You are on page 1of 2

1. Cho tam giác ABC nội tiếp (O).

Các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. I là giao


điểm của AO với BC. K là giao điểm của AD và EF. Gọi M là trung điểm BC. Chứng
minh rằng IK // MH
2. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). M là điểm bất kỳ thuộc cung BC không chứa A. Gọi
H và K lần lượt là hình chiếu của M lên BC và AB. I và N lần lượt là trung điểm của AC
và HK. Chứng minh rằng: MN vuông góc IN.
3. Cho tam giác ABC có 3 đường cao AD, BE, CF. Gọi H, I, J, K lần lượt là hình chiếu
của D lên AB; BE; CF; CA. Chứng minh rằng H, I, J, K thẳng hang
4. Cho tam giác ABC có đường cao AD. P và Q lần lượt là đối xứng của D qua AB và
AC. PQ cắt AB và AC lần lượt tại F và E. Chứng minh rằng BE và CF là 2 đường cao
trong tam giác ABC.
5. Cho tam giác ABC cân tại C nội tiếp (O) có 2 đường cao BE và CF. Vẽ đường kính BI
của (O). Gọi D là giao điểm của BE và CI. Chứng minh rằng EF chia đôi OD.
6. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Phân giác góc BAC cắt BC tại D và cắt (O) tại E. Qua
D kẻ đường thẳng vuông góc với AC cắt (O) tại I. Qua A vẽ đường thẳng vuông góc với
BI cắt BC tại F. Chứng minh rằng E, F, I thẳng hang
7. Cho tam giác ABC nội tiếp (O) có các đường cao AA’, BB’, CC’. Gọi M, N, P, D, E, F
lần lượt là chân đường vuông góc từ O đến BC, CA, AB, AA’, BB’, CC’. Chứng minh
rằng MD; NE; PF đồng quy
8. Cho tam giác ABC có các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Gọi I là điểm đối
xứng của H qua BC. EF cắt BC tại P. Gọi M là trung điểm BC. Chứng minh rằng M, F, I,
P đồng viên
9. Cho tam giác ABC có các đường cao BE và CF. Gọi I, J lần lượt là chân đường vuông
góc kẻ từ E đến AB và BC. H, K lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ F đến AC và
BC. Chứng minh rằng IJ=HK
10. Cho tam giác ABC nội tiếp (O) có AD là đường cao. Gọi M là trung điểm BC. E là
chân đường vuông góc kẻ từ B đến AO. Chứng minh ME=MD
11. Cho tam giác ABC có các đường cao BE và CF. Đường tròn đường kính AB cắt CF
tại I và J. Đường tròn đường kính AC cắt BE tại H và K. Chứng minh I, J, H, K đồng
viên
12. Cho tam giác ABC có các đường cao BE và CF. Kẻ phân giác AD của góc BAC (D
thuộc EF). Đường tròn ngoại tiếp tam giác BED cắt CF tại I. Lấy K trên đoạn BE sao cho
BK=CI. Chứng minh rằng C; E; D; K đồng viên.
13. Cho tam giác ABC nội tiếp (O) có 3 đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Gọi I là
điểm đối xứng của A qua EF. Chứng minh rằng 4 điểm H, D, O, I cùng thuộc 1 đừng
tròn.
14. Cho tam giác nhọn ABC. Trên 2 đường cao BE và CF của tam giác ABC lần lượt lấy
các điểm I và K sao cho góc IAK vuông. Kẻ AD vuông góc IK (D thuộc IK). Chứng
minh rằng góc BDC=90
15. Cho tam giác ABC cân tại A. Đường cao AD, M là trung điểm của AD, N là chân
đường vuông góc từ D đến CM. Chứng minh góc ANB=90
16. Cho tam giác ABC có trực tâm H. Đường tròn đường kính AH cắt (O) tại I khác A.
Chứng minh IH chia đôi BC.
17. Cho tam giác ABC có trực tâm H. 1 đường thẳng bất kỳ qua H cắt đoạn BC và CA tại
D ; E và cắt AB tại I. Vẽ đường thẳng (d1) đi qua D sao cho (d2) và DE là 2 đường đẳng
giác trong góc BDC. Vẽ đường thẳng (d2) đi qua E sao cho (d2) và DE là 2 đường đẳng
giác trong AEC. Vẽ đường thẳng (d3) đối xứng của DE qua AB. Chứng minh 3 đường
thẳng (d1); (d2); (d3) đồng quy tại 1 điểm thuộc đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
18. Cho tam giác ABC có trực tâm H. Gọi M là trung điểm của BC. Đường thẳng qua H
vuông góc với MH cắt AB và AC lần lượt tại I và K. Chứng minh HI=HK
19. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), trực tâm H và đường cao AD. Lấy E trên AC sao cho
ED vuông góc OD. Chứng minh góc EHD= góc ECD
20. (Đường thẳng Droz-Farny) Cho 2 đường thẳng bất kỳ vuông góc với nhau tại trực
tâm H của tam giác ABC. Chúng cắt AB tại D và E, cắt BC tại F và G, cắt AC tại P và Q.
Chứng minh trung điểm của DE, FG, PQ thẳng hàng.
21. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), trực tâm H. Gọi P là điểm bất kỳ nằm trong tam giác
ABC. AP, BP, CP cắt (O) lần lượt tại D, E, F. Gọi M, N, Q lần lượt là các điểm đối xứng
của D, E, F qua BC, CA, AB. Chứng minh rằng M, N, Q, H đồng viên.
22. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), trực tâm H. Gọi P là điểm bất kỳ nằm trong tam giác
ABC. AP, BP, CP cắt (O) lần lượt tại D, E, F. Gọi M, N, Q lần lượt là hình chiếu của P
lên BC, CA, AB. I, J, K lần lượt là các điểm đối xứng của D, E, F qua M, N, Q. Chứng
minh 4 điểm H, I, J, K cùng thuộc 1 đường tròn.

You might also like