You are on page 1of 3

DẪN LUẬN NGÔN NGỮ

2, Chức năng của ngôm ngữ ( thể hiện tư duy )


Chứng minh ngôn ngữ và tư duy có mối qh thống nhất nhưng ko đồng nhất.
Chứng minh ngôn ngữ là 1 hệ thống.
3,Các mối quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ
- Quan hệ ngữ đoạn ( quan hệ ngang hay quan hệ tuyến tính )
- Quan hệ liên tưởng ( quan hệ đọc )
- Quan hệ thứ bậc( quan hệ tôn ti )
a) Quan hệ ngữ đoạn
- Là quan hệ giữa các yếu tố các đơn vị nn theo trục ngang tuyến tính
( trên trục ấy chỉ có các đv đồng loại mới có thể kết hợp với nhau ( âm vị
kh với âm vị, hình vị kết hợp với hình vị,..)
- VD: tôi- đi- chơi
b) Quan hệ liên tưởng
- Là quan hệ xâu chuỗi 1 yếu tố xuất hiện với những yếu tố dứng sau lưng
nó về nguyên tắc có thể thay thế cho nó
- Nghĩa là cùng một chỗ hay vị trí trong chuỗi lời nói có thể thay thế bằng
cả các yếu tố đồng loại
- VD : tôi- thích –cô- ấy
yêu
quý
mến
c) Quan hệ thứ bậc
- Biểu hiện tính tôn ti, thứ bậc của các cấp độ ngôn ngữ. Đơn vị thuộc cấp
độ cao hơn bao giờ cũng bao hàm đơn vị thuộc cấp thấp hơn ,trái lại
đơn vị thuộc cấp thấp hơn bao giờ cũng nằm trong đơn vị thuộc cấp cao
hơn, là thành tố cấu tạo đơn vị thuộc cấp độ cao hơn.
- Là quan hệ giữa các đơn vị không đồng loại , những đơn vị khác nhau về
cấp độ.
4, Tín hiệu và hệ thống tín hiệu ngôn ngữ
a) Tín hiệu là gì ?
- Là những dấu hiệu vật chất có chứa đựng nội dung thông tin để truyền
đạt thông tin
- Tín hiệu mang tính xã hội , được con người quy ước với nhau để biểu thị
một nội dung cụ thể nào đó.
VD : cái đèn đỏ khi sáng lên là 1 tín hiệu => người ta suy nghĩ đến sự cấm
đoán và dừng lại.
- Mọi dấu hiệu vật chất đều có tiềm năng trở thành tín hiệu nhưng ko phải
mọi dấu hiệu vật chất đều là tín hiệu.
- VD : 1 giọt mực rơi không phải tín hiệu.
- Điều kiện thỏa mãn của tín hiệu :
+ Tín hiệu phải là cái vỏ vật chất mà người ta gọi là cái biểu hiện và nội dung
biểu hiện của tín hiệu đc gọi là cái được biểu hiện
+ Tín hiệu phải nằm trong 1 hệ thống nhất định để XĐ được đặc trưng tín
hiệu của mình vs các tín hiệu khác.
+ Bởi vì cái biểu đạt và cái đc biểu đạt ấy là do con người quy ước trong
hthong tín hiệu giao thông.
- Phân loại tín hiệu:
+ Tín hiệu tự nhiên: là những tín hiệu vật chất mang nội dung khách
quan độc lập với ý muốn của con người không do con người tạo. Các dấu
hiệu như mây, mưa, sấm….
+ Tín hiệu nhân tạo: là những dấu hiệu vật chất được con người chọn lựa
để quy ước biểu thị những nội dung thông tin nào đó. Các dấu hiệu vật
chất như đèn giao thông, tiền tệ,….
 Tín hiệu ngôn ngữ là những vật chất âm thanh đc dùng lm phương
tiện giao tiếp . Những âm thanh đơn giản như I, k , l,.. hoặc 1,2,3,…
đến phức tạp như ta , ngôi nhà,…đều là những tín hiệu ngôn ngữ.
 Tín hiệu phi ngôn ngữ là những tín hieehu vật chất được dùng làm
phương tiện thông tin ( ko phải âm thanh, chữ viết , từ ) ( dùng kí
hiệu)
- Đặc điểm của tín hiệu nhân tạo:
+ Có tính vật chất, nghe sờ thấy đc.
+ Luôn luôn có 2 mặt.
+ Luôn luôn tồn tại trong hthong nhất định.
+Nội dung các tín hiệu có tính quy ước.
- Ngôn ngữ là 1 tín hiệu bởi nó thỏa mãn các yêu cầu :
+ Ngôn ngữ là 1 hệ thống có tính quy ước.
+ Ngôn ngữ là 1 thuộc tính vật chất đc cảm nhận qua các giác quan của con
người

You might also like