You are on page 1of 2

PHÁC THẢO VỀ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Câu 1: Xác định bố cục văn bản

Văn bản được chia làm 3 phần

- Phần 1: từ đầu đến “những tác phẩm tiêu biểu, nổi bật”: nói về thực trạng văn học thành phố
Hồ Chí Minh từ sau giải phóng
- Phần 2: tiếp theo đến “hương sắc của Thành phố”: nói về đặc điểm nội dung tiêu biểu và của
một số tác phẩm mang tính biểu tượng cùng mốt số nhà văn, thơ tiêu biểu
- Phần 3: còn lại: kết luận

Câu 2: Những yếu tố nào đã tạo điều kiện cho văn học hiện đại của Thành phố Hồ Chí Minh phát triển
và đạt được nhiều thành tựu? Em đánh giá cao yếu tố nào nhất? Vì sao?

Những yếu tố đã tạo điều kiện cho văn học hiện đại của Thành phố Hồ Chí Minh phát triển và đạt
được nhiều thành tựu:

- Báo chí và hoạt động xuất bản đầy sôi nổi


- Những cây bút trẻ đam mê văn học đang hừng hực khát khao, ai cũng muốn đem tài năng của
mình phục vụ dân tộc trong vận hội mới
- Những nhà văn lâu nay bị kềm kẹp trong chính thể cũ giờ được tự do sáng tạo
- Do ảnh hưởng của các nền văn hoá, có điều kiện bổ sung cho nhau, tiếp thu từ nhiều nguồn

Theo em yếu tố “Báo chí và hoạt động xuất bản đầy sôi nổi” là quan trọng nhất do nó tạo sự kích
thích to lớn đối với người sáng tác văn học ở Thành phố Hồ Chí Minh, tạo thu nhập hứa hẹn cho các
nhà văn cũng như ngành xuất bản.

Câu 3: Xác định những đặc điểm cơ bản của văn học hiện đại Thành phố Hồ Chí Minh được nêu trong
bài viết. Làm rõ những đặc điểm ấy qua việc phân tích ngắn gọn một số tác phẩm văn học hiện đại tiêu
biểu của Thành phố Hồ Chí Minh.

Những đặc điểm cơ bản của văn học hiện đại Thành phố Hồ Chí Minh:

- Miêu tả thực trạng con người cố gắng tìm cách thoát ra khỏi sự kềm nén, siết chặt của những cơ
chế quản lí lạc hậu, mang khát vọng đổi mới, mong muốn góp phần xây dựng một xã hội mà con
người thực sự
- Quyết liệt, bứt phá trong hành trình khám phá thế giới nội tâm

Phân tích ngắn gọn một số tác phẩm văn học hiện đại tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh
Tác phẩm: Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng

Nội dung: Một cặp cha con bị chiến tranh chia cắt nhưng khi có cơ hội gặp lại người con đã
không nhận ra người cha do dấu vết của chiến tranh mà đối xử như người lạ. Đến khi người con
nhận cha thì đã đến lúc người cha phải ra chiến trường lần nữa. Sau đó người cha chết.
Phân tích: Truyện Chiếc lược ngà đã diễn tả một cách xúc động tình cảm thắm thiết, sâu nặng
của cha con anh Sáu. Trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, tình cảm thiêng liêng ấy càng cao
đẹp và ngời sáng. Câu chuyện không chỉ nói lên tình cha con thiêng liêng mà còn gợi cho người
đọc suy ngẫm và thấm thía những éo le, đau thương, mất mát mà chiến tranh mang đến cho
bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình. Vì vậy mà ý nghĩa tố cáo, lên án chiến tranh xâm lược
của truyện khá sâu sắc. Đây là câu truyện có cốt truyện hấp dẫn, xoay quanh những tình huống
bất ngờ nhưng vẫn tự nhiên, hợp lý. Giọng kể mộc mạc, tự nhiên. Ngôn ngữ gần với khẩu ngữ và
đậm màu sắc Nam Bộ. Đặc sắc của truyện ngắn này còn thể hiện ở ngòi bút miêu tả tâm lí, đặc
biệt là tâm lý trẻ em rất tinh tế và chính xác. Điều đó thể hiện sự nhạy cảm và tấm lòng yêu
thương, trân trọng của nhà văn với con người và cuộc đời.

Câu 4: – Theo bài viết, thành tựu của văn học hiện đại Thành phố Hồ Chí Minh tập trung vào thể loại
gì? Nguyên nhân nào giúp em nhận biết được điều ấy?

Theo bài viết, thành tựu của văn học hiện đại Thành phố Hồ Chí Minh tập trung vào thể loại tiểu
thuyết, do tuy có nói về thơ những chủ nhân bài viết cũng chỉ xem những tác phẩm ấy như
những thành tưu cá nhân, một thành công cơ bản, trong khi người xem những tiểu thuyết như
“những con kênh, con suối đang hoà vào dòng chảy của văn học thế giới.”

Câu 5: Nêu nhận xét của em về bài viết trên

Có thể do không có hứng thú với văn học (cụ thể là tiểu thuyết) Việt Nam nói chung và thành
phố Hồ Chí Minh nói chung nên cá nhân em thấy bài viết này khá nhàm chán, phần có lẽ là do
em thích thơ hơn mà cách bài viết khai thác về mảng này khá hời hợt nên chưa tạo được hứng
thú. Nói chung là dở.

You might also like