You are on page 1of 61

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA TIẾNG NHẬT

MSSV – Họ và tên : 47.01.755.001 – Trần Thanh An


47.01.755.006 – Trần Thị Hiền
47.01.755.030 – Nguyễn Đặng Trâm Anh
47.01.755.073 – Nguyễn Ngọc Thiên Kim
47.01.755.082 – Lưu Ngọc Minh
47.01.755.092 – Lý Ngọc Nhi
47.01.755.095 – Lê Quỳnh Như
47.01.755.109 – Phạm Huỳnh Ngọc San
47.01.755.112 – Trương Thị Quế Thanh
47.01.755.115 – Trương Ngọc Anh Thư

Lớp học phần : 2121JAPN145601


Giảng viên hướng dẫn : Trần Hoàng

TIỂU LUẬN
Đề tài: NGỮ NGHĨA HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 03 năm 2022


MỤC LỤC
1. ĐỐI TƯỢNG CỦA NGỮ NGHĨA HỌC........................................................1
2. NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG......................................................................2
2.1. Các đơn vị từ vựng........................................................................................2
2.1.1. Từ là đơn vị cơ bản của từ vựng.............................................................2
2.1.2. Ngữ cố định – đơn vị tương đương với từ..............................................7
2.2. Nghĩa của từ ngữ...........................................................................................9
2.2.1. Khái niệm nghĩa của từ ngữ:..................................................................9
2.2.2. Phân biệt nghĩa và sở chỉ......................................................................12
2.2.3. Các thành tố nghĩa của từ ngữ.............................................................13
2.2.4. Kết cấu nghĩa của từ.............................................................................13
2.2.5. Hiện tượng biến đổi nghĩa của từ ngữ.................................................17
2.2.6. Hiện tượng đa nghĩa và đồng âm.........................................................21
2.2.7. Hiện tượng đồng nghĩa.........................................................................27
2.2.8. Hiện tượng trái nghĩa............................................................................32
2.2.9. Trường nghĩa........................................................................................33
2.2.10. Thượng, hạ nghĩa................................................................................34
2.2.11. Điển mẫu.............................................................................................34
3. NGỮ NGHĨA HỌC CÚ PHÁP......................................................................35
3.1. Nghĩa của câu và các loại nghĩa của câu (nghĩa miêu tả, nghĩa tình thái)
............................................................................................................................. 35
3.1.1. Nghĩa của câu là gì...............................................................................35
3.1.2. Các loại nghĩa của câu..........................................................................35
3.2. Quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu................................................................39
3.2.1. Khái niệm về quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu....................................39
3.2.2. Các loại quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu............................................39
3.3 Các khái niệm tham tố, chu tố, diễn tố, diễn trị và vai nghĩa. Những vai
nghĩa thông dụng...............................................................................................41
3.3.1. Các khái niệm........................................................................................41
3.3.2. Những vai nghĩa thông dụng................................................................42
4. NGỮ NGHĨA HỌC DỤNG PHÁP................................................................46
4.1. Hành động ngôn từ.....................................................................................46
4.1.1. Hành động ngôn trung, hành động tạo ngôn và hành động xuyên
ngôn................................................................................................................. 46
4.1.2. Câu ngôn hành và vị từ ngôn hành......................................................49
4.1.3.Hành động nói trực tiếp và hành động nói gián tiếp............................50
4.2 Nghĩa hàm ẩn. Tiền giả định và hàm ngôn................................................51
4.2.1. Nghĩa hàm ẩn........................................................................................51
4.2.2. Tiền giả định..........................................................................................54
4.2.3. Hàm ngôn..............................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................58
1. ĐỐI TƯỢNG CỦA NGỮ NGHĨA HỌC
- Đối tượng của ngữ nghĩa học là ngữ nghĩa.
- Tuy nhiên, ngữ nghĩa và thứ nghĩa thể hiện trong ngôn ngữ như một phức
thể, là không đơn giản.
- Về mặt khoa học, các thuật ngữ nghĩa, ý, ý nghĩa cũng cần được phân biệt.
 Nghĩa: là nội dung của tín hiệu, của biểu thức ngôn ngữ.
 Ý: là thuộc về ý chí, tư duy của con người.
 Ý nghĩa: phân biệt với ý thì ý nghĩa là giá trị, tác dụng của một cái
gì đó.
- Trong nhiều công trình khoa học, người ta thường cho một định nghĩa rồi từ
đó cố chứng minh, giải thích, vận dụng. Nhưng trong ngôn ngữ ở đâu cũng có
nghĩa, ở đâu cũng có vai trò thể hiện hoặc tiềm ẩn của nghĩa.
Vì vậy kết quả ở chỗ này may mắn định nghĩa tỏ ra phù hợp nhưng với chỗ
khác lại không ổn.
Không thể tách nghĩa ra khỏi ngữ cảnh nói năng cụ thể. Cùng một câu hoàn
toàn có thể hiểu khác nhau. “Đẹp thật!” chẳng hạn, có thể là một lời khen, mà cũng
có thể là một câu nói mỉa.
Đây là cái gọi là khía cạnh dụng học của nghĩa.
 Cần thiết phải đi sâu vào phân tích luận giải chi tiết, làm sáng rõ sự
tồn tại, quy luật vận hành, phát triển của chúng.
- Sự thực, các đối tượng là nghĩa trong ngôn ngữ thật trừu tượng và đa
dạng trong tồn tại và hoạt động.
- Người ta dùng ngôn ngữ để giao tiếp, để chỉ những sự vật cụ thể hay
trừu tượng, để thổ lộ suy nghĩ, tình cảm của mình.
- Ngôn ngữ là một hệ thống dấu hiệu và nghĩa được xem xét như là cái
được biểu đạt trong mối quan hệ với cái biểu đạt. Đây là góc độ nội dung thông tin.
 Như vậy, có thể nói nghĩa tồn tại, hiện diện trong các mặt, các cấp độ
lớn nhỏ của ngôn ngữ. Thuộc mặt nào, cấp độ nào thì theo đó mà xem xét, xác định.

1
- Ngữ nghĩa học là phân ngành nghiên cứu về nghĩa của những biểu thức
bằng ngôn ngữ, tách riêng hay gắn với ngữ cảnh cụ thể.
- Nói một cách tổng quát, nghĩa của một biểu thức bằng ngôn ngữ là nội
dung tinh thần của nó.
Giả sử Mai nói với Lan - chị mình, một câu sau:
“Con chó hất đổ nồi cơm rồi, chị ơi!”
o Tất nhiên Lan hiểu “chó” là gì. Nếu có ai hỏi, hẳn Lan có thể miêu tả
đó là một vật nuôi có lông, có thể cắn, sủa gâu gâu,… Tất cả những
đặc điểm đó làm thành nội dung tinh thần về một loại thực thể, hay
nói cách khác là nghĩa của từ.
o Nhưng Lan còn phải hiểu nghĩa của những từ còn lại. Hơn nữa, Lan
biết X hất Y thì X là tác nhân gây ra hất đổ và Y là đối tượng bị hất
đổ. Như thế, Lan hiểu câu nói này cùng một cách thức như hiểu X
đánh Y, chẳng hạn. Đây chính là nghĩa của câu, tức là nội dung tinh
thần về một loại tình huống.
o Song, như thế chưa đủ. Lan biết Mai dùng “chị” là chỉ mình, “con
chó” hẳn là con chó nhà mình, “nồi cơm” cũng là nồi cơm nhà mình.
Nghĩa, nhìn theo hướng này, là nội dung tinh thần của câu gắn liền với
một ngữ cảnh cụ thể. Đó là nghĩa của phát ngôn.
- Mặt khác, nghĩa là cái người nghe nhận hiểu hay người nói sản sinh ra
trong trí óc, tức là một hiện tượng tinh thần.
- Cuối cùng, có thể khảo sát nghĩa của từ ngữ hay của câu trong mối
quan hệ với nhau. Nhìn ở góc độ này, ta nói hai từ nào đó là trái nghĩa – đồng nghĩa
chẳng hạn.
2. NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG
2.1. Các đơn vị từ vựng
2.1.1. Từ là đơn vị cơ bản của từ vựng
Khái niệm

2
Theo nghĩa gốc Hán, “vựng” có nghĩa là “sưu tập, tập hợp”. Do vậy, “từ
vựng” có nghĩa là “sưu tập, tập hợp các từ”. Tuy nhiên, trong thực tế khái niệm “từ
vựng” rộng hơn thế nữa. Nó không chỉ bao gồm các “từ” mà còn bao gồm cả các
ngữ (hay được gọi là các cụm từ sẵn có). Ví dụ: mẹ tròn con vuông, nước đổ lá
khoai...

Trong các đơn vị từ vựng, “từ” là đơn vị cơ bản. “Ngữ” không phải là đơn vị
từ vựng cơ bản vì nó do các từ cấu tạo nên. Muốn có các “ngữ”, trước hết phải có
các “từ”. Vậy “từ” là gì?

Từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên, sẵn có của ngôn ngữ. Do tính chất hiển nhiên,
có sẵn của các từ mà ngôn ngữ của loài người bao giờ cũng được gọi là “ngôn ngữ
của các từ”. “Từ” luôn được xem như là một đơn vị trung tâm trong hệ thống ngôn
ngữ nhưng việc nhận diện hết sức khó khăn, rất khó để định nghĩa chúng.

Cái khó nhất trong việc định nghĩa từ là sự khác nhau về cách định hình, về
chức năng và những đặc điểm ý nghĩa của từ trong các ngôn ngữ khác nhau cũng
như trong cùng một ngôn ngữ. Có từ mang chức năng định danh, có từ không mang
chức năng định danh (số từ, thần từ, các từ phụ trợ); có từ biểu thị khái niệm, có từ
chỉ là dấu hiệu của những cảm xúc nào đó (thán từ); có từ liên hệ với những sự vật,
hiện tượng ngoài thực tế (các thực từ), có từ lại chỉ biểu thị những quan hệ trong
ngôn ngữ mà thôi (các hư từ); có từ có kết cấu nội bộ, có từ không có kết cấu nội
bộ, có từ tồn tại trong nhiều dạng thức ngữ pháp khác nhau, có từ chỉ tồn tại trong
một dạng thức mà thôi,... Vì vậy, không có sự thống nhất trong cách định nghĩa và
miêu tả các từ.

Tuy thế, để có cơ sở tiện lợi cho việc nghiên cứu, người ta vẫn thường chấp
nhận một khái niệm nào đó về từ, tuy không có sức bao quát toàn thể nhưng cũng
chỉ để lọt ra ngoài phạm vi của nó một số lượng không nhiều những trường hợp
ngoại lệ. Chẳng hạn:

Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức

Định nghĩa trên đây hàm chứa hai vấn đề cơ bản:

3
 Vấn đề khả năng tách biệt của từ
 Vấn đề tính hoàn chỉnh của từ

Khả năng tách biệt của từ khỏi những từ bên cạnh để có thể phân biệt được với
những bộ phận tạo thành. Từ tính hoàn chỉnh trong nội bộ của từ là cần thiết cho nó,
với tư cách một từ riêng biệt, phân biệt với cụm từ.

Tính hoàn chỉnh và tính tách biệt về ý nghĩa là bắt buộc với mỗi từ là cơ sở
của tính hoàn chỉnh và tách biệt về hình thức nhưng tự thân chúng chưa đầy đủ.

Vì vậy, bên cạnh tính hoàn chỉnh và ý nghĩa cần bổ sung thêm những đặc
trưng về hình thức như:

+ Ngữ âm

Ví dụ: trọng âm

+ Ngữ pháp

Ví dụ: khả năng biến đổi hình thái, khả năng kết hợp của từ.

Chúng có thể tác động lẫn nhau và không có tính phổ quát.

Chúng khác nhau trong các ngôn ngữ khác nhau.

Chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa từ thực và từ hư.

Các từ hư về mặt ngữ âm cũng như về mặt ý nghĩa, ít độc lập hơn các từ thực.

2.1.1.1. Phương thức cấu tạo từ là gì


Phương thức cấu tạo từ là cách thức và phương tiện mà các ngôn ngữ sử dụng
để tạo ra các kiểu cấu tạo từ.

2.1.1.2. Các phương thức cấu tạo từ


+ Phương thức phụ gia

+ Phương thức ghép

+ Phương thức láy

4
Các từ gốc nguyên cấp đều là những từ được cấu tạo bằng một hình vị cấu tạo
từ nên thường được gọi là từ đơn.

Các từ đơn là những từ không thể giải thích được về mặt cấu tạo, trừ một số
từ tượng thanh và tượng hình. Mỗi từ đơn là một đơn vị duy nhất trong ngôn ngữ,
xét về cách cấu tạo, và về cơ bản mang tính võ đoán.

 Phương thức phụ gia:

Phương thức kết hợp một căn tố hoặc một phức thể căn tố với phụ tố để tạo ra
từ mới.

Từ được tạo ra gọi là từ phái sinh (là từ gồm chính tố kết hợp với phụ tố cấu
tạo từ).

a. Phụ thêm tiền tố vào gốc từ hoặc một từ có sẵn.

Ví dụ: tiền tố y- npu- беэ-… trong tiếng Nga: бежать – убежать, npuбежать;
лететь – npuлететь…

Tiền tố anti-, im-, un-… trong tiếng Anh: foreign – antiforeign, possible –
impossible

Tiền tố ch-, m- trong tiếng Khmer: Lơ (trên) – chlơ (đặt lên trên); hôp (ăn) –
mhôp (thức ăn)…

b. Phụ thêm hậu tố

Ví dụ: Hậu tố -uк, -ка, -шuк… của tiếng Nga trong các từ домuк, студентка,
каменшuк.

Hậu tố -er, -ness, -less, -li, -ity… của tiếng Anh trong các từ player, kindness,
homeless…

c. Phụ thêm trung tố

Ví dụ: Trung tố -uзн-, -uв- của tiếng Nga trong các từ болuзна, красuвый…
Trung tố -n của tiếng Khmer trong các từ kout (thắt, buộc) – khnout (cái nút), back
(chia) – phnack (phần bộ phận)… Trung tố -el, -em trong tiếng Indonesia ở các từ

5
gembung (căng, phồng lên) – gelembung (mụn nước, cái bong bóng) guruh (sấm,
sét) Œ gemuruh (oang oang)…

 Phương thức ghép:

Phương thức kết hợp các hình vị cùng tính chất với nhau (chủ yếu là các căn
tố với nhau) theo một trật tự nhất định để tạo ra từ mới – từ ghép.

Đây là phương thức được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ.

Blackboard (bảng đen), classroom (phòng học), mua bán, thiệt hơn, trao đổi...

Căn cứ vào quan hệ giữa các thành tố, có thể chia ra từ ghép đẳng lập và từ
ghép chính phụ.

+ Từ ghép đẳng lập là những từ mà các thành tố cấu tạo có quan hệ bình
đẳng với nhau về nghĩa.

→ Trong tiếng Việt: “ăn ở", "bố mẹ", "nhà cửa”,…

Trong tiếng Anh: "bookcase" (giá sách), “classroom" (phòng học),...

Trong tiếng Indonesia: "ibu" (mẹ) + "bapak" (bố) - > “ibubapak" (bố mẹ)

+ Từ ghép chính phụ là những từ ghép mà có thành tố cấu tạo này phụ
thuộc vào thành tố cấu tạo kia. Thành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt
hoá và sắc thái hoá cho thành tố chính.

Ví dụ: “tàu hoả”, “đường sắt”, “sân bay”, “hàng không”, “nông sản",…

 Phương thức láy:

Phương thức lặp lại toàn bộ hay một bộ phận từ gốc để tạo ra từ mới – gọi là
từ láy.

Từ láy có 2 loại là từ láy hoàn toàn và từ láy bộ phận.

Ví dụ: “trăng trắng”, “đen đen”, “sành sạch”,...

Trên đây đã trình bày một số phương thức cơ bản để cấu tạo từ trong các ngôn
ngữ. Sự thật thì các phương thức ấy có những biểu hiện còn đa dạng hơn và đôi khi

6
chúng đan xen vào nhau. Mặt khác, cũng cần lưu ý là các phương thức tạo từ không
hiện diện và hoạt động đồng đều trong mọi ngôn ngữ. Chẳng hạn, trong các ngôn
ngữ Ấn-Âu, phương thức phụ gia có hiệu lực mạnh bởi một trong những lí do là ở
các ngôn ngữ này, sự đối lập hình vị gốc từ với các phụ tố là nét nổi bật và chúng có
những hệ hình thái cực kì phát triển. Trong khi đó tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn
lập, không biến hình, lại chủ yếu dựa vào phương thức hợp thành và phương thức
láy. Kết cục là trong mỗi ngôn ngữ tồn tại một tình trạng gần như là đắp đổi, bù trừ
giữa các phương thức cấu tạo từ: phương thức này ít hoạt động thì gia tăng phương
thức kia để “bù lại”.

2.1.2. Ngữ cố định – đơn vị tương đương với từ


Ngữ là cụm từ sẵn có trong ngôn ngữ, có giá trị tương đương với từ, có nhiều
đặc điểm giống với từ.

Chúng có thể tái hiện trong lời nói như các từ.

Về mặt ngữ pháp, chúng cũng có thể làm thành phần câu, cũng có thể là cơ sở
để cấu tạo các từ mới.

Về mặt ngữ nghĩa, chúng cũng biểu hiện những hiện tượng của thực tế khách
quan, gắn liền với những kiểu hoạt động khác nhau của con người.

Tính cố định và tính thành ngữ là hai đặc trưng cơ bản của ngữ.

Tính cố định và tính thành ngữ là những thuộc tính hoàn toàn độc lập.

Ví dụ: những tổ hợp như bù nhìn, ái quốc, nông nghiệp,... có tính cố định
nhưng không có tính thành ngữ.

2.1.2.1. Tính cố định


Tính cố định của một kết hợp, một yếu tố nào đó với các yếu tố khác, được đo
bằng khả năng mà yếu tố đó có thể dự đoán sự xuất hiện đồng thời của các yếu tố
còn lại của kết hợp.

Tính cố định của kết hợp có thể thay đổi từ 1 đến 0. Tính cố định bằng 1 (tức
là 100%) nếu yếu tố dự đoán không được gặp ở ngoài kết hợp đó.

7
Ví dụ: dưa hấu (đối với hấu), dai nhách (đối với nhách)

Tính cố định của kết hợp bằng 0, nếu các yếu tố không được gặp trong kết hợp
đó, chẳng hạn các kết hợp vô lí: tóc và đi, cùng nhưng, lá sàn,...

Một tổ hợp được coi là có tính cố định khi:

+ Có trật tự ngược cú pháp tiếng Việt.

Ví dụ: văn học, hải quân, công nghiệp, bệnh viện,...

+ Có chứa đựng những thành tố không hoạt động độc lập.

Ví dụ: quốc gia, chợ búa, khách khứa, hổn hển, lưa thưa,...

2.1.2.2. Tính thành ngữ


Một tổ hợp được xem là thành ngữ khi:

+ Ý nghĩa chung của nó là một cái gì mới, khác với tổng số ý nghĩa của
những bộ phận tạo thành.

+ Có ít nhất một từ khi dịch toàn bộ tổ hợp người ta phải dịch từ ấy bằng
một yếu tố, mà yếu tố đó chỉ tương đương với từ ấy khi từ ấy xuất hiện đồng
thời với tất cả các yếu tố còn lại của tổ hợp.

Có ba nhân tố cần chú ý:

- Trong tổ hợp thành ngữ phải có ít nhất một từ có khả năng dịch duy
nhất, tức là khả năng dịch chỉ có thể có được khi tồn tại đồng thời một hoặc
một số từ nào đó.

Ví dụ: Mẹ tròn con vuông (“Mẹ tròn con vuông” có nghĩa là “người
đàn bà ở cử và con đều bình yên mạnh khỏe”. Vuông và tròn chỉ có nghĩa
là “bình yên”, “mạnh khỏe” khi kết hợp với các từ mẹ và con.)

- Trong tổ hợp thành ngữ tính, từ có cách dịch duy nhất chỉ có được
cách dịch đó khi nó xuất hiện đồng thời với tất cả những yếu tố còn lại.

8
Ví dụ: Phải thực hiện kỉ luật sắt (Phải thực hiện kỉ luật sắt không
phải là tổ hợp thành ngữ tính bởi vì từ sắt có cách dịch duy nhất ngay cả
khi vắng mặt các từ phải thực hiện. Chỉ kỉ luật sắt mới là tổ hợp thành
ngữ tĩnh vì sắt có cách dịch duy nhất khi xuất hiện kỉ luật.)

- Từ có cách dịch duy nhất nằm trong tổ hợp thành ngữ tính phải được
gặp ở ngoài tổ hợp đó, và khi ấy nó có cách dịch khác.

Ví dụ: Cò lửa (Trong tiếng Việt, cụm từ cò lửa có tính thành ngữ vì
lửa trong kết hợp với cò, chỉ một loại cò có lông màu đỏ. Trong những
cách dùng khác, lửa lại có những ý nghĩa khác: bếp đỏ lửa, lửa lòng,...
Những tổ hợp như bồ hóng, bù nhìn, ái quốc, nông nghiệp,... tuy có tính
cố định nhưng không có tính thành ngữ.

Theo quan niệm đã trình bày, tính cố định và tính thành ngữ là những thuộc
tính hoàn toàn độc lập. Tổ hợp có thể có tính cố định mà không có tính thành ngữ,
hoặc ngược lại.

Dựa vào hai thuộc tính này, tuỳ theo đặc điểm của từng ngôn ngữ cụ thể mà
người ta chia ra các kiểu ngữ khác nhau trong các ngôn ngữ. Chẳng hạn, ở tiếng
Việt, người ta phân biệt các loại ngữ như: thành ngữ, quán ngữ, ngữ cố định.

2.2. Nghĩa của từ ngữ


2.2.1. Khái niệm nghĩa của từ ngữ:
Ví dụ: Phân tích từ “cây” trong tiếng Việt (sơ đồ tam giác giáo trình trang 76)

9
- Trong sơ đồ ta có:

+ Một ngữ âm (cây).

+ Những cái cây cụ thể được gọi tên bằng từ đó.

+ Sự phản ánh của những cái cây ấy trong ý thức, gọi là ý hay ý niệm về
cây.

Qua đó có thể khái quát được các thành phần trong sơ đồ tam giác ngữ nghĩa
gồm: một đỉnh là từ ngữ âm, một đỉnh là cái sở chỉ (đối tượng biểu thị), một
đỉnh là cái sở biểu (ý niệm).

10
Trong đó:

Cái sở chỉ: là đối tượng mà từ biểu thị, gọi tên.

Cái sở biểu: là sự phản ảnh đối tượng trong nhận thức của con người. Sự phản
ảnh này được phân biệt thành hai khái niệm: Khái niệm thông thường và khái niệm
khoa học.

+ Khái niệm thông thường: chỉ dừng lại ở những đặc điểm bên ngoài,
đủ để phân biệt giữa đối tượng này đối tượng cùng loại khác.

+ Khái niệm khoa học: phản ánh bản chất của các hiện tượng, kết quả
của khái niệm khoa học có được là nhờ vào sự lao động kiên trì, bằng các
phương tiện nghiên cứu nào đó của các nhà khoa học từ thế kỉ này sang thế kỉ
khác.

Ví dụ: Nước trong hoá học được hiểu là sự kết hợp giữa hydro và oxy, còn
khái niệm nước thông thường là chất lỏng nói chung.

Hàng hoá với tính cách là khái niệm thông thường là cái được bán trong cửa
hàng và được mọi người mua, còn hàng hoá trong chính trị – kinh tế học trước hết
là “sự vật bên ngoài, sự vật mà nhờ thuộc tính của nó thoả mãn nhu cầu nào đó của
con người”.

Áp dụng sơ đồ khái quát của ngữ nghĩa thì ta có:

- Cái sở chỉ: đối tượng mà từ ngữ biểu thị, gọi tên (cây).

- Cái sở biểu: sự phản ánh của đối tượng trong nhận thức của con người
(Cây là loài thực vật có lá).

Qua đó cho thấy ngữ nghĩa là một hiện tượng phức tạp, có nhiều thành tố.

Khi nói đến ý nghĩa của từ, người ta thường nghĩa đến sự vật, sự việc, hiện
tượng, khái niệm về sự vật mà từ đó biểu thị. Nội dung chính là sự phản ánh của sự
vật, hiện tượng trong thực tế khách quan vào trong từ.

11
Ví dụ: từ “nhà” trong tiếng Việt gợi ra cho ta “hình ảnh về những ngôi
nhà” trong thực tế khách quan, vừa gợi lên nội dung về một “công trình xây
dựng có mái che, có tường, vách dùng để làm nơi ở hoặc nơi làm việc”.

Ngoài ra từ còn có chức năng biểu thị tình cảm, thái độ của con người đối với
đối tượng được nói đến. Tuỳ thuộc vào từ được sử dụng thì sẽ có những tác động
khác nhau đối với tình cảm, thái độ của người nghe.

2.2.2. Phân biệt nghĩa và sở chỉ


Khái niệm:

Sở chỉ là cái mà đối tượng mà từ biểu thị, gọi tên. Gồm những đối tượng ngoài
ngôn ngữ và trong ngôn ngữ. Các đối tượng trong ngôn ngữ gồm:

+ Những hiện tượng được biểu thị bằng các thuật ngữ ngôn ngữ học: từ,
cụm từ, trọng âm, âm tiết, thanh điệu…

+ Những thông báo về những mối quan hệ trong hệ thống ngôn ngữ được
biểu thị bằng các liên từ, giới từ, đại từ,…

Nghĩa là quan hệ của từ với cái gì đó nằm ngoài bản thân nó.

Hiểu nghĩa của một đơn vị nào đó là hiểu đơn vị ấy có quan hệ với cái gì,
tức là nó biểu thị cái gì.

Ví dụ: khi trẻ con nắm ngôn ngữ lần đầu tiên thì phải liên hệ âm thanh
của từ với sự vật. Trẻ con nắm nghĩa từ mèo nhờ nghe được phức thể ngữ âm
[mèo] trong những tình huống phát ngôn cụ thể có sự hiện diện của con mèo.
Dần dần, trong nhận thức của trẻ, âm [mèo] có quan hệ với con mèo – từ con
mèo cụ thể là của nhà mình đến cả loài mèo nói chung.

2.2.3. Các thành tố nghĩa của từ ngữ


Các thành tố nghĩa của từ ngữ bao gồm:

Nghĩa sở chỉ (nghĩa biểu vật): mối quan hệ của từ với đối tượng biểu thị.

12
Ví dụ: từ “ô” (ngựa ô), “mực” (chó mực), “huyền” (tóc huyền)… có nghĩa sở
chỉ khác nhau.

Nghĩa sở biểu (nghĩa biểu niệm): quan hệ của từ với ý, tức là với khái niệm
hoặc biểu tượng mà từ biểu hiện. Sở chỉ và sở biểu liên kết chặt chẽ với nhau nhưng
lại khác nhau:

+ Mỗi sở chỉ có thể ứng với nhiều sở biểu khác nhau.

+ Ngược lại, sở chỉ cũng có thể thuộc nhiều sở biểu khác nhau.

Ví dụ: một người có thể là bố, là thanh niên, là giáo viên, là bộ đội.

Nghĩa sở dụng: quan hệ của từ với người sử dụng (người nói, người viết,
người nghe, người đọc). Họ có thể bộc lộ thái độ, cảm xúc của mình với từ ngữ và
qua đó tới cái sở chỉ và sở biểu của từ ngữ.

Nghĩa kết cấu: Quan hệ giữa từ với những từ khác trong hệ thống.

2.2.4. Kết cấu nghĩa của từ


2.2.4.1. Các kiểu ý nghĩa của từ đa nghĩa
Khái niệm từ đa nghĩa: từ có thể có nhiều nghĩa.

Ví dụ: trong tiếng Anh: từ “nervous” có 4 nghĩa (thuộc về thần kinh, lo


lắng, mạnh mẽ có dũng khí, cô đọng).

Do tính chất này nên có nhiều cách để phân loại ý nghĩa của từ đa nghĩa:

A) Căn cứ vào sự khác nhau của những mối quan hệ với sự vật, có thể chia
ra nghĩa trực tiếp và nghĩa chuyển tiếp:
Ví dụ: từ “đầu”
+Nghĩa trực tiếp: phần trên cùng của cơ thể con người, động vật.
+ Nghĩa chuyển tiếp: Đầu của con người, biểu tượng của suy nghĩ hoặc
tóc (chải đầu).

13
B) Căn cứ vào sự khác nhau của mối quan hệ đối với nhận thức, có thể chia
ra nghĩa thông thường và nghĩa thuật ngữ, nghĩa hình tượng (nghĩa
bóng) và nghĩa không hình tượng (nghĩa đen).
+ Nghĩa thông thường phản ánh những đặc điểm bên ngoài, đủ để phân
biệt đối tượng cùng loại.

+ Nghĩa thuật ngữ phản ánh bản chất sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: từ “muối” trong nghĩa thông thường là một loại tinh thể trắng, vị mặn,
tách ra từ nước biển. Từ “muối” trong hoá học là hợp chất phân mà phân tử gồm có
một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xít.

+ Nghĩa đen: là nghĩa vốn có của từ, không có hình tượng.

+ Nghĩa bóng có tính hình tượng.

Ví dụ: ý nghĩa “nguồn sáng phát ra từ một số vật thể làm cho ta thấy các vật
xung quanh” là nghĩa đen của từ ánh sáng (ánh sáng mặt trời), còn ý nghĩa “đời
sống văn minh, thoát khỏi cảnh tối tăm” của từ này là nghĩa bóng (Cách mạng mang
lại ánh sáng cho đồng bào dân tộc).

Tuy nhiên, cần phân biệt nghĩa bóng của từ với những trường hợp dùng từ
tạm thời trong ngữ cảnh nào đó, có tính chất cá nhân.

Ví dụ: từ hoa trong “Hoa sao hoa khéo đoạ đầy bấy hoa” chỉ người con gái
đẹp. Tuy nhiên không thể xem đây là nghĩa bóng của từ “hoa”.

C) Căn cứ vào sự khác nhau của mối quan hệ đối với các từ khác, trong
ngôn ngữ, có thể chia ra nghĩa chính và nghĩa phụ, nghĩa tự do và nghĩa
hạn chế.
+ Nghĩa chính là nghĩa không phụ thuộc vào ngữ cảnh.

+ Nghĩa phụ là nghĩa chỉ được hiểu trong một số ngữ cảnh.

+ Nghĩa tự do là nghĩa liên hệ trực tiếp với sự phản ánh các hiện tượng
của thực tế khách quan. Do bản thân những mối quan hệ có thật giữa các sự
vật, hiện tượng của thực tế khách quan được các từ này biểu thị quy định.

14
Ví dụ: Cổ với nghĩa “Bộ phận thân thể nối giữa đầu và mình” có thể ngắn, có
thể dài, bẩn, sạch, rám nắng. Nhưng cái cổ không thể đi, suy nghĩ, cười, nghe…

+ Nghĩa hạn chế: là nghĩa được thực hiện trong các cụm từ cố định.

D) Căn cứ vào sự hình thành và phát triển của các nghĩa, có thể chia ra
nghĩa gốc và nghĩa phát sinh.
Ví dụ: từ “vố”
Nghĩa gốc: là dụng cụ giống búa nhỏ dùng để điều khiển voi.
Nghĩa phát sinh: lần bị đòn đau hoặc bị một việc gì đó không hay ho do
người khác gây ra (bị lừa mấy vố).

2.2.4.2. Nghĩa vị và nghĩa tố


Nghĩa vị là ý nghĩa của từ. Nghĩa vị có hình thức biểu hiện riêng của nó (từ
hoặc hình vị)

Từ đơn nghĩa là một từ có 1 nghĩa vị.

Từ đa nghĩa là một từ có nhiều nghĩa vị khác nhau.

Trong nghĩa vị có thể được chia ra thành nghĩa tố. Nghĩa tố là bộ phận nhỏ
nhất trong thông báo một đơn vị của ngôn ngữ. Nghĩa tố không có hình thức biểu
hiện riêng. Nghĩa của một đơn vị có thể chứ một hoặc một vài nghĩa tố.

Ví dụ

15
Trong đó các nghĩa tố “di chuyển được” – “không di chuyển”, “trên mặt đất” –
Không trên mặt đất”, “Có phương tiện giúp đỡ” – “Không phương tiện giúp đỡ” là
những ngữ tố khu biệt.

2.2.5. Hiện tượng biến đổi nghĩa của từ ngữ


2.2.5.1. Nguyên nhân và cơ sở của sự biến đổi ý nghĩa
Nguyên nhân:

- Nguyên nhân ngôn ngữ học thuần túy

 Hiện tượng dùng các từ chỉ người trong nhiều văn cảnh quá phổ biến
khiến cho nó có ý nghĩa phiếm định. Ví dụ: homme “người”, man “người” có
thêm nghĩa “người ta”.
 Phạm trù ngữ pháp. Ví dụ: trong tiếng Latin, từ homo có nghĩa là
“người”, vì từ này trùng với hình thái giống đực cho nên nó còn có nghĩa là
“người đàn ông”.

- Vì môi trường trong đó ngôn ngữ diễn biến là môi trường xã hội, cho nên
những nguyên nhân có tính chất xã hội đóng một vai trò quan trọng.

- Diễn đạt văn hóa bóng bẩy.

Vd: + Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa.

+ Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa.

- Diễn đạt trang nhã, lịch sự, tránh dùng các từ gây ấn tượng về sự chết chóc,
đau buồn, bệnh tật hay thô tục. Ví dụ: tránh dùng từ chết, người ta dùng các từ mất,
khuất núi, nằm xuống,... tránh dùng các từ xấu, kém, người ta nói không khá lắm,
không đẹp lắm; tránh dùng từ xác chết người ta dùng từ tử thi.

- Muốn giữ bí mật trong một nhóm người nào đó. Ví dụ: trong quân sự, pháo
được gọi là cửa hàng bầu bí, trong tiếng lóng của bọn ăn cắp, tốt được gọi là nếp,
xấu được gọi là tẻ, vải được gọi là vấn, cái ô được gọi là gọng,...

16
- Một số tầng lớp xã hội coi từ vựng toàn dân là nôm na mách qué, đã tạo ra
những lối nói kiểu cách của riêng mình. Ví dụ: một số quý tộc châu Âu gọi cái dạ
dày là bà mẹ của nhân loại, cái chân là người bạn đau khổ, cái gương là cố vấn của
sắc đẹp.

- Thay đổi môi trường sử dụng. Ví dụ: từ operation “hoạt động” trong quân sự
có nghĩa là “cuộc hành quân”, trong y tế có nghĩa là “giải phẫu”, trong toán học có
nghĩa là “một phép toán”.

Yếu tố tâm lí xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thay đổi môi trường sử
dụng của các từ.

Cơ sở: quan hệ giữa âm và nghĩa của từ là có điều kiện chứ không tuỳ tiện, nó
được quy định một cách biện chứng lịch sử, tức là có tính quy ước chứ không phải
hoàn toàn cố định hay thuần tuý võ đoán.

2.2.5.2. Những hiện tượng biến đổi ý nghĩa


Có 3 hiện tượng: mở rộng ý nghĩa, thu hẹp ý nghĩa và chuyển nghĩa.

Mở rộng ý nghĩa

- Khái niệm: quá trình phát triển từ cái riêng đến cái chung, từ cái cụ thể đến
cái trừu tượng.

- Ý nghĩa được hình thành nhờ quá trình này gọi là nghĩa rộng. Bản thân từ bắt
đầu biểu thị khái niệm rộng trong khi đó không thay đổi nghĩa cơ sở của mình.

- Ví dụ: từ muối tiếng Việt là một danh từ có nghĩa hẹp, chỉ tỉnh thể chế ra từ
nước biển để ăn. Hiện nay nó còn chỉ hợp chất do sự tác dụng của axit lên bazơ mà
thành; tính từ đẹp ban đầu chỉ dùng ở lĩnh vực hình thức, nhưng bây giờ dùng rộng
rãi cả ở phạm vi tình cảm, tinh thần, quan hệ: tình cảm đẹp, đẹp lòng, đẹp nết, đẹp
lời,...

Thu hẹp ý nghĩa

17
- Khái niệm: quá trình phát triển từ cái chung đến cái riêng, từ cái trừu tượng
đến cái cụ thể.

- Phạm vi ý nghĩa của các từ phát triển từ cái chung đến cái riêng, từ cái trừu
tượng đến cái cụ thể.

- Ví dụ: Mùi là cảm giác do cơ quan khứu giác thu nhận được, nhưng khi nói
miếng thịt này có mùi rồi thì lại có ý nghĩa cụ thể là “mùi hôi”. Phản động là một từ
gốc Hán có nghĩa là “hành động ngược lại”. Nghĩa chung này đã mất, nhường chỗ
cho một nghĩa cụ thể hơn là “hành động ngược lại với chính nghĩa”.

Chuyển nghĩa

Do ấn dụ và hoán dụ

ẨN DỤ

Khái niệm: sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật hiện
tượng được so sánh với nhau.

a) Sự giống nhau về hình thức.

 Thí dụ: con bướm – cái bướm để mắc áo

răng người và vật – răng lược, răng bừa

mũi người và vật – mũi thuyền, mũi kim, mũi Cà Mau

b) Sự giống nhau về màu sắc.

 Thí dụ: màu da trời, màu rêu, màu da cam, màu cỏ úa, màu xu hào,
màu ốc bươu,...

c) Sự giống nhau về chức năng.

 Thí dụ: đèn đĩa thắp bằng dầu lạc, đèn dầu hoả, đèn điện,... nói chung
các phương tiện thắp sáng đều được gọi là đèn.

d) Sự giống nhau về một thuộc tính, tính chất nào đó.

18
 Thí dụ: đất khô – tình cảm khô, lời nói khô, mướp đắng, ớt cay – một
ý nghĩ đắng cay.

e) Sự giống nhau về một đặc điểm, một vẻ ngoài nào đó.

 Thí dụ: cô gái nào xấu xí bị gọi là Thị Nở, ai hay ghen bị gọi là Ôtenlô
hay Hoạn Thư, ai hay phản ứng tiêu cực bị gọi là Chí Phèo,...

g) Những ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng.

 Thí dụ: nắm vốn biểu thị “động tác cụ thể của bàn tay”, nhưng có thể
nói: nắm ngoại ngữ, nắm tình hình, nắm bài,... Những cách nói khác như lửa
căm thù sôi sục, sợi chỉ đỏ quán xuyến,... cũng thuộc loại ẩn dụ như thế.

h) Chuyển tên các con vật thành tên người.

 Thí dụ: Những cách nói con chó con của mẹ, con họa mi của anh, con
mèo của anh,...

i) Chuyển tính chất của sinh vật sang sự vật hay hiện tượng khác.
Loại ẩn dụ này thường được coi là hiện tượng nhân cách hoá.

 Thí dụ: thời gian đi, con tàu chạy, gió gào thét,...

- Cần phân biệt ẩn dụ và so sánh.

HOÁN DỤ

Khái niệm: Hiện tượng chuyển tên gọi từ sự vật hoặc hiện tượng này sang sự
vật hoặc hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ lôgic giữa các sự vật hoặc hiện
tượng ấy.

a) Quan hệ giữa toàn thể và bộ phận.

Kiểu hoán dụ này còn được gọi là cải dung.

Có hai kiểu cải dung:

19
- Lấy bộ phận thay cho toàn thể, thí dụ: nhà có năm miệng ăn lẽ ra là
“nhà có năm người ăn”, thêm một đầu lợn nữa lẽ ra là “thêm một con lợn
nữa”.
- Lấy toàn thể thay cho bộ phận, thí dụ: xe trong Anh Lâm dắt xe đi vào
có nghĩa là “cái xe đạp”, mỗi ngày có 24 giờ nhưng ngày công lại chỉ có 8 giờ
là cùng.

b) Lấy không gian, địa điểm thay cho người sống ở đó: thành phố lẽ
ra “người ở thành phố”, nhà bếp lẽ ra “những người làm ở đó”, nhà tôi lẽ ra
“vợ tôi”,...

c) Lấy cái chứa đựng thay cho cái được chứa đựng: bát lẽ ra “cái
đựng ở bát”, chai lẽ ra là “bia”, “nước ngọt”, ...

d) Lấy quần áo, trang phục thay cho con người: áo chàm trong Áo
chàm đưa buổi phân li lẽ ra là “người mặc áo chàm”.

e) Lấy bộ phận con người thay cho bộ phận quần áo: cổ áo, vai áo,
tay áo,...

g) Lấy địa điểm, nơi sản xuất thay cho sản phẩm được sản xuất ở
đó: kẹo Xiu, bia Trúc Bạch,...

h) Lấy địa điểm thay cho sự kiện xảy ra ở đó: trận Điện Biên Phủ,
hội nghị Paris,...

i) Lấy tên tác giả thay cho tên tác phẩm : Nguyễn Du trong Suốt
mười năm tôi đọc Nguyễn Du lẽ ra “tác phẩm của Nguyễn Du”.

k) Lấy âm thanh thay cho đối tượng: chim cuốc, xe bình bịch, chim
tu hú, mèo,...

20
2.2.6. Hiện tượng đa nghĩa và đồng âm
2.2.6.1. Đồng âm
- Khái niệm: hiện tượng trùng nhau về ngữ âm của hai hoặc hơn hai đơn vị
ngôn ngữ khác nhau.

- Đây là hiện tượng phổ biến trong các ngôn ngữ, nhưng mỗi ngôn ngữ có
những biểu hiện khác nhau. Các từ càng ngắn, có cấu trúc càng đơn giản càng dễ có
hiện tượng đồng âm.

- Trong các ngôn ngữ cũng có hiện tượng đồng âm của các cụm từ – những
đoạn lời nói khác nhau, chẳng hạn: trong tiếng Nga ворон “con quạ” và вор он
“kẻ cắp nó”. Hiện tượng này có tính chất ngẫu nhiên, không phổ biến.

- Hiện tượng đồng âm của các từ đồng âm:

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng có những ý nghĩa hoàn


toàn khác nhau, chúng trùng với nhau cả về âm thanh lẫn chữ viết trong tất cả (hoặc
hàng loạt) hình thái ngữ pháp vốn có của chúng.

Đồng âm hoàn toàn: các từ trùng nhau trong tất cả các dạng thức ngữ
pháp của mình.

Ví dụ: bank “ngân hàng” – bank “bờ sông”

Những từ đồng âm hoàn toàn thỏa mãn 3 điều kiện sau:

+ Chúng không có quan hệ gì về nghĩa.

+ Tất cả các dạng thức đều thống nhất.

+ Các dạng thức đều tương đương về ngữ pháp.

Đồng âm không hoàn toàn: các từ chỉ trùng nhau trong một loạt hình
thái của mình.

Những từ đồng âm không hoàn toàn sẽ thuộc các trường hợp:

+ Có sự giống nhau (tối thiểu) về một dạng thức.

21
+ Không thỏa mãn 3 điều kiện trên.

Ví dụ: lie “nói dối” – lie “nằm”, ở thì quá khứ laid “nói dối” – lay
“nằm”.

Tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình cho nên không cần phân biệt như
trên: tất cả đều là những từ đồng âm hoàn toàn. Thí dụ: ca “đồ đựng, dùng để uống
nước” và ca “trường hợp”, bác “anh, chị của cha hay của mẹ mình” – bác “đại từ
chỉ người” – bác “cha, bố” (bác mẹ) – bác “chưng” (bác trứng).

Cần phân biệt các từ đồng âm với các từ đồng hình, từ trùng âm, từ đồng tự
và từ tương tự.

• Từ đồng hình là những từ chỉ trùng nhau ở một trong những dạng thức
riêng biệt mà thôi. Thí dụ:

rung “thanh ngang của cái thang” – rung <= ring “reo”

Các ngôn ngữ không biến hình không có hiện tượng này.

• Từ trùng âm là những từ có ý nghĩa khác nhau, được phát âm như


nhau nhưng lại viết khác nhau:

son “con trai” và sun “mặt trời”

meat “thịt” và meet “gặp”

• Từ đồng tự là những từ khác nhau về nghĩa, phát âm khác nhau,


nhưng chữ viết giống nhau.

tear [ter]“xé” và tear [tɪr] “nước mắt”

present [prɪˈzent] “tặng” và present [ˈpreznt] “món quà”

• Từ tương tự là những từ khác nhau về nghĩa, có chữ viết rất gần nhau,
nhưng phát âm vẫn không giống nhau.

climate [ˈklaɪmət] “khí hậu” và climax [ˈklaɪmæks] cao trào

reality [riˈæləti] “thực tế” và realty [ˈriːəlti] bất động sản

22
2.2.6.2. Đa nghĩa
- Khái niệm: nhiều nghĩa.

- Trong khi đồng âm là mối quan hệ nằm giữa hai từ vị khác biệt nhau, thì đa
nghĩa lại là đặc trưng của một từ vị đơn nhất => Sự khác biệt rõ nhất.

- Sự khác biệt giữa đồng âm và đa nghĩa không phải bao giờ cũng rạch ròi
trong những trường hợp cụ thể.

2.2.6.3. Phân biệt đồng âm – đa nghĩa


Từ đồng âm và từ đa nghĩa đều quan hệ với tính đẳng danh: cùng một vỏ
ngữ âm liên hệ với nhiều ý nghĩa khác nhau.

Truyền thống ngôn ngữ học trước đây cho rằng các từ khác nhau về nguồn
gốc, giống nhau về ngữ âm là các từ đồng âm, còn các từ giống nhau cả về nguồn
gốc lẫn ngữ âm là các từ đa nghĩa. Chẳng hạn, das Reis “cành, nhánh” (từ bris cổ)
và der Reis “lúa” (từ tiếng Ý: riso) của tiếng Đức,... là các từ đồng âm. Còn das
Schloss “ổ khóa” và der Schloss “lâu đài” (cả hai cùng liên hệ với động từ
schliessen “khóa”) là một từ đa nghĩa. Cách phân biệt này đòi hỏi phải hiểu rõ từ
nguyên của các từ mà điều này không phải bao giờ cũng thực hiện được.

Gần đây, các nhà ngôn ngữ học quan niệm từ đồng âm không những bao
gồm các từ khác nhau về nguồn gốc, trùng nhau ngẫu nhiên về ngữ âm mà còn bao
gồm cả các trường hợp khi các ý nghĩa khác nhau của từ đa nghĩa bị phân hoá xa
đến mức không nhận ra mối liên hệ giữa chúng nữa, tạo ra hai hoặc hơn hai từ độc
lập. Như vậy, cả Reis “cành, nhánh” và Reis “lúa” lẫn Schloss “ổ khóa” và Schloss
“lâu đài” trong tiếng Đức đều là những cặp đồng âm, bởi vì tuy cùng một nguồn gốc
nhưng mối liên hệ giữa Schloss “ổ khóa” và Schloss “lâu đài” đã bị đứt đoạn.

Sự phân biệt chủ yếu giữa từ đa nghĩa và từ đồng âm là ở chỗ: các ý nghĩa
của những từ đồng âm hoàn toàn khác nhau, không có mối liên hệ nào. Còn những
ý nghĩa khác nhau của một từ đa nghĩa có sự liên hệ, quy định lẫn nhau, ý nghĩa này
phái sinh từ ý nghĩa kia. Thí dụ:

23
cầu 1: quán ở giữa đồng, hay giữa đường cái để người qua lại nghỉ chân.

cầu 2: công trình bắc qua mặt nước hay một nơi đất trũng để tiện việc qua lại.

cầu 3: công trình xây dựng ở các bến, nhô ra xa bờ để cho tàu cập bến.

cầu 4: mong mỏi.

Những ý nghĩa trên đây không liên quan gì với nhau cho nên ta có 4 từ đồng
âm.

Tình hình hoàn toàn khác khi phân tích những ý nghĩa khác nhau của từ đầu.

Từ đầu có ý nghĩa gốc là “bộ phận chủ chốt, ở trên hết hoặc trước hết, có chứa
đựng bộ óc của người hay loài vật”. Các nghĩa khác của từ đầu đã phát triển dựa
theo một thuộc tính nào đó ở nghĩa gốc. Dòng nghĩa phái sinh mạnh nhất đã phát
triển dựa vào biểu tượng về vị trí của cái đầu. Theo hướng này ta thấy các nghĩa
sau: 1a - vị trí trên hết hoặc trước hết: đầu bài, đầu đề, hàng đầu, đi đầu,... Ngoài
ra, có những kết hợp như đầu đau, đầu danh, đầu mấu,... biểu hiện một bước phát
triển xa hơn của nghĩa “vị trí trên hết, trước hết”. Chúng bao gồm “bộ phận có thể
tác động đến người ta trước nhất”. 1b – vị trí tận cùng. Nghĩa này cũng linh hoạt,
năng động, thể hiện trong nhiều trường hợp: đầu nhà, đầu đường, đầu dây,... Một
vật có thể có hai điểm tận cùng trái ngược nhau. Vì vậy, tiến thêm một bước trên
con đường khái quát hóa, trừu tượng hóa, đầu có thêm sắc thái “đằng, phía”. Dòng
nghĩa thứ hai phát triển đựa vào thuộc tính về chức nảng điều khiển của bộ óc. Do
đó, đã tạo ra nghĩa 2 là trí tuệ, ý chí: cứng đầu, đầu mụ mẫm. Cuối cùng, đầu có thể
phát triển thêm nghĩa 3 chỉ đơn vị dựa trên hoán dụ lấy bộ phận thay cho toàn
thể: cá kể đầu, một đầu lợn... Có thể minh họa mối liên hệ giữa các nghĩa của từ
đầu như sau:

24
Giữa các nghĩa của một từ đa nghĩa thường có một nghĩa tố chung, móc nối
chúng lại với nhau làm thành một kết cấu. Từ sợ trong sợ nhỡ tàu và sợ chậm giờ
tôi phải đi nhanh biểu thị hai nghĩa khác nhau. Nhưng cả hai nghĩa đều có nghĩa tố
“không an lòng”. Nếu trong trường hợp thứ nhất, sợ biểu thị “không an lòng vì cho
rằng sự việc (nhỡ tàu) là không hay” thì trong trường hợp thứ hai, sợ biểu thị
“không an lòng vì cho rằng sự việc (chậm giờ) có thể xảy ra.”
Khi một ý nghĩa của từ đa nghĩa bị phân hoá xa đến mức cái nghĩa tố chung
vốn có của ý nghĩa này với các ý nghĩa khác của từ trở nên không quan yếu đối với
nó nữa, đặc trưng cho ý nghĩa này là một nghĩa tố khác, chính nghĩa tố đó đưa từ
nhập vào một hiện tượng mới, khi đó có thể coi như đã xuất hiện một từ mới. Thí
dụ: bướm là “tên gọi của một loại sâu bọ cánh phấn”. Cái mắc áo có hình con bướm
cũng gọi là bướm. Tuy nhiên, dấu hiệu hình thức giống nhau giữa hai đối tượng
không quan trọng nữa. Đặc trưng ngữ nghĩa của cái bướm là chức năng mắc quần
áo, do đó cái bướm có thể có hình con bướm, có thể không. Ở đây đã có hai từ đồng
âm.
Hiện tượng chuyển loại trong tiếng Việt hiện nay chưa được giải quyết nhất
quán trong các từ điển. Thực ra, mối liên hệ ngữ nghĩa trong chuyển loại là rõ ràng,
ai cũng có thể nhận ra. Chẳng hạn: bào là “dụng cụ làm mòn nhẵn gỗ” và bào là
“làm nhẵn gỗ bằng cái bào”. Sở dĩ người ta thường tách ra thành những từ đồng âm
chính là vì chúng thuộc vào các từ loại khác nhau. Nhưng một từ cũng có thể đa
loại. Vì vậy, không phải tất cả các hiện tượng có quan hệ chuyển loại đều được coi
là các từ đồng âm. Trong trường hợp này, cần phải căn cứ vào tính độc lập và khả
năng phái sinh của các ý nghĩa hình thành do chuyển loại. Nếu một nghĩa nào đó
hoàn toàn chỉ là nghĩa phái sinh do chuyển loại, không có khả năng làm cơ sở để tạo
nên những nghĩa mới thì đó chỉ là một biến thể từ vựng ngữ nghĩa mới của từ cơ sở.
Thí dụ: ánh 1 (danh từ) – tia sáng do một vật phát ra hay phản chiếu lại, ánh 2
(động từ) – phát ra hoặc phản chiếu tia sáng, ánh 3 (tính từ) – nhấp nhánh, bóng. Ca
1 (danh từ) – đồ dùng để uống nước bằng kim loại, hoặc bằng nhựa, có quai, ca 2

25
(đơn vị từ) – lượng vật chất đựng trong một cái ca. Những trường hợp chuyển loại
trên chỉ nên xem là các ý nghĩa khác nhau của một từ. Nếu một ý nghĩa hình thành
do chuyển loại có tính chất độc lập cao, có thể làm cơ sở để tạo nên những ý nghĩa
phái sinh khác thì có thể coi như đã tách ra thành một từ độc lập.
Thí dụ:
bào 1: dụng cụ nghề mộc để làm nhẵn, mòn gỗ.
bào 2: a) làm nhân, mòn gỗ bằng cái bào;
b) làm nhắn, làm mòn nói chung (bào ruột, nước bào mòn đất).
đục 1: Dụng cụ có lưỡi sắt để khoét gỗ, đá.
đục 2: a) Khoét bằng cái đục;
b) Khoét mòn, thủng nói chung (mối đục gỗ);
c) Lấy tiền của dân (đục khoét của dân).

2.2.7. Hiện tượng đồng nghĩa


- Khái niệm: Trong lịch sử ngôn ngữ học, khái niệm từ đồng nghĩa được xác
định một cách khác nhau. Sự bất đồng trước tiên trong khi giải quyết vấn đề từ đồng
nghĩa là do kết cấu ngữ nghĩa đa dạng, phức tạp của từ gây nên.
Quan niệm 1
- Loạt đồng nghĩa bao gồm các từ có kết cấu ý nghĩa không giống nhau cho
nên mức độ đồng nghĩa của các từ cũng khác nhau. Mức độ đồng nghĩa đó có thể
tính toán cụ thể được.
Giả sử:
X(x1, x2, x3,... xn)
Y(y1, y2, y3,... yn)
trong đồ x1, x2, x3, xn là các nghĩa của từ X, y 1, y2, y3, yn là các nghĩa của
từ Y. Mức độ đồng nghĩa có thể tính theo công thức:
2C
V = m +m
1 2

trong đó, V là đại lượng khả biến biểu hiện quan hệ giữa số những nghĩa
trùng nhau và toàn bộ các nghĩa có thể có của hai từ, C là số các nghĩa trùng

26
nhau, m1 là số nghĩa của từ thứ nhất, m 2 là số nghĩa của từ thứ hai. Đại lượng
khả biến này sẽ có dạng: [0<V ≤ 1].
V càng hướng tới 1 thì mức độ đồng nghĩa càng tăng, V càng hướng tới 0 thì
mức độ đồng nghĩa càng giảm. Khi V = 1 chúng ta có các từ đồng nghĩa hoàn toàn.
Thí dụ: phi cơ và máy bay là hai từ đồng nghĩa hoàn toàn, bởi vì mỗi từ đều có một
ý nghĩa và ý nghĩa đó trùng nhau, cho nên V bằng 1. Khi hai từ không có nghĩa nào
trùng nhau thì V sẽ bằng 0 và hai từ không có quan hệ đồng nghĩa. Khi V di động từ
0,01 đến 0,99 chúng ta có các từ đồng nghĩa bộ phận. Từ đồng nghĩa bộ phận có thể
là các trường hợp:
a) Một từ đơn nghĩa trùng với một ý nghĩa của từ đa nghĩa. Cặp cư xử và ăn ở
là như vậy. Từ ăn ở có hai nghĩa, một nghĩa trùng với nghĩa của từ cư xử,
một nghĩa là “ở nói chung”.
b) Một nghĩa của từ đa nghĩa trùng với một nghĩa của từ đa nghĩa khác. Thí dụ:
trông và dựa cùng biểu thị ý nghĩa “nương vào” (Trăm điều hãy cứ trông
(dựa) vào một ta). Nhưng ngoài nghĩa đó ra, từ trông còn có nghĩa là “nhìn”,
là “chăm sóc”, từ dựa còn có nghĩa “theo, căn cứ vào”. Những ý nghĩa này
của hai từ không trùng nhau.
Như vậy, theo quan niệm thứ nhất, từ đồng nghĩa là những từ có tối thiểu một
trong các biến thể từ vựng – ngữ nghĩa trùng nhau. Sự phân biệt nhau của các từ
đồng nghĩa không phải ở những sắc thái nào đó mà ở dung lượng ý nghĩa rộng hẹp
khác nhau, đúng hơn là sự tồn tại trong kết cấu ý nghĩa của mình số lượng ít hay
nhiều những biến thể từ vựng – ngữ nghĩa trùng nhau. Quan niệm này dẫn đến kết
cấu của từ điển đồng nghĩa như sau: tiêu để của loạt đồng nghĩa sẽ là tất cả các từ
nằm trong loạt đó và khi giải thích, chú ý vạch ra biến thể từ vựng – ngữ nghĩa
trùng nhau giữa các từ, đồng thời vạch ra những biến thể từ vựng – ngữ nghĩa
không trùng nhau của chúng, coi đó là nét phân biệt chủ yếu giữa các từ.
Quan điểm số 2:

- Loạt đồng nghĩa chỉ bao gồm những nghĩa vị đồng nghĩa chứ không phải các
từ vị đồng nghĩa. Bởi vì dung lượng ý nghĩa của các từ không giống nhau, có từ

27
một nghĩa, có từ nhiều nghĩa và không phải bao giờ toàn bộ các ý nghĩa của từ này
cũng đồng nghĩa với toàn bộ các ý nghĩa của từ kia, cho nên khó có thế nói từ này
đồng nghĩa với từ kia mà phải nói nghĩa vị nào của chúng đồng nghĩa với nhau.

Thí dụ: từ ăn trong tiếng Việt có kết cấu ý nghĩa khá phức tạp. Theo Từ
điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội,
1992), ăn có 13 nghĩa:

1. Tự cho vào cơ thể thức nuôi sống.


2. Ăn uống nhân dịp gì.
3. Tiếp nhận cái cần thiết cho sự hoạt động.
4. Nhận lấy để hưởng.
5. Phải nhận lấy, chịu lấy.
6. Giành về mình phần hơn, phần thắng.
7. Hấp thu cho thấm vào, nhiễm vào trong bản thân.
8. Gắn, đính chặt vào nhau, khớp với nhau.
9. Hợp với nhau, tạo nên một cái gì hài hoà.
10. Làm tiêu hao huỷ hoại dần dần từng phần.
11. Lan ra hoặc hướng đến nơi nào đó.
12. Là một phần ở ngoài phụ vào, thuộc về.
13. Có thể đổi ngang giá.

Nhưng ăn chỉ đồng nghĩa với các từ xơi, mời, chén, hốc, thời,... ở nghĩa đầu
tiên mà thôi. Như vậy, một từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều loạt đồng nghĩa
khác nhau.

Từ ăn ở ít ra có thể tham gia 2 loạt:

- cư xử, đối xử, đối đãi, ăn ở;


- ở, ăn ở.
Từ trông ít ra tham gia ba loạt:
- trông, nhìn, ngó, nhòm, dòm, liếc;
- trông, trông coi, chăm sóc;

28
- trông, cậy, tựa, dựa, nương.
Theo quan niệm này, khi biên soạn từ điển đồng nghĩa, người ta thường lấy
nội dung chung giữa các từ làm tiêu đề cho loạt đồng nghĩa, sự phân biệt giữa các từ
thể hiện ở chỗ trong khi cùng biểu thị nội dung ấy, chúng có sắc thái gì khác nhau
không, sự phân bố sử dụng và giá trị tu từ biểu cảm của chúng ra sao.
Sau khi đã xác định cái được so sánh trong loạt đồng nghĩa là các nghĩa vị
chứ không phải các từ vị, chúng ta lại đụng phải một vấn đề còn khó khăn và phức
tạp hơn nhiều. Đó là: hai nghĩa vị như thế nào được xem là đồng nghĩa với nhau.
Khái niệm đồng nghĩa chỉ bao gồm những nghĩa vị giống nhau hoàn toàn hay có thể
bao gồm cả những nghĩa vị gần nhau. Nếu chấp nhận đồng nghĩa bao gồm cả những
nghĩa vị gần nhau thì nội dung của cái gần nhau là gì và nội dung của cái gọi là sắc
thái ý nghĩa là như thế nào.
Một số người căn cứ vào nghĩa sở chỉ, coi từ đồng nghĩa là những tên gọi
khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng của thực tế khách quan. Sự thống nhất
trong loạt đồng nghĩa chủ yếu là chức năng gọi tên: hai từ cùng gọi tên một sự vật
nhưng tương quan với sự vật đó với những khái niệm khác nhau và chính vì vậy mà
qua cách gọi tên bộc lộ ra nhiều thuộc tính khác nhau của sự vật đó. Quan niệm này
có từ rất lâu, gắn liền với việc nghiên cứu các hiện tượng đồng nghĩa trong lĩnh vực
danh từ. Tiêu chuẩn này dễ dàng áp dụng cho trường hợp các từ cùng biểu thị một
đối tượng cụ thể trong thực tế mà chúng ta có thể tri giác được. Chẳng hạn, để chỉ
người đàn bà sinh ra mình, có các từ mẹ, đẻ, u, má, bẩm. Nhưng chúng ta sẽ lúng
túng khi gặp những trường hợp các từ biểu thị những khái niệm không cụ thể,
không tri giác được, chẳng hạn các loạt từ nhự: nhanh, mau, chóng, sợ, hãi, sợ sệt,
sợ hãi, hãi hàng, khiếp,... Mặt khác, tiêu chuẩn này không phân biệt hai diện ngôn
ngữ và lời nói. Nghiên cứu ngữ nghĩa ở diện ngôn ngữ và diện lời nói khác nhau rất
rõ ràng. Khi phân tích kết cấu ngữ nghĩa của từ với tư cách là yếu tố của hệ thống
ngôn ngữ có thể chỉ giới hạn ở mối quan hệ của các ý nghĩa, tức là mối quan hệ của
cái biểu hiện với khái niệm. Những mối quan hệ đó thường xuyên đối với đơn vị
này ở nhát cắt đồng đại của ngôn ngữ. Khi phân tích nghĩa của từ ở dạng hiện thực

29
hoá, ở lời nói thì bình diện đầu tiên lại là mối quan hệ của các tín hiệu (cái biểu hiện
và cái được biểu hiện) với đối tượng. Những mối quan hệ này là không thường
xuyên, bởi vì khi biểu thị các tư tưởng trong lời nói, cùng một đối tượng có thể
được dẫn đến những khái niệm khác nhau, và do đó, nhận được các tên gọi khác
nhau. Nhìn vào tiếng Việt, chúng ta cũng thấy hiện tượng đồng nhất về chức năng
gọi tên khá phổ biến và tiêu biểu trong hoạt động lời nói. Chẳng hạn, biểu thị cái
chết có nhiều cách. Ngoài các từ như chết, tử, toi, ngoẻo,... ta còn thấy :
- Nửa chừng xuân thoắt gẫy cành thiên hương
- Thì đà trâm gẫy bình rơi mất rồi
- Xa nhà, mê chơi, quên quê hương

Tu từ học sẽ nghiên cứu tất cả các phương tiện diễn đạt đồng nghĩa,
còn từ vựng học sẽ chỉ chú ý đến hiện tượng đồng nghĩa trong hệ thống ngôn ngữ
mà thôi.

Trong hệ thống ngôn ngữ, nói đến hiện tượng đồng nghĩa là phải nói
đến sự giống nhau của các nghĩa sở biểu. Vì vậy, tác giả tán thành quan niệm cho
từ đồng nghĩa là những từ gần nhau về nghĩa, nhưng khác nhau về âm thanh, biểu
thị những sắc thái khác nhau của một khái niệm. Những người phản đối tiêu chuẩn
tính đồng nhất vẻ khái niệm thường viện cớ rằng khái niệm có thể có dung lượng
rộng, có thể có dung lượng hẹp. Nếu căn cứ vào khái niệm có dung lượng rộng thì
loạt đồng nghĩa sẽ bao gồm các từ rất xa nhau về nội dung. Ngược lại, nếu căn cứ
vào khái niệm có dung lượng hẹp thì những từ rất gần nhau về nghĩa cũng bị loại ra
khỏi loạt đồng nghĩa. Chẳng hạn, nếu căn cứ vào khái niệm “phương tiện giao
thông”, chúng ta có thể tập hợp các đơn vị ô tô, xe đạp, tàu hoả, máy bay,... trong
loạt đồng nghĩa. Nếu căn cứ vào khái niệm “chuyển đi”, chúng ta có các đơn vị:
mang, vác, cõng, địu, bưng, xách, cắp, ôm, bê, bồng, gánh, quẩy, khiêng, khuân,
đeo, đèo, gùi,...

Thực ra, đồng nghĩa là hiện tượng có mức độ khác nhau. Về mặt
nào đó, những loạt từ ngữ đã nêu ở trên cũng có quan hệ đồng nghĩa bởi vì giữa

30
chúng tồn tại những nghĩa tố chung. Sở dĩ chúng ta chưa coi đó là những đơn vị
đồng nghĩa thực sự bởi vì giữa chúng còn có nhiều nét nghĩa cơ bản khác nhau. Nếu
chia nhỏ các loạt ấy ra, chúng ta sẽ có một số loạt, số lượng ít hơn, nhưng có nhiều
nét nghĩa trùng nhau hơn. Cứ như vậy, đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ có được
những đơn vị hoàn toàn trùng nhau về những nét nghĩa cơ bản, chỉ khác nhau ở sắc
thái ý nghĩa nào đó mà thôi. Đó chính là những đơn vị đồng nghĩa thực sự.

2.2.8. Hiện tượng trái nghĩa


- Từ trái nghĩa là một trong những biện pháp tổ chức từ vựng theo sự đối lập.
Có thể định nghĩa từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ý nghĩa,
biểu hiện các khái niệm tương phản về logic, nhưng tương liên lẫn nhau.
- Hiện tượng trái nghĩa là mối quan hệ giữa hai từ có một nét nghĩa nào đó đối
lập nhau. Có bốn kiểu trái nghĩa quan trọng:

+ Trái nghĩa lưỡng phân là quan hệ giữa những cặp từ ngữ trái nghĩa tạo
thành hai cực mâu thuẫn nhau, phủ định cực này tất phải chấp nhận cực kia.
(thường là tính từ)

VD: Chẵn – lẻ là cặp từ trái nghĩa lưỡng phân: khi nói “ Đây không phải là
số chẵn.”, thì điều đó có nghĩa là “Đây là số lẻ”.

+ Trái nghĩa thang độ là quan hệ giữa những từ ngữ trái nghĩa tạo thành hai
cực có điểm trung gian, thành thử phủ định cực này chưa hẳn đã tất yếu phải
chấp nhận cực kia.

VD: Nói “Trời không nóng”, thì không chắc chắn gì có thể suy ra “Trời
lạnh”, vì giữa hai cực nóng – lạnh còn có các trạng thái ấm, mát. Như thế, nóng
– lạnh là cặp từ trái nghĩa thang độ.

+ Trái nghĩa nghịch đảo là quan hệ giữa những từ ngữ trái nghĩa tạo thành
hai cực giả định lẫn nhau (thường là danh từ, sự việc).

VD: Nói “Cô là giáo viên của em ấy”, tức là giả định “Em là học sinh của
cô” và ngược lại; trong đó, giáo viên và học sinh là cặp từ trái nghĩa nghịch đảo.

31
+ Nhưng không phải cặp từ ngữ trái nghĩa nghịch đảo nào cũng có hai cực
giả định.

VD: “Ông và cháu”: ông của ai thì người đó là cháu, nhưng cháu của ai thì
người đó có thể là bà, cô, dì, bác, cậu,… chứ không nhất thiết phải là ông.

+ Trái nghĩa phương hướng là quan hệ giữa những từ ngữ chỉ các hướng đối
lập nhau.

VD: trước – sau, trái – phải, trên – dưới, cao – thấp, lên – xuống, tới – lui.

 Tuy nhiên, phương hướng ở đây không chỉ về không gian, mà rộng ra, cả
thời gian nữa.

VD: hôm qua – ngày mai, quá khứ – tương lai, trẻ – già, buộc – cởi, bắt đầu
– kết thúc, ngủ – thức,…

+ Cần lưu ý là những từ ngữ trái nghĩa tuy đối lập nhưng cùng chung một
phạm trù, do đó có thể cho những từ trái nghĩa mặc nhiên phải có phần nào đồng
nghĩa.

VD: nóng – lạnh cùng thuộc phạm trù nhiệt độ.

Mặt khác, một từ có thể gia nhập vào nhiều nhóm trái nghĩa khác nhau. Một
cặp từ có thể thuộc loại trái nghĩa này, mà cũng có thể thuộc loại trái nghĩa kia.
Chẳng hạn thắng – thua thuộc loại nghịch đảo, mà cũng có thể thuộc loại thang độ
vì ta có “thắng – hòa – thua”.

2.2.9. Trường nghĩa


- Trường nghĩa là những tập hợp từ đồng nhất với nhau về nghĩa từ vựng. Như
thế, dễ thấy rằng những từ có quan hệ nghĩa với nhau (đồng nghĩa, trái nghĩa, bao
nghĩa, tổng phân nghĩa, giao nghĩa) là cùng trường nghĩa.

VD: trường nghĩa “đồ dùng” là một tập hợp từ, tất cả các từ đều có chung
nét nghĩa khái quát: bàn, ghế, giường, tủ, sách, chăn, áo, dao, kéo…

- Một trường nghĩa có thể bao gồm nhiều trường nghĩa nhỏ hơn.

32
VD: đầu, mình, chân, tay cùng trường “bộ phận cơ thể”; cẳng (tay), khuỷu
(tay), bàn (tay) cùng trường “bộ phận của tay”; ngón, móng cùng trường “bộ
phận của bàn tay”,…

- Do hiện tượng đa nghĩa, một từ có thể tham gia vào nhiều trường nghĩa
khác nhau.

VD: “Dữ” khi nói về tính tình (ví dụ: chó dữ) thì cùng trường với
lành,hiền…; khi nói về tin tức, tiếng tăm (ví dụ: tin dữ, tiếng thì cùng trường với
tốt,xấu, khi nói về mức độ (ví dụ: suy nghĩ dữ lắm) thì cùng trường với nhiều,…

2.2.10. Thượng, hạ nghĩa


- Thượng nghĩa (hay còn gọi là thượng danh) là từ ngữ có nghĩa chỉ một
loại, mà tiểu loại của nó được biểu đạt bằng những từ ngữ khác. Từ ngữ đó là hạ
nghĩa (hay còn gọi là hạ danh). Như thế, hạ nghĩa sẽ chuyên biệt hơn thượng nghĩa.

VD: “Chim” là thượng nghĩa, mà bồ câu, sáo, cò, vạc,… là hạ nghĩa, và


như thế, so với nhau, bồ câu, sáo, cò, vạc là các đồng hạ nghĩa.

- Trong quan hệ giữa thượng nghĩa và hạ nghĩa, diễn theo hướng hồi chiếu thì
chỉ có thể chấp nhận “Hạ nghĩa X là một loại của thượng nghĩa Y” và không chấp
nhận ngược lại.

VD: Hạ nghĩa “Mèo” là một loại của thượng nghĩa “Động vật”.

2.2.11. Điển mẫu


- Tất cả những thuộc tính được chờ đợi ở một loại nào đó làm thành một sự
“mặc định” của loại ấy là một điển mẫu. Nói cách khác, điển mẫu là một hạ nghĩa
có các thuộc tính điển hình cho thượng nghĩa.

- Thuộc tính không điển hình của một hạ nghĩa đối với một thượng nghĩa
thông thường là thuộc tính điển hình của hạ nghĩa đó, cho khi đến lượt nó được xem
là thượng nghĩa.

33
VD: “Không bay được” là thuộc tính không điển hình đối với chim, nhưng
lại là điển hình đối với đà điểu. Và như thế, một con đà điểu điển mẫu phải
không biết bay.

- Khái niệm điển mẫu giúp ta hiểu được nhiều hiện tượng về nghĩa.

VD: Trong tiếng Việt, quả hay trái không nhất thiết phải tròn, mà còn có
thể dài như quả mướp, hình ngôi sao như quả khế,… nhưng điển mẫu của quả
hay trái phải là tròn. Dùng phép thử đó , ta thấy hai câu sau đây là bình thường:
“Đó là một loại quả nên có dáng tròn” và “Đó là một loại quả nhưng không có
dáng tròn.”

Trong khi hai câu sau đây là bất thường: “Đó là một loại quả nhưng có dáng
tròn” và “Đó là một loại quả nên không có dáng tròn”. Điều này giải thích tại sao
người Việt gọi vật gì tròn tròn là quả hay trái (quả/trái bóng, quả/trái tim, quả/trái
đất, quả/trái đấm, quả/trái…)

3. NGỮ NGHĨA HỌC CÚ PHÁP


3.1. Nghĩa của câu và các loại nghĩa của câu (nghĩa miêu tả, nghĩa tình thái)
3.1.1. Nghĩa của câu là gì
Nghĩa của câu là cái không thể thiếu đối với mỗi câu. Mỗi câu đều mang theo
những ý nghĩa mà người nói hay người viết muốn biểu hiện. Nghĩa của câu thường
sẽ được mọi người dễ dàng tự hiểu và cảm nhận được trong quá trình giao tiếp, khi
nghe hoặc khi đọc theo thói quen, kinh nghiệm.

3.1.2. Các loại nghĩa của câu


Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: nghĩa miêu tả (nghĩa sự việc) và
nghĩa tình thái. Hai thành phần nghĩa này hòa quyện, bổ sung, hỗ trợ cho nhau giúp
người đọc, người nghe dễ dàng hiểu rõ thông điệp mà người nói muốn truyền đạt
cho người nghe.

34
A- NGHĨA MIÊU TẢ
- Nghĩa miêu tả còn được gọi là nghĩa sự việc (hay nghĩa biểu hiện, nghĩa
mệnh đề) là thành phần nghĩa tương ứng với sự việc được đề cập đến ở trong câu,
tức là trong câu đề cập đến sự việc gì thì nghĩa của câu sẽ tương đương với sự việc
đó. Nó thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò, chủ ngữ, vị ngữ, khởi
ngữ và một số thành phần phụ khác.
Lưu ý:
+ Sự việc là những sự kiện, hiện tượng, hoạt động xảy ra trong đời sống
được nhận thức.
+ Một số sự việc tạo thành nghĩa miêu tả trong câu gồm: hành động,
quan hệ, sự tồn tại, tư thế, quá trình, trạng thái – tính chất – đặc điểm.
- Một số câu biểu hiện nghĩa miêu tả bao gồm: câu biểu hiện hành động; câu
biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm; câu biểu hiện quá trình; câu biểu hiện tư
thế; câu biểu hiện sự tồn tại; câu biểu hiện quan hệ.
a) Câu biểu hiện hành động
Sử dụng các động từ diễn tả hành động (chạy, nhảy, ăn, uống…) kết hợp
với thành phần câu.
Ví dụ: Hắn vừa đi vừa chửi. (Chí Phèo – Nam Cao)
Mẹ tôi đang nấu ăn ở nhà bếp.
b) Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm
Sử dụng các tính từ, từ ngữ miêu tả (vui, buồn, lớn- nhỏ, cao – thấp, đẹp
– xấu…)
Ví dụ: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Vịnh mùa thu –Nguyễn
Nguyến)
Cô ấy thật xinh đẹp.
c) Câu biểu hiện quá trình
Sử dụng từ ngữ biểu hiện quá trình (đưa, tiễn,…) với thành phần câu. Ví
dụ: Gió đưa cành trúc la đà. (Ca dao)
d) Câu biểu hiện tư thế

35
Sử dụng các từ ngữ biểu hiện tư thế (ngồi, đứng, quỳ,…) với thành phần
câu.
Ví dụ: Lom khom dưới núi tiều vài chú. (Qua đèo Ngang – Bà Huyện
Thanh Quan)
Anh cảnh vệ đứng rất nghiêm trang.
e) Câu biểu hiện sự tồn tại
Sử dụng các động từ tồn tại (còn, mất, hết,…)
Ví dụ: Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử/ Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
(Thói đời- Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Động từ tồn tại: còn, hết
Sự vật tồn tại: tiền, bạc, đệ tử, cơm, rượu, ông tôi

f) Câu biểu hiện quan hệ

Sử dụng từ biểu hiện quan hệ (là, của, như, để, do,…) kết hợp với
thành phần câu.
Ví dụ: Đầu lòng hai ả tố nga/ Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
(Chị em Thúy Kiều – trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
Vì trời mưa to nên tôi đi học muộn.

B- NGHĨA TÌNH THÁI


- Nghĩa tình thái là sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với
sự việc được đề cập đến trong câu (phỏng đoán, khẳng định, đánh giá,…) hoặc
thể hiện tình cảm, thái độ của người nói với người nghe (kính cẩn, thân mật,
hách dịch,...).
- Nghĩa tình thái có thể biểu hiện một cách rõ ràng bằng các từ ngữ hình
thái (thành phần tình thái). Có trường hợp có thể tách từ ngữ tình thái thành một
câu độc lập. Lúc đó câu chỉ có nghĩa tình thái mà không có nghĩa miêu tả.
- Ngay cả khi câu không có từ ngữ riêng thể hiện tình thái thì nghĩa tình
thái vẫn tồn tại trong câu. Đó là trường hợp câu có nghĩa tình thái khách quan
trung hòa.

36
a) Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc
được đề cập đến trong câu
- Khẳng định tính chân thực của sự việc.
Các từ ngữ biểu hiện gồm: Sự thật là, quả là, đúng là, chắc chắn,…
Ví dụ: Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của
Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.
(Trích Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)
- Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc thấp
Các từ ngữ biểu hiện gồm: Chắc chắn là, hình như, có lẽ, có thể,…

Ví dụ: Mặt trời chắc đã lên cao và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ.

(Chí Phèo- Nam Cao)


- Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phiên diện nào đó
của sự việc.
Các từ ngữ biểu hiện gồm: đến, có đến, hơn, chỉ là, cũng là…
Ví dụ: Với lại đêm họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc là cùng.
(Hai đứa trẻ - Thạch Lam)
- Đánh giá về sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay
chưa xảy ra.

Các từ ngữ biểu hiện gồm: giá mà, có lẽ, giá như…

Ví dụ: Giá mà hôm nay trời đừng mưa thì tốt.

- Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc.

Các từ ngữ biểu hiện gồm: không thể, phải, cần, nhất định…

Ví dụ: Tao không thể là người lương thiện nữa. 

(Chí Phèo – Nam Cao)


b) Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe
- Tình cảm thân mật, gần gũi.

37
Các từ biểu hiện: mà, nhỉ, nhé, à, ơi…

Ví dụ: Em thắp đèn lên chị Liên nhé. 

( Hai đứa trẻ – Thạch Lam)

- Thái độ bực tức, hách dịch.

Các từ biểu hiện: kệ mày, mặc xác mày…

Ví dụ: Kệ mày, mày muốn đi đâu thì đi.

- Thái độ kính cẩn.

Gồm các từ như à, bẩm, dạ, thưa…

Ví dụ: Bẩm cụ, có ông Lý đợi ngoài cửa ạ.

3.2. Quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu


Quan hệ ngữ nghĩa là một thuật ngữ chỉ một khái niệm trong ngôn ngữ học.
Quan hệ ngữ nghĩa thể hiện mối quan hệ giữa các khái niệm, khái niệm ở đây
có thể là một từ hoặc một cụm danh từ. Việc xác định quan hệ ngữ nghĩa luôn nhận
được nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ học. Có quan hệ ngữ
nghĩa giữa từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu. Ở phần này, người viết chỉ
nói về quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu.

3.2.1. Khái niệm về quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu


Có rất nhiều nhà ngôn ngữ học đã cố gắng định nghĩa về quan hệ ngữ nghĩa,
do đó, nó có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Nhưng ta có thể hiểu đơn giản rằng,
quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu chính là quan hệ về mặt nghĩa của hai câu đứng liền
cạnh nhau.

3.2.2. Các loại quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu


3.2.2.1. Paraphrase (Khúc giải)
Hai câu được đặt cạnh nhau và có gần nghĩa với nhau thì được gọi là
paraphrases (khúc giải) của nhau. Ở cấp độ câu thì khúc giải giống như khái niệm

38
đồng nghĩa ở cấp độ từ vựng vậy. Giống như khái niệm đồng nghĩa, giữa 2 câu
trong quan hệ khúc giải thường sẽ có những khác biệt nhất định. Những câu ấy có
nghĩa gần giống nhau (không cần thiết phải đồng nghĩa hoàn toàn). Ta có thể nói,
những câu ấy có cùng 1 điều kiện đúng, chúng sẽ cùng nhau đúng dưới cùng 1 hoàn
cảnh, tức là một câu sẽ không thể đúng nếu như câu còn lại không đúng.

Ví dụ: Con chó đuổi theo con mèo. Con mèo bị con chó đuổi.

Bạn Liên mở cửa ra. Cánh cửa được bạn Liên mở ra.

3.2.2.2. Entailment (dẫn ý)


Nếu nghĩa sự thật của một câu ngụ ý rằng nghĩa của câu còn lại là đúng thì
mối quan hệ giữa chúng là dẫn ý. Nếu khúc giải là mối quan hệ giữa hai câu dẫn ý
của nhau, là mối quan hệ hai chiều thì quan hệ dẫn ý chỉ là quan hệ một chiều, tức
là nếu câu 1 đúng thì câu 2 đúng, nhưng không có nghĩa là câu 2 đúng thì câu 1
đúng.

Ngoài ra, nhiều ví dụ của mối quan hệ dẫn ý được dựa trên mối quan hệ
thượng hạ vị của từ vựng.

Ví dụ: Người đàn ông đã giết con mèo. Con mèo đã chết.

Bạn Liên thích hoa. Bạn Liên thích hoa hồng.

3.2.2.3. Contradiction (mâu thuẫn)


Cũng có những cặp câu mà ý nghĩa của chúng đối nghịch nhau. Trong trường
hợp này, nếu 1 trong 2 câu đó là đúng thì tức là câu còn lại sai. Mối quan hệ giữa
những câu như trên được gọi là mâu thuẫn.

Trong nhiều trường hợp, sự đối lập về nghĩa trong mối quan hệ mâu thuẫn
giữa các câu được tạo lập dựa trên mối quan hệ trái nghĩa giữa các từ vựng.

Ví dụ: Thời tiết hôm nay rất nóng. Thời tiết hôm nay rất lạnh.

39
3.3 Các khái niệm tham tố, chu tố, diễn tố, diễn trị và vai nghĩa. Những vai
nghĩa thông dụng
3.3.1. Các khái niệm
Vai nghĩa là quan hệ ngữ nghĩa của ngữ danh từ đối với vị từ (VT) trong câu,
là cách thức mà thực thể do ngữ danh từ biểu thị góp phần vào sự tình được câu
diễn đạt.

Tham tố thực thể do ngữ danh từ biểu thị góp phần vào sự tình được câu diễn
đạt. (Tham tố chính là các vai nghĩa tham gia vào cái “màn kịch nhỏ” do vị từ làm
trung tâm.)

Tham tố có thể bắt buộc xuất hiện hay không bắt buộc xuất hiện để cái sự tình
được biểu hiện trong câu có thể được thực hiện.

Những tham tố đáp ứng vế thứ nhất (bắt buộc xuất hiện) là diễn tố. (Những
ngữ đoạn bắt buộc phải xuất hiện do ý nghĩa của vị từ quy định gọi là diễn tố).

Số lượng các diễn tố của một vị từ là diễn trị.

Những tham tố thỏa mãn vế thứ hai (không bắt buộc) là chu tố hay phi diễn
tố.

Về chức năng ngữ nghĩa, theo S. Dik, chu tố là những tham tố không tham gia
vào việc định nghĩa sự tình mà chỉ “cho thêm những thông tin bổ sung cho sự tình
như là một chinh thế bằng cách cụ thể hóa thời gian, vị trí xảy ra sự tình, (hoặc) đưa
ra lí do hay nguyên nhân tạo ra sự tình đó và cung cấp thêm những thông tin bổ
sung khác” [137, tr.25].

40
3.3.2. Những vai nghĩa thông dụng
a. Người hành động

Là chủ thể của một hành động có chủ ý và chỉ tác động đến bản thân.

VD: Anh ta đi đến trường.

Chị ấy nhìn 1 bông hoa.

b. Người tác động

Là chủ thể của một hành động có chủ ý và tác động vào một đối tượng
nhất định.

VD: Tôi lau nhà.

c. Lực tác động (phân biệt với người tác động)

Chỉ sức mạnh tự nhiên tác động đến một đối tượng.

VD: Bão phá sập ngôi nhà.

Sóng thần nhấn chìm cả thành phố.

d. Người thể nghiệm (phân biệt với người hành động)

Khi câu diễn đạt cảm xúc, trạng thái tinh thần của con người thì chủ thể
của nó đóng vai người thể nghiệm. Hành động của người thể nghiệm không có
chủ ý.

VD1: Cô ấy vui.

VD2: Cô ấy thấy 1 bông hoa.

41
e. Kích thích

Là vai nghĩa thể hiện tác nhân gây ra phản ứng tâm lý ở người thể
nghiệm.

VD: Cô ấy sợ gián.

Anh ấy sợ sấm chớp.

f. Người/vật bị tác động

Thể hiện đối tượng của sự tác động.

VD: Em lau bàn.

g. Người/vật bị di chuyển

Thể hiện đối tượng của sự tác động nhưng không bị biến đổi sau khi bị
tác động.

VD: Đứa bé ném quả banh.

h. Vật tạo tác

Là vật được làm ra, chưa hiện hữu trước.

VD: Anh ấy xây nhà.

i. Người/vật mang trạng thái

Chỉ người/ vật mang một trạng thái hay một tính chất vật chất. Nếu trạng
thái là tinh thần thì sẽ thành người thể nghiệm.

VD: Bé mọc răng.

j. Người nhận 2

Khi vị từ có ý nghĩa “cho”, “gửi” thì đối tượng của nó đóng vai người
nhận.

VD: Em tặng mẹ một bó hoa.

k. Người hưởng lợi

42
Chỉ đối tượng hưởng lợi, với những vị từ có chủ ý.

VD: Ông sửa xe cho tôi.

l. Địa điểm

Chỉ vị trí xảy ra sự tình.

VD: Con chó nằm trong nhà.

m. Hướng

Biểu thị chiều của sự tình, chỉ đi với những vị từ động.

VD: Tôi đi TPHCM.

n. Đích

Điểm tột cùng của sự di chuyển, cũng như hướng, chỉ có thể có trong
những sự tình động.

VD: Tôi đi đến TP.HCM.

o. Nguồn

Điểm xuất phát của sự tình.

VD: Mẹ mua con cá này ở chợ

p. Người/vật sở hữu

VD: Em mượn tập của An.

q. Lối đi

Chỉ con đường của sự di chuyển, có thể được biểu hiện bằng một vật
nằm trên con đường ấy.

VD: Tôi đi qua cầu.

r. Phương thức

Chỉ phương thức của sự tình.

VD: Cô ấy trả lời một cách nhiệt tình.

43
s. Thời gian

Chỉ thời điểm, thời lượng, sự lặp lại, quan hệ thời gian của sự tình.

VD: Chúng tôi họp vào 8 giờ tối.

t. Khoảng cách

Không chỉ là khoảng cách không gian mà cả những khoảng cách được
diễn đạt theo phép ẩn dụ như một khoảng cách không gian 3.

VD1: Em đi bộ từ nhà đến trường.

VD2: Quan hệ giữa hai người đã chuyển từ tình bạn sang tình yêu.

u. Công cụ

Chỉ công cụ của hành động do vị từ biểu thị.

VD: Ăn bằng muỗng

v. Người/vật liên đới

Khi một ngữ danh từ chỉ người/ vật đi kèm trong một sự tình do vị từ
biểu đạt.

VD: Em đi ăn sáng với bạn.

w. Nguyên nhân

Chỉ nguyên nhân của sự tình, không có vai “người tác động” trong câu.

VD: Cục gạch rơi làm anh bị thương.

Nếu “Cục gạch ném làm anh bị thương”, “ném” đã có người tác động.

x. Mục đích

Chỉ mục đích của sự tình.

VD: Em che dù để không bị ướt.

y. Người/vật tồn tại

44
Xuất hiện trong loại câu cho biết sự tồn tại, xuất hiện hay biến mất của
một thực thể.

VD: Trong phòng có một con mèo.

*** Chú ý: Các vai nghĩa trên đây không phải bao giờ cũng tách biệt.

VD: Mẹ gói bánh bằng một sợi dây. Sợi dây vừa là “công cụ” vừa là “vật
di chuyển”.

4. NGỮ NGHĨA HỌC DỤNG PHÁP


4.1. Hành động ngôn từ
4.1.1. Hành động ngôn trung, hành động tạo ngôn và hành động xuyên
ngôn
4.1.1.1. Khái niệm hành động ngôn ngữ:
Ví dụ: An cho Hiền mượn quyển sách, và lúc này Hiền có thể dùng:

- Thái độ tươi cười, vui vẻ... để thể hiện sự cảm ơn của mình.
- Dùng lời nói: “Cảm ơn bạn nhiều nha”.

Qua ví dụ trên, lời nói “cảm ơn” được thể hiện bằng ngôn ngữ, được thực hiện
ngay trong diễn ngôn, ta gọi là hành động ngôn ngữ, hành vi cảm ơn.

Từ đó suy ra:

- Hành động ngôn ngữ là hành động tạo ra một phát ngôn (diễn ngôn) trong
một cuộc giao tiếp.
- Hành động ngôn ngữ là hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ.
Hành động ngôn ngữ là hành động xã hội (đòi hỏi sự liên kết, tương tác).

- Gồm 3 phạm trù chính: hành động tạo lời, hành động mượn lời (xuyên
ngôn), hành động ở lời (ngôn trung).
- Được biểu thị bằng các động từ nói năng trong các ngôn ngữ.

45
4.1.1.2. Các hành động ngôn ngữ
Hành động ngôn trung (hành động ở lời):

- Khái niệm:
o Là những hành động người nói thực hiện ngay khi nói.
o Hiệu quả của chúng là hiệu quả thuộc ngôn ngữ, nghĩa là chúng gây ra
1 phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nghe.Ví dụ: hỏi, mời, chào,
chúc, ra lệnh, khẳng định,…
o Là “đơn vị tối thiểu của giao tiếp bằng ngôn ngữ” (Searle), nằm trong
những “cặp kế cận”.
o Đòi hỏi đích, niềm tin, kế hoạch và hành động. Ví dụ: “mẹ cấm con
không được đi chơi khuya” hay là “ba khuyên con nên ăn uống đầy đủ”. Hành vi
khuyên/ cấm được thực hiện bằng lời nói. Nói xong phát ngôn trên, chủ thể đã thực
hiện được hành động khuyên/ cấm đối với người nghe và có tác động trực tiếp đến
người nghe, buộc người nghe phải thực hiện.
o Là hành động nói được thực hiện bằng 1 lực thông báo của một phát
ngôn (lực ngôn trung) thể hiện mục đích giao tiếp nhất định của lời (đích ngôn
trung).

 Đích ngôn trung (đích ở lời): Đích của hành động ngôn trung được
thỏa mãn khi đạt hiệu quả ở lời.
 Lực ngôn trung (lực ở lời):
Là tác động hầu như tức thì buộc vai nói phải hồi đáp lại đối với hành
động ở lời của người phát ngôn.
Thể hiện qua sự hồi đáp của người tiếp nhận hành động ở lời.
Ví dụ: 1. Các em quay về đi.
2. Các em quay về đi nhé.
Cả 2 câu trên đều có đích ngôn trung cầu khiến (người nói yêu cầu người nghe
thực hiện hành động đi về nhưng ở ví dụ 1 đích ngôn trung cầu khiến được thực
hiện bằng lực ngôn trung mạnh, mang tính cầu khiến, yêu cầu áp đặt người nghe

46
(sp2) thực hiện. Còn ở ví dụ 2 đích ngôn trung cầu khiến được thực hiện bằng lực
ngôn trung nhẹ hơn, mang tính cầu, khuyến khích người nghe thực hiện hành động
nhưng theo ý muốn người nghe (sp2), không mang tính bắt buộc.

Hành động tạo ngôn:

- Khái niệm: Là hành động sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, từ,
các kiểu kết hợp từ thành câu... để tạo ra 1 hình thức phát ngôn về nội dung và hình
thức.
- Ví dụ: Để có phát ngôn “con đi học đây” thì ta phải tạo ra nó bằng cách phát
âm ra (nói ra).

Hành động xuyên ngôn (hành động mượn lời):

- Khái niệm: Là hành vi mượn ngôn ngữ, nói đúng hơn là mượn các phát ngôn
để gây ra 1 hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc chính
người nói.
Ví dụ: Khi nghe “các em lấy giấy ra làm kiểm tra” thì người nghe ở đây là các
em học sinh sẽ có phản ứng lo lắng, hoang mang, 1 bên thì lấy giấy ra làm bài
nhưng 1 bên thì sẽ hỏi nhau tại sao lại làm kiểm tra... như vậy câu này đã tác động,
gây ra phản ứng của người nghe. Cô giáo nói câu “các em lấy giấy ra làm kiểm tra”
đã thực hiện 1 hành động mượn lời.
- Chức năng hành động của giao tiếp được thực hiện nhờ các hiệu quả mượn
lời của phát ngôn.
- Có những hiệu quả mượn lời là đích của 1 hành vi ở lời và có những hiệu
quả không thuộc đích của 1 hành vi ở lời. Ví dụ: khi nghe phát ngôn sai khiến: đóng
cửa lại! Người nghe (sp2) có thể đứng dậy đi ra cửa và đóng nó lại, người nghe
cũng có thể bực tức, càu nhàu, tỏ vẻ khó chịu... thì đóng cửa là hiệu quả mượn lời là
đích của 1 hành vi ở lời, hiệu quả không thuộc đích của 1 hành vi ở lời là bực tức,
càu nhàu, tỏ vẻ khó chịu khi nghe lệnh.
- Những hiệu quả mượn lời rất phân tán, không có qui ước.

47
4.1.2. Câu ngôn hành và vị từ ngôn hành
“Tôi hứa là sẽ không nói với bất cứ ai về vấn đề này.”
Theo như câu trên thì vấn đề này sẽ được giữ bí mật. Nói cách khác, ở đây,
hành động tạo ngôn là tương đương với hành động ngôn trung. Khi người nói hứa
thì không phải đơn thuần là thông báo về việc hứa ấy mà là thực hiện chính cái việc
hứa ấy. Một câu như thế gọi là ngôn hành, và vị từ chỉ những hành động được thực
hiện bằng ngôn từ và làm cho nhân cho câu ngôn hành (như tuyên bố, hứa, khẳng
định, cảm ơn,…) là vị từ ngôn hành.
Câu nói trên là một câu ngôn hành, điều đó giải thích tại sao không thể nói:
“Anh ta thông báo là sẽ giữ bí mật nhưng thực ra anh ta không giữ bí mật.”
Trong khi đó, hoàn toàn có thể nói như thế đối với một câu trần thuật thông
thường: “Anh ta nói là sẽ giữ bí mật nhưng mà anh ta đâu có giữ bí mật đâu.”
Lưu ý: Không phải vị từ nào chỉ những hành động được thực hiện bằng ngôn
từ cũng là vị từ ngôn hành. Không thể nói rằng: “Tôi xin nịnh anh!”. Dù “nịnh” là
một vị từ có thể thực hiện bằng ngôn từ thế nhưng nó không được dùng như là vị từ
ngôn hành vì những nét nghĩa nội tại của từ này. Lí do bởi vì nịnh là một vị từ xấu
nghĩa và không ai lại tự nói xấu về mình như thế.
Một vị từ ngôn hành sẽ mất đi tính chất ngôn hành nếu câu chứa nó không đáp
ứng được các điều kiện sau:
1. Chủ thể của nó phải là ngôi thứ nhất.
2. Thời gian của sự tình phải ở hiện tại.
Ví dụ: Cho 3 câu dưới đây:
a. Tôi yêu em.
b. Anh ta yêu em.
c. Ngày xưa tôi yêu em.
Như vậy đối chiếu với 2 điều kiện trên thì chỉ có câu a là ngôn hành, 2 câu còn
lại chỉ là câu trần thuật bình thường. Điều này cho thấy vấn đề ngôn hành cần đặt ra
ở bình diện câu hơn là bình diện từ.

48
4.1.3.Hành động nói trực tiếp và hành động nói gián tiếp
Hành động nói trực tiếp:
Lời nói được coi là hành động nói trực tiếp khi có mối quan hệ trực tiếp giữa
hình thức và chức năng giao tiếp của lời nói.
Ví dụ: Câu “ Bạn có người yêu không?” Hình thức của câu này là một câu hỏi
và chức năng giao tiếp của nó cũng chính là để hỏi đối phương có người chưa. Như
vậy ở câu này về hình thức và chức năng giao tiếp có mối quan hệ trực tiếp với
nhau nên nó được xem là hành động nói trực tiếp.
Tương tự với câu: “Hãy học bài!”
Từ đó ta thấy, hành vi lời nói trực tiếp minh họa rõ ràng ý nghĩa dự định của
người nói đằng sau việc phát biểu đó.
Hành động tại lời gián tiếp:
Sealer định nghĩa: “Một hành động tại lời được thực hiện gián tiếp qua một
hành động tại lời khác được gọi là một hành động gián tiếp.”
Ví dụ: “Bạn có thể tắt tivi được không?”
Trong trường hợp này người đối thoại không thể trả lời là “được” hay “không
được” ngoại trừ là lời nói đùa hoặc cố tình không hiểu. Điều này có nghĩa là phát
ngôn trên tuy hình thức của nó là một câu hỏi nhưng mục đích không phải để hỏi
mà là một hành động cầu khiến “bạn tắt đài cho mình”. Như vậy, hành động cầu
khiến đã được thực hiện gián tiếp qua hành động tại lời hỏi và hành động tại lời hỏi
là hành động tại lời cầu khiến gián tiếp.
Khi nghiên cứu về hành động tại lời gián tiếp thì chúng ta cần phải chú ý
những điểm sau:
- Hành động tại lời gián tiếp lệ thuộc chủ yếu vào ngữ cảnh.
- Khi tìm hiểu và phân tích một hành động tại lời gián tiếp chúng ta
phải chú ý tới quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần của nội dung mệnh đề
trong biểu thức ngữ vi trực tiếp với ngữ cảnh.
- Một hành động tại lời trực tiếp có thể thể hiện nhiều hành động tại lời
gián tiếp. “Cùng một phát ngôn có thể tiềm tàng nhiều hành động ngoài lời.”

49
- Hành động tại lời gián tiếp không phải là một hiện tượng riêng rẽ do
hành động tại lời trực tiếp tạo ra mà nó còn bị quy định bởi lý thuyết lập luận,
các phương châm hội thoại, phép lịch sự, các quy tắc liên kết, các quy tắc hội
thoại và bởi cả logic nữa.

4.2 Nghĩa hàm ẩn. Tiền giả định và hàm ngôn


4.2.1. Nghĩa hàm ẩn
- Khái niệm: Nghĩa hàm ẩn là nghĩa không có sẵn trong câu chữ, có tính gián
tiếp, người nghe hay người đọc phải viện đến một sự suy luận nào đó mới hiểu
được.
- Ví dụ: câu “Ở đây ngột ngạt quá”, tùy theo ngữ cảnh, sẽ có thể được suy ra:
+ Nếu là lời một nữ sinh nói với bạn đến chơi ở phòng mình thì đó hẳn là
một gợi ý kín đáo: nên đi ra đâu đó bên ngoài cho mát mẻ,...
+ Nếu là lời nói của ai đó trong căn phòng đông người mà cửa sổ lại
đóng kín thì có thể đó là gợi ý nên mở cửa sổ ra,...
- Phân loại tổng quát nghĩa hàm ẩn:
+ Ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên: Được suy ra một cách ngẫu nhiên.
Ví dụ: Chị A đưa con đi bệnh viện.
(1) Chị A có con.
(2) Con chị A bị ốm.
+ Ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên (cố ý): Được truyền đạt một cách có ý
định.
Ví dụ: A: Cậu giúp mình làm bài tập nhé.
B: Tớ nhức đầu quá.
B không trả lời câu hỏi của A mà cố ý nói về sức khỏe của mình không tốt
hàm ý từ chối làm bài tập giúp A.
- Phân loại ý nghĩa hàm ẩn:
+ Tiền giả định (kí hiệu pp’): Những căn cứ cần thiết để người nói tạo ra
ý nghĩa tường minh trong phát ngôn gồm: Tiền giả định nghĩa học và tiền giả
định dụng học.

50
+ Hàm ngôn (kí hiệu là imp): Những nội dung có thể suy ra từ ý nghĩa
tường minh và tiền giả định của nó. Gồm: Hàm ngôn nghĩa học và hàm ngôn
dụng học.
- Cơ chế tạo ra nghĩa hàm không tự nhiên:
 Cơ chế tổng quát: Dựa vào tất cả các quy tắc ngữ dụng học, từ quy tắc chiếu
vật và chỉ xuất, đến quy tắc chi phối các hành động ngôn ngữ, quy tắc lập luận và
các quy tắc hội thoại.
Trên cơ sở đó:
• Người nói tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc ngữ dụng, sẽ tạo ra ý
nghĩa tường minh.
• Người nói một mặt tôn trọng các quy tắc ngữ dụng và giả định rằng
người nghe cũng biết và tôn trọng chúng, mặt khác lại cố ý vi phạm chúng và
giả định rằng người nghe cũng ý thức được chỗ vi phạm đó của mình, sẽ tạo ra
ý nghĩa hàm ẩn cố ý.
+ Sự vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất: Cố ý thay đổi cách xưng
hô hàm ẩn sự thay đổi về quan hệ giao tiếp.
Ví dụ: Anh nhân viên trẻ A phát hiện ra bác đồng nghiệp B lớn tuổi có một cô
con gái xinh xắn. Anh ta bèn thay đổi gọi B từ “bác” sang “bố” tạo ra nghĩa hàm ẩn
“Con muốn làm con rể bố”.
+ Sử dụng các hành vi ngôn ngữ gián tiếp: Cố ý vi phạm các điều kiện
sử dụng hành vi ở lời nhằm truyền báo các ý nghĩa hàm ẩn.
Ví dụ: Thầy hỏi một học sinh vào lớp muộn: “Bây giờ là mấy giờ rồi?” (Hàm
ý: phê bình, cảnh cáo).
+ Sự vi phạm quy tắc lập luận: Cố ý không hoàn tất các bước lập luận.
Ví dụ: Chiều 30 tết:
Chồng: Anh tin là em sẽ không đến “Dạ hội năm mới” với chiếc váy áo kiểu cũ.
Vợ: Ôi! Anh thật chu đáo quá!
Chồng: Vì vậy anh chỉ mua trước một vé.

51
+ Sự vi phạm các quy tắc hội thoại: Cố ý vi phạm các quy tắc điều
khiển cấu trúc, chức năng của hội thoại.
Ví dụ: A: Cậu có biết C đang ở đâu không?
B: Có cái xe SH trước phòng cái D đấy.
Ở ví dụ này B đã vi phạm một cách cố ý quy tắc hội thoại: Hỏi – Trả lời thành
Hỏi – Miêu tả để ngầm trả lời cho A.
+ Phương châm cộng tác hội thoại của Grace và ý nghĩa hàm ẩn.
• Sự “xúc phạm” phương châm về lượng.
Ví dụ: Người bố hỏi con: Con đã làm bài tập Toán và Tiếng Anh chưa?”
Người con: Con đã làm bài tập Toán rồi ạ.”
Ngoài hiển ngôn đã làm bài tập Toán thì còn có ý nghĩa hàm ẩn là chưa làm
bài tập Tiếng Anh.
• Sự “xúc phạm” phương châm về chất.
Ví dụ:
A: Cái Thủy có bản lĩnh đấy chứ.
B: Cái Thủy ấy à? Một tảng bê tông, đụng vào nó chỉ có sứt đầu mẻ trán.
   Hàm ý rằng: Thủy là một người cứng cỏi, không dễ bắt nạt.
• Sự “xúc phạm” phương châm về quan hệ.
Ví dụ: A: Này, lại xem tin giật gân này. Đáng sợ thật đó.
       B: Tôi buồn ngủ quá.
    Hàm ý là không quan tâm đến chuyện đó.
• Sự “xúc phạm” phương châm về cách thức.
Ví dụ: Chồng: Bé A hôm nay ngoan lắm, phải thưởng cho bé cái gì chứ?
Vợ: Bờ anh sắc nhé!
     Hàm ý chưa muốn cho con biết để chờ xem ý kiến của chồng hoặc sợ
con đòi ăn ngay mà họ chưa chuẩn bị kịp.

52
4.2.2. Tiền giả định
- Khái niệm: Tiền giả định là những căn cứ cần thiết để người nói tạo ra một
phát ngôn. Tiền giả định đúng thì câu nói mới có ý nghĩa chuẩn xác; tiền giả định
sai thì câu nói không chuẩn xác, không có nghĩa (chứ không phải không đúng).
Ví dụ:
(1) A nói với B: “B, chúng ta ăn trước đi, chắc C không đến đâu”.
Các tiền giả định:
+ B biết C là ai.
+ Theo dự kiến, C đáng lẽ phải đến rồi.
+ A và B đang đợi C đến để cùng ăn cơm.
(2)“Anh trai của Nga tên là gì?”
Các tiền giả định:
+ Có một người tên Nga
+ Nga có anh trai
- Một số đặc trưng đáng lưu ý của tiền giả định.
+ Tiền giả định được đưa vào phát ngôn nhờ những phương tiện và cơ
chế ngôn ngữ nhất định.
+ Thông tin tiền giả định mang tính ổn định cao, không bị biến đổi theo
ngữ cảnh.
+ Thông tin tiền giả định mang tính ổn định cao trước một số phép biến
đổi: khẳng định, phủ định, trần thuật, nghi vấn, mệnh lệnh (những biến đổi
hình thái). Nhưng tính chất này có giới hạn với điều kiện giữ nguyên nội dung
mệnh đề của phát ngôn. Do đó, nội dung mệnh đề phải đồng nhất.
+ Thông tin tiền giả định không được diễn hiển ngôn. Nhưng tất cả mọi
người đều có thể rút ra một cách như nhau.
+ Thông tin tiền giả định là cái phải được chấp nhận trước là đúng để
cho phát ngôn có thể được sử dụng một cách bình thường.
=> Tính đúng của tiền giả định là điều kiện để phát ngôn của chúng ta
phát ra mang tính bình thường trong xã hội.

53
- Một số tiền giả định:
+ Tiền giả định bách khoa và tiền giả định ngôn ngữ.
Ví dụ: “Vũ hội làm chúng ta quên rằng bây giờ đã là 12 giờ khuya.”
Phát ngôn này có các tiền giả định sau đây:
(1) Có một cuộc vũ hội.
(2) Vũ hội tổ chức vào ban đêm.
(3) Vào ban đêm không nên thức quá khuya vì sẽ ảnh hưởng đến sức
khỏe và thời gian nghỉ ngơi của người khác.
(4) Ở Việt Nam, 12 giờ đêm là đã quá khuya rồi.
Nghĩa (1), (2) là tiền giả định ngôn ngữ.
Nghĩa (3), (4) là tiền giả định bách khoa.
• Tiền giả định bách khoa: Bao gồm tất cả những hiểu biết về hiện thực
bên trong và bên ngoài tinh thần con người mà các nhân vật giao tiếp cùng có
chung, trên nền tảng đó mà nội dung giao tiếp hình thành và diễn tiến.
Ví dụ: Bình thường ta hoàn toàn có thể nói mục sư ấy đang còn độc thân,
trong khi không thể chấp nhận linh mục ấy đang còn độc thân vì hiểu biết ngoài
ngôn ngữ mách cho ta tu sĩ Tin lành được phép lấy vợ, mà tu sĩ Thiên chúa giáo
lại không.
• Tiền giả định ngôn ngữ: Những tiền giả định được diễn đạt bằng các tổ
chức hình thức của phát ngôn. Gồm 2 nhóm:
a. Tiền giả định ngữ dụng và tiền giả định nghĩa học.
- Tiền giả định ngữ dụng: Những nhân tố quy tắc dụng học làm tiền đề cho
một phát ngôn nào đó.
- Tiền giả định nghĩa học: Tiền giả định có quan hệ với tổ chức hình thức
ngôn ngữ diễn đạt nội dung miêu tả tường minh của phát ngôn. Gồm:
+ Tiền giả định tồn tại.
+ Tiền giả định đề tài.
+ Tiền giả định điểm nhấn.
b. Tiền giả định từ vựng và tiền giả định phát ngôn.

54
- Tiền giả định từ vựng: Những ý nghĩa, chức năng của từ quy định điều kiện
sử dụng từ được hiện thực hóa, trở thành tiền giả định từ vựng của phát ngôn.
Ví dụ:
(1) Tàu dừng ở ga Hưng Yên 15 phút rồi chạy tiếp.
Tiền giả định từ vựng: Tàu di chuyển từ nơi này đến nơi khác trên một
tuyến đường nhất định.
(2) Nó cai thuốc lá rồi.
Tiền giả định: Trước đây nó có hút thuốc, gắn với vị từ “cai”.
+ Tiền giả định từ thực: Những tiền giả định do ý nghĩa của từ thực tạo nên.
 Tiền giả định hạn chế lựa chọn: Tương ứng với các nét nghĩa đặc
hữu trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của từ (nhắm nói về
mắt, ngửi nói về mũi,…).
 Tiền giả định khái quát: Tương ứng với các nét nghĩa khái quát,
nghĩa phạm trù trong cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ (chạy, bò,
lăn,... có chung nét nghĩa khái quát là vận động dời chỗ).
+ Tiền giả định từ hư: Những tiền giả định do sự xuất hiện của những từ hư
trong phát ngôn mà có.
Ví dụ: Cô ấy cũng xinh.
Hư từ “cũng” xuất hiện trong phát ngôn có hàm ý nếu so với tiêu chuẩn đẹp
thì nếu miễn cưỡng thì cũng có thể xếp vào dạng xinh đẹp.
-  Tiền giả định cú pháp: Những tiền giả định do tổ chức của phát ngôn diễn
đạt (trừ ý nghĩa tường minh) và không gắn với ý nghĩa hoặc chức năng của từ.
Ví dụ: Anh ta đi lấy thuốc cho vợ.
Tiền giả định cú pháp của phát ngôn này là: Anh ta đã có vợ.

4.2.3. Hàm ngôn


- Khái niệm: Hàm ngôn là tất cả những nội dung có thể suy ra từ một phát
ngôn cụ thể nào đó: từ ý nghĩa tường minh và tiền giả định của ý nghĩa tường minh.
Ví dụ: Bạn A đang học tiếng Nhật.
▪︎Nghĩa tường minh: Bạn A học tiếng Nhật.

55
▪︎Tiền giả định: Trước đây, bạn A không biết nói tiếng Nhật.
▪︎ Hàm ngôn: Sau này, bạn A có thể trò chuyện lưu loát với người
Nhật.
- Phân loại hàm ngôn:
+ Hàm ngôn ngữ nghĩa: Những nội dung được suy ra từ hàm ngôn ngữ
nghĩa tường minh của phát ngôn. Có cơ sở là các “lẽ thường”. Còn gọi là hàm
ngôn lập luận, hàm ngôn mệnh đề (vì căn cứ vào mệnh đề đã được diễn đạt
một cách tường minh trong phát ngôn).
Ví dụ:
(1) “Ừ, thì lấy! Con lớn thuốc, con bé thuốc… Thuốc lắm rồi sau cũng
có lúc được đi ăn mày.” (Nam Cao - Nước mắt)
Hàm ý: Con cái ốm đau nên hết cả tiền.
(2) Ớt hiểm nó còn ăn được, huống gì ớt này
Hàm ý: Ớt này chắc chắn nó ăn được.
+ Hàm ngôn ngữ dụng: Những hàm ngôn do sự vi phạm các nguyên
tắc ngữ dụng.
Ví dụ:
A: Thưa giáo sư, năng lực nghiên cứu của sinh viên C thế nào?
B: À, C là một sinh viên chăm chỉ đoàn kết với bạn bè.
Hàm ý: B không trả lời thẳng vào câu hỏi của A mà trả lời sang hạnh kiểm của
C, ý chỉ năng lực của C không có gì đặc biệt.

56
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Đã truy lục 3 8, 2022, từ ELLO:


http://www.ello.uos.de/field.php/Semantics/SemanticsMeaningrelationsamongsente
nces#:~:text=The%20most%20important%20types%20of,synonyms%20at%20the
%20lexical%20level.

 Dẫn luận ngôn ngữ học - P1.

 Hoàng Dũng - Bùi Mạnh Hùng . (2007). Giáo trình Dẫn luận Ngôn ngữ học.

 Lyons, J. (2006). Linguistic Semantics: An Introduction.

 Mai Ngọc Chừ, V. Đ. (1997). Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt.

 Nam, N. Nghĩa của câu là gì? Được truy lục từ


https://luathoangphi.vn/nghia-cua-cau-la-gi/

 Paper, T. (2016). Được truy lục từ


https://www-grin-com.translate.goog/document/341843?
_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=op,sc

 Ruminda, I. (2020, 11 23). Sentence Relations and Truth (1). Đã truy lục 3 7,
2022, từ https://www.youtube.com/watch?v=vj4VfOg7oXg&t=7s

 TTientienNguyen. (2021). Được truy lục từ


https://www.webtretho.com/f/sach-truyen-tho/mon-dan-luan-ngon-ngu-nhung-van-
de-chung-ngu-nghia-hoc-ii3

 Thắng, L. K. (2009). Phạm trù nội động/ ngoại động trong tiếng Việt. Thành
phố Hồ Chí Minh.

 Thiêm, L. Q. (không ngày tháng). Giáo trình Ngữ nghĩa học. NXB Giáo dục.

 Uyên, P. T. (2009). Trích rút mối quan hệ ngữ nghĩa và áp dụng cho hệ
thống hỏi đáp tự động tiếng Việt. Trường Đại học Công nghệ Hà Nội: Đại học Quốc

57
gia Hà Nội. Đã truy lục 3 6, 2022, từ
http://www.uet.vnu.edu.vn/~thuyhq/Student_Thesis/K50_Pham_Thi_Thu_Uyen_T
hesis.pdf

 https://m.tailieu.vn/doc/bai-giang-dan-luan-ngon-ngu-chuong-4-2-dh-
thuong-mai-1982835.html?view=1
 https://ngnnghc.wordpress.com/tag/y-nghia-s%E1%BB%9F-ch%E1%BB
%89/
 https://www.webtretho.com/f/sach-truyen-tho/mon-dan-luan-ngon-ngu-
nhung-van-de-chung-ngu-nghia-hoc-ii4
 https://www.webtretho.com/f/sach-truyen-tho/mon-dan-luan-ngon-ngu-
nhung-van-de-chung-ngu-nghia-hoc-ii5

58

You might also like