You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA SƯ PHẠM

  

NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT

BÀI TÂP NHÓM: ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI KÝ

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Hải Anh

Nhóm thực hiện: Nhóm 6

Hà Nội, 2023
---------------------------------------------------------------Ngôn ngữ nghệ thuật – Nhóm 6-----------

I. KHÁI NIỆM - ĐÔI NÉT VỀ THỂ LOẠI KÍ.

- “Ký” là một từ Hán Việt, với ý nghĩa đơn giản là “ghi chép” – nội dung hướng
đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Trong văn học, ký là loại hình trung
gian giữa báo chí và văn học , chủ yếu là văn xuôi tự sự.
- Từ điển Thuật ngữ Văn học định nghĩa: “Ký là tên gọi chung cho một nhóm thể tài
nằm ở phần giao nhau giữa văn văn học và ngoài văn học( báo chí, chính luận, ghi
chép tư liệu các loại) chủ yếu là văn xuôi tự sự; gồm các thể loại: bút ký, hồi ký,du ký,
phóng sự,ký sự, nhật ký,…”
- Ký báo chí được đề cao tính khách quan, kịp thời, chính xác- còn ký tự văn học cần
chân thực và mang tính thẩm mỹ. Chính vì vậy, ký văn học được xem là “nơi gặp gỡ
của sự thật đời sống và nghệ thuật”.

II. SỰ XUẤT HIỆN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỂ KÝ TRONG VĂN HỌC
VIỆT NAM
1. Sự xuất hiện và phát triển của thể kí trong văn học Việt Nam
a. Nguồn gốc
- Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn kí có từ bao
giờ? ra đời đầu tiên ở đâu? mà chỉ dừng lại ở những nhận định đặt cho rằng những
hình thức ghi chép có tính chất kí đã xuất hiện từ rất sớm gắn liền với sự xuất hiện của
chữ viết. Đó là hiện tượng phổ biến trong mọi cuốn sách cổ ghi chép lại những điều
mắt thấy tai nghe lưu truyền trong dân gian.
- Ở Việt Nam, nếu tính cả một số thể có tính chất vay mượn từ Trung Quốc như bi, kí,
tự, bạt...kí xuất hiện từ thời Lý, Trần, cảng về sau các tác phẩm càng trở nên phong
phủ, sáng tạo và có giá trị.
b. Sự phát triển
Nửa cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX, hoàn cảnh xã hội Việt Nam có nhiều biến
động sâu sắc, hiện thực đời sống vô cùng phong phú. Đây cũng là thời kỳ ghi nhận sự
phát triển sôi động của đời sống văn học. Văn chương lúc này không chỉ phản ánh
hiện thực bên ngoài mà còn thể hiện sâu sắc đời sống tâm hồn của con người. Liên
quan đến yêu cầu thời đại và ý thức xã hội mới nền văn học đã đặt ra yêu cầu phải có

2
---------------------------------------------------------------Ngôn ngữ nghệ thuật – Nhóm 6-----------

những loại thể mới phù hợp với nội dung đang cần phản ảnh cùng với quan điểm thẩm
mỹ, trình độ tác giả đang ngày càng nâng cao...và kí là sự lựa chọn phù hợp. Từ đó đã
cho ra đời một số tác phẩm kí tiêu biểu như: Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ, có
những tác phẩm kí đến từ ghi chép lịch sử như: Thượng kinh kế sự của Lê Hữu Trác,
Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi, Hoàng Lê Nhất thẳng chỉ của Ngô Gia văn
phải...Dù các tác phẩm là những ghi chép mang tính lịch sử nhiều song là những tác
phẩm giàu tính nghệ thuật, có giá trị về mặt tư tưởng, thẩm mĩ.
- Sang thế kỉ XX, với những biến động lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội sâu sắc diễn ra
trên toàn thế giới giai đoạn đầu thế kỉ đã tạo nên sự phát triển có tính chất bùng nổ của
kí.
- Sự phát triển của báo chí và công nghệ in ấn sau này cũng là điều kiện quan trọng
cho kí phát triển ngày càng mạnh mẽ để trở thành thể loại mới năng động bám sát
cuộc sống, phản ánh toàn bộ sự phong phú đa dạng của đời sống đang xảy ra một cách
trực tiếp.
- Đầu thế kỉ XX trước hiện thực lịch sử đầy sôi động kí đã thể hiện được vai trò đấu
tranh chính trị của mình. Những năm 1930-1945, kí để lại dấu ấn với một số tác phẩm
mang đậm giá trị hiện thực trong sáng tác của một số tác giả như: Ngô Tất Tố với
Việc làng: Tập cái đình; Nguyễn Đình Lạp với Ngô hẻm ngoại ở; Tam Lang với Tôi
kéo xe....các giá trị nội dung nghệ thuật trong kí ngày một phong phú và nâng cao.
- Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay có nhiều tác phẩm ký có giá trị nhất định và kí
phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn như Truyện và kí sự của Trần Đăng, Ở rừng của
Nam Cao, Kỳ sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, Và tỉnh của Tô Hoài, Sống như
anh của Trần Đình Văn, Những ngày nổi giận của Chế Lan Viên, Họ sống và chiến
đấu của Nguyễn Khải, Đường lớn của Bùi Hiển, Miền đất lưu của Nguyễn Sinh và
Vũ Kỳ Lân, Rất nhiều ảnh lửa của Hoàng Phủ Ngọc Tường … Ký trong thời kỳ Đổi
mới cũng đem đến cho bạn đọc nhiều trải nghiệm thú vị. Nhằm đổi mới tư duy, đổi
mới cách đánh giá tình hình
- Bên cạnh đó, họ tích cực đi vào các vấn đề nóng bỏng của cuộc sống, mạnh dạn nói
lên những thật cay đắng và gai góc trong xã hội mà trước đó chưa nói tới và đã đem
đến cho văn chương những cách nhìn mới về con người về cuộc đời. Dù viết về vấn
đề gì, các nhà viết kí thời kì Đổi mới đều có ý thức đấu tranh cho sự tốt đẹp của cuộc

3
---------------------------------------------------------------Ngôn ngữ nghệ thuật – Nhóm 6-----------

đời, con người và đề cập vấn đề về quan niệm sống, đến đạo đức, thẩm mĩ. Sự có mặt
của kí ở mọi giai đoạn văn học đã làm cho diện mạo văn học trở nên phong phú và
đặc sắc hơn, góp phần tạo dựng sức sống lâu bền của văn học trong lòng độc giả.
III. NHỮNG QUAN NIỆM KHÁC NHAU VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA KÍ VĂN
HỌC
1. Quan niệm khác nhau của thể loại ký
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về kí. Theo Gulaiep, đặc trưng của kí là tính
tổng hợp về đối tượng mô tả và người ta có thể tìm thấy ở đó không chỉ là những
số phận mà là những bức tranh về phong tục, về đời sống kinh tế, chính trị…Ðặc
trưng này thực ra có thể được xác định rõ nét hơn trong tiểu thuyết. Có người cho rằng
đặc trưng của kí là ở tính chủ quan. Ðiều này có một phần căn cứ nhưng tính chất này
có lẽ được chỉ rõ nhất trong tác phẩm trữ tình. Do kí là một thể loại có tính chất ghi
chép nên nhiều người cho rằng kí phản ánh người thật, việc thật. Quan niệm này được
nhiều người chấp nhận nhưng vẫn chưa lí giải một cách thuyết phục tại sao lại gọi Ðất
nước đứng lên, Thép đã tôi thế đấy... là tiểu thuyết mà gọi Người mẹ cầm súng, Sống
như anh là Kí.

Việc xác định một khái niệm đúng đắn về kí khó khăn một phần vì trong kí có nhiều
loại khác nhau, phần khác vì cách gọi tên của các nhà văn đối với tác phẩm của mình.
Chẳng hạn Tây du kí của Ngô Thừa Ân là một tiểu thuyết, Nhật kí ở rừng của Nam
Cao là một truyện ngắn… Muốn giải quyết vấn đề này, cần xem xét kí một cách có hệ
thống.

2. Đặc trưng của ký văn học

2.1. Xác định phạm vi của kí qua các hệ thống phân loại.

a. Theo hệ thống thơ – tiểu thuyết – kịch – kí.

Qua đối sánh với ba loại kia, kí buộc phải bao hàm tất cả những loại văn xuôi còn lại.
Nhưng nếu chúng ta thừa nhận việc phân chia tổng quát văn học ra ba loại: trữ tình, tự
sự, kịch vẫn là tương đối hợp lí hơn cả thì theo hệ thống này rất ít, chẳng hạn, không
phải chỉ có thơ trữ tình mà bất cứ loại văn thơ nào đậm chất trữ tình là chủ yếu thì dứt
khoát phải xếp vào loại trữ tình như tùy bút chẳng hạn. Viết tùy bút không nhằm

4
---------------------------------------------------------------Ngôn ngữ nghệ thuật – Nhóm 6-----------

thông tin sự thật mà là thông tin tâm trạng. Trong tùy bút, sự thật chỉ là một cái cớ để
chủ thể bộc lộ nội tâm hay dùng ngay hình ảnh trong một thiên tùy bút của Nguyễn
Tuân là “cái đinh” để tác giả móc treo lên bức tường tình cảm của chính mình.

Trong hệ thống này, kí buộc phải bao hàm các loại văn xuôi còn lại. Và nếu chấp
nhận hệ thống trữ tình – tự sự – kịch thì có thể, trước hết, có một số tác phẩm giàu
chất trữ tình mà từ trước đến nay thường được gọi là kí hư tùy bút cần phải được
xếp vào loại trữ tình. Bởi vì, trong tùy bút, chủ yếu không phải là thông tin sự thực.

b. Theo hệ thống trữ tình – tự sự và kịch.

Việc phân phân chia ra ba loại trữ tình – tự sự và kịch là đúng cho văn chương thẩm
mĩ. Như thế buộc kí phải đối sánh thêm với một loại văn học mới nữa. Kết quả cụ thể
là phải xếp những loại vốn trước đây được xem là kí, như bút kí chính luận vào hẳn
loại văn chính luận. Bút kí chính luận chủ yếu không nhằm thông tin sự thật mà là
thông tin lí lẽ. Hiển nhiên, sự thật là có trong bút kí chính luận nhưng đó chỉ mới
thuộc phần luận cứ. Phần lớn hơn và quan trọng hơn trong bút kí chính luận là luận
chứng và luận điểm.

Phản ánh hiện thực là quy luật chung của loại văn học, phản ánh đúng sai, thiếu đủ đó
là vấn đề khác. Nhưng ngay những loại văn học trữ tình và nghị luận một cách chân
thực, thậm chí xác thực cũng chưa hẳn là tùy bút và bút kí chính luận. Cho nên, đặt kí
vào hệ thống trữ tình – tự sự – kịch – chính luận, kí sẽ được giới thuyết thêm chặt
chẽ, không bao hàm tùy bút bà bút kí chính luận , thì nó không bị nghèo nàn mà
rất phong phú. Tuy nhiên, không thể xếp văn chính luận vào kí như từ trước đến nay
vì văn chính luận chủ yếu không phải nhằm thông tin sự thật mà thông tin lí lẽ. Có thể
sắp xếp bút kí chính luận vào văn nghị luận. Như vậy, kí sẽ không bao gồm tùy bút và
bút kí chính luận. Kí có thể phân biệt được với kịch, trữ tình và chính luận.

2.2. Người thật – việc thật trong kí.

Tính xác thực của kí trước hết là ở việc trình bày người thật việc thật. Đó là những
sự kiện, những địa danh, những tên người, những con số có thật. Vì gắn chặt vào
người thật việc thật, nên kí mang tính thời sự cao phục vụ kịp thời hơn cho những nhu
cầu hiểu biết sự thật, những thông tin thực tế của người đọc. Nó đáp ứng nhu cầu

5
---------------------------------------------------------------Ngôn ngữ nghệ thuật – Nhóm 6-----------

thông tin sự thật đến với người đọc. Ví dụ, trong truyện kí Người mẹ cầm súng của
Nguyễn Thi, những sự việc và con người mà còn nóng hổi không khí của những cuộc
đấu tranh chính trị và vũ trang. Viết về cái có thật trong cuộc sống, kí tôn trọng tính
chính xác thực của đối tượng miêu tả. Đặc điểm này tạo nên niềm tin cậy và gần như
là một định lệ giao ước giữa người viết với người đọc. Cũng nội dung sự thật này, nếu
phản ánh kịp thời, kí mang tính hấp dẫn và gây những xúc động lớn.

Do trần thuật người thật việc thật, tác phẩm kí văn học có giá trị như những tư liệu
lịch sử quý giá, có ý nghĩa và tác dụng rất lớn ngay đối với sự sáng tạo nghệ thuật về
sau. Tính xác thực là đặc trưng quan trọng nhất và có tính nguyên tắc của kí. Dĩ nhiên,
tính xác thực về người thật, việc thật bao hàm những tâm trạng và lí lẽ chứa đựng
trong người thật việc thật đó. Pôlêvoi từng nói: “Kí có địa chỉ chính xác của nó”.
Những nhân vật tạo nên phải là những người thật trong cuộc sống hiện thực, những sự
việc mô tả phải dính chặt với địa điểm. Cũng không phải ngẫu nhiên mà loại thể văn
học này ở nước ngoài gọi là “văn học báo cáo”, “văn học tư liệu – nghệ thuật”, …

Xét từ bản chất và gốc gác, kí không nhằm thông tin thẩm mĩ mà là thông tin sự thật
nhưng không vì vậy mà kí thiếu tính nghệ thuật. Sở dĩ kí có tính nghệ thuật bởi vì
trước hết ngay trong hiện thực cũng đã bao hàm cái thẩm mĩ đồng thời chính nhiệt
tình khát khao mong biết được sự thật cũng góp phần tạo nên những quan hệ thẩm mĩ.
Bám chặt cả người thật, việc thật, các tác phẩm kí xét một cách tương đối có thể rút
ngắn khoảng cách giữa sáng tạo nghệ thật và cuộc sống, phục vụ kịp thời hơn cho
những nhu cầu hiểu biết cuộc sống của người đọc.

2.3. Tính chất, mức độ, phạm vi hư cấu của tác phẩm kí.

a. Tính chất:

Kí là viết về người thực việc thực. Người viết phải đạt được tính xác thực đến mức
tối đa với những thành phần xác định như tên tuổi, lai lịch, ngoại hình, nguồn gốc
gia đình, ngọn nguồn văn hóa, thành tích, thời gian, địa điểm, địa hình, địa thế, thời
tiết, những quan hệ xã hội cơ bản, những diễn biến chính của sự việc, con số, …
Nghĩa là kí phải đảm bảo tính chân thực của sự kiện và con người. Ngoài ra, tác giả

6
---------------------------------------------------------------Ngôn ngữ nghệ thuật – Nhóm 6-----------

được quyền sắp xếp, liên kết các sự kiện cho hợp lí, bổ sung một số nội dung phụ theo
một mục đích nhất định.

Hư cấu sẽ được quyền sử dụng ở những thành phần không thật xác định, trước hết là
nội tâm của nhân vật. Người viết kí có thể căn cứ vào tính cách và hoàn cảnh chung để
tưởng tượng về diễn biến nội tâm của họ. Liên quan với trên, là những cảnh sắc thiên
nhiên trong cảm xúc trữ tình của nhân vật. Cuối cùng là những nhân vật phụ điểm
xuyết cho thêm sinh động, nhưng không được vi phạm lôgíc khách quan của câu
chuyện.

b. Mức độ:

Tác phẩm kí văn học có thể hư cấu, nhưng nói chung là ít và thường ở những
thành phần không xác định và với mục đích góp phần tái hiện lại một cách xác
thực người thật việc thật. Tác giả được quyền sắp xếp, liên kết các sự kiện cho hợp lí,
bổ sung một số nội dung phụ theo mục đích nhất định, trước hết là nội tâm của nhân
vật. Người viết kí có thể căn cứ vào tính cách và hoàn cảnh chung để tưởng tượng về
diễn biến nội tâm của họ. Bên cạnh đó, chúng ta thấy sự thật lại xảy ra trong không
gian và thời gian xác định của quá trình vận động lịch sử nên càng có ý nghĩa của một
hiện tượng không lặp lại trong lịch sử. Nó có thể hiện được miêu tả, kể lại trong tương
lai với sự hỗ trợ của khả năng hư cấu tưởng tượng

Nhà văn có tư tưởng, tình cảm hoàn toàn đúng đắn chỉ việc chép lại thì trước khi chép,
ít nhất cũng phải nghe hoặc thấy, tức là nghe kể lại hoặc chứng kiến. Trong trường
hợp chứng kiến và viết lại, nhà văn vẫn không thể bao quát hết mọi sự việc hoặc nhớ
hết mọi sự diễn biến một cách tường tận, … Nhà văn chỉ nghe kể lại mà không chứng
kiến thì có thể sẽ nghe từ nhiều nguồn khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp và trong
trường hợp nào, người kể cũng không thể biết hết, nhớ hết.

c. Phạm vi:

Đây không phải là vấn đề cơ bản nhất nhưng lại có ý nghĩa then chốt, miễn là chúng ta
thừa nhật rằng phạm vi nào cũng có ý nghĩa tương đối. Trong người thật việc thật, có
những thành phần xác định như tên tuổi, lai lịch, ngoại hình, nguồn gốc gia đình, ngọn
nguồn văn hóa, thành tích, … thời gian địa điểm, địa hình địa thế, thời tiết, những

7
---------------------------------------------------------------Ngôn ngữ nghệ thuật – Nhóm 6-----------

quan quan hệ xã hội cơ bản, những diễn biến chính của sự việc, … Ở những thành
phần xác định này, người viết kí phải phấn đấu đến mức xác thực tối đa. Tuy nhiên,
ngay ở những thành phần này cũng có nhiều chỗ người viết bất lực và cũng không biết
thêm gì hơn thì đành phải dùng đến hư cấu. Hư cấu sẽ được quyền sử dụng rộng rãi ở
những thành phần không thật xác định, trước hết là nội tâm của nhân vật. Người viết
kí có thể căn cứ vào tính cách và hoàn chung để tưởng tượng về diễn biến nội tâm của
họ, cũng như thiên nhiên, nhân vật phụ, việc sắp xếp, tổ chức hệ thống cốt truyện.

Trong tác phẩm kí văn học, nhà văn có thể hư cấu nhưng nhìn chung có phần hạn
chế và thường ở những thành phần không xác định.

d. Nhân vật trần thuật của kí:

Nhân vật người trần thuật thường là tác giả, đóng vai trò người chứng kiến, để
tăng cường tính xác thực của con người và sự việc trong tác phẩm kí. Nhân vật này
trực tiếp bàn bạc, đánh giá đối tượng khác hẳn với nhân vật người kể chuyện thường
ẩn mình trong thể loại truyện. Do cái “tôi” tác giả bộc lộ một cách trực tiếp nên tính
khuynh hướng của tác phẩm rất rõ ràng, khen chê, yêu ghét phân minh.

Chính vì bộc lộ vai trò người chứng kiến, người kể chuyện một cách trực tiếp nên tính
trữ tình của nhân vật trần thuật rất cao, thậm chí có thể gọi là nhân vật trữ tình. Cái
“tôi” tác giả hoàn toàn có quyền bộc lộ trực tiếp khuynh hướng qua ngôn ngữ trữ tình
và chính luận của mình.

IV. CÁC TIỂU LOẠI


1. Phân loại
Về sự phân loại của kí cũng có nhiều tranh luận. Nhưng có lẽ ít nhiều đã có sự thống
nhất hoặc đồng cảm khi các nhà lí luận chia kí thành hai loại:
1- Kí trữ tình gồm: tùy bút, nhật kí….
2- Kí tự sự gồm: phóng sự, kí sự, hồi kí, truyện kí, bút kí (có người xếp bút kí vào loại
trung gian giữa tự sự và trữ tình).
Ngoài ra, các nhà lí luận còn đề cập đến loại kí chính luận. Cũng có nhiều người xếp
các loại tản văn, tạp văn, tạp bút… sang thể kí. Tuy nhiên, cũng không nên băn khoăn
quá nhiều về thể loại. Mọi sự phân chia chỉ là tương đối. Các yếu tố tự sự, trữ tình,

8
---------------------------------------------------------------Ngôn ngữ nghệ thuật – Nhóm 6-----------

chính luận không bao giờ là sự độc chiếm của bất cứ một thể loại nào, nó luôn có sự
hòa trộn, kết hợp, lan tỏa, đan xen lẫn nhau. Dù vậy, sự phân biệt thể loại vẫn là sự
cần thiết, nếu không, sẽ sinh ra những chuyện hiểu lầm, gây khó khăn trong nhận thức
và sáng tác. Đã có một tòa soạn báo khi thông báo về một cuộc thi viết, trong thể lệ
ghi: Thể loại cuộc thi gồm: bút kí, kí sự, kí, ghi chép, phóng sự…Vậy là thiếu chuẩn
xác.
2. Các loại kí thường gặp và đặc trưng.
Do hướng đến những phạm vi thông tin và nhận thức đa dạng, ký cũng rất phong phú,
bao gồm nhiều thể, nhiều tiểu loại.

a. Hồi ký

- Kể về những sự kiện có thực xảy ra trong cuộc đời tác giả, thiên về trần thuật từ ngôi tác giả.

- Hồi ký rất gần với nhật ký ở hình thức giãi bày, không dùng các thủ pháp cốt truyện,
cách kể theo thứ tự thời gian, chú ý đến các sự kiện mang tính chất tiểu sử. Ngược lại,
hồi ký khác với tự truyện ở chỗ hồi ký đặt trọng tâm vào một số sự kiện trong khi tự
truyện có phạm vi rộng lớn hơn, kéo dài cả đời người.

- Hồi ký mang đậm tính chủ quan. Các sự kiện được kể lại không khỏi chịu tác động
bởi các quy luật quên lãng, làm méo lệch của cơ chế hồi ức. Tính chủ quan khiến cho
hồi ký không thể so bì với các tư liệu gốc, các chứng tích, về tính xác thực. Tuy nhiên,
sự thiếu hụt sự kiện, thông tin hay sự phiến diện về đối tượng miêu tả trong hồi ký lại
được bù đắp bởi văn phong sinh động, cảm tưởng trực tiếp của cá nhân tác giả.

b. Ký sự

- Ký sự có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh, là một thể của ký thiên
về tự sự là loại thể có yếu tố trữ tình và chính luận.

- Ký sự là bức tranh toàn cảnh thường ghi chép các sự kiện, hay kể lại một câu chuyện
khi nó mới xảy ra. Kí sự thiên về phản ánh sự kiện, sự việc hơn là phản ánh con
người.

- Ký sự có những đặc điểm chung với bút ký như: viết về người thật việc thật mà tác
giả trực tiếp chứng kiến; cốt truyện khống chặt chẽ như trong truyện; sử dụng nhiều

9
---------------------------------------------------------------Ngôn ngữ nghệ thuật – Nhóm 6-----------

biện pháp và phương tiện biểu đạt nghệ thuật,… Song ở ký sự, phần bộc lộ cảm nghĩ
của tác giả và những yếu tố liên tưởng, nghị luận thường ít hơn ở bút ký, tuỳ bút.

=> Có thể nói trong các tiểu loại của ký thì ký sự gần với truyện hơn cả.

- Ký sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, hoặc Thượng kinh ký sự (Ký sự lên kinh
đô) của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là những ký sụ tiêu biểu.

c. Phóng sự

- Phóng sự là loại kí ghi chép kịp thời một vấn đề có ý nghĩa thời sự nổi bật bằng
những sự thật xác thực, tái hiện sự thật. Phóng sự rất xác thực trong việc ghi chép,
phản ánh sự việc nhưng có màu sắc chính luận.

- Nội dung chủ yếu của phóng sự thiên về vấn đề mà người viết muốn đề xuất và giải
quyết. Trong phóng sự thường nổi lên hình tượng tác giả xông xáo, tự mình thăm dò,
hỏi han người thực việc thực. Tác giả phóng sự báo chí thường là những người tác
nghiệp cho một cơ quan thông tấn, nhưng quan điểm riêng của họ có ý nghĩa quan
trọng, làm cho họ không chỉ là người đưa tin mà còn là người phân tích độc lập, đáng
tin cậy.

- Tôi kéo xe của Tam Lang Vũ Đình Chí (1900-1983), trong thời thuộc địa, Nguyễn Ái
Quốc với phóng sự Bản án chế độ thực dân Pháp, nữ văn sĩ Pháp Andrée
Viollis với Đông Dương cấp cứu gây chấn động dư luận thế giới.

d. Bút ký

- Bút kí là một thể của ký, thiên về ghi lại một cảnh vật mà nhà văn mắt thấy tai nghe
tái hiện con người và sự việc một cách phong phú. Bút kí tái hiện những chi tiết xác
thực về con người và sự việc ghi lại những cảm nghĩ về những sự việc, hiện tượng
được phản ánh.

- Bút ký thường có quy mô tương ứng với truyện ngắn nhưng khác truyện ngắn ở chỗ
tác giả bút ký không sử dụng hư cấu vào việc phản ánh hiện thực.

- Ai đã đặt tên cho dòng sông, cái đêm hôm ấy... đêm gì.

e. Truyện ký
10
---------------------------------------------------------------Ngôn ngữ nghệ thuật – Nhóm 6-----------

- Truyện kí thường tập trung cốt truyện vào việc trần thuật một nhân vật: những danh
nhân về khoa học và nghệ thuật, những anh hùng trên mặt trận chiến đấu và sản xuất,
chính khách, nhà hoạt động cách mạng triển khai những tình tiết thành một cốt truyện
hoàn chỉnh.

f. Tùy bút

Là một thể của ký đối lập với phóng sự. Nếu phóng sự thiên về tự sự với điểm tựa là
sự kiện, thì tùy bút nghiêng hẳn về trữ tình với điểm tựa là cái tôi của tác giả. Hình
thức thể loại này cho phép nhà văn phóng bút viết tùy theo cảm hứng, tùy cảnh, tùy
việc mà suy tưởng, nhận xét, đánh giá, trình bày v.v. Những chi tiết, con người cụ thể
trong tác phẩm chỉ là cái cớ để tác giả bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá.

- Cấu trúc của tùy bút ít bị ràng buộc bởi trình tự diễn biến của sự việc ngoài đời thực.

g. Nhật ký

- Là ghi chép của cá nhân về sự kiện có thật một thể loại ký mang tính chất riêng tư
đang và tiếp tục diễn ra theo thời gian.

h. Du ký

- Loại ký phản ánh, truyền đạt những cảm tưởng, suy nghĩ về những điều mắt thấy tai
nghe khám phá những điều mới lạ. Hình thức của du kí rất da dạng.

V. PHÂN BIỆT TRUYỆN VÀ KÍ.

Thể loại
Truyện Ký
Đặc điểm
Cốt truyện và Thường có cốt truyện
Không có cốt truyện, nhân vật.
nhân vật và nhân vật.
Gồm có các thể loại như truyện Gồm có các thể loại: bút kí,
Thể loại ngắn, truyện vừa, truyện dài, kí sự, phóng sự, hồi kí, nhật kí,
tiểu thuyết. tùy bút...

11
---------------------------------------------------------------Ngôn ngữ nghệ thuật – Nhóm 6-----------

Truyện phần lớn dựa vào Kí thường chú trọng, ghi chép,
tưởng tượng, sáng tạo của tác tái hiện lại các hình ảnh, sự việc
Nội dung giả trên cơ sở quan sát, tìm hiểu của đời sống, thiên nhiên và
cuộc sống, thiên nhiên. con người theo sự đánh giá,
cảm nhận của tác giả.

VI. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM CỤ THỂ

Tác phẩm: Việc Làng.

Tác giả: Ngô Tất Tố.

Thế loại: Phóng sự - một trong những tiểu loại của kí.

Ở mỗi ngôi làng xưa đều sẽ có những tục lệ, nguyên tắc riêng phù hợp với lối sống, tín
ngưỡng của nhân dân làng ấy. Những tục lệ, nguyên tắc ấy được xem như một nét văn
hóa độc đáo ở mỗi làng và được lưu giữ bảo tồn qua nhiều thế hệ của làng đó.

Thế nhưng những tục lệ đó theo bước tiến của thời gian, thời đại đã dần bộc lộ ra
những khuyết điểm của mình, đặc biệt là cho tới thời kì trước cách mạng tháng Tám,
thì Làng lại càng bộc lộ ra những mặt trái của nó. Tại đó tồn tại những hủ tục, tục lệ
vô lý là những mặt trái của đời sống nhân dân chốn thôn quê. Và những mặt trái đó
được Ngô Tất Tô phơi bày một cách trần trụi nhất trong tác phẩm Việc Làng của ông.

Đôi nét về nhà văn Ngô Tất Tố và tác phẩm.

Ngô Tất Tố- một nhà văn, nhà báo có tầm ảnh hưởng tới nền văn học Việt Nam, đặc
biệt là trước năm 1945. Nhắc đến Ngô Tất Tố ắt chúng ta phải nhắc đến phong cách
của Ngô Tất Tố, đó chính là: chủ nghĩa hiện thực về người nông dân và là một nhà
văn giao thời.

Tác phẩm Việc làng ra đời năm 1941, là một thiên phóng sự toàn diện và mô tả chi
tiết nhất về bộ mặt nông thôn Việt Nam trước năm 1945. Khác với kiểu phóng sự của
Vũ Trọng Phụng, nếu như Vũ Trọng Phụng mang đến trong văn chương của ông một
giọng điệu trào phúng, châm biến thì với tâm thế của một nhà văn viết về hiện thực
của người nông dân bằng giọng văn đầy trăn trở và xúc động, vì vậy dù là những tác

12
---------------------------------------------------------------Ngôn ngữ nghệ thuật – Nhóm 6-----------

phẩm với vai trò “phơi bày” hiện thực xã hội, thì ta vẫn luôn thấy được số phận của
những người nông dân phải lăn lộn trong nghịch cảnh. Tác phẩm Việc làng đã phản
ánh tận chiều sâu những cội rễ của cả hai mặt phong tục và hủ tục, nó tồn tại dai dẳng
đến thế, không chỉ đến thời Ngô Tất Tố viết Việc làng, mà cả cho đến hôm nay.

Đặc trưng tác phẩm

- Ngô Tất Tố đã tái hiện lại tất cả những gì diễn ra như một thước phim quay cận
cảnh, sinh động:

+ Chuẩn bị: buổi ”chứa hàng xóm” hôm ấy được ghi lại theo đúng trình tự thời gian
và không gian. Việc chuẩn bị được bắt đầu từ lúc nửa đêm cho đến sáng sớm thì đã
đâu vào đấy.

+ Thành phần tham dự: được tường thuật bao quát gồm đông đủ cả già trẻ, lớn bé, từ
các cụ tai to mặt lớn trong làng đến những thằng ”tí nhau”, mà lại ”toàn là đàn ông
cả”.

=> Phản ánh được hiện thực về một xã hội chỉ tìm mọi cách để chia chác, bóc lột
con người, một xã hội ” trọng nam khinh nữ” .

- Tác giả đã đưa ra những số liệu xác thực, những ghi chép một cách tường tận: gà
nhỏ, xổi ít để đối lập với những yêu cầu về việc là suất cỗ và thành quả của anh mõ
sau đó...

- Điều thú vị là tác giả đang miêu tả tất cả những điều đó với một sự tò mò cao độ.
Bản thân ông cũng không hề biết và không hề tưởng tượng được làm thế nào để một
con gà và cỗ xôi nhỏ chừng ấy có thể chia thành hai mươi ba cỗ với cả thảy là tám
mươi ba suất. Và dõi theo cặp mắt của tác giả, người đọc cũng tò mò muốn biết diễn
biến. Một sự việc bình thường bỗng trở thành tình huống tạo sự thắc mắc và chờ
đợi.

- Lời phóng sự đan xen tả và kể, với những mảng đối thoại ngắn phù hợp với thể loại
tiểu thuyết nhưng lại có giá trị truyền tải thông tin lớn đã dựng lên sống động không
khí chuẩn bị cho đám “chứa hàng xóm’ với những sắc thái riêng biệt của nếp sinh hoạt
làng quê.

13
---------------------------------------------------------------Ngôn ngữ nghệ thuật – Nhóm 6-----------

- Một trong những đặc trưng của nghệ thuật viết phóng sự là việc bám sát vào đời
sống, lật đi lật lại vấn đề để nó trở nên thuyết phục đối với người đọc. Ngô Tất Tố đã
rất thành công ở điểm này khi ông miệu tả tỉ mỉ và chi tiết cách làm cỗ - nghệ thuật
băm thịt gà của anh mõ. Cũng giống như trước đó, công việc lại tiếp tục được miêu tả
cụ thể ở nhiều công đoạn: bưng bát đĩa, đổi thớt, mài dao, bày đĩa la liệt, chia xôi,
thái lòng, chặt sỏ, chặt phao câu.

=> Thủ pháp tâm lí và cách miêu tả cận cảnh, miêu tả một cách tỉ mỉ khiến cho
người đọc như bị cuốn vào cảnh chia cỗ, phải chăm chú dõi theo từng hành động, từng
lần đưa dao lên xuống của anh mõ, đếm từng miếng gà bị băm ra (92 miếng) được
cảm nhận cả bằng thị giác, thính giác kết hợp với miêu tả, bình, ngôn ngữ tạo hình, tạo
nhạc mang lại cho người đọc cảm giác chân thực như đang được tận mắt chứng kiến.

[Tiếng dao công cốc đụng vào mặt thớt, nhịp nhàng như tiếng mõ của phường chèo,
không lúc nào mau, cũng không có lúc nào thưa. Mỗi tiếng cốc là một miếng thịt gà
băng ra”, và những miếng thịt gà lại có thể đều nhau và đẹp đến được như vậy. “
Miếng nào cũng như miếng ấy, đứt suốt từ xương đến da, không còn dính nhau mảy
may. Trông những miếng thịt gà của hắn bốc ra góc mâm, mới đẹp làm sao! Không
giập, không nát, không bong da, nó giống như tập cánh con bươm bướm. Nếu để
trước môi mà thổi, có thể bay được mười thước”.]

- Cái độc đáo của phóng sự được thể hiện rất nhiều trong cách miêu tả khách quan
của Ngô Tất Tố, điều kiện quan trọng và cần thiết của thể loại phóng sự. Để người đọc
có những phút giây say mê, thoải mái bay bổng bên bàn tay kheo léo của anh mõ
nhưng vẫn không lúc nào lãng quên ý nghĩa phê phán những tệ nạn, hủ tục của xã hội
phong kiến Việt Nam thời bấy giờ.

Những tục lệ, việc làng xuất hiện trong tác phẩm

Không thể phủ nhận rằng, những tục lệ sinh ra trong làng đã đóng góp làm phong phú
và đa dạng cho nền văn hóa của dân tộc. Thế nhưng đến giai đoạn nhân dân ta bước
vào thời kì “một cổ hai tròng”, bản chất con người đã bị tha hóa, từ đó những tục lệ ấy
trở thành hủ tục. Những tục lệ ấy dường như đã không còn phù hợp với thời cuộc, vì
vậy nó trở thành hủ tục. Không những vậy, những vị bô lão có chức tước, vai vế trong

14
---------------------------------------------------------------Ngôn ngữ nghệ thuật – Nhóm 6-----------

làng còn vin vào những tục lệ ấy để chèn ép tới những người trong làng. Ví như ở
chương cuối “ Một cái thảm trạng”, chuyện sinh đẻ là lẽ thường tình, nhưng tục ở làng
đó thì lại coi là “Sinh dữ tử lành”, coi đàn bà chửa là một cái gì đấy làm ô uế lắm, lấy
đó là cái mà ghê gớm lắm, nhưng lại chẳng có cơ sở căn cứ nào giải thích được rằng
nó ghê gớm, nó tai hại ở đâu, ở chỗ nào. Đấy, đấy chính là cái hủ tục đấy.

Hình ảnh mâm cỗ, hội làng trong tác phẩm

Xuyên suốt tác phẩm, ta sẽ thấy một hình luôn được đi lặp đi lặp lại, cũng như tất cả
những gì xấu xa nhất đều sẽ được diễn ra ở mâm cỗ cúng làng và hội làng. Mâm cỗ ở
trong tác phẩm có đôi khi xuất hiện là với vai trò là “vào ngôi”, có đôi khi với vai trò
là “ăn vạ”. Nhưng sẽ đều luôn có điểm chung đó chính là tốt rất nhiều tiền đễ làm ra
được một cái cỗ đãi cả làng, và sẽ luôn được quy định theo lệ làng là phải cái đám ấy,
cái lễ ấy thật to và phải là như thế.

Dân gian ta có câu “miếng ăn là miếng nhục”, quả không sai, tất cả những thói hư, tật
xấu đều phản ánh hết trên cái được gọi là “mâm cỗ” kia. Như ở chương thứ 14 “Xâu
lòng thờ, chỉ vì không được chia cho đủ phần là hai xâu lòng lợn cho cụ Chưởng lễ mà
nhân vật Bác Đắc được một phen khốn khổ khốn nạn, lao đao với cái nguy cơ bị bỏ tù
vì cái làng đã ra lệ điều là phải như thế.

Những mâm cỗ đãi như vậy mỗi lần ngốn mất của gia chủ đến cả hơn trăm lượng bạc,
nhưng người ta vẫn phải cố gắng lo lót cho đủ, dù có phải bán ruộng, bán trâu hay
thậm chí là dỡ nhà, cũng phải cố lo cho xong bằng được. Và một bữa lệ làng ấy, lại
chẳng khác nào như một món nợ lãi chung thân chẳng bao giờ trả hết. Bởi ngần ấy
tiền, đâu phải là ít, bán ruộng bán trâu, dỡ nhà lấy củi đem đi bán cũng chẳng đủ,
không đủ thì phải đi vay, đến lúc lo xong bữa cỗ lệ làng thì ruộng mất, trâu mất, tư
liệu sản xuất không còn, lấy đâu ra mà làm để mà trả nợ. Đến lúc ấy thì họ phải bán
sức lao động, đi gánh hàng thuê đến đô chai cả vai, hay là đi kéo xe, đi ngót nghét đến
cả mấy chục cây số.

Thậm chí, cỗ làng còn được miêu tả là “một bữa cỗ ăn vạ”, chỉ xuất phát từ những tư
thù cá nhân mà những người được coi là đứng đầu một làng, lại vu khống cho dân
thường, họ ngang nhiên mở một cái cỗ thật to, thật linh đình với cái cớ là vì người ấy

15
---------------------------------------------------------------Ngôn ngữ nghệ thuật – Nhóm 6-----------

phải tội với làng, giờ phải đãi cỗ để chuộc lỗi. Những nguyên nhân vô lý, vô căn cứ
như cứ bủa vây lấy những người xấu số, đẩn họ đến bước đường cùng, và đẩy họ vào
chỗ chết. Vì thế, những hủ tục ấy không chỉ trả bằng tiền, bằng mô hôi, công sức lao
động của người nông dân, mà còn là trả bằng cả mạng sống của họ. Liệu như vậy có
đáng không?

Mâm cỗ làng được đặc tả khá chi tiết, nhưng chi tiết trào phúng nhất, châm biếm nhất
chắc phải kể đến như “Nghệ thuật băm thịt gà”. “Băm” thịt gà làm sao cho với một
con gà và một mâm xôi, phải chia được thành 23 mâm cỗ. Có thật nực cười và vô lí
làm sao, ấy thế mà cũng chia được. Chẳng là, thịt gà sẽ chẳng được chặt thành từng
khúc vuông vắn như bây giờ, mà thay vào đó là mỏng tang, các miếng mỏng được xâu
lại bằng cái tăm.

Những tục lệ ấy dần dần biến trở thành hủ tục, làm tội làm tình những người nông
dân mà bị nền trí thức đương thời bỏ quên. Nếu như bản chất của tục lệ làng là nhằm
hướng con người ta đến những giá trị cộng đồng, là sự đoàn kết và là một nét văn hóa,
thì khi nó trở thành sự ràng buộc, bất chấp hoàn cảnh, và khiến những kiếp người bị
đẩy vào lầm than. Và những hủ tục ấy dần dần biến chất, như mội cái ung nhọt tồn tại
trong cộng đồng làng xã. Dường như nó trở thành một công cụ, công cụ để những tầng
lớp thống trị bòn rút của cải, sức sống của người dân làng đó.

Sự bòn rút, mối mọt ẩn sau vỏ bọc tình làng nghĩa xóm.

Một trong những đặc điểm của làng khi hình thành đó chính là tập hợp những người
cùng huyết thống, hoặc chung sống cùng một địa vực trở thành những người được gọi
là cùng một làng. Sẽ không có gì đáng nói, nếu như ở những làng lại tồn tại những
kiểu tục lệ như “vào ngôi”, tức là những người sinh sống ở làng đó trên ba đời mới
được gọi là “thành tổ” là cư dân của làng, còn những người chỉ 2 đời thì vào những
dịp hội làng, người được phần ăn, phần gói, mình lại chẳng được miếng nào, đến lúc
cha mẹ mất thì lại chẳng có chỗ chôn thân. Thật quả là một sự nhục nhã.

Đó còn là hình ảnh bà Tư Tỵ trong “Nén hương sau khi chết”, phận góa phụ từ sớm,
lại không có con cái, bà là người hà tiện, cả đời tích góp thế nhưng đứng trước những
điều kiện vô lý, bà vẫn phải đem những công sức lao động của mình ấy ra, cho không

16
---------------------------------------------------------------Ngôn ngữ nghệ thuật – Nhóm 6-----------

biếu tặng những người như ông lý, ông phó, chỉ mong rằng được yên thân. Đến người
họ hàng thân thích duy nhất cũng đục khoét bà ta như mọt, chỉ với mong muốn khi
chết vẫn còn chỗ chôn cất tử tế, vẫn còn có người hương khói.

Nguyên nhân sâu xa của những cơ sự ấy

Nếu phải thực sự tìm ra một nguyên do để giải thích cho sự phi lý, trước hết tôi nghĩ
nó đến từ sức ép dư luận. Sức ép dư luận được thể hiện ở chỗ, nếu những người đó
không tuân thủ theo lệ làng, thì sẽ là có tội với làng, sẽ bị dèm pha, xa lánh, chết
không ai khiêng, không có chỗ chôn, ăn cỗ ở làng không ai chịu ngồi chung mâm…
đến lúc ấy chỉ có nước bỏ làng mà đi. Tất cả những thứ ấy chính là sức ép dư luận.
Sức ép dư luận như một bàn tay vô hình trói chặt lấy người dân xấu số ấy khiến cho
họ không thể nào cựa mình được và cách thoát ra duy nhất đó chỉ có thể là tuân theo lệ
làng, dù cho có phải mất hết cũng phải tuân theo cho bằng được.

Đúng là trong cộng đồng làng xã Việt Nam tồn tại những giá trị tốt đẹp, đó chính là
tình làng nghĩa xóm, hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Thế nhưng nó đã trở thành
công cụ để những kẻ cường hào ác bá lộng quyền lộng hành. Những kẻ cường hào ác
bá ấy sẽ vin vào những cái cớ như tu sửa đình làng để bòn rút tiền bạc, buôn thần bán
thánh đe dọa nếu không giao nộp của cải thì phải tội với thần thành, với dân làng.

Liệu thực sự có vị thần thánh, phật pháp nào có cái giáo lý ấy? Phật tại tâm, việc cúng
dường công đứa xuất phát từ chính sự mong muốn của họ, nếu như không có nhưng
tâm sáng, chứng được lòng thành, ắt thánh cũng sẽ linh. Thế nhưng, những kẻ được ăn
chốc ngồi trên ấy lại biến những điều ấy thành lý do hợp thức hóa những hành vi bất
nhân của mình.

Bằng sự quan sát tinh tế, Ngô Tất Tố khai thác các hủ tục lạc hậu, vô lý ở nhiều khía
cạnh. Hệ lụy mà chúng gây ra thì lại vô cùng nghiêm trọng, mà cho đến tận ngày nay
vẫn còn tồn tại trong tư duy của một bộ phận dân cư làng xã hiện nay. Tác phẩm ra
đời như một bản án lên án về những đại diện cho chế độ thời ấy, bị lấn át bởi lòng
tham, bòn rút của cải của nhân dân để từ đó củng cố địa vị và quyền lực mình bằng
cách chà đạp lên những kiếp người xấu số. Đó là sự tàn nhẫn và ích kỉ của một bộ

17
---------------------------------------------------------------Ngôn ngữ nghệ thuật – Nhóm 6-----------

phận con người, như một loại ký sinh, sống và lớn dần trong tâm thức của những kẻ
tham lam ấy.

Làng vốn dĩ là một cái xã hội phong kiến thu nhỏ, nên vì vậy nhìn vào làng chẳng
khác nào chúng ta đang được soi chiếu một xã hội nửa thực dân nửa phong kiến ấy cả.
Mặc dù thấy được hiện trạng nhức nhối trong đời sống người nông dân ở làng quê
nghèo nhưng đây không phải bản chất của họ. Những thứ được lưu truyền qua hàng
thế kỷ kia khiến người dân nghèo quẩn quanh sau lũy tre làng chỉ biết tiếp thu và tuân
theo.

Phân hóa giai cấp lúc bấy giờ khiến người nông dân thấp cổ bé họng không được
quyền phản kháng. Giai cấp thống trị bành trướng, không ngần ngại giẫm đạp lên họ
để tư lợi. Ngô Tất Tố cầm bút để vạch ra những tồn tại đã bám sâu trong lòng nông
thôn Việt Nam và đấu tranh cho tiếng nói, lợi ích của họ.

18

You might also like