You are on page 1of 14

Phần Một: Đề bài

Bài 1: Cho △ABC nhọn (AB<AC) có trực tâm H, nội tiếp đường tròn (O) và ngoại tiếp đường tròn (I). Gọi E
là trung điểm AH và M là trung điểm BC. Tia phân giác ∠BAC cắt lại đường tròn (O) ở K, cắt EM ở Q.

a, Chứng minh rằng Q nằm trên đường tròn đường kính AH.

b, Dựng tiếp tuyến AM, AN của đường tròn (K, KI). Chứng minh rằng MN, AK, BC đồng quy.

Bài 2: Cho △ABC nhọn không cân (AB<AC), nội tiếp đường tròn (O). Lấy M là trung điểm cạnh BC. Gọi I, K
lần lượt là hình chiếu của B, C trên AO và D là hình chiếu của A trên BC. Cho MI cắt AC tại X, MK cắt AB
tại Y.

a, Chứng minh rằng M là tâm đường tròn ngoại tiếp △DIK

b, Chứng minh rằng BX vuông góc AC

c, Đường tròn (DIK) cắt lại BC tại E. Đường tròn (AXY) cắt lại đường tròn (O) tại T. Chứng minh rằng
đường tròn (BIE) và đường tròn (CKE) cắt nhau tại một điểm nằm trên MT.

Bài 3: Cho △ABC nội tiếp đường tròn (O), ngoại tiếp đường tròn (I). AI cắt lại đường tròn (O) tại J. Gọi E
là trung điểm BC. Tiếp tuyến tại B và C của đường tròn (O) cắt nhau tại S. AS cắt lại đường tròn (O) tại D.
DI cắt lại đường tròn (O) tại M.

a, Chứng minh rằng ∠BAD=∠EAC

b, Gọi T là tâm đường tròn bàng tiếp góc A của ∠ABC. Chứng minh rằng △ABI∼△ACT

c, Chứng minh rằng MJ chia đôi IE

Bài 4: Cho △ABC nhọn không cân, nội tiếp đường tròn (O), chân các đường cao hạ từ A, B, C lần lượt là
D, E, F. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm BC, CA, AB. Cho ED cắt MP tại X, FD cắt MN tại Y, AD cắt lại (O)
tại K.

a, Chứng minh rằng C, D, M, Y đồng viên

b, Chứng minh rằng ∠MAC=∠YAB

c, Chứng minh rằng AX đi qua trung điểm EF


d, Cho KE cắt lại đường tròn (O) tại S, KF cắt lại đường tròn (O) tại T. Chứng minh rằng BS, CT, AX đồng
quy.

Bài 5: Cho △ABC nhọn, nội tiếp đường tròn (O), các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Đường tròn
ngoại tiếp △AEF cắt lại đường tròn (O) tại N, AN cắt BC tại M.

a, Chứng minh rằng M, E, F thẳng hàng

b, Đoạn ME cắt (O) tại X. Chứng minh rằng ∠AHX=∠AXD

Bài 6: Cho tam giác nhọn ABC, đường cao AH. Đường tròn (O) đường kính AH cắt AB, AC tại D, E. Đường
thẳng ED cắt BC tại M. Đường thẳng MO cắt AB, AC tại N, P.

a, Chứng minh rằng MH²=MB.MC

b, Chứng minh rằng OP=ON

c, Đường thẳng DE cắt HN, HP tại R, Q. Chứng minh rằng BR, CQ, AH đồng quy

Bài 7: Từ điểm A nằm ngoài đường tròn (O) kẻ hai tiếp tuyến AB, AC (B, C là các tiếp điểm) và một cát
tuyến ADE tới (O) sao cho ADE nằm giữa hai tia AO, AB. Đường thẳng qua D song song với BE cắt BC, AB
tại P, Q. Gọi K là điểm đối xứng với B qua E. AO, DE cắt BC tại H, T.

a, Chứng minh HB là phân giác ∠DHE

b, Chứng minh A, P, K thẳng hàng

Bài 8: Cho △ABC vuông tại A, đường tròn (B, BA) và đường tròn (C, CA) cắt nhau tại D khác A. BC cắt (B)
tại E, F (F nằm trong (C)) và cắt (C) tại M, N (M nằm trong (B)). Đường thẳng DM cắt AE tại P, DF cắt AN
tại Q. Kéo dài DM cắt (B) tại I, DF cắt (C) tại H.

a, Chứng minh rằng IB vuông góc EF

b, Chứng minh rằng IP/IM. HF/HQ=AB/AC

Bài 9: Cho đường tròn (O, R) và dây cung BC cố định (BC<2R). Điểm A di động trên đường tròn sao cho
△ABC nhọn. Gọi AD là đường cao và H là trực tâm △ABC.

a, Đường thẳng chứa phân giác ngoài ∠BHC cắt AB, AC tại M, N. Chứng minh rằng AM=AN
b, Đường tròn ngoại tiếp △AMN cắt lại đường phân giác trong ∠BAC tại K. Chứng minh rằng HK đi qua
điểm cố định khi A di chuyển.

Bài 10: Cho điểm A cố định nằm ngoài đường tròn (O). Kẻ các tiếp tuyến AE, AF của đường tròn (O) với
E, F là các tiếp điểm. Điểm D di động trên cung lớn EF sao cho DE<DF, D khác E. Tiếp tuyến tại D của
đường tròn (O) cắt các tia AE, AF tại B, C.

a, Gọi M, N là giao của EF với BO, CO. Chứng minh rằng B, M, N, C đồng viên

b, Kẻ tia phân giác DK của ∠EDF và tia phân giác OI của ∠BOC (K thuộc EF và I thuộc BC). Chứng minh
rằng OI//DK.

c, Chứng minh rằng IK luôn đi qua điểm cố định.

Phần Hai: Gợi ý lời giải

Bài 1: Cho △ABC nhọn (AB<AC) có trực tâm H, nội tiếp đường tròn (O) và ngoại tiếp đường tròn (I). Gọi E
là trung điểm AH và M là trung điểm BC. Tia phân giác ∠BAC cắt lại đường tròn (O) ở K, cắt EM ở Q.

a, Chứng minh rằng Q nằm trên đường tròn đường kính AH.

b, Dựng tiếp tuyến AM, AN của đường tròn (K, KI). Chứng minh rằng MN, AK, BC đồng quy.

Gợi ý:

a, Lấy A' đối xứng với A qua O, dễ thấy O, M, K thẳng hàng

- Chứng minh tứ giác BACA' là hình bình hành

- Chứng minh ME//OA

- Chú ý rằng △OAK cân tại O và biến đổi góc

∠EAQ=∠MKQ=∠OAK=∠MQK=∠EQA ⇒△EAQ cân tại E

⇒△AQH vuông tại Q (đpcm)


b, Cho AK cắt BC tại D

- Chứng minh K là tâm đường tròn (BIC)

- Chứng minh KB²=KD.KA ⇒KM²=KD.KA

- Chứng minh △KMD∼△KAM(c.g.c) ⇒MD vuông góc AK

Tương tự ND vuông góc AK ⇒M, N, D thẳng hàng (đpcm)

Bài 2: Cho △ABC nhọn không cân (AB<AC), nội tiếp đường tròn (O). Lấy M là trung điểm cạnh BC. Gọi I, K
lần lượt là hình chiếu của B, C trên AO và D là hình chiếu của A trên BC. Cho MI cắt AC tại X, MK cắt AB
tại Y.

a, Chứng minh rằng M là tâm đường tròn ngoại tiếp △DIK

b, Chứng minh rằng BX vuông góc AC

c, Đường tròn (DIK) cắt lại BC tại E. Đường tròn (AXY) cắt lại đường tròn (O) tại T. Chứng minh rằng
đường tròn (BIE) và đường tròn (CKE) cắt nhau tại một điểm nằm trên MT.

Gợi ý:

a, Lấy N là trung điểm AB

- Chứng minh MN vuông góc với DI để suy ra


MD=MI

Với chú ý ∠BAO=∠CAD, ta có biến đổi sau

∠IDC=∠IBA=∠CAD=90°-
∠DAC⇒∠IDC+∠DAC=90°⇒DI vuông góc
AC⇒DI vuông góc MN

- Chứng minh tương tự MD=MK


⇒MI=MD=MK (đpcm)

b,
- Chứng minh M, I, N, B đồng viên: ∠NIB=90°-∠BAI=90°-∠MDI=∠NMB

- Biến đổi góc:

∠MIB=∠MNB=∠XAB ⇒A, B, X, I đồng viên

⇒BX vuông góc AC (đpcm)

c, Kẻ đường kính AA' của (O)

- Chứng minh kết quả quen thuộc, M, T, A' thẳng hàng

- Chứng minh A'E vuông góc BC (do OM//AD và O, M là trung điểm AA', DE)

Khi đó A', K ,E, C đồng viên và A', I, E, B đồng viên

⇒(CEA) và (BEI) cắt nhau tại A' nằm trên MI

Bài 3: Cho △ABC nội tiếp đường tròn (O), ngoại tiếp đường tròn (I). AI cắt lại đường tròn (O) tại J. Gọi E
là trung điểm BC. Tiếp tuyến tại B và C của đường tròn (O) cắt nhau tại S. AS cắt lại đường tròn (O) tại D.
DI cắt lại đường tròn (O) tại M.

a, Chứng minh rằng ∠BAD=∠EAC

b, Gọi T là tâm đường tròn bàng tiếp góc A của ∠ABC. Chứng minh rằng △ABI∼△ACT

c, Chứng minh rằng MJ chia đôi IE

Gợi ý:

a, Gọi F là chân đường cao hạ từ A của △ABC thì


∠BAF=∠OAC (1)

Có OA²=OB²=OE.OS ⇒△OAE∼△OSA

⇒∠OAE=OSA=∠DAF

Kết hợp với (1) ⇒đpcm

b, Tứ giác BICT nội tiếp đường tròn đường kính IT

⇒∠ATC=∠IBC∠AIB ⇒△ABI∼△ATC (g.g)

c, Từ câu a dễ suy ra △ABD∼△AEC ⇒AD.AE=AB.AC

Từ câu b suy ra AB.AC=AI.AT


⇒AD.AE=AI.AT ⇒△AID∼△AET

⇒∠JMI=∠ADI=∠ATE ⇒MJ//TE

Chứng minh tiếp JI=JT để suy ra JM là đường trung bình △TEI ⇒JM chia đôi IE

Bài 4: Cho △ABC nhọn không cân, nội tiếp đường tròn (O), chân các đường cao hạ từ A, B, C lần lượt là
D, E, F. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm BC, CA, AB. Cho ED cắt MP tại X, FD cắt MN tại Y, AD cắt lại (O)
tại K.

a, Chứng minh rằng C, D, M, Y đồng viên

b, Chứng minh rằng ∠MAC=∠YAB

c, Chứng minh rằng AX đi qua trung điểm EF

d, Cho KE cắt lại đường tròn (O) tại S, KF cắt lại đường tròn (O) tại T. Chứng minh rằng BS, CT, AX đồng
quy.
Gợi ý:

a, ∠DCN=∠BFD=∠NYD

b, Chú ý rằng ND=NC nên △NCM∼△NYC (g.g) ⇒NC²=NM.NY

⇒NA²=NM.NY ⇒△NAM∼△NYA ⇒∠NAM=∠NYA ⇒∠MAC=∠YAB

c, Gọi R là trung điểm EF

Chứng minh tương tự câu b để suy ra A, X, Y thẳng hàng

Chứng minh △ARF∼△AMC và △ARE∼△AMB, với chú ý M là trung điểm BC để suy ra R là trung điểm EF

d, Ta chứng minh BS, CT cũng đi qua R

Cho BS cắt EF tại R'

Chứng minh EB là phân giác ∠DEF để suy ra △EHD∼△EFB (g.g)

Chứng minh △BFR'∼△KHE (g.g)

Lập các tỉ số và chú ý rằng D là trung điểm HK để suy ra R' là trung điểm EF, từ đó R≡R'

Khi đó BS, CT, AX cùng đi qua trung điểm của EF và ta có đpcm

Bài 5: Cho △ABC nhọn, nội tiếp đường tròn (O), các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Đường tròn
ngoại tiếp △AEF cắt lại đường tròn (O) tại N, AN cắt BC tại M.

a, Chứng minh rằng M, E, F thẳng hàng

b, Đoạn ME cắt (O) tại X. Chứng minh rằng ∠AHX=∠AXD

Gợi ý:

a, EF cắt BC tại M' và AM' cắt lại (O) tại N'. Ta


chứng minh N≡N'

B, C, E, F đồng viên ⇒M'B.M'C=M'F.M'E

B, C, N', A đồng viên ⇒M'B.M'C=M'N'.M'A

⇒M'F.M'E=M'N'.M'A⇒A, E, F, N' đồng viên


⇒N≡N' ⇒M≡M' (đpcm)

b, MX cắt lại (O) tại Y


- Chứng minh AO vuông góc XY để suy ra A là điểm chính giữa cung XY

- Chứng minh △AXF∼△ABX ⇒AX²=AF.AB

⇒AX²=AH.AD ⇒△AXH∼△ADX ⇒∠AHX=∠AXD

Bài 6: Cho tam giác nhọn ABC, đường cao AH. Đường tròn (O) đường kính AH cắt AB, AC tại D, E. Đường
thẳng ED cắt BC tại M. Đường thẳng MO cắt AB, AC tại N, P.

a, Chứng minh rằng MH²=MB.MC

b, Chứng minh rằng OP=ON

c, Đường thẳng DE cắt HN, HP tại R, Q. Chứng minh rằng BR, CQ, AH đồng quy

Gợi ý:

a, ∠ADE=∠AHE=∠ACB ⇒B, C, D, E đồng viên ⇒MB.MC=MD.ME

Do MH là tiếp tuyến (O) nên MH²=MD.ME ⇒MH²=MB.MC

b, Gọi F là trung điểm DE thì O, F, H, M đồng viên

- Chứng minh △HFD∼△OPA


- Chứng minh △HFE∼△ONA

Lập tỉ số và chú ý F là trung điểm DE ⇒ là trung điểm NP

c, Từ câu b dễ có QPHN là hình bình hành ⇒HN//AC và HP//AB

Biến đổi góc: ∠NDR=∠ACB=∠NHB ⇒H, R, D, B đồng viên

⇒BR vuông góc HN ⇒BR vuông góc AC

Tương tự CQ vuông góc AB ⇒BR, CQ, AH đồng quy tại trực tâm △ABC

Bài 7: Từ điểm A nằm ngoài đường tròn (O) kẻ hai tiếp tuyến AB, AC (B, C là các tiếp điểm) và một cát
tuyến ADE tới (O) sao cho ADE nằm giữa hai tia AO, AB. Đường thẳng qua D song song với BE cắt BC, AB
tại P, Q. Gọi K là điểm đối xứng với B qua E. AO, DE cắt BC tại H, T.

a, Chứng minh HB là phân giác ∠DHE

b, Chứng minh A, P, K thẳng hàng

Gợi ý:

a, AH.AO=AB²=AD.AE ⇒D, E, H, O đồng viên

Biến đổi góc: ∠AHD=∠AEO=∠ODE=∠OHE ⇒∠BHD=∠BHE ⇒đpcm

b, Theo câu a thì HT, HA là phân giác trong và ngoài ∠DHE ⇒TD/TE=AD/AE

Theo định lí Talet thì DP/BE=DQ/BE ⇒DP=DQ


Khi đó AQ/AB=QP/BK ⇒A, P, K thẳng hàng

Bài 8: Cho △ABC vuông tại A, đường tròn (B, BA) và đường tròn (C, CA) cắt nhau tại D khác A. BC cắt (B)
tại E, F (F nằm trong (C)) và cắt (C) tại M, N (M nằm trong (B)). Đường thẳng DM cắt AE tại P, DF cắt AN
tại Q. Kéo dài DM cắt (B) tại I, DF cắt (C) tại H.

a, Chứng minh rằng IB vuông góc EF

b, Chứng minh rằng IP/IM. HF/HQ=AB/AC

Gợi ý:

a, Có ∠AEN+∠ANE=(∠ABC+∠ACB)/2=45° ⇒∠EAN=135° và ∠IDH=∠ADM+∠ADF=∠ANE+∠AEN=45°

∠IBF=2∠IDF=90° ⇒IB vuông góc EF

b, Từ câu a suy ra △IBF vuông cân tại I ⇒∠IAE=45° ⇒I, A, N thẳng hàng

Tương tự H, A, E thẳng hàng

Do ∠PAQ+∠DPQ=180° ⇒A, P, Q, D đồng viên


⇒∠APQ=∠ADF=∠AEN ⇒PQ//EN

Áp dụng định lí Menelauyt cho △PEM cát tuyến IAN ta có IP/IM. NM/NE. AE/AP=1

Áp dụng định lí Menelauyt cho △QFN cát tuyến HAE ta có HF/HQ. AQ/AN. EN/EF=1

Nhân theo vế hai đẳng thức trên, với chú ý AP/AQ=AE/AN ⇒IP/IM. HF/HQ=EF/MN

⇒IP/IM. HF/HQ=AB/AC

Bài 9: Cho đường tròn (O, R) và dây cung BC cố định (BC<2R). Điểm A di động trên đường tròn sao cho
△ABC nhọn. Gọi AD là đường cao và H là trực tâm △ABC.

a, Đường thẳng chứa phân giác ngoài ∠BHC cắt AB, AC tại M, N. Chứng minh rằng AM=AN

b, Đường tròn ngoại tiếp △AMN cắt lại đường phân giác trong ∠BAC tại K. Chứng minh rằng HK đi qua
điểm cố định khi A di chuyển.

Gợi ý:

a, Gọi E, F là hình chiếu của B, C trên AC, AB

Theo bài ra thì MN là phân giác ∠BHF, ∠CHE


Biến đổi góc ∠AMN=∠ABH+∠MHN=∠ACH+∠NHC=∠ANM

⇒△AMN cân tại A ⇒đpcm

b, KM, KN cắt HB, HC tại T, S

Do △AMN cân tại M nên AK là đường kính (AMN)

⇒KM vuông góc AB và KN vuông góc AC

⇒KTHS là hình bình hành và do đó HK đi qua trung điểm TS

Mặt khác, ta có biến đổi tỉ số sau:

TH/TB=MF/MB=HF/HB=HE/HC=NE/NC=SH/SC ⇒TS//BC

Theo bổ đề hình thang thì HK cũng đi qua trung điểm BC cố định

Bài 10: Cho điểm A cố định nằm ngoài đường tròn (O). Kẻ các tiếp tuyến AE, AF của đường tròn (O) với E,
F là các tiếp điểm. Điểm D di động trên cung lớn EF sao cho DE<DF, D khác E. Tiếp tuyến tại D của đường
tròn (O) cắt các tia AE, AF tại B, C.

a, Gọi M, N là giao của EF với BO, CO. Chứng minh rằng B, M, N, C đồng viên

b, Kẻ tia phân giác DK của ∠EDF và tia phân giác OI của ∠BOC (K thuộc EF và I thuộc BC). Chứng minh
rằng OI//DK.

c, Chứng minh rằng IK luôn đi qua điểm cố định.

Gợi ý:

a, ∠MOC=180°-∠BOC=180°-(90°+∠BAC/2)=90°-∠BAC/2=∠AFE=∠MFC

⇒M, F, O, C đồng viên ⇒∠BMC=90°

Tương tự ∠BNC=90°
b, ∠OIC=∠OBI+∠BOI=(∠ABC+∠BOC)/2

=(∠ABC+180°-∠OBC-∠OCB)/2

=90°+(∠ABC-∠ACB)/4

∠KDC=∠KDF+∠CDF=∠EDF/2+∠CDF

=∠EOF/4+∠CDF

=(180°-∠BAC)/4+90°-∠ACB/2

=(∠ABC+∠ACB)/4+90°-∠ACB/2

=90°+(∠ABC-∠ACB)/4

⇒OIC=∠KDC ⇒OI//KD

c, DK cắt lại (O) tại G thì A, O, G thẳng hàng. Gọi H là giao EF và OA

Ta có ∠HGK=GOx=∠DOI ⇒△HGK∼△DOI (g.g) ⇒GK/OI=GH/OD (1)

Lại có EG là phân giác ∠FEA ⇒GH/GA=EH/EA=sinAEO=OE/AO=OD/AO


⇒GH/OD=GA/AO (2)

Từ (1) và (2) ⇒GA/AO=GK/OI ⇒A, I, K thẳng hàng hay IK đi qua A cố định

You might also like