You are on page 1of 16

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA NGÔN NGỮ HỌC

BÀI THI GIỮA KÌ MÔN: PHƯƠNG NGỮ HỌC VÀ


PHƯƠNG NGỮ TIẾNG VIỆT

ĐỀ TÀI:

TÍNH THỐNG NHẤT CỦA TIẾNG VIỆT

Giảng viên: Phan Thanh Bảo Trân

Nhóm sinh viên thực hiện - Nhóm 5:

1. Nguyễn Thị Anh Thư 2056020121


2. Đỗ Thị Ngọc Hoa 2056020062
3. Châu Mỹ Phượng 2056020101
4. Nguyễn Thị Thảo Vi 2056020130

TP Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 12 năm 2022


2

I. Phương ngữ và các vùng phương ngữ của tiếng Việt


1. Các khái niệm liên quan tới phương ngữ
1.1. Phương ngữ

Phương ngữ. “Biến dạng của một ngôn ngữ được sử dụng với tư cách là phương tiện giao tiếp
của những người gắn bó chặt chẽ với nhau trong một cộng đồng thống nhất về lãnh thổ, về
hoàn cảnh xã hội hay về nghề nghiệp, còn gọi là tiếng địa phương. Phương ngữ được chia ra
phương ngữ lãnh thổ và phương ngữ xã hội. Phương ngữ lãnh thổ là phương ngữ phổ biến ở
một vùng lãnh thổ nhất định. Nó luôn luôn là một bộ phận của một chỉnh thể - một ngôn ngữ
nào đó. Phương ngữ lãnh thổ có những khác biệt trong cơ cấu âm thanh, trong ngữ pháp, trong
cấu tạo từ, trong hệ thống từ vựng. Những khác biệt này có thể không lớn lắm để cho những
người nói các phương ngữ khác nhau của một ngôn ngữ vẫn hiểu được nhau. Phương ngữ xã
hội thường được hiểu là ngôn ngữ của một nhóm xã hội nhất định. Những ngôn ngữ của các
nhóm xã hội như thế khác với ngôn ngữ toàn dân chỉ ở vốn từ ngữ”.

Theo Hoàng Thị Châu trong “Tiếng Việt trên các miền đất nước” thì: “Phương ngữ là một
thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể
với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với một phương ngữ khác”.
Ngoài ra, còn có cách định nghĩa khác như :“Phương ngữ là hình thức ngôn ngữ có hệ thống từ
vựng, ngữ pháp và ngữ âm riêng biệt được sử dụng ở một phạm vi lãnh thổ hay xã hội hẹp hơn
là ngôn ngữ. Là một hệ thống ký hiệu và quy tắc kết hợp có nguồn gốc chung với hệ thống
khác được coi là ngôn ngữ (cho toàn dân tộc) các phương ngữ (có người gọi là tiếng địa
phương, phương ngôn) khác nhau trước hết là ở cách phát âm, sau đó là vốn từ vựng”. Từ
những định nghĩa trên, ta thấy rằng có nhiều định nghĩa về phương ngữ khác nhau nhưng
không hề có sự mâu thuẫn lẫn nhau. Bởi chỉ có cách định nghĩa này khái quát hơn cách định
nghĩa kia hay định nghĩa kia cụ thể, chi tiết hơn cách định nghĩa này mà thôi. Do đó, chúng ta
sử dụng bất cứ định nghĩa nào trong những định nghĩa trên đều có thể được.
1.2. Từ địa phương

Có nhiều định nghĩa về từ địa phương như:

1. Những từ thuộc một phương ngữ (tiếng địa phương nào đó) của ngôn ngữ dân tộc và chỉ phổ
biến trong phạm vi lãnh thổ của địa phương đó, thì được gọi là từ địa phương. (Mai Ngọc Chừ,
Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến)

2. “Từ địa phương là vốn từ cư trú ở một địa phương cụ thể có sự khác biệt với ngôn ngữ văn
hoá hoặc địa phương khác về ngữ âm và ngữ nghĩa.”

3. Từ địa phương là những từ được dùng hạn chế ở một hoặc một vài địa phương. Nói chung,
từ địa phương là bộ phận từ vựng của ngôn ngữ nói hàng ngày của bộ phận nào đó của dân tộc,
chứ không phải là từ vựng của ngôn ngữ văn học. Khi dùng vào sách báo nghệ thuật, các từ địa
phương thường mang sắc thái tu từ: diễn tả lại đặc điểm của địa phương, đặc điểm của nhân
vật v.v... (Nguyễn Thiện Giáp)
3

Từ những định nghĩa trên, ta có thể hiểu từ địa phương là từ của một phương ngữ thuộc một
ngôn ngữ dân tộc nào đó, nó chỉ phổ biến trong phạm vi vùng lãnh thổ của địa phương đó thôi.

Ví dụ: Các từ: sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, chao,...là những từ chỉ có ở miền Nam Việt
Nam.
Những từ về ngữ âm giống với các từ tương ứng trong ngôn ngữ văn học toàn dân, nhưng ý
nghĩa thì khác như: nón có nghĩa là cái mũ, chén có nghĩa là cái bát, dù có nghĩa là cái ô,...

2. Các vùng phương ngữ


Dưới đây là bảng tóm tắt những đặc điểm cơ bản về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của 3
phương ngữ tiêu biểu ở Việt Nam:

Đặc điểm Phương ngữ Bắc Phương ngữ Trung Phương ngữ Nam

Ngữ Thanh Số lượng: 6 thanh. Gồm 5 thanh điệu, Số lượng: 5 thanh.


Âm điệu Khu biệt: đối lập khác với hệ thống Thanh ngã với thanh
từng đôi một về âm thanh điệu phương hỏi trùng làm một.
vực và âm điệu. ngữ Bắc cả về số Xét về mặt điệu tính
lượng lẫn chất lượng. thì đây là một hệ thống
Ở mỗi vùng thuộc khác với phương ngữ
phương ngữ Trung lại Trung và phương ngữ
có những đặc điểm về Bắc.
thanh điệu khác nhau

Âm đầu Số lượng: 20 âm Số lượng: 23 phụ thiếuBao gồm 23 âm vị,


âm /v/, /z/ được
vị. âm. thay thế bằng phụ âm/j/
Trong số 20 âm vị Trong số 23 phụ Âm đầu V, D, Gi chỉ
trên, không có âm trên, hơn phương tồn tại trong chữ viết.
những phụ âm ghi ngữ Bắc 3 phụ âm Phụ âm đầu Dz thay thế
trong chính tả là s, r, uốn lưỡi /ş, z, / (chữ bằng bán nguyên âm Y
gi, tr. Tức là không quốc ngữ ghi bằng s, rồi chập luôn vào phụ
phân biệt giữa: s/x, r, tr). Trong nhiều thổ
âm V. V, D, Gi phát
r/d/gi, tr/ch. ngữ có 2 phụ âm bật
hơi [ph, kh] (giống âm thành D
như chữ viết đã ghi Vd: “Cái dzì dzậy?” –
lại) thay cho 2 phụ Viết: cái gì vậy?
âm xát /f, χ/ trong Phát âm không phân
phương ngữ Bắc. biệt được ch/tr/s.
Phương ngữ Trung Những phụ âm trên đều
có 3 phụ âm quặt lưỡi biến đổi theo hướng
– tức là lưỡi uốn cong định vị cấu âm ra trước
và phía dưới đầu vd: chăn/ trăn trong con
lưỡi tiếp xúc hoặc gần
trăn và cái chăn
chạm ngạc: s, z, t.
4

Âm Phát âm âm đệm Có thể kết hợp được Âm đệm /-w-/ đang


đệm tương đối chuẩn. với hầu hết các phụ biến mất dần trong
Hệ thống âm đệm âm đầu, trừ những phương ngữ Nam.
phương Bắc gồm có: phụ âm môi: b, v, m, Phương ngữ Nam
Âm đệm /-w-/ ph cũng mất đi nhiều vần
đứng sau phụ âm so với phương ngữ Bắc
Ví dụ: quả quýt ->
đầu và trước phụ âm và phương ngữ Trung.
quả quít, quyết tâm -> Và nó cũng thiếu cặp
cuối, là một âm lướtquít tâm
trong kết cấu âm tiết. âm cuối /-ŋ, k/. Trong
[w] trong âm tiết khi đó, cặp âm cuối [-
vắng phụ âm đầu, ngm,kp] lại trở thành
ví dụ: oanh, uyên, những âm vị độc lập.
Âm đệm /-w-/ là uỳnh uỵch.
một bán nguyên âm ví dụ: [qwan, qwiên]
môi-ngạc mềm, có
độ mở rộng Âm đệm [w] không
kết hợp với mọi phụ
âm đầu và không kết
hợp tự do với mọi
nguyên âm. Nó không
đứng trước những
nguyên âm tròn môi

Âm Phương ngữ Bắc /a/ và /e/; /a/ và /ă/ Mất nhiều vần
chính có đầy đủ âm chính biến động đa dạng. Có rất nhiều hiện
bao gồm: Một số vùng mất tượng biến âm ở âm
13 nguyên âm đơn nhiều vần như: Quảng chính:
3 nguyên âm đôi Nam, Quảng Trị, Âm e chuyển sang i.
Huế,... Vd: vênh váo – vinh
Biến thể /ươ/ ->
/iê/ khi nó đứng váo, bệnh vực - binh
trước bán nguyên âm vực
/-u/. Âm a biến thành ơ
Vd: Rượu -> riệu, Vd:đàn- đờn, nhãn –
hươu -> hiêu. nhỡn…
Biến thể /ư/ -> /i/ khi Âm đệm O và U, như
nó đứng trước bán loan,luyến…vốn là một
nguyên âm /-u/. âm lướt nhẹ, lơi, do đó
Vd: Trừu -> trìu, cứu khi phát âm ở phương
-> kíu. ngữ này bị lược bỏ
ví dụ: loan - lan, luyến
- liến, hoặc được nhấn
mạnh thành một âm
5

chính
(mất vai trò đệm) ví dụ:
loan - lon.

Âm Số lượng: Có đủ Phụ âm /-ŋ, -k/ có Thiếu cặp âm cuối /-


cuối các âm cuối ghi thể kết hợp được với ŋ, k/. Trong khi đó, cặp
trong chính tả. nguyên âm ở cả 3 âm cuối [-ngm,kp] lại
Có 3 cặp âm cuối hàng. trở thành những âm vị
nằm trong thế phân Tuy vậy, trong độc lập.
bố bổ sung là: những từ chính trị-xã
[-nh, -ch] đứng sau hội mới xuất hiện gần
nguyên âm dòng đây vẫn có các cặp
trước: /i, e, ê/; âm cuối [-nh, ch] và
[-ng, -k] đứng sau [-ngm, kp]
nguyên âm dòng
giữa /ư, ơ, â, a/.
[-ngm, kp] đứng sau
nguyên âm dòng sau
tròn môi: /u, ô, o/.

Từ vựng Mang đầy đủ đặc Từ vựng – ngữ Hầu hết từ ngữ giàu
điểm từ vựng của nghĩa của phương hình ảnh của người
tiếng Việt, luôn được
ngữ trung mang tính Nam bộ là những từ
coi là chuẩn mực, là
chất của phương ngữ thuần Việt, hiếm khi
cái gốc để hình chuyển tiếp. dùng từ Hán - Việt,
thành các phương giúp người nghe dễ
Có lớp từ đặc
ngữ. hình dung, đón nhận.
phương ngữ khá đa các từ như: “đi dìa”,
dạng “mình ên”, “bự tổ
Xuất hiện những Hệ thống từ đồng chảng”, “trớt quớt”, “ta
khái niệm mới, từ âm và từ đồng nghĩa
nói”, “ngon bá cháy bù
ngữ mới đầu tiên. phong phú: chét”, “dở ẹc”, “thiệt
đồng âm: ngộ”, “khôn bà cố”,
VD: “ Răng “ trong “giỏi một cái”, “xà
phương ngữ Trung là quần”…Một điểm dễ
từ có nghĩa như “ Sao nhận diện nữa là người
miền Tây không có thói
“ hay “Cái gì” Còn
quen uốn lưỡi khi phát
trong ngôn ngữ toàn
âm những phụ âm rung
dân nó là danh từ có như chữ “r”, do đó
nghĩa là phần xương thường phát âm “r”
cứng màu trắng dùng thành “g”, “tr” thành
để cắn phải giữ, nhai “ch”.
thức ăn
6

Ngữ pháp Trên bình diện ngữ pháp, không có những khác biệt lớn giữa các ngôn
ngữ. Những trong cách nói của người Nam Bộ có một số hiện tượng
đáng lưu ý:

Đặc điểm thứ nhất là cách xưng gọi. Trong gia đình, ngoài xã hội,
người Nam Bộ có thói quen dùng thứ kết hợp với tên để xưng gọi ví
dụ: Ba Dương, Năm Hà, Tâm Nghệ, Tư Gạch, ...; từ xưng gọi họ hàng
như: cậu, mợ, dì cô, thím, chú,...được dùng trong gia đình và cả trong
làng xóm. Cách xưng gọi giữa những người trong gia đình có tính tới
quan hệ thứ bậc, nhưng có chừng mực và không nặng nghi thức. Với
người lớn, cao nhất chỉ gọi ông, không phân biệt cụ, cổ, kỵ, ...; với
người có thứ bậc lớn như: cha, mẹ, cô, chú, bác,...lớp con cháu có thể
dùng thứ để xưng gọi; với lớp con cháu, dù lớn tuổi, có địa vị, chức
tước, vẫn được bậc cha, mẹ, ông, bà gọi con hoặc thẳng (nam), con
(nữ) như ngày nào còn nhỏ, không có cách xưng gọi trân trọng như
anh, chị như ở gia đình miền Bắc.
Thứ hai là sử dụng các phó từ chỉ mức độ đặc thù: Bên cạnh các phó
từ chỉ mức độ dùng chung với phương ngữ Bắc Bộ như: thật, rất, lắm,
quả,phương ngữ Nam Bộ còn sử dụng các từ chỉ mức độ: lận, hà, thiệt,
hung, dữ, dữ lắm... và các phó từ chỉ mức độ đi kèm với các tính từ: dở
ẹt, tối hù, cụt ngủn, ốm nhom, mập ù,...

II. PHƯƠNG NGỮ VÀ NGÔN NGỮ TOÀN DÂN

1. Quan điểm về mối quan hệ giữa phương ngữ và ngôn ngữ toàn dân:

1.1. Các quan điểm sai lầm về mối quan hệ giữa phương ngữ và ngôn ngữ toàn dân:
(1) Một vài sách giáo khoa nước ngoài: “Phương ngữ là bộ phận của ngôn ngữ toàn dân (xét
theo góc độ địa lý)”.
=> Sai, vì: phương ngữ có đầy đủ các đặc điểm hệ thống như ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp, mối quan hệ giữa các đơn vị).
(2) Nhóm những nhà “ngữ pháp trẻ” (TK XIX): “Phương ngữ là một nhánh của ngôn ngữ toàn
dân (xét theo hiện tượng: ở giai đoạn mới ra đời có ngôn ngữ mẹ tách ra ngôn ngữ con)”.
=> Sai, vì: phương ngữ không tách ra khỏi ngôn ngữ (như nhánh cây với cây).
(3) Quan hệ giữa phương ngữ và ngôn ngữ toàn dân là quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu
tượng).
=> Sai, vì cả ngôn ngữ toàn dân và phương ngữ đều có cái cụ thể và trừu tượng riêng.
1.2. Quan điểm đúng về mối quan hệ giữa phương ngữ và ngôn ngữ toàn dân:
Phương ngữ là biến thể địa phương của ngôn ngữ toàn dân.
7

2. Sự đối lập giữa việc nghiên cứu phương ngữ và ngôn ngữ toàn dân:
Ngôn ngữ toàn dân: việc nghiên cứu ngôn ngữ toàn dân như một tồn tại khách quan (như là
một vật), mà không cần phải đối lập với một đối tượng khác.

Phương ngữ: khái niệm phương ngữ được xây dựng trên sự đối lập.

=> Không thể nghiên cứu một phương ngữ như một ngôn ngữ, tức là không đặt nó đối lập với
các phương ngữ khác, không xem nó là một biến thể của ngôn ngữ toàn dân.

VD: Khi ta nói “Tôi nghiên cứu phương ngữ A” thì lập tức giữa hai bên (người nói và người
nghe) sẽ có những giả thiết sau đây:

(1) Trong một nước được xét đến có nhiều phương ngữ. Tức là nước đó, dù là Việt Nam
hay Anh, Pháp, bên cạnh phương ngữ A còn có những phương ngữ khác như B, C,... Và nếu
nước này chỉ có một phương ngữ thôi thì nó sẽ là ngôn ngữ toàn dân rồi chứ đâu còn là
phương ngữ nữa.

(2) Bên cạnh phương ngữ được xét đến có ngôn ngữ toàn dân. Do đó, trong việc nghiên
cứu một phương ngữ hay nhiều phương ngữ của tiếng Việt, cách tiếp cận chỉ có thể là so sánh
đối lập.

Câu hỏi đặt ra là: “Có nên tách biệt rõ ràng giữa phương ngữ và ngôn ngữ toàn dân?
Giữa chúng có sự thống nhất nào không?”

Thứ nhất, về con đường hình thành ngôn ngữ toàn dân, chúng ta thấy có hai hướng quan niệm:

(1) Cho rằng ngôn ngữ toàn dân thực chất là ngôn ngữ của một địa phương nào đó
nhưng có nhiều đặc điểm “chuẩn” hơn các ngôn ngữ địa phương khác và “vì lí do đặc biệt nào
đó, đã đạt được sự vượt nổi trên các phương ngữ khác của quốc gia”.

(2) Có quan niệm: “Phương ngữ là biến thể địa phương của ngôn ngữ toàn dân được
hình thành trong quá trình lịch sử”.

Ngôn ngữ toàn dân dù theo quan niệm nào, nó được hình thành theo hướng nào thì chúng ta
đều thấy rằng phương ngữ và ngôn ngữ toàn dân có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mối quan
hệ mật thiết này tạo nên đường ranh giới không rõ ràng giữa phương ngữ và ngôn ngữ toàn dân
nói chung, giữa từ địa phương và từ toàn dân nói riêng. Hai khái niệm “từ toàn dân” và “từ địa
phương” mà lâu nay nhiều người mặc định đúng là: từ toàn dân là những từ được mọi người
dân hiểu và sử dụng, từ địa phương là những từ chỉ có những người địa phương hiểu và sử
dụng. Cách hiểu này dẫn đến việc phân biệt một cách cứng nhắc và máy móc hai hệ thống từ
vựng: từ địa phương và từ toàn dân.

Thứ hai, trong hệ thống từ ngữ địa phương có một số lượng không nhỏ là từ toàn dân. Chẳng
hạn, người Nam Bộ đang sử dụng hai lớp từ ngữ: lớp từ ngữ chiếm đại đa số là từ ngữ toàn dân
và lớp từ ngữ chiếm tỉ lệ ít hơn là từ ngữ chỉ có ở địa phương này. Chúng ta có thể chia lớp từ
ngữ này thành các nhóm nhỏ như sau:
8

+ Nhóm từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng, tính chất… rất riêng của Nam Bộ. Ví dụ: chôm chôm,
măng cụt, sầu riêng, chém vè,...
+ Nhóm từ khác âm đồng nghĩa với từ toàn dân. Ví dụ: hộp quẹt - bao diêm, ót - gáy, xuồng -
thuyền,…
+ Nhóm từ đồng âm khác nghĩa với từ toàn dân. Ví dụ: “sắn” từ toàn dân - “khoai mì” Nam
Bộ, “sắn” Nam Bộ - “củ đậu” từ toàn dân.
+ Nhóm từ chênh nghĩa với từ toàn dân. Ví dụ: lúa và thóc (nghĩa được phân biệt trong từ toàn
dân) - lúa (Nam Bộ gọi chung cho cả thóc và lúa); nón và mũ (nghĩa được phân biệt trong từ
toàn dân) - nón (Nam Bộ gọi chung, không phân biệt nón và mũ).

=> Ta nhận thấy lớp từ toàn dân đang được sử dụng trong các phương ngữ thì không thể xem
là từ địa phương được mặc dù chúng nằm trong hệ thống từ ngữ được dùng ở địa phương.

3. Tiểu kết
Việc tách biệt rõ ràng phương ngữ và ngôn ngữ toàn dân là một việc làm khó khăn vì ranh giới
giữa chúng khá mờ nhạt và cũng không biện chứng bởi chúng có những biến động liên tục,
biến động chủ yếu theo hướng từ địa phương luôn có cuộc hành trình chuẩn hóa để nhập vào
từ toàn dân. Việc biến động này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thống nhất, chuẩn hóa ngôn
ngữ ở Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta hướng phương ngữ đến sự thống nhất, chuẩn hóa nhưng
không làm mất đi tiếng địa phương để chỉ còn ngôn ngữ toàn dân.

III. TÍNH THỐNG NHẤT CỦA TIẾNG VIỆT

Cũng như một con người có nhiều dáng vẻ khác nhau, tùy nơi, tùy lúc, tiếng Việt là một ngôn ngữ
vừa thống nhất, vừa đa dạng. Tính thống nhất nằm trong bản chất của ngôn ngữ, thứ làm cho nó
được gọi là tiếng Việt, dù ở thế kỷ 13 hay thế kỷ 20, dù ở trong Nam hay ngoài Bắc. Còn ở mặt biểu
hiện, khi thì nó là ngôn ngữ văn học, trau chuốt và tế nhị, khi thì nó là tiếng địa phương đậm đà màu
sắc quê hương của từng vùng.

1. Tiếng Việt từ xưa đã có tính thống nhất trong bản chất

Đơn cử như bài phú “Cư trần lạc đạo” được viết vào cuối thế kỷ XIII của vua Trần Nhân Tông. Dù
đã 7 thế kỷ trôi qua, ngôn ngữ được dùng trong bài phú lúc đó có rất nhiều khác biệt với ngày nay,
nhưng người học vẫn có thể đọc hiểu được một phần nào đó nội dung. Đó là nhờ vào tính thống nhất
của tiếng Việt. Chúng ta có thể đọc thử một đoạn theo cách phiên âm của học giả Hoàng Xuân Hãn
(1978):

“Mình ngồi thành thị,

Dùng nết sơn lâm.

Muôn nghiệp lặng, an nhàn thế tính,

Nửa ngày rồi tự tại thân tâm.

Tham ái nguồn dừng, chẳng còn nhớ châu yêu ngọc quý,
9

Thị phi tiếng lặng, được dầu nghe yến thốt oanh ngâm.”

Nếu đi vào chi tiết, có thể cho rằng cách phiên âm chưa thực sát với ngữ âm tiếng Việt thế kỷ XIII,
nhưng điều này không quan trọng. Bởi vì ở đây chỉ xét mặt thống nhất của ngôn ngữ toàn dân.
Trong bài phú này có những từ khó hiểu nhưng vì đó là thuật ngữ. Trước hết là những thuật ngữ
Phật giáo: “nghiệp” - nghiệp chướng, “thân tâm” - cái tâm của thân mình, “thể tính” - bản tính của
cơ thể. Ngoài ra còn có sự ảnh hưởng của ngữ pháp Hán cổ trong cấu trúc “tham ái nguồn” và “thị
phi tiếng” mà lẽ ra là phải đảo ngược lại. Có một số từ mang nghĩa khác hiện nay, ví dụ như “rồi” có
nghĩa là nghỉ ngơi, rảnh rỗi (nghĩa này có trong thành ngữ: "Ăn không ngồi rồi"). Từ “dầu” có nghĩa
là tha hồ (tiếng Việt hiện đại là “dẫu, dù”). Ngoài những điều đó thì sự khác nhau có thể nói là rất ít.

Điều không thể chối cãi là ngôn ngữ của lịch sử văn học nước ta thiên hẳn về ngôn ngữ toàn dân.
Nguyễn Du là người Nghệ Tĩnh. Nếu ông cứ viết theo phương ngữ thì câu “Trông theo nào thấy đâu
nào”, một câu mà ai cũng phải chịu là hay sẽ thành “Ngó dại nỏ chộ mô mồ”. Lúc đó, dù nội dung
không thay đổi nhưng giá trị nghệ thuật đã biến mất hoàn toàn. Như vậy là tiếng Việt từ xưa đã là
một ngôn ngữ thống nhất, và tính thống nhất ấy còn được duy trì chặt chẽ hơn hết trong ngôn ngữ
văn học mà các nhà văn tôn trọng một cách có ý thức, dù họ là người địa phương nào, nói phương
ngữ nào.

2. Sự thống nhất các mã của tiếng Việt

Mọi người thường chỉ dựa vào giác quan, cho nên dễ thấy mặt khác nhau mà rất khó thấy được cái
thống nhất. Phải lọc qua vô số sự khác nhau trong các hiện tượng bên ngoài mới có thể tìm ra cái
thống nhất giải thích được mọi sự khác nhau này. Cái thống nhất ấy chính là cái mã của tất cả các
hiện tượng, là quan hệ cốt lõi của các yếu tố nằm trong hệ thống. Những người nói tiếng Việt có thể
nói khác nhau đến đâu đi nữa, nhưng nếu cái mã của tiếng Việt không bị vi phạm thì đó vẫn là tiếng
Việt, và những người Việt đều hiểu được.

Ví dụ ta có mã của thanh điệu. Đối với tiếng Việt toàn dân, mã của thanh điệu bao gồm những nét
khu biệt của 6 thanh điệu, đọc thanh điệu nặng là trước hết phải đọc làm sao khác với 5 thanh điệu
kia. Cũng vậy đối với mã của phụ âm, nó đòi hỏi phải đọc /t/ làm sao cho nó đừng lẫn với một âm
khác như /đ/ chẳng hạn. Trong cấu tạo từ cũng có mã. Chẳng hạn các từ láy âm thì “o” láy với “e”
chứ không láy với “ê”... Do đó ta có vo ve, nhỏ nhẹ v.v... Các yếu tố trong từ ghép cũng kết hợp với
nhau theo mã. Một động từ kết hợp với động từ trái nghĩa của nó thì tạo nên nghĩa mới mang tính
khái quát như ta thấy trong đi lại, đi về, đi đứng. Cũng cái động từ “đi” ấy nhưng kết hợp với một từ
hành động chỉ công việc thì có thêm nghĩa mục đích: đi học là đi để mà học, đi chơi là đi để mà
chơi...

Về ngữ pháp cũng có mã. Trước hết là mã của trật tự các từ. Một số từ đứng trước danh từ thì chỉ số
lượng: hai người; ba con bò, nhưng đứng sau danh từ thì chỉ thứ tự: bài hai; quyển mười lăm v.v...
Rồi đến mã các kiểu câu. Tiếng Việt chỉ có một số kiểu câu hạn chế đếm được. Mỗi kiểu câu như
vậy chỉ chấp nhận một sự xê dịch nào đó, nhưng đồng thời phải có điều kiện. Nói chung, trong câu
Việt Nam, chủ ngữ đứng trước vị ngữ. Muốn đảo ngược vị trí này phải có điều kiện. Ví dụ điều kiện
ở một động từ chỉ sự tồn tại là phải có một vế chỉ vị trí. Do đó, ta có thể nói: Một bức tranh treo trên
tường hay đảo lại Trên tường treo một bức tranh.
10

Nếu miêu tả một ngôn ngữ mà chỉ nhìn thấy hiện tượng, chưa tìm ra được mã thì chưa phải là một
công trình miêu tả ngữ pháp hiện đại. Vấn đề không phải là tìm được những sự thay đổi mà phải tìm
ra cái chung của những sự thay đổi này, cũng là một thứ mã hiểu theo nghĩa rộng, rồi rút gọn con số
mã xuống tối thiểu. Mặt bất biến của ngôn ngữ toàn dân là cái mã của nó nguyên vẹn trong mọi biểu
hiện. Ta có thể phân biệt đâu là ngôn ngữ văn học, đâu là khẩu ngữ, ở chỗ khác lại là ngôn ngữ hàng
ngày, v.v... Ta có thể phân biệt đây là phong cách Nguyễn Du, kia là phong cách Tố Hữu, nhưng
chung quy chỉ là những xê dịch ở trong phạm vi mà mã tiếng Việt cho phép. Chính cái làm cho
tiếng Việt đối lập với một thứ tiếng khác, không phải là ở điểm này điểm nọ, mà là ở toàn bộ hệ
thống các mã của nó, thường xuyên và bất biến trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

Có hai phương ngữ khác nhau tức là trong hệ các mã có một đôi chỗ chưa thực khớp, trong khi
những gì còn lại vẫn như nhau. Kết quả là sự tồn tại của những phương ngữ không hề bắc bỏ tính
thống nhất của tiếng nói toàn dân. Tóm lại, ta có nhiều phương ngữ của một ngôn ngữ toàn dân
nhưng khi trên cơ sở hệ thống các mã chung của ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) về cơ bản là
một, chỉ có những điểm xê dịch đây đó cần phải điều chỉnh để cho khớp với nhau và khớp với ngôn
ngữ toàn dân.

3. Phương diện chữ viết

Các phương ngữ có sự khu biệt rõ ràng nhất ở các biến thể ngữ âm. Tuy nhiên, khi viết thì chữ viết
vẫn phải tuân theo chuẩn chính tả tiếng Việt, tuân theo bảng chữ cái.

Điều này cũng gây ra nhiều lỗi sai cho nhiều người nói phương ngữ, do viết chữ theo cách phát âm
nên dẫn đến các lỗi chính tả.

4. Phương diện từ vựng

Giữa các phương ngữ không hề có sự khác nhau về cốt lõi của hệ thống từ vựng, tức là về cách cấu
tạo từ, vị trí của các yếu tố, các kiểu láy âm. Sự khác nhau chỉ thu gọn lại ở các từ - cái biểu hiện
bên ngoài của từ vựng học. Mặt khác, tỷ lệ số từ khác nhau so với số từ giống nhau cũng không lớn.
Nếu không kể số từ viết và nói khác nhau do những xê dịch về ngữ âm thì số từ còn lại tức là những
từ phải học mới biết là rất ít so với vốn từ đồ sộ hàng vạn từ của một ngôn ngữ. Chính điều này đảm
bảo tính thống nhất của tiếng Việt đến một mức độ rất cao.

VD: Một số các đặc điểm, lý do thường đặt tên gọi cho đồ vật như đặc điểm thị giác, đặc điểm tính
chất,... cũng có sự thống nhất giữa các phương ngữ.

Đặc điểm thị giác: Kiếng thuốc (PNNB) - Kính cận/ Kính viễn/ Kính loạn (PNBB);

Đặc điểm về tính chất: Cam đường (PNNB) - Cam ngọt (PNBB);...

5. Phương diện ngữ pháp

Ngôn ngữ toàn dân là một hiện tượng lịch sử - văn hóa. Nhờ vào sự thống nhất về mặt ngữ pháp của
mọi phương ngữ đã đảm bảo cơ bản tính thống nhất của tiếng Việt. Đó là hình thức trau chuốt có ý
thức của cách nói năng mà ta phải học tập mới có được, chứ không phải có tự nhiên. Thế nên, khi
miêu tả tiếng nói tự nhiên thì dứt khoát nó là miêu tả một phương ngữ cụ thể. Chỉ khi việc miêu tả
11

thu hẹp vào ngữ pháp thì sự khác nhau giữa phương ngữ với ngôn ngữ toàn dân hầu như không có,
nếu có cũng không quan trọng. Trừ một vài từ chỉ trỏ, một vài hư từ, tức là vẫn không liên quan đến
mặt cấu trúc.

Ta có thể nhận thấy, phương diện ngữ pháp có tính bền vững, thống nhất hơn phương diện ngữ âm
và từ vựng. Do tiếng trong tiếng Việt là đơn vị dễ nhận diện bởi vì nó được cấu tạo bằng một âm
tiết, mỗi âm tiết được phát âm tách rời nhau và được viết bằng một chữ viết.

VD: “Hôm nay là thứ Năm” - Có 5 tiếng và 5 âm tiết, dù nói theo phương ngữ Bắc Bộ, Trung Bộ
hay Trung Bộ.

Phương thức ngữ pháp chủ yếu trong tiếng Việt là phương thức trật tự từ: yếu tố chính đứng trước
yếu tố phụ trong từ ghép chính phụ, chủ ngữ đứng trước vị ngữ trong câu,... Nếu muốn thay đổi trật
tự mà câu vẫn có nghĩa thì cần có các điều kiện đi kèm và thêm bớt một số hư từ.

VD: Ta có thể đảo vị trí của vị từ khi vị từ là những từ chuyên dụng với ý nghĩa biểu hiện và những
từ chỉ sự tự dời chuyển, tự vận động,... Chẳng hạn như:

“Phía xa xa dần hiện ra bóng người quen thuộc” // “Phía xa xa, bóng người quen thuộc dần hiện ra”.

TIỂU KẾT: Các tiếng địa phương không hề cản trở sự giao tiếp. Dù anh nói tiếng địa phương,
giọng Huế, giọng Nghệ, giọng Quảng, anh đi đâu cũng có thể giao tiếp bằng phương ngữ của mình.
Phương ngữ học khi nghiên cứu một phương ngữ thì chú trọng đến những nét khác biệt của nó so
với ngôn ngữ toàn dân, đó chẳng qua vì đối tượng của nó là tìm sự khác nhau. Nó nghiên cứu sự
khác nhau để tìm cho ra quy luật đi đến sự thống nhất, và đây là một yêu cầu có thực để bảo vệ sự
trong sáng của tiếng Việt trong xã hội hiện tại.

IV. Vấn đề đặt ra để duy trì và phát triển tính thống nhất của tiếng Việt

1. Đặt vấn đề về tính thống nhất của tiếng Việt


Ngôn ngữ toàn dân dù theo quan niệm nào, nó được hình thành theo hướng nào thì chúng ta đều
thấy rằng ngôn ngữ toàn dân và ngôn ngữ địa phương có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chính điều
này đã tạo nên đường ranh giới không rõ ràng giữa ngôn ngữ toàn dân và phương ngữ nói chung,
giữa từ toàn dân và từ địa phương nói riêng. Mối quan hệ mật thiết này gây nên đường ranh mờ khó
phân biệt một cách rạch ròi giữa từ địa phương và từ toàn dân.
Hai khái niệm “từ toàn dân” và “từ địa phương” mà lâu nay nhiều người mặc định đúng là: từ toàn
dân là những từ được mọi người dân hiểu và sử dụng, từ địa phương là những từ chỉ có những người
địa phương hiểu và sử dụng. Cách hiểu này dẫn đến việc phân biệt một cách cứng nhắc và máy móc
hai hệ thống từ vựng: từ địa phương và từ toàn dân.
Câu hỏi đặt ra: Nhờ đâu mà tiếng Việt có tính thống nhất?

Do tính thống nhất về mặt địa lý, yêu cầu đặt ra là cần có một ngôn ngữ chung mang tính
thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Việt Nam có 54 dân tộc anh em, một số dân tộc có tiếng
nói và chữ viết riêng.
12

Tiếng Việt thống nhất trong sự đa dạng với sự tồn tại của những phương ngữ địa lý và phương
ngữ xã hội. Với sự phân chia đa dạng của các thành phần phương ngữ địa lý và phương ngữ xã
hội, người Việt ở các vùng miền khác nhau, với cách phát âm khác nhau vẫn có thể hiểu nhau
khi giao tiếp. Bên cạnh đó, trong các quá trình biến đổi, do những tác động ảnh hưởng nhiều
chiều, nhiều kiểu của nhiều nhân tố trong và ngoài ngôn ngữ, thì ba mặt: ngữ âm, từ vựng và
ngữ pháp của nó vẫn không biến đổi đồng đều như nhau. Để thực hiện được chức năng làm
công cụ giao tiếp và phản ánh, bảo đảm cho mọi người sử dụng có thể hiểu được nhau, mặt từ
vựng của ngôn ngữ bao giờ cũng thay đổi nhanh nhạy nhất, mặt ngữ âm biến đổi chậm hơn rất
nhiều so với từ vựng, còn ngữ pháp là bộ phận biến đổi chậm nhất và ít nhiều nó mang tính
cách của một nhân tố, một thành phần bảo thủ.

Ngôn ngữ có tính chất bất biến và khả biến. Với sự tác động của thời gian, ngôn ngữ không
còn giữ lại những thuộc tính cố hữu mà thay đổi phù hợp với bối cảnh xã hội và suy nghĩ của
con người thời đại đó. Sự đa dạng trong ngôn ngữ đã dẫn đến việc hình thành các dạng thức
phương ngữ khác nhau, ở các địa phương khác nhau. Đó là lý do khiến tiếng nói của người dân
ở các khu vực khác nhau có những điểm khác biệt. Thế nhưng mức độ phổ biến và tần suất sử
dụng của ngôn ngữ toàn dân cao vẫn hơn hẳn trên cả phương diện địa lý và ngữ cảnh sử dụng.

2. Cách duy trì và phát triển tính thống nhất của tiếng Việt
Tại sao phải có chính sách đối với ngôn ngữ ?

2.1. Chính sách ngôn ngữ

Khái niệm chính sách ngôn ngữ: “Chính sách ngôn ngữ, hiểu theo nghĩa rộng, là các nguyên
tắc mang tính ý thức và các biện pháp thực tế để giải quyết các vấn đề ngôn ngữ trong một
quốc gia (…); theo nghĩa hẹp, là hệ thống các biện pháp nhằm làm biến đổi hoặc duy trì cảnh
huống ngôn ngữ, hoặc làm thay đổi hay duy trì chuẩn mực ngôn ngữ”.

Vậy tại sao phải có chính sách ngôn ngữ?

2.1.1. Đảm bảo một ngôn ngữ thống nhất, đảm bảo sự đoàn kết dân tộc.
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp. Theo Lê-nin, ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong chính
sách dân tộc, cụ thể là việc tập hợp, đoàn kết các dân tộc, nhất là ở các quốc gia đa dân tộc về
chính sách ngôn ngữ nhằm tạo ra một ngôn ngữ thống nhất, một tiếng nói chung để tăng cường
sự thấu hiểu giữa các dân tộc, huy động nguồn lực toàn dân.

2.1.2. Đảm bảo quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ của một dân tộc (theo nghĩa hẹp)
Quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ của một dân tộc là quyền lợi chính đáng bất khả xâm phạm. Quyền
đó cần được quy định và bảo vệ trong chính sách ngôn ngữ của một dân tộc.

VD ở Việt Nam: Có các lớp dạy tiếng dân tộc cho cán bộ công tác vùng cao, có các kênh
truyền hình, chương trình truyền thanh tiếng dân tộc phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số; kênh
truyền hình VTV có phát thanh viên giọng địa phương…
13

2.1.3. Thừa nhận một ngôn ngữ quốc gia, chuẩn hóa ngôn ngữ.
Thừa nhận một ngôn ngữ quốc gia không phải là sự áp đặt bằng cách tạo ưu thế cho một ngôn
ngữ mà phải nhận thấy tính khách quan từ sự phát triển của ngôn ngữ đó trong sự phát triển
kinh tế xã hội của một quốc gia.

Chuẩn hóa ngôn ngữ liên quan mật thiết đến giáo dục, truyền bá văn hóa, tư tưởng về Phát
triển xã hội.Ở Việt Nam, tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia, vì trải qua quá trình phát triển của
lịch sử, tiếng việt gắn liền với văn hóa, khoa học, kinh tế .

Đặt ra vấn đề: Tôn trọng ngôn ngữ dân tộc thiểu số, tạo điều kiện để người dân tộc học tiếng
Việt để hội nhập, phát triển văn hóa kinh tế.

2.1.4. Tránh sự xung đột ngôn ngữ


Ở một vài nơi trên thế giới có sự xung đột về ngôn ngữ giữa các tộc người Cần có chính sách
ngôn ngữ để tạo sự ổn định, bền vững nếu chính sách hợp lý. Đặt ra vấn đề chính sách ngôn
ngữ để nhắc nhở về các mối quan hệ liên quan đến ngôn ngữ.

2.1.5. Bảo tồn ngôn ngữ dân tộc


Do sự tác động tiêu cực của sinh thái ngôn ngữ (language ecology) nên nhiều ngôn ngữ đang
trên bờ vực diệt vong. Ngôn ngữ chết là ngôn ngữ không còn được sử dụng nữa về Chính sách
ngôn ngữ là cần thiết để bảo tồn ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số, cũng là đảm bảo quyền
được sử dụng tiếng mẹ đẻ của các dân tộc.

2.2. Vấn đề chuẩn hóa tiếng Việt

Vấn đề chuẩn hóa tiếng Việt được đặt ra cấp thiết sau khi giành độc lập về Tiếng Việt có
cương vị xứng đáng như một ngôn ngữ quốc gia.

Cần cái nhìn đúng đắn với tiếng địa phương: Tiếng địa phương không hề hạ đẳng so với tiếng
toàn dân. Nói tiếng địa phương không phải nói ngọng. Trong đời sống xã hội, văn hóa lịch sử,
kinh tế chính trị của mỗi địa phương, tiếng địa phương có vị trí quan trọng, gần gũi thân quen.

Giải pháp: Căn cứ tốt nhất để điều chỉnh cách phát âm địa phương, là dựa vào chữ quốc ngữ,
vì nó biểu hiện đầy đủ hệ thống ngữ âm tiếng Việt.

2.3. Phương ngữ và công việc giáo dục

Về phía nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo: Phải có chính sách ngôn ngữ rõ ràng về Ngôn
ngữ sách giáo khoa, văn bản hành chính của nhà nước phải rõ ràng, chính xác, thống nhất.

Về phía giáo viên:

● Thực hiện nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương về ngôn ngữ của Nhà nước, của Bộ.
● Khi dạy học, ngôn ngữ cơ bản là ngôn ngữ toàn dân, là ngôn ngữ văn hóa, ít khẩu
ngữ.
14

● Trong giờ dạy giáo viên có thể sử dụng giọng địa phương, nhưng phải chỉnh những
âm hình gây trở ngại cho học sinh trong việc nghe, hiểu, lĩnh hội tri thức.
● Giáo viên, nhất là giáo viên tiểu học cần hướng đến cách phát âm chuẩn để tập luyện,
hướng dẫn học trò.

Về phía học sinh:

● Thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của giáo viên.


● Hiểu được khi nào sử dụng từ toàn dân, khi nào sử dụng từ địa phương, trong cả giao
tiếp đời sống lẫn thực hành tạo dựng các loại văn bản.

3. Ứng dụng hiểu biết về phương ngữ học để sửa lỗi chính tả liên quan đến từ địa
phương
Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Thị Ly Kha, việc sửa chính tả bằng chính âm là một con
đường vòng, “sửa một lỗi khó bằng một cách khó hơn” về Theo tác giả, chính tả liên quan đến
văn hóa, thói quen hơn là liên quan đến phát âm về Sửa lỗi chính tả tốt nhất là dựa vào việc
hiểu nghĩa của từ, cần luyện tập các vấn đề về chính tả một cách hợp lý, có phương pháp. Về
đề xuất giải pháp: Dựa vào tần suất xuất hiện để chọn từ, chữ thích hợp và dành thời gian
luyện tập cho từ, chữ đó. VD: Với học sinh miền Nam, các lỗi ít sai như l/n; s/x chỉ cần lướt
qua, để sửa các lỗi sai âm cuối c/t; n/ng…

4. Kết luận
Việc tách biệt từ địa phương và từ toàn dân là một việc làm khó khăn vì ranh giới giữa chúng
khá mờ nhạt và cũng không biện chứng bởi chúng có những biến động liên tục, biến động chủ
yếu theo hướng từ địa phương luôn có cuộc hành trình chuẩn hóa để nhập vào từ toàn dân.
Việc biến động này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thống nhất, chuẩn hoá ngôn ngữ ở Việt
Nam. Tuy nhiên, chúng ta hướng phương ngữ đến sự thống nhất, chuẩn hoá nhưng không phải
làm mất đi tiếng địa phương để chỉ còn ngôn ngữ toàn dân.
Dưới tác động của quá trình đô thị hoá, của nền kinh tế thị trường, sự di chuyển liên tục của
dòng người giữa ba miền Bắc-Trung-Nam, giữa các vùng trong một miền, giữa nông thôn và
thành thị, thành phần dân cư, dân tộc cũng đã và đang bị xáo trộn, đan xen. Theo đó, tiếng Việt
cũng có những thay đổi đáng kể, đó là sự phân bố về vị thế, chức năng giữa tiếng Việt chung
với các tiếng Việt phương ngữ, sự phân bố lại về ngôn ngữ tộc người…

Tuy nhiên, tiếng Việt vẫn luôn tồn tại tính thống nhất ở những mặt nhất định, không thể bác
bỏ, thay đổi hoàn toàn được. Tiêu biểu nhất ở đề cập ở trên như: hệ thống mã thanh điệu - mã
phụ âm - cấu tạo từ - kết hợp động từ theo điều kiện, thống nhất về chữ viết - chính tả, thống
nhất trên phương diện ngữ pháp,...Những người nói tiếng Việt có thể nói khác nhau đến đâu đi
nữa, nhưng nếu cái mã của tiếng Việt không bị vi phạm thì đó vẫn là tiếng Việt, và những
người Việt đều hiểu được. Dựa trên những giá trị đó, chúng ta phải biết kế thừa, tôn trọng và
phát huy tính thống nhất, không đánh mất bản sắc của tiếng Việt.
15

PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI:


Sinh viên Ngôn ngữ học sẽ có những kiến thức, ứng dụng khác như thế nào với sinh
viên Văn học?
Ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Ngôn ngữ học là một trong những môn học quan trọng nhất
trong các môn thuộc khoa học nhân văn, là môn học nền tảng, có liên quan và chi phối nhiều
môn học khác. Bên cạnh đó văn chương, với tư cách là kỹ thuật của một số dạng thức ngôn ngữ.
Nhờ vào ngôn ngữ, người ta có thể thấy một trật tự tự nhiên đằng sau các khoa học, văn học
không chỉ là một “đống chữ” mà là một hệ thống trật tự của từ, ngữ. Ngôn ngữ, từ đó, cũng
mang tầm vóc rộng hơn. Đó là cấu trúc mà người đọc và văn học dựa vào tưởng tượng, căn cứ
văn cảnh mà hoàn thành, là những cổ mẫu bao gồm ẩn dụ và huyền thoại quy ước. Nhà phê bình
phải tìm ra cái khung toàn thể trong lòng văn chương, không khen chê mà phải làm rõ khung của
nó nói gì và trật tự ngôn ngữ của nó như thế nào.
Sự khác biệt chính giữa ngôn ngữ học và văn học là ngôn ngữ học đề cập đến nghiên cứu có hệ
thống về một ngôn ngữ trong khi văn học có thể được định nghĩa là nghiên cứu các tác phẩm
viết trong một ngôn ngữ. Điều này làm rõ rằng sự khác biệt chính giữa hai lĩnh vực nghiên cứu
này là dựa trên cấu trúc và nội dung mặc dù cả hai đều có tính phổ biến của ngôn ngữ làm cơ
sở cho công việc của họ. Bài báo này sẽ cố gắng xác định hai thuật ngữ, ngôn ngữ học và văn
học, đồng thời cung cấp sự hiểu biết về những khác biệt tồn tại trong cả hai lĩnh vực.
16

Tài liệu tham khảo:

1. Giáo trình, Luận văn, Luận án:

1. Đoàn Thiện Thuật (1977), Ngữ âm tiếng Việt, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà
Nội.

2. Hoàng Thị Châu (1980), Hệ thống ngữ âm trong các phương ngữ tiếng Việt, Luận án Phó
tiến sĩ bảo vệ tại Berlin.

3. Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ học tiếng Việt, NXB ĐHQG Hà Nội.

4. Dương Thị Thanh Thanh (2004), Đặc điểm ngữ nghĩa và cấu tạo các từ chỉ đồ dùng gia
đình và sản vật địa phương Nam Bộ đối chiếu với các từ địa phương Bắc Bộ, Luận văn Thạc sĩ
ĐHQG TP.HCM.

5. Lê Thị Thu (2014), Các yếu tố phương ngữ Nam Bộ trên báo in TP.HCM, Luận văn Thạc sĩ
ĐHQG TP.HCM.

2. Nguồn tham khảo trực tuyến:

1. Blog chuyên văn: Hỏi đáp một số vấn đề về phương ngữ học tiếng Việt.
https://blogchuyenvan.blogspot.com/hoi-ap-mot-so-van-e-ve-phuong-ngu-hoc.html

2. Đại học Sư phạm Hà Nội: Một cách hiểu biết về từ địa phương.

http://nguvan.hnue.edu.vn/mot-cach-hieu-biet-ve-tu-dia-phuong

3. StuDocu.com: Đặc điểm ngữ âm phương Bắc.

https://www.studocu.com/vn/document/dac-diem-ngu-am-phuong-bac/

You might also like