You are on page 1of 4

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2023 - 2024


MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 10

I. GIỚI HẠN KIẾN THỨC THI


Bài 5. Một số nền văn minh phương Tây cổ - trung đại.
Bài 6. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại.
Bài 7. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN MINH HỌA
Câu 1. Trình bày một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Hy Lạp - La Mã thời cổ đại. Những
thành tựu của văn minh Hy Lạp - La Mã thời cổ đại có ảnh hưởng như thế nào đến văn minh
châu Âu và thế giới.
Câu 2. Trình bày một số thành tựu tiêu biểu của văn minh thời Phục hưng. Những thành tựu của
văn minh thời Phục hưng có ảnh hưởng như thế nào đến văn minh châu Âu và thế giới.
Câu 3. Trình bày những thành tựu tiêu biểu của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại.
Phân tích tác động tích cực và tiêu cực của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại. Lấy
ví dụ minh họa.
Câu 4. Trình bày những thành tựu tiêu biểu của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện
đại. Phân tích tác động tích cực và tiêu cực của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại.
Lấy ví dụ minh họa.
III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MINH HỌA
Câu 1. Vì sao phong trào Văn hóa Phục hưng được đánh giá là một “cuộc cách mạng tiến bộ vĩ
đại”?
A. Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên giai cấp tư sản chống thế lực phong kiến suy tàn.
B. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.
C. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
D. Mở ra những vùng đất mới, con đường mới và những dân tộc mới.
Câu 2. Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đối
với sự phát triển kinh tế ở các nước tư bản?
A. Thúc đẩy sản xuất phát triển. B. Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa.
C. Thúc đẩy công nghiệp phát triển. D. Nâng cao năng suất lao động.
Câu 3. Hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư là dẫn tới xu thế
A. đa cực B. đa phương hóa.
C. toàn cầu hóa. D. liên kết quốc gia.

Trang 1/4
Câu 4. Quốc gia đầu tiên đưa con người đặt chân lên Mặt trăng là
A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Mĩ.
Câu 5. Lê-ô-na đờ Vanh-xi là một nhà danh họa, nhà điêu khắc nổi tiếng trong thời kì
A. phương Tây hiện đại. B. cổ đại Hy Lạp - La Mã.
C. phương Đông cổ đại. D. văn hóa Phục hưng.
Câu 6. Năm 1879, Tô-mát Ê-đi-xơn phát minh ra thành tựu nào sau đây?
A. Bóng đèn điện. B. Ô tô. C. Đầu máy xe lửa. D. Máy bay.
Câu 7. Đâu là ý nghĩa của nền văn minh Hy Lạp - La mã cổ đại?
A. Là những nền văn minh lớn, có đóng góp lớn vào kho tàng tri thức của nhân loại.
B. Để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong đời sống xã hội và văn hóa phương Đông sau này.
C. Đặt cơ sở, nền tảng cho sự phát triển của các nền văn minh ở phương Đông.
D. Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng.
Câu 8. Những thành tựu đạt được trong các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đã đưa
loài người bước sang thời đại
A. “văn minh công nghiệp”. B. “văn minh nông nghiệp”.
C. “văn minh thông tin”. D. “văn minh siêu trí tuệ”.
Câu 9. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu văn minh Tây
Âu thời kì Phục hưng?
A. Đề cao giá trị con người, quyền tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc.
B. Lên án, đả phá chế độ phong kiến lỗi thời.
C. Mở đường cho sự phát triển của văn minh Tây Âu.
D. Góp phần mở rộng ảnh hưởng của Giáo hội Thiên chúa.
Câu 10. Quốc gia nào khởi đầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Mĩ.
Câu 11. Ở thế kỉ XVIII, nhà phát minh vĩ đại Giêm-Oát được tôn vinh là
A. “Người nhân lên gấp bội sức mạnh của con người”.
B. “Ông vua xe hơi”.
C. “Người đã giữ lại mặt trời và đẩy trái đất chuyển dịch”.
D. “Cha đẻ của khoa học máy tính”.
Câu 12. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba còn được gọi là
A. Cách mạng kĩ thuật số. B. Cách mạng 4.0.
B. Cách mạng xanh. D. Cách mạng chất xám.
Câu 13. Đâu không phải tác động tiêu cực của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại?
A. Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa. B. Ô nhiễm môi trường.
C. Người lao động có nguy cơ mất việc làm. D. Bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em.

Trang 2/4
Câu 14. Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là
A. Máy tính, rô-bốt, dữ liệu lớn, vệ tinh nhân tạo.
B. Máy tính, rô-bốt, internet, trí tuệ nhân tạo.
C. Máy hơi nước, rô-bốt, internet, vệ tinh nhân tạo.
D. Máy tính, rô-bốt, internet, vệ tinh nhân tạo.
Câu 15. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư?
A. Trí tuệ nhân tạo. B. Internet vạn vật.
C. Máy tính điện tử. D. Điện toán đám mây.
Câu 16. Một trong những thành tựu kiến trúc của cư dân La Mã cổ đại là
A. đấu trường Cô-li-dê. B. Đền Bô-rô-bu-đua.
C. lâu đài Thành Đỏ La-ki-la. D. Đền Pác-tê-nông.
Câu 17. Phong trào nào được đánh giá là bước tiến kì diệu của văn minh phương Tây sau gần
một ngàn năm chìm đắm trong “đêm trường trung cổ”?
A. Phong trào rào đất cướp ruộng. B. Phong trào cải cách tôn giáo.
C. Phong trào Văn hoá Phục hưng. D. Phong trào Duy tân.
Câu 18. Sự xuất hiện của mạng internet đem lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Giúp việc di chuyển giữa các quốc gia trở nên dễ dàng.
B. Giúp việc kết nối, chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng, hiệu quả.
C. Đảm bảo sự an toàn tuyệt đối trong việc lưu trữ thông tin.
D. Xó a bỏ khoả ng cá ch phá t triển giữ a cá c quố c gia trên thế giớ i.
Câu 19. Đâu là tác giả kiệt xuất nhất của thể loại kịch trong nền văn học thời Phục hưng?
A. Uy-li-am Sếch-xpia. B. Hô-me. C. Ác-si-mét. D. Hê-rô-đốt.
Câu 20. Một trong những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất nửa sau thế kỉ
XVIII là
A. trí tuệ nhân tạo (AI). B. máy tính điện tử.
C. động cơ điện. D. máy hơi nước.

—---- HẾT —----

Hà Nội, ngày 7 tháng 11 năm 2023


Giáo viên biên soạn Phê duyệt của Điều phối chuyên môn

Nguyễn Thị Loan Cao Thị Việt Anh

Trang 3/4
Trang 4/4

You might also like