You are on page 1of 1

Cực và đối cực

Nguyễn Văn Linh

Số 1

Bài 1. Cho tam giác ABC ngoại tiếp (I). (I) tiếp xúc với BC, CA, AB lần lượt tại D, E, F. EF cắt
BC tại X, DF cắt AC tại Y , DE cắt AB tại Z. Chứng minh rằng X, Y, Z thẳng hàng.

Bài 2. Cho tam giác ABC có I là tâm đường tròn nội tiếp. Trung trực của AI cắt BC tại X. Tương
tự xác định Y, Z. Chứng minh rằng X, Y, Z thẳng hàng.

Bài 3. Cho tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn (I). K là trực tâm của tam giác BIC, M , N lần
lượt là trung điểm của AC, AB. Chứng minh rằng M N là đường đối cực của K ứng với (I).

Bài 4. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Tiếp tuyến tại A của (O) giao BC tại P . Chứng minh rằng
A nằm trên đường đối cực của P đối với đường tròn Euler của tam giác ABC.

Bài 5. Cho tam giác ABC ngoại tiếp (I). M, N, P lần lượt là trung điểm của BC, CA, AB. X nằm
trên N P sao cho XM tiếp xúc với (I). Tương tự xác định Y, Z. Chứng minh rằng X, Y, Z thẳng hàng.

Bài 6. Cho hình thang cân ABCD (AB k CD). E là trung điểm của AC. Tiếp tuyến tại A của (ABE)
giao tiếp tuyến tại D của (CDE) tại T. Chứng minh rằng T E tiếp xúc với (CDE).

Bài 7. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), có I là tâm đường tròn nội tiếp. Đường tròn (Ia ) bàng tiếp
góc A giao (O) tại D, E. DE cắt BC tại T . Chứng minh rằng T và I liên hợp đối với (Ia ).

Bài 8. Cho tam giác ABC ngoại tiếp (I). (I) tiếp xúc với AC, AB lần lượt tại E, F . G, H lần lượt đối
xứng với E, F qua I. GH cắt BC tại Q. M là trung điểm của BC. Chứng minh rằng ∠QIM = 90◦ .

Bài 9. Cho tam giác ABC ngoại tiếp (I), với các đường cao AD, BE, CF đồng quy tại H. Gọi J là
tâm của (AID). Chứng minh rằng đường tròn đường kính HJ trực giao với (I).

Bài 10. Cho tứ giác ABCD. AC giao BD tại P . Gọi I, J lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp tam
giác ABC, ADB. Giả sử P, I, J thẳng hàng. Đường thẳng qua P vuông góc với BD cắt phân giác
ngoài của các góc BAD và BCD tại E, F . Chứng minh rằng P E = P F.

You might also like