You are on page 1of 8

Họ và tên hs: ...................................................................

1
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ

* PHẦN LÝ THUYẾT
1. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT:
a. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt:
– Là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để trao đổi thông tin, ý nghĩ, tình cảm,…đáp ứng nhu
cầu của cuộc sống.
– Có 2 dạng tồn tại:
+ Dạng nói: giao tiếp, trò chuyện
+ Dạng viết: nhật kí, thư từ, chuyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại,…
b. Đặc trưng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
– Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng
ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá
nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè,…
– Đặc trưng:
+ Tính cụ thể: Cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội
dung và cách thức giao tiếp…
+ Tính cảm xúc: Cảm xúc của người nói thể hiện qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử dụng
kiểu câu linh hoạt,..
+ Tính cá thể: là những nét riêng về giọng nói, cách nói năng => Qua đó ta có thể thấy được
đặc điểm của người nói về giới tính, tuổi tác, tính cách, sở thích, nghề nghiệp,…
Trong đề đọc hiểu, nếu đề bài trích đoạn hội thoại, có lời đối đáp của các nhân
vật, hoặc trích đoạn một bức thư, nhật kí, thì chúng ta trả lời văn bản đó thuộc phong
cách ngôn ngữ sinh hoạt nhé.
2. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT:
a. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật:
– Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông
tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa
chọn, gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.
– Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật: chức năng thông tin & chức năng thẩm mĩ.
– Phạm vi sử dụng:
+ Dùng trong văn bản nghệ thuật: ngôn ngữ tự sự (truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình, hồi
kí…); Ngôn ngữ trữ tình (ca dao, vè, thơ…); ngôn ngữ sân khấu (kịch, chèo, tuồng…)
+ Ngoài ra ngôn ngữ nghệ thuật còn tồn tại trong văn bản chính luận, báo chí, lời nói hằng
ngày…
b. Đặc trưng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
– Là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương
– Đặc trưng:
+ Tính hình tượng: xây dựng hình tượng chủ yếu bằng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa,
so sánh, hoán dụ, điệp…

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ Gv: ONG HÀ GIANG


Họ và tên hs: ...................................................................
2
+ Tính truyền cảm: ngôn ngữ của người nói, người viết có khả năng gợi cảm xúc, tạo ấn
tượng mạnh với người nghe, người đọc.
+ Tính cá thể: là dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi lặp lại nhiều lần qua trang viết, tạo thành
phong cách nghệ thuật riêng. Tính cá thể hóa của ngôn ngữ còn thể hiện trong lời nói của nhân vật
trong tác phẩm.

Như vậy trong đề đọc hiểu, nếu thấy trích đoạn nằm trong một bài thơ, truyện
ngắn, tiểu thuyết, tuỳ bút, ca dao,… và các tác phẩm văn học nói chung thì mình đều trả
lời thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thật.

3. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN:


a. Khái niệm ngôn ngữ chính luận:
– Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các buổi hội nghị,
hội thảo, nói chuyện thời sự,… nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề
về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,…theo một quan điểm chính trị nhất định.
– Có 2 dạng tồn tại: dạng nói và dạng viết.
b. Các phương tiện diễn đạt:
– Về từ ngữ: sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị
– Về ngữ pháp: Câu thường có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán logic trong một
hệ thống lập luận. Liên kết các câu trong văn bản rất chặt chẽ [Vì thế, Do đó, Tuy… nhưng….]
– Về các biện pháp tu từ: sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng sức hấp dẫn cho lí lẽ, lập
luận, tạo ấn tượng cho người đọc, người nghe.
c. Đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận:
Là phong cách được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội.
– Tính công khai về quan điểm chính trị: văn bản chính luận phải thể hiện rõ quan điểm của
người nói/ viết về những vấn đề thời sự trong cuộc sống, không che giấu, úp mở. Vì vậy, từ ngữ
phải được cân nhắc kĩ càng, tránh dùng từ ngữ mơ hồ; câu văn mạch lạc, tránh viết câu phức tạp,
nhiều ý gây những cách hiểu sai.
– Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: văn bản chính luận có hệ thống luận điểm, luận
cứ, luận chứng rõ ràng, mạch lạc và sử dụng từ ngữ liên kết rất chặt chẽ: vì thế, bởi vậy, do đó,
tuy… nhưng…, để, mà,….
– Tính truyền cảm, thuyết phục: thể hiện ở lí lẽ đưa ra, giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ
nhiệt tình của người viết.

Cách nhận biết ngôn ngữ chính luận trong đề đọc hiểu :
-Nội dung liên quan đến những sự kiện, vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,…
-Có quan điểm của người nói/ người viết
-Dùng nhiều từ ngữ chính trị
- Được trích dẫn trong các văn bản chính luận ở SGK hoặc lời phát biểu của các nguyên
thủ quốc gia trong hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự , …

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ Gv: ONG HÀ GIANG


Họ và tên hs: ...................................................................
3
4. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ:
a. Ngôn ngữ báo chí:
– Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến
của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Tồn tại ở 2 dạng: nói
[thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh/ truyền hình…] và viết [báo viết]
– Ngôn ngữ báo chí được dùng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,…
Ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc,… Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử
dụng ngôn ngữ.
b. Các phương tiện diễn đạt:
– Về từ vựng: sử dụng các lớp từ rất phong phú, mỗi thể loại có một lớp từ vựng đặc trưng.
– Về ngữ pháp: câu văn đa dạng nhưng thường ngắn gọn, trong sáng, mạch lạc.
– Về các biện pháp tu từ: sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng hiệu quả diễn đạt.
c. Đặc trưng phong cách ngôn ngữ báo chí:
– Tính thông tin thời sự: thông tin nóng hổi, chính xác về địa điểm, thời gian, nhân vật, sự
kiện,…
– Tính ngắn gọn: lời văn ngắn gọn nhưng lượng thông tin cao [bản tin, tin vắn, quảng cáo,
…]. Phóng sự thường dài hơn nhưng cũng không quá 3 trang báo và thường có tóm tắt, in đậm đầu
bài báo để dẫn dắt.
– Tính sinh động, hấp dẫn: cách dùng từ, đặt câu, đặt tiêu đề phải kích thích sự tò mò của
người đọc.

Cách nhận biết:


+Văn bản báo chí rất dễ nhận biết khi đề bài trích dẫn một bản tin trên báo, và ghi rõ nguồn
bài viết ( ở báo nào? ngày nào?)
+Nhận biết bản tin và phóng sự : có thời gian, sự kiện, nhân vật, những thông tin trong văn
bản có tính thời sự.

* PHẦN THỰC HÀNH


Bài tập 1: Xác định phong cách ngôn ngữ trong các đoạn trích sau:

a. Tôi mỉm cười, rồi ngồi vào bàn, tuy trong người mệt mỏi và không thấy đói mà cũng phải
cố ăn để vui lòng bà chủ. Ông Ba thì vui vẻ lắm, như rất thích được có người đến chơi, nhất người
ấy lại là tôi. Ông uống từng chén rượu lớn, cười nói vang lên. Bà Ba ngồi yên lặng bên cạnh, luôn
luôn gắp thức ăn vào bát, ép tôi ăn. Bà cũng hình như vui vẻ lắm vì thấy chồng vui vẻ.
Tôi đưa mắt nhìn vào trong nhà rồi hỏi:
– Thưa bác, các em đâu, bác không bảo ra ăn cơm một thể.
Bà Ba đáp:
– Cậu cứ ăn đi. Các em nó đã ăn cơm cả rồi.
Ngừng một lát, bà mỉm cười nói thêm:
– Chúng nó thẹn không dám ra.
Ông Ba cười to, đáp:

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ Gv: ONG HÀ GIANG


Họ và tên hs: ...................................................................
4
– Ồ, cậu Bình đấy, chứ ai đâu mà thẹn. Chúng nó không nhớ lúc bé vẫn bám theo cậu ấy xin
quà à?
Tôi cố nhớ lại buổi cuối cùng lên chơi đây, đã lâu lắm. Hình như độ ấy có hai cô gái bé con
để chỏm và mới cắp sách đi học.
Tôi không thể ngờ được lại là hai cô thiếu nữ mà tôi mới thoáng trông thấy ở trong vườn.
(Thạch Lam, Nắng trong vườn)
b. Gã ngồi đây, ở trên mặt giại bể. Hai chân trước đứng thẳng, đôi chân sau gập lại, y lối ngồi
xổm. Đôi mắt nhìn xa xôi… Thỉnh thoảng, theo thói quen, hắn đưa cẳng chân phải lên để gãi mép
cũng như người ta sờ tay lên vuốt ria cho nó oai vậy.
Trời đã xế chiều rồi. Một chiều thu êm ả. Vài gợn nắng vàng nhạt đọng lại trên những tàu cau
rách rưới màu xanh om. Bên nhà ngang tiếng guồng tơ quay đều đều. Trên đường cái lũ trẻ con đi
học về, vừa chạy thi nhau vừa la, nghe vang động xa vời vợi. Ngoài giếng thơi, người kéo nước rào
rào. Cái gáo mo lạt xạt đụng vào thành giếng đá.
Trong bếp lặng tờ. Bây giờ là sau bữa cơm chiều, người ta không dùng đến bếp nữa. Gã mèo
mướp ngồi ngắm trời, ngắm đất mãi thì cũng chán. Gã bèn đứng lên, uốn cong cái lưng và duỗi
bốn chân ra để vươn vai, rồi đi về căn nhà hiu quạnh. Hắn bước đi từ tốn và uyển chuyển như một
con hổ nhỏ. Khi qua gốc cau, chẳng biết ý định ra sao, hắn leo tót lên ngay, quào quào mấy móng
sắc vào cái vỏ cây cau ráp trắng, rồi lại tụt xuống, lại đi lểu đểu, đạo mạo như trước. Hắn thường
có những cử chỉ rất đột nhiên. Hắn làm bất ngờ như trong lòng đang khoái một điều gì mà hắn vừa
nghĩ đến. Luôn luôn gã mèo mang một nét mặt tư lự.
(Tô Hoài, O chuột)
c. Phàm vật hễ mất cân bằng thì kêu, cho nên làm cho người ta phải chịu oan khốc là bởi
thiện ác không rõ ràng, thực dối không phân biệt. Nay các quan trấn thủ phủ vệ vâng mệnh triều
đình, chăn nuôi dân chúng, ví như cha mẹ nuôi con, ai cũng hết lòng thương yêu. Nay tôi mang tội
vô cô, ngậm tình oan khổ, đã không được lượng trên thương xét, lại còn đem quân đến đánh, khiến
nhân dân một phương không được ở yên, đó tuy là tội của tôi, nhưng cũng do quan trên vỗ yêu
không phải đạo vậy. Vả lại ghét chết thích sống, tránh nhọc tìm nhàn là thường tình người ta. Nay
tôi lìa quê hương mà trốn tránh, bỏ vườn ruộng mà không nhìn, kể nông nỗi ấy, thực đáng xót
thương! Thế mà triều đình to lớn, thú mục hiền hành, sao nỡ để tôi phải đến thế? Nay tôi chỉ trời
xin thề, cùng chúng định ước, đem lòng thành tín mà quy hàng, xin đấng quân phụ cho tái tạo. May
ra nỗi oan được rõ, lỗi trước được tha, cho tôi được hết lòng trung mà phụ sự Triều đình, đó thực là
điều tôi sở nguyện vậy. Ngày xưa Kê Khang vô tội mà sau hết trung với Tấn, Quan Vũ khỏi chết
mà sau trả nghĩa cho Tào; tôi dẫu kém cỏi, dám đâu quên nghĩa ấy, xin hoặc cho đi đánh Bắc để
lập công, hoặc cho theo dẹp Tây để chuộc tội, dù chết cũng không từ. Cuối xin soi xét tấc thành,
khoan tha tội lỗi, thực may cho tôi lắm.

(Nguyễn Trãi, Thư cho tổng binh cùng quan phủ vệ Thanh Hóa)
d. Cơ quan miễn dịch trung ương là nơi tế bào miễn dịch trưởng thành, gồm có tuyến ức, tủy
sống và fabricius (gia cầm).
Tuyến ức được cấu thành từ các tế bào mô đệm tuyến ức (TSC) và tế bào tuyến ức, là nơi tế
bào T trưởng thành. Tuyến giáp trạng nằm gần vùng cortex, thymocytes phân bố dày đặc, vùng gần
trung tâm có rất ít tế bào. Tuyến ức cung cấp môi trường vi sinh cho sự trưởng thành của tế bào.

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ Gv: ONG HÀ GIANG


Họ và tên hs: ...................................................................
5
Tuyến ức sinh ra tế bào hoạt tính miễn dịch mà CD3CD4 và CD3CD8 cần, các tế bào T này sẽ lựa
chọn kiểu hình phản ứng miễn dịch cần.
Tủy sống và fabricius (gia cầm) là cơ quan tạo máu, Tế bào gốc tạo máu Pluripotent (HSC)
gia tăng trong tủy sống. HSC trong tủy sống phân hóa thành tế bào gốc lympho (LSC), từ đó phân
hóa thành tế bào nguyên lympo, một phần di chuyển đến tuyến ức, phát triển thành tế bào lympo T
chức năng; một phần phân hóa thành tế bào B chức năng; tủy sống là cơ quan duy nhất tế bào B
phát triển thành; ngoài ra, tủy sống còn là nơi xảy ra đáp ứng miễn dịch dịch thể.
Cơ quan miễn dịch trung ương truyền tế bào lympo T và tế bào lympo B đến các cơ quan
miễn dịch ngoại biên, quyết định sự phát dục của cơ quan miễn dịch ngoại biên.
(Nguồn: Trang Di truyền học, Hệ thống miễn dịch: Những kiến thức cơ bản)
e. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc
đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải
được độc lập!
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)
f. "Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời"
(Anh Thơ, Chiều xuân)
g. Sau khi Bộ GD&ĐT công bố phương án một kỳ thi chung thực hiện từ năm 2015, nhiều
vấn đề vẫn được tiếp tục mổ xẻ. Để người dân hiểu rõ hơn về kỳ thi, lãnh đạo Cục khảo thí và
Kiểm định chất lượng tiếp tục giải đáp các thắc mắc.” (http://vnexpress.net/)
h. Đi ta đi khai phá rừng hoang
Hỏi núi non cao đâu sắt đâu vàng
Hỏi biển khơi xa đâu luồng cá chạy
Sông Hồng, sông Lô, sông Đà, sông Chảy
Hỏi đâu thác nhảy cho điện xoay chiều
(Tố Hữu)
i. Bẩm không ạ, bẩm thật là không say. Con đến xin cụ cho con đi ở tù, mà nếu không được
thì… thì… Thưa cụ
(Nam Cao, Chí Phèo)

Bài tập 2: Cho biết đặc điểm chung và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong
cách ngôn ngữ chính luận được thể hiện như thế nào ở đoạn trích sau:
Trước hết nói về Đảng. Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ
nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và
lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Đoàn kết là một truyền thống cực kì quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung
ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt
mình.
Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê
bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình
đồng chí thương yêu lẫn nhau.
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ Gv: ONG HÀ GIANG
Họ và tên hs: ...................................................................
6
Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi Đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức
cách mạng, thực sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải
xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
(Hồ Chí Minh)
Bài tập 3: Hãy chỉ ra những yếu tố mang lại tính biểu cảm trong đoạn trích sau đây:
Dầu trôi nổi, dẫu cực khổ thế nào mặc lòng, miễn là có kẻ mang đai đội mũ ngất ngưởng ngồi
trên, cổ kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới, trăm nghìn năm như thế cũng xong! Dân khôn mà
chi! Dân ngu mà chi! Dân lợi mà chi! Dân hại mù chi! Dân cũng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn
quan lại càng phú quý! Chẳng những thế mà thôi, “một người làm quan một nhà có phước”, dầu
tham, dầu nhũng, dầu vơ vét, dầu rút tỉa của dân thế nào cũng không ai phẩm bình; dầu lấy lúa của
dân mua vườn sắm ruộng, xây nhà làm cửa cũng không ai chê bai. Người ngoài thì khen đắc thời,
người nhà thì dựa hơi quan, khiến những kẻ ham mồi phú quý không đua chen vào đám quan
trường sao được. Quan lại đời xưa đời nay của ta là thế đấy! Luân lí của bọn thượng lưu - tôi
không gọi bọn ấy là thượng lưu, tôi chỉ mượn hai chữ thượng lưu nói cho anh em dễ hiểu mà thôi -
ở nước ta là thế đấy!
(Phan Châu Trinh)

Bài tập 4: Xác định và phân tích đặc trưng của phong cách ngôn ngữ được thể hiện qua
bài thơ sau:
QUẢ SẤU NON TRÊN CAO
Chót trên cành cao vót Thoáng như một nghi ngờ
Mấy quả sấu con con Trái đã liền có thật
Như mấy chiếc khuy lục
Trên áo trời xanh non Ôi! từ không đến có
Xảy ra như thế nào?
Trời rộng lớn muôn trùng Nay má hây hây gió
Đóng khung vào cửa sổ Trên lá xanh rào rào
Làm mấy quả sấu tơ
Càng nhỏ xinh hơn nữa Một ngày một lớn hơn
Nấn từng vòng nhựa một
Một sắc nhựa chua giòn
Trái con chưa đủ nặng Ôm đọng tròn quanh hột.
Để đeo oằn cành cong
Nhánh hãy giơ lên thẳng Trái non như thách thức
Trông ngây thơ lạ lùng. Trăm thứ giặc, thứ sâu
Thách kẻ thù sự sống
Cứ như thế trên trời Phá đời không dễ đâu.
Giữa vô biên ánh nắng
Mấy chú quả sấu non Chao! Cái quả sấu non
Giỡn cả cùng mây trắng Chưa ăn mà đã giòn
Nó lớn như trời vậy
Mấy hôm trước còn hoa Và sẽ thành ngọt ngon.
Mới thơm đầy ngào ngạt (Xuân Diệu)
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ Gv: ONG HÀ GIANG
Họ và tên hs: ...................................................................
7

Bài tập 5: So sánh 2 văn bản sau về các phương diện:


5.1 Nội dung thông tin về cây xấu hổ: Văn bản nào có nhiều nội dung, tri thức cụ thể
về cây xấu hổ?
5.2 Nội dung biểu cảm: Văn bản nào biểu cảm mhững cảm xúc, tình cảm về cây xấu
hổ và cả cảm xúc của cây xấu hổ?
5.3 Hình tượng cây xấu hổ ở văn bản nào sinh động hơn, mang cá tính rõ nét, có ý
nghĩa cao xa hơn?
5.4 Từ đó xác định phong cách ngôn ngữ của 2 văn bản?
a- “Cây xấu hổ … Cây nhỏ mọc hoang, thân có gai, lá kép lông kim khép lại khi đụng đến,
hoa màu đỏ tía”.
b- CÂY XẤU HỔ
Bờ đường 9 có lùm cây xấu hổ Đang thập thò nghịch ngợm nhìn theo.
Chiến sĩ đi qua ai cũng mỉm cười Phút lạ lùng trời đất trong veo
Giữa một vùng lửa cháy bom rơi Anh nghe có tiếng reo thầm gặp gỡ
Tất cả lộ nguyên hình trần trụi Nhiều dáng điệu thoảng qua trong trí
Cây xấu hổ với màu xanh bối rối nhớ
Tự giấu mình trong lá kép lim dim. Rất thân quen mà chẳng gọi lên lời.
Chiến sĩ đi qua đây, ai cũng bước rất êm Giữa một vùng lửa cháy bom rơi
Khi bất chợt thoảng một bàn chân lạ Cây hiện lên như một niềm ấp ủ
Cây vội vã nhắm nghìn con mắt lá Anh lính trẻ hái một cành xấu hổ
Nhựa dồn lên cành khẽ ngả như chào. Ướp vào trong trang sổ của mình
Người đi qua rồi bóng dáng cứ theo sau Và chuyện này chỉ có cây và anh biết.
Anh lính trẻ bỗng quay đầu tủm tỉm (Anh Ngọc)
Cây đã hé những mắt tròn chúm chím

Bài tập 6: Cho hai ví dụ sau:


- Mình ơi! Em thương mình lắm.
- “ Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói, em thương mình bấy nhiêu.”
( Ca dao)
a. Chỉ ra phong cách ngôn ngữ của hai ví dụ trên ?
b. Cách diễn đạt nào hiệu quả hơn? Vì sao ?
c. Tìm ví dụ tương tự?

Bài tập 7: Chỉ ra tính hình tượng được thể hiện trong bài thơ sau. Trình bày suy nghĩ
của anh chị về hình tượng đó.
Ai đi biên giới cho lòng ta theo với
Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình
Bạt ngàn lau trắng ở tận cùng bờ cõi
Suốt một đời cùng với gió giao tranh.
( Chế Lan Viên, Lau biên giới)
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ Gv: ONG HÀ GIANG
Họ và tên hs: ...................................................................
8
Bài tập 8: Đoạn thơ sau đây tuy thuộc văn bản nghệ thuật, nhưng có những chi tiết của
phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Hãy phân tích điều đó.
Chúng tôi đi
Nắng mưa sờn, mép ba lô,
Tháng năm bạn cùng thôn xóm
Nghỉ lại lưng đèo
Nằm trên dốc nắng
Kì hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng,
Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa.
(Hồng Nguyên, Nhớ)

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ Gv: ONG HÀ GIANG

You might also like