơ thể không nhận diện được, không
đủ để kích thích miễn dịch dẫn đến các tế bào ung thư đó phát triển nhanh chóng. Một số tế
bào ung thư bị đột biến sản sinh các protein làm mất khả năng nhận biết của các tế bào lympho
T dẫn đến ung thư phát triển và di căn. Ngoài ra, sản phẩm của một số tế bào ung thư cũng gây
suy giảm miễn dịch ở người.
Các tế bào ung thư có khả năng “tránh né” sự phát hiện của hệ miễn dịch nhờ:
+ Một số tế bào ung thư có khả năng sinh miễn dịch yếu do các phân tử MHC cần cho việc gắn
và trình diện kháng nguyên đã được thay đổi bởi các tế bào ung thư, do đó, MHC trên màng tế
bào ung thư không được biểu hiện (MHC – major histocompatibility complex, phức hệ hoà hợp
mô chính, là các protein của tế bào trình diện kháng nguyên có khả năng gắn với một mảnh
kháng nguyên lạ dẫn đến sự trình diện kháng nguyên cho tế bào lympho T).
+ Cơ thể đã có hiện tượng dung nạp với một số kháng nguyên ung thư lúc mới sinh hoặc tế bào
ung thư mang loại kháng nguyên đã được dung nạp.
+Các tế bào ung thư sản xuất một lượng kháng nguyên quá ít nên cơ thể không nhận diện được
hoặc không đủ để kích thích đáp ứng miễn dịch.
+Protein do một số tế bào ung thư đột biến sản sinh không có khả năng gây đáp ứng miễn dịch,
đặc biệt các tế bào ác tính có thể làm mất kháng nguyên nên các tế bào lympho T không thể
nhận biết.
+Các tế bào ung thư có một số cơ chế làm cho cơ thể không nhận biết được kháng nguyên ung
thư như: màng sinh chất có hàm lượng glycocalyx cao, kháng nguyên chìm vào trong tế bào ung
thư,…
Câu 12: Hãy cho biết vai trò của việc bảo vệ môi trường trong phòng chống các bệnh ở người.
Gợi ý trả lời:
Việc bảo vệ môi trường có vai trò rất quan trọng đối với phòng chống các bệnh ở người. Giữ cho
môi trường sống luôn sạch sẽ giúp hạn chế sự phát triển của các loài sinh vật gây bệnh cũng như

Zalo: 0919079383 – Trang 7


Học môn sinh cùng cô Kim Dung - You tube Kim Dung Trần
những vật trung gian truyền bệnh, hạn chế sự tiếp xúc giữa cơ thể với các tác nhân môi trường
(chất độc hại, bụi,…). Nhờ đó, giúp phòng chống các bệnh ở người.
2.Hiện tượng dị ứng và cơ chế thử phản ứng khi tiêm kháng sinh
-Dị ứng là phản ứng quá mức khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên
-Tiêm vaccine là biện pháp phòng chống bệnh, dịch hiệu quả giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử
vong
Câu 13: Hãy hoàn thành bảng sau về một số hiện tượng dị ứng mà em biết.

Tác nhân gây dị ứng …) Hiện tượng dị ứng


? ?
Gợi ý trả lời:

Tác nhân gây dị ứng …) Hiện tượng dị ứng

Phấn hoa, nước hoa Hắt hơi


Thức ăn (tôm, cua,…) Ngứa, nổi ban đỏ
Sữa Khó tiêu, nôn mửa
Câu 14: Sau khi tiêm kháng sinh (hay vaccine), cơ thể chúng ta có thể xuất hiện những phản
ứng gì? Tại sao lại có những phản ứng đó?
Gợi ý trả lời:
-Các phản ứng sau khi tiêm vaccine: sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ,… Các phản ứng trên xảy ra sau
khi tiêm vaccine là do cơ thể tiếp xúc với tác nhân lạ (như kháng nguyên trong vaccine) dẫn đến
hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận biết và gây phản ứng đáp ứng miễn dịch như hình thành
kháng thể, tiêu diệt kháng nguyên.

- Các phản ứng có thể có sau khi tiêm kháng sinh: Không có phản ứng gì, khỏi bệnh, sốc phản vệ,
dị ứng…

3. Vai trò của vaccine và tiêm phòng bệnh, dịch

- Vaccine là chế phẩm sinh học có chứa chất sinh kháng nguyên ( như gene, RNA mã hoá protein
của vi khuẩn, vius) hoặc kháng nguyên không còn khả năng gây bệnh (như vi khuẩn, virus đã
chết hoặc suy yếu; độc tố đã được xử lí…) dùng để tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể.

Câu 15: Hãy kể tên một số loại vaccine em đã được tiêm và cho biết tiêm các loại vaccine đó
để phòng những bệnh gì.
Đáp án:
- AstraZeneca, Pfizer: phòng Covid-19.
- Gardasil: phòng bệnh ung thư cổ tử cung.
- MMR II (3 in 1): phòng các bệnh sởi, quai bị, rubella.

Zalo: 0919079383 – Trang 8


Học môn sinh cùng cô Kim Dung - You tube Kim Dung Trần
- Engerix B: phòng bệnh viêm gan B…

Zalo: 0919079383 – Trang 9

You might also like