You are on page 1of 5

DẪN LUẬN NGÔN NGỮ

I) NGÔN NGỮ LÀ MỘT HỆ THỐNG TÍN HIỆU

- W. Humboldt : “Ngôn ngữ là tinh thần của một dân tộc và tinh thần dân
tộc được thể hiện trong ngôn ngữ”.

+) ngôn ngữ có được nhờ đâu : Ngôn ngữ không phải là sản phẩm của cá nhân; ngôn ngữ là của
chung toàn xã hội.
- Ngôn ngữ sinh ra do nhu cầu của xã hội, phục vụ các lợi ích xã hội và phát
triển trong sự tương tác với xã hội. Ngôn ngữ là phương tiện biểu đạt tư
duy, và là phương tiện giao tiếp tối ưu nhất. Ngôn ngữ là một động lực
phát triển xã hội, và ngược lại, môi trường xã hội cũng là động lực phát
triển của ngôn ngữ.

Trong quá trình hình thành và phát triển, loài ngừoi đã sáng tạo ra và sử dụng nhiều kiểu loại
ký hiệu, phù hiệu, tín hiệu khác nhau: một số cử chỉ, những hình vẽ ký hiệu, quân hàm, quân
hiệu, các tín hiệu giao thông hàng hải, hàng không, đường sắt, đường bộ, hệ thống tín hiệu
morse….và chính ngôn ngữ của con người…Trong các loại ký hiệu, phù hiệu, tín hiệu đó, quan
trọng nhất đối với đời sống con người là hệ thống tín hiệu ngôn ngữ.

Trong những nét lớn ấy, chúng ta có thể phát biểu :


+) Giải thích khái niệm : ngôn ngữ - hệ thống – tín hiệu
 Ngôn ngữ : là một hệ thống âm thanh, từ ngữ và các quy tắc kết hợp chúng với nhau tạo
thành công cụ giao tiếp cho một cộng đồng

 Hệ thống : Một tổng thể các yếu tố có quan hệ qua lại và quy định lẫn nhau => tạo
thành một thể thống nhất có tính phức hợp hơn
 Tín hiệu : là các thực thể vật chất – tác động vào tri giác con ngừoi ( làm cho con ngừoi
có thể tri giác được ) – có giá trị biểu đạt 1 cái gì đó ngoài thực thể ấy

 Đèn đỏ trong tín hiệu giao thông đường bộ là một tín hiệu, vì:
- Nó là một thực thể vật chất;
- Khi nó hoạt động (sáng lên), chúng ta nhìn thấy nó (nó kích thích vào thị giác và chúng ta
tri giác được nó);
- Chúng ta tri giác được nó nhưng không nghĩ về nó mà nghĩ tới sự cấm đoán, không được
vượt qua (nằm ngoài cái đèn đỏ);
 Một số tín hiệu phổ biến : cử chỉ, hình vẽ, ký hiệu, quân hàm, quân hiệu, tín hiệu giao
thông, tín hiệu morse, ngôn ngữ,…

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu bởi nó bao gồm các yếu tố và các quan
hệ giữa các yếu tố đó. Các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ chính là các đơn
vị ngôn ngữ. Cùng là hệ thống tín hiệu, nhưng ngôn ngữ khác với các hệ
thống tín hiệu khác ở những đặc điểm sau:

- Tính hình tuyến: Xuất hiện lần lượt theo thứ tự

- Tính võ đoán: Cái được biểu hiện (ý nghĩa) được quy ước không có lý do

- Tính phức tạp, nhiều tầng bậc: Các đơn vị ngôn ngữ làm thành những cấp
độ khác nhau

- Tính đa trị: Trong ngôn ngữ, đôi khi cái biểu hiệu tương ứng với nhiều cái
được biểu hiện. Ngoài ra ngôn ngữ còn biểu hiện sắc thái, tình cảm của con
người.

- Tính độc lập tương đối: Ngôn ngữ có quy luật phát triển nội tại của mình,
không lệ thuộc vào ý muốn cá nhân. Tuy nhiên con người cũng có thể tạo
điều kiện để ngôn ngữ phát triển theo hướng nhất định.

- Tính đồng đại và lịch đại: Ngôn ngữ được sáng tạo ra để phục vụ con người
trong một giai đoạn nhất định. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp
và tư duy của những người cùng thời mà còn của những người ở thời đại
khác nhau, giai đoạn lịch sử khác nhau.
II) ĐẶC TRƯNG CỦA NGÔN NGỮ LOÀI NGƯỜI

+) khái niệm ngôn ngữ


+) đặc trưng của ngôn ngữ gồm : tính võ đoán, tính hình tuyến, tính sản sinh, tính đa trị, tính
cấu trúc 2 bậc/ song tính
 Tính võ đoán :
 Tính hình tuyến:
 Tính đa trị :
 Tính sản sinh
 Tính cấu trúc 2 bậc/ song tính

+) giải thích cụ thể các đặc trưng – vì sao nói ngôn ngữ có đặc trưng đó – ví dụ .
( slide chương I – sách tham khảo trang 27 – 35)
III) MỐI QUAN HỆ GIỮA TƯ DUY – VĂN HOÁ- NGÔN NGỮ

https://vietnamhoc.net/tieu-khuc-ve-ngon-ngu-tu-duy-ban-ngu-van-hoa/

 Tư duy
 Văn hoá
 Ngôn ngữ

You might also like