You are on page 1of 235

NGUYỄN THỊ LY KHA

DÙNG TỪ VIẾT CÂU VÀ SOẠN THẢO VĂN BẢN


NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

MỤC LỤC
DÙNG TỪ VIẾT CÂU VÀ SOẠN THẢO VĂN BẢN ................................................... 1
LỜI TÁC GIẢ .................................................................................................. 2
I. CHÍNH TẢ, VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ ................................................................. 3
1. GIẢN YẾU VỀ CHÍNH TẢ............................................................................ 3
2. QUY TẮC CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT ................................................................ 4
3. Chữa các lỗi thông thường về chính tả ...................................................... 13
II. SỬ DỤNG Từ NGỮ .................................................................................... 37
1. YÊU CẦU CỦA VIỆC DÙNG TỪ .................................................................. 37
2. MỘT SỐ THAO TÁC DÙNG TỪ VÀ RÈN LUYỆN VỀ TỪ ...................................... 39
3. CHỮA CÁC LỖI THÔNG THƯỜNG VỀ DÙNG TỪ ........................................... 52
III. VIẾT CÂU............................................................................................... 66
1. GIẢN YẾU VỀ CÂU .................................................................................. 66
2. VIẾT CÂU ............................................................................................. 72
3. MỘT SỐ PHÉP BIẾN ĐỔl CÂU TRONG VĂN BẢN .......................................... 99
4. TÁCH ĐOẠN, CHUYÊN ĐOẠN VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN ..................................... 129
V. SOẠN THẢO VĂN BẢN ............................................................................. 134
1. GIẢN YẾU VỀ VĂN BẢN ......................................................................... 134
2. TIẾP NHẬN VĂN BẢN KHOA HỌC ........................................................... 148
3. LẬP ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ................................................................ 171
4. TRÌNH BÀY VĂN BẢN KHOA HỌC ........................................................... 173
5. TRÌNH BÀY VĂN BẢN HÀNH CHÍNH - CÔNG VỤ ........................................ 183
PHỤ LỤC (1) .............................................................................................. 201
1. DANH SÁCH TỪ CÔNG CỤ (2)................................................................ 201
2. MỘT SỐ MẪU VĂN BẢN HÀNH CHÍNH THÔNG DỤNG................................. 212
3. BẢNG TRA CỨU CHÍNH TẢ .................................................................... 219
4. QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ VIẾT HOA TÊN RIÊNG TRONG SÁCH GIÁO KHOA .. 232
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 234
LỜI TÁC GIẢ
Dùng từ, viết câu và soạn thảo văn bàn là tài liệu dành cho sinh viên, giáo viên
và những người quan tâm đến việc sử dụng tiếng Việt; nhằm trang bị và hệ thống
hoá những quy tắc sử dụng tiếng Việt, góp phần nâng cao hiệu quả biểu đạt.
Tài liệu Dùng từ, viết câu và soạn thảo văn bản hệ thống hoá các quy tắc chính
tả (quy tắc viết các âm, ghi dấu thanh, viết hoa, viết tắt, phiên âm, chuyển tự), trình
bày một số mẹo luật chính tả, cách chữa các loại lỗi chính tả; hệ thống hoá các yêu
cầu sử dụng từ ngữ tiếng Việt, cách thức lựa chọn và sử dụng các lớp từ ngữ tiếng
Việt, biện pháp sửa chữa các loại lỗi dùng. Đồng thời, trên cơ sở hệ thống hoá các
đặc điểm của câu tiếng Việt, các quy tắc câu, dùng dấu câu, tách câu, chuyển đổi
câu,...tài liệu giúp người học viết câu và sửa chữa các loại lỗi thông thường về câu.
Những quy tắc đoạn như xây dựng các kiểu đoạn, liên kết câu, tách đoạn, chuyển
đoạn được trình bày nhằm giúp người học nâng cao khả năng xây dựng các loại đoạn
văn của các loại hình văn bản khác nhau phục vụ cho hoạt động giao tiếp... Đặc biệt,
tài liệu còn cung cấp cho người học phương pháp tiếp nhận văn bản khoa học, tóm
tắt tài khoa học, tổng thuật tài liệu khoa học, giới thiệu sách, xây dựng đề cương văn
bản khoa học, trình bày các loại văn bản khoa học và văn bản hành chính thông dụng.
Ngoài phần chính văn, để góp phần nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt và
soạn thảo văn bản cho người học, tài liệu còn cung cấp: Danh sách từ công cụ, Một
số mẫu văn bản hành chính-công vụ, Bảng tra cứu chính tả,...
Mặc dù chúng tôi đã có nhiều cố gắng, nhưng tài liệu chắc không tránh khỏi
những sơ suất. Rất mong được quý độc giả góp ý để cuốn sách được hoàn chỉnh ở
những lần tái bản sau.
NGUYỄN THỊ LY KHA
QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
1. Tài liệu trích dẫn được đặt trong dấu ngoặc đơn () và được gửi theo thứ tự:
tên tác giả, năm công bố, số thứ tự trang trích dẫn. Thông tin đầy đủ về tài liệu trích
dẫn được ghi trong mục Tài liệu tham khảo.
2. Ngoài một vài chữ viết tắt thông dụng như: x. (xin xem), vd (ví dụ), tài liệu
còn viết tắt một vài từ ngữ được sử dụng nhiều lần (SGK: sách giáo khoa, SGV: sách
giáo viên,…).
3. Phần tham khảo mở rộng, phần bài tập thực hành và các ví dụ được in với
kiểu chữ và khổ chữ khác với phần nội dung chính.
4. Một vài kí hiệu:
- Dấu/: hay, hoặc
- Kí hiệu =>: tiếp đến
- Kí hiệu [sách]: phần tham khảo, mở rộng.
5. Trong các ví dụ:
- Dấu * dùng để đánh dấu những tổ hợp không chấp nhận được; dấu? hay??
hay??? dùng để đánh dấu những tổ hợp “không tự nhiên” hay “khó nghe” tùy theo
mức đội ít hay nhiều.
- Những từ ngữ trong ngoặc đơn là những từ ngữ có thể lược bỏ mà không làm
cho câu thay đổi về phương diện “ có thể” hay “ không thể” được người bản ngữ chấp
nhận. Những từ ngữ trong ngoặc vuông là từ có thể thay thế cho từ ngữ trước đó.

I. CHÍNH TẢ, VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ


1. GIẢN YẾU VỀ CHÍNH TẢ
Chính tả là hệ thống chữ viết được xem là chuẩn mực của một ngôn ngữ. Chữ
viết tiếng Việt hiện đại (chữ quốc ngữ) thuộc loại hình chữ viết ghi âm âm vị (mỗi âm
vị được ghi bằng một chữ cái) trên cơ sở sử dụng hệ thông chữ cái Latin kèm thêm
một số dấu phụ (các dấu ghi các thanh huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng và các dấu trong
các chữ â, ố, ư, ê, ơ, đ). Chữ cái (kí tự,con chữ) là khái niệm dùng để chỉ một kí hiệu
đồ hình được sử dụng để cố định hoá một âm vị, ví dụ (vd): t, a, n là 3 chữ cái biểu
thị 3 âm (t, a, n). Tuy nhiên, đó là nguyên tắc, còn thực tế, có những trường hợp một
âm có thể được biểu thị bằng nhiều chữ cái.
Vd: âm/tv được biểu thị bằng 2 chữ cái là “t” và “h”.
Bảng chữ cái tiếng việt hiện đại (các chữ cái, thứ tự và tên gọi)
a (a), ă (á), â (ớ), b (bê), c (xê), d (dê), đ (đê), e (e), ê (ê), g (giê/gờ), h (hát),
i (i ngắn), k (ca), I (en-lờ), m (em-mờ), n (en-nờ), o (o), ô (ô), ơ (ơ), p (pê), q (quy),
r (e- rờ), s (ét-xì), t (tê), u (u), ư (ư), V (vê), X (ích-xì), y (i dài).
Chữ quốc ngữ được xây dựng theo nguyên tắc ngữ âm học: mỗi âm do một ký
hiệu biểu thị; mỗi kí hiệu chỉ luôn luôn có một giá trị.
Vd: âm/b/ (bờ) được biểu thị bằng chữ b, âm/m/ (mờ) được biểu thị bằng chữ
m, chữ b chỉ dùng để biểu thị cho âm/b/ (Bà Ba bán bánh bèo), chữ m chỉ để biểu
thị cho âm/m/ (Mỏi mắt miên man mãi mãi mờ).
Chữ quốc ngữ được viết rời theo đơn vị âm tiết (mỗi âm tiết được ghi bằng một
chữ) không viết rời theo đơn vị từ.
Vd: viết Nhân dân Việt Nam rất anh hùng, mà không viết *Nhândân ViệtNam
rất anhhùng, viết các anh không viết *cácanh, viết ô mai không viết *ômai, v.v.
Nguyên tắc kết hợp chính tả tiếng Việt
Các chữ cái biểu thị các phần của âm tiết (âm đầu, âm đệm, âm chính, âm
cuối) được sắp xếp theo cấu trúc âm tiết.
Âm tiết tiếng Việt ở dạng đầy đủ nhất gồm năm thành tố:
+ Thanh điệu:
- Phụ âm đầu:
- Vần: âm đệm, âm chính, âm cuối
Khi viết chính tả cũng theo trật tự: Phụ âm đầu đến âm đệm đến âm chính đến
âm cuối. Dấu ghi thanh được gắn với âm chính. Vd:

Âm tiết Phụ âm đầu âm đệm âm chính âm cuối


ngoại Ng o ạ I
nghĩa ngh - ĩa -
khuyến Kh u yế N
Anh - - á Nh
sáng s - á Ng

2. QUY TẮC CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT


Ngoài những nguyên tắc chính tả như đã nêu trên, chính tả tiếng Việt có những
quy tắc nhất định.
2.1. Viết các tiếng trong một dòng
Chữ viết tiếng Việt viết rời theo đơn vị âm tiết (tiếng) — mỗi âm tiết được viết
thành một chữ. Chẳng hạn, câu Tôi Tổ quốc, có 3 tư. 4 âm tiết, được viết thành 4
chữ rời: Tôi yêu Tổ quốc.
2.2. Quy tắc viết các âm
Về cơ bản, chữ viết tiếng Việt có sự tương ứng một đối một giữa âm và kí hiệu
biểu thị. Những trường hợp không có sự tương ứng một đối một giữa âm và kí hiệu
có nhiều nguyên do, trong đó có nguyên do thuộc về lịch sử hình thành chữ viết.
Trong khuôn khổ giới hạn của tài liệu, giáo trình này chỉ dừng lại ở phạm vi nêu các
âm và các hiệu tương ứng cho từng trường hợp.
2.2.1. Viết các âm đầu
Bảng âm và chữ cái ghi âm đầu
Âm Chữ Âm Chữ Âm Chữ
// b (bà) // đ (đi) // r (rồi)
// ch (chỉ) // kh (khuyên) // x (xanh)
// h (hành) // l (lấy) // s (sướng)
// z, gh (gà, ghi) // m (mẹ) // t (tường)
// ngh, ng (nghngà) // n (nắng) / D/ th (thầy)
/k/ k, q, c (kí, quả, cả) // nh (nhà) // tr (trường)
// d, gi, g (dì, giặt, gì) // ph (pha) // v (vui)
Tiếng Việt có 21 âm vị âm đầu nhưng chỉ có 4 âm/,,,/ có 2 hoặc hơn 2 sự thể
hiện trên chữ viết.
(1) Âm//: Viết gh khi sau nó là i, ê, iê, e; vd: ghi, ghế, ghé, ghiếc (gớm ghiếc).
Viết g trong các trường hợp còn lại; vd: gà, gọn, gồng, gượng, gầm, gớm ghiếc, gằm,
guồng.
(2) Âm//: Viết ngh khi sau nó là i, ia, iê, ê, e: nghĩ, nghĩa, nghiệm, nghề, nghe.
Viết ng trong những trường hợp còn lại. Vd: ngọc, ngà, người, ngành, nguồn, ngầm,
ngắn.
(3) Âm//: Viết k khi sau nó là i, ia, iê, ê, e; vd: kể, kẻ. Ngoại lệ: từ phiên âm.
Vd: vải ka ki, phân ka li. Viết q khi sau nó là âm đệm/- -/. Vd: quả, quyết, quẻ, quê.
Viết c trong những trường hợp còn lại. Vd: cà, còn, cầm, căng, cười.
(4) Âm// viết d, gi, g theo nghĩa (không theo nguyên tắc ngữ âm học như/,,/).
Vd: da dẻ, dành ẩn dật, dấu vết gia giành giật, che giấu; cái gì, chém giết, giữ gìn.
2.2.2. Âm đệm/- -/: Viết u khi sau nó là i, ya, yê, ê, ơ, â hoặc khi nó đi sau/k/.
Vd: thuỷ, khuya, khuyên, huệ, thuở, tuân quả, quê, quẻ. Viết o khi sau nó là e, a, ă.
Vd: loè xoè, loà xoà, loăn xoăn.
2.2.3. Viết âm chính
Bảng âm và chữ cái ghi âm chính
Âm Chữ Âm Chữ
// y, i (suy nghĩ) // u (đúng, đủ)
// ia, ya, iê, yê (mía, khuya, điện, thuyền) // ư(thư, chừng)
// uaf uô (mua, thuốc) // ơ (mơ, ngỡ)
/ ưa, ươ (lửa, cười) / di à (cần, thật)
// a, e (nhành, sen) // o (học xong)
/ d/ a, á (sau, săn) // ô (thôn, tốt)
// ê (lề, mề) // a (làm, tháng)
Tiếng Việt có 14 nguyên âm và tổ hợp nguyên âm làm âm chính. Trong đó có
6 trường hợp có 2 hoặc hơn 2 sự thể hiện trên chữ viết (/,,,,, d'/).Quy tắc viết 6
trường hợp đó như sau:
1. Âm//: Viết y khi nó đứng sau âm đệm hoặc khi nó đứng một mình làm âm
tiết (ngoại lệ: từ phiên âm và từ thuần Việt). Vd: y rá, ý nghĩ, y phục; inốc, ầm ĩ, lợn
ỉ, i tờ. Viết i trong các trường hợp còn lại. Vd: trí tuệ, tin tưởng. Khi/i/ xuất hiện trong
các âm tiết mở của nhiều từ Hán Việt, thì thực tế hiện nay chấp nhận cả 2 hình thức
y và i. Vd: hy sinh/hi sinh, chiến sỹ/chiến sĩ, công ty/công ti (Tuy nhiên, cũng cần
nói thêm: theo quy định của sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
chỉ chọn một hình thức “i” cho trường hợp vừa nêu). Mặt khác, cần lưu ý là khi/i/
xuất hiện trong các tên riêng, thì phải sử dụng hình thức chữ viết mà giấy tờ nhân
thân đã sử dụng. Vd: Nguyễn Thi, Thy Ngọc, Nguyễn Văn Linh, Lê Lynh, Nguyễn
Hùng Vĩ, Nguyễn Hùng Vỹ, Huỳnh Tịnh Của, Huỳnh Tấn Phát.
2. Âm//: Viết ia khi không có âm đệm, không có âm cuối. Vd: tía chia mỉa. Viết
yê khi có âm đệm, không có âm cuối. Vd: khuya. Viết iê khi không có âm đệm và có
âm cuối. Vd: hiền, biêng biếc. Viết yê khi có âm đệm hoặc trước nó không có âm nào
và sau có âm cuối. Vd: khuyên, uyên, yên, yêu, yết.
3. Âm//: Viết ua khi không có âm cuối. Vd: mua lúa. Viết uô khi có âm cuối.
Vd: uống thuốc.
4. Âm//: Viết ưa khi không có âm cuối. Vd: mưa lưa thưa. Viết ươ khi có âm
cuối. Vd: vườn tược.
5. Âm//: Viết a trong vần anh, ach, oanh, oach. Vd: thành quách, khoanh. Viết
e trong những trường hợp còn lại. Vd: be bét.
6. Âm/ d’/: Viết a trong vần au, ay. Vd: sau này. Viết ă trong các trường hợp
còn lại. Vd: chắc chắn.
2.2.4. Viết âm cuối
Bảng âm và chữ cái ghi âm cuối
Âm Chữ Âm Chữ
/ -/ y, i (may, mai) /-m/ m (tìm, kiếm)
/- -/ o, u (sao, sau) /-n/ n (nặn, lần)
-/ ch, c (sách, học) /-p/ p (họp, lớp)
-/ nh, ng (thênh thang) l-M t (cất, thật)
Tiếng Việt có 8 âm cuối, trong đó có 4 trường hợp có 2 sự thể hiện trên chữ
viết (/,,,/). Quy tắc viết 4 trường hợp đó như sau:
1. Âm/- -/: Viết y khi xuất hiện trong các vần ay, ây. Vd: say, sây. Viết i trong
những trường hợp còn lại. Vd: ai, ơi, tươi…
2. Âm/- -/: Viết o trong vần ao, eo. Vd: lèo tèo, lao xao. Viết u trong những
trường hợp còn lại. Vd: sấu, sếu, khuỷu, bươu.
3. Âm/-/: Viết ch khi đi sau/i, e,/. Vd: lích chích, lếch thếch, lách chách. Ngoại
lệ: từ phiên âm, Vd: chó béc giê, séc chuyển tiền. Viết c trong những trường hợp còn
lại. Vd: các, bức, bước,
4. Âm/-/: Viết nh khi đi sau/i, e,/. Vd: bình minh, lênh khênh, lanh chanh.
Ngoại lệ: kẻng, reng reng, xà beng. Viết ng trong những trường hợp còn lại. Vd:
ngượng ngùng, thiêng liêng, thuồng luồng, lảng vảng.
Trên đây là những quy tắc chung nhất. Trong thực tế có những trường hợp chấp
nhận hai hoặc hơn hai hình thức chính tả. Vd: dông tố, giông tố;sếu giang, sếu dang;
sum suê, sum sê, xum xuê, xum
2.3. Quy tắc ghi dấu thanh
Tiếng Việt là một ngôn ngữ có thanh điệu. Âm tiết nào của tiếng Việt cũng
mang thanh điệu. Tiếng Việt có 6 thanh: ngang (thanh không), huyền, ngã, hỏi, sắc,
nặng và có 5 dấu ghi thanh (dấu huyền, dấu ngã, dấu hỏi, dấu sắc, dấu nặng). Vd:
la, là, lã, lả, lá, lạ. Dấu ghi thanh trong tiếng Việt luôn luôn gắn với âm chính. Vd:
loài, ngoại, thấy, mãi. Trong những âm tiết có âm chính là nguyên âm đôi thì dấu
ghi thanh gắn với yếu tố thứ nhất của nguyên âm đôi (ia, ua, ưa), nếu âm tiết không
có âm cuối. Vd: kìa, lúa, lụa, cựa dấu ghi thanh gắn với yếu tố thứ hai của nguyên
âm đôi (iê, yê, uô, ươ), nếu âm tiết có âm cuối. Vd: kiến, kiện, thuyền, nguyện, luồng,
cuông, sườn, sượng.
(1) Đối với sách giáo khoa phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo có bảng quy ước
về chính tả đối với những từ có hai cách viết. Vd: chọn xum xuê mà không chọn sum
suê/ sum sê.
2.4. Quy tắc viết hoa
Chữ viết hoa trong tiếng Việt có chức năng đánh dấu sự bắt đầu một câu, ghi
tên riêng (nhân danh, địa danh, cơ quan, tác phẩm), biểu thị sự tôn kính. Chức năng
đầu được thực hiện nhất quán. Riêng chức năng thứ hai còn nhiều điểm chưa nhất
quán trong sử dụng.
2.4.1. Chữ đầu câu, đầu dòng thơ và mở đầu các dòng trong một phép
liệt kê thì phải viết hoa(1). Vd:
a) Quả nhiên, hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm < anh.
Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa.
(Nguyễn Kiên, Có một chú chim sâu, trong Tuyển tập truyện cho thiếu nhi từ sau
Cách mạng tháng Tám. NXB Giáo dục, 1999)
b) Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày.
(Hoài Vũ, Vàm cỏ Đông)
c) Từ điển tần số [...] định tỉ lệ các thể loại như sau
- Truyện ngắn và tiểu thuyết: 41,7%
- Kịch bản : 14,7%;
- Báo chí : 12,9%;
- Lịch sử, tiểu sử và tác phẩm về các nền văn minh 19,6%
Nguyễn Đức Dân - Đặng Thái Minh, Ngôn ngữ học thống kê Một số ứng
dụng.NXB Giáo dục, 1999)
- Theo thông lệ, chữ cái mở đầu các dòng thơ và mở đầu các dòng trong một
phép liệt kẻ đều được viết hoa. Tuy vậy, nhiều nhà thơ hiện nay không viết hoa tất
cả các chữ cái đầu dòng thơ, nhất là khi một dòng thơ phải nối với những dòng trước
mới thành một câu trọn vẹn. Ví dụ:
Cây hàng mùa đông
cởi trần giữa gió
còn manh lá đỏ
gió cũng giật luôn
em thương cây đứng
một mình
rét run.
(Nguyễn Trọng Tạo, Cây hàng)
Bên cạnh lí do đã nêu, cách trình bày trong khổ thơ trên có thể còn xuất phát
từ dụng ý tạo hình.
2.4.2. Tên người, tên địa lí
- Tên người Việt, địa danh Việt viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết. Vd:
- Tên người: Hồ chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Minh đc Khai, Phạm Ngọc
Thạch, Trịnh Công Sơn, Phan Thanh Vân.
- Tên địa lí: sông Thái Bình, thác Bản Giốc, dãy Trường Sơn, núi Ngũ Hành Sơn,
tỉnh Cà Mau, làng Thượng Thọ, Thanh Trường, xã Hàm Thuận Bắc, phường Hiệp Bình
Chánh...
Những từ chỉ phương hướng (đông, tây, nam, bắc) khi được dùng trong tổ hợp
chỉ tên riêng thì phải viết hoa. Vd: biển Đông, miền Tây Nam Bộ, miền Đông Nam Bộ,
các nước phương Tây. Những trường hợp vốn là danh từ chung nhưng được dùng
trong tổ hợp chỉ tên địa lí thì phải viết hoa như đối với những tên địa lí khác. Vd, so
sánh: dòng sông Hình với thị trấn Sông Hình, trận đánh đã xảy ra tại cầu Giấy với
quận Cầu Giấy,thôn Chợ Bờ, núi Bà Đen, sông Ông Đốc, chợ Bà Chiểu…
- Tên người, tên địa lí các dân tộc ít người Việt Nam thuộc ngôn ngữ đơn tiết
tính thì viết hoa như đối với tên người Việt. Vd:
- Tên người: Nông Văn Dền, Lò Ngân sủn, Vàng Thị Mỷ.
- Tên dân tộc: Tày,Nùng, Sán Dìu, Lô Lô, Pà Thẻn, Cao Lan.
- Tên địa lí: Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam, Tà Pình.
- Tên người, tên địa lí các dân tộc ít người Việt Nam thuộc ngôn ngữ đa tiết
tính viết hoa chữ đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, (có thể dùng dấu gạch
nối ngăn giữa các tiếng trong một bộ phận, dấu gạch nối được viết liền vào hai chữ
cái trước và sau nó). Vd:
- Tên người: Đăm San, Kơ-pa Kơ-lơng, Nơ-trang-lơng ri
- Tên dân tộc: Ê-đê, Ba-na, Tà-ôi,Stiêng, Kơ-ho.
- Tên địa lí: Pren, Lang Biang, Krông Ana, Đắc Sút, Kon Tum.
- Tên người, địa danh nước ngoài, nếu chữ viết nguyên ngữ dùng chữ Latin thì
giữ đúng nguyên hình chữ viết trong nguyên ngữ, viết hoa chữ cái đầu tiên của từ
làm họ, tên; viết hoa chữ cái đầu tiên của tên riêng (địa danh); dấu phụ ở một vài
chữ cái có thể lược bỏ. Vd: Vapoléon, Bill Clinton, Paris, London, Chicago, American,...
Nếu tên riêng đó được phiên qua âm Hán Việt thì viết hoa như đối với tên riêng
Việt. Vd: Pháp, Hoa Kì, Luân Đôn, Nã Phá Luân,...
Nếu chữ viết nguyên ngữ dùng hệ thông chữ cái khác chữ cái Latin thì dùng lối
chuyển tự sang chữ Latin và viết hoa như đối với tên riêng chữ Latin: Lomonoxov,
Moskva, Shanghai, Beijing, Himalaya...
(Có thể dùng dấu gạch nối giữa các tiếng trong một bộ phận của:èn riêng. Vd:
An-be Anh-xtanh, Na-pô-lê-ông, Tur-key, Mát-xcơ-va, Bei- ng, Shang-hai, Niu-yooc,
Bru-nây, Đông Tì-mo...)
Nếu tên riêng đó được phiên âm theo âm Hán Việt thì viết hoa như đốì với tên
người Việt. Vd: tên người Thành Cát Tư Hãn, Bá Đa Lộc, Nã Phá Luân, Đặng Tiểu
Bình,...; tên địa lí: Thổ Nhĩ Kì, Tiệp Khắc, Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh, Thượng Hải, Nữu
Ước, Luần Đôn, Hi Mã Lạp Sơn...
- Một số tên riêng, nhất là tên đất, tên nhân vật lịch sử đã quen dùng từ lâu thì
thường giữ nguyên cách gọi cũ. Chẳng hạn, thường dùng: Pháp, Đức, Thổ Nhĩ Kì, Ba
Lan, Mĩ (Hoa Kì), Úc; Bắc Kinh, ThuỢng Hải; Tần Thuỷ Hoàng, Đặng Tiểu Bình,...
thay cho France, Germany, Turhey, Poland, United States of America, Australia;
Beijing, Shanghai, Xin Shuihoang, Deng Xiaoping,...
- Tên núi, sông,... không thuộc riêng một nước nào và tên tổ chức quốc tế (kể
cả tên viết tắt) thì viết theo dạng chữ thống nhất và phổ biến trên thế giới. Vd: dãy
núi Himalaya, sông Mixixỉpi, sông Nin, sông Mekong; WTO (Tổ chức thương mại thế
giới), UNESCO (Tổ chức Văn hoá - giáo dục Liên hiệp quốc),.“AO (Tổ chức Lương thực
và Nông nghiệp Liên hiệp quốc), ASEAN (tổ chức -Ti các nưổc Đông Nam Á), ASEM
(các bộ trưởng kinh tế ASEAN). Nếu tên riêng có ý nghĩa và thường được dịch nghĩa
thì viết theo lối dịch nghĩa. Vd: Biển Đen (Hắc Hải), Liên hiệp quốc, Quỹ Nhi đồng
Liên hiệp quốc, Liên minh châu Âu, Ngân hàng Thế giới, Liên đoàn Bóng đá châu Âu…
- Những trưòng hợp đã mất tính chất tên riêng trở thành tên chung chỉ -“ùng
loại thì không viết hoa. Chẳng hạn, so sánh:
(1) Tên riêng: vua Xiêm, châu Phi, người Tàu, giặc Tây
(2) Tên chung chỉ chủng loại: vịt xiêm, dừa xiêm, mèo xiêm, chuối xiêm, cá trê
phi, cá rô phi, mực tàu, gà tàu, miến tàu, bún tàu, khoai tây, gà tây, măng tây
2.4.3. Tên tác phẩm
Tên truyện, bài thơ, bài văn, bài hát, bản nhạc, bức tranh, cuốn sách... khi dẫn
ra trong câu văn viết, được viết hoa chữ cái đầu tiên. Vd: Chiến tranh và hoà bình,
Những người khốn khổ, Tiến quân ca, Huyền thoại Mẹ, Mùa thu vàng, Đám cưới chuột,
Triết học Mác Lênin.
2.4.4. Tên cơ quan, tổ chức
Theo nội dung Quyết định 240/QĐ ngày 05 tháng 3 năm 1984 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo, tên cơ quan, tổ chức được viết hoa chữ cái đầu tiên, vd: Bộ
giáo dục và đào tạo, Ban chấp hành trung ương đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, Trường đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng
Nai, Viện kiểm sát quân
Thực tế hiện nay, trên các văn bản hiện hành (và theo quy định tạm thời về
viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa, ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo) thì tên cơ quan, tổ chức được viết hoa chữ cái đầu của từ ngữ biểu thị
tính chất riêng biệt của tên. Chẳng hạn: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Chấp hành
Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Viện Kiểm sát Quân
2.4.5. Tên huân chương, danh hiệu, giải thưởng viết hoa chữ cái đầu của từ ngữ
biểu thị tính chất riêng biệt của tên.
Vd: Huân chương Sao vàng, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương
Chiến sĩ vẻ vang; Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Nhà giáo Nhân
dân; Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải Nhất.
2.4.6. Tên ngày lễ, ngày kỉ niệm, phong trào viết hoa chữ cái đầu của từ ngữ
biểu thị tính chất riêng biệt của ngày lễ đó.
Vd: Ngày Quốc khánh, Ngày Thầy thuốc Việt Nam, Cách mạng tháng Tám, Cách
mạng tháng Mười; Xô viết Nghệ Tĩnh, Khởi nghĩa Nam
2.4.7. Tên chức danh, chức vụ. Những từ ngữ biểu thị chức danh, chức vụ (được
xã hội xem là cao) thì thường được viết hoa chữ đầu tiên khi từ ngữ chỉ chức danh,
chức vụ đó gắn với cá nhân cụ thể(1). Vd:
(1)Các quy tắc viết hoa tên huân chương, danh hiệu, giải thưởng, chức danh,
trong giáo trình này, được trình bày theo quy định chính tả của sách giáo khoa hiện
hành.
Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu, Thủ tướng Phan Văn Khải, Tổng Giám đốc công ti
Dầu khí Việt Nam, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, để biểu thị sự kính trọng, có thể viết hoa từ ngữ chỉ người hoặc đối
tượng được tôn kính đặc biệt. Vd:
Mình về với Bác đường xuôi,
Thưa giùm Việt Bắc khôn nguôi nhớ Người.
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời,
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường.
(Tố Hữu, Việt Bắc)
Thế là tôi đã về nơi tận cùng đất Mũi, nghe mùi bùn thoang thoảng sóng biển
Đông, nghe gió xiết vào từng thân đước nhỏ, nghe mắt nhìn xước nỗi xót nông
sâu.Thấm vị mặn những người đi mở tôi hiểu thêm một phía Tổ quốc mình. (Văn
Công Hùng)
2.5. Quy tắc viết tắt
Chữ viết tắt thường được dùng trong văn bản hành chính, văn bản khoa học.
Trong văn bản hành chính, các cụm từ ngữ gọi tên cơ quan, tổ chức (nhà xuất bản,
uỷ ban nhẫn dãn, đại học bách khoa), thể loại văn bản (thông tư, chỉ thị, nghị quyết,
quyết định, công văn) trong văn bản học, các cụm từ ngữ gọi tên các khái niệm, đối
tượng khoa học, thường được viết tắt, nếu từ ngữ đó xuất hiện nhiều lần trong văn
bản. Chữ viết tắt thay thế cho từ ngữ gốc gồm tất cả chữ cái đầu của từ ngữ gốc,
được viết in hoa và viết liền thành một khối. Vd: Đại học Bách Khoa —> ĐHBK, Công
ty Xuất nhập khẩu —> Công ty XNK, quyết định -> QĐ; danh từ -> DT, chủ ngữ ->
CN, trạng ngữ-> TN, v.v…
2.6. Quy tắc viết ngày, tháng, năm
Khi viết ngày tháng năm trong văn bản hành chính thì phải viết đầy đủ: ngày
từ 1 đến 9, tháng 1 và tháng 2, phải thêm số “0” vào trước. Khi ghi ngày, tháng năm
ban hành văn bản, phải ghi rõ các chữ tháng, năm; không viết tắt bằng dấu gạch nối
hoặc gạch xiên. VD: Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 02 năm 2007 (xin
xem thêm mục 5.2.2. Trình bày các thành phần thể thức văn bản, tr.159).
Những trường hợp còn lại, có thể viết tắt các chữ ngày, tháng, năm bằng dấu
gạch nối hoặc dấu gạch xiên. Vd: ngày 02-3-2007, hay ngày 02/3/2007.
2.7. Quy tắc phiên âm và chuyển tự
Bất cứ một ngôn ngữ nào cũng có sự tiếp xúc, vay mượn từ ngữ của ngôn ngữ
khác. Trong sự vay mượn đó, có hiện tượng chuyển từ hình thức âm thanh của ngôn
ngữ này sang hình thức âm thanh của ngôn ngữ khác (phiên âm) và hiện tượng
chuyển từ hình thức chữ viết của ngôn ngữ này sang hình thức chữ viết của ngôn ngữ
khác (chuyển tự). Trong các tạp chí chuyên môn, các tiểu luận, luận văn, luận án
(theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo), các tên riêng nước ngoài, các thuật ngữ
thường được viết nguyên dạng.
Khi viết các thuật ngữ tiếng nước ngoài (trừ những trường hợp phiên âm Hán
Việt, như chủ ngữ, vị ngữ; hình học, lượng giác…);
Được sử dụng tổ hợp chữ cái dùng ghi các phụ âm đầu và tổ hợp phụ âm đầu
âm tiết (p, z, w, bi, cr, str,...) và những phụ âm cuối (b, d, f, g, j, l, r, s, v, z,...) vốn
không đặc trưng cho âm tiết tiếng Việt, acid, sulíur, laser, parabol, hydro,...
Tôn trọng những mối quan hệ có tính hệ thống giữa các thuật ngữ: flur, fluorur.
Có thể chấp nhận các điều chỉnh rút gọn như met, gram, kilô
Tận dụng khả năng dùng thuật ngữ có cấu tạo bằng chất liệu và quy tắc tiếng
Việt theo lối dịch nghĩa. Vd: tương ứng với and, dùng chống trong chống nhiễm khuẩn,
chống ẩm, và có thể dùng phản trong phản khoa học, phản ứng ô xi hoá khử; phòng
trong phòng không,...
Sử dụng cách viết phiên âm trong các sách, báo phổ cập: khi phiên âm, các
âm tiết được viết rời, giữa các âm tiết trong một bộ phận có gạch nối hoặc viết liền,
không ghi dấu thanh. Vd: Mat-xcơ-va, Na-pô-lê-ông Bô-na-pac, Vla-đi-mia l-lich Lê-
nin, hy-đrô,...

3. Chữa các lỗi thông thường về chính tả


Lỗi chính tả tiếng Việt có thể quy về hai nhóm: lỗi do không nắm quy tắc và lỗi
do phát âm không phân biệt dẫn đến viết sai chính tả.
3.1. Lỗi do không nắm quy tắc chính tả
So với nhiều ngôn ngữ sử dụng loại hình chính tả ghi âm âm vị, quy tắc chính
tả tiếng Việt không phải là hệ thống quy tắc phức tạp. Nhưng thực tế có không ít
trường hợp phạm lỗi do người viết không nắm đặc điểm và nguyên tắc kết hợp chữ
cái trong chữ viết tiếng Việt, quy tắc ghi dấu thanh. Vd: *nghành ngề, *kẻ kả, *ciên
kuyết, *kách mạng, *iêu thương, V.V..
Thuộc nhóm viết sai do không nắm quy tắc còn phải kể đến hai trường hợp: 1)
Viết hoa sai; 2) Phiên âm sai, vd: xã *Tân thuận tây, r hường *Hiệp bình chánh,
*Trần bình Trọng, *Nguyễn thị Hà, *hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bình dương, *Mátxờcờva,
*Ông Lê Nin ở nước Nga,…
Việc sửa chữa và cách tránh loại lỗi này không khó: người học chỉ cần ghi nhớ
và tuân thủ nguyên tắc, quy tắc chính tả.
3.2. Lỗi do không nắm được sự tương ứng giữa chữ và nghĩa
Trong tiếng Việt, loại lỗi do không nắm được sự tương ứng giữa:hữ viết và nghĩa
của từ mà nó biểu thị chỉ gặp ở trường hợp viết các chữ có âm đầu là/z-/. Vd: *dành
dật (giành giật), *dàn bí (giàn bí), ': ành giụm (dành dụm), *giằng giặc (dằng dặc),
*che dấu (che giấu), ‘Ẹiấuvết (dấu vết),...
Có thể khắc phục lỗi nhầm lẫn d và bằng cách:
Dùng mẹo “dưỡng dục, giảm giá”; cụ thể là trong từ Hán Việt nếu mang thanh
ngã hoặc thanh nặng thì viết d; nếu mang thanh sắc hoặc thanh hỏi thì viết gi. Chẳng
hạn: diễu hành, dã man, biểu diễn, dĩ vãng, dũng cảm, kì diệu, kì dị, dịch thuật, dạ
lan giảng viên, kí giả, miễn giảm, tinh giản, giá trị, giám sát, can gián, giáng
chức.
- Dùng mẹo âm đệm: gi không đứng trước âm đệm. Vì vậy, nếu có âm đệm thì
viết d. Vd: duyên, duy, duềnh,...
- Mẹo dùng từ đồng nghĩa: nếu một trong hai hình thức đó viết bằng tr thì viết
gi, giăng, giầu, giai, giồng, gio, giải, gianh,...
3.3. Lỗỉ do phát âm không phân biệt
Do loại hình chính tả ghi âm, nên ảnh hưởng của biến thể phương ngữ trên bình
diện ngữ âm là một nguyên do quan trọng dẫn đến n.-n tượng sai chính tả. Có thể
quy loại lỗi này về các nhóm sau:
3.3.1. Viết sai dấu thanh thường gặp ở phương ngữ Trung Bộ và phương ngữ
Nam Bộ. Vùng Nghệ - Tĩnh, Quảng Bình thường không phân biệt các thanh ngã, nặng,
nên khi viết chính tả cũng thường phạm loại lỗi về những thanh này. Nhìn chung,
trên phạm vi cả nước, thường gặp nhiều nhất là hiện tượng không phân biệt thanh
hỏi, ngã.
Do đặc điểm về sự phân bố của thanh điệu trong cấu tạo từ tiếng Việt, nên ta
có thể sử dụng điều này để khắc phục trường hợp lẫn lộn dấu hỏi và dấu ngã. Đó là
các mẹo:
Một, là trong các từ láy tiếng Việt, nếu một trong 2 tiếng mang thanh huyền
hoặc thanh nặng thì tiếng còn lại mang thanh ngã nếu một trong hai tiếng mang
thanh không (thanh ngang) hoặc thanh sắc thì tiếng còn lại mang thanh hỏi(Mẹo: chị
Huyền mang nặng ngã đau/ Anh không sắc thuốc hỏi đâu mà lành). Vd:
(1) ầm ĩ, rầu rĩ, vồn vã, nhầu nhĩ, vật đẹp đẽ, chặt chẽ, mạnh mẽ.
(2) âm ỉ,rên rỉ, ti tỉ, đon đả, lảnh lót, hớt khoẻ khoắn.
Hai, là trong các từ Hán Việt, nếu bắt đầu bằng m, n, nh, v, l, d, ng thì viết dấu
ngã (Mẹo: Mình nên nhớ viết là dấu ngã). Vd:
(1) mãnh liệt,mật mã, mĩ cảm, miễn giảm, mãn khai, phụ mẫu.
(2) nữ nhi, noãn sào, trí não, truy nã.
(3) nhãn hiệu, thanh nhã, tham nhũng, nhiễu nhương, kiên nhẫn.
(4) vĩ đại,vãn hồi, vãng lai,viễn thị,vĩnh viễn, vũ trang.
(5) lãnh dạo, lẫm liệt,lủng đoạn, dương liễu, lịch lãm, lãn công.
(6) dũng cảm, dĩ vãng, diễu hành, diễm dã man, dưỡng lão.
(7) ngôn ngữ, bản ngã, quân ngủ, ngẫu nhiên, ngã ngũ, ngưỡng mộ.
Ba, là nếu từ cùng gốc với từ ta nghi ngờ, mang thanh huyền hoặc thanh nặng
thì từ đó mang thanh ngã. Nếu từ cùng gốc nó mang thanh ngang hoặc thanh sắc thì
nó mang thanh (mẹo “lời lãi lợi, tán tản tan”). Vd:
(1) cùng - cũng, dầu - dẫu, mồm mõm đậu đỗ, tự chữ, mẹo - mão,...
(2) tán - tản, rải - rưới, phế - phổi, báo bảo, chưa
3.3.2. Viết sai chữ ghi các âm
Viết sai phụ âm đầu thường gặp ở phương ngữ Bắc Bộ
Viết sai do phát âm không phân biệt l - n. Có thể sử dụng mẹo về âm đệm, láy
âm, từ đồng nghĩa.
+ Trong các tiếng có âm đệm, thường viết l, loang loáng, luân chuyển, luyện
tập,...Rất hiếm trường hợp n đứng trước âm đệm, chỉ có thể kể: noãn sào, thê noa,
nuy.
+ Trong từ láy phụ âm đầu, nếu biết một trong hai âm thì suy ra ảm còn lại, lo
<-> lắng, long<-> lanh, lúng <-> liếng, lấp <-> ló, lặng <-> lẽ, ạnh <->lùng, nô
<-> nức, nồng <-> nàn, nặng <-> nề, náo <-> nức,…
+ Trong từ láy vần, n không xuất hiện ở âm tiết thứ nhất, lò dò, lăn tăn, lai
rai,lởn vởn,...
+ Những từ có từ đồng nghĩa bắt đầu là nh -> viết bằng l, lài (nhài), lỡ (nhỡ),
lố lăng (nhố nhăng); những từ gần nghĩa bắt đầu bằng đ, c, k -> viết bằng n, này,
nấy, nó (đây, đó, đâu, đấy),
+ Những từ chỉ hoạt động ẩn náu, chỉ phương hướng thường viết bằng n, náu,
nấp, né, nam, nồm, V.V..
- Viết sai do không phân hiệt tr - ch. Có thể sử dụng các mẹo sau:
+ Mẹo thanh điệu trong từ Hán Việt (mẹo trừng trị): nếu từ Hán Việt mang
thanh huyền hoặc thanh nặng thì viết tr. Vd: trù bị, ỉu trừ,thanh trà, từ trường, trịnh
trọng, trượng phu, thực trạng,...
+ Mẹo âm đệm: tr hiếm khi kết hợp với âm đệm (trừ truyền, truyện), ch thì
không hạn chế, choa, chuyển, choé, chuẩn,…
+Mẹo từ láy: nếu láy phụ âm đầu thường là ch, nếu là tr thì thường có nghĩa
trơ: trơ trọi, trống trải, trần trụi,… hoặc có nghĩa chậm trễ: trễ tràng, trì trệ,trù trừ,
trúc trắc… Láy vần, thường là ch, chói lọi, chênh vênh, chạng vạng, tr rất ít (trừ trụi
lủi, trót lọt, tróc lóc).
+ Mẹo trường nghĩa: từ chỉ quan hệ thân tộc, vật dụng và phần in các từ chỉ
động vật, viết ch: cha, chú, cháu, chồng chổi, chậu, chăn, chiếu, chõng, chảo, chạn,
chén, chim, chuột, chích choè, chèo bẻo,...Từ chỉ quan hệ ngữ pháp phủ định viết
bằng ch: chưa, chẳng, chăng. Từ chỉ vị trí, viết tr: trên, trong, trước.
- Viết sai do không phân biệt thường gặp ở vùng phương ngữ Bắc Bộ. Có thể
sử dụng:
Mẹo âm đệm trong các từ có âm đệm thì viết x, trừ suyễn, suy, súy, soát (lục
soát, soát vé).
Mẹo từ láy trong các từ láy âm đầu, cả hai tiếng cùng X hoặc cùng s: xa xôi,
xinh xắn, xập xoè, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng, Còn từ láy vần lại thường là x: lao
xao, loè xoè, loăn xoăn, loẹt xoẹt,...
+ Mẹo trường nghĩa tên đồ ăn, thức uổng thì viết x: xôi, xúc xích, xá xíu, xíu
mại, xá xị,...; từ chỉ hơi đi ra, viết x: xì, xọp, xẹp, xùy,… từ chỉ nghĩa sụp xuống, viết
s: sụp, sụt, sẩy, sút; từ chỉ quan hệ ngữ pháp, phần lớn viết s: sẽ, sắp, sẵn, sao,
song, sự,…
Viết sai do không phân biệt Vd: Có thể sử dụng mẹo âm đệm: trong các tiếng
có âm đệm, viết d, không viết V, trừ khăn voan.
Nắm nghĩa để viết đúng chính tả, vĩnh da dẻ, vỗ về, vời vợi, vênh vang, dềnh
dàng, vui vẻ, vội vàng,…
Viết sai phần vần
Lẫn lộn iêu, iu, ưu. Có thể nhớ các đặc điểm sau: iu chỉ xuất hiện trong một số
từ ỉu xìu, tiu nghỉu, lưỡi, đìu hiu, chịu đựng,...
Từ Hán Việt không mang vần iu mà mang vần iêu, ưu.
Lẫn lộn iêu, ưu, ươu. Vần ươu chỉ xuất hiện trong một số từ hươu, bươu, bướu,
rượu, khướu, nướu (răng), con tườu. Tất cả các từ Hán Việt không có vần ươu.
Viết sai âm cuối n, ng, nh; t, c như *lang mang (lan man), *tràng trề (tràn trề),
*tinh tưởng (tin tưởng), *chính chắn (chín chắn), *vội vàn (vội vàng), *trăn trối
(trăng trối), *lan than (lang thang), *mặc mũi (mặt mũi), *bác ngác (bát ngát),
*chấc phát (chất phác), *sợi bất (sợi bấc), v.v. thường gặp ở phương ngữ Nam Bộ.
Những trường hợp dùng mẹo nhìn chung nhiều, khó nhớ. Do đó, việc nắm nghĩa
để viết đúng hoặc dùng giải pháp dùng từ điển tần số - học thuộc những trường hợp
thường viết sai chính tả — là những giải pháp hữu hiệu.
Bài tập 1
1.a) Đánh dấu X vào trường hợp đúng chính tả
1. a) giẻ cùi
b) dớn giác
c) dẻ cùi
d) giớn dác
2. a) lửng thửng
b) lững thững
c) tầm tả
d) tàn hình
3. a) du cư
b) giới sác
c) dục giã
d) thúc dục
4. a) giối giăng
b) dối dăng
c) gian giối
d) giang dối
5. a) giội lửa
b) dận dỗi
c) dận hờn
d) giận dổi
6. a) rã rời
b) dạ minh xa
c) dây thung
d) giúi giụi
9. a) dũi đất
b) đen thẩm
c) tối xẫm
d) lẫm nhẩm
10. a) giao động
b) dáo dát
c) dặt dìu
d) giằng giai
11. a) riễu cợt
b) giọi đèn
c) i tờ
d) hổn mang
12. a) lỗ chỗ
b) hứa hảo
c) hửng hờ
d) hửu hiệu
13. a) nai lưng
b) cao có
c) gọn gẽ
d) rộn rả
14. a) ngăn ngắt
b) tinh nhanh
c) nhắc vỡ
d) ngẵng nghiu
15. a) lảng tai
b) lãng tai
c) lãng vãng
d) lãnh lói
16. a) rổ tổ ong
b) rỗ tổ ong
c) mặt rổ lỗ chỗ
d) mặt rổ hoa
17. a) giộp da
b) gieo neo
c) dỏng tay
d) dỏng tai
18. a) giẹo giọ
b) dẹo dọ
c) giẹo dọ
d) vẹo vọ
19. a) giằn vặt
b) giền cơm
c) lảng đảng
d) lãng đảng
20. a) riềng mối
b) diềng mối
c) giềng mối
d) giền mối
21. a) diễu cợt
b) giểu cợt
c) giễu cợt
d) điều hành
22. a) giã giò
b) dã dò
c) giả dò
d) giả giò
23. a) giòn dã
b) giòn giã
c) dòn dã
d) giòn giả
24. a) xẫm tối
b) sẩm màu
c) vận bỉ
d) vận bĩ
25. a) man mán
b) mang máng
c) man máng
d) mang mát
26. a) tàn cây
b) tàng cây
c) tàn hình
d) tàng tạ
27. a) chợ Cầu Giấy
b) Sóc sơn
c) Mỹ thuận
d) Cầu Sài Gòn
28. a) ruồi lằn
b) ruồi nhặng
c) ruồi nhằng
d) rong rủi
29. a) đóng trống
b) đóng giả
c) dọng điệu
d) giở chừng
30. a) quạ khoan
b) khoát nước
c) khoát vai
d) thầu khoáng
31. a) tặt lưỡi
b) tắc nghỉ
c) khe khắt
d) khăn khít
32. a) ngoằng ngoèo
b) giơ tay ngoắt
c) bước ngoặc
d) băng khoăn
33. a) giao động
b) dã rượu
c) dấm chua
d) giông dây xuống
34. a) tan tát
b) tang tát
c) tan tác
d) tang tác
35. a) hối hã
b) hạn hữu
c) chia xẻ
d) san sẻ
36. a) bổng nhiên
b) nổi niềm
c) chấn lẻ
d) khẻ khàng
37. a) dành lấy
b) giằng giặc
c) giản dị
d) che dấu cán bộ
38. a) nhảy giây
b) trặt chân
c) chấc phát
d) vằn vện
39. a) dục dã
b) dục vọng
c) sôi nỗi
d) mọc rể
40. a) viễn vông
b) viễn vọng
c) vẻ vời
d) vẽ vang.
1.b) Đánh dấu X vào trường hợp sai chính tả
1. a) cây dong
b) dằm tre
c) giằn dỗi
d) dặn dò
2. a) mái giầm
b) giối trá
c) giẫm đạp
d) giấm thanh
3. a) dao động
b) gian dối
c) giồi dào
d) giần sàng
4. a) vẫn vơ
b) rực rỡ
c) vội vã
d) lanh lảnh
5. a) giặt gịa
b) giặt giũ
c) giặc giã
d) như giát bạc
5. a) ngút ngàn
b) lang mang
c) ầm ĩ
d) tập tễnh
7. a) giập vỡ
b) giận dữ
c) láng giềng
d) cau trỗ buồng
8. a) lam lủ
b) lãnh tụ
c) lẫm liệt
d) lảnh lói
9. a) ngút ngàn
b) ậm ịch
c) lang mang
d) ngô trỗ cờ
10. a) giành giụm
b) giành giật
c) để dành
d) giành thắng lợi
11. a) tẻ ngắt
b) lã tã
c) tẻ nhạt
d) tẻ ngô
12. a) bão bùng
b) bảo ban
c) chắc mẫm
d) chằn tinh
13. a) trăn trối
b) lãn công
c) dài ngoằng
d) tiêu tán
14. a) đẩy đà
b) sàng sảy
c) thẽ thọt
d) tẩy chay
15. a) giãy nảy
b) dãy núi
c) dãy dụa
d) giãy chết
16. a) khoáng sản
b) khoan thai
c) khoáng trắng
d) khoan hổng
17. a) dong cờ
b) dát vàng
c) trôi dạt
d) trôi giạt
18. a) đôi gióng
b) dàn đều
c) giàn quân
d) dàn kịch
19. a) gióng trống
b) dàn dựng
c) giàn hoà
d) dàn mặt
20. a) giô chừng
b) giật giọng
c) dật lùi
d) bờ giậu
21. a) lảng tai
b) lãng dãng
c) lảng vảng
d) giã tảng
22. a) vật vả
b) vất vã
c) vẩn vơ
d) lảnh lói
23. a) sông cầu
b) 09/5/2005
c) lãng tai
d) 09/02/2007
24. a) dốt nát
b) dao độ
c) giấm giúi
d) rấm rúi
25. a) giong ruổi
b) dập chân
c) dậm chân
d) giần giật
26. a) cá điếc
b) cá giếc
c) nhảy giây
d) ray rứt
27. a) dột nát
b) giậm doạ
c) dậm doạ
d) trứng dập
28. a) co dãn
b) giãn nò
c) rên siết
d) dưng dức
29. a) gióng giả
b) giây mực
c) dây mực
d) hạt giẻ
30. a) dọng điệu
b) giàn giáo
c) dãn nở
d) co dãn
31. a) dở bữa
b) giàn tập
c) dàn trải
d) dàn xếp
32. a) giở chừng
b) giật giọng
c) dật lùi
d) bờ giậu
33. a) cây núc nác
b) đan lát
c) cái bị lát
d) cây bình bát
34. a) bệnh sỉ
b) sỉ nhục
c) bền bỉ
d) bình tĩnh
35. a) tỉnh lược
b) tĩnh lặng
c) yên tĩnh
d) thanh tĩnh
36. a) nhả nhặn
b) nhũn nhặn
c) nhã nhặn
d) nhắc nhủ
37. a) bù lỗ
b) lỗ lãi
c) loang lổ
d) bụ bẩm
38. a) cẳn nhẳn
b) chẵn lẻ
c) sở hữu
d) chuổi ngọc
39. a) ầm ĩ
b) âm ỉ
c) vồn vả
d) vồn vã
40. a) chồm hỗm
b) gắt gỏng
c) vờ vĩnh
d) vờ vỉnh
41. a) mĩ mãn
b) liều lĩnh
c) dọa dẫm
d) líu lưởi
42. a) phẩu thuật
b) thủ cựu
c) trì hoãn
d) hãn hữu
43. a) vẩn vơ
b) lẩn tránh
c) sắt son
d) lẩn lộn
44. a) nghìn rưỡi
b) hiếu để
c) mê mải
d) sẩm tối
45. a) dãy dựa
b) giãy chết
c) dãy núi
d) giãy nảy
46. a) gã dàn ông
b) gỡ gạc
c) lảng vảng
d) đánh trống lãng
47. a) trăn trối
b) lãn công
c) dài ngoằng
d) tiêu tán
48. a) bay nhảy
b) tẩy chay
c) sàng sả
d) hữu danh vô thực
49. a) cỗi nguồn
b) cỗi cằn
c) cỗi rễ
d) lủ lượt
50. a) giối già
b) dối già
c) giối trá
d) giỏi dang
51. a) giun sán
b) giặt giũ
c) dùi mài
d) giặt dữ
52. a) một giuộc
b) ngô trỗ cờ
c) cây trỗ bông
d) ngô trổ cờ
53. a) dầu xoa
b) giằng co
c) giặt gịa
d) dặt dịa
54. a) dấu vết
b) che giấu
c) mộc nhỉ
d) lủng lẳng
55. a) giương buổm
b) dập dờn
c) dập vùi
d) gian giối
56. a) dận ga
b) giăng giăng
c) giăng hoa
d) nhảo nhoét
57. a) se sắt
b) se thắt
c) xít xịt
d) xương sông
58. a) 02/09/2007
b) 12/01/2007
c) 15/03/2007
d) 09/02/2007
59. a) soán đoạt
b) son rỗi
c) xông xoài
d) sồn sồn
50. a) lãn công
b) lãng phí
c) tan tát
d) trí lực
61. a) lí lẻ
b) thiểu não
c) viển vông
d) vãn cảnh
62. a) giọng diệu
b) dô bửa
c) giô chừng
d) dở dang
63. a) nhường cơm xẻ áo
b) nhường cơm sẻ áo
c) gà què ăn quẩn cối xay
64. a) lá rụng về cỗi
b) lá rụng về cội
c) mảnh đất cằn cổi
65.
a) ý nghĩ sâu sắc
b) thuỷ chung son sắc
c) dao sắc không bằng chắc kê
66. a) ăn chắc mặc bền
b) lạt mềm buộc chặt
c) ăn chắt mặt bền
67. a) bèo dạc mây trôi
b) bèo giạt mây trôi
c) bèo dạt mây trôi
68. a) Nhà xuất bản Trẻ
b) Nhà Xuất bản Trẻ
c) nhà xuất bản Giáo dục
69. a) thị trấn Sông Cẩu
b) thị trấn Sông Hình
c) Thị trấn Sông Hình.
70. a) hai Bà Trưng
b) Hai Bà Trưng
c) núi Bà Đen, Tây Ninh
71. a)Hồ Chủ Tịch
b) Mao Chủ tịch
c) Hồ Chủ tịch
72. a)Cầu Sài Gòn
b) chợ Cầu Giấy
c) chợ Cầu
73. a) tỉnh Bắc Kạn
b) Nguyễn Thy Ngọc
c) xã Hàm Thuận bắc
74. a)vàm Ông Trang
b) sông Tiền Giang
c) sông ông Đốc
Bài tập 2. Điền dấu ghi thanh thích hợp vào những chữ được gạch chân và cho
biết mẹo luật đã được sử dụng.
1. thơ thân, ngơ ngân, vãn vơ, đam đang, nhân nha, ranh rang, banh bao, hâm
hiu.
2. khấp khênh, ngớ ngân, vớ vân, sáng sua, gắt gong, đắt đo, vất va, hối ha,
hắt hui, ngán ngâm, vắng ve, vất va, mát me, phấp phong.
3. nung nịu, rộng rai, lộng lâỵ, rộn ra, vật va, sạch se, gọn ghẹ, vội va, tập
tênh.
4. hai hùng, ngơ ngàng, dê dàng, dô dành, trê tràng, mi miều, sô sàng, Ịợ làng,
ki càng, loa lồ, vòi vinh.
5. mẫn cảm, manh liệt, mâu hậu, man khoá, mi lệ, miên phí.
6. nao trạng, nư nhi, tầm na, nô lực.
7. nhẫn nại, truyền nhiệm, nhan quang, tham nhung, tao nha, thô nhương, nhu
hoa, nhiêu nhương, màng nhi.
8. uy vu, vi độ, vĩ đại, vang lai, vịên thị, cứu van.
9. lư khách, lao tướng, lê dộ, kết liễu, thành luy, lỗ mang.
10. dung manh, dương sinh, kiều diêm, hoang da.
11. bản nga, ngoại ngư, ngương mộ, nghĩa hiệp, quân ngu.
Bài tập 3. Dấu hỏi hay dấu ngã cho những chữ được gạch chân?
ki năng, bất tư, bai khoá, liêm si, bị cực, si diện, phâu thuật, linh cưu, cựu
tuyền, tống tiên, thực tiên, hoả tiên, tiêu trừ, bôn tâu, ấu trị, huyên tưởng, tích trư,
hô trợ, hôn chiến, ham tài, phóng dang, bè dang, cùng quân, hưu dụng, hựụ phái, trì
hoan, cương đoạt, tuân nạn, quá vang, mê sang.
Bài tập 4. Tìm từ cùng gốc với từ đã cho điền vào chỗ trống và nêu nhận xét
vế thanh điệu của chúng.
a)... - lời
... - dầu
...- cùng
... - mồm
... - đầy
... - ngờ
... - còi
... - thẹn
... - cội
... - đậu
... - mẹo
... -tự
... - gượng
... - quậy
b)... - gẫm
... - vữa
... - hãy
... - bã
... - sẽ
... - rõi
... - rưới
... - ván
... - vốn
... - báo
c)... - tan
... - chưa
... - tua
... - quăng
... - vênh
...- mổ
... - rỏ
... - xẻ
... - bỏng
... - chổng.
Bài tập 5. Điền vào chỗ trống và nêu nhận xét về sự phân bố của các chữ
được chọn điền.
5.a) d hay gi?
...oạ nạt
hậu...uệ
vô...uyên
kiểm...uyệt
...uy trì
...uy nhất
...uyên hải
thuyết... ảng
mặt... uềnh
kí …ả
...ải thích
miễn...ảm
...ật sử
...ản lược
...ị biệt
...á trị
...ám sát
...ật sĩ
li...án
...ụng pháp
tham...a
...ạ lan
...ã vị
...ã hạc
bậc thức...ả
hoang...ã
...ạ yến
chỉ...ụ
bảo...uỡng
thể...ục
thúc...ục
bêu....iếu
...ật lạc
...ĩ chí
...ĩ vãng
...ị bản
...áo...ưỡng
kì...iệu
tinh...ản
chế...iễu
...ảo tử
chỉ...áo
...áp chiến
đùa...ỡn
...áng hạ
5.b) s hay X?
...oa tay
...oay xở
...oan
...oắn lại
tóc...oăn
...oè tay
...oen...oét
...uề xoà
chiếc...uyến
...uyên qua
rà...oát
kiểm...oát
...oạn bài
...oán đoạt
...uýt...oát
sột...oạt
sờ...oạng
bờm...ơm
bờm...ờm
bung...ung
liêu...iêu
loăn...oăn
liếng...iếng
lào...ào
lớ...ớ
lộn...ộn
...ấc lấc
léo...éo
lịch...ịch
lì...ì
...oi mói
...ích mích
méo...ẹo...
...ớ rớ
...o ro
...ó ró
cục...úc
...áng láng
lụp...ụp
ông...ư bà …ãi
dại...ứ
nguyên...oái
ông...ếp ga
cây...en
cây...im
cây...ắn
hoa...úng
hoa...ứ
cây...ồi
cây...i
cây...ấu
cây...ung
con cá...ấu
con...ên
con...ò
con …ếu
con...óc
con...áo
con...âu
con...ứa
con …ư tử
con...án
cái...ọt
cái...ong cửa
...ợi dây
..úc vải
viên...ỏi
tờ...ớ
cái...iêu sắc thuốc
cái …àng
...ương giá
...ông...uối
...ấm...ét
...óng biển
5.C) tr hay ch?
…uyền thống
dây...uyền
...ừng phạt
ước...ừng
...ù bị
…uyện kí
vẽ...uyện
...èo bẻo
...ộn rộn
...ọng dại
…iều đại
…iều...uộng
...ơ...ẽn
...ống...ải
...ần...ụi
5.d) iu hay iêu ?
h… chiến
d... hành
h... trưởng
ngân ph...
t... thụ
ch.. chỉ
quan l...
ch... đựng
l... lo
b... môi
phong cảnh h... hắt
nước chảy l... r...
đ… h… vắngvẻ
chắt ch... dành dụm
5.e) ưu hay ươu ?
Tr… tượng
b... diện
h... trí
l... lạc
s... thuế
c… hận
trường c...
tả h...
nghiên c...
chai r...
con h...
ốc b...
n... răng
con t...
kì c...
c… tổng thống
đánh nhau b... đầu mẻ trán
bảng c... chương
ng... tầm ng... mã tầm mã
Bài tập 6. Tìm lỗi chính tả có trong các trường hợp sau, chữa và cho biết sci
chữa như vậy?
a) Nguyễn thị bình Minh, Tôn nữ Nguyệt Minh, Công tằng tôn nữ Phụng Tiên,
thác Đam Bơ Ri, Các mác, Ăng Ghen, Vlađimia I Lich Lê Nin, dân tộc STiêng, dân tộc
Cao rin, dân tộc Pà thẻn, đỉnh Liang biang, sông Nậm rốn, làng Tàpình, thị xã Plây
Cu, núi bà Đen tỉnh Tây ninh, phường cầu Giấy, thôn chợ Bờ, đến Thành phố Buôn
mê Thuột.
b. trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, viện vật lí hạt nhân, trường
trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu, hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bà rịa - Vũng tàu,
hội Cựu chiến binh thành phố Vinh tỉnh Nghệ An, các nước phương tây, viện kiểm sát
nhân dân tỉnh Khánh hoà, ủy ban khoa học kĩ thuật tỉnh Bắc Kạn, hội cựu chiến binh
phường Hiệp bình chánh quận Thủ dức, đảng cộng sản Việt Nam, uỷ ban nhân dân
xã Bình Hàng tây Cao lãnh.
e) bà mẹ Việt Nam anh hùng, nhà giáo nhân dân, nghệ sĩ ưư tú, huân chương
quân giải phóng hạng nhất, huân chương chiến sĩ vẻ vang, tổng giám đốc liên hiệp
các xí nghiệp may xuất khẩu, cố tổng bí thư Nguyễn văn Linh, nguyên chủ tịch quốc
hội Nguyễn Văn An, nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trường dại học sư
phạm kĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh.

II. SỬ DỤNG Từ NGỮ


Từ là đơn vị cơ bản và trung tâm của ngôn ngữ. Khi nói, phải dùng từ đúng với
nội dung, mục đích, hoàn cảnh... giao tiếp.

1. YÊU CẦU CỦA VIỆC DÙNG TỪ


Từ là một chỉnh thể gồm hai mặt âm thanh và ý nghĩa. Ta có thể nói: kể chuyện,
nói chuyện, buôn chuyện, vẽ chuyện, lắm chuyện truyện, truyện trinh thám, truyện
ngắn, truyện mà không nói *kể truyện, *viết chuyện, *chuyện trinh thám, *nói
truyện, *vẽ truyện,… Vì từ chuyện dùng để biểu đạt nội dung “sự việc được kể lại”;
hoặc “việc, công việc nói chung” hay “việc lôi thôi rắc rối”. Còn từ truyện lại có nghĩa
chỉ “tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến của sự kiện thông qua
lời kể của nhà văn”... Mỗi hình thức ngữ âm - mỗi từ — chuyển tải một nội dung ý
nghĩa nhất định. Bởi thế, có thể nói: yêu cầu đầu tiên của việc dùng từ là phải dùng
đúng với thức ngữ âm của từ.
Trong tiếng Việt, không ít từ ngữ gồm hai thành tố như nhau nhưng trật tự
khác nhau (cấu tạo khác nhau) sẽ mang ngữ nghĩa khác biệt nhau. Chẳng hạn, so
sánh: nước nhà nhà nước, cơm nước nước cơm, xăng dầu - dầu xăng, anh chị - chị
anh, ông bà bà ồng, mong muốn muốn mong, ưu điềm - điểm ưu,... Do đó, dùng từ
phải đúng với thức cấu tạo của từ.
Khi đọc những câu như: a) Cuộc chiến tranh chống Mĩ, cứu nước của nhân dân
ta đã để lại những trang sử oanh b) Theo dự đoán của các chuyên gia khảo cổ, những
cái chum này đã có cách đây khoảng 3000 năm, ta thấy không ổn, vì người viết đã
dùng các từ chiến tranh, dự đoán chưa đúng với nghĩa. Ta đều biết chiến tranh là từ
để chỉ sự xung đột vũ trang giữa các dân tộc, các giai cấp hoặc các nước nhằm thực
hiện mục đích kinh tế, chính trị, tôn giáo... nhất định. Vì vậy, người ta thường dùng
chiến tranh xâm lược, dập tắt lò lửa chiến tranh, gây chiến tranh...Trong vd a vừa
dẫn, phải thay bằng từ có nội dung biểu thị sự “chiến đấu chống xâm lược” - từ kháng
chiến. Ở vd b từ dự đoán bị dùng sai. Vì dự đoán là từ biểu thị hành động đoán trước
tình hình, sự việc nào đó có thể xảy ra, ta thường dùng dự đoán tỉ số của trận đấu,
dự đoán giá cả thị trường trong tuần tới, dự đoán tình hình trong vài ba ngày tới. Cho
nên, ở vd b phải thay từ dự đoán bằng tính toán, từ biểu thị hoạt động thực hiện các
phép tính để biết, để cho ra kết quả cụ thể... Thành thử, khi nói hay viết, ta phải chú
ý sử dụng từ đúng với nghĩa của nó.
Nghĩa của từ quy định khả năng kết hợp của chính nó. Ta có thể nói: cỏ chết,
trâu bò chết, xi mãng chết, xe chết máy, tên cướp đã chết nhưng không thể nói: cỏ
hi sinh, trâu bò hi sinh, tên cướp đã hi sinh vì "hi sinh” là từ được dùng để chỉ cho
những cái chết của con người vì việc nghĩa. Ta cũng chỉ có thể nói: rất cao, hơi lùn,
đen quá, hơi trắng, đỏ quá mà hầu như không nói rất cao kều, hơi lùn tịt, đen sì quá,
hơi trắng lốp, đỏ lòm quá, v.v. vì cao, lùn, đen, trắng, đỏ, là những tính từ chỉ đặc
trưng, tính chất so sánh được về độ. Còn cao kều, lùn tịt, đen sì, trắng lốp, lại chỉ
những đặc trưng tính chất được người Việt tri nhận là những đặc trưng tính chất “ở
mức độ tuyệt đối” không so sánh được. Bởi vậy, không chỉ dùng từ đúng nghĩa mà
còn phải sử dụng đúng với khả năng kết hợp của từ.
Khi xuất hiện trong câu, từ không phải là những đơn vị rời rạc được sắp xếp
cạnh nhau một cách máy móc, mà ngược lại, từ được sắp xếp trong một chỉnh thể,
mỗi một từ là một bộ phận trong chỉnh thể thông nhất của câu, của đoạn; mỗi một
từ đều có sự tương hỗ làm rõ cho nhau. Chẳng hạn, tả cảnh buổi sáng lễ đạp thanh,
Nguyễn Du viết: Gần xa nô nức yến anh/ Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân/ Dập
dìu tài tử giai nhân/ Ngựa xe như nước áo quần như nêm/ Ngổn ngang gò đống kéo
lên/ Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay. Chỉ sáu câu thơ nhưng một loạt từ láy bộ
phận và từ ghép có bộ phận ngữ âm giống nhau: nô nức, yến anh, sắm sửa, dập dìu,
ngổn ngang cùng xuất hiện. Yếu tố ngữ âm của chúng đã góp phần cộng huởng cho
cái không khí náo nức, vui tươi của buổi sáng mở đầu lễ hội. Còn tả cảnh buổi chiều,
Nguyễn Du lại sử dụng những từ láy hoàn toàn, chúng góp phần gợi rõ thêm cái
không khí chiều tàn, hội tàn: Tà tà bóng ngả về tây/ Chị em thơ thẩn dan tay ra về/
Bước dần neo ngọn tiểu khê/ Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh/ Nao nao dòng
nước uốn quanh/ Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang... Bởi vậy, một yêu cầu nữa
của việc dùng từ là phải dùng từ ngữ đúng với hệ thống của nó, đúng với câu văn,
đúng với mạch diễn đạt.
Mỗi phong cách chức năng ngôn ngữ (khoa học, hành chính, báo:hi. chính luận,
văn chương) đều có những đặc điểm riêng về việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ.
Có thể nêu những đặc điểm chính về từ ngữ trong mỗi loại hình phong cách chức
năng ngôn ngữ như sau:
Văn bản khoa học: Thuật ngữ khoa học xuất hiện với tần số cao. Từ ngữ mang
tính trừu tượng, đơn nghĩa, chính xác, trung hoà về sắc thái biểu cảm; không sử dụng
các từ ngữ biểu thị tình thái chủ quan (ôi, chao, hỡi, à, ư, nhỉ...), không dùng từ địa
phương, từ khẩu ngữ, không sử dụng các biện pháp tu từ (nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ,
cường điệu...).
Văn bản hành chính - công vụ thường sử dụng từ ngữ ngắn gọn, dùng lớp từ
ngữ hành chính, mang tính trang trọng, khách quan, khuôn sáo hành chính, từ ngữ
đơn nghĩa; không sử dụng các từ ngữ biểu thị tình thái chủ quan, từ ngữ địa phương,
từ khẩu ngữ, không dùng các biện pháp tu từ.
Văn bản bảo chí: Thường sử dụng từ ngữ có tính đại chúng, sử dụng những kết
hợp từ ngữ mới lạ để thu hút sự chú ý của độc giả.
Văn bản chính luận: Thường sử dụng lớp từ ngữ biểu thị các khái niệm chính
trị xã hội,... từ ngữ mang màu sắc trang trọng, khách quan, có tính thuyết phục cao;
có sử dụng biện pháp tu từ (như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh tu từ).
Văn bản văn chương nghệ thuật Sử dụng mọi biến thể của từ ngữ, khai thác
tối đa tính đa nghĩa của từ và các biện pháp tu từ...
Do đó, trong văn bản hành chính không thể sử dụng từ ngữ như từ ngữ trong
văn bản văn chương, hoặc từ ngữ trong văn bản khoa học không thể như từ ngữ
trong báo chí... Nói, viết phải dùng từ ngữ đúng với phong cách chức năng ngôn ngữ
của ngôn bản.
Những cách diễn đạt như *trẻ em chưa thành niên, *những đồng chí, *xấp xỉ
gần, *tốiưu nhất, *tối tân nhất, *tái tạo lại, *độ khoảng chừng, *cháu bị số phận hắt
hủi cô ạ,… làm cho câu văn nặng nề hoặc sáo rỗng. Bởi vậy, khi nói, viết một hiện
tượng cần tránh nữa là dùng lặp từ, thừa từ, dùng từ sáo, công thức.

2. MỘT SỐ THAO TÁC DÙNG TỪ VÀ RÈN LUYỆN VỀ TỪ


Khi viết, trước hết cần xác định nội dung rõ ràng để lựa chọn từ ngữ đáp ứng
đúng nội dung, và mức cao hơn: lựa chọn từ phù hợp nhất trong số những từ đồng
nghĩa, gần nghĩa; lựa chọn từ vừa phù hợp trong quan hệ kết hợp với những từ xung
quanh, vừa diễn tả chính xác nội dung cần biểu đạt, vừa mang sắc thái tinh tế và đáp
ứng các yêu cầu khác của việc dùng từ. Chẳng hạn, trong Di chúc, Bác Hồ viết: Năm
nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người nay hiếm"
Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và
các vị cách mạng đàn anh khác. Bác đã thay từ hạng bằng từ lớp, thay từ phải bằng
từ sẽ. Việc thay thế này giúp Bác thể hiện đúng với phong cách của Bác: cẩn trọng,
luôn luôn làm chủ tình thế một cách giản dị. Hoặc khi miêu tả: Tháng tư. Mưa rào ào
Tiểu đoàn chúng tôi đang hành quân qua cánh rừng ken dày nứa, lồ ô, luồng. Vắt
búng mình tanh tách trên tán lá rừng, vắt nhua nhúa dưới chân người viết đã chọn
vắt búng mình mà không chọn vắt nhảy/ tuôn/ trào/ bò/ chạy...;chọn vắt búng
mình tanh tách mà không chọn rào rào/ lách cách/ lắc rắc/ rí rách...;chọn vắt nhua
nhúa dưới chân mà không chọn vắt tua tủa/nhớp nhúa/ nhầy nhụa/ nhem nhuốc/ bu
dầy dưới chân. Bởi vì các từ, các kết hợp vắt búng minh tanh tách, vắt nhua nhúa
dưới chân đã giúp người viết miêu tả sinh động, cụ thể và rất đúng hình anh của
những con vắt nhỏ, mềm, tuôn ra sau mỗi trận mưa trong rừng nứa, miêu tả đúng
và gợi đúng hình ảnh những con vắt vươn iài, mềm, bẩn, nhầy, bám theo chân người
đi...
Sự lựa chọn từ ngữ cũng có thể nhằm phục vụ cho nhu cầu phân biệt các mức
độ ý nghĩa khác nhau. Vd: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn
thân của nhằn dân Việt Nam. Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cầy lá khác nhau. Cây
nào cũng đẹp, cây nào cũng quỷ, -hưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng
Nai, nứa Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng đâu đâu ta cũng có
tre nứa làm bạn. Các từ thân, thân thuộc, thân đều có nghĩa chỉ:uan hệ gần gũi, gắn
bó mật thiết. Nhưng mỗi một từ lại mang -'-hững sắc thái ngữ nghĩa riêng. Để chỉ
quan hệ gắn bó nói chung, ta iùng từ thân. Để chỉ quan hệ thân thiết, gắn bó, gần
gũi, ta dùng thân luộc. Còn thân mật lại được dùng khi muốn biểu đạt nội dung “tình
cảm chân thành gắn bó với nhau”... Mỗi một mức độ, một sắc thái của thân, thân
thuộc, thân mật đều được Thép Mới lựa chọn sử dụng một cách hài hoà, hệ thống,
tạo nên sức cộng hưởng giữa chúng. Có rhể nói, Thép Mới đã chọn dùng ba từ này
một cách đắc địa...
Cũng không ít khi việc lựa chọn sử dụng từ ngữ được nhằm mục kch mang lại
nhạc tính cho đoạn văn. Chẳng hạn, những dấu ngắt câu chệch chuẩn thông thường
trong câu văn: cối xay tre, nặng nề quay, từ ngàn đời nay, xay nắm thóc... đã gợi
hình ảnh và cả nhịp điệu của vòng quay chậm chạp của chiếc cối xay tre. Hoặc nhịp
điệu cùng khuôn vần đã làm cho đoạn văn của Thép Mới nhịp nhàng, cân đối như một
đoạn thơ ngân vang trong lòng người đọc: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh,
giữ đồng lúa.[…] Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng lên Thành đồng
Tổ quốc và sông Hồng bất khuất có cái chông tre...
Khi viết, người viết không chỉ lựa chọn đúng từ ngữ mà còn cần kiểm tra lại bài
viết. Đây là thao tác cuối cùng của việc lựa chọn sử dụng từ ngữ nói riêng và soạn
thảo văn bản nói chung. Thao tác này giúp người viết phát hiện sửa chữa lỗi. Việc
kiểm tra cần xem xét các phương diện của yêu cầu về sử dụng từ ngữ để có những
sửa chữa, điều chỉnh kịp thời.
Nhận xét, phân tích, đánh giá từ ngữ cũng có thể xem là một nội dung của việc
rèn luyện về từ ngữ.
Căn cứ vào yêu cầu của việc dùng từ để nhận xét, đánh giá: từ ngữ được dùng
đúng hay không với nội dung, phong cách văn bản,...
Đối với những từ mới được tạo ra hoặc từ cũ nhưng được dùng theo nghĩa mới,
theo cách kết hợp mới, thì việc đánh giá nhận xét cần tiến hành theo tính hệ thống,
theo mối quan hệ với những từ vốn có, hoặc theo mối quan hệ với những nghĩa vốn
có của từ. Chẳng hạn, với câu thơ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/ Chưa ngủ lo
nỗi nước nhà, người phân tích không chỉ chú ý hình ảnh cảnh khuya như vẽ mà hơn
thế, cần chú ý kết hợp nỗi nước nhà một kết hợp độc đáo. Thông thường đứng sau
nỗi là động từ chỉ trạng thái nỗi nhớ, nỗi đau, nỗi buồn..., nhưng trong câu thơ của
Bác sau nỗi lại là một danh từ tổng hợp: nước nhà. Cách kết hợp này đã gợi tả rất
đúng hình ảnh Bác: một người luôn lo nghĩ tới vận mệnh dân tộc, nước nhà; vận
mệnh dân tộc đã trở thành nỗi niềm thường trực canh cánh, trong tâm trí Bác.
Bài tập 1. Chọn từ thích hợp nhất với định nghĩa đã cho.
1. Nơi đáy lòng chứa đựng những tình cảm sâu kín nhất.
a) tâm thức
b) tâm tư
c) tâm can
d) tâm khảm
2. Chính thức nhận chức vụ.
a) nhận nhiệm vụ
b) nhận nhiệm sở
c) nhậm chức
d) nhận chức
3. Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn.
a) láu táu
b) liến láu
c) liến thoắng
d) lau nhau
4. Làm đi làm lại nhiều lần theo nội dung đã học cho thành thạo
a) rèn luyện
b) luyện rèn
c) luyện tập
d) tập tành
5. Có hiệu lực, hiệu quả.
a) hiệu quả
b) thành quả
c) hữu hiệu
d) hữu ích
6. Đi đến một kết luận dứt khoát, không còn phải bàn cãi nữa.
a) ngã ngũ
b) thống nhất
c) đồng tình
d) đồng ý
7. Điểm quan trọng nhất.
a) ưu điểm
b) yếu điểm
c) điểm mạnh
d) điểm tối uu
8. Có tư tưởng chán dời.
a) yếm thế
b) chán chường
c) buồn nản
d) nản lòng
9. Hợp nhiều cái khác nhau lại mà thành.
a) tổ thành
b) tổ hợp
c) tổ khúc
d) tổ chức
10. Ngại ngùng, không mạnh dạn bộc lộ hết tâm tư, tình cảm.
a) e thẹn
b) e lệ
c) e ấp
d) e sợ
12. Cái chủ yếu, quan trọng nhất đòi hỏi phải tập trung chú ý.
a) trọng điểm
b) trọng tâm
c) trọng yếu
d) trung tâm
13. Có độ chính xác hết ; sức cao, đến từng chi tiết nhỏ.
a) tinh xảo
b) tinh xác
c) tinh tế
d) tinh tuý
14. ở mức trung bình không có gì đáng chú ý
a) bình thường
b) tầm thường
c) trung bình
d) thường
15. Chậm chạp, tỉ mỉ, như không còn ý thức về thời gian.
a) tần ngần
b) tần mần
c) tẩn mẩn
d) tỉ mỉ
16. Bẩn đến mức đáng ghê tỏm.
a) dơ bẩn
b) nhơ nhuốc
c) nhơ nhớp
d) nhơ bẩn
17. Dựa vào sự giúp đỡ, làm phiền đến người khác.
a) nhờ vả
b) nhờ cậy
c) cậy nhờ
d) nhờ
18. Vẻ ngoài, thường là trên mặt, biểu hiện sức mạnh của con người.
a) vẻ mặt
b) khí sắc
c) sắc mặt
d) diện mạo
19. Có tình cảm nồng nàn, sâu sắc mà bền lâu chứ không mờ nhạt thoáng qua.
a) sâu nặng
b) bền bỉ
c) dậm đà
d) thắm thiết
20. Nơi làm chỗ dựa cho những hoạt động nào đó.
a) chỗ dựa
b) chỗ tựa
c) nơi nương tựa
d) điểm tựa
21. Có dầy đủ những biểu hiện tư cách để được coi trọng.
a) dàng hoàng
b) đĩnh dạc
c) tự tin
d) bản lĩnh
22. Trình bày và giải thích, thuyết minh.
a) giải bày
b) giải trình
c) giải thích
d) giảng giải
23.H-iếm có, hiếm thấy.
a) hãn hữu
b) rất ít
c) hiếm hoi
d) hi hữu
24. Tỏ thái độ hờn, giận một cách nhẹ nhàng, làm ra vẻ như không có chuyện
gì.
a) hờn mát
b) hờn giận
c) giận dỗi
d) hờn dỗi
25. Có khả năng tiếp tục việc đã định một cách bền bỉ không nản lòng, mặc dù
thời gian kéo dài, kết quả chưa thấy.
a) kiên trì
b) kiên nhẫn
c) kiên tâm
d) kiên dịnh
26. Làm việc biết rõ là có thể phải hi sinh đến tính mạng.
a) liều mạng
b) liều lĩnh
c) liều
d) liều mình
27. Tỏ ra tự đắc, coi thường mọi người bằng những thái dộ, cử chỉ gây cảm giác
khó chịu,
a) ngông nghênh
b) ngông cuồng
c) ngang ngược
d) ngỗ ngược
28. Toàn bộ nói chung những dự kiến hoạt động theo một trình tự nhất định,
a) kế hoạch
b) dự trù
c) chương trình
d) quy trình
29. Toàn bộ vật chất có được bao gồm nhà cửa, đất đai và các tài sản khác.
a) cơ ngơi
b) cơ nghiệp
c) tài sản
d) của cải
30. Sức mạnh tinh thần được biểu hiện cụ thể bằng hành động.
a) khí khái
b) dũng cảm
c) khí phách
d) gan dạ
31. Nguy hiểm đến mức khó thoát khỏi tai vạ
a) nguy nan
b) hiểm nguy
c) hiểm nghèo
d) hiểm hóc
32. Tình trạng không có chiến tranh.
a) thanh bình
b) hoà bình
c) đình chiến
d) hoà hợp
33. Phô bày khoe khoang cái vẻ bề ngoài.
a) khoe mẽ
b) khoe khoang
c) khoác lác
d) hay khoe
34. Lo thực hiện công việc với tinh thần trách nhiệm cao.
a) lo liệu
b) lo nghĩ
c) lo lắng
d) lo toan
35. Coi trọng và không dám trái ý.
a) nể trọng
b) nể nang
c) kính trọng
d) nể sợ
36. (Mắt) bị mù hoặc nhìn không rõ, nhưng trông bề ngoài vẫn như bình thường.
a) mù
b) đui
c) loà
d) thong manh
37. Cố hết sức để sao cho dược hơn người, tỏ ra khó chịu khi người ta có phần
hơn
a) ganh tị
b) ganh dua
c) ganh ghét
d) ganh
38. So tính thiệt hơn giữa mình và người, và khó chịu khi thấy người ta hơn
mình.
a) ghen ghét
b) ganh đua
c) kèn cựa
d) ganh tị
39. Nghi ngờ, không tin nhau nên tránh quan hệ với nhau.
a) tị hiềm
b) hiềm khích
c) kèn cựa
d) nhỏ nhen
40. Nhận thức rõ một sự thật, một chân lí nào đó.
a) nhận mặt
b) nhận chân
c) nhận dạng
d) nhận diện
41. Nhìn hình dáng đặc điểm bên ngoài nhận ra sự vật nào đó.
a) nhận mặt
b) nhận chân
c) nhận dạng
d) nhận diện
42. Đưa sinh vật từ ngước ngoài vào nội địa.
a) nhập cảng
b) nhập cảnh
c) nhập khẩu
d) nhập nội
43. Định trước một giới hạn, một chừng mực.
a) quy dịnh
b) hạn dinh
c) giới hạn
d) phạm vi
44. Có phạm vi, mức độ bị hạn chế, không đủ để đáp ứng yêu cầu.
a) hạn ngạch
b) hạn chế
c) chật hẹp
d) hạn hẹp
45. Kiêu ngạo một cách lộ liễu, khiến người ta khó chịu.
a) kiêu hãnh
b) ngược ngạo
c) tự kiêu
d) kiêu căng
46. Làm ra vẻ hơn người, trở thành có vẻ khác người một cách giả tạo.
a) kiêu hãnh
b) kiêu kì
c) cao đạo
d) dạo mạo
47. Có khả năng giữ vững ý chí, tinh thần, không khuất phục trước khó khăn
nguy hiểm.
a) gan dạ
b) dũng cảm
c) anh dũng
d) kiên cường
48. Giữ vững ý định, ý chí, không dao động dù gặp khó khăn, trô ngại.
a) kiên tâm
b) kiên gan
c) kiên dịnh
d) kiên nhẫn
49. Giữ vững không thay dổi ý định, ý chí để làm một việc gì đó đến cùng, dù
gặp khó khăn, trở ngại.
a) kiên tâm
b) kiên nghị
c) kiên quyết
d) kiên trì
50. Tỏ ra không có chút tình cảm trong quan hệ dối xử.
a) lạnh
b) lãnh đạm
c) lạnh tanh
d) lạnh lẽo
51. Không có biểu hiện tình cảm, tỏ ra không muốn quan tâm đến.
a) lạnh lẽo
b) lãnh đạm
c) lạnh nhạt
d) nhạt nhẽo
Bài tập 2. Hãy đọc các đoạn văn được trích từ sách giáo khoa, báo chí và tác
phẩm của Nguyễn Tuân, Nguyễn Xuân Yêm, Hồ Mạnh Hùng, dưới đây nhận xét về
cách dùng từ ngữ trong mỗi đoạn văn và cho biết đoạn văn đó thuộc loại văn bản
nào
a) Sông Đà dài 910 km từ Vân Nam vào nước ta theo hướng tây bắc - đông
nam gần song song với sông Hồng. Đoạn chảy qua địa phận nước ta dài trên 500 km.
Qua Lai Châu dòng sông chảy trong một thung lũng sâu giữa khối cao nguyên đá vôi
vùng Tây Bắc: nên lắm thác, ghềnh và đi qua những hẻm hùng vĩ. Đến Hoà Bình,
gặp núi Ba Vì, sông quặt lên phía bắc rồi đổ vào sông Hồng ở Thái Bình.
a) Sông Đà khai sinh ỏ huyện Cảnh Đông tỉnh Vân Nam, lấy tên là Ly Tiên mà
đi qua một vùng núi ác, rồi đến nửa đường thì xin nhập quốc tịch Việt Nam, trưởng
thành mãi lên và đến ngã ba Trung Hà thì chan hoà vào sông Hồng. Từ biên giới
Trung - Việt tới ngã ba Trung Hà là 500 cây số lượn rồng rắn, và tính toàn thân sông
Đà thì chiều dài là 883 nghìn thước mét.
b) Giao thông vận tải là một ngành sản xuất dộc đáo: nó không làm ra sản
phẩm mới như công nghiệp hay nông nghiệp. Sản phẩm của ngành giao thông vận
tải chính là sự vận chuyển người và hàng hoá. Vì thế để đánh giá hoạt động của
ngành này, người ta dùng chỉ tiêu: khối lượng vận chuyển (tức số hành khách và số
tấn hàng hoá được vận chuyển (tính bằng người/km và tấn/km).
b’) Giao thông là bộ mặt của thủ đô. Vì vậy, những năm gần đây, thành phố đã
đầu tư để xây dựng các tuyến đường mới: Đại Cồ Việt, Giải Phóng, Trung Tự... Năm
1992, trung ương và thành phố dã và dang dầu tư xây dựng đường cao tốc bắc cầu
Thăng Long, sân bay Nội Bài, cải tạo khu đường quanh hồ Hoàn Kiếm... Lực lượng
cảnh sát giao thông: thành phố đã tiến hành kẻ dường, biển báo trên các tuyến đường
chính, lắp đặt trên dọc tuyến Tràng Tiền - Điện Biên Phủ - Nguyễn Thái Học, V.V..
c) Năm tháng sẽ trôi qua, những thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp
kháng chiến chống Mĩ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một
trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ
nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một
chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có
tính chất thời đại sâu sắc.
c’) Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là
một trong những trang chói lọi nhất của lịch sử dân tộc và là một sự kiện có tầm
quan trọng quốc tế to lớn và có tính chất thời đại sâu sắc.
Bài tập 3. Phân tích giá trị của các từ ngữ được đậm trong các câu sau (trích từ
“Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh)
a) Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
b) Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân
tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công
nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.
c) Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại
biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp, xoá
bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền
của Pháp trên đất nước Việt Nam.
Bài tập 4. Những kết hợp nào đúng? Những kết hợp nào sai? Tại sao
1. a) sửa chửa xe máy
b) sửa chữa xe máy
c) sữa chữa xe máy
2. a) công nhân lãn công
b) công nhân lãng công
c) họ rất lãng công
3. a) đã tiên liệu trước rồi
b) đã tiên liệu rồi
c) đã tiền định rồi
4. a) rất bàn quang
b) rất bàng quan
c) rất bàng quang
5. a) gia cảnh thanh bạch
b) gia cảnh thanh bần
c) gia cảnh thanh sạch
6. a) bài được tái đăng
b) bài được tái bản
c) họ đã tái đăng
7. a) ông ấy vừa tái giá
b) tái thiết ngôi nhà
c) trường dã tái giảng
8. a) nó sáo mép lắm
b) sao lục sách vở
c) tuyển kiểm soát viên
9. a) nghe phong phanh
b) nghe mong manh
c) nghe phong thanh
10. a) tương lai xán lạn
b) tương lai sáng lạng
c) tương lai sán lạn
11. a)chỉ hứa hảo mà thôi
b) người hảo ngọt
c) xâm nhập thực tế
12. a) tuyệt đại đa phần
b) tuyệt đại bộ phận
c) chiếm đại bộ phận
13. a)hiện dại nhất
b) tối tân nhất
c) tối ưu nhất
14. a) thưa các quý vị
b) thưa quý vị
c) trẻ chưa vị thành niên
15. a)trẻ chưa vị thành niên
b) vị hôn phu chưa cưới
c) vị hôn thê của anh
16. a) dành cho tuổi thơ
b) giành tặng em
c) dành thắng lợi to lớn
17. a) che dấu khuyết điểm
b) những giấu vết còn lại
c) khắc dấu mạn thuyền
18. a) bản chữ cái
b) bảng chữ cái
c) bản cân đối thu chi
19. a)bản cửu chương
b) trương bản hiệu
c) bảng tổng sắp các dội
20. a) bản tuần hoàn
b) bảng số bình phương
c) bản thống kê

3. CHỮA CÁC LỖI THÔNG THƯỜNG VỀ DÙNG TỪ


3.1. Dùng từ không đúng hình thức ngữ âm
Loại lỗi dùng không đúng hình thức âm thanh của từ thường gặp: những trường
hợp từ có hình thức ngữ âm tương tự nhau (x, vd a, b: hoặc ở những trường hợp một
âm nhưng có nhiều cách viết (x. vd d, e). Chẳng hạn, xét các vd:
a) Hiến máu để chuyền máu cứu người một việc làm nhân đạo.
b) Họ đã đi xâm nhập thực tế từ tháng trước.
c) Anh ấy vừa được đề đạt làm trưởng phòng.
d) Anh vừa mua món quà này để giành tặng em.
e) Che dấu khuyết điểm cho bạn không phải là việc làm đúng.
Ta thấy ở vd a, người viết nhầm lẫn giữa từ chuyền, từ chỉ hoạt động di chuyển
vật từng quãng ngắn, với từ truyền từ chỉ hoạt động đưa chất lỏng vào cơ thể người.
Ở vd b, nhầm xâm nhập, từ chỉ hành động “đi vào một cách trái phép” với thâm
nhập, từ chỉ hoạt động “đi sâu hoà mình vào hoạt động trong một môi trường nào
đó”. Còn ở vd c, người viết đã nhầm đề đạt, từ chỉ hành động trình ý kiến, nguyện
vọng của cấp dưới cấp trên có thẩm quyền giải quyết, với đề bạt, từ chì hoạt động
cử giữ chức vụ cao hơn.
Trong dẫn chứng vd d và vd e, người viết đã không nắm được sự tương ứng
giữa hình thức chữ và ý nghĩa của từ nên dẫn đến phạm lỗi dùng sai hình thức ngữ
âm của từ. Để chỉ hành động “để riêng cho ai hoặc cho việc gì”, phải dùng hình thức
dành. Còn hình thức giành lại biểu thị hành động “cố dùng sức lực để lấy về được cho
mình, không để cho người khác, đối tượng khác chiếm lấy hoặc tiếp tục chiếm lấy”.
Vì vậy phải thay từ - chữ giành ở vd d thành từ - chữ dành. Tương tự, từ - chữ dấu
là hình thức của từ có nghĩa chỉ “cái còn lưu lại của sự vật, sự việc đã qua, qua đó có
thể nhận ra là có sự vật, sự việc ấy”; trong khi nội dung của câu vd e lại chỉ hành
động “giữ kín không muốn cho người ta biết”; vì vậy phải thay từ — chữ dấu bằng từ
— chữ giấu.
- Dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp của từ
Ta dều biết, nghĩa của từ quy định khả năng kết hợp của nó. Những kết hợp
như: *rất cao kều, *hơi lùn tịt, đa phần, *khuyết nhược điểm, *thế chất nhân tạo,...
đều không đúng. Loại lỗi này không hiếm. Chẳng hạn, xét các ví dụ:
a) Đa phần công nhân và những người lao động chân chính đều rất nghèo.
b) Những khuyết nhược điểm cần sửa chữa là
c) Mọi người đều ca thán quá nhiều về lề làm của cán bộ phường và nạn tham
nhũng hiện nay.
Ta thấy:
Trong vd a, da phần là một kết hợp sai. Vì đa là một yếu tố Hán Việt, phần là
một yếu tố thuần Việt. Chỉ có thể nói đa đa ngôn, phần đông, phần nhiều, phần lớn
mà không thể dùng đa phần. Hoặc chỉ có thể dùng rất cao, hơi cao mà không dùng
*rất cao kều, *hơi lùn Vì cao kều, lùn tịt biểu thị ý nghĩa tuyệt đối nên không có khả
năng kết hợp với phụ từ chỉ mức độ.
Ở vd b, khuyết nhược điểm là một kết hợp không đúng. Những kết họp như sửa
chữa nhược điểm, khắc phục khuyết điểm là những kết hợp sai. Vì khuyết điểm là
điểm thiếu sót (khuyết), sai phạm, lầm lỡ; còn nhược điểm là điểm yếu kém (nhược).
Vì vậy, chỉ có thể nói sửa chữa khuyết điểm, khắc phục nhược điểm, những khuyết
điểm cần sửa chữa.
Còn ở vd c, ca thán là kết họp không đúng; vì ca là yếu tố thuần Việt, thán là
yếu tố Hán Việt, không thể dùng ca trong kêu ca kết hợp với thán để chỉ sự “than thở
và trách móc, lên án”. Trong trường hợp này phải dùng ta thán, ta có nghĩa là tiếng
than, thán có nghĩa là than thở, ta thán có nghĩa là than phiền, chê trách...
3.3. Dùng từ không đúng nghĩa
Loại lỗi này thường gặp ở những nhóm từ chỉ khác nhau ở một nét nghĩa nào
đó, người viết không nắm được sự khác biệt ấy nên dẫn đến sai sót. Vd:
a) Bác vừa dự lễ truy điệu bà cụ làng bên, ông trưởng họ đọc điếu văn rất cảm
động, cháu ạ.
b) Sau khi vợ mất được sáu năm, ông tái giá với một nữ đồng nghiệp.
c) Kính viếng hương hồn ông Trần Văn X.
d) Vị đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Vương quốc Bỉ đã tiếp kiến Thủ tướng
Chính phủ nước ta và trình quốc thư.
Ở vd a dùng sai từ truy điệu và từ diếu văn. Lễ truy điệu, đọc điếu văn là những
cụm từ chỉ dùng cho những người có công đức lớn với đất nước, với dân tộc. Còn với
mọi người chỉ là lễ viếng, lễ an táng và vĩnh biệt.
Ở vd b, c, người viết đã dùng sai từ hương hồn — những từ này chỉ dùng cho
nữ giới, với nam giới phải dùng tục huyền, linh hồn.
Trong vd d, do không phân biệt được yết kiến vứi tiếp kiến nên người viết đã
dùng sai nghĩa của từ một cách “hồn nhiên”. Cả hai từ tiếp kiến và yết kiến đều là từ
có nghĩa chỉ sự gặp mặt và tiếp chuyện. Tuy nhiên, sự khác nhau quan trọng giữa
chúng là: yết kiến dùng trong trường hợp người bậc dưới gặp người bậc trên với tư
cách là khách, còn tiếp kiến lại dùng trong trường hợp ngược lại. Vì vậy, chỉ dùng:
Vua cho vào yết kiến, một vị khách nước ngoài xin vào yết kiến Chủ tịch nước, Thủ
tướng tiếp kiến đại Chủ nước tiếp kiến các nhà báo nước ngoài,...
3.4. Dùng từ không hệ thống
Từ ngữ trong câu, trong văn bản đều có mối quan hệ trong một hệ thống nhất
định, chệch khỏi hệ thống, nhiều khi dẫn đến phạm lỗi. Chẳng hạn:
a) Lui tới siêu thị cống Quỳnh có đủ các tầng lớp bộ, giáo viên, học sinh,sinh
viên, tiểu thương, quân nhân, công an, thanh thiếu niên, thiếu nữ và những người
lớn tuổi.
b) Họ thường xuyên đến thư viện để đọc loại sách báo, tạp chí, hình ảnh.
Trong mạch liệt kê theo chức danh cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên, tiểu
thương, quần nhân, công an ở dẫn chứng a, mạch liệt kê vừa theo lứa tuổi vừa theo
giới thanh thiếu niên, phụ nữ, hưu trí đã trở nên “gãy khúc”, lạc lõng vì đã mất tính
hệ thống. Ở dẫn chứng b, tình hình cũng tương tự, có thể “đọc” hoặc “xem” sách báo,
tạp chí nhưng hình ảnh thì chỉ có thể “xem” mà không thể “đọc”.
Trường hợp nêu sau đây cũng có thể xem là một biểu hiện của ứưng từ ngữ
không đúng hệ thống. Vì vậy, nó đã gây ra những hậu quả ngoài mong đợi của người
viết:
Trong khi chờ đợi sự chấp thuận, tôi xin thành thật cảm ơn Ban Giám iThòng
Tổ chức cán bộ.
Khi viết vào cuối lá đơn lời cảm ơn trên, chắc chắn người viết không có ý nói
rằng “chỉ trong khi chờ đợi sự chấp thuận” mới “cảm ơn”. Nhưng hệ thống câu chữ
được sử dụng đã mang lại cái hàm ý mà người viết không hề nghĩ tới kia.
3.5. Dùng từ không phù hợp với phong cách
Mỗi hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp... đòi hỏi sử
dụng từ ngữ khác nhau. Những câu như:
a) Họ đã tìm chất thay thế máu khi phải mổ [...].
b) Chúng tôi xin phiền các anh ở sở giải quyết cho ngay vấn đề nói trên. đã
dùng sai các từ ngữ: mổ xẻ, xin phiền, các anh ở sở, cho ngay vấn đề nói trên là
những từ ngữ khẩu ngữ chỉ dùng trong nói năng thường ngày; văn bản khoa học,
văn bản hành chính không sử dụng từ khẩu ngữ; phải thay mổ xẻ bằng phẫu thuật,
xin phiền bằng đề nghị, các anh ở Sở, giải quyết cho ngay vấn đề nói trên bằng Lãnh
đạo sở và các phòng ban chức năng, sớm giải quyết vấn đề đã trình bày...
Hoặc khi đọc đoạn văn sau, người đọc khó có thể đồng cảm với nhân vật và
nhà văn. Vì đoạn văn miêu tả về cuộc trò chuyện tâm tình giữa hai nhân vật có quan
hệ thân thuộc, gần gũi nhưng lại dùng quá nhiều từ ngữ khuôn sáo, bóng bẩy không
phù hợp vổi phong cách ngôn ngữ hội thoại.
Trước lúc đi ngủ, San tâm sự với tôi
Cháu bị số phận hắt hủi. Giờ thì cả cha và mẹ cháu đều không còn. Cuộc sống
cháu chẳng còn ý nghĩa gì nữa.
Tôi chưa biết an ủi thế nào, cậu ta tiếp
Có lẽ cháu sẽ chạy sang Đức, Pháp hay Canada. Ở mảnh đất nhốn nháo này
cháu chẳng còn gì duyên nợ.
Nhưng cháu còn người bà - cuối cùng tôi cất khuyên người bà ngoại khổ đau
và bất hạnh.
(Nguyễn Minh Thuyết - Nguyễn Văn Hiệp, Tiếng Việt thực hànli,
NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1997,)
3.6. Dùng thừa từ, lặp từ
Trong thực tế nói, viết, việc lặp lại từ ngữ để liên kết, để nhấn mạnh là hiện
tượng không hiếm. Vd: “Đần Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước
đền, những cây hải đường đâm bông đỏ những cánh bướm nhiều màu sắc rập rờn
bay lượn như đang múa quạt xoè hoa. Trong đền, dòng chữ vàng "Nam quốc sơn hà"
uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.” (Theo Đoàn Minh Tuấn, Núi sông
hùng vĩ, NXB Thanh niên, 2004); “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công,
thành công, đại thành công.” (Hồ Chí Minh); “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà
tranh, giữ đồng lúa chính.” (Thép Mới, Cây tre Việt Nam NXB Chính trị Quốc gia,
2001). Tuy nhiên, không phải mọi sự lặp lại lều đúng. Vd:
a) Xấp xỉ gần một nghìn dân thì có một di tích.
b) Các nhà khoa học đã tái tạo lại sự biến đổi gien trong phòng thí nghiệm.
c) Trong công cuộc xây dựng kiến thiết nước nhà, ngành xây dựng giữ một vai
trò hết sức quan trọng.
Các ví dụ vừa dẫn đã phạm lỗi diễn đạt do dùng thừa từ, lặp từ xấp xỉ gần, tái
tạo lại, xây dựng kiến thiết. Chữa loại lỗi này không khó, ta chỉ cần lược bỏ yếu tố bị
lặp.
Tóm lại, cũng như việc lựa chọn từ ngữ để sử dụng và việc phân -: h, nhận xét,
đánh giá từ ngữ, việc chữa lỗi dùng từ cũng phải đặt: ng ngữ cảnh. Không thể chữa
lỗi nếu ta tách rời khỏi ngữ cảnh mà: - được dùng.
Bài tập 1. Những kết hợp nào sau đây không ổn? Vì sao
trình độ văn hoá: 12/12
thành tích khiêm tốn
tệ nạn tham nhũng
chống đỡ sóng gió
thân nhân của bị cáo
kiểm kê giấy tờ
nhân thân của bị cáo
tham nghị việc nước
vấn nạn thuốc lắc
tàng tường trình trước quốc hội
ủng hộ phong trào đấu tranh
đột phá vào tệ nạn tham nhũng
tệ nạn trẻ em lang thang cơ nhỡ
hiện tượng đồng tính luyến ái
tuộc hội ngộ giữa hai chi đoàn
ước những điều toàn thiện
nghề nghiệp: giáo viên
tuổi đời khiêm tốn
vấn nạn cơm tù
kiểm định đá quý
thời gian phân chia
tính nết khiêm tốn
giúp đỡ nhau khi hoạn nạn
môi trường đồng tính
kỉ luật nghiêm nhặt
các kiểm soát viên kiến tạo nền hoà bình
tham vấn cho chính phủ
trạm kiếm soát giao thông
phân chia thời gian
một kiểu kiến trúc pha tạp
chiếm 50% thị phần
tham kiến cho chính phủ
kiến lập quan hệ ngoại giao
giúp đỡ nhau trong cơn vận hạn
tham bác kiến thức đông tây, kim cổ
ủng hộ đồng bào bị thiên tai
trả lời tham vấn của các nhà báo
chống chọi với một đối thủ lợi hại
câu văn được gọt giũa một cách kì khu
được bầu lại sau khi mãn nhiệm
khoáng sản tiềm ẩn trong lòng đất
cang thống kê kết quả điều tra
giáo sinh chỉ được kiến giảng chưa được đứng lớp giảng dạy
nhà hoạ sĩ lão thành tuổi vừa gần xấp xỉ ngũ tuần
Bài tập 2. Chọn từ thích hợp nhất với định nghĩa đã cho.
1. Có yêu cầu rất chặt chẽ, không thể dễ dàng tha thứ hoặc bỏ qua một sai sót
nào.
a) nghiêm khắc
b) nghiêm ngặt
c) nghiêm minh
d) nghiêm chỉnh
2. Tỉ mỉ mất nhiều công sức.
a) cẩn thận
b) kĩ lưỡng
c) kì khu
d) kĩ càng
3. Quan trọng nhất và không thể thiếu được.
a) trọng yếu
b) cơ yếu
c) cốt yếu
d) chủ yếu
4. Cùng góp sức làm chung một công việc nhưng có thể không cùng chung một
trách nhiệm.
a) tác hợp
b) hợp tác
c) cộng sự
d) cộng tác
5. Đặc biệt kính trọng do đánh giá rất cao.
a) tôn kính
b) khâm phục
c) tôn trọng
d) coi trọng
6. Cách thức sắp xếp tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện.

a) cơ chế
b) cơ cấu
c) phương thức
d) biện pháp
7. Người điều khiển một hội nghị quan trọng là:
a) chủ tịch
b) chủ toạ
c) chủ trì
d) chủ hội
8. Tỏ ra cỏ lễ độ, lịch sự, có ý thức tôn trọng người khác trong quan hệ tiếp
xúc.
a) lịch thiệp
b) nhã nhặn
c) nhũn nhặn
d) thanh nhã
9. Căm phẫn cao độ, tinh thẩn bị kích động mạnh mẽ.
a) phẫn nộ
b) phẫn khích
c) phẫn uất
d) căm phẫn
10. Không còn muốn theo đuổi việc đang làm vì mất lòng tin vào kết quả.
a) chán chường
b) nản chí
c) chán nản
d) nản lòng
11. Xem xét, phát hiện ngăn chặn những gì trái với quy định.
a) kiểm soát
b) kiểm sát
c) kiểm tra
d) kiểm nhận
12. Xin ý kiến, chỉ thị của cấp trên để giải quyết việc gì.
a) đề đạt
b) thỉnh nguyện
c) thỉnh thị
d) thỉnh cầu
13. Điều cấp trên có thẩm quyền vạch ra cho cấp dưới thi hành.
a) yêu cầu
b) thông báo
c) chỉ thị
d) thông tư
14. Trịnh trọng và chính thức báo cho mọi người biết về một sự kiện quan trọng
nào đó.
a) tuyên ngôn
b) bố cáo
c) tuyên cáo
d) tuyên bố
15. Ghen tức và tìm cách dìm người khác để giành phần hơn cho mình về dịa
vị, quyền lợi.
a) ghen ghét
b) kèn cựa
c) ghen tị
d) ganh tị
16. Có những quyết định nhanh chóng và dứt khoát, mạnh bạc, không do dự,
rụt rè.
a) quyết tâm
b) quyết đoán
c) quyết liệt
d) quyết chí
17. Làm theo trình tự phép tắc nhất định.
a) thực tập
b) thực hành
c) thực hiện
d) thực thi
18. Giới thiệu người có năng lực để được sử dụng.
a) đề nghị
b) đề cử
c) tiến cử
d) đề xuất
19. Làm cho được cất nhắc lên địa vị nào đó trong con dường công danh sự
nghiệp thường là không chính đáng.
a) tiến thân
b) hiến thân
c) tiến thủ
d) tiến triển
20. Tiếp liền nhau (thường là trong thời gian), hết cái này đến cái khác.
a) liên miên
b) tiếp nối
c) kế tiếp
d) liên tiếp
21. Nhìn mặt mà nhận ra, chỉ ra người dang che giấu tên thật hay người dang
cần tìm.
a) nhận biết
b) nhận diện
c) nhận dạng
d) nhận định
22. Đưa từ nước ngoài vào cái vốn không có của nước mình.
a) nhập cảnh
b) nhập cảng
c) nhập khẩu
d) nhập định
23. Kiên trì, bền bỉ chịu dựng những khó khăn vất vả nào đó để làm việc gì.
a) nhẫn nhịn
b) nhẫn nại
c) nhẫn nhục
d) kiên nhẫn
24. Tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các dịch vụ
tiền tệ, tín dụng.
a) ngân hàng
b) ngân khố
c) ngân khoản
d) ngân hàng công thương
25. Có điều e ngại, nên còn đắn do chưa dám làm.
a) ngần ngại
b) ngần ngừ
c) lưỡng lự
d) e ngại
26. Nghĩ đi, nghĩ lại kĩ càng để đánh giá, kết luận.
a) ngẫm
b) nghĩ
c) ngẫm nghĩ
d) suy tính
27. (Suy nghĩ) rút ra một phán đoán mới từ một hay nhiều phán đoán có sẵn.
a) suy đoán
b) suy xét
c) suy lí
d) suy tưởng
28. Ở trạng thái giữ dược bản sắc tốt đẹp, không có hiện tượng pha tạp.
a) trong sạch
b) trong trắng
c) trong sáng
d) trong trẻo
29. Đánh giá cao và rất kính trọng,
a) khâm phục
b) kính phục
c) kính yêu
d) tôn trọng
30. Cho mình hơn người khác, xem thường người khác,
a) kiêu căng
b) kiêu ngạo
c) tự phụ
d) tự kiêu
31. Cố nói để cho người khác dồng ý với yêu cầu của mình,
a) khẩn khoản
b) van nài
c) nài nỉ
d) cưỡng ép
32. Dứt khoát, không do dự.
a) quả cảm
b) can đảm
c) quả quyết
d) quyết đoán
33. Vừa muốn làm lại vừa e ngại, chưa biết làm thế nào.
a) bẽn lẽn
b) e ngại
c) ngại ngùng
d) ngập ngùng
34. Băn khoăn, day dứt và tự trách mình trước việc không hay đã để xảy ra.
a) ăn năn
b) hối hận
c) ân hận
35. Lấy làm tiếc và đau kòng day dứt khi nhận ra điều lầm lỗi của mình.
a) ăn năn
b) hối hận
c) ân hận
36. Chán lắm, không còn thiết gì nữa, vì dã thất vọng nhiều.
a) chán nản
b) chán chê
c) chán chường
d) chán ngán
37. Hết sức buồn tẻ, không có chút gì hấp dẫn.
a) chán phè b) chán ngắt c) chán chường d) chán ngán
38. Bị giảm sút về ý chí và tinh thần.
a) chán nản
b) nản lòng
c) chán chường
d) nhụt chí
39. Không giữ vững được ý chí, thiếu kiên trì trước khó khăn, trở ngại.
a) chán nản
b) nản chí
c) chán chường
d) nhụt chí
40. Có tác dụng chi phối đối với toàn bộ.
a) chủ chốt
b) nòng cốt
c) chủ đạo
d) chủ công
41. Quan trọng nhất, có tác dụng làm nòng cốt.
a) chù yếu
b) chủ công
c) chủ đạo
d) chủ chốt
42. Quan trọng nhất, có tác dụng chi phối dối với những cái khác.
a) trọng trách
b) cốt yếu
c) trung tâm
d) trọng yếu
43. Đoán trước tình hình sự việc nào đó có nhiều khả năng sẽ xảy ra.
a) dự liệu
b) dự tính
c) dự phòng
d) dự định
44. Thấy trước dược điều có nhiều khả năng sẽ xảy ra.
a) dự liệu
b) dự tính
c) dự kiến
d) dự đoán
45. Trao đổi qua lại ý kiến về vấn đề gì, có phân tích lí lẽ.
a) đàm phán
b) bàn bạc
c) bàn luận
d) đàm đạo
46. Yên ổn về chính trị, xã hội
a) an toàn
b) trật tự
c) an ninh
d) an bình
47. Cử giữ chức vụ cao hơn
a) đề cử
b) đề bạt
c) đề đạt
d) bầu cử
48. Trao đổi ý kiến qua lại về vấn đề gì
a) đàm dạo
b) đàm phán
c) đàm thoại
d) đàm luận
49. Nêu ra để xem xét, giải quyết
a) đề xuất
b) đề nghị
c) đề xướng
d) đề đạt
50. Chọn lấy những cái tinh tuý nhất, có giá trị và cần thiết nhất.
a) tuyển chọn
b) gạn lọc
c) tinh tuyển
d) chắt lọc
51. Tính chất theo đó để phân loại.
a) tiêu chuẩn
b) tiêu đề
c) tiêu điểm
d) tiêu chí
52. Bộ phận của bề mặt trái đất, có những đặc điểm riêng về địa hình, khí hậu,
thuỷ văn, đất đai, động vật, thực vật..., và phân biệt hẳn với những bộ phận xung
quanh.
a) cảnh vật
b) quang cảnh
c) cảnh sắc
d) cảnh quan
Bài tập 3. Phân tích lỗi và chữa lỗi dùng từ có trong các trường hợp sau
1. Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đang phát động trào lưu hiến máu để
chuyền máu cứu người.
2. Theo lời khuyên của ba mẹ và theo gia phong của gia đình, tôi đã chọn nghề
sư phạm để dự thi.
3. Tháng 2-1995, Chính phủ Pháp đã triệu hồi Pamela Harriman (Đại sứ Mĩ tại
Pháp) để chính thức phản đối việc 5 công dân Mĩ (trong đó có 4 người CIA) hoạt động
tình báo ở Pháp quốc.
4. Khách đến dây thường là những kẻ mua bán thu nhập cao, những ông chủ
giàu có, cả những “vị tại to mặt lớn”.
5. Đó là một phương án khả dĩ có thể chấp nhận được.
6. Và có rất nhiều người quan điểm lệch lạc rằng nếu không cho phụ nữ về hưu
sớm thì sẽ không giải quyết dược nạn thất nghiệp.
7. Đầu năm 1679, Mĩ Tho lại tiếp nhận thêm một số di dân mới... Mĩ Tho trở
thành một trong những trung tâm thương mại lớn nhất toàn Nam Bộ hồi đó.
8. Lúc đó, tôi còn là một dứa trẻ chưa vị thành niên.
9. Khí hậu thời tiết năm nay rất thất thường, mưa bão xảy ra liên tục.
10. Các ống thổi đểu được hấp trong nước sôi ô nhiệt độ 200 độ c.
11. Dịch toàn bộ sách hay chép một số trang sách của người khác nhưng dược
gắn dưới mác “biên soạn” liệu có dúng với quy dịnh quyền tác giả?
12. Đấy là những con vật duy nhất còn sống sót sau nạn săn bắn trộm của con
người.

III. VIẾT CÂU


1. GIẢN YẾU VỀ CÂU
Khi nói và viết, ta sử dụng các kết hợp từ theo quy tắc ngữ pháp để tạo câu.
Câu là đơn vị lời nói nhỏ nhất có chức năng thông báo. Câu thường phản ánh sự tình
và có kiểu cấu trúc nhất định.
1.1. Cấu trúc cú pháp
Xét vd: Bây giờ, ở đây (Thủ Đức), đang mưa rất to. Ta thấy, ngoài bộ phận
nòng cốt biểu thị nội dung của sự tình trời đang mưa rất làm nên khung cú pháp của
câu, mang nội dung thông tin cơ bản của câu còn có bộ phận phụ thêm cho bộ phận
nòng cốt về thời gian, địa điểm (bây giờ, ở đây) và bộ phận tách biệt với bộ phận
nòng cốt có tác dụng làm rõ thêm cho một chi tiết trong câu (Thủ Đức).
1.1.1. Thành phần nòng cốt là bộ phận chính tạo nên cái khung cú pháp cơ bản,
mang thông tin chính của câu.
Chủ ngữ là thành phần chính của câu biểu thị đối tượng mà hành động, quá
trình, trạng thái, tính chất, quan hệ của nó độc lập các thành phần khác của câu và
được xác định bởi vị ngữ. Vd:
Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ rừng phải lướt cho nhanh để về cho
kịp.(Võ Quảng, Quê NXB Kim Đồng, 1974)
Cây cối trên Hòn và các xóm nằm trên Hòn vụt rạo rực tràn trề nhựa sống.
(Anh Đức, Hòn Đất. NXB Giáo dục, 1978)
Vị ngữ là thành phần biểu thị hành động, trạng thái, quá trình, tính chất, quan
hệ của sự vật được thể hiện qua chủ ngữ. Vd:
Mặt trời mọc.
Cái màu trắng của điệp cũng là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu
sắc của dân tộc trong hội hoạ. (Nguyễn Tuân, Ký. NXB Văn học, 1976)
1.1.2. Thành phần phụ của câu là thành phần ngữ pháp phụ thuộc vào toàn bộ
nòng cốt câu và có tác dụng mở rộng nòng cốt câu để bổ sung những chi tiết cần
thiết cho nòng cốt câu hoặc bổ sung cho câu một chức năng, một ý nghĩa tình thái
nào đó; gồm trạng ngữ, đề ngữ và phụ ngữ tình thái.
Trạng ngữ bổ sung các ý nghĩa về địa điểm, thời gian, cách thức, phương tiện,
phương diện, tình hình, nguyên nhân, mục đích, điều kiện,... cho sự tình được đề cập
đến trong câu. Vd:
a) Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. (Thép
Mới)
b) Hồ Chủ tịch, bằng thiên tài trí tuệ và sự hoạt động cách mạng của mình, đã
kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử
Đề ngữ (khởi ngữ) có chức năng nêu vật, đối tượng, nội dung cần bàn bạc với
tư cách là chủ đề của câu chứa nó. Vd:
a) Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế. Nghị Lại, người ta sợ uy của đồng
tiền.(Nguyễn Công Hoan, Bước đường cùng)
b) Sống, chúng ta mong được sống làm người. (Sóng Hồng)
Phụ ngữ tình thái dùng để biểu thị ý nghĩa tình thái chủ quan (biểu thị sự đánh
giá của người nói đối với sự tình được nói đến trong câu hoặc biểu thị tình thái giữa
người nói với người nghe). Vd:
a) Thưa cô, hình như bạn ấy vừa mới đi ra ngoài ạ.
b) Có lẽ nào anh lại mê em [...]. (Phạm Tiến Duật, Gửi em, cô thanh niên xung
phong)
1.1.3. Thành phần biệt lập là loại thành phần câu có tính độc lập với nòng cốt
câu, có tác dụng giải thích, chú thích cho một chi tiết nào đó trong câu.
Giải thích, chú thích ngữ có tác dụng bổ sung các chi tiết, bình phẩm việc được
nói đến trong câu, làm rõ thái độ, cách thức, thứ tự; làm rõ xuất xứ, v.v. cho một chi
tiết nào đó trong câu. Vd:
a) Phía bên trái là dãy Ba Vì cao vòi vọi, nơi Ngọc Hoa - con vua Hùng thứ 18 -
theo chồng là Tản Viên về trấn giữ. (Đoàn Minh Tuấn, Núi sông hùng vĩ.NXB Thanh
niên, 2004)
b) Thế kỉ của một niềm căm giận ngút trời: "Bữa thấy bòng bong che trắng lốp,
muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ" (Nguyễn Đình
chiểu);"Cơm xào giặc mới no/ Bát cơm chan giọt máu thù mới cam". (Nguyễn Thượng
Hiền) (Phong Lê)
Chuyển tiếp ngữ (liên ngữ) có chức năng đặc thù là liên kết các câu hoặc các
đoạn.
a) Nhưng xác người chết đói thì ngập phố phường. (Nam Cao, Đôi mắt)
b) Ngoài ra, bạn cần đọc thêm những cuốn này.
Hô ngữ là loại thành phần biểu thị lời gọi - đáp, đưa đẩy.
a) Con đã về đây, ơi mẹ Tơm. (Tố Hữu, Mẹ Tơm)
b) Vầng, con ra ngay dãy.
1.2.Phân loại câu
1.2.1. Phân loại câu theo cấu trúc cú pháp
Câu đơn là câu chỉ có một nòng cốt câu và không chứa hơn mòt kết cấu chủ vị.
Vd:
a) Nhiều thế hệ người Việt Nam đặt chân lên đây, khi tìm báu vật, khi trồng
cây xanh để xanh tươi cho mãi tới hôm nay. (Hà Đình cẩn)
b) Hôm nay, gió ngoài sông Hậu vẫn thổi vào lồng lộng. (Nguyễn Thi)
Câu phức là câu có một nòng cốt câu nhưng có hai hoặc hơn hai cấu chủ vị.
Trong đó kết cấu chủ vị thứ hai và/ hoặc n không làm thành nòng cốt riêng mà chỉ là
một thành phần của câu (trạng ngữ, giải thích ngữ hoặc một thành tố của cụm từ
chính phụ (bổ ngữ). Vd:
a) Tay//cắp chiếc tráp, ông đồ bước vào phòng. (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b) Mở hòm dụng cụ ra là cả một thế giới mặt đất con xập xành, con muỗm//to
xù, mốc thếch, ngó ngoáy. (Duy Khán, Tuổi thơ im lặng. NXB Kim Đồng, 1996)
c) Nam được nhà trường// tặng giải nhất cuộc thi hùng biện.
Câu ghép là câu có hai nòng cốt câu trở lên..(1)
(1) Trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện hànhc âu được phân loại thành câu đơn
và câu ghép. SÁch giáo khoa không đề cập đến khái niệm câu phức, nhưng học sinh
được học Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu (Ngữ văn 7, tập 2. NXB Giáo dục, 2005
tr 68, 69). Có thể xem câu phức là một dạng câu đơn.
Dựa vào hình thức và phương tiện liên kết các vế câu có thể phân thành câu
ghép có quan hệ từ và không có quan hệ từ liên kết các vế câu.
Câu ghép không có quan hệ từ (câu ghép chuỗi) là loại câu ghép không có quan
hệ từ liên kết giữa các vế câu, các vế câu được ngăn cách bằng dấu phẩy (,) hoặc
dấu chấm phẩy (;). Vd:
a) Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. (Hồ Chí Minh)
b) Thuốc, ông giáo không hút; rượu, ông giáo không uống. (Nam Cao)
Câu ghép có quan hệ từ là kiểu câu ghép mà giữa các vế câu: liên kết với nhau
bằng quan hệ từ hoặc từ ngữ hô ứng; gồm:
3) Câu ghép đẳng lập là câu ghép có các vế câu có quan hệ ngang hàng bình
đẳng, không lệ thuộc nhau; các vế câu được liên kết bằng 3 hệ từ đẳng lập. Vd:
a) Một người đàn và một người hát.
b) Mình đọc hay tôi đọc? (Nam Cao, Đôi mắt)
2. Câu ghép chính phụ giữa các vế câu có quan hệ phụ thuộc và được liên kết
với nhau bằng quan hệ từ chính phụ.
a) Lụt chưa rút nên nước vẫn mênh mông.
b) Nếu trời mưa thì tôi xin đến trễ mươi phút.
3. Câu ghép qua lại là loại câu ghép dùng phụ từ, từ ngữ hô ứng để liên kết các
vế câu. Ớ loại câu này, mối quan hệ giữa các vế câu rất chặt chẽ, không thể tách mỗi
vế thành câu đơn. Vd:
a) Càng yêu người bao nhiêu càng yêu nghề bấy nhiêu.
b) Bao nhiêu tấc đất bấy nhiêu tấc vàng.
Bài tập 1. Tìm các bộ phận câu.
1. Để tránh nạn xe dù, cơm tù và tình trạng quá tải cuối năm, Công ti Du lịch
Lửa Việt phối hợp với báo Sài Gòn Giải phóng mở dịch vụ xe đưa công nhân và sinh
viên về quê ăn tết.
2. Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, hôm nay, 06-12-2004, Thủ
tướng Singapore sẽ thăm hữu nghị chính thức Việt Nam trong hai ngày.
3. Tổ chức, cá nhân có hàng hoá thuộc dối tượng chịu thuế (gọi chung là dối
tượng nộp thuế), khi xuất khẩu, nhập khẩu đều phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu.
4. Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là một
trong những trang sử chói lọi nhất của lịch sử dân tộc và là một sự kiện có tầm quan
trọng quốc tế to lớn và có tính chất thời đại sâu sắc.
5. Nhưng lịch sử đã vượt hẳn lên rồi.
6. Như vậy, nếu toà nhà 60 tầng tại Hà Nội được xây dựng thì đấy sẽ là toà nhà
cao nhất Việt Nam.
Bài tập 2. Tìm các bộ phận câu và tìm các câu ghép.
1. Nhưng một sức mạnh lớn hơn ý muốn của nó vẫn cuốn nó xuống đất.
2. Trái lại, ông Cản Ngũ thì xem ra lại có vẻ lờ ngờ, chậm chạp; dường như ông
lúng túng trước những dòn đánh liên tiếp của Quắm Đen.
3. Kể từ ngày 20-10-2005, nếu ai vi phạm sẽ bị các lực lượng kiểm tra văn hoá,
công an xử phạt theo luật lệ hiện hành.
4. Nếu phát triển kinh tế mà không chú ý tới phát triển văn hoá thì dễ dẫn đến
tình trạng đánh mất bản sắc của dân tộc mình.
5. Đối với một tia sáng đi qua, khí quyển có vai trò chẳng khác gì một môi
trường quang học trong suốt; nếu chiết suất của khí quyển không dổi thì tia sáng vẫn
truyền theo dường thẳng; nhưng nếu giữa hai lớp kế tiến nhau, thí dụ khi độ cao
giảm dần, chiết suất biến thiên do tỉ trọng của môi trường tăng, tia sáng bị lệch di từ
lớp nọ sang lớp kia.
6. Vì vậy, phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hoá.
7. Nhằm đào tạo nguồn tuyển sinh cao học và nghiên cứu sinh của Trường Đại
học Kinh tế quốc dân, dược sự dồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học
Kinh tế quốc dân mở lớp học về nghiệp vụ kiểm toán dài hạn.
1.2.2. Phân loại câu theo mục đích phát ngôn
Xét theo mục đích phát ngôn, có thể phân chia câu thành câu trần thuật, cầu
khiến, nghi vấn, cảm thán. Tuy nhiên, mục đích giao tiếp và nội dung thông báo của
câu không tách rời với hình thức tổ chức diễn đạt của câu.
Câu trần thuật là câu dùng để miêu tả về sự tình hoặc để nêu nhận định, phán
đoán,... nhằm thông báo về những sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái, đặc
trưng, tính chất trong hiện thực Khách quan, hoặc để thể hiện những nhận định, đánh
giá của người nói về sự vật hiện tượng nào đó. Vd:
Mùng 2 tháng 9 năm 1945 - một ngày đáng nhớ. Hà Nội tưng bừng nàu đỏ.
Một vùng trời bát ngát cờ, đèn, hoa và biểu ngữ. (Võ Nguyên Giáp, \hững năm tháng
không thể nào quên)
Câu nghi vấn là câu có nội dung nêu lên điều chưa biết hay tòn hoài nghi mà
người nói muốn người nghe trả lời, hoặc giải thích cho rõ thêm. Tuy nhiên, nhiều khi
câu nghi vấn dùng để biểu thị ý nghĩa cầu khiến khẳng định, phủ định, đe doạ, thách
thức, tranh luận, mỉa mai, phỏng đoán, ngờ vực, v.v. và không yêu cầu người đối
thoại trả lời. Vd:
a) Bà ơi, bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm? (Truyện tiếu lâm Việt Nam)
b) Trong đầm gì đẹp bằng sen? (Ca dao)
Có thể chia câu nghi vấn thành hai loại sau:
Câu nghi vấn chính danh là loại câu hỏi có mục đích yêu cầu lời giải đáp. Xét
trên bình diện thông báo, biến tố X làm thành tiêu điểm của câu hỏi và câu trả lời,
nó là cái "mới" cần thông báo. Vd:
a) Cuốn sách này của ai ì (Thưa thầy, sách của em ạ.)
b) Bạn đang ở đâu đấy ì (Mình đang ở Vinh.)
Câu nghỉ vấn không chính danh là loại câu có hình thức câu hỏi nhưng không
có yêu cầu cung cấp một thông báo nào tương ứng với nội dung câu hỏi. Vd:
a) Mày có muốn ăn đòn không?
b) Trời ơi, thế có khổ không?
c) Người đâu gặp gỡ làm chi? (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
là lời yêu cầu, lời cảm thán, nỗi băn khoăn,... được thể hiện dưới hình thức của
một câu hỏi.
Câu cầu khiến là câu nhằm mục đích yêu cầu người nghe (cũng có thể cả người
nói) thực hiện nội dung được nêu trong câu. Nó chứa đựng ý muốn, nguyện vọng hay
mệnh lệnh của người nói đối với người nghe. Vd:
a) Đêm nay anh hãy nghĩ kĩ đi đã. (Hà Văn cầu - Vũ Đình Phòng, Người công
dân số Một)
b) Nào, chúng ta đi thôi, kẻo trễ mất.
Câu cảm thán dùng để trực tiếp bộc lộ cảm xúc của người nói, xuất hiện trong
khẩu ngữ, lời thoại trong tác phẩm văn chương. Vd:
a) Trời ơi!(Tui có tội tình gì?)
b) Khốn nạn thân tôi!Giời ơi!
Bài tập. Phân loại câu theo mục đích phát ngôn, cho biết căn cứ để phân loại.
Rồi, rụt rè, chị lên bậc thềm:
- Thưa lạy hai cụ ạ!
Bà nghị gắt:
- Chó cắn vào tay phải không? Cho chết! Đang lúc người ta ăn uống, ai bảo cứ
dẫn xác vào! Hỏi gì?
Ông nghị dặt bát xuống mâm, vừa nhai trẩu nhổm nhoàm vừa đón:
- Sáng ngày chồng nó đã sang xin bán đứa con. Chắc nó đến để nói nốt chuyện
ấy chứ gì nữa.
- Bẩm cụ phải, con sang thưa cụ về việc ấy.
Bà nghị đưa mắt ra hiệu cho ông nghị rồi bảo chị Dậu:
- Thong thả! Hãy ngồi đấy! Để người ta ăn xong cái đã. Đừng quấy rầy!
(...) Bắt chân chữ ngũ, ông vểnh mặt hút sòng sọc một hơi:
- Con mẹ kia. Bán con bán cái thế nào? Vào mà nói với bà!
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
2. VIẾT CÂU
2.1. Tổ chức các bộ phận trong câu
Như ta đã biết, chủ ngữ và vị ngữ là bộ phận nòng cốt làm nên khung cú pháp
cơ bản của câu và là bộ phận mang thông báo cơ bản của câu nên nó cũng chính là
bộ phận thường không thể vắng mặt.
Câu trong tiếng Việt thường được sắp xếp theo trật tự xuôi chiều: từ việc nêu
đối tượng đến việc nêu nội dung về đối tượng. Vd:
a) Họ dang gấp rút đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành kế hoạch.
b) Trái bóng đang lăn trên sân.
2.1.1. Vị trí của chủ ngữ và vị ngữ
Chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ. Đó là trật tự thuận chiều và cũng là trật tự
thường gặp nhất trong câu tiếng Việt. Tuy nhiên, khi cần nhấn mạnh vào nội dung
thông báo, ta có thể đặt vị trí của vị ngữ trước chủ ngữ. Vd:
a) Dưới bóng tre xanh của ngàn xưa, thấp thoáng những mái chùa cổ kính.
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
b) Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối. (Thế Lữ, Nhớ rừng)
Việc đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ phải đáp ứng những điều kiện 'hất định (x.
3.2.Thay đổi trật tự các bộ phận trong
2.1.2.Vị trí của các bộ phận ngoài nòng cốt
Các bộ phận ngoài nòng cốt câu như trạng ngữ, khởi ngữ, phụ ngữ tình thái;
chú thích ngữ, giải thích ngữ, chuyển tiếp ngữ, hô ngữ tùy theo ý nghĩa, chức năng
mà chiếm giữ vị trí nhất định trong câu.
2.1.2.1. Vị trí của các thành phần phụ
Trạng ngữ có vị trí khá linh hoạt, nó có thể đứng đầu, cuối hoặc giữa câu,
thường gặp nhất là trường hợp trạng ngữ đứng đầu câu mỗi vị trí có một tác dụng
nhất định trong việc biểu đạt và liên kết. X- 3.2. Thay đổi trật tự các bộ phận trong
câu, tr.77). Vd:
a) Trong bất cứ một cuộc đấu tranh nào, thắng hay không thắng là ở phút ấy.
(Anh Đức, Hòn Đất)
b) Hồ Chủ tịch,bằng thiên tài trí tuệ và sự hoạt động cách mạng của mình, đã
kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử.
c) Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông bông lúa ngày càng cong xuống, vì
chất quý trong sạch của trời. (Thạch Lam)
Đề ngữ đứng trước nòng cốt câu. Đây là vị trí thích hợp với chức năng nêu lên
một vật, một đối tượng, một nội dung cần bàn bạc với tư cách là chủ đề của câu chứa
nó của đề ngữ. Vd:
a) Nhà, bà có hàng dãy ở phố. Thóc, bà có đầy bồ. (Nguyễn Công Hoan)
b) Còn chị lâu nay công việc thế nào vẫn ổn chứ
c) Phụ ngữ tình thái không có vị trí xác định trong câu. Nó có thể đứng đầu,
giữa hoặc cuối câu. Vd:
a) Chắc chắn là nó sẽ trúng tuyển.
b) Làm như thế, theo tôi, là dũng hướng
c) Bài này năm điểm là cùng.
2.1.2.2. Vị trí của các thành phần biệt lập
Giải thích ngữ, chú thích ngữ đứng ngay sau yếu tố được nó chú thích, giải
thích. Vd:
Phía bên trái là dãy Ba Vì cao vòi, nơi Ngọc Hoa – con Vua Hùng thứ 18 - theo
chồng là Tản Viên về trấn giữ. (Theo Đoàn Minh Tuấn, Núi sông hùng vĩ)
b) Đó là một đường ống có hai cửa một cửa dẫn nước sông lên, một cửa dẫn
nước ra ruộng.
c) "Không có gì quý hơn độc lập tự do" (Hồ chí Minh).
Chuyển tiếp ngữ (liên ngữ) đứng ở vị trí đầu câu. Vị trí này thích hợp với chức
năng liên kết của nó.
a) Nhưng xác người chết đói thì ngập phố phường. (Nam Cao, Đôi mắt)
b) Ngoài ra, bạn cần đọc thêm những cuốn này.
Hô ngữ có thể đứng đầu hoặc cuối câu.
a) Con đã về đây, ơi mẹ Tơm. (Tố Hữu, Mẹ Tơm)
b) Con ơi, về ăn cơm.
2.2. Viết các kiểu câu
2.2.1. Viết các kiểu câu xét theo cấu trúc
2.2.1.1. Viết câu đơn, câu đơn mở rộng thành phần
Bên cạnh câu đơn bình thường, câu có đủ chủ ngữ và vị ngữ, ta có thể sử dụng
những loại câu đơn khác, như câu phần, câu đặc biệt, câu tỉnh lược.
Câu một phần là loại câu đơn chỉ có bộ phận vị ngữ và có thể có hoặc không có
thành phần phụ đi kèm; cũng có khi nó là một cụm danh từ. Loại câu này thường
được dùng để giới thiệu sự tồn tại của sự vật, hiện tượng, nêu hoàn cảnh không gian,
thời gian... hoặc ghi lại một cảm xúc...
a) Trên tường treo hai bức sơn mài.b) Nhiều sao quá.
c) Kìa, con bướm vàng.
d) Ồn ào một lúc lâu.
e) Quảng Trị. Một ngày thu đẹp nắng xanh (Phan Sĩ Đoái, trong Những lá thư
thời chiến Việt Nam, tập Đặng Vương Hưng Sưu tầm và biên soạn. NXB Hội Nhà văn,
2006)
Câu đặc biệt là câu không phân định thành phần; nó thường có cấu trúc là tổ
hợp thán từ, từ ngữ hô gọi, từ ngữ tượng thanh; thường dùng trong khẩu ngữ hoặc
trong những đoạn hội thoại của tác phẩm văn chương. Vd:
a) - Ôi giời ơi ì (Sao lại làm thế này
b) - Em này! (Lạiđây chị bảo.)
c) Ở... ò... (Đàn bò reo lên).
Câu tiêu đề, tên cơ quan, tác phẩm trừ những trường hợp có cấu tạo là câu
bình thường như: Bạn đọc Quang Trung đại phá quân Thanh, Thuý Kiều báo ân báo
oán,...còn những tiêu đề như Viện ngôn ngữ học, Công ty xuất nhập khẩu, Bão biển,
Vượt Côn Đảo, v.v., thì khó có thể xác định được đó là chủ ngữ hay vị ngữ. Nó khác
câu tỉnh lược và người đọc có cảm nhận đối với nó khác với câu tỉnh lược: cảm nhận
đó là một cái tên gọi trọn vẹn — “câu tiêu đề”; và cảm nhận là một thông tin bị lược
bỏ những phần dư (nhờ ngữ cảnh, qua ngữ cảnh) - “câu ngữ cảnh”.
Trong thực tế sử dụng, câu tỉnh lược (câu rút bỏ bớt thành phần do hoàn cảnh
nói năng) vẫn thường được sử dụng. Khác với câu một phần và câu đặc biệt: ta không
thể thêm bộ phận mà nó không có, với câu tỉnh lược, ta có thể khôi phục các bộ phận
bị lược bỏ. Vd:
a) (Ai giải được bài này?) - Tôi.(Tỉnh lược vị ngữ)
b) (Anh làm xong chưa?) - Rồi. (Tỉnh lược cả chủ ngữ và vị ngữ)
c) (Cắm được nhìn ông cụ duy nhất một một lần dài suốt một năm) (1). Thế
mà bây giờ còn tiếc mãi, mãi (2). (Biết thế khi đó ta 'hìnnhiều nữa cho no mắt. Bởi
vì ông cụ chính là Bác bây giờ.) (3)
(Nguyên Ngọc, Rẻo cao).
(Câu 2 trong đoạn văn này (vd c) đã tĩnh lược chủ ngữ).
Mở rộng câu bằng thành phần trạng ngữ
Trạng ngữ là loại thành phần phụ quan trọng nhất do chức năng, tác dụng của
nó đối với sự tình được diễn đạt trong câu và do khả -ăng cải biến của nó. Mở rộng
câu bằng trạng ngữ là một cách thức giúp tăng thêm thông tin miêu tả của câu. So
sánh:
a) Các khối thạch nhũ hiện lên đủ hình khối, màu sắc.
a’) Dưới ánh sáng lung linh của đèn đuốc, các khối thạch nhũ đủ hình khối, màu
sắc. (Trần Hoàng, tay địa danh du các tinh Trung Trung Bộ. NXB Giáo dục, 1998)
b) Ta đọc trong ngôi sao ấy,ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu của lửa,
của máu...
b'). Bây giờ, ta đọc trong ngôi sao ánh lửa cầu vồng của trận công ~ màu đỏ
của lửa, của máu... (Nguyễn Văn Thạc, Mãi mãi tuổi hai ~ -ỳi.NXB Thanh niên, 2005).
Mở rộng câu bằng thành phần giải thích
Nhờ chức năng làm rõ cho một chi tiết trong câu, giải thích ngữ là thành phần
biệt lập nhưng cũng có tác dụng bổ sung thêm thông tin miêu tả sự tình của câu. So
sánh a và a’, b và b’ sau đây, ta sẽ thấy rõ điều này (phần giải thích - phần được in
đậm ở ví dụ a’, b’ - đã làm rõ cho yếu tố được giải thích “hai cửa”, “chân tháp đèn”).
a) Đó là một đường ống có hai cửa.
a'). Đó là một đường ống có hai cửa một cửa dẫn nước sông lên, một cửa dẫn
nước ra ruộng.
b) Theo lời dặn,ông ngoại thằng Vượt được đặt dưới chân tháp đèn.
b'). Theo lời dặn, ông ngoại thằng Vượt được đặt dưới chân tháp đèn, nơi hơn
40 năm, đêm nào ông cũng thắp sáng ngọn đèn (Anh Đức)
Mở rộng bằng thành tố bổ ngữ, định ngữ
Bổ ngữ, định ngữ là những thành tố phụ trong cụm động từ, cụm tính từ, cụm
danh từ. Bổ ngữ, định ngữ có khả năng cụ thể hoá thông tin. So sánh hai ví dụ sau,
ta sẽ thấy rõ:
a) Chim hót. -> Những chú chim sơn ca xinh xắn đang hót véo von trên cành
cây.
b) Mây bay. -> Những dải mây trắng như bông dang lững lờ bay trên nền trời
cao xanh thẳm.
Các thành phần như đề ngữ và phụ ngữ tình thái không có khả năng cụ thể hoá
thông tin như bổ ngữ, định ngữ. Đề ngữ chỉ có tác dụng nhấn mạnh vào vấn đề được
đề cập đến trong câu. Vd:
a) Sống, chúng ta mong được sống làm người. (Sóng Hồng)
b) Tôi thì tôi xin chịu.
Phụ ngữ tình thái chỉ có tác dụng thêm thông tin tình thái chủ quan cho câu.
Vd:
Người thế mà lại vô tâm.Chẳng giấu gì chú, năm tôi làm phu đào huyệt chôn
người chết ở Nam Định, gặp mẹ nó bây giờ cùng cảnh lang thang đầu đường góc chợ
mới rủ về làm bạn với nhau. Thế mà hơn hai mươi năm rồi đấy. (Nguyễn Địch Dũng)
2.2.1.2. Viết câu ghép
Viết câu gliép không có quan hệ từ
Khi cần biểu đạt các sự kiện diễn ra liên tục, theo quan hệ liệt kê, người ta
thường sử dụng câu ghép chuỗi, giữa các vế câu được ngăn cách bằng dấu phẩy hoặc
dấu chấm phẩy (khi trong câu đã xuất hiện dấu phẩy ở vị trí khác với chức năng khác.
X. vd b dưới đây).
a) Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. (Hồ chí Minh)
b) Thuốc, ông giáo không hút;rượu, ông giáo không uống. (Nam Cao)
Viết câu ghép có quan hệ từ
Từ ngữ nối có tác dụng giúp hiện thực hoá các mối quan hệ ngữ pháp trong
câu.
Nối các vế trong câu ghép bằng quan hệ từ đẳng lập Khi muốn biểu thị các vế
câu có quan hệ ngang hàng, ta dùng quan hệ từ đẳng lập để nối các vế câu.
Để biểu thị quan hệ liệt kê, ta viết các vế câu biểu thị hai (những) sự vật, hiện
tượng, quá trình, tính chất cùng loại và nối các ế câu bằng quan hệ từ biểu thị quan
hệ liên hợp. Đó là quan hệ từ và. Vd:
a) Một người đàn và một người hát
b) Mưa to và gió lớn.
Để biểu thị quan hệ tuyển lựa, ta viết hai vế câu, mỗi vế câu biểu thị một khả
năng của sự tình; và nối các vế bằng quan hệ từ biểu thị quan hệ lựa chọn giữa nhiều
khả năng khác nhau, không khả năng này thì khả năng kia, ít nhất có một khả năng
được thực hiện. Đó là quan hệ từ hay, hoặc. Vd:
a) Mình đọc hay tôi đọc (Nam Cao)
b) Anh đi hoặc tôi đi.
Để biểu thị quan hệ tiếp nối, ta sắp xếp các vế câu biểu thị các sự tình theo
trật tự tuyến tính và liên kết với nhau bằng quan hệ từ có nghĩa liệt kê: quan hệ từ
và. Vd:
a) Chiếc xe ấy dừng lại và chiếc khác đỗ ngay bên cạnh.
b) Phát súng nổ và con chim rơi xuống.
Để biểu thị quan hệ đối chiếu, ta viết các vế câu biểu thị các sự tương phản,
đối ứng nhau và nối bằng quan hệ từ mà, nhưng, song. Vd:
Vợ anh không kêu mà bà trùm cũng không giục rặn nữa. (Nguyễn Công Tuy
chức năng và ý nghĩa khái quát chung là vậy nhưng ba từ mà nhưng, song có những
khác biệt tinh tế: từ mà dùng để biểu thị điều sắp nêu ra là mặt khác, đối chiếu, bổ
sung cho điều vừa nói đến (X. vd vừa nêu), từ nhưng lại có nghĩa biểu thị điều sắp
nêu ra ngược ý do điều vừa nói có thể gợi ra, còn từ song tương tự với từ nhưng tuy
nhiên mức độ nhấn mạnh của song mạnh hơn. So sánh: Vợ anh không kêu mà
(nhưng/song) bà trùm cũng không giục rặn nữa.
Nối các vế trong câu ghép bằng quan hệ từ chính phụ
+ Để biểu thị quan hệ nguyên nhân hệ quả, ta viết các vế câu có nội dung biểu
thị nguyên nhân, hệ quả và nối chúng bằng (cặp) quan hệ từ chỉ nguyên nhân, hệ
quả: bởi (cho nên), tại...(nên)... vế câu chỉ nguyên nhân (được dẫn nhập bằng quan
hệ từ chỉ nguyên nhân: vì, do, bởi, tại) có thể đứng trước hoặc sau vế câu chỉ hệ quả
(được dẫn nhập bằng quan hệ từ chỉ hệ quả: nên, cho nên; quan hệ từ này có thể
vắng mặt). Vd:
a) Lụt chưa rút nên nước vẫn mênh mông.
-> Nước vẫn mênh mông vì lụt chưa rút.
b) Vì trời mưa nên đường lầy lội.
—> Đường lầy lội vì trời mưa.
+ Để biểu thị quan hệ điều kiện/ giả thiết hệ quả, ta viết các vế câu biểu thị
nội dung điều kiện/giả thiết, hệ quả và nối chúng bằng quan hệ từ chỉ điều kiện/ giả
thiết - hệ quả: thì, nếu như... (thì)...; giá... (thì)..., giá như...(thì), giả sử… (thì)… Vế
chỉ hệ quả có thể đứng trước hoặc sau vế chỉ điều kiện/ giả thiết; từ dẫn nhập vế chỉ
hệ quả có thể vắng mặt. Vd:
a) Giá ngày ấy anh cất được lời như biển/Ta đâu xa cách đến giờ.
(Ngân Vịnh)
b) Ngủ trọ phải hai xu một tối nếu không ăn cơm, ăn quà. (Ngô Tất Tố, Tắt
đèn)
+ Để biểu thị quan hệ nhượng bộ tăng tiến, ta viết các vế câu có nội dung tương
ứng và nối chúng bằng quan hệ từ biểu thị ý nhượng bộ - tăng tiến: không những...
mà còn; không chỉ… mà còn; không phải...mà còn...vế câu biểu thị ý nhượng bộ đứng
trước, vế câu biểu thị ý tăng tiến đứng sau, trật tự này không thể thay đổi. Đồng thời,
quan hệ từ không những, mà còn cũng buộc phải dùng sóng đôi. Vd:
a) Không những cây không có hoa mà lá cũng khô héo
b) Không chỉ có tôi làm xong mà cả nó cũng làm xong trước giờ.
Để nhấn mạnh điều vẫn xảy ra tuy có điều trở ngại, ta sử dụng cặp quan hệ từ
tuy... (nhưng)..., mặc dù (nhưng)..., dù (nhưng)... nối hai vế câu, quan hệ từ nhưng
có thể vắng mặt. Vế câu biểu thị ý trở ngại có thể đứng trước hoặc sau vế câu biểu
thị ý nhấn mạnh.
Mặc dù giặc Tây hung tàn chúng quyết không thể ngăn trở chúng ta kháng
chiến thành công. (Hồ Chí Minh)
Cùng mở đầu vế câu biểu thị ý nhượng bộ nhưng mặc dù có cách dùng khác
dù, dẫu: sau mặc dù là vế câu có tính hàm thực (đã xảy Ta hoặc đang xảy ra) còn
sau dù, dẫu là vế câu hàm ý phi thực (chưa xảy ra hoặc không xảy ra). Ta có thể nói:
dù trời to, gió lớn nhưng nó vẫn đến đúng giờ, mà không nói *Dù trời mưa to gió lớn
nhưng nó vẫn đã tới đúng hẹn; tuy nhiên có thể nói Dù trời mưa to gió lớn nhưng thể
nào nó cũng đến đúng giờ.
+ Để hiểu thị quan hệ mục đích sự ta viết các vế câu có nội dung tương ứng
và dùng quan hệ từ chỉ mục đích: để, nhằm, để cho, cho dẫn nhập vê câu chỉ mục
đích. Vê câu chỉ mục đích có thể đứng trước hoặc sau vế câu chỉ sự kiện. Vd:
a) Tôi xin nêu một số dẫn chứng để mọi người hiểu rõ vấn đề.
b) Để Tổ quốc được độc lập, họ đã hi sinh cả tuổi thanh xuân.
- Nối các vế trong câu ghép bằng từ ngữ hô ứng
Để biểu thị quan hệ hô ứng giữa các sự tình, ta dùng câu ghép có quan hệ hô
ứng (câu ghép có quan hệ qua lại). Các vế câu được liên kết bằng từ ngữ biểu thị sự
hô ứng. Những cặp từ ngữ hô ứng thường dùng là: bao nhiêu... bấy nhiêu, chưa...
đã…; mới… đã…, nào… nấy (ấy), ai… nấy,… Vd:
a) Bao nhiêu tấc đất bấy nhiêu tấc vàng.
b) Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng.
c) Mới nứt mắt mà đã đòi lấy vợ.
d) Rau nào, sâu ấy.
e) Giỏ nhà ai quai nhà nấy.
Bài tập 1. Tlm quan hệ từ có trong các câu sau và nhận xét về tác dụng của
chúng.
a) Để kháng chiến thắng lợi, để xây dựng nước nhà, chiến sĩ thì hi sinh xương
máu, đồng bào thì hi sinh mồ hôi nước mắt để đóng góp. Mà những kẻ tham ô, lãng
phí quan liêu thì phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải của Chính phủ
và nhân dân, tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám. (Hồ Chí Minh)
b) Nếu các nền vặn hoá gần gũi nhau về địa lí thì chúng có thể từ tiếp xúc
đến giao JU với nhau, và trong việc giao lưu ấy có thể xảy ra hiện tượng những yếu
tố của nền văn •Qá này nhập vào nền văn hoá kia (tiếp thu thụ động) hoặc nền văn
hoá này vay mượn “lững yếu tố của nền văn hoá kia (tiếp thu chủ động); rồi trên cơ
sỏ những yếu tố nội: -,h (endogenous) và ngoại sinh (exogenous) ấy mà điều chỉnh,
biến cải cho phù hợp,;i. ra sự tiếp biến văn hoá (acculturation). (Trần Ngọc Thêm)
Bài tập 2. Các đoạn văn được dẫn dưới đây đã bị lược bỏ một số quan hệ hãy
phục lại những quan hệ từ đó.
a) Chúng ta chống bệnh chủ quan, chống bệnh hẹp hòi, chống thói ba hoa. Thói
này ba hoa như hai bệnh kia. Ba thứ đó thường di với nhau. Thói ba hoa còn, bệnh
chủ quan, hẹp hòi chưa khỏi hẳn. (Theo XYZ)
b) AND có khả năng tự sao đúng mẫu của nó, dưới ảnh hưòng phức tạp của
nhiều tác nhân trong cơ thể và ngoại cảnh, cấu trúc của nó bị biến đổi về chi tiết,
những biến đổi ấy được sao chép lại. Cấu trúc AND ngày càng phức tạp hơn, biến hoá
đa dạng so với nguyên mẫu. Đó là quá trình tích luỹ thông tin di truyền, cơ sở phân
tử của sự tiến hoá.
(Theo Trần Bá Hoành)
Bài tập 3. Mở rộng các cãu sau, cho biết cách thức rộng.
-Trời mưa.
- Đường ngập.
- Sinh viên đang thi.
- Tham thì thâm.
- Gieo gió thì gặt bão.
- Nó đang đọc sách.
Bài tập 4. Từ mỗi ý sau đẫy, hãy tạo câu ghép có quan hệ chính phụ.
- Tham nhũng là một quốc nạn. Chúng ta cần phải giải quyết ngay tệ nạn này.
- Gia nhập WTO sẽ mở ra những cơ hội mới. Gia nhập WTO cũng kèm theo
những thách thức mới trên mọi phương diện của nền kinh tế Việt Nam. Chúng ta
muốn nhanh. Nhưng chúng ta không thể vội vã.
- Giấc ngủ ngắn vào buổi trưa làm cho tinh thần sảng khoái, nâng cao thể chất
và kéo dài tuổi thọ.
- Nghỉ ngơi là để làm việc tốt hơn. Nghỉ ngơi rất có ích cho sức khoẻ và công
việc. Không nên coi thường nghỉ ngơi, nhất là dối với những người làm việc căng
thẳng.
Bài tập 5. Đặt câu ghép có các vế câu được dẫn nhập bằng các cặp quan hệ từ
hoặc các cặp phụ từ hay các từ ngữ hô ứng
không những... mà còn...
tuy... nhưng...
dù... nhưng...
vì... cho nên...
chưa.... đã...
mới... đã...
nào... nấy (ấy)
ai... nấy
mặc dù... nhưng...
nếu... thì...
vừa... vừa...
vừa... dã....
2.2.2. Viết câu theo mục đích phát ngôn
2.2.2.1. Viết câu trần thuật
Để miêu tả về một sự tình hoặc để nêu một nhận định, một phán đoán,... ta sử
dụng câu trần thuật. Câu trần thuật không chứa các yếu tố nghi vấn, cầu khiến, cảm
thán. Câu trần thuật có ngữ điệu bình thường và hạ thấp dần ở cuối câu. Khi viết,
cuối câu trần thuật thường dùng dấu chấm (có những trường hợp do mục đích tu từ,
có thể dùng dấu chấm cảm thay cho dấu chấm. X. Dấu câu và quy tắc sử dụng dấu
câu, tr.62).
Viết câu trần thuật khẳng định
Để xác nhận hoạt động, trạng thái, tính chất, quan hệ... của một đối tượng, ta
dùng câu khẳng định, về hình thức, phần nhiều câu khẳng định không chứa đựng các
từ phủ định (không, chưa, chẳng).
a) Huế thức dậy trong một nhịp chuyển mới, đi vào cuộc sống ban dầu của nó.
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tuyển tập Hoàng Phu Ngọc Tường. NXB Trẻ, 2002)
b) Đường dài đến thế, ta đi mãi, mải miết trèo... Chỉ thấy ba lô nặng trên vai,
chỉ thấy mây trắng cuốn về phương Bắc, thấy trời xanh ngút ngàn, và rậm rì là cây,
là cỏ...(Nguyễn Văn Thạc, Mãi mãi tuổi hai mươi)
Tuy nhiên, để khẳng định có thể viết câu có chứa yếu tố phủ lịnh. Có thể viết
với các dạng chủ yếu như sau:
- Sử dụng hình thức “phủđịnh của phủ định” dùng yếu tố phủ định đi thành cặp
(làm cho câu có giá trị khẳng định ở mức độ cao).
a) Ớt nào là ớt chẳng cay. (Ca dao) -> Mọi thứ ớt đều cay.
b) Không ai không tin điều nó nói. —> Mọi người đều tin nó nói.
- Sử dụng dạng thức "không/ chẳng vị ngữ - là gì." hoặc “không/chẳng (phải)
- vị ngữ - sao/ư?". Vd:
a) Dấu vết chẳng rành rành ra đó là gì. -> Dấu vết còn rành rành ra đó.
b) Được ông ấy chiếu cố chẳng phải là vinh dự lắm sao -> Được ông ấy chiếu
cố là vinh dự lắm đó.
Dùng chứ làm kết tố nối vế câu trần thuật có tình thái hiện thực và vế câu phủ
định cái sự tình ngược lại mà mình muốn bác bỏ. Vd:
a) Đấy là sử chứ không phải văn.
b) Chị thương em chứ không hề ghét bỏ em.
- Dùng chứ ai, chứngc òn gì nữa (đâu), chứ gì chứ không à, chứ sao làm yếu tố
kết thúc câu. Chẳng hạn:
a) Chính bà định đánh nó chứ ai.
b) Hết cả chứ còn gì nữa (đâu).
c) Bà định lấy mảnh đất này chứ gì.
d) Nó phải cứu bồ nó chứ sao.
Viết câu trần thuật phủ định
Để xác nhận sự vắng mặt ( không có) của sự vật , hiện tượng, hoạt động, trạng
thái, tính chất, quan hệ, … ta dùng câu trần thuật phủ định. Về hình thức, câu phủ
định chứa từ ngữ, kết cấu phủ định, như không, chưa, chẳng, không phải (là), chưa
phải (là), chẳng phải (là), đâu phải, đâu có phải, có phải đâu, có phải X đâu,… Từ
ngữ phủ định thường được đặt trước thành phần chứa đựng nội dung bị phủ định. Vd:
Không bao giờ tôi quên dòng máu chảy trong cánh tay này là của họ Lê. (Hà
Văn Cầu – Vũ Đình Phòng, Người công dân số Một)
- Để phủ định toàn bộ, đặt từ ngữ phủ định trước nòng cốt câu trước vế câu
chính. Vd:
a) Không có chuyện chó sói chung sống với cừu non. (Ngạn ngữ)
b) Chưa bao giờ chúng tôi đặt chân lên vùng đất ấy.
— Để phủ định hộ phận, đặt từ ngữ phủ định dứng trước bộ phận biểu thị nội
dung phủ định:
a) Những con chim non mãi mãi chẳng ra (Nguyễn Quang Thiều)
b) Ông là con người không bao giờ chịu được sự chung chung, đại khái, từ nội
dung đến hình thức. (Đỗ Ngọc Thống)
Viết câu ngôn hành
Để biểu thị hành động nói năng, phải sử dụng câu ngôn hành. Loại câu này có
các đặc điểm: 1) Nội dung sự tình biểu thị hành động nói năng (cảm ơn, xin lỗi, cấm,
chúc mừng, khuyên, tố cáo, chào, hứa, v.v.); 2) Chủ thể của hành động nói năng là
ngôi thứ nhất; 3) Đối thể mà hành động nói năng hướng tới là ngôi thứ hai; 4) thì
biểu thị hành động nói năng phải là thì hiện tại. Vd:
a) Cảm ơn anh.
b) Cháu chào bác. (Cháu là Hoa, bạn của Oanh.)
Bốn đặc điểm trên là bốn yêu cầu cần và đủ đối với câu ngôn hành. Thiếu đi
một trong bôn yêu cầu trên thì câu đó không còn là câu ngôn hành.
Câu ngôn hành có động từ xin, ngoài giá trị ngôn hành còn có giá trị dụng pháp
đáng lưu ý: nó làm cho câu nói trở nên nhã nhặn, lịch sự, khiêm tốn hơn. Vd, so
sánh:
a) Cảm ơn.
a’) -> Em xin cảm ơn anh.
b) Tồi khuyên bạn nên nghỉ vài hôm.
b') -» Tôi xin khuyên bạn nên nghỉ hôm.
c) Tôi thông báo với các bạn chiều nay chúng ta nghỉ học.
c') -> Tôi xin thông báo với các bạn chiều nay chúng ta nghỉ học.
Ta thấy, a’ lịch sự hơn a; b’ nhẹ nhàng hơn b; c’ nhã nhặn hơn c. Chính động
từ ngôn hành xin đã biến tất cả nội dung tiếp theo của câu thành một lời đề nghị
khiêm tốn, lịch sự.
2.2.2.2. Viết câu nghi vấn
Về hình thức cấu tạo, câu nghi vấn là câu có những từ ngữ nghi vấn và ngữ
điệu nghi vấn. Khi viết, câu nghi vấn được kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
a) Làm sao bà tới được đây?
b) Em chọn vấn đề nào để làm tiểu luận?
Biến tố X (yếu tố chứa nội dung nghi vấn) có thể có bất cứ kích thước nào và
chức năng gì trong cấu trúc logic ngôn từ của câu hay trong những cấu trúc ngữ pháp
nội bộ của ngữ đoạn. Phương tiện chỉ biến tố X có thể là những đại từ bất định:
(ở đâu, đâu), sao (vì sao, tại sao), nào (thế nào), bao (nhiêu), mấy hoặc là
những danh ngữ có định tố bất định, như cái gì, việc gì, người nào, lúc nào, V.V..
Để hỏi về toàn bộ nội dung sự tình, người viết sử dụng hình thức hỏi tổng quát.
Loại câu hỏi này thường có kiểu cấu trúc có... không, đã...chưa; không/ chưa. Trả lời
cho loại câu hỏi này là có/ không hoặc rồi/ chưa, vd:
a) Con đã làm bài chưa?(rồi/ chưa ạ)
b) Con có yêu nó không? (có/ không ạ)
Để hỏi về tham tố của sự tình, ta sử dụng câu hỏi chuyên biệt với các từ ngữ
nghi vấn ai, gì, nào, sao, bao giờ, bao nhiêu,… Vd:
a) Ai giải được bài này?
b) Khi nào thì em đi học?
Hỏi hạn định giá trị của biến tố chưa xác định trong một phạm - nhất định thì
dùng câu có hai vế nêu hai khả năng và nối hai vế bằng quan hệ từ hay, hoặc; hoặc
nêu một khả năng và dùng à, ư,… thúc câu hỏi. Vd:
a) Bạn thi vào khoa Toán hay khoa Lí?
b) Bạn thi vào khoa nào, Toán hay Lí?
c) Bạn thi vào khoa Toán à?
d) Bạn thi vào khoa nào, Toán à?
Ngoài việc dùng ba hình thức kiểu câu nghi vấn có tính chất “cổ điển” như vừa
nêu, có thể sử dụng ba kiểu sau:
1. Câu hỏi mở đầu bằng có phải và kết thúc bằng không, ở giữa là một mệnh
đề trọn vẹn.
a) Có phải anh vừa gửi bài cho em không
b) Có phải anh sẽ chuyển trường không?
Để trả lời câu nghi vấn kiểu này, phải dùng “phải” và “không (phải)”, mà không
dùng “có” và “không” như đối với câu nghi vấn tổng quát. Nghĩa của loại câu nghi
vấn này khác với nghĩa của câu nghi vấn “có/ không” ở chỗ nó tiền giả định cái mệnh
đề được đưa ra: coi như đã có người nào nói như thế hoặc nghĩ như thế, trong câu
nghi vấn “có/ không” không có một tiền giả định như vậy.
2. Một biến thể của kiểu câu hỏi 1 là kiểu câu hỏi được cấu tạo bằng cách ghép
ngữ đoạn phải không, chứ, đúng không, có không, sau mệnh đề được đưa ra hỏi,
nhiều khi với một chỗ ngưng ngắn giữa hai ngữ đoạn.
a) Em đã đọc rồi phải không/đúng không
b) Mày thách tao phải không/phỏng (phỏnglà biến âm của phải không)
Như kiểu câu hỏi 1, mệnh đề được đưa ra hỏi, có thể là khẳng định hay phủ
định, được tiền giả định. Nhưng khác với kiểu câu hỏi 1, kiểu câu hỏi 2 thiên về tính
chân xác của mệnh đề được tiền giả định nhiều hơn: “Tôi biết rằng P, nhưng muốn
anh xác nhận thêm (tuy cũng có thể anh sẽ phủ nhận)”.
3. Thứ ba là trường hợp của các câu hỏi có sử dụng tiểu từ tình thái ở cuối câu.
Mỗi nhóm tiểu từ tình thái sử dụng cuối câu có khả năng biểu thị những khác biệt
tinh tế về tình thái đối với mệnh đề được hỏi. Chẳng hạn:
+ Với à, hả cũng có thể cấu tạo những câu hỏi có ý nghĩa tương tự loại câu hỏi
2: Em đã quên rồi à/hả?; Bài dễ thế mà em không hiểu ư/hả?
+ Với ư, sao cũng vậy, nhưng nghĩa ít thiên về tính chân xác của mệnh đề đi
trước hơn, và có thêm sắc thái ngạc nhiên về mệnh đề ấy. Vd: Nó chưa về
sao/ư;chuyện ầm lên thế mà anh không sao/ư.
+ Với nhỉ đặt ở cuối câu có nội dung mệnh đề như một nhận xét, đánh giá, tiên
liệu, phỏng đoán, báo hiệu yêu cầu được người nghe biểu thị sự đồng tình, chia sẻ ý
kiến. Vd: áo này đẹp nhĩ?
+Tương tự, câu có tiểu từ tình thái nhé, có thể có giá trị báo hiệu một yêu cầu
mà người nói muốn được người nghe tán thành. Vd: Đừng quên anh, em nhé; cháu
cho bác gửi này nhé; Anh về nhé; V.V..
2.2.2.3. Viết câu cầu khiến thường sử dụng những từ ngữ cầu khiến như hãy,
đừng, chớ; đi, thôi, nào, v.v…; thường tỉnh lược chủ ngữ; kết thúc câu thường bằng
dấu chấm cảm thán. Câu cầu khiến có thể được cấu tạo một cách đơn giản: dùng
một từ hay một cụm từ (chính phụ, đẳng lập, chủ - vị) với một ngữ điệu cầu khiến
thích hợp. Vd:
a) Trật tự!
b) Chào... cờ... chào!
c) Tất cả nhìn lên bảng!
Có thể dùng câu cầu khiến để biểu thị những phương diện sau:
- Một, là thể hiện mệnh lệnh hoặc điều ngăn cấm, thúc giục người nghe hành
động. Để thể hiện nội dung này, trong câu không chỉ sử dụng ngữ điệu cầu khiến mà
còn có phụ từ chỉ mệnh lệnh. Vd:
a) Cấm hút thuốc lá!
b) Hừm. Thằng nhỏ, lại đây. (Nguyễn Văn Xe, Lòng dân)
- Hai, là bày tỏ lời yêu cầu, lời mời hoặc một nguyện vọng:
a) Xin mời vào!
b) Cho phép tôi được trinh bày ý kiến riêng
- Ba, là bày tỏ lời khuyên răn, dỗ dành:
a) Anh nên thương cô ấy, đừng nên cưới người ta ngày, bây giờ bỏ mặc người
ta dang dở. (Trần Đình Vân, sống như Anh)
b) Đừng buồn, ở nhà ngoan nhé.
- Bốn, là thể hiện lời chúc, điều mong mỏi:
a) Chúc em hạnh phúc, An-tư-nai nhé (Ai-ma-tốp, Cây phong non trùm khăn
đỏ)
b) Mong anh thông cảm cho!
Ngoài ra, có thể sử dụng hình thức câu nghi vấn để thể hiện nội dung sai khiến.
Những câu có hình thức giống như câu hỏi tổng quát (“có... không?"/ X không") có
cấu trúc của một câu hỏi nhưng lại nhằm mục đích sai khiến, trong hầu hết mọi
trường hợp sẽ làm cho “màu sắc” sai khiến, mệnh lệnh giảm bớt đi. Chẳng hạn, so
sánh:
a) Bác hãy trông xe hộ cháu.
a') Bác trông giùm cháu cái xe được không ạ
b) Bác hãy nói chuyện với cháu độ phút.
b') Bác cho phép cháu thưa chuyện với bác độ phút được không ạ Ta dễ dàng
nhận thấy cùng mục đích cầu khiến, nhưng vd a'và b' có màu sắc sai khiến mệnh
lệnh giảm hẳn so với a và b vì a', b' đã dùng hình thức câu nghi vấn.
2.2.2.4. Viết câu cảm thán cần sử dụng các từ ngữ cảm thán như ôi,chao ôi/ơi,ô,
ồ,ô hay, than ôi,trời ơi/ôi, trời đất ơi/ôi, hỡi ôi/ơi, úi chà, ủa, ối, ái,...hoặc từ biểu
hiện mức độ của cảm xúc hoặc mức độ đánh giá, như thật, quá, ghê, cực, kì,… Câu
cảm thán thường được kết bằng dấu chấm cảm. Từ tình thái có thể đứng độc lập tạo
thành một câu cảm thán “thuần tuý” hoặc độc lập hay kết hợp với từ ngữ nào đấy và
đảm nhận chức năng làm bộ phận phụ ngữ tình thái. Vd:
a) Giời! (Muỗi đói đốt chết con tôi còn gì (Nguyên Hồng, Bỉ vỏ)
b) Khốn nạn thần tôi! Giời ơi!
Có thể dùng từ thay với trật tự các thành phần câu như sau: “vị từ + thay +
danh từ/ cụm danh từ”. Vd:
a) Đau đớn thay phận đàn bà!(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b) Thiêng liêng thay tiếng gọi Bác Hồ (Tố Hữu)
Nếu dùng biết bao/ biết mấy thì dùng trật tự “vị từ + bao + danh từ/ cụm danh
từ”. Vd:
a) Đẹp biết bao những lời chân thực ấy.
b) Yêu biết mấy những con người đi (Tố Hữu)
Ngoài ra, cũng có thể sử dụng hình thức nghi vấn nhưng lại mang ngữ điệu có
sắc thái cảm thán. Vd:
a) Đẹp biết bao những lời chân thực ấy
b) Trời ơi, thế có khổ không ì
2.2.2.5. Để biểu thị sự phỏng đoán hay ngờ vực, ngần ngại, ta có thể sử dụng
câu có hình thức của câu nghi vấn mở đầu bằng phải chăng, hay là, không biết, biết
hoặc kết thúc bằng chăng, không biết, nhỉ, đây, bây giờ... Vd:
a) Biết làm sao đêm nay? (Nguyên Hồng)
b) Biết đi dâu bây giờ? về thì đầm dầu vào đâu (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Kiểu câu hỏi này có thể dùng trong độc thoại hay trong đối thoại, có thể được
trả lời trực tiếp ("vào đề") hay không trực tiếp, hoặc không cần được trả lời. Nó
thường nhằm biểu hiện một cảm xúc, khơi gợi những suy tưởng ở người đọc. Vd:
a) (Một chiếc lá vàng rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật minh. Lạ quá,
chim chóc chẳng nghe con nào kêu). Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì
không chú ý mà tôi không nghe được chăng? (Đoàn Giỏi)
b) Có khi nào bạn nghĩ rằng bầu trời thu xanh ngắt đến nao lòng kia của thi sĩ
Yên Đổ kia lại được tạo nên bởi toàn bụi? (Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tuyển tập Hoàng
Phủ Ngọc Tường)
Bài tập 1. Viết các câu có hình thức của câu nghi vấn nhưng có mục đích
- Để nghị, sai khiến;
- Cảm thán;
- Khơi gợi những suy tưởng ở người đọc;
- Khẳng định, nhấn mạnh;
- Biểu thị sự ngẩn ngại.
Bài tập 2. Viết câu ngôn hành có mục đích:
- Chào
- Cam đoan
- Xin lỗi
- Tuyên bố
- Cảm ơn
- Cá cược
2.3. Dấu câu và quy tắc sử dụng dấu câu
Dấu câu được dùng làm kí hiệu để đánh dấu các yếu tố thuộc về ngữ điệu, trọng
âm hoặc dùng để diễn tả các sắc thái khác nhau trong tình cảm, thái độ của người
viết, hoặc để đánh dấu các loại câu có mục đích khác nhau nhằm giúp người viết trình
bày những tư vưởng và cảm xúc một cách rõ ràng, mạch lạc đồng thời giúp người rọc
không hiểu sai điều người viết muốn trình bày. Dấu câu được đặt: những vị trí nhất
định một cách có quy tắc. Chẳng hạn, các dấu câu vong các ví dụ sau đây, ta không
thể tuỳ tiện thay đổi.
a) Tôi xin hỏi: Ai đánh nổi ông Cản Ngũ nào (Kim Lân, Ông Cản Ngũ, Tuyển tập
truyện viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám)
b) Cha mẹ, người đỡ đầu có trách nhiệm tạo điều kiện tốt cho con em học tập.
(Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em)
2.3.1. Dấu chấm (.) thường để kết thúc câu trần thuật. Nó cũng thể được dùng
ở cuối câu cầu khiến hoặc cuối câu cảm thán khi người viết muốn giảm nhẹ màu sắc
cầu khiến hoặc cảm thán đó. Vd:
a) Bà nhìn cháu giục:
- Cháu rửa mặt đi rồi đi nghỉ kẻo mệt. (Thạch Lam)
b) Ồ, bác thật sự bất ngờ về cháu đấy.
2.3.2. Dấu chấm hỏi (?) dùng kết thúc một câu nghi vấn. Nó được dùng kết thúc
câu, vừa dùng làm dấu hiệu cho mục đích nghi vấn. Vd:
a) Thế nào, các cháu thấy đào có ngon không?
b) Tôi phải xếp ở sau đồng chí nào nhỉ?
Dấu chấm hỏi có thể dùng trong câu để bày tỏ một thái độ phân vân, không
quả quyết, ngờ vực, ngần ngại đối với tính chân xác của mệnh đề được biểu thị trong
câu hoặc biểu hiện một cảm xúc, khơi gợi những suy tưởng ở người đọc hoặc để thay
đổi hơi văn, mạch văn. Vd:
- Biết làm sao đêm nay?(Nguyên Hồng, Bỉ vỏ)
b) (Hiển nhiên rằng những cây cố ở cồn cỏ không phải là loại thực vật tại chỗ
từ đáy biển mọc lên, mà cả đều dược mang ra từ đất liền). Vậy thì Prômêtê nào đã
mang lửa đến giấu trong thân cây két? Ai đã từng mang hạt giống ra tận đây, ấp ủ
trong vạt áo, để bây giờ cây mọc thành rừng?(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tuyển tập
Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Dấu chấm hỏi cũng có thể được dùng cuối câu có hình thức của một câu nghi
vấn nhưng có giá trị cảm thán, như:
a) Trời ơi, thế có khổ không ?
b) Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao? (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Dấu chấm hỏi có khi được dùng cùng với dấu chấm cảm đặt ở cuối câu biểu thị
sự băn khoăn, ngờ vực kèm theo sự than vãn hoặc trách móc. Vd:
a) (Mẹ hen nhẹ thôi.) Con dậy làm gì (Nguyên Hồng, Sóng ngầm)
b) Ngơ mà đội than như bác La, như cô Dâng sao dược Cứ phải chịu như thế
này mãi à?! (Nguyên Hồng, Sóng ngầm)
Dấu chấm hỏi có thể thay thế cho cả một lượt lời của một nhân vật để biểu hiện
sự khó hiểu, sự nghi ngờ của người đó về nội dung lời nói của người tham gia đối
thoại với mình:
- Xóc mạnh ổ gà, ổ trâu,chồm nẩy lên thì còn chịu được Vượng kể - chứ mà
những đoạn nhún nhảy êm êm là tớ oẹ nôn chóng mặt đến buông cả tay lái.Đêm về
không ngủ được. Thế là tửu. […]
_???
- Các cậu hẳn thấy cảnh tăng cán người chứ Nặng thế mà vẫn bị xương thịt
mềm mại của con người kích lên một chút.
(Bảo Ninh, Thân phận của yêu. NXB Hội Nhà văn, 2005)
Ngoài ra, dấu chấm hỏi còn có thể được dùng phối hợp với dấu ngoặc đơn (?),
đặt sau từ ngữ chứa đựng nội dung mà người viết cho là đáng ngờ, đáng phải xem
xét lại, kèm theo thái độ mĩa mai châm biếm. Khi phôi hợp thêm dấu chấm cảm (!?)
thì màu sắc mỉa mai, châm biếm càng đậm nét. Vd:
a) Trong tất cả cố gắng của các nhà khai hoá nhằm bồi dưỡng cho dân tộc Việt
Nam và dìu dắt họ lên con dường tiến bộ thì phải kể bán rượu ti cưỡng bức. (Nguyễn
Ái Quốc)
b) Bí mật tới mức... ngay cả Uỷ ban An ninh quốc gia và các cố vấn thân cận
nhất của Tổng thống Mĩ hồi đó đã không hề biết Và thậm chí chính Bộ trưởng Quốc
phòng Mĩ cũng không được báo cáo (!?).
(Đặng Vương Hưng, Nếu tôi là tỉ phú. NXB Hội Nhà văn, 2003)
2.3.3. Dấu chấm cảm (!) dùng kết thúc câu cầu khiến, cảm thán.
a) Ngồi xuống !Mày do thám cái gì? Nói ngay! Tên mày là gì, ở đâu? Nói ngay!
(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)
b) Ôi, Tổ quốc giang sơn hùng vĩ! (Tố Hữu)
Cuối các câu tượng thanh, câu chào - gọi - đáp, cũng thường dùng dấu chấm
cảm.
a) Cốc... cốc...cốc! (Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)
b) Anh Hai! Anh Hai! Vợ Tịch đây! Vợ Tịch đây! (Nguyễn Thi, Người mẹ cầm
súng)
Cũng có khi kết thúc câu tường thuật nhưng người viết vẫn dùng lảu chấm cảm
nhằm mục đích nhấn mạnh sự khẳng định vào nội dung sự tình được miêu tả hoặc
nhằm thể hiện tình cảm vui mừng hay tức giận của nhân vật (tuy nhiên, cách dùng
này có tính “đánh làu” rất rõ về tu từ). Vd:
a) Cái thứ tiền mà Dậu kiếm được! Cái thứ tiền mà người ta vung cho Dậu!
(Nguyên Hồng)
b) Đến trưa, ba anh em đói mềm. Anh Thả reo
- U về! U về!
(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)
Có những trường hợp câu có dùng các từ nghi vấn, nhưng mục đích của câu
nhằm bộc lộ cảm xúc hay biểu thị yêu cầu, mệnh lệnh thì cuối câu vẫn dùng dấu
chấm cảm: Có lo mà học bài đi không, Lê!
Để biểu thị thái độ mỉa mai, châm biếm, ta dặt dấu chấm cảm trong dấu ngoặc
đơn và đặt ngay sau từ ngữ đó. Vd:
a) Và cái gì của Hàn Quốc cũng là tuyệt vời nhất (!) quên đi niềm tự hào dân
tộc và bản sắc văn hoá mà cha ông ta đã dày công vun đắp cả hàng ngàn năm! (Đặng
Vương Hưng, Nếu là tỉ phú)
b) Bọn địch đưa tin: chúng đã bình định được vùng này (!)
2.3.4. Dấu chấm lửng (...) dùng biểu thị tính chất đứt quãng hay kéo dài của lời
nói hoặc của hiện tượng... Nó có thể được đặt ở mọi vị trí trong câu (không kể cấu
tạo cú pháp của câu có cho phép hay không), thâm chí ngay giữa những chữ ghi một
từ, một tiếng.
Dấu chấm lửng là loại dấu có nhiều công dụng, cụ thể là:
- Để biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ..(ở chức năng này, nó tương đương với cách
dùng từ “vân vân”, viết tắt là v.v.):
Cơm, áo, vợ, con, gia đình... bó buộc y. (Nam Cao, sống mòn)
b) Cuộc sống thanh binh biết mấy, trong một dáng văng cần trong một bóng
mát của vành mũ lá...(Nguyễn Văn Thạc, mãi tuổi hai mươi)
- Để đánh dấu phần câu nói bỏ lửng, đứt quãng, hoặc bị cắt ngang:
a) - Ừ nhỉ, con nói đúng. Nhưng mà...
(Hồ Phương)
b) - Thưa... các bạn làng Đô...tôi xin có vài lời… (Kim Lân, Ông Cản Ngũ)
- Để thay thế cho lượt lời trong văn đối thoại (dùng kèm với dấu gạch ngang
đầu dòng):
- Sao con trai bà dại dột thế? Thể lệ thi cử của đình từ mấy đời nay đã quy
định: Dù cha đẻ hay cha nuôi không còn nữa thì khi ứng thí sinh cũng phải khai chính
thống họ cha kia mà?
-…
- Thế Võ Anh mồ côi cha từ lúc nào
(Nguyễn Đức Hiền, Cuộc gặp gỡ ở điện Huy Văn, trong Tuyển tập truyện viết
cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám)
- Để biểu thị âm thanh kéo dài:
a) - B... e...e... B... e... e. - Con vật kêu lên tuyệt vọng.
(Bùi Nguyên Khiết, Chuyện một con bê, trong Tuyển tập truyện cho thiếu nhi
từ sau Cách mạng tháng Tám)
b) Những ngày giáp tết năm ấy,nhìn gió bấc lất phất bay những túm đuôi gà
trên cây nêu, nghe tiếng chuông đất rung loong coong... loong coong..., tôi bâng
khuâng nhớ đến Cu và Cún.
(Ngô Quân Miện, Những chiếc chuông reo, trong Tuyển tập truyện cho thiếu
nhi từ sau Cách mạng tháng Tám)
- Để biểu thị lời nói được kéo dài ra nhằm mục đích thể hiện một tình cảm, một
thái độ hay tình cảnh nào đó:
a) Một đội viên đứng lên bờ tường hô "Yêu cầu cho tiếp vi…ệ…n!”
b) Vâng! Còn bà thì đẹ...ẹ...p...l
—Để biểu thị phần bị lược bớt trong lời trích dẫn. Vd: Tiếng hò loang dài trên
mặt sông:"... Đò từ Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sình. Nghe câu mái đẩy chạnh lòng nước
non...”. Nếu phần lược bớt nằm giữa câu hoặc đoạn thì dùng dấu chấm lửng kèm dấu
ngoặc đơn.
- Dấu chấm lửng còn được dùng nhằm mục đích giãn nhịp điệu của câu văn,
chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ:
Nó thì chỉ có giỏi... coppy bài người khác.
2.3.5. Dấu hai chấm (:) được dùng để báo hiệu cho bộ phận câu hoặc bộ phận
của đoạn văn, văn bản đi sau có quan hệ giải thích hay cụ thể hoá cho nội dung của
bộ phận câu hay bộ phận đoạn văn, văn bản đi trước.
Khi được dùng để báo hiệu lời dẫn nguyên văn, dấu hai chấm được dùng kèm
với dấu ngoặc kép (trong văn bản in, có thể in nghiêng phần trích dẫn trực tiếp và
không cần đặt trong dấu ngoặc kép):
Dân bản không biết Cụ Hồ là ai. Người già hỏi già có phải phe Hàm Nghi không?”.
Nghe cán bộ nói: “ Cụ Hồ cũng đánh Tầy như Hàm Nghi.”, thế là dân cả vùng nổi dậy
theo Cụ Hồ đánh Tây, làm cách mạng đánh Mĩ cho đến bây giờ. (Hoàng Phủ Ngọc
Tường, Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Khi được dùng để báo hiệu sự bắt đầu của các lượt lời trong văn -ôi thoại, dấu
hai chấm được đặt sau phần lời của người dẫn chuyện (dùng kèm dấu gạch ngang
đặt đầu dòng). Vd:
Gần tối mẹ Bống mới về, mẹ vào bếp và hỏi
- Con mèo con ở đâu thế Bống?
- Bà mua cho con đấy!Con bế nó lên nhà cho nó đi ngủ mẹ nhé
(Nguyễn Đình Thi, Cái tết của mèo con, trong Tuyển tập truyện cho thiếu nhi
từ sau Cách mạng tháng Tám)
Dấu hai chấm được đặt trước đều có tác dụng bổ sung, giải thích, thuyết minh
cho ý đứng trước đó. Vd:
a) Kĩ thuật tranh làng Hồ đạt tới sự trang tinh những bộ tranh tố áo màu, quần
hoa chanh nền đen của một thứ màu đen Việt Nam. (Nguyễn Tuân, Ký)
b) Bà tất bật: khi đi giồng sắn ở lúc rẫy ràng ràng, khi đi bắt cua bán, lúc cấy
thuê. (Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)
Dấu hai chấm được đặt trước chuỗi liệt kê. Chẳng hạn:
a) Vùng Hòn với những vòm lá của đủ loại cây mít, dừa, cau, mãng cầu, lê-ki-
ma, măng cụt sum sê, nhẫy nhượt. (Anh Đức, Hòn Đất. Sđd)
b) Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn gạo trắng, cơm dẻo và không có
cơm cháy. (Minh Nhương, Hội thổi cơm ở Đồng Văn. Dẫn theo Tiếng Việt 5, tập hai.
NXB Giáo dục, 2006)
2.3.6. Dấu chấm phẩy (;) được dùng để ngăn cách các bộ phận câu khi các bộ
phận này về mặt ngữ pháp có thể tồn tại độc lập như một câu, nhưng về mặt ý nghĩa
thì vẫn có mối quan hệ rõ rệt với bộ phận đi trước. Vd:
Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điều khó nói. (Phạm
Văn Đồng)
Cũng có trường hợp dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các bộ phận câu có tính
chất liệt kê các nội dung ở phương diện khác nhau nhưng gắn bó với nhau trong cùng
nội dung chung của câu. Vd:
Những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới phải chăng có thể nêu lên như
sau: yêu nước; yêu nhân dân trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội,
đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng;yêu lao
động, coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng của mình; có tinh thần làm chủ tập có ý
thức hợp tác, giúp nhau; chân thành và khiêm tốn quý trọng của công và bảo vệ của
công; yêu văn hoá, khoa học và kĩ thuật có tinh thần quốc tế vô sản.
(Trường Chinh)
2.3.7. Dấu phẩy (,) có tác dụng ngăn cách các từ, các cụm từ trong câu.
Dùng dấu phẩy để chỉ ranh giới, phân ranh giới giữa thành phần nòng cốt của
câu với các thành phần phụ và thành phần biệt lập (trạng ngữ, đề ngữ, hô ngữ, giải
thích ngữ, chuyển tiếp ngữ) dùng bắt buộc khi thành phần này đứng xen giữa chủ
ngữ và ngữ. Vd:
a) Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh lạ lùng, đến nỗi
tôi cảm thấy hình như có một gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành
phố vốn hằng ngày dã rất yên tĩnh này.
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường)
b) Nhà, bà có hàng dãy ở phố. Thóc, bà có đầy bồ.
(Nguyễn Công Hoan, Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Công Hoan)
c) Con đã về đây, ơi mẹ Tơm. (Tố Hữu, Mẹ)
d) Tây Bắc, hòn ngọc ngày mai của Tổ quốc, đang chờ đợi chúng ta, thúc giục
chúng ta. (Phạm Văn Đồng)
Dùng dấu phẩy để ngăn cách các thành phần đẳng lập, đồng chức, nhất là khi
giữa các thành phần này khống dùng quan hệ từ. Vd:
a) Một con chim liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh
bay cao. (Thanh Tịnh)
b) Các loài hoa rực rỡ như hoa gạo, hoa vông, hoa phượng, hoa bằng lăng, hoa
muồng,... đã kéo quân qua bầu trời Hà Nội. (Vân Long, Quả Trứng mùa hoa, trong
Tuyển tập truyện cho thiếu nhi từ sau Cách mạng r.i ng Tám. NXB Giáo dục, 1999)
Dấu phẩy được dùng để ngăn cách các vế của câu ghép. Vd:
a) Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng hãng rồi
chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng. (Trần Hoài Dương)
b) Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. (Tô Hoài, Vợ chồng A
Phủ)
Trong trường hợp đặc biệt, để tránh sự mơ hồ về ngữ nghĩa, người ta có thể
dùng dấu phẩy ngăn cách giữa các phần câu cần thiết để đảm bảo chỉ có một cách
hiểu đúng theo ý người viết. Chẳng hạn, so sánh vd a (không sử dụng dấu phẩy) với
các vd b, c, d (có sử dụng dấu phẩy ngăn cách giữa các phần cần thiết) dưới đây, ta
sẽ thấy rõ:
a) Anh sinh viên mới đến tìm ba.
b) Anh sinh viên, mới đến tìm ba.
c) Anh sinh viên mới, đến tìm ba.
d) Anh sinh viên mới đến, tìm ba.
Ngoài ra, có thể dùng dấu phẩy để ngắt câu văn thành những vế câu cân đối
hoặc ngược lại gây những chỗ nghỉ bất ngờ, tạo cho câu văn một tiết tấu sinh động,
nhờ đó diễn đạt tình ý được sâu xa và tinh tế hơn. Vd:
a) Cối xay tre, nặng nề quay, từ ngàn đời nay, xay nắm thóc.
(Thép Mới, Cây tre Nam)
b) Nhưng vì, nhà con thiếu hơn hai đồng tiền mới phải đến kêu cửa cụ. (Ngô
Tất Tố, Tắt đèn)
2.3.8. Dấu gạch ngang (-) và dấu nối (-)
2.3.8.I. Dấu gạch ngang (-)
Dấu gạch ngang được dùng để ngăn cách thành phần biệt lập với nòng cốt câu.
Vd:
a) Vì những lẽ trên, chúng tôi - Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà - trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: […] (Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc
lập)
b) Và ban đêm, Nhu khóc - chao ôi là Nhu khóc! (Nam Cao, Truyện ngắn Nam
Cao)
Dấu gạch ngang được dùng đặt đầu dòng để đánh dấu những nội dung cùng
cấp độ. Trong văn bản khoa học, hành chính, báo chí, nhất là ở văn bản khoa học,
dấu gạch ngang được dùng với chức năng này. Chẳng hạn:
Tinh thần của bản quyết định,trình bày tóm tắt, là như sau
- Những tên địa lí đã Việt hoá (như tên các châu lục, các dương, tên một số
nước như Pháp, Mỹ, Đức, Ý) vẫn giữ nguyên như cũ.
- Ngoài ra,những tên địa lí khác và những tên người thì để nguyên dạng nếu
bản ngữ dùng chữ La Tinh, chuyển tự sang chữ La Tinh (theo cách chuyển tự do chính
phủ của nước hữu quan ấn định) nếu bản ngữ dùng thứ chữ khác. Ngoại lệ duy nhất
cho nguyên tắc này là các tên người và tên đất của Trung Quốc, vốn đã từ xưa dược
đọc theo âm Hán Việt, và từ khi có chữ quốc ngữ vẫn được theo cách phát âm này.
- Trong khi chuyển tự, vần chữ quốc ngữ cần được bổ sung thêm các chữ cái
thông dụng trong khối cộng đồng của các nước dùng chữ La Tinh như: f, z, j,w. Ngoài
ra, những chữ và dấu khu biệt không có trong vốn chữ cái của nhà in có thể được bỏ
qua hoặc thay thế bằng những chữ gần tương tự. (Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt, mấy
vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa. NXB Giáo dục, 1998 tr.162)
Dấu gạch ngang dùng đảnh dấu lượt trong văn đối thoại. Vd:
- Không phải!Chắc cậu ta bị gà mổ
- Đừng hòng!Cóc đớp thì có!
(Vũ Tú Nam, Tiếng ve ran, trong Tuyển tập truyện cho thiếu nhi từ sau Cách
mạng tháng Tám. sđd)
Ta cũng thường gặp hiện tượng dùng dấu gạch ngang để kết giữa hai nhóm
chữ số biểu thị hai gian (của một giai đoạn nào đó). Vd:
a) Thời kì1930- 1945
b) Thời kì Mặt trận dân chủ (1936-1939)
2.3.8.2. Dấu gạch nối (-)
Dấu gạch nối không được xem là dấu câu, vì nó không có chức năng ngăn cách
các câu, hoặc ngăn cách các bộ phận câu, mà dùng để ngăn cách các yếu tố trong từ
hoặc cụm từ. Nó thường bị dùng nhầm lẫn với dấu gạch ngang.
Dấu gạch nối được sử dụng để nối các tiếng trong từ phiên ầm. Vd: Con cá dứa
mình trắng đuôi vàng, trung bình nặng khoảng ba ki-lô-gam, cũng có khi nặng đến
bảy, tám ki-lô-gam.
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Dấu gạch nối được sử dụng để nối các bộ phận trong các từ danh, trong các
cụm từ biểu đạt các khải niệm có tính tổng hợp. Vd:
a) Các mặt hàng nông - lâm - thuỷ sản
b) Có thể có người cho rằng tuy câu không có sẵn trong ngôn ngữ nhưng mẫu
câu (tức những công thức như "danh ngữ- vị ngữ" v.v…) thì có.
(Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt,mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa)
Dấu gạch nối cũng thường được sử dụng để liên kết các chữ số trong nhóm chữ
số biểu thị ngày tháng năm (viết liền). Vd:
Ngày 14-3-2001; Từ 02-3 đến 05-4-2002; Ngày sinh 22-6-1972
Ngoài ra, dấu gạch nối cũng được dùng với mục đích tu từ
Khi để thay dấu phẩy trong câu văn có nội dung liên kết, với dụng ý làm nổi
bật được nội dung liệt kê và nhấn mạnh tính chất phong phú, đa dạng của nội dung
được liệt kê đó (giữa dấu gạch nối và các chữ hữu quan có khoảng trống).
Nào là ga Tiên An - ga Hà Thanh - ga Quảng Trị - ga Mĩ chánh - ga Hiền Sĩ-ga
Văn Xá - ga An Hòa - ga Huế - ga An Cựu - ga Hương Thuỷ - ga Phú Bài - ga Nong -
ga Truồi - ga cầu Hai - ga Nước Ngọt - ga Thừa Lưu - ga Lăng Cô - ga Liên Chiểu -
ga Nam Ô - ga Tua Ran... (Nguyễn Tuân)
Khi người viết nhằm ghi lại cách phát âm dằn giọng, nhấn mạnh từng tiếng một
để thể hiện thái độ cương quyết hay bực tức của người nói (các chữ hữu quan và dấu
gạch nối được viết liền). Vd:
- Tôi-không-thích-dính-với-ai-cả. Nghe rõ chưa? (Ma Văn Kháng)
Khi nối các tiếng trong ngữ đoạn hoặc trong câu nhằm tạo thành một khối và
cá thể hoá hoặc nhấn mạnh sự vật, hiện tượng được nói đến (trong khối ấy), (giữa
dấu nối và các chữ hữu quan được viết liền). Vd:
a) Chị-công-nhân-áo-xanh-nhớ-nhà. (Nguyễn Tuân)
b) - Khó-khăn-khắc-phục!
Tiếng chim nghe rõ ràng và đầy ý thức giống y như tiếng người.
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường)
2.3.9. Dấu ngoặc đơn ()
Dùng để tách biệt các thành phần biệt lập. về mặt này, nó g dấu phẩy hay dấu
gạch ngang. Khi sử dụng, dấu ngoặc đơn luôn cần dùng cả phần mở ngoặc và phần
đóng ngoặc, cho dù dùng nó ở giữa câu hay ở cuối câu. Vd:
a) Cả châu có 7.800 nhân khẩu (đây là con số trước khi chính phủ tiến hành kê
khai dân số đầu tháng ba 1960) và cây rừng vẫn đông hơn người. (Nguyễn Tuân)
b) Thanh Hải ở trong rừng tới hơn 15 chỉ lõm bõm được mấy câu "đơn cu a tao",
"đơn cu a âm"...(cho tôi mía, cho tôi bắp); thật quả đúng là...nhà thơ. (Hoàng Phủ
Ngọc Tường, Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Dấu ngoặc đơn thường dùng để ghi chú nguồn gốc, tác giả, địa điểm, năm
tháng... có liên quan với điều được nói tới. Vd:
Tính "đếm được" hay không đếm được" [+- ĐĐ] từ khá lâu dược coi là một tiêu
chí quan trọng của danh từ (Jespersen 1924, N. chomsky 1965, Weinreich 1966,
McCawley 1972, Bunt 1979, Pelletier 1979, Allan 1980).
(Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt,mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, sđd)
Dấu ngoặc đơn thường được dùng để ngăn cách giữa từ ngữ nêu tên gọi khác
của sự vật được nói tới hoặc từ ngữ nêu thuật ngữ hay tên gọi bằng tiếng nước ngoài
tương đương với thuật ngữ hay tên gọi bằng tiếng Việt với (các) phần câu còn lại.
Vd:
a) Đảng Lao động Việt Nam (trước kia là Đảng Cộng sản Đông Dương) luôn
luôn giương cao và giữ vững ngọn cờ độc lập dân tộc và giải phóng các tầng lớp lao
động. (Hồ Chí Minh)
b) Hiểu qua ba đề mục TRƯỜNG (FIELD), THỨC (MODE), KHÔNG KHÍ CHUNG
(TENOR). (Diệp Quang Ban, Văn bản và liên kết văn bản trong tiếng Việt, NXB Giáo
dục, 1999)
Dấu ngoặc đơn còn được dùng để ngăn cách giữa phần từ ngữ nêu lời bình
phẩm, chỉ dẫn của người viết hoặc độ của nhân vật về sự tỉnh được nói đến với (các)
phần câu còn lại. Vd:
Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi
(Giang Nam, Quê hương)
★ Khi để biểu thị phần bị lược bớt trong đoạn trích dẫn nguyên văn, ta thường
dùng dấu ngoặc đơn kết hợp với dấu chấm lửng. Vd:
Trong trang viết của Tạ Duy Anh, hình ảnh cánh điều tuổi thơ hiện lên thật
đẹp:“Sáo đơn rồi sáo kép, sáo bè như gọi thấp xuống những sao sớm. (...) Ban đêm,
trên bãi thả điều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác điều đang trôi trên
dải Ngân Hà.”
Cũng có khi dấu ngoặc đơn được dùng phối hợp với dấu chấm cảm và hoặc dấu
chấm hỏi (x. Dấu chấm hỏi, 62 Dấu chấm cảm, tr.64).
2.3.10. Dấu ngoặc kép (“ ”) có nhiều công dụng:
Dùng để đánh dấu phần (từ, cụm từ, câu, đoạn) dẫn nguyên - ăn của người
khác. Vd:
Nhưng rồi sau đó Người chữa lại,thêm chữ "thống nhất” vào sau (chứ không
phải vào trước từ "độc lập") thành Nam độc lập thống nhất muôn năm!".(Lý Toàn
Thắng, Mấy vấn đề Việt ngữ học và ngôn ngữ học đại cương. NXB Khoa học xã hội,
2002)
Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật (có thể kết hợp với dấu hai
chấm). Vd:
Ba nó bảo: "út à, tối nay mày đi nhà bà Sáu ngủ. Bà Sáu ở nhà có một
mình!"(Anh Đức, Hòn Đất)
Dùng đóng khung tên tác phẩm, tên sách, tên tài liệu trong một câu văn đề
cập đến chúng (nhiều dấu ngoặc kép được thay thế bằng hình thức chữ in nghiêng).
Vd:
a) Từ Thôi Oanh Oanh, Trương Quân Thuỵ trong "Tây sương kí” ở Trung Quốc
đến Đổng Kim Lân trong "Sơn Hậu” Tạ Ngọc Lăn trong “Ngọn lửa Hồng Sơn" cùng các
nhân vật chèo như Xuý Vân, Thị Kính, Châu Long, v.v.đều là những nhân vật chứa
đầy sóng gió bên trong. (Phương Lựu)
b) Yến Lan trong tập "Lẵng hoa hồng" cũng có một số nhược điểm tương tự. Hà
Minh Đức, Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam, NXB GD, 1998)
Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu từ ngữ với ý mỉa mai, châm biếm
(còn được gọi là dấu nháy). Vd:
Một thế kỉ "văn minh", "khai hoá" của thực dân cũng không làm ra được một
tấc sắt.(Hồ Chí Minh).
Hoặc dùng dấu ngoặc kép để đóng khung từ ngữ có cách dùng đặc biệt theo
chủ ý của tác giả). Vd:
Có bạn tắc kè hoa
Xây "lầu"trên cây đa
Rét, chơi trò đi trốn
Đợi ấm trời mới (Phạm Đình Ân)
2.3.1.1. Dấu ngoặc vuông [ ] là loại dấu mới được sử dụng trong ac vãn bản
(thường là văn bản khoa học khoảng mươi lăm năm nay).
Dấu ngoặc vuông thường được dùng để đóng khung thuật ngữ biểu thị thuộc
tính được dùng làm tiêu chí nhận diện khi phân loại (dùng kềm với dấu cộng và hoặc
dấu trừ [+]. Vd:
a) Tính [±đếm được] là một tiêu chí ngữ pháp. (Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt,mấy
vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa)
b) Chức năng chủ yếu của determiner là giới hạn hay làm rõ hơn sở chỉ của một
danh ngữ mà trong đó nó xuất hiện và cho biết danh ngữ đó là [+xác định] hay [-
xác định]. (Bùi Mạnh Hùng)
Dấu ngoặc vuông cũng được dùng đóng khung những từ ngữ có thể thay thế
đứng trước nó (thường gặp trong các tài chuyên ngành ngôn ngữ học khi nêu dẫn liệ
minh hoạ). Vd:
Những [các/mọi/mỗi/ từng] học sinh [sinh viên/ tưởng]
Dấu ngoặc vuông được dùng để đóng khung bộ phận chú thích về nguồn gốc
của tài liệu trích dẫn (giống như dấu ngoặc đơn). Vd:
Nguyễn Tài Cẩn gọi bổ ngữ bắt buộc là bổ tố để phân biệt với trạng tố là loại
thành tố phụ tự do [Nguyễn Tài Cẩn 1975, tr. 75-298].
(Nguyễn Minh Thuyết, Thành phần cấu tiếng Việt)
★ Ngoài ra, dấu ngoặc vuông còn được dùng kết hợp với dấu chấm lửng để
biểu thị bộ phận bị lược bớt trong phần trích dẫn nguyên văn.
2.3.1.2. Dấu gạch xiên (/) được dùng để thay từ hay, từ Vd:
Cuối cùng, xin nói đến nhân tố "văn hoá" vốn củng có ảnh hưởng đến việc xếp
loại "đếm được/không đếm được". (Lý Toàn Thắng, Mấy vấn đề Việt ngữ học và ngôn
ngữ học đại cương)
Dấu gạch xiên cũng được dùng thay cho từ “và” hoặc từ Vd:
Sự phân biệt đơn vị/khối trong tiếng Việt và khái niệm (Cao Xuân Hạo, Tiếng
Việt, mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa)
Dấu gạch xiên cũng được dùng ngăn cách giữa các dòng thơ khi người viết dẫn
đoạn thơ nhưng không viết xuống dòng như bình thường. Vd:
Chính vì vậy mà khát vọng được sống và được yêu của một người đàn bà đích
thực trong Luyến chẳng mấy a sánh nổi muốn ôm cả đất/ Ta muốn ôm cả trời/ Mà ta
không ôm trọn/ tim một con người. (Đặng Vương Hưng, Đa tài và đa tình. NXb Hội
Nhà văn, 2005)
Bài tập 1. Hãy thêm dấu câu vào những chỗ cần thiết trong các đoạn văn sau
và viết lại các chữ đầu câu theo quy tắc chính tả
a) Tại miền cực Bắc của Chilê cách đẩy 7.000 năm người ta đã biết cách ướp
xác thân nhân đây là dân tộc dầu tiên trên thế giới biết cách chăm sóc người chết,
nhưng không để lại một văn bản nào về kĩ thuật này Giáo sư Patricia Soto Heim thuộc
Viện bảo tàng con người giải thích “Các xác ướp phần lớn đều khô đét bộ xương được
buộc bằng dây, và các mảnh gỗ ghép lại sau đó người ta dùng xơ da của thú vật và
bùn trét kín người Chinchorros còn thoa lên xương và đầu một lớp bột manganèse họ
vẽ lại mắt mũi miệng và để lại hàm răng khi đó mặt được thoa màu đỏ của một chất
sắt.” tập tục này được áp dụng cho người lớn trẻ con trẻ sơ sinh và cả thai nhi nữa
người ta còn tìm thấy 4-5 cái xác ướp ở cùng một nơi có thể cùng là gia đình nghiên
cứu bộ xương cho thấy họ nghề... bát cá quả vậy ống xương tai trong của họ rất dày
do thói quen lặn sâu trong nước lạnh và phân tích xương kĩ thì thấy chế dộ ăn uống
của họ 75% là cá!
(Theo Đinh Công Thành)
b) Đạo Thiên Chúa phát triển ở châu Âu từ thời trung cổ trung đại trung tâm là
Giáo La Mã Rô-ma Ý từ năm 1533 các giáo sĩ người Bồ Đào Nha theo thuyền buôn
phương Tây đến nước ta truyền bá đạo này sang thế kỉ XVII - XVIII cùng với việc
chạy đua tìm nguồn lợi và tài nguyên của thương gia châu Âu hoạt động của các giáo
sĩ truyền đạo Thiên Chúa ngày càng tăng. (Theo Lịch sử văn minh thế giới)
c) Chúng ta còn nhớ lời Kiều nói với Vân đêm trao duyên Cậy em, em có chịu
lời người ta hỏi Tại sao Nguyễn Du lại không dùng nhờ mà dùng cậy không dùng nhận
mà dùng chịu. (Theo Đinh Trọng Lạc - Nguyễn Thái Hoà, Phong cách học tiếng Việt
hiện đại. NXB â Ỉ3 dục, 1993)
Bài tập 2. Dùng những dấu câu nào để diễn tả đúng tâm trạng của bệnh nhân
trong truyện cười dưới đây?
Bác sĩ (khám bệnh):
- Bác đi ngoài có dược không
Bệnh nhân:
- Dạ em đi ngoài vẫn tốt ạ
Bác sĩ:
- Thế bác có ăn dược không
Bệnh nhân:

3. MỘT SỐ PHÉP BIẾN ĐỔl CÂU TRONG VĂN BẢN


3.1. Tách câu và gộp câu
3.1.1. Tách câu là thao tác tách (các) bộ phận câu thành (các): J riêng biệt.
Việc tách câu thường nhằm mục đích nhấn mạnh, gây sự chú ý của người đọc (vào
nội dung được biểu thị ở phần được tách 04-ng ra). Có thể tách các bộ phận sau:
Tách một vế của câu ghép - Tách câu ghép không có quan hệ từ ở những câu
ghép không có quan hệ từ — câu ghép chuỗi, các vế được ngăn cách bằng dấu phẩy
hoặc dấu chấm phẩy — thì việc chúng thành câu đơn, về hình thức, nhìn chung là
không khó ta chỉ cần thay dấu phẩy hoặc dấu chấm ngăn cách các vế trong câu ghép
chuỗi thành dấu chấm. Vd:
Trời xanh, biển xanh, sông biêng biếc xanh.
Trời xanh. Biển xanh. Sông biêng biếc xanh.
Tách câu ghép đẳng lập
a) Nói ghê thế. Người tốt còn khối. Và người tốt sẽ cồn được sinh ra ở các thế
hệ sau. (Bảo Ninh, Thân phận của tình yêu. Sđd)
b) Sáng ra em mở cửa phòng, thấy cành cây ướt đẫm sương khuya, em lại nhớ
một bản nhạc. Và em hát. Khúc ca buổi sáng... [...]Còn bây giờ, sông Cầu đang rút
nước. Nhưng mặt sông còn mênh mông lắm. (Nguyễn Văn Thạc, Mãi mãi tuổi hai
mươi)
Khi tách một vế của câu ghép đẳng lập thành một câu riêng, quan hệ từ luôn
luôn gắn với vế câu đứng sau — vế câu được tách riêng.
- Tách câu ghép chính phụ
Các vế của câu ghép chính phụ có mối quan hệ chặt chẽ, tuy nhiên ta có thể
tách mỗi vế thành câu đơn. Chẳng hạn:
Bác dư sức để trở thành một nhà văn lớn châu Ấu hay một nhà thơ thiên tài
châu Á. Nếu như không có chúng ta. Nếu như không có cái khác lớn hơn Bác. (Chê
Lan Viên)
Khi tách câu ghép chính phụ, vế chính phải được đặt trước, vế phụ đặt sau và
giữ nguyên quan hệ từ dẫn nhập. Nếu không, câu sẽ không còn là câu đúng ngữ pháp
mà là câu sai ngữ pháp do thiếu một vế của câu ghép chính phụ (x. Chữa các thông
thường về câu).
Song, xét cho cùng, khi ta tách các vế như vừa nêu, nội dung thông báo của
câu có thể không thay đổi so với nguồn nhưng màu sắc tu từ thường bị biến đổi ít
nhiều. Việc chọn thức viết câu đơn hay câu ghép nhiều khi mang đậm dụng ỷ của
người viết. Bởi thế, không phải hễ là câu ghép đẳng lập hay câu ghép chuỗi thì có thể
tách các vế câu một cách dễ dàng. Chẳng hạn, xét đoạn văn: Biển luôn thay đổi màu
tuỳ theo sắc mây Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc
nịch.Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển
xám nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ. Như một con người biết
buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc dăm chiêu, gắt gỏng. (Vũ
Tú Nam, Biển đẹp. Dẩn theo Ngữ văn 6,'tậ hai. NXB Giáo dục, 2006); ta dễ dàng
nhận thấy trừ câu đầu và câu cuối đoạn, còn lại đều là câu ghép không có quan hệ
từ, nhưng nếu tách chúng, đoạn văn sẽ rời rạc, mất hẳn cái chặt chẽ, tương ứng hài
hoà mà nhà văn đã tạo nên.
Tách một bộ phận của câu
Tách vị ngữ
Trăng lên. Cong vút và kiêu bạc ở phía góc trời. (Nguyễn Thị Thu Huệ)
Tách trạng ngữ
Ta biết giấu mặt vào đâu, vào gấu quần hay gấu áo, khi đường Trường Sơn
chưa có dấu chân ta.Khi cả cuộc đời ta chưa có cái niềm vui mãnh liệt của người chiến
thắng,cắm cờ của Tổ quốc trên cả nước thân yêu.
Nguyễn Văn Thạc, Mãi mãi tuổi hai mươi)
Tách bổ ngữ
Còn anh bộ đội thì hồi hộp đợi chờ. Lần bắn thứ hai trong đời Có lúc nào anh tự
hỏi mình:đâu là chiến hào đánh Mĩ Đâu là dây cung để bật những mũi tên căm uất ì
(Nguyễn Văn Thạc, Mãi mãi tuổi hai mươi)
Tách định ngữ
Đó là một nghề đi nhiều, thấy rộng. Gần gũi với thiên nhiên. (Đỗ Bảo châu)
Tách giải thích ngữ
Chị cười. Cái cười của một người quen chịu đựng chỉ hé một nửa.
Việc tách một phần của câu thành câu riêng biệt cần phải đảm:ao những điều
kiện nhất định. Đó là:
Những bộ phận được tách thành câu riêng biệt phải đứng cuối iu. Chẳng hạn,
ta chỉ có thể tách trạng ngữ khi nó đứng cuối câu. So sánh (a) "Bóng họ ngả vào
nhau. Ở cuối đường." (Nguyễn Thị Thu Huệ) với (b) "Qua tấm băng. Kha bỗng nhìn
thấy Lý ở bên đường.", ta thấy khó mà chấp nhận "Qua tấm băng." là một câu, trong
khi "Ở cuối đường." của vd (a) lại không gây phản cảm như "Qua tấm băng.".
- Khi cuối câu có nhiều bộ phận đồng chức, ta có thể tách bộ phận đồng chức
ấy thành những câu riêng. Vd:
Anh đang nhớ lại. Những đám cháy của cỏ Mĩ. Mùa gió chướng. Mùi đất nồng
cay sau cơn mưa và nỗi nhớ nhà cồn cào da diết. (Nguyễn Thị Ngọc Tú)
3.1.2. Gộp câu lại là thao tác gộp nhiều câu thành một câu. Chẳng hạn, xét các
câu:
- Cuộc chiến có vẻ như bị vùi lấp trong biển mênh mông mù mịt mùa thế nhưng
nếu cứ để tâm lắng nghe mãi tiếng mưa rơi trên mái rừng và ngước nhìn mãi bầu trời
thâm xám, thấp tối như vòm hang thì người ta chỉ có thể nghĩ tới duy nhất có nó mà
thôi chiến tranh, chiến tranh.
(Bảo Ninh, Thân phận của tình yêu)
b) Rừng yên ả, gió như cũng ngừng lay động, giọng ca nhấn nhá luyến láy,
chinh phục không gian, trải ra trước mắt những làng quê có dòng sông, con đò, bến
nước gốc đa, hay một thành phố bình yên hoà chung nhịp thở. (Cao Tiến Lê)
Ta thấy, nếu tách mỗi câu vừa dẫn thành hai hoặc ba câu thì sẽ không có gì sai
về ngữ nghĩa cũng như ngữ pháp, nhưng việc tác giả gộp chung làm một câu vẫn rất
có lí. Đấy là sự ràng buộc, liền mạch, cộng hưởng ngữ nghĩa cho từng vế câu khi
chúng cùng chung trong cái giới hạn của một câu - cái phần viết nằm giữa hai dấu
chấm câu.
Tách câu hay nhập câu đều là những thao tác biến đổi câu nhằm mục đích tăng
cường hiệu quả biểu đạt.
3.2. Thay đổi trật tự các bộ phận trong câu
Trong tiếng Việt, trật tự từ trong câu giữ một vai trò quan trọng. So sánh: Mẹ
yêu con, với Con yêu mẹ, với yêu mẹ con với yêu con mẹ, ta thấy cùng ba từ mẹ,
yêu, con nhưng trật tự khác nhau thì cấu trúc cú pháp và ý nghĩa thông báo đều khác
nhau. Tuy nhiên, có những trường hợp ta có thể thay đổi trật tự các bộ phận trong
câu. Việc thay đổi trật tự các bộ phận trong câu thường nhằm mục đích nhấn mạnh,
gây sự chú ý, làm nổi rõ thông tin. Và việc thay đổi đó cũng phải tuân thủ những điều
kiện nhất định.
3.2.1. Đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ
Ta có thể đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ, nếu câu thoả mãn một trong các điều
kiện sau:
- Một, là vị ngữ hạt nhân là động từ nội động, như ngồi, chạy, đứng, nổi,
cháy,...; tính từ chỉ lượng, như nhiều, đông, đầy, vắng, thưa...; và tính từ có tính
tượng hình - tượng thanh, như lững thững, sừng sững, lênh khênh, ầm ầm,ra rả,róc
Vd:
a) Trong cái hang tăm tối bẩn thỉu sống một đời khốn nạn những người gầy gò,
rách rưới. (Thạch Lam)
b) Đó đây, từ những gốc rạ đang mục nát, lấp lánh những đốm sáng li ti, biêng
biếc, lạnh lẽo của những con sâu đất. (Đặng Vương Hưng, Đêm ma trơi. NXB Kim
Đồng, 2003)
Hai, là câu có trạng ngữ; có vị ngữ biểu thị sự xuất hiện, tồn tại, tiêu biến của
sự vật. Vd:
a) Từ đằng xa tiến lại hai chú bé.
b) Phía cuối sông nhô ra hai chiếc thuyền buồm đỏ thắm.
Ba, là câu có màu sắc cảm thán. Vd:
a) Nào có ra gì cái chữ nho. (Tú Xương)
b) Nào đâu những đêm vàng bên bờ (Thế Lữ Nhớ rừng, trong Thi nhân Việt
Nam. Nguyễn Đức Phiên xuất bản, Hà Nội, 1943)
Bốn, là cụm động từ hoặc tính từ làm vị ngữ của câu có bổ ngữ nang chức năng
như một trạng ngữ. Vd:
a) Lom khom dưới núi tiều vài chú. (Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)
b) Đã nở rộ và toả hương thơm mát cả một khoảng sân những bông hoa trong
vườn.
Các bổ ngữ dưới núi,một khoảng sân có chức năng như trạng ngữ chỉ nơi chốn)
là điều kiện dẫn đến khả năng có thể đảo vị ngữ lên rước chủ ngữ.
Ngoài ra, trong một số trường hợp câu có cấu trúc danh1 -> là -> danh2 (danh1
và danh2 là danh từ hoặc cụm danh từ), ta có thể đảo thành danh2 -> là -> danh1.
Vd:
a) Anh ấy là người thông minh nhất lớp.
-> Người thông minh nhất lớp là anh
b) Hạnh là lớp trưởng lớp chuyên Toán.
-> Lớp trưởng lớp chuyên Toán là Hạnh.
3.2.2. Thay đổi vị trí của các vế trong câu ghép (chính phụ)
Thông thường, trật tự của câu ghép chính phụ là vế câu phụ đứng trước, vế câu
chính đứng sau: Vì, do, bởi, tại X -> (nên) Y Nếu, nếu như, giá, giá như, giả sử X ->
(thì) Y; Tuy, mặc dù, dù X -> nhưng (vẫn) Y. Ta có thể thay đổi trật tự này, khi muốn
nhấn mạnh và gây chú ý đối với phần thông tin hệ quả hoặc thông tin về sự tăng
tiến. Chẳng hạn so sánh:
Chúng con bắt tên Dậu nộp thay vì tên này là thân nhân hắn.
(Ngô Tất Tố)
-> Vì tên Dậu là thân nhân hắn nên chúng con bắt tên Dậu nộp thay.
Khi đảo trật tự các vế câu trong câu ghép chính phụ, quan hệ từ dẫn nhập về
câu phụ vẫn giữ nguyên còn quan hệ từ dẫn nhập vế câu chính thì lược bỏ.
3.2.3. Thay đổi vị trí của trạng ngữ
Như ta đã biết, trạng ngữ là loại thành phần phụ quan trọng nhất và có vị trí
linh hoạt nhất: nó có thể đứng đầu, giữa hoặc cuối câu. Tuy nhiên, ở mỗi vị trí, nó có
một ý nghĩa nhất định. Đó là:
Nếu ở vị trí đầu câu, trạng ngữ có tác dụng hạn định nội dung của câu đồng
thời thực hiện chức năng kết với câu trước nó. Vd:
Cháu lại đi với mối thù thằng Tây mũi lõ, thằng Tây quấn thừng đã làm một đời
bà khổ. Khi thắng lợi trở về, chắc bà không còn (...) Nhưng vùng này quả là đẹp, như
trong tưởng tượng của mình về đồng quê, cánh cò vỗ nhịp vào ra trong lời mẹ hát.
Càng gần Bắc Ninh, xứ sở của dân ca, phong cảnh càng êm dịu, càng quen thuộc và
mênh mông như bài quan họ "trên rừng 36 thứ chim...".(Nguyễn Văn Thạc, mãi tuổi
hai mươi)
Trạng ngữ trong vd vừa nêu, sẽ không còn tác dụng và khả năng như vừa nêu
nếu đảo vị trí của nó ra giữa câu hoặc xuống cuối câu.
Nếu ở vị trí giữa câu, trạng ngữ thường dùng để hạn định nội dung của câu.
Vd:
Con gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, thấm nhuần cái hương thơm của lá,
như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi
thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm thân lúa còn
tươi, ngửi thấy mùi thơm mát của lúa non không? (Thạch Lam)
So với vd có trạng ngữ ở đầu câu vừa nêu trên, ta thấy, chức năng liên kết của
trạng ngữ của vd vừa dẫn không có, tuy nhiên, nó có chức năng bổ sung cho nòng
cốt câu ý nghĩa thời gian xảy ra sự tình.
Nếu ở vị trí cuối câu, trạng ngữ thường tham gia vào phần báo, hoặc một mình
làm phần báo - truyền đi thông mới nhất. Mặt khác, với vị trí cuối câu, trạng ngữ còn
có chức năng kết câu đó với câu sau nó. Vd:
Ai đã nói điều ấy với minh, khi trời đang rạng sáng 9g30' phải vào màn, nhưng
ta thức trọn một đêm, với bốn bề đang rạng sáng, mặt trời mọc, và em bé đã ríu rít
ở hàng ô rô xén gọn. (...) Ta biết giấu mặt vào đâu, vào gấu quần hay gấu áo, khi
đường Trường Sơn chưa có dấu chân ta. Khi cả cuộc đời ta chưa có cái niềm vui mãnh
của người chiến thắng, cắm cờ của Tổ quốc trên cả nước thằn yêu. (Nguyễn Văn Thạc,
mãi tuổi hai mươi).
So với vd có trạng ngữ đứng đầu câu hoặc giữa câu đã nêu ở trên thì trạng ngữ
ở vị trí cuối câu của vd vừa nêu lại mang đến cho câu chức năng nhấn mạnh vào nội
dung thông báo — phần được biểu thị ở vị ngữ - mặt khác, chức năng liên kết với câu
sau cũng được thể hiện rõ.
3.2.4. Đảo bổ ngữ lên đầu câu
So sánh cách diễn đạt của dẫn chứng a và b sau đây:
a) - Thế mày có cướp nhà Chánh Ngữ không
- Lạy quan lớn, có.
Ông huyện rũ ra cười, hỏi:
-Vậy tiền mày giấu ở đâu?
(Nguyễn Công Hoan, Tuyền tập truyện ngắn Nguyễn Công Hoan)
b) Vậy mày giấu tiền ở đâu?
Ta thấy, khi đảo bổ ngữ tiền lên trước chủ ngữ và vị ngữ, không chỉ mang lại
cho câu một kiểu cấu trúc mới, tránh được cái nhàm chán mà còn góp phần liên kết
với (những) câu trước nó, đồng thời có tác dụng nhấn mạnh vào cái được đề cập đến
trong câu.
Bài tập 1. Những câu nào trong số các câu sau đây được tách? Tách bộ phận
nào? Hãy cho biết tác dụng của việc tách đó.
a) Một người đội mũ ca lô xăm xăm tiến vào quán. Anh trật tự bến đò. (Nguyễn
Tuân)
b) Dư luận quốc tế bảo ta đi nhanh. Đàng hoàng mà lại rất nhanh. Đúng đấy.
Vì ta có sức đẩy của lịch sử nghìn xưa, có sức nâng của 55 triệu nhân dân hiện dại.
Có ngôi sao dẫn đường của Đảng. Và có con dường do Bác vạch ra. (Chế Lan Viên)
c) Mẹ Sáu gắn bó đời mình với cách mạng bằng nhiều thứ quá. Chồng con, đất
đai, máu thịt. (Anh Đức)
d) Chiểu mùa đông - nắng vàng rực. Nam dang di giữa công trường sôi sục.
(Phù Thăng)
e) Xe ơi lao nhanh hơn, cho ta chóng tới gia đình lớn. Nơi ta gửi gắm cả thời
thanh xuân của mình. (...) Mình trút bỏ không thương tiếc, và trìu mến khoác lên
mình màu xanh ấy. Màu xanh của núi đồi và thảo nguyên, của ước mơ và hi vọng.
Màu xanh bất diệt của sự sống. (Nguyễn Văn Thạc, Mãi mãi hai mươi).
Bài tập 2. Những bộ phận câu nào trong số các câu sau đã được đổi Việc tì, đổi
vị trí đố có tác dụng như thế nào?
a) Cái sự hi sinh khó nhọc thì mình làm trước người ta, còn sự sung sướng thanh
nhàn thì mình nhường người ta hưởng trước. (Hồ Chí Minh)
b) Những cuộc vui ấy, chị còn nhớ rành rành.
c) Trong ánh mặt trời vàng óng, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi, tráng
lệ. Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ. Từ trong
biển lá xanh rờn, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời. (Doãn
Giỏi)
d) Bóng tối như bức màn mỏng, như thứ bụi xốp đen mờ, phủ dần lên mọi vật.
Trong nhập nhoạng, thỉnh thoảng lại bật lên một mảng sáng của ánh ngày còn vương
lại. Một vài tiếng dế gáy sớm vẻ thăm dò. (Phạm Dức)
Bài tập 3. Giải thích dụng ý tách câu của tác giả trong các đoạn văn sau
a) Các bài thơ của Bác, dẹp ở chữ, ở lời, ở bố cục cân đối, hài hoà. Đẹp ở hình
tượng, phong cách; đẹp ở cảm xúc, âm thanh, màu sắc, nhạc diệu, hình khối. Đẹp vì
tứ cao, ý sâu. Đẹp vì giản dị, cao cả, hài hoà. (Dần theo Nguyễn Quanh Ninh)
b) Đến nơi. Nó dừng lại. Chờ. Nhưng chờ gì? Bao giờ vắng người, vắng người
thì bà hàng khoai cũng về. Thế là hốc. (Nguyễn Công Hoan)
c) Đời ông có thể kết thúc dược rồi. Như nén hương cháy đến dốt cuối cùng
được rồi. Tan thành khói được rồi. Vì dã quá dài dặc, dã quá dủ. (Nguyễn Phan Hách)
d) Ai đấy khi khoác vai người bạn yêu quý của mình, chỉ cho bạn, kia là ngôi
sao Hôm - ngôi sao Mai... Ngôi sao ban chiều và ngôi sao của bình minh. Chớ quên
rằng, để dêm trăng có những ngôi sao tình tự, để con người tự do mơ ước vươn tồi
những đỉnh cao xa; có những trái tim đầy khát vọng phải xếp vào ba lô mọi mơ ước
dịu hiền nhất, mọi tương lai cá nhân quen thuộc nhất. Mà dánh giặc. (Nguyễn Văn
Thạc, mãi tuổi mươi).
e) Con người ta có thể trong sáng đến thế! Tận tuy đến thế! Dũng cảm đến thế!
(Nguyễn Khải)
Bài tập 4. Đảo trật tự các thành phần của các câu sau đây so sánh với câu gốc
để thấy sự khác nhau về sắc thái biểu đạt của chúng.
a) Tuổi hai mươi của chúng ta sẽ còn mãi.
b) Cây lá dang dồn nhựa để trổ ra một mùa quả chín trĩu cành dâng tặng những
người quanh năm một nắng hai sương tảo tần khuya sớm.
c) Nó thừa thông minh nhưng lại thiếu mất lòng kiên nhẫn.
d) Nghỉ ngơi là một nhu cầu của con người sau lúc làm việc vất vả.
3.3. Chuyển đổi câu
3.3.1. Chuyển đổi câu có ý nghĩa chủ động thành câu có ý nghĩa bị động và
ngược lại
Câu có ý nghĩa chủ động là câu có chủ ngữ biểu thị chủ thể của hoạt động được
nêu ở vị ngữ và có bổ ngữ biểu thị đôi tượng tác động của hoạt động ấy. Vd: Nam
làm bài; Sếp phê binh nó.
Câu có ý nghĩa bị động là câu có chủ ngữ biểu thị đối tượng của hành động
được biểu thị ở vị ngữ. Vd: Nó bị sếp phê bình ; nhà này vừa xây xong. Trong tiếng
Việt, có hai kiểu câu mang ý nghĩa bị động:
Một, là câu sử dụng từ bị, được. Vd: bị mất sách. Nó được thầy khen. Ở kiểu
câu này, hiếm khi gặp chủ ngữ là danh ngữ biểu thị đối tượng bất động vật. Chẳng
hạn, không ai nói: *Sách được nó viết. Muốn dùng danh từ bất động vật làm vị ngữ,
ta phải thêm một số rhành tố phụ nhất định cho nó hoặc cho các thành tố thuộc
mệnh đề làm bổ ngữ. Ví dụ: Sách được nó viết rất hay; nhà của tôi bị nó chiếm.
Ngoài ra, ở kiểu câu này có một đặc điểm nữa là động từ ngoại iộng làm vị ngữ
trong mệnh đề bổ ngữ vẫn bảo tồn khả năng chi phối bổ ngữ đối tượng. Chẳng hạn,
xét các ví dụ:
a) Sau trận đánh này, anh đã được tặng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mĩ" và Huân
chương Quân công giải phóng. (Đặng Vương Hưng, trong Tài hoa ra trận, NXB Hội
Nhà văn, 2005)
b) Tương lai không xa, vùng này sẽ được quy hoạch trồng cây công nghiệp.
c) Tới trạm 6, được phân phát kẹo, đường và thuốc lá. (Hoàng Thượng Lân,
trong Tài hoa ra trận.NXB Hội Nhà văn, 2005)
Ta thấy các động từ ngoại động: tặng, trồng, phân phát đều có bổ r.gữ đối
tượng (phần được in đậm).
Hai, là câu không sử dụng từ bị, được. Vd:
Xe chữa rồi.cầu đã bắc xong. Chứng từ đã quyết toán xong.
Trong kiểu câu này, chủ ngữ thường là danh từ bất động vật.
Chuyển đổi câu có ý nghĩa chủ động thành câu có ý nghĩa bị động và ngược lại,
nhằm hai mục đích: 1) Chuyển bộ phận câu chứa thông tin đã biết lên làm phần đề,
giúp cho việc liên kết câu đó với những câu khác; 2) Tránh nhàm chán do lặp đi lặp
lại một kiểu cấu trúc. Vd:
a) Giữa lúc người thanh niên Việt Nam đương ngập trong quá khứ đến tận cổ
thì Thế Lữ đưa về cho họ cái hương vị phương xa. Tác giả "Mấy vần thơ" liền được
suy tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ. (Hoài Thanh, nhân nhân Việt Nam)
b) Giữa lúc người thanh niên Việt Nam đương ngập trong quá khứ đến - cổ thì
Thế Lữ đưa về cho họ cái hương phương xa. Vì vậy, họ bèn suy tôn tác giả "Mấy vần
thơ" làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
3.3.2. Chuyển đổi câu tường thuật thành câu nghỉ vấn, cầu khiến, cảm thán và
ngược lại.
Do câu tường thuật có kiểu cấu trúc cú pháp cơ bản - cấu trúc mệnh đề - nên
nếu thêm các yếu tố nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, ta có thể có câu tương ứng. Vd:
a) Nam đọc sách. -> Nam đọc sách không (Câu nghi vấn)
b) Nam đọc sách. -> Nam đọc sách đi (Câu cầu khiến)
c) Nam đọc sách. -> Trời, Nam đọc sách kìa (Câu cảm thán).
Do có tiền giả định thực hiện nội dung sai khiến phải là động vật, không là bất
động vật nên việc chuyển đổi câu trần thuật thành câu cầu khiến chỉ có thể thực hiện
khi vị ngữ có nội dung biểu thị hành động (có chủ ý, có sự tự điều khiển). Nếu vị ngữ
có nội dung biểu thị quá trình thì chỉ dùng trong những trường hợp nhân hoá. Vd:
chảy đi sông ơi!(Nguyễn Huy Thiệp).
Trường hợp vị ngữ biểu thị đặc trưng, trạng thái cũng rất hiếm khi có thể chuyển
từ câu tường thuật thành câu cầu khiến (hầu như chỉ gặp ở trường hợp một vài vị
ngữ có nội dung biểu thị tính nết, phẩm chất của con người, như ngoan, xấu). Vd:
a) Con chưa ngoan. -> Con hãy ngoan hơn
b) Con còn xấu đó nha. —> Con đừng xấu thế
Để diễn đạt nội dung sai khiến, ngoài việc dùng câu cầu khiến chính danh, ta
còn có thể dùng câu nghi vấn. Cách dùng câu nghi vấn với mục đích sai khiến thường
mang màu sắc nhã hơn so với câu cầu khiến chính danh. Chẳng hạn, so sánh vd a,
b (dùng câu cầu khiến chính danh) với vd a’, b’ (dùng câu nghi vấn), ta sẽ thấy rõ
điều vừa nêu.
a) Hãy cho tôi mượn cuốn sách một lát
b) Hãy ngồi lui ra đi!
với a') Cho tôi mượn cuốn sách một lát được không?
b') Ngồi lui ra một tí được không
Tương tự, để diễn đạt nội dung bày tỏ cảm xúc một cách trực tiếp, ngoài cách
dùng câu cảm thán chính danh, ta cũng có thể dùng kiểu câu có hình thức của câu
nghi vấn. Chẳng hạn: Thế có khổ không?
Bài tập 1. Chuyển đổi các câu sau từ câu có ý nghĩa chủ động thành câu có ý
nghĩa bị động và ngược lại.
a) Hè này, chúng tôi sẽ tham gia chiến dịch Mùa hè xanh.
b) Ngôi trường này đã xây xong từ trước hè.
c) Nó sẽ về thăm ngoại trong tuần tới.
d) Ngồi trên thuyền chạy ngược sông, nhìn ra hai bên bờ, ta thấy những khối
núi dá vôi trùng diệp, những xóm làng, nương ngô, bãi mía nằm rải rác.
e) Ngoài ra, công ti còn kinh doanh cả máy huỷ tài liệu, máy vi tính xách tay,
máy đóng sổ sách và các loại máy photocoppy.
Bài tập 2. Chuyển đổi các câu tường thuật sau đây thành câu nghi vấn, cầu
khiến, cảm thán.
a) Anh thuỷ thủ vứt tiếp găng tay, khăn, áo choàng...
b) Động Phong Nha đã và đang thu hút sự quan tâm lớn của nhiều nhà khoa
học, nhà thám hiểm và khách du lịch trong và ngoài nước.
c) Người ăn xin vẫn dợi tôi, tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.
d) Nhịp sống căng thẳng của cuộc sống chốn thị thành đã cuốn người ta theo
dòng nảy tất bật, hối hả.
Bài tập 3. Viết một văn bản ngẩn về chủ đề phương pháp học ở đại học. Chỉ
rõ:áckiểu câu đã được sử dụng (xét theo cấu trúc cú pháp và theo mục đích phát
ngôn).
4. CHỮA CÁC LỖI THÔNG THƯỜNG VỀ CÂU
Lỗi câu có nhiều kiểu, có thể nêu mấy dạng thường gặp như sau:
4.1. Câu sai cấu trúc
4.1.1. Câu thiếu thành phần nòng cốt
Không ít trường hợp, do người viết triển khai bộ phận phụ quá:ai nên dẫn đến
viết “câu què, câu cụt”. Những trường hợp như:
a) Bước vào giai đoạn mới,giai đoạn hiện đại hoá và công nghiệp hoá, với những
thành tích đã dạt được trong những năm trước đó.
b) Bây giờ ngồi nhớ lại những tháng năm gian khó cơm ăn không đủ no, áo mặc
không đủ ấm. (Ba luôn dặn dò con cháu cố mà giữ lấy nếp nhà.)
c) Nhân dịp ông đi công tác ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên để chuẩn bị
cho việc xây dựng một số tuyến đường giao thông theo dự
Người viết mới triển khai các bộ phận phụ: trạng ngữ —> giải thích ngữ ->
trạng ngữ (vd a); trạng ngữ -> trạng ngữ (vd b); trạng ngữ (vd c). Và do triển khai
bộ phận phụ quá dài, người viết đã chấm câu khi câu chưa có phần cấu trúc cơ bản
- thành phần chính. Với loại lỗi này, cần thêm thành phần chính cho câu. Chẳng hạn,
ta có thể thêm " Chúng ta cần chú trọng phát huy những nội lực đã có” cho vd a;
thêm “bà không khỏi không có những lúc ngậm ngùi" cho vd b; thêm “ông đã cẩn
thận bỏ sẵn vào vali món quà này" cho vd c.
4.1.2. Câu thiếu chủ ngữ
Như ta đã biết, chủ ngữ là một thành phần cơ bản, tạo nên khung ạháp của
câu; chỉ có thể viết câu khuyết chủ ngữ trong những điều kiện nhất định (câu có nội
dung cầu khiến hướng đến mọi người). Vd: giải các bài tập sau, cấm hút thuốc trong
phòng họp khẩu hiệu, vd: Sống; chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ
vĩ đại; Thi đua tốt, học tốt;câu có nội dung biểu thị sự tình tồn tại và có trạng ngữ
chỉ thời gian, không gian xác định, vd: Ngày xưa có một ông vua thích đùa;Trên
tường treo hai bức tranh sơn Nếu không thoả mãn các điều kiện như vừa nêu, câu sẽ
sai ngữ pháp.
a) Có một của hàng chuyên bán nữ trang bên cạnh một nhà nghỉ.
b) Hơn nữa, từ những năm tháng không nhà đã rèn cho các em đức tính cần cù
chịu khó.
c) Sau khi ông ta tham gia vào Ban lãnh đạo Công Xuất nhập khẩu của tỉnh dã
đưa anh em bà con vào giữ những trọng yếu nên làm thất thoát hàng trăm triệu đồng.
Cách chữa cơ bản vẫn là thêm chủ ngữ cho câu. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng
trường hợp cụ thể mà có thể chữa theo một trong hai cách: 1) Thêm chủ ngữ cho
câu. Vd: thêm “bà ta/ cô ấy” cho (vd a); hoặc 2) Bỏ giới từ mở đầu câu, biến danh
ngữ đi sau giới từ làm chủ ngữ. Chẳng hạn, ngoài cách thêm chủ ngữ, với câu (vd b),
ta có thể bỏ “từ”, biến danh ngữ đi sau “từ” thành chủ ngữ của câu; với câu (vd c),
chuyển “ông ta” ra sau “của tỉnh”, làm chủ ngữ của câu.
4.1.3. Câu thiếu vị ngữ
Khác với chủ ngữ, vị ngữ là bộ phận thường không thể vắng mặt (không tính
trường hợp câu tỉnh lược, câu đặc biệt).
a) Ngay từ những ngày đầu tháng tư, Ban tổ chức chiến dịch tình nguyện Mùa
hè xanh năm 2007 của Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh.
b) Hai vị tướng anh hùng trong thời kì đổi mới mà các bạn đã gặp chiều hôm
qua tại Hội trường uỷ ban nhân dân thành phố.
c) Quảng Trị, nơi dừng chân dầu tiên của đình nhà Nguyễn trên hành trình về
phương Nam, nơi xảy ra Mùa hè 72 rực lửa.
Người viết mới triển khai bộ phận: trạng ngữ chủ ngữ (vd a), chủ ngữ (vd b),
chủ ngữ -> giải thích ngữ (vd c), nên chỉ mới dừng lại ở việc nêu đối tượng thông
báo, chưa nêu nội dung về đối tượng. Với những trường hợp này, cần thêm vị ngữ.
Chẳng hạn, thêm “đã lập kế hoạch chi tiết và gửi về các tổ chức Đoàn cơ sở" cho vd
a, “đều có nhiều đóng góp to lớn trong kháng chiến chống Mĩ" cho vd b, “đang thay
da đổi thịt từng ngày từng giờ" cho vd c. Riêng với vd c, còn có thể chữa bằng cách
thêm là vào trước giải thích ngữ, biến giải thích ngữ thành vị ngữ.
4.1.4. Câu thiếu một vế của câu ghép
Những trường hợp như:
a) Do vai trò của đứt gãy lớn gãy chấn động mạnh thường gặp ở những vùng
đất thuộc kiến tạo địa chất mới.
b) Mặc dù trong những năm qua công xuất nhập khẩu của tỉnh đã có rất nhiều
giải pháp cứu vãn tình thế.
c) Những năm tháng ấy,ở vùng đất giáp ranh này, không phải chỉ mỗi một anh
ta để kiếm kế mưu sinh đã bỏ nhà vào tỉnh cực nam Trung Bộ, tham gia vào đội "lâm
tặc".
Người viết mới triển khai vế phụ chì nguyên nhân (vd a), chỉ ý nhượng bộ (vd
b, vd c); vì thiếu hẳn vế chính chỉ hệ quả (vd a), chỉ ý táng tiến (vd b, vd c) nên cả
ba câu trên đều sai ngữ pháp. Với những lỗi thuộc dạng này, chữa bằng cách thêm
vế chính chỉ hệ quả nên khi xây cất các công trình lớn ở những vùng này phải tính
toán đến nạn động đất (vd a), hoặc thêm vế câu chỉ ý tăng tiến: nhưng hoạt động
xuất nhập khẩu vẫn đình trệ, thua lỗ (vd b), mà nhiều người khác cũng bỏ quê đi xứ
khác làm đủ nghề để kiếm sống (vd c).
4.1.5. Câu thiếu bổ ngữ bắt buộc
Bổ ngữ chỉ là thành tố phụ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ trong ngữ đoạn
động từ, tính từ). Có những trường hợp động từ, tính từ không cần bổ ngữ. Nhưng
cũng có những trường hợp động từ làm thành tố hạt nhân bắt buộc phải có bổ ngữ;
do vậy, người viết sẽ thạm lỗi nếu viết ngữ đoạn động từ hoặc ngữ đoạn tính từ
nhưng lại bỏ sót loại bổ ngữ này. Vd:
a) Các bạn thí sinh quan tâm có thể đến tư vấn tại địa chỉ 280 An Dương Vương,
quận 5,Thành phố Hồ Chí Minh.
b) Anh ta đã đánh nhưng đánh sao nổi một tay anh với một lũ đàn em dao búa
như Năm L.
c) Hắn đã sai đàn em giết nhưng giết đứa này thì đối thủ có những đứa khác
nhảy vào thay thế.
Người đọc dễ dàng nhận thấy các câu vừa dẫn (vd a, vd b, vd c) đíều không
ổn. Nguyên nhân của hiện tượng này là các động từ quan tám (vd a), đánh (vd b),
giết (vd c) là những động từ bắt buộc phải có bổ ngữ nhưng trong các câu trên, chúng
đều bị thiếu thành tố này. Cách chữa cho loại lỗi này là thêm bổ ngữ chỉ đối tượng
thích hợp.
4.1.6. Câu thiếu danh từ trung tâm
Trong sách, báo, thỉnh thoảng ta vẫn gặp những câu như:
a) Sau khi bàn bạc với Lạc Long Quân, năm mươi con theo Âu Cơ lên rừng,
năm mươi con theo Lạc Long Quân về biển.
b) Khi kẻ thù đưa tay khả ố động đến Tổ quốc thân yêu lớp lớp thanh niên hăng
hái tòng quân.
c) Nó thét lên khi bỗng thấy từ ngoài cửa sổ thò vào hai tay dài ngoằng và đầy
lông lá.
Danh ngữ trong tiếng Việt chỉ có thể mang định ngữ chỉ lượng, định ngữ miêu
tả khi có thành tố chính là danh từ đếm được. Cả ba dẫn chứng vừa nêu (vd a, vd b,
vd c) đều thiếu loại danh từ này.
Ở vd a, con không phải là danh từ đếm được. Vì vậy, khi nghe tổ hợp năm mươi
con,người nghe sẽ nghĩ ngay là năm mươi con vật (trâu, bò, chó, lợn, gà, vịt...) mà
không nghĩ là năm mươi “con người”, tránh sai sót này, cần thêm danh từ đếm được
người hoặc đứa trước từ con. Kết hợp tay khả ố ở vd b “nghe không thuận tai” vì tay
là một Để danh từ không đếm được nên nó không có khả năng chi phối định ngữ
miêu tả — tính từ khả ố. Vì vậy, vd b cần được chữa bằng cách thêm danh từ đếm
được: từ bàn, bàn tay khả Tương tự, vd c sẽ không còn gây phản cảm, nếu ta thêm
danh từ đếm được - từ cánh - vào trước từ tay, thành hai cánh tay dài ngoằng và đầy
lông
4.1.7. Câu sai trật tự các bộ phận trong câu
Trật tự từ là một phương thức ngữ pháp rất quan trọng của tiếng Việt. Sai trật
tự các bộ phận trong câu nhiều khi làm cho câu tối nghĩa hoặc lệch lạc với nội dung
mà người viết muốn thể hiện. Vd:
a) Ông vừa tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp lần thứ III.
b) Trả lời phỏng vấn của Thủ tướng Chính phủ nhân chuyến đi thăm Inđônêxia.
Các câu vừa nêu trong hai vd trên sai do sắp xếp sai trật tự các bộ phận trong
câu, không thể có các nước nói tiếng Pháp lần thứ (vd a), đúng phải là Hội nghị
Thượng đỉnh lần thứ các nước nói tiếng Pháp hoặc (vd b) phải đảo thành Thủ tướng
chính phủ trả phỏng vấn nhận chuyến đi thăm Inđônêxia.
4.2. Câu sai logic
Có những trường hợp vì người viết thiết lập sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ
phận trong câu nên câu bị sai logic. Những dẫn chứng sau đây thuộc loại lỗi này:
a) Để đáp ứng những yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá
của đất nước trong giai đoạn mới, chúng ta cần đẩy mạnh và mở rộng hơn nữa quy
mô và chất lượng giáo dục đào tạo ở tất cả các bậc học khác hệ đào tạo.
b) Sau khi phẫu thuật xong, bác sĩ đã bỏ quên kim khâu trong đầu gối bệnh
nhân.
c) Vì năm nay lượng mưa kéo dài nên mùa màng bị thất bát.
“Quy mố thì chỉ có thể “mở rộng” chứ không thể “đẩy mạnh”, tương tự, chỉ có
thể nâng cao chất lượng chứ không thể “đẩy mạnh chất lượng”. Ở vd b, có lẽ ý người
viết muốn diễn đạt là “Sau khi phẫu thuật xong, bác sĩ mới phát hiện...”. Hoặc “lượng
mưa nhiều/ ít” chứ không thể “kéo dài”... Sự thiết lập sai mối quan hệ ngữ nghĩa giữa
các câu đã khiến câu không đúng về logic.
4.3. Câu sai dấu câu
Xét các câu sau:
a) Đâu phải là tôi không quan tâm tới nó Tôi đã nói hết cách nhưng nó có chịu
nghe đâu? Anh thử khuyên nó xem sao
b) Để phù hợp với thông lệ quốc tế, tập quán sử dụng trong nước và xuất khẩu
xi măng. Được sự đồng ý của Bộ Xây dựng và Tổng cục Tiêu chuẩn - đo lường - chất
lượng. Từ tháng 4-1991, Liên hiệp Xí nghiệp xi măng sẽ thay đổi cách ghi nhận trên
vỏ bao măng.
Người viết đã dùng dấu câu không đúng quy tắc: 1) Sai chức năng, ta thấy ba
câu ở vd a đều là câu tường thuật, nhưng người viết AA dùng dấu chấm hỏi để kết
thúc câu; 2) Vừa sai vị trí vừa sai chức năng và nhầm lẫn giữa hai loại dấu (gạch
ngang (—) và gạch nối (-), te an bộ dẫn chứng vd b là một câu, chỉ là những trạng
ngữ; vì vậy,.ai thay dấu chấm trước “được” và “từ” bằng dấu phẩy, thay dấu gạch
ngang bằng dấu gạch nối.
Bài tập 1. Hãy chỉ ra những chỗ sai trong các câu sau đây và đề nghị cách chữa
thích hợp.
1. Qua nửa năm khảo sát, bằng những chứng cứ khoa học của Hiệp hội Khoa
học môi trường đã công nhận Năm Căn là vùng rừng ngập mặn lớn nhất nước ta.
2. Dù trời mưa to gió lớn nhưng họ vẫn đến đúng giờ.
3. Vì các hãng xe hơi lớn của thế giới thiết lập các cơ sở sản xuất ở các nước
đang phát triển ỏ châu Á và châu Phi.
4. Những người chiến sĩ cứu trợ tai nạn khẩn cấp mang theo đầy đủ trang thiết
bị phục vụ công tác cứu nạn đến từ các nước thuộc khối EU.
5. Nhằm tạo điều kiện về mọi mặt vật chất cũng như tinh thần cho đội tuyển
giành của tỉnh được thứ hạng cao trong mùa giải sắp tới tổ chức tại Thành phố Hồ
Chí Minh.
6. Sau vụ công an phường Bến Thành thu lập tiền quỹ đen, Bí thư Quận uỷ
quận Một chủ trương: Rà soát, kiểm tra lại nguồn quỹ của chín công an phường trong
quận.
7. Để tiến vào thế kỉ mới - thế kỉ của nền kinh tế tri thức - tiếp tục đường lối
đổi mới nhưng ở một tầm cao mới, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân,
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
8. Đằng sau mỗi lời tuyên án đanh thép ở nơi pháp đình trang nghiêm là nhiều
số phận.
9. Trong những năm tháng ấy, khi công việc khó khăn nhất anh dã hoàn thành
một cách xuất sắc.
10. Bằng các chiến dịch khuyến mãi, dã giúp người bán lẻ bán sản phẩm với
giá bằng giá xuất xưỏng để cạnh tranh với American Home.
11. Để kỉ niệm ngày 20 tháng 11, với truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn
sư trọng dạo của ngươi Việt Nam.
12. Còn về bác Phúc, nếu bác có khuyết điểm dạo làm chủ nhiệm trước đây,
mà chắc là có thôi! Vì làm gì có ông chủ nhiệm nào mà lại không chấm mút! Bác cứ
nhận!
Bài tập 2. Hãy chỉ ra và chữa lại những về dấu câu trong các câu sau đây. Cho
biết căn cứ được sử dụng để chữa lỗi.
1. Cơ quan an ninh đang điều tra xem trước giải phóng ông làm gì? ở dâu?
2. Bây giờ thì tôi đã hiểu tại sao lão không muốn bán mảnh vườn ấy? Mặc dù
lão đang rất cần tiền!
3. Đến đây thấy không khí vui vẻ ấm cúng lắm! Chứ bên Phú Ngọc xuống làm
việc phải giữ kẽ lắm, vào nhà ông này chơi, là ông kia nhòm ngó xem ăn uống cái gì?
Bàn luận chuyện gì?
4. Ông nói với những người xung quanh rằng: “Làng ông có giếng nước trong
và ngọt nhất vùng.”.
5. Trên đỉnh tượng dài, cao 9 mét là: hình một bé gái, giơ cao hai tay, nâng
một con sếu.
Dưới tượng đài, khắc dòng chữ: Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hoà bình!
6. Dĩ nhiên, Nho giáo cũng đề cập đến nhiều phạm trù khác, không chỉ mang ý
nghĩa đạo đức, nhưng kể cả các phạm trù này, vẫn bị chi phối bởi nội dung đạo đức
của nó.
7. Tác phẩm Truyện Kiều là đỉnh cao của nền văn học nước nhà.
IV. VIỂT ĐOẠN VĂN
1. GIẢN YẾU VỀ ĐOẠN VĂN
1.1. Đoạn văn là đơn vị tạo thành văn bản. Đoạn văn có thể biểu đạt một hoặc
hơn một tiểu chủ đề. Đoạn văn có đặc trưng hình thức là phần văn bản được định vị
trong một khổ viết. Vd, văn bản ỉ au gồm năm đoạn:
CÁC DẤU CHẤM CẨU
Có người đánh mất dấu phẩy, trở nên sợ phức tạp, cố tìm những câu đơn giản.
Đằng sau những cái đơn giản những ý nghĩ đơn giản.
Sau đó anh ta đánh mất dấu chấm than và bắt đầu nói khe khẽ, không có ngữ
điệu. Chẳng còn gì làm anh ta sung sướng hay phẫn nộ. Anh ta thờ ơ với mọi chuyện.
Kế đó anh ta đánh mất dấu hỏi và chẳng bao giờ hỏi gì nữa. Mọi sự kiện bất kì xảy
ra ở dâu, dù ở trên vũ trụ trên mặt đất hay ngay trong nhà anh ta, cũng không làm
anh ta quan tâm.
Một vài năm sau anh ta quên mất dấu hai chấm và không còn giải trích hành
vi của mình nữa. Cuối đời anh ta chỉ còn có dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không
phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng trích dẫn lời của
người khác. Thế là anh ta quên mất cách tư duy hoàn toàn.
Cứ như vậy anh ta đi cho tới dấu chấm
Xin hãy giữ những dấu chấm câu của mình.
(Trang Huyền sưu tầm, Hà Nội mới Chủ nhật, 15-3-1993)
Đoạn văn thường do câu mở đoạn (giới thiệu đối tượng, vấn đề được bàn đế);
các câu khai triển ( thuyết minh, mở rộng) và câu kết đoạn văn và có thể chuẩn bị
cho đoạn văn tiếp theo tạo thành. Vd sau đây là một đoạn văn có đủ ba yếu tố tạo
thành.
Kịch Lưu Quang Vũ ít làm vừa lòng những người thích một kết thúc có hậu. Anh
thường gia công nhiều cho phần cuối mỗi vở. Nhưng anh không bao giờ chịu chấp
nhận một kết thúc khép kín, một kết thúc thanh toàn với người xem. Anh không
muốn áp đặt một giải đáp rõ ràng nào về vấn đề đã nêu. Bản thân logic nội tại của
câu chuyện, bản thân kết cấu của vở kịch đã mang lời giải đáp. Trước câu hỏi còn
đang lơ lửng, người xem sẽ phải tự động não, tự rút lấy kết luận theo cách hiểu, cách
nghĩ, cách cảm thụ và tiếp nhận của riêng mình. Cách kết thúc "Nguồn sáng trong
đời" và "Tôi và chúng ta" có thể xem là một kết thúc mở. Nó không hoàn toàn vui vẻ,
cũng không hoàn toàn bi đát. Nó kích thích người xem phải day dứt suy nghĩ tìm cách
trả lời.Và như thế vở kịch mới đạt hiệu quả tâm lí,mới tiếp tục sống đời sống đích
thực của nó, mới bắt đầu phát huy tính tích cực năng động trong thực tại đời sống.
(Phan Trọng Thưởng)
Trong thực tế, không phải bất cứ đoạn văn nào cũng có đủ ba yếu tố tạo thành
như vừa trình bày.
1.2. Các kiểu cấu trúc đoạn văn
1.2.1. Đoạn có cấu trúc diễn dịch là đoạn có câu chủ đề (câu mang ý khái quát
của toàn đoạn) nằm ở vị trí đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể hoá cho nó.
Vd:
Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng.
Có chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong
chuyện, cho xong một đời lạnh lủng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn
vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu
lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ
nhàng khoan khoái đùa bỡn, hay múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng vẻ
đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên
cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ.
Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn
bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến
mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.
(Khái Hưng, dẫn theo Ngữ văn 6, tập hai. NXB Giáo dục, 2005)
1.2.2. Đoạn có cấu trúc quy nạp có câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn. Vd:
Nhà cửa ở đây phần lớn xây bằng đá với sò, hai thứ vật sẵn có của núi và biển.
Trong nhà, ngoài ngõ đâu đâu cũng sực nức mùi cá biển. Cá thu, cá chim, cá mực,
tôm hùm... phơi đầy trên sàn, trên nóc nhà, bờ tường, bãi cát. Chậu cảnh thì làm
bằng những con ốc biển khổng lồ, to bằng cái mũ. sản vật ở biển tô điểm cho phố
chài một vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt. (Cát Bà - Hòn đảo ngọc, dẫn theo Tiếng 4, NXB
Giáo dục, 1996)
1.2.3. Đoạn có cấu trúc tổng - phân – hợp, là loại đoạn phối hợp của hai kiểu
cấu trúc diễn dịch và quy nạp. Vd:
Thế đấy; biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển
cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc Trời mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi
sương. Trời âm u mấy mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục
ngầu giận Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi,
hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. (Vũ Tú Nam, Biển đẹp. Dẫn theo Ngữ văn 6, tập hai)
1.2.4. Đoạn có cấu trúc song hành không có câu chủ đề. Mỗi câu trong đoạn
triển khai một hướng của chủ đề đoạn. Vd:
Lòng sông rộng, nước xanh trong. Giữa khoảng trời nước mênh mông ấy,
thuyền êm trôi xuôi dòng khơi vơi trong bến mộng. Trời chiều bảng lảng rơi dần vào
hoàng hôn, trăng lơ lửng giải xuống bàng bạc. Sương mung lung giăng đầy trời đất.
(Thái Doãn Hiểu)
1.2.5. Đoạn có cấu trúc móc xích không có câu chủ đề. Các câu kề nhau phụ
thuộc lẫn nhau. Vd:
Muốn tăng gia sản xuất thì phải làm thuỷ lợi. Muốn làm thuỷ thì ohảicó nhiều
người, có sức lớn. Muốn vậy, phải có hợp tác xã.
(Hồ Chí Minh)
1.2.6. Đoạn có cấu trúc đặc biệt (đoạn tối giản) là đoạn văn chỉ có một câu. Vd:
Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một
năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp. (Hồ Chí Minh)
Bài tập 1. Hãy cho biết chủ đề của mỗi đoạn và phân tích cấu trúc của từng
đoạn.
1. Vỏ trái đất là lớp ô trên cùng, có độ dày không dáng kể so với bán kính của
trái đất. Lớp này chỉ chiếm chưa đến 1% khối lượng của trái đất. Độ dày của vỏ trái
đất tương ứng: các bộ phận lồi lõm của địa hình trên mặt đất. Những nơi có núi cao
thì lớp này khá dày, ở đáy đại dương thì độ dày này không đáng kể. Vỏ trái đất trên
lục địa có độ dày trung bình khoảng 30 km; ở các vùng núi và cao nguyên có thể dày
tới 70 km. Vỏ trái đất ở đáy đại dương thì mỏng hơn, chỉ khoảng 5 - 6 km. Nơi mỏng
nhất của vỏ Trái Đất là khu vực thuộc Đại Tây Dương cách bờ biển Guy-an 1520 km
chỉ dày khoảng 800 m.
2. Bây giờ tôi hiểu ra, những đồ chơi trẻ con thời ấy rất hấp dẫn bởi chính tính
mong manh của chúng. Chiếc trống lùng tung bị thủng trong chốc lát, con ve bị đứt
dây, con gà đất rồi cũng vỡ trên tay đứa bé. Vâng, thử tưởng tượng một quả bong
bóng không bao giờ, không thể bay mất, nó cứ còn mãi như một vật lì lợm... ôi, nếu
thế thì còn đâu là quả bóng bay? Đồ chơi trẻ con đó là nỗi vui mừng khi có được trong
tay, và còn là nỗi tiếc nuối khi bỗng dưng bị mất nó. Những con gà đất lần lượt vỡ
dọc theo tuổi thơ mãi để lại trong tôi một nỗi gì sâu thẳm, giống như một linh hổn.
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Bài tập 2. Tìm chủ đề và cho biết kiểu cấu trúc của mỗi đoạn văn sau
Vịnh lớn thứ hai trẽn thế giới - vịnh Mêxicô
Vịnh Mêxicô nằm giữa Đông Nam Bắc Mỹ, giáp với bán dảo Florida của Mỹ, bán
đảo Yucatan của Mêxicô và đảo Cu Ba tạo thành một hình bầu dục. Đông - Tây dài
1.609 kilômét, Nam Bắc dài 1.287 kilômét. Diện tích 1.543 triệu kilômét vuông, kích
thước chỉ thua kém vịnh Bengal, đứng thứ hai thế giới. Độ sâu trung bình 1.432 mét,
chỗ sâu nhất 3.789 mét. Từ Vịnh Mêxicô qua eo Florida là ra tới Đại Tây Dương, qua
eo Yucatan sẽ sang biển Caribe. Những hải cảng chủ yếu là New Orleans của Mĩ,
Veracruz Tampico của Mêxicô và Havana của Cu Ba.
Vịnh Mêxicô nằm trong vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, hầu như cách biệt với đại
dương, nhiệt dộ nước tương đối cao, mùa hạ tới 29°c, mùa đông cũng khoảng 200°c.
Dòng hải lưu nóng Nam Bắc xích đạo của Đại Tây Dương sau khi hội tụ ở vịnh Mêxicô,
qua eo biển Plorida chảy đi, ra đến Đại Tây Dương nó lại hợp với hải lưu nóng từ xích
đạo di lên phía Bắc, hình thành hải lưu nóng Mêxicô (còn gọi là hải lưu vịnh), chảy
lên phương Bắc theo bờ biển phía đông của Mĩ. Hải lưu này ảnh hưởng lớn đối với khí
hậu ven biển Đông của Mĩ. Mùa đông nó làm nước biển tăng lên 8°c khiến cho vùng
này trở nên ấm áp. Nơi hải lưu nóng gặp hải lưu lạnh là một ngư trường phong phú.
Vùng vịnh Mêxicô thường có gió lớn. Vào cuối hạ sang thu, bão lốc ỏ đây rất
đáng sợ, sức gió tới cấp 12.
Ở đây khí hậu khắc nghiệt, nhưng giàu khoáng sản. Ven bờ và thềm lục địa Tây
Bắc vịnh Mêxicô có mỏ dầu, khí thiên nhiên và mỏ sultua. Hiện Mĩ và Mêxicô đang
thăm dò khai thác.
(H.T - Khoa học.com.vn)
Bài tập 3. Các đoạn văn dưới đây đã lược bớt cãu chủ đề, hãy thêm câu chủ để
thích hợp và cho biết cấu trúc của đoạn.
1. Theo các thống kê, trên lãnh thổ Nhật Bản có tới 100 ngọn núi lửa, nhưng
nay còn khoảng 40 ngọn dang hoạt động. Núi Phú Sĩ cao 3.776m là ngọn núi lửa đã
tắt. Đây là ngọn núi cao, hùng vĩ và là hình ảnh đẹp tượng trưng cho đất nước xứ sở
“Mặt Trời”. Những trận động đất mạnh thường gây nhiều tai hoạ lớn. Trận động đất
năm 1923 ở Tô-ki-ô đã làm gần 10 vạn người chết và mất tích. Trận động đất gần
dây là ngày 17-1-1996 ở thành phố cảng Cô-bê đã làm hơn 5.200 người chết, mất
tích và hơn ba vạn người bị thương.
2. Trên một ý nghĩa nào đó, có người nói kiến trúc là một nghệ thuật “câm”.
Thực ra kiến trúc không “câm”. Nó “nói” rất nhiều bằng hình tượng. Kiến trúc chỉ câm
đối với những người điếc về kiến trúc. Hoặc nó chỉ câm khi nó không còn là nghệ
thuật, khi tác giả của nó chẳng nói gì và chẳng có gì để nói. Trong trường hợp này
kiến trúc sư không phải là nghệ sĩ, ông ta chỉ đơn thuần là một người sản xuất hay
người xây dựng, ông ta đáng quý ở chỗ đã sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt cho
nhân dân, dáng quý cho người thợ may, thợ giầy, thợ nề, thợ mộc, nhưng ông ta
không phải là nghệ sĩ.
(Theo Vũ Khiêu)
2. VIẾT CÁC LOẠI ĐOẠN VĂN
Tuỳ thuộc nội dung, mục đích trình bày, người viết có thể lựa:họn một trong sô
sáu kiểu cấu trúc đoạn đã nêu để viết đoạn có kết:ấu phù hợp. Từ chủ đề của đoạn,
ta có thể triển khai theo những '.ương lập luận khác nhau với hình thức cấu trúc đoạn
tương ứng với:ách thức triển khai chủ đề.
2.1. Viết đoạn có cấu trúc diễn dịch
Câu chủ đề đặt ở vị trí đầu đoạn;
Chủ đề đoạn được triển khai theo hướng đi từ cái chung đến cái riêng, từ toàn
thể đến bộ phận, từ khái quát đi đến chi tiết;
Lập luận trong đoạn được trình bày theo quy tắc diễn dịch: từ cái trừu tượng đi
đến cái cụ thể, từ luận điểm đi đến luận cứ.
Chẳng hạn, từ câu chủ đề “Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại”,
ta có thể triển khai thành đoạn diễn dịch như sau:
Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua với nhau. Môi trường ảnh hưởng
đến mọi đặc tính của cơ thể. Chỉ cần so sánh những loại lá mọc trong những môi
trường khác nhau là thấy rõ điều đó. Để thực hiện những nhiệm vụ thứ yếu hoặc do
ảnh hưởng của môi trường, lá mọc trong không khí có thể biến thành tua cuốn như
đậu hoà lan, hay tua móc gai bám vào trụ leo như ở cây mây. Ở những miền khô ráo,
lá có thể biến thành gai giảm bớt sự thoát hơi nước như ở cây xương rồng, hay dầy
lên và chứa nhiều nước như ở cây lá bỏng.
2.2. Viết đoạn có cấu trúc quy nạp
- Câu chủ đề đặt ở vị trí cuối đoạn;
- Chủ đề đoạn được triển khai theo hướng đi từ cái riêng đến cái chung, từ bộ
phận đến toàn thể; từ chi tiết đến khái quát;
- Lập luận trong đoạn được trình bày theo quy tắc quy nạp: từ cái cụ thể đi đến
cái trừu tượng, từ các luận cứ đi đến luận điểm.
Chẳng hạn, đoạn văn dẫn ra dưới đây được Kim Lân trình bày theo kiểu cấu
trúc quy nạp:
Ngay nhịp trống đầu, Quắm Đen đã lăn xả vào ông cản Ngũ đánh ráo riết.Anh
vờn tả, đánh hữu, dứ lên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hoá khôn lường. Trái lại, ông
cản Ngũ thì xem ra có vẻ lờ ngờ, chậm chạp; dường như ông lúng túng trước những
đòn đánh tiếp của Quắm Đen. Hai tay ông lúc nào cũng thấy dang rộng ra, để sát
xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ. Keo vật chán ngắt. (Kim Lân. ông cản Ngũ)
2.3. Viết đoạn có cấu trúc tổng - phân – hợp
- Câu đầu đoạn mang ý khái quát của toàn đoạn;
- Các câu tiếp theo triển khai và cụ thể hoá cho câu mở đầu đoạn.
- Câu cuối đoạn khái quát hoá, đúc kết lại những nội dung cụ thể đã được trình
bày trong những câu đứng trước và có thể gợi chuyển sang một ý mới.
Chẳng hạn, bàn về truyện tiếu lâm, giáo trình sử văn học Việt Nam viết:
Tiếng cười trong truyện tiếu lâm Việt Nam mang rất nhiều cung bậc khác nhau.
Tiếng cười ở mảng chuyện về người nông dân chủ yếu để giải thoát buồn phiền, mệt
nhọc nên cung bậc cười thật vô tư, thoải Cái cười ở dãy thật to, thật dữ dội, cười
xong, đầu không phải vương vấn gì Ở mảng chuyện về tầng lớp tiểu thương, thức
rởm như thầy đồ, thầy lang, thầy cúng, thầy bói... lại là nụ cười chế giễu, đả kích.
Cười để mà nghĩ và càng nghĩ càng cười, càng cười càng thấy chua xót hơn. Còn ở
mảng chuyện về bọn cường hào, quan lại, tiếng cười trở nên quyết mạnh mẽ, không
khoan nhượng. Tiếng cười mang ý nghĩa chống đối, kêu gọi lật đổ, kêu gọi đổi thay.
Phải nói là các cung bậc cười trong truyện tiếu lâm thật phong phú, đa dạng, tiếng
cười vừa để giáo dục con người, vừa để cười cho sảng khoái, để tồn tại, để phấn đấu
vươn tới cuộc đời tốt đẹp hơn.
Đoạn tổng - phân - hợp được tổ chức như một văn bản ba phần thu nhỏ (gồm
câu mở đoạn, các câu thân đoạn và câu kết đoạn).
2.4. Viết đoạn có cấu trúc song hành
- Không viết câu mang ý khái quát của toàn đoạn;
- Mỗi câu trong đoạn triển khai một hướng của chủ đề đoạn;
- Các câu có quan hệ ngang hàng bình đẳng nhau về ngữ pháp;
- Sử dụng phép lặp cú pháp.
Chẳng hạn, để miêu tả cảnh biển buổi chiều, Vũ Tú Nam viết: Buổi chiều lạnh,
nắng tắt sớm. Những đảo xa lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió, mà sóng
vẫn vỗ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, đặc quánh một màu bạc trắng, lấm tấm
như bột phấn trên da quả nhót.
2.5. Viết đoạn có cấu trúc móc xích
- Không viết câu chủ đề;
- Triển khai chủ đề theo hướng ý của câu sau kế tục ý của câu trước, cứ như
thế cho đến hết đoạn. Có thể hình thức hoá nội dung này bằng cách: lặp lại các từ
ngữ ở cuối câu trước, hoặc thay thê húng bằng từ ngữ tương đương ở phần đầu của
câu kế sau.
Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được tiến dần thành
chiếc áo dài "tân thời". Chiếc áo tân thời là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách
dân tộc tế nhị, kín đáo phong cách hiện đại phương Tây.
(Trần Ngọc Thêm, dẫn theo Tiếng Việt 5,tập NXB Giáo dục, 2006)
Kiểu cấu trúc và cách lập luận này thường được sử dụng trong văn bản chính
luận - loại hình văn bản đòi hỏi cao ở tính chặt chẽ, logic trong triển khai vấn đề để
tăng thêm tính thuyết phục.
Khi cần đặt vấn đề một cách ngắn gọn, hoặc để kết thúc văn bản (ở hững văn
bản có dung lượng ngắn), hoặc để chuyển đoạn, phần, ta có thể sử dụng đoạn có cấu
trúc đặc biệt (đoạn chỉ có một câu).
Trong thực tế, viết đoạn văn có thể phối hợp nhiều kiểu cấu trúc. Vd:
(1)Khu vườn nhà Loan không rộng lắm. (2) Nó chỉ bằng một cái sân nhỏ nhưng
có bao nhiêu là cây. (3) Mỗi cây có một đời sống riêng, một tiếng nói riêng. (4) Cây
lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương,bằng hoa. (5) Cây mơ, cây cải nói
chuyện bằng lá. (6) Cây bầu, cây bí nói chuyện bằng quả. (7) Cây khoai cây dong
nói chuyện bằng bằng củ. (8) Phải yêu vườn như Loan mới hiểu được nói của các loài
cây.
(Trần Mạnh Hảo)
Ta thấy đoạn văn trên phối hợp nhiều kiểu cấu trúc:
- Giữa câu 1 với câu 2 có quan hệ diễn dịch; câu 2 và câu 3 có quan hệ móc
xích; câu 3 và các câu 4, 5, 6, 7 có quan hệ diễn dịch; các câu 4, 5, 6 và 7 có quan
hệ song hành; câu 8 lại là câu khái quát lại các ý đã trình bày ở các câu 2, 3, 4, 5, 6,
7.
Bài tập 1. Trật tự các câu trong các đoạn văn (của các tác giả Duy Khán (a),
(b); Trần Văn Giàu (c); Đoàn Giỏi (d); được dẫn ra dưới đây đã bị đảo, hãy sắp xếp
theo các yêu cầu sau:
a) Thành đoạn văn có cấu trúc diễn dịch
Cây tre già có một doạn nứt. Con chim gõ kiến khôn không kém gì người. Nó
ôm chặt lấy đoạn tre, mắt nhìn phải, nhìn trái, nhìn trước, nhìn sau xem có kẻ nào
hại nó. Kiến nằm kín ở trong thế mà nó biết. Nó khôn ranh đến choắt người lại. Tôi
đứng im như bụt nhìn nó, nó bắt đầu lấy mỏ gõ vào đoạn tre “cốc... cốc... cốc”.
b) Thành đoạn văn có cấu trúc quy nạp
Sáo sậu, sáo đen hót, đậu cả lên lưng trâu mà hót mừng dược mùa. Con chim
tu hú kêu to nhất họ. Nó kêu “tu hú” là mùa quả chín. Tiếng tu hú hiếm hoi; quả hết,
nó bay di dâu biệt. Cả họ nhà chim đều hiền lành. Nhạn từng đàn vùng vẫy tít mây
xanh “chéc chéc”. Chúng mang vui đến cho giời cho đất.
c) Thành đoạn văn có cấu trúc móc xích
“Bình Ngô đại cáo" ra đời trong một cục diện đặc sắc. Chiến thắng quân Nam
Hán đã mở đầu thời kì quốc gia phong kiến Việt Nam. Đó là việc giải quyết gần như
đồng thời hai nhiệm vụ lịch sử lớn, một là đánh đuổi quân Minh, hai là thủ tiêu chế
độ điền trang của phong kiến quý tộc. Suốt thời phong kiến, đỉnh cao nhất của chủ
nghĩa yêu nước là “Bình Ngô đại cáo”. Những điều đó đã khiến cho cuộc chiến tranh
giải phóng dân tộc mang tính chất nhân dân rộng lớn, sâu sắc trước đó chưa hề thấy.
d) Thành đoạn văn có cấu trúc tổng - phân hợp
Nơi dây suốt ngày ánh nắng rừng rực dổ lửa xuống mặt đất. Con kênh này có
tên là kênh Mặt Trời. Bốn phía chân trời trống huếch trống hoác. Buổi sáng, con kênh
còn phơn phớt màu đào, giữa trưa bỗng hoá ra một dòng thuỷ ngân, cuồn cuộn loá
mắt, rồi dần dần biến thành một con suối lửa lúc trời chiều. Từ lúc mặt trời mọc đến
lúc mặt trời lặn không kiếm đâu ra một bóng cây để tránh nắng. Có lẽ bỏi vậy mà nó
được gọi là kênh Mặt Trời.
Bài tập 2. Với mỗi câu chủ đề sau, hãy triển khai thành một đoạn văn và cho
biết đoạn văn đó có kiểu câu trúc gì ?
a) Sách là người thầy vĩ đại của con người.
b) Cuộc sống của người dân nơi dây đang từng bước đổi thay.
c) Nghỉ ngơi rất cần thiết cho sức khoẻ.
3. LIÊN KẾT TRONG ĐOẠN VĂN
3.1. Khái niệm liên kết
Văn bản không phải là phép cộng cơ giới của các câu mà là một mạng lưới liên
hệ chặt chẽ giữa các câu — mạng lưới liên kết. Các câu, đoạn có thể liên kết theo
hướng hồi quy (câu sau hướng về câu trước). Vd: Con chó này bướng lắm. Dạy chỉ
phí công. Muốn hiểu câu “Dạy chỉ phí công”, phải hướng về phía trước, tức phải hướng
về câu “Con chó này bướng lắm" ta mới hiểu được. Câu mở đầu văn bản thường
không có liên kết hồi quy. Hướng thứ hai là liên kết dự báo (câu, đoạn trước hướng
về câu, đoạn sau). Chẳng hạn, khi đọc đến câu: “Thần Chết hỏi: Làm sao bà tới được
đây người đọc sẽ có tâm thế chờ câu tiếp theo. Câu kết của văn bản thường không
chứa yếu tố liên kết dự báo. Để liên kết, phải sử dụng các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp,
số lượng âm tiết trong một câu; thực từ, cụm từ; hư từ, cấu trúc cáu) theo những
phương thức nhất định.
3.2. Các phương thức liên kết câu
3.2.1. Phương thức lặp là biện pháp sử dụng trong câu sau yếu X ngôn ngữ đã
xuất hiện ở câu trước để liên kết câu. Vd:
Cánh đại bàng rất khoẻ,có bộ xương cánh tròn dài như ống sáo, và trong như
thuỷ tinh. Lông cánh đại bàng ngắn nhất cũng phải tới bốn mươi nhăm phân. (Thiên
Lương)
Từ đại bàng đã được lặp lại để liên kết hai câu trên. Nếu ta thay từ đại bàng
trong câu thứ hai bằng một từ khác, từ chèo bẻo chẳng hạn thì cặp câu trên sẽ không
còn liên kết.
Lặp ngữ âm là một dạng thức của phương thức lặp mà ở đó yếu tố được lặp là
các phương tiện ngữ âm. Xét các câu thơ sau trong bài “Thu điếu” của Nguyễn
Khuyến:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Các yếu tố ngữ âm được sử dụng làm phương tiện của phương thức lặp ở đoạn
thơ trên gồm: vần eo (veo, teo, vèo), nhịp 4/3, số lượng âm tiết là 7.
Trong văn vần, tất cả các phương tiện lặp ngữ âm đều được tận dụng. Trong
văn xuôi, lặp âm tiết thường có tính chất chơi chữ, lặp vần thường mang màu sắc tu
từ và thường gặp ở thể kí. Vd: Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng
lên Thành đồng Tổ quốc. Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre. (Thép Mới, Cây
tre Việt Nam)
Lặp ngữ âm mang lại nhạc tính cho văn bản; thường được sử dụng nhiều trong
thơ ca. Nhưng vì là phương tiện liên kết hình thức thuần tuý nên nó thường đi kèm
với những phương thức liên kết khác.
Lặp từ vựng là một dạng của phương thức lặp mà ở đó yếu tố được lặp là thực
từ, cụm thực từ, thậm chí có thể là câu. Vd:
Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần
Càng lên cao, trăng càng trong và nhẹ bỗng. (Trần Hoài Dương)
Lặp từ vựng là phương thức ngữ pháp quan trọng để liên kết chủ đề (duy trì
chủ đề). Tuy nhiên, nếu lạm dụng dễ dẫn đến lỗi lặp và làm cho văn bản nặng nề,
nhàm chán.
Lặp ngữ pháp: Yếu tố được lặp là hư từ hoặc cấu trúc câu. Lặp ngữ pháp mang
lại tính mạch lạc. Nó thường được sử dụng kèm với nhóm phương thức liên kết chủ
đề. Ở vd trên, vừa có lặp từ vựng (nh. đã nêu) vừa có lặp ngữ pháp (lặp cấu trúc
câu).
Nếu trong một cặp câu cùng sử dụng ba kiểu lặp thì tính liên kết càng cao (và
nó rất gần với biện pháp điệp ngữ). Chẳng hạn:
Mặc dầu giặc Tây hung tàn, chúng quyết không thể ngăn trở các cháưị vui tươi
hăng hái. Mặc dầu giặc Tây bạo ngược, chúng quyết không ngăn trở chúng ta kháng
chiến thắng lợi, thống nhất và độc lập thành công. (Hồ Chí Minh)
3.2.2. Phương thức thay thế từ ngữ là biện pháp sử dụng trong câu sau từ ngữ
đồng nghĩa hoặc đồng sở chỉ với từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước để liên kết câu. Vd:
Đã mấy năm vào phủ Vạn Kiếp sống gần Trần Hưng Đạo, chàng thư ỉnh họ
Trương thấy ông luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến vị Quốc công Tiết chế có thể rối
trí, vị chủ tướng tài ba không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến
thắng là phải cố kết lòng người. Chuyến này Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua
dự Hội nghị Diên Hồng. Từ đấy ông sẽ đi thẳng ra mặt trận. Vào chốn gian nguy,
trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Người bình thản tự đĩnh đạc đến lạ thường.
(Lê Vân, Hưng Đạo Vương về kinh, trong Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi từ sau
Cách mạng tháng Tám)
Thế đại từ là một dạng của phương thức thế mà ở đó yếu tố dùng để thay thế
là đại từ (các loại). Vd:
Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng
ở đây nhìn ra xa, phong cản thật là đẹp. (Theo Đoàn Minh Tuấn, Núi sông hùng vĩ)
Thế đại từ có tác dụng duy trì chủ đề, rút gọn văn bản tránh lặp.
Thế đồng nghĩa hoặc dồng sở chỉ là một dạng của phương thức thế mà ở đó
yếu tố dùng để thay thế là các từ ngữ đồng nghĩa hoặc đồng sở chỉ.
a) Hai chiếc cách nhỏ xíu, cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút. Cặp mỏ chích bông
tí tẹp bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại. Thế mà quý lắm đấy. Cặp mỏ tí hon ấy gặp
sâu trên lá nhanh thoăn thoắt. ( Tô Hoài, Chim chích bông)
b) Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang
nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất
cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận,
đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế, người trai làng Phù
Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm ( chỗ ấy nay lập đề thờ ở làng Xuân Tảo), rồi nhảy
xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm viết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào,
giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết. (Nguyễn Đình Thi, dẫn theo Tiếng Việt 5, tập
hai, Nxb Giáo dục, 2006)
Ngoài chức năng liên kết duy trì chủ đề, phương thức thế đồng nghĩa hoặc đồng
sở chỉ giúp cho việc diễn đạt sinh động hơn và cung cấp thông tin phụ cho văn bản.
3.2.3. Phương thức tỉnh lược là biện pháp lược bỏ trong câu sau từ ngữ đã xuất
hiện ở câu trước để liên kết câu và tránh lặp. Vd:
Một anh học trò hỏi Thượng đế (1)
- Ngài coi một triệu đô la là thế nào (2)
- 0 Bằng một xu! - Thượng đế trả (3)
- Thế ngài coi một tỉ năm là thế nào (4)
- 0 Bằng một giây! (5)
Người học trò bèn năn nỉ:(6)
- Xin Ngài cho tôi một xu!(7)
- Được thôi! - Thượng đế trả lời- Nhưng hãy đợi ta một giây (8)
(Theo Tiếng cười học sinh)
Trong truyện vui trên, phép lược đã được sử dụng ở câu 3 (để liên kết với câu
2; câu 5 (để liên kết với câu 4). Yếu tố bị lược (O) ở câu 3 là cụm từ một triệu đô la,
o ở câu 5 là cụm từ tỉ năm.
Phép tỉnh lược có tác dụng duy trì chủ đề và rút gọn văn bản.
3.2.4. Phương thức liên tưởng là biện pháp sử dụng trong câu sau từ ngữ chĩ
những sự vật, hiện tượng liên quan gần gũi (nhưng không đối lập) với từ ngữ chỉ sự
vật, hiện tượng đã xuất hiện ở câu trước để liên kết câu. Vd:
Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát (1). Lúa vàng gợn sóng (2). Xa
xa giữa cánh đồng, đàn trâu bắt dầu về, lững thững từng bước nặng bóng sừng trâu
dưới ánh chiều, kéo dài lan giữa ruộng đồng yên lặng (3). (Nguyễn Khắc Viện)
Cũng có thể gọi đây là biện pháp sử dụng những từ ngữ cùng trường nghĩa để
liên kết câu. Do phương tiện của phương thức liên tưởng là những từ ngữ cùng trường
nghĩa nên phương thức này có tác dụng phát triển chủ đề. Trong vd trên, các từ cánh
đồng, ruộng đồng, trâu ở câu 3 cùng trường nghĩa với từ lúa (câu 2) đã giúp mở rộng
chủ đề: từ tả cảnh những cây lúa đến tả cảnh vật trên cánh đồng.
3.2.5. Phương thức nghịch dối là biện pháp sử dụng trong câu sau từ ngữ chỉ
những sự vật, hiện tượng tương phản, trái ngược với từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng
đã xuất hiện ở câu trước để liên kết câu. Vd:
Bên trái là đỉnh Ba VI vòi vọi,nơi Mị nương Ngọc Hoa con gái vua Hùng Vương
thứ 18 - theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng
sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mầy trời cuồn cuộn. (Theo Đoàn Minh Tuấn, Núi
sông hùng vĩ)
Do có phương tiện là từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng tương phản nên phương
thức nghịch đối có tác dụng mở rộng chủ đề. (Phương thức này mang đậm màu sắc
của một biện pháp tu từ - biện pháp tương phản).
3.2.6. Phương thức nối là biện pháp sử dụng trong câu sau từ ngữ có tác dụng
chuyển tiếp để liên kết câu. Vd:
Cũng như mọi màu xanh trên khắp đất nước, màu xanh của dòng kinh quê
hương gợi lên những điều quen thuộc... vẫn như có một giọng hò đang ngân lên trong
không gian có mùi quả chín, một mái xuồng vừa cập bến có tiếng trẻ reo mừng. Và
sau lưng tiếng giã bàng vừa ngưng dù một giọng đưa em bỗng cất lên. (Nguyễn Thi,
Truyện kí Nguyễn Thi)
Phương thức nối có tác dụng liên kết logic. Nó mang lại sự mạch lạc, chặt chẽ
cho văn bản.
Có thể sử dụng các phương tiện sau để thực hiện phép nối:
Nối bằng quan hệ từ như: nhưng, song, hay, hoặc, và, bởi, do,... Vd: Trong
rừng, Thỏ, Nhím và Sóc đều nổi tiếng là thông minh, nhanh trí. Nhưng ai giỏi nhất
thì chưa có dịp thì vì thế, không ai chịu ai. Mấy cậu liền tổ chức một cuộc thi và mời
cô Gõ Kiến làm trọng ra đề thi rồi chấm luôn. (Phong Thu).
Nối bằng kết ngữ, như ngoài ra, mặt khác, thêm vào đó, hơn nữa, nhìn chung
là, nói tóm lại, mặt khác, cuối cùng với v.v.. Vd:
Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như hoa vông hoa gạo.
Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím. Sang đến anh hoa muồng thì đã ngả
hẳn sang sắc vàng chanh.
Nhưng nói chung, đó toàn là những màu sắc sặc sỡ như muốn phô hết ra ngoài.
(Vân Long, Qua những mùa hoa, trong Tuyển tập truyện cho thiếu nhi từ sau Cách
mạng tháng Tám).
Nối bằng trợ từ, phụ từ: dùng trợ từ, phụ từ làm thành tố phụ có ý nghĩa so
sánh, như cũng, lại, vẫn, cứ, còn, càng,… Chẳng hạn: Gà lên chuồng từ lúc nãy. Hai
bác ngan cũng đã ì ạch về chuồng rồi. Chỉ có hai chú ngỗng vẫn tha thẩn đứng giữa
sân. (Tô Hoài)
3.2.7. Phương thức tuyến tính là biện pháp sử dụng trật tự tuyến tính của các
câu trong đoạn và/ hoặc văn bản để liên kết câu. Vd:
Phát súng nổ. Em bé từ lưng trâu ngã xuống. (Anh Đức)
Phương thức tuyến tính mang lại tính mạch lạc cho văn bản.
Một cặp câu được liên kết với nhau có thể bằng nhiều phương thức và/ hoặc
phương tiện liên kết.
Bài tập 1. Xác định phương tiện,phương thức, chiều hướng kết câu trong các
đoạn văn sau :
Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của
mình. Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như hoa vông hoa gạo.
Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím. Sang đến anh hoa muồng thì đã ngả
hẳn sang sắc vàng chanh.
Nhưng nói chung, đó toàn là những màu sắc sặc sỡ như muốn phô hết ra ngoài.
Mãi đến năm nay, khi đã lên lớp Năm, đã “người lớn” hơn một tí, tôi mới nhận ra hoa
sấu, những chùm hoa nhỏ xíu, màu sắc chỉ hơi hoe vàng, chìm lẫn vào từng dợt lá
non, lẫn với màu nắng dịu.
(Vân Long, Qua những mùa hoa,trong Tuyển tập truyện cho thiếu nhi từ sau
Cách mạng tháng Tám)
Bài tập 2. Có thể thay phép lặp trong các đoạn văn sau bằng những phương
thức liên kết nào? Tại sao?
a) Triệu Thị Trinh quê ở vùng núi Quan Yên (Thanh Hoá). Triệu Thị Trinh xinh
xắn, tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ. Triệu Thị Trinh bắn cung rất giỏi, thường
theo các phường săn di săn thú. Có lẩn Triệu Thị Trinh đã bắn hạ một con báo gấm
trước sự thán phục của trai tráng trong vùng Quan Yên.
Hàng ngày chứng kiến cảnh nhân dân ta bị giặc Ngô dánh đập, cướp bóc, Triệu
Thị Trinh vô cùng uất hận. Triệu Thị Trinh nung nấu ý chí trả thù nhà, đền nợ nước,
quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi. Năm 248, Triệu Thị Trinh cùng anh là Triệu Quốc Đạt
lãnh đạo cuộc khỏi nghĩa chống quân xâm lược. Cuộc khởi nghĩa của Triệu Quốc Đạt
và Triệu Thị Trinh tuy không thành công nhưng tấm gương anh dũng của Triệu Thị
Trinh sống mãi với non sông đất nước. (Theo Từ điển nhân vật sử Việt Nam)
b) Linh dương sừng chạc có tên khoa học “Antilocapra americana" - có nghĩa là
“linh dương Mĩ”. Linh dương sừng chạc chỉ có ở châu Mĩ và là loài linh dương sừng
chạc duy nhất trên trái đất. Tuy bề ngoài linh dương sừng chạc giống linh dương, và
có sừng gần giống sừng dê, nhưng linh dương sừng chạc là hậu duệ duy nhất còn tồn
tại của họ động vật cổ đại Antilocapridae, đã xuất hiện cách nay 20 triệu năm. Linh
dương sừng chạc cũng là loài duy nhất trên thế giới với đôi sừng có nhánh (sừng có
nhánh, chứ không phải gạc có nhánh). (Theo Trần Hữu - Quốc Khôi, dẫn theo
Google.com)
c) Nếu số lượng người và động vật trên trái đất tăng lên thì liệu trọng lượng
của trái đất có nặng hơn không? Trái đất không “mập” lên được vì con người và động
vật được tạo ra từ các vật chất trên trái đất, do vậy dân số trên trái đất tăng lên cũng
không cộng thêm bất cứ tí gì vào trái đất. Ví dụ, hai con chuột đẻ ra 20 chuột con
nhưng lại phải tốn 20 khẩu phần thức ăn và nước uống cho lũ chuột con này. Tuy
nhiên, khối lượng của trái đất lại đang tăng lên vì thiên thạch và các hành tinh nhỏ
và bụi thiên thạch va vào trái đất: Theo cách nói này thì trái đất của chúng ta mỗi
năm nặng lên khoảng 150.000 tấn.
(Dẫn theo Google.com)
Bài tập 3. Dựa vào ngữ nghĩa, phân loại các phương tiện được kê sau đây
Nhưng, và, hay là, hoặc là, cuối cùng là, thêm vào đó, đồng thời, cho đến, rồi,
còn, không những thế, tuy vậy, tuy nhiên, ngược lại, trái lại, ngoài ra, hơn nữa, mặt
khác, nói tóm lại, nhìn chung là, vấn đề thứ nhất là, mặc dù như vậy, tuy rằng, bắt
đầu từ, bất nhược, chẳng những thế, không chỉ thế, tương tự, hầu như không, tuyệt
nhiên không, bởi bởi thế, bởi vì, chẳng hạn, cho hay, cho nên, chung quy lại, dù cho,
dù rằng, dù sao, dù vậy, đã đành, đối với, hoặc, hoặc giả, huống nữa, huống gì,
huống hồ, nói riêng, nói chung, quả vậy, song, song le, thành ra, thành thử, thật ra,
thậm chí, nhất là, đặc biệt là, thế là, thế mà, thế ra, thế thì, thường khi, và/hoặc,
vạn nhất, vậy mà, với lại, vốn dĩ, vì thế xét cho cùng, được thể hiện ở, đặc biệt là,
cho đến, chẳng hạn như, ví dụ như, như nghĩa là, như dã nêu trên, trừ phi, dù sao,
như trên đã thấy, như dã trình bày ở trên, chứng minh, sau đây, tiếp theo, đầu tiên,...

4. TÁCH ĐOẠN, CHUYÊN ĐOẠN VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN


4.1. Tách đoạn là thao tác từ một đoạn văn chia ra làm hai hay hơn hai đoạn
văn.
Việc tách, nhập hay chuyển đoạn đều dựa trên những nguyên do nhất định. Có
thể dựa vào các căn cứ sau để tách đoạn:
4.1.1. Các căn cứ khách quan
Dựa vào sự thay đổi nội dung trình bày. Vd:
Nhưng không, từ bao đời nay, thị ven biển vẫn còn nguyên đấy. Sóng biển chỉ
vỗ nhẹ rì rầm như sóng của một dòng sông. Bởi từ hai bên thị trấn, hai dãy núi như
hai cánh cung vươn ra ôm lấy một vùng biển rộng. Đó là hai cánh tay lực lưỡng của
thần ngăn đe thần biển, bảo vệ cho phố chài được yên vui.
Nhà của ở đây phần lớn xây bằng đá với sò, hai thứ sẵn có của núi và biển.
Trong nhà, ngoài ngõ đâu đâu cũng sực nức mùi cá biển.
Cá thu, cá chim, cá mực, tôm hùm... phơi trên sàn, trên nóc nhà, bờ tường, bãi
cát, chậu cảnh thì làm bằng những con ốc biển khổng lồ, to bằng cái mũ. sản vật ở
biển tô điểm cho phố một vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt. (Cát Bà - Hòn đảo ngọc. Dẫn
theo Tiếng Việt 4)
Dựa vào sự thay đổi về thời gian và/ hoặc không gian diễn ra sự việc, hiện
tượng được trình bày. Vd:
Có buổi sớm nắng mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy đảo chỉ một màu
trắng dục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của
da trời.
Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những đảo xa lam nhạt pha màu trắng sữa.
Không có gió, mà sóng vẫn vỗ đều đều, rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một
màu bạc trắng, lấm tấm như bột phấn trên da quả nhót.
Chiều nắng tàn, mát dịu.Biển xanh veo màu mảnh chai Đảo xa tím pha hồng.
Những con sóng nhè nhẹ, trên bãi bọt sóng màu bưởi đào. (Vũ Tú Nam, Biển đẹp.)
Dựa vào sự thay đổi của đối tượng được đề cập. Vd:
Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm
như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh
nắng. Những lá ngô rộng, trổ ra mạnh mẽ, nõn nà.
Trên ngọn, một thứ búp như kết bằng nhung và phấn vươn lên. Những đàn
bướm trắng, bướm vàng bay đến, thoáng đỗ bay đi. Núp trong cuống lá, những búp
ngô non nhú lên và lớn dần. Mình có nhiều khía vàng vàng và những sợi tơ hung hung
bọc trong làn áo mỏng óng ánh. (Nguyên Hồng)
Dựa vào đặc điểm tâm lí của người tiếp nhận. Chẳng hạn, đoạn văn trong các
văn bản dành cho thiếu nhi thường không có những đoạn dài như trong các văn bản
dành cho người lớn.
Dựa vào loại hình văn bản. Văn bản báo chí, văn bản hồi kí. văn bản tuỳ bút,
văn bản chính luận,... đều có những kiểu tách đoạn không hoàn toàn như nhau.
4.1.2. Các căn cứ chủ quan
Việc tách đoạn cũng có thể do dụng ý của người viết. Trong những trường hợp
này, thường gặp việc tách đoạn đặc biệt (đoạn tối giản, đoạn chỉ có một câu) để
chuyển tiếp hoặc để nhấn mạnh vào một nội dung nào đó. Có thể khái quát thành
hai dạng sau: Tách để giới thiệu, để chuyển đoạn. Việc tách câu thành đoạn đặc biệt,
thường gồm hai khả năng:
Một, là nếu tách câu đầu đoạn thành một đoạn riêng thì nó thường có khả năng
gây một không khí, một tình cảnh bao trùm lên toàn bộ những câu, đoạn còn lại.
Chẳng hạn:
Đêm.
Bóng tối trùm lên trên bến Cát Bà. Một con tàu len giữa tàu bạn. Nó cất lên
một hồi còi dài và từ từ tách bến.
(Nguyễn Trinh, Đi tìm bãi cá)
Hai, là nếu tách câu cuối đoạn thành một đoạn riêng tiếp theo thì nó lại thường
có khả năng nhấn mạnh, gây sự chú ý của người dọc vào điều kết luận. Vd:
Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhấn dân ta có thể còn kéo dài năm
năm, mười năm hay lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và nhiều thành phố lớn sẽ bị tàn
phá nặng nề. Nhân dân ta sẽ phải chịu đựng nhiều vất vả, gian khổ, hi sinh lớn lao
hơn. Song, nhân dân ta nhất định sẽ thắng lợi hoàn toàn. Đế quốc Mĩ nhất định sẽ
thất bại hoàn toàn.
Đó là một điều chắc chắn.
(Hồ Chí Minh)
Việc chia tách đoạn gắn liền với việc chuyển đoạn và liên kết đoạn. Tất cả đều
góp phần làm cho văn bản có độ liên kết chặt chẽ và trở thành một thể thống nhất.
Bài tập 1. Cho biết căn cứ và tác dụng của tách đoạn đã được sử dụng trong
phần trích dưới đây:
"Đệ nhất kì quan Phong Nha” nằm trong một quần thể hang động thuộc khối
núi đá: Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Bình.
Có thể tới Phong Nha rất dễ dàng bằng hai con dường: đường thuỷ ngược dòng
sông Gianh đến đoạn sông bến sông Son rồi cứ theo sông Son mà vào. Đường bộ
theo tỉnh lộ số 2 đến bến sông Son (đường dài chừng 20 cây số). Từ bến sông này đi
thuyền máy độ ba mươi phút là tới cửa hang Phong Nha. Sông mang tiếng là “Son”
nhưng nước lại một xanh thẳm và rất trong. Ngồi trên thuyền chạy ngược sông, nhìn
ra hai bên bờ, ta thấy những khối núi đá vôi trùng điệp, những xóm làng, nương ngô,
bãi mía nằm rải rác.
Phong Nha gồm hai bộ phận: Động khô và Động nước. Động khô ở độ cao 200m,
m các nhà địa lí học, thuở xưa vốn là một dòng sông ngầm, nay đã kiệt nước, chỉ còn
những vòm dá trắng vân nhũ và vô số cột dá màu xanh ngọc bích óng ánh.
Trái với Động khô, Động nước hiện thời vẫn đang có một con sông dài chảy
suốt ngày dêm... Sông khá sâu và nước rất trong. Hấp dẫn và dược khách du lịch lui
tới nhiều nhất chính là Động nước. Vào Động nước phải di bằng thuyền và mang theo
dèn duốc, bởi càng đi sâu vào trong hang càng tối. Hiện nay, ở một số nơi trong hang
đã mắc điện nhưng muốn đi suốt 1500m hang vẫn phải cần tới đuốc, đèn.
(Trần Hoàng, sổ tay địa danh du các tỉnh Trung Trung Bộ)
Bài tập 2. Các đoạn trong văn bản sau đây đã bị gộp chung. Hãy tách đoạn và
cho biết căn cứ,mục đích tách.
Sự sông tại vùng lãnh nguyên
Lãnh nguyên (tundra) là vùng sa mạc lạnh, gần như quanh năm có tuyết bao
phủ, chỉ trừ mùa “hè” ngắn ngủi khi tuyết tan. Có hai loại: lãnh nguyên miền cực đới
và lãnh nguyên chạy dài trên các dãy núi cao, có sự sống khác hẳn. Những vùng lãnh
nguyên hình thành cách dây 10000 năm, chiếm 1/5 diện tích trái đất, và cũng có ảnh
hưởng không nhỏ dối với khí quyển. Hầu hết các bán nguyên đều ở Bắc bán cầu, từ
vĩ độ 55 đến 70, về mùa dông lạnh đến 50 độ âm bách phân (Celsius). Một số lãnh
nguyên nhỏ nằm gần cực đới phía nam hoàn toàn không có thảo mộc vì quá lạnh.
Tuy bị băng tuyết bao phủ nhưng lãnh nguyên vùng cực đới phía bắc cũng có được
một khoảng thời gian “ấm áp” ngắn ngủi từ 50 đến 60 ngày, nhiệt dộ từ 3 đến 12 độ
bách phân; đủ làm cho băng tuyết tan ra. Mặc dù đất dưới sâu hơn mét vẫn đóng
cứng nhưng lớp đất bên trên mềm hơn giúp cho một số thảo mộc, cỏ, rêu, địa y,
thậm chí một vài loại hoa tranh thủ nảy nở. Các nhà thực vật học tính ra có đến 1700
loại. Các loài thảo mộc nơi dây có khả năng quang hợp trong điều kiện nhiệt độ rất
thấp, cường dộ ánh sáng yếu nhưng thời gian nhận dược ánh sáng lại lâu dài. Chúng
không sinh sản bằng cách thụ phấn hoa mà bằng cách đâm chồi hay tự tách thành
những cây con. Thảo mộc lãnh nguyên không có bộ rễ ăn sâu, nhưng lan rộng, đan
xen vào nhau làm thành một tấm thảm rất lớn, dày đặc, có khả năng chịu lạnh. Thảo
mộc lãnh nguyên cũng thường mọc gần nhau hoặc rất sát nhau để chịu dược những
luồng gió bão từ 50 đến 100 km/giờ. Tất cả các loài thực vật này trô thành nguồn
thực phẩm cho các loài động vật bản địa. Các động vật hữu nhũ cũng như các loài
chim nơi đây đểu có một lớp mỡ bao quanh cơ thể để tăng thêm sức phòng chống
lạnh. Vì khí hậu quá lạnh, vùng lãnh nguyên không có các loài bò sát. Các loài động
vật nơi dây dều có khả năng sinh sản và nuôi con trong khoảng thời gian ngắn ngủi
của mùa “hè”. Các con mới sinh cũng mau cứng cáp để đủ sức chịu lạnh khi mùa
đông đến. Người ta đã liệt kê được có đến 48 loài động vật đang sống tại lãnh nguyên.
Ngoài các động vật lớn thường được biết đến như gấu trắng, hươu có sừng nhiều
nhánh chĩa ra phía trước (caribou), chó kéo xe trượt tuyết... còn có các loài chuột,
sóc, chim thiên di. Phần lớn các loài động vật nơi đây ngủ đông, nhưng một số loài
di chuyển xa hơn về phía nam tìm thực phẩm, rồi quay trở lại lãnh nguyên trong mùa
“hè”. Loài hươu có khứu giác rất nhạy bén, có thể đánh hơi tìm ra các bụi cây cỏ, rêu,
địa y dưới lớp băng tuyết, rồi dùng móng cào tuyết đến lớp thực phẩm của chúng.
Loài cáo nơi dây có thể chịu lạnh đến âm 50 độ bách phân. Đặc biệt cũng có muỗi.
Loài muỗi nơi dây không bị cóng lạnh khi mùa đông đến, vì chúng tạo dược một hoá
chất gọi là glycerol để thay thế chất nước trong cơ thể. Chất này có tác dụng chống
đông lạnh. Lãnh nguyên cũng có vai trò quan trọng trong việc hấp thu khí carbonic
(CO2) trong khí quyển. Thông thường, các loài cây to cũng như thảo mộc khi chết đi
đều phân huỷ và thải ra một lượng khí CO2 vào trong khí quyển. Riêng tại vùng lãnh
nguyên, các thảo mộc khi chết đi không phân huỷ vì độ lạnh quá cao, do đó giữ
nguyên CO2, không thải trở lại khí quyển. Ngày nay, vì trái đất nóng thêm lên, diện
tích các vùng lãnh nguyên thu hẹp lại. Thêm vào đó, việc khai thác các mỏ dầu, mỏ
kim loại cũng làm nóng thêm và làm ô nhiễm không khí, khiến cho diện tích vùng
lãnh nguyên mau thu hẹp hơn, thảo mộc nơi dây dễ bị phân huỷ, tăng thêm CO2
trong bầu khí quyển và góp phần tăng thêm hiệu ứng nhà kính.
(Trịnh Đình Khôi, dẫn theo Google.comAundra)
4.2. Chuyển đoạn và liên kết đoạn
Về bản chất, liên kết đoạn cũng như liên kết câu.
4.2.1. Phương tiện liên kết
Phương tiện liên kết chung
Như liên kết câu, liên kết đoạn cũng sử dụng các phương tiện ngữ âm, từ vựng,
ngữ pháp để kết nối các đoạn văn với nhau. Chẳng hạn:
Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ nặng tai. Thầy giáo Chu lại nói
to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thì ra đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy.
(1)
Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh của cụ lần lượt theo lứa tuổi cái tạ cụ đồ
già. Ngày mừng thọ thầy chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thía về nghĩa
thầy trò.(2)
(Theo Hà Ân, Chuyện người thầy, trong Tuyển tập truyện viết cho
thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám)
Đoạn (1) và (2) trong vd vừa dẫn có sử dụng các phương tiện từ Ưng để liên
kết (hồi quy) như cụ giáo Chu, thầy Chu, cụ đồ già.
Các phương tiện liên kết đoạn thường nằm ở câu chuyển đoạn hoặc ở vị trí giáp
ranh giữa hai đoạn, tức là nằm ở câu cuối của đoạn kế trước và/ hoặc ở câu mở đầu
của đoạn kế sau.
Phương tiện liên kết đặc thù
Do đặc trưng và chức năng của đoạn văn nên ngoài những phương ũện liên kết
chung, liên kết đoạn còn sử dụng những phương tiện;ẻn kết đặc thù. Cụ thể là:
- Câu nối là loại câu không mang thông tin, có chức năng chuyên dụng là để
liên kết. Câu nối thường có cấu tạo gồm: thành phần chuyển tiếp —> chủ ngữ -> vị
ngữ. Nó có thể đứng đầu hoặc cuối đoạn văn hoặc cũng có thể tách thành đoạn độc
lập. Vd:
a) Bây giờ ta chuyển sang trình bày nhóm II Liên tưởng không đồng chất.
[...].(Trần Ngọc Thêm, Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt)
b) Quá trình tìm hiểu câu (phát ngôn) cho thấy câu có những đặc trưng cơ bản
sau đây: [...]. (Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng tập hai. NXB Giáo dục, 1993)
- Các dấu hiệu biểu thị thứ tự trình các đoạn trong văn bản còn có thể liên kết
với nhau nhờ các dấu hiệu đi kèm đoạn như các số thứ tự, các chữ cái đánh dấu thứ
tự đoạn, các kí hiệu phụ đặt ở đầu mỗi đoạn, như +, -, *, v.v, các từ ngữ được in
đậm, in nghiêng, in hoa, v.v. Những loại dấu hiệu này thường gặp trong văn bản
khoa học, chính luận, hành chính. Chúng giúp cho việc trình bày trở nên rõ ràng,
mạch lạc; và giúp cho việc tiếp nhận văn bản thuận lợi hơn.
— Các tiêu đề, đề mục cũng có chức năng giới thiệu một cách khái quát nội
dung của đoạn, mục, phần tiếp theo. Qua tiêu đề, đề mục, người đọc có thể hình
dung về nội dung của đoạn, phần tiếp theo. Vì vậy, có thể coi đây là một loại phương
tiện liên kết đoạn.
4.2.2. Phương thức liên kết đoạn
Để liên kết các đoạn trong văn bản, ta sử dụng các phương thức lặp, thế, tỉnh
lược, đối, liên tưởng, nối, tuyến tính như liên kết câu.
Bài tập 1. Tìm phương thức, phương tiện kết các đoạn trong phần trích sau
[...] Trên đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì
chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích
ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài.
Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo
trước đền Ngọc Sơn. Rồi những hôm sau đó, bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh
bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.
Nhưng khi lửa ở cây gạo sắp lụi thì nó lại “bén” sang những cây vông cạnh cầu
Thê Húc. Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay, đỏ gắt suốt cả tháng tư.
Đến tháng năm thì những cây phượng đón lấy lửa ấy, chạy tiếp cuộc chạy tiếp
sức của các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của
chúng tôi sắp đến. (Vân Long, Qua những mùa hoa)
Bài tập 2. Thử viết lại phần trích đã dẫn ở bài tập 1 và thay thế phương thức,
phương tiện nối mà nhà văn đã chọn dùng bằng những phương thức và phương tiện
liên kết khác rồi so sánh với nguồn.

V. SOẠN THẢO VĂN BẢN


1. GIẢN YẾU VỀ VĂN BẢN
1.1. Đặc điểm của văn bản
Khi giao tiếp, người ta thường dùng ngôn bản, tức tập hợp câu có tính thống
nhất trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức; để chỉ loại đơn vị giao tiếp lớn
nhất này, có hai cách gọi: “ngôn bản” và “văn bản”. Thuật ngữ “ngôn bản” thường
được dùng khi đơn vị giao tiếp lớn nhất ấy tồn tại dưới dạng nói. Tương tự, thuật ngữ
bản được dùng ới hai nghĩa. Theo nghĩa rộng, vãn bản có thể tồn tại ở dạng nói hoặc
viết, trong đó, dạng viết là chủ yếu. Theo nghĩa hẹp, văn bản là sản hẩm hoạt động
lời nói hoàn chỉnh, tồn tại dưới dạng viết.
Văn bản là sản phẩm của quá trình tạo lời, có tính thống nhất trọn vẹn về nội
dung ý nghĩa và hoàn chỉnh về hình thức.
Độ dài không phải là điều kiện quyết định một chuỗi câu nào đó có phải là văn
bản hay không. Văn bản có thể là một câu, vd: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ
giống. Hỡi cô tát nước bên đàng/ Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi. Có thể là một
bài, Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh), Bên kia sông
Đuống (Hoàng cầm), Đường chúng ta đi Nguyễn Trung Thành), v.v. Có thể là một
tập sách hàng trăm trang: Tin học căn bản, Triết học, Lịch sử văn minh thế giới. Có
thể là nhiều tập sách làng ngàn trang, Chiến tranh và hoà bình (Lep Tônxtôi), Những
người khốn khổ (Victo Huygo), Cửa biển (Nguyên Hồng), V.V..
1.1.1. Văn bản có tính thống nhất trọn vẹn về nội dung
Văn bản là đơn vị lời nói có nội dung thông tin hoàn chỉnh nhất. Những đơn vị
lời nói khác (câu, đoạn văn) cũng mang tính thông tin chưng không hoàn chỉnh như
văn bản. Chẳng hạn, so sánh:
a) Trong đầm gì đẹp bằng sen.
với:
b) Trong đầm gì đẹp bằng sen.
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt rõ ràng về mức độ hoàn chỉnh của nội dung
thông tin giữa chúng. Nếu a mới chỉ là lời khẳng định trong chốn bùn lầy, sen là loài
hoa đẹp nhất thì b không chỉ là lời khẳng định sen là loài hoa đẹp nhất mà còn mô tả
một cách chi tiết vẻ đẹp của bông sen. Hơn thế, cũng chỉ với toàn văn bản, ta mới có
thể cảm nhận một cách đầy đủ hơn về lượng thông tin hàm ngôn ẩn chứa sau bề mặt
của những câu chữ kia: ca ngợi những con người sống trong cảnh nhọc nhằn, tủi cực
nhưng không những không bị “nhuốm bẩn” mà hơn thế, còn “toả ngát hương thơm”.
Tính thống nhất trọn vẹn về nội dung của văn bản được thể hiện ở đặc điểm:
nội dung của các câu, đoạn, phần trong văn bản đều tập trung thể hiện chủ đề của
văn bản. Chẳng hạn, đọc Truyện Kiều, ta dễ dàng nhận thấy nội dung của phần giới
thiệu về gia cảnh Thuý Kiều; phần mô tả gia đình gặp cơn gia biến, Kiều phải bán
mình chuộc cha; Kiều rơi vào tay Tú Bà, Bạc Bà, Bạc Hạnh; Kiều gặp Từ Hải; Kiều trả
ân, báo oán; màn đoàn viên ở đoạn kết thúc... tất cả đều cùng nhằm làm rõ chủ đề:
trong xã phong người tài hoa thường bạc mệnh.
Văn bản có tính thống nhất đề tài, chủ đề, những đặc điểm mà các đơn vị mang
thông báo như câu, đoạn không thể có được.
1.1.2, Văn bản có tính hoàn chỉnh về hình thức
Văn bản không chỉ là một chỉnh thể thống nhất trọn vẹn về nội dung ý nghĩa
mà còn là một thể thống nhất về hình thức. Đã là một văn bản, ta không cần thêm
bớt gì vào trước hoặc sau văn bản. Tính hoàn chỉnh về hình thức được biểu hiện ở
đặc điểm văn bản có đầy đủ các bộ phận trong cấu trúc, ở tính mạch lạc. Chẳng hạn,
xét vd:
Những điều lí thú về tên người
Các dân tộc trên thế giới, thậm chí các vùng trong một nước có những tục lệ
rất khác nhau trong việc đặt và sử dụng tên người.
Ở nhiều dần tộc,tên người gồm họ và tên. Ngoài họ, tên, một số dân tộc còn
thêm tên đệm (người Việt), phụ danh (người Nga). Ví dụ đọc tên một người Nga là
Vích-to Xéc-ghê-vích Rô-ma-nốp, ta biết anh ấy tên Vích-to, bố là Xéc gây, thuộc
dòng họ Rô-ma-nốp.
Ngược lại, người thuộc một số dân tộc chỉ có tên, không có họ. Người Hà Nhì ở
Lai châu, Nghĩa Lộ lấy tên cha làm họ cho con. Ở một số vùng thuộc tỉnh Hà Tây,
người ta lấy tên đệm của cha làm họ cho con gái. Ví dụ: cha là Đỗ Minh Vượng, con
gái là Minh Thị Phúc, còn con trai vẫn mang họ bố. Người một nước Hồi Giáo ghép cả
tên cha, tên ông nội cạnh tên riêng thành một cái tên đầy đủ. Ví dụ: tên anh A-lo có
thể ghep thêm tên cha là Nát-xe, tên ông nội là Mô-ha-mét thành A-li Nát-xe Mô-ha-
mét.
Thời xưa, phụ nữ ở nhiều nước không có tên riêng. Ở một bộ lạc da đỏ châu Mĩ,
những người chưa trả được nợ không được gọi bằng tên riêng và không được coi là
một thành viên bình đẳng trong bộ lạc.
(Dẫn theo Ngữ văn 6, tập một)
Đoạn (câu) mở đầu văn bản Các dân tộc trên thế giới, thậm chí các vùng trong
một nước có những tục lệ rất khác nhau trong đặt và sử dụng tên người, giới thiệu
khái quát về văn bản. Các đoạn tiếp theo nêu cách đặt và sử dụng tên người của một
số dân tộc, lần nữa khẳng định điều đã giới thiệu ở đoạn mở đầu. Mối liên hệ ràng
buộc lẫn nhau được hiện thực hoá bằng các phương tiện, phương thức liên kết. Vì
vậy, không thể thay đổi trật tự các đoạn. Mặt khác, đầu đề cũng là một biểu hiện của
tính hoàn chỉnh về hình thức của văn bản.
1.1.3. Văn bản có tính liên kết chặt chẽ, mạch lạc
Bất cứ văn bản nào cũng có mạng lưới liên hệ về logic và ngữ nghĩa giữa các
câu, các đoạn, phần. Nếu không có mối liên hệ đó thì tập hợp câu chỉ là chuỗi hỗn
độn mà thôi. Chẳng hạn, bài văn sau lây là một chỉnh thể thống nhất.
Cá hồi vượt thác
Đàn cá hồi gặp thác phải nghĩlại lấy sức để sáng mai vượt sóng. Suốt
dêm,thác réo điên cuồng. Nước tung lên thành những búi trắng như tơ. Suốt
đêm, đàn cá rậm rịch.
Mặt trời vừa nhô lên. Dòng thác óng ánh sáng rực dưới nắng. Tiếng nước xối
gầm vang. Những con cá hồi lấy đà lao vút lên như chim. Chúng xé toạc màn mưa
bạc trắng. Những đôi vây xoè ra như đôi cánh.
Đàn cá hồi lần lượt vượt thác an toàn. Đậu "chấn" bên kia ngọn thác, chúng
chưa kịp chờ cho cơn choáng đi qua, hối hả lên đường.
(Nguyễn Phan Hách, dẫn theo Tiếng Việt 4, tập một)
1.1.4. Văn bản chứa thông tin hiển ngôn và thông tin hàm ngôn
Thông tin hiển ngôn là loại lượng nghĩa tường minh, tạo thành luồng thông tin
thứ nhất giúp người đọc tiếp nhận văn bản và là cơ sở để người đọc tiếp nhận thông
tin hàm ngôn. Thông tin hàm ngôn là loại thông tin ẩn chứa sau “bề mặt” câu chữ,
giúp cho người đọc tiếp nhận một cách đầy đủ hơn, sâu sắc về văn bản; muốn nhận
biết phải qua thao tác suy ý. Nó bao gồm những ẩn ý mà người viết gửi gắm qua văn
bản và cả thông tin về cách tổ chức văn bản. Chẳng hạn, xét vd Cá hồi vượt thác đã
dẫn ở trên, ta thấy qua việc miêu tả cảnh đàn cá hồi chuẩn bị vượt thác và vượt thác
(thông tin hiển ngôn), tác giả ngợi ca sức sống mãnh liệt của thiên nhiên (thông tin
hàm ngôn).
1.2. Đơn vị của văn bản
Văn bản là một cấu trúc. Văn bản có thể gồm nhiều câu, đoạn, phần, thậm chí
văn bản có thể gồm nhiều tập sách (vd: chí Truyện Kiều,Tắt đèn, Những người khốn
khổ, chiến tranh và hoà binh). Cũng có khi văn bản chỉ có một câu (trường hợp này
ít gặp).
a) Hoa sầu đâu
Vào khoảng cuối tháng ba, các cây sầu đâu ở vùng quê Bắc Bộ hoa và người ta
thấy hoa sầu đâu nở như cười. Hoa nhỏ bé, lấm tấm mấy chấm đen, nở từng chùm,
đu dưa như đưa võng mỗi khi có gió. Cứ đến tháng ba, nhớ đến sầu đâu là tôi cảm
thấy thoang thoảng đâu đây một mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả
hương cau, mà dịu dàng có khi hơn cả mùi thơm hoa mộc. Mùi thơm huyền diệu đó
hoà với mùi của đất ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu hái về phơi
nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng
xâm xấp nước đưa lên... Bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu thương yêu, khiến người ta
cảm thấy như ngây ngất, như say say một thứ men gì.
(Vũ Bằng, dẫn theo Tiếng Việt 4, tập hai)
b) Hỡi cô tát nước bên đàng,
Sao cô múc ánh trăng vằng đổ đi
(Ca dao)
Trường hợp vừa nêu ở vd b, tuy chỉ có một câu nhưng nó vẫn đảm bảo các đặc
trưng trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức nên nó vẫn tồn tại với tư cách
là một văn bản không khác gì vd Những điều lí thú về tên người.
Đơn vị của văn bản là câu và đoạn văn. (x. Viết đoạn văn, tr.90).
Các loại quan hệ cửa văn bẳn
Như các đơn vị ngôn ngữ, đơn vị lời nói, văn bản có quan hệ hướng nói cách
khác, văn bản có những quan hệ trong nội tại bản thân nó. Đó là quan hệ giữa các
câu, các đoạn, các phần, các chủ đề bộ phận, v.v, tạo nện văn bản. Xét ví dụ:
Bài văn không điểm
- Ba đã bao giờ thấy một bài văn bị không điểm chưa ba?
Tôi ngạc nhiên:
- Đề bài khó lắm sao?
- Không. Cô chỉ yêu cầu “Tả bố em đang đọc báo”. Có đứa bạn con bảo ba nó
không đọc báo, nhưng rồi nó bịa ra, cũng được sáu điểm.
Tôi thở dài:
- Còn đứa bị không điểm, nó tả thế nào?
- Nó không tả, không viết gì hết. Nó nộp giấy trắng cho cô. Hôm trả bài, cô
giận lắm. Cô hỏi: “Sao trò không chịu làm bài?”. Nó cứ làm thinh. Mãi sau, nó mới
bảo: “Thưa cô, con không có ba !”. Nghe nó nói, cô con sững người. Té ra ba nó mất
từ khi nó mới sanh. Cô mới nhận lớp nên không biết ba ạ. Cả lớp con ai cũng thấy
buồn. Lúc ra về, có đứa hỏi: “Sao mày không tả ba của đứa khác?”. Nó chỉ cúi đầu,
hai giọt nước mắt chảy dài xuống má.
Chuyện của cậu học trò có bài văn không điểm đã để lại trong tôi một nỗi đau,
nhưng cũng để lại một bài học về lòng trung thực.
(Theo Nguyễn Quang Sáng, dẫn theo Tiếng Việt 4, tập một)
Ta thấy giữa đầu đề Bài văn không điểm với toàn bộ bài văn hoặc giữa các phần
mở đầu, nội dung và phần kết hay giữa các câu đều gắn bó chặt chẽ. Chẳng hạn, các
câu Tôi ngạc nhiên; Đề bài khó lắm sao xuất hiện là do câu Ba đã bao giờ thấy một
bài văn bị không điểm chưa ba. Hoặc phần kết Chuyện của cậu học trò có bài văn
không điểm đã để lại trong tôi một nỗi đau, nhưng cũng để lại một bài học về lòng
trung thực, có mối quan hệ không thể tách rời với những câu, đoạn, phần trước nó.
Văn bản còn có quan hệ hướng ngoại. Đó là quan hệ giữa văn bản với hiện thực
được nói tới, quan hệ giữa văn bản với người tạo lập và người tiếp nhận, giữa văn
bản với môi trường văn hóa, xã hội, lịch sử, … trong đó văn bản được sản sinh ra.
Những quan hệ này có những ảnh hưởng nhất định đối với văn bản và với quan hệ
nội tại của văn bản.
Xét vd “ Bài văn không điểm”, ta thấy thực tế mà văn bản nêu ra hoàn toàn có
thể có. Câu chuyện về “Bài văn không điểm” không chỉ gây trong lòng tác giả “một
nỗi đau” và “một bài học về lòng trung thực” mà trái tim, tâm hồn người đọc cũng
ngân lên những nhịp đập, những cảm xúc như chính tác giả đã trả nghiệm. Mặt khác,
những tình cảnh và tình cảm được bộc lộ trong câu chuyện trên không tách rời những
tình tiết được kể lại trong bài văn… Hoặc xét văn bản:
Cảnh khuya
Tiếng suối trong như tiếng hất xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ Vỉ lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh)
Bài thơ miêu tả cảnh núi rừng chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng và nỗi niềm
canh cánh vì vận mệnh dân tộc, vận mệnh đất nước của Bác. Đặt trong hệ thống
những bài thơ khác của Người (như tập Nhật kí trong và các bài Bác viết ở Việt Bắc:
Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy. Tin thắng trận,...),ta càng thấy rõ hơn
tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước và tấm lòng khôn nguôi lo lắng vì vận mệnh
đất nước, vận mệnh dân tộc của Người. Mặt khác, bài thơ còn gợi liên tưởng đến
những bài Đường thi hàm súc, đầy chất thơ, chất trữ tình.
1.3. Cấu trúc của văn bản
Văn bản có thể có kết cấu một, hai phần, ba, bốn, năm phần. Kiểu kết cấu
thường gặp nhất là kết cấu hai phần. Tuy nhiên, trong phạm vi nhà trường, kiểu kết
cấu thường buộc học sinh phải tuân thủ là kết cấu ba phần: phần mở đầu, phần chính
và phần kết luận.
1.3.1. Phần mở đầu (đặt vấn đề) có nhiệm vụ giới thiệu khái quát về văn bản.
về mặt tâm lí tiếp nhận, nó có nhiệm vụ gây hứng thú cho người đọc ngay từ đầu.
Phần này có thể xuất hiện hoặc vắng mặt trong văn bản. Về dung lượng, tuỳ theo độ
dài của văn bản mà phần mở đầu có thể là một hoặc nhiều câu, một hoặc nhiều đoạn.
Chẳng hạn, so sánh phần mở đầu của một chuyên luận, một luận án vói phần mở
đầu của một bài văn có trong sách giáo khoa: phần mở đầu trong sách giáo khoa có
thể chỉ một hoặc ba, bốn câu; phần mớ đầu của một chuyên luận thường gồm nhiều
đoạn.
Phần mở đầu thường được tách thành đoạn, phần riêng.
1.3.2. Phần chính (giải quyết vấn đề) là phần quan trọng nhất, chiếm dung
lượng lớn nhất và không thể thiếu trong cấu trúc văn bản. Phần chính có nhiệm vụ
triển khai, cụ thể hoá, phân tích vấn đề đã được giới thiệu ở phần mở đầu. Đối với
người tiếp nhận văn bản, nó có nhiệm vụ duy trì sự chú ý sau khi mở đầu.
Phần chính có thể gồm nhiều đoạn, chương, mục. Ở vd điều lí thú về tên người,
phần chính từ ở nhiều dân tộc đến hết văn bản, đã triển khai và cụ thể hoá nội dung
điều đã giới thiệu ở phần mở đầu: Các dân tộc trên thế giới, thậm chí các vùng trong
một nước có những tục lệ rất khác nhau trong việc đặt và sử dụng tên người.
1.3.3. Phần kết (kết thúc vấn đề) có nhiệm vụ khái quát hoá những điều đã
trình bày ở phần chính, rút ra kết luận và bài học liên hệ (nếu có). Về hình thức, nó
thường tương ứng với phần mở đầu. Một văn bản có cấu trúc hài hoà là văn bản có
“đầu cuối tương ứng”. Phần kết là dấu hiệu đóng có tác dụng khép văn bản lại, giúp
người đọc:am nhận về tính hoàn chỉnh trọn vẹn của văn bản.
Văn bản có thể có phần kết hoặc không, Bài văn không điểm có phần kết là
đoạn văn cuối của văn bản, Những điều lí thú về tên gười không có phần kết.
1.3.4. Đầu đề (nhan đề, tên gọi). Ngoài phần mở đầu phần chính và kết luận,
văn bản còn có đầu đề. Đầu đề là tên gọi của văn bản, gắn bó mật thiết với văn bản.
Văn bản có thể có hoặc không có iầu đề. Nhưng đã là văn bản thì có khả năng đặt
được đầu đề. Có mê nói, đầu đề cũng là một bộ phận cấu thành văn bản.
Một văn bản có thể có nhiều cách đặt đầu đề khác nhau nhưng không tuỳ tiện
mà phải thoả mãn những yêu cầu nhất định. Chẳng hạn, văn bản Bài văn không điểm
của Nguyễn Quang Sáng, ta có thể:ãt lại đầu đề thành Bài học về lòng trung thực
hoặc Bài văn bỏ giấy trắng,... nhưng ta không thể gọi nó bằng những cái tên như Ba
tôi hoặc Quê hương. Có thể khái quát có ba kiểu đặt đầu đề như sau:
Một, là đầu đề được đặt theo kiểu nêu khái quát nội dung của min bản. Kiểu
đầu đề này thường gặp ở văn bản khoa học. Chẳng hạn: Tiếng Việt, sơ thảo ngữ pháp
chức năng, Hệ thống kết văn bản tiếng Việt, Lịch sử Việt Nam, Đại số sơ cấp, Tin học
đại cương...
Hai, là đầu đề được đặt theo kiểu nêu khái quát chủ đề của văn bản. Chẳng hạn
các đầu đề như Tuyên ngôn độc lập, Liên kết câu-điều kiện quan trọng để tạo văn
bản, Làm việc thật là vui,… Kiểu đặt đầu đề này thường gặp trong văn bản khoa học,
chính luận, hành chính.
Ba, là đầu đề đặt theo kiểu nêu một chi tiết nhưng là chi tiết liên quan mật thiết
với văn bản. Vd: Chí Phèo (Nam Cao), Người đò sông Đà (Nguyễn Tuân), Từ ấy (Tố
Hữu),... Cách đặt đầu đề này thường chỉ dùng đối với văn bản văn chương nghệ thuật
hoặc văn bản báo chí.
Văn bản văn chương nghệ thuật sử dụng cả ba cách đặt đẩu đề đã nêu Nó có
thể nêu một chi tiết nhưng là chi tiết quan mật thiết với văn Tắt đèn (Ngô Tất Tố),
Chí Phèo (Nam Cao), Việt Bắc (Tố Hữu). Nó có nêu khái quát nội dung của văn bản,
như Chuyện người hàng xóm (Nam Cao), Thế giới không có đàn ông (Nguyễn Anh
Tú), Những cái tên như Vô đề, Không đề (tên một số bài thơ) cũng là một kiểu đầu
đề.
Quan hệ giữa đầu đề và văn bản đầu đề không chỉ quan mật thiết nội dung tư
tưởng của văn bản mà nó còn có thể hé gợi cho người đọc có được những cảm nhận
ban đầu về phong cách nghệ thuật của văn bản mà nó “đứng tên”. Chẳng hạn, kiểu
kết hợp lạ lùng của đầu đề Tiếng thu (tên một bài thơ của Lưu Trọng Lư) lại rất hài
hoà với không khí nghệ thuật mơ hổ của bài thơ. Hoặc Người đi tìm hình của nước,
tên một bài thơ của Chế Lan Viên, là một cái tên đầy tính luận đề. Thế nhvủng nó là
một yếu tố hài hoà trong chỉnh thể bài thơ giàu tính trí tuệ, nó khác với cái tên giản
dị Theo chân Bác, tên một trường ca của Tố Hữu viết về Bác. Tuy nhiên, Theo chân
Bác là cái tên gắn bó máu thịt với bản trường ca bằng thơ này, với chất giọng tâm
tình, với thể thơ thất ngân biến thể mà nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng...
Về phương diện cấu trúc, đầu đề có thể là một Vd Nhớ (tên một bài thơ của
Nguyễn Đình Thi), Duyên (tên một bài thơ của Xuẩn Diệu). Đầu đề có thể là một cụm
từ (thuừng gặp nhất), vd Bình Ngô đại cáo, sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tuyên ngôn
độc lập, Đại số sơ cấp... Đầu đề cũng có thể là một câu, thậm chí nhiều câu. Vd: Ai?
Tôi! (tên một bài thơ của Chế Lan Viên).
Với vị trí và chức năng của mình, đầu đề là dấu hiệu mở, giúp người đọc tiếp
nhận văn bản. Qua đầu đề, người đọc có thể có được cái nhìn khái quát và cảm nhận
ban đầu về văn bản trên phương diện nội dung và cả phương diện hình thức.
1.4. Phân loại văn bản
1.4.1. Dựa theo tính chất ổn định và không ổn định của khuôn hình văn bản, có
thể phân thành văn bản cố định (khuôn hình cô định, buộc phải theo khuôn mẫu có
sẵn, gồm các thể loại của văn bản hành chính, văn bản khoa học) và văn bản hoạt
(khuôn hình không ổn định, không bị gò bó theo khuôn mẫu: văn bản văn chương).
1.4.2. Cũng có thể dựa vào các thao tác, các hành động ngôn ngữ chủ đạo để
xây dựng văn bản mà phân loại thành: văn bản miêu tả (tái hiện trạng thái sự vật,
con người); văn bản tự sự (trình bày diễn biến sự việc); văn bản biểu cảm (bày tỏ
tình cảm, cảm xúc); văn bản nghị luận (nêu ý kiến đánh giá, bàn luận); văn bản
thuyết minh (giới:hiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp,...); văn bản hành chính
trình bày ý muôn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa cơ quan,
tổ chức với thành viên, giữa các cơ quan, các tổ chức). Theo cách phân chia này, văn
bản siêu ngôn ngữ và văn bản nghệ thuật được xem xét riêng.
1.4.3, Dựa vào phong cách chức năng ngôn ngữ, văn bản được:hân loại thành:
văn bản khoa học, văn bản hành chính - công vụ, ăn bản báo chí - công luận, văn
bản chính luận, văn bản văn hương nghệ thuật. Đây là hướng phân loại thường được
sử dụng.
- Văn bản báo chí - công luận là loại văn bản có chức năng cung cấp thông tin
thời sự; gồm ba nhóm: cung cấp tin tức, phản ánh công luận và thông tin - quảng
cáo. Văn bản báo chí có chức năng giao tiếp lí trí và chức năng tác động. Đặc trưng
nổi bật là tính thời sự, tính hấp dẫn và tính đại chúng. Ngôn ngữ của văn bản báo chí
cũng hướng đến những đặc trưng này.
Về phương diện ngữ âm, sử dụng hệ thống ngữ âm chuẩn mực; tận dụng màu
sắc, kích cỡ, kiểu dáng chữ để tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
vể phương diện từ ngữ thường sử dụng lớp từ ngữ được cấu tạo đặc biệt có
màu sắc biểu cảm, cảm xúc rõ rệt và màu sắc tu từ học chức năng nổi bật, như: thời
cơ và thách thức, lỗ hổng của cơ chế thị trường, quốc nạn tham nhũng, xói mòn niềm
tin, giải pháp số không, trừng phạt kinh tế; sử dụng những từ ngữ dùng theo khuôn
mẫu có tính năng động và linh hoạt, và nhiều từ có màu sắc trang trọng như: thiết
lập quan hệ hợp tác toàn diện, iện chí hoà bình, nhiều từ ngữ có thái độ bình giá phủ
định, như: dính líu, trả đũa, tiếp tay, cấu kết, quảng cáo rùm beng. Và cả lớp từ ngữ
thuộc nghề báo, như: thông tín viên, đặc phái viên, hãng thông tấn, đưa tin, tiết lộ,...
Về phương diện ngữ pháp, sử dụng nhiều kiểu câu linh hoạt với từng kiểu loại
văn bản: dùng kiểu câu khuyết chủ ngữ nêu sự kiện, thường ở đầu các bản thông
báo, bản tin; sử dụng kiểu câu có đề ngữ trong các đầu đề đưa tin; câu có nhiều
thành phần tách biệt được in thành dòng riêng, bằng những co chữ khác nhau, để
nhấn mạnh các nội dung thông tin, dùng những đầu đề kép; các văn bản thuộc kiểu
cung cấp tin tức thường được ết cấu theo những khuôn mẫu nhất định, để việc truyền
đạt và tiếp thu thông tin được dễ dàng, nhanh chóng.
Về phương diện tu từ, có sử dụng các biện pháp tu từ.
- Văn bản chính luận là loại văn bản thông tin về các vấn đề có ý nghĩa chính
trị - thời sự xã hội. Gồm các kiểu loại: lời kêu gọi, tuyên ngôn, các báo cáo chính trị,
các bài xã luận, bình luận...; các bài diễn thuyết, phát biểu trong mít tinh, trong đón
tiếp ngoại giao, báo cáo trong các hội nghị (sinh hoạt chính trị), nói chuyện thời sự,
chính sách...
Văn bản chính luận mang tính bình giá công khai, tính lập luận chặt chẽ và tính
truyền cảm mạnh mẽ.
Về phương diện ngữ âm, sử dụng hệ thống ngữ âm chuẩn mực. Ở dạng nói,
tính truyền cảm, hùng hồn được chú ý khai thác.
Về phương diện từ ngữ, sử dụng những đơn vị từ vựng hội thoại giàu màu sắc
tu từ; ngôn từ giản dị, rõ ràng, chính xác bộc lộ thái độ bình giá công khai của người
nói.
Về phương diện ngữ pháp, thường dùng kiểu câu có tính chất hội thoại, quen
thuộc, dễ hiểu; dùng nhiều kiểu cấu trúc câu nhằm mang lại sự trong sáng, khúc
chiết và sự cân đốì, nhịp nhàng, uyển chuyển cho lời văn.
Về phuơng diện tu từ, sử dụng các biện pháp tu từ để tăng thêm sức mạnh bình
giá, thường dùng các biện pháp: so sánh, hoán dụ, tương phản, đảo ngữ, điệp ngữ,
điệp cú pháp, câu hỏi tu từ.
- Văn bẳn văn chương nghệ thuật là loại văn bản thực hiện chức năng nhận
thức, giáo dục, thẩm mĩ,... thông qua hình tượng văn học. Ngôn ngữ trong văn bản
văn chương có tính hình tượng, cụ thể, sinh động và mang phong cách cá nhân. Văn
bản văn chương sử dụng mọi biến thể của ngôn ngữ về các phương diện ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp, tận dụng khai thác triệt để tính đa nghĩa của từ, các biện pháp tu
từ... để phục vụ tối đa cho việc xây dựng hình tượng văn học. Cấu trúc câu, đoạn,
văn bản, đều có tính linh hoạt, tất cả đều hướng đến ý đồ sáng tạo nghệ thuật của
nhà văn. Ngôn ngữ trong văn bản văn chương là ngôn ngữ nghệ thuật, có những đặc
điểm riêng về tính hệ thống, tính hình tượng, tính cá thể hoá...
Do mục đích ứng dụng, giáo trình này sẽ trình bày các loại hình văn bản xét
theo đặc điểm phong cách chức năng ngôn ngữ và dừng lại ở hai loại hình: văn bản
khoa học và văn bản hành chính, (x. 2.1 Giản yếu về văn bản khoa học, tr.123; 5.1.
Giản yếu về văn bản hành chính - công vụ, tr.155).
Bài tập. Đọc các văn bản sau và cho biết: văn bản có mây phần, ranh giới của
mỗi phần, nội dung khái quát của từng phẩn, mối quan hệ giữa đẩu để và văn bản.
Thử đặt lại đầu đề.
Có gì khác biệt giữa cây rêu với những cây xanh không có hoa khác?
Như các cây thuộc họ dương xỉ và hạt trần, rêu là loại thực vật không có hoa.
Nhưng chúng có những đặc điểm không lẫn với các nhóm khác; chỉ nhìn qua hình
dạng bên ngoài là ta phát hiện dược ngay.
Rêu rất nhỏ bé, chỉ cao một vài centimet, mọc ỏ chỗ ẩm ướt và mọc thành từng
đám, không bao giờ mọc từng cây riêng lẻ. Rêu chưa có rễ thật, chưa có mạch dẫn,
nước và chất khoáng hoà tan được đưa vào cơ thể bằng cách thấm qua bề mặt và
vận chuyển trong cây bằng cách thấm dẩn từ tế bào nọ sang tế bào kia. Điều đó giải
thích tại sao rêu có kích thước nhỏ bé và phải mọc thành từng dám ỏ nơi ẩm ướt.
Trong khi đó các cây dương xỉ hay hạt trần vì có rễ thật và có mạch dẫn nên
có thể mọc cao tới hàng mét hay hàng chục mét và có thể mọc cả ỏ những nơi khô
hạn.
Túi bào tử của rêu nằm ở ngọn, trên một số cuống dài. Còn túi bào tử của các
cây dương xỉ thường nằm ở mặt dưới lá. Cũng có một số cây khác cùng trong nhóm
quyết với dương xỉ (như cây thông đất, cây quyển bá) có túi bào tử cũng nằm ở ngọn
nhưng ở kẽ một lá nhỏ và nhiều túi tập họp lại thành bông bào Còn cây hạt trần như
thông, túi:ào tử không còn nữa, chúng có noãn (tương dương với túi bào tử cái) và
túi phấn (tương đương với túi bào tử đực).
Ngoài ra còn một vài điểm khác nhau về cách sinh sản. Tuy nhiên, chỉ với hai
điểm trên, nhìn thoáng qua ta cũng phân biệt được rêu với các cây xanh không có
hoa khác.
(Theo Sinh học 6. NXB Giáo dục, 2005)
Phân biệt hai loại stress
Nhịp sống hiện nay không nới tay với ai. Tiếng ồn, nạn kẹt xe, sự chạy đua với
thời gian, nỗi lo lắng cho ngày mai, những sự gò ép gia tăng. Không nhiều thì ít,
chúng ta đều: stress. Trong trí chúng ta, điều này có nghĩa là bị căng thẳng, làm việc
quá sức, bị đặt bởi áp lực. Thật ra, còn có nhiều điều mà mỗi người trong chúng ta,
tuy có liên hệ, nhưng dôi khi vô tình không nhận thấy.
Stress ở mức thấp có thể là chất kích thích tự nhiên, nhưng ở mức cao sẽ trở
thành độc hại. Stress là phản ứng của cơ thể trước một tình huống khác thường, hoặc
khó khăn, các sự gò ép từ môi trường xung quanh, vì vậy, đó là phản ứng đương đầu,
đối phó.
Vấn đề là ở chỗ có loại stress “tốt, có lợi”, và loại stress “xấu, có hại”.
Một tin vui, một sự sung sướng dưa đến dột ngột, làm phát sinh loại stress tốt,
giúp chúng ta tỉnh táo chuẩn bị mọi việc trong cuộc sống. Cũng còn thêm một dạng
stress tốt giúp chúng ta giữ được bình tĩnh, gan dạ, phản ứng sáng suốt trước một
thử thách, mặc dù trong lúc ấy lòng chúng ta thật sự có một cơn giông bão. Các
hormon, nhất là adrénaline được phóng ra, kích thích cơ thể ngay lập tức. Máu chạy
nhanh trong cơ bắp trong não, tăng thêm sức mạnh cơ thể, động viên tối đa sức chú
ý.
Khi một em bé chạy băng ngang trong khi bạn lái xe, nhờ adrénaline bạn có
thể hãm xe lại với phản ứng “siêu nhanh”. Hormone phóng ra nhanh như vậy cũng
có lợi trong họat động trí não. Sự cần thiết phải hoàn tất một công việc vào ngày mai
tạo nên loại stress hưng phấn. Máu chảy nhiều hơn trong não, nhờ thế, hoạt động
của não được thúc đẩy và hiệu năng đạt đến đỉnh cao. Loại stress tốt như vậy giúp
chúng ta tăng thêm năng lực trong kì thi, hoặc trong cuộc phỏng vấn tuyển dụng
nhân viên.
Tuy nhiên, những loại kích thích như vậy, nếu lên quá cao có thể trở thành độc
hại, gặm mòn nội lực. Hiện tượng này có thể so sánh với việc tiêu hoá. Để tiêu hoá
được thực phẩm, dạ dày tiết ra axit, nhưng nếu quá nhiều axit, dạ dày sẽ bị loét.
Vì sao lại đi đến chỗ quá “liều lượng” stress, trở thành tai hại?
Theo bác sĩ Patrick Légeron, chuyên gia tâm thần, thuộc bệnh viện Sainte Anna,
Paris, khi nói đến stress quá độ, chúng ta nghĩ đến những biến cố quan trọng trong
đời như: cái chết của một người thân, bị cho nghỉ việc, đau ốm nặng, hoặc những
phiền muộn dai dẳng lo nghĩ về tiền bạc, những cuộc xung đột vợ chồng, gánh nặng
công việc chồng chất. Thực ra, những dấu ấn nho nhỏ hàng ngày như: nhận được
một cú điện thoại làm bực mình, cãi nhau với con cái, người khác sai hẹn với mình...
thường là loại stress ngấm ngầm, nếu tích luỹ sẽ có tác động làm hỏng sức đề kháng
của chúng ta.
Thông thường, chúng ta trải qua 3 doạn dường phản ứng đối với stress.
1. Giai đoạn báo động, chúng ta phản ứng bằng cách tập trung để đối phó.
2. Giai đoạn kháng cự, chúng ta tìm cách thích nghi và duy trì sự cố gắng.
3. Giai đoạn kiệt sức, chúng ta thấy nản lòng, cần nghỉ ngơi, cần sự giúp dỡ.
Trong sinh hoạt nghề nghiệp, một chút stress giúp chúng ta có hiệu lực hơn
trong trí não và thể lực. Quá nhiều stress sẽ dưa đến sự giảm sút hiệu năng, gây
nhầm lẫn, thiếu tập trung, khó giải quyết vấn đề. Stress là người bạn đồng hành mà
chúng ta không thể nào lẩn tránh, nhất là trong một thế giới xô bồ, vội vã như ngày
nay. Vấn đề là chúng ta phải tạo cho mình một cuộc sống lành mạnh, vị tha,
giàu lòng nhân ái, say mê với công việc. Có như vậy chúng ta mới thường xuyên có
được những stress tích cực, hạn chế ở mức tối đa những stress tiêu cực.
(Theo Trịnh Đình Khôi, Những hiểu biết về stress, dẫn theo Khoa học. com)
Động Phong Nha
“Đệ nhất kì quan Phong Nha” nằm trong một quần thể hang động thuộc khối
núi dá vôi Kẻ Bàng ỏ miền tây Quảng Bình.
Có thể tới Phong Nha rất dễ dàng bằng hai con đường: đường thuỷ ngược dòng
sông Gianh đến doạn sông bến sông Son rổi cứ theo sông Son mà vào. Đường bộ
theo tỉnh lộ số 2 đến bến sông Son (đường dài chừng 20 cây số). Từ bến sông này đi
thuyền máy dộ ba mươi phút là tới cửa hang Phong Nha. Sông mang tiếng là “Son”
nhưng nước lại một màu xanh thẳm và rất trong. Ngồi trên thuyền chạy ngược sông,
nhìn ra hai bên bờ, ta thấy những khối núi đá vôi trùng diệp, những xóm làng, nương
ngô, bãi mía nằm rải rác.
Phong Nha gồm hai bộ phận: Động khô và Động nước. Động khô ở độ cao 200m
theo các nhà dịa lí học, thuở xưa vốn là một dòng sông ngầm, nay đã kiệt nước, chỉ
còn những vòm dá trắng vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.
Trái với Động khô, Động nước hiện thời vẫn đang có một con sông dài chảy
suốt ngày đêm... Sông khá sâu và nước rất trong. Hấp dẫn và được khách du lịch lui
tới nhiều nhất chính là Động nước.
Vào Động nước phải đi bằng thuyền và mang theo đèn đuốc, bời càng đi sâu
vào trong hang càng tối. Hiện nay, ở một số nơi trong hang đã mắc điện nhưng muốn
đi suốt 1500m hang vẫn phải cần tồi đuốc, đèn.
Động chính Phong Nha gồm mười bốn buồng, nối với nhau bởi một hành lang
dài hơn ngàn rưỡi mét cùng nhiều hành lang phụ dài vài trăm mét. Ở các buồng ngoài,
trần hơi thấp, chỉ cách mặt nước độ 10m. Từ buồng thứ tư trở di vòm hang đã cao
tới 25 - 40m. Đến hang thứ mười bốn, có thể theo các hành lang hẹp để đến các
hang to ở phía trong sâu, nơi chỉ có một vài đoàn thám hiểm với đẩy đủ các trang
thiết bị (máy móc, dèn, tuần áo, thuốc men...) cẩn thiết dặt chân tới.
Tuy nhiên, hang động Phong Nha phía sâu bên trong, cùng các dòng sông ngầm
dưới khối núi đá vôi Kẻ Bàng và khu rừng nguyên sinh 4000ha vẫn còn cất giữ bao
nhiêu điều huyền bí, thú vị, hấp dẫn mà con người vẫn chưa biết hết.
Đi thuyền thăm động Phong Nha, chúng ta sẽ vô cùng kinh ngạc và thích thú
trước vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của nó. Dưới ánh sáng lung linh của đèn đuốc, các khối
thạch nhũ hiện lên đủ hình khối, màu sắc. Có khối hình con gà, con cóc, có khối xếp
thành đốt trúc dựng đứng trên mặt nước... Lại có khối mang hình mâm xôi, cái khánh,
hoặc hình các ông tiên đang ngồi dánh cờ, v.v. Bàn tay tài hoa của tạo hoá khéo tạo
cho các khối thạch nhũ không những chỉ đẹp về dường nét mà còn rất huyền ảo về
màu sắc, một màu sắc lóng lánh như kim cương không bút nào lột tả hết. Đây đó,
trên vách động còn rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc. Trong hang cũng có
một số bãi cát, bãi đá để thuyền ghé lại cho khách đi thuyền dừng chân, mặc sức leo
trèo, luồn lách qua các bậc dá, các ngõ ngách để thăm thú đây đó, chụp ảnh, ghi
hình hoặc thắp hương lên các bàn thờ do người Chăm, người Việt dựng lên tự thuở
nào.
Đi suốt chiều dài hơn ngàn mét ỏ phần ngoài của động Phong Nha, du khách
đã có cảm giác như lạc vào một thế giới khác lạ - thế giới của tiên cảnh. Nơi đây vừa
có nét hoang sơ, bí hiểm; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ. Một tiếng nước gõ
tong tong, một tiếng nói trong hang động đều có âm vang riêng, khác nào tiếng đàn,
tiếng chuông: cảnh chùa, đất Bụt.
Với một vẻ đẹp đặc sắc, độ đáo riêng, động Phong Nha được xem là “Kì quan
đệ nhất động” của Việt Nam. Nhà thám hiểm Hao-ớt Lim-be trưởng đoàn thám hiểm
Hội địa lí Hoàng gia Anh sau khi thăm động Phong Nha về đã phát biểu:” Với kinh
nghiệm của Hoàng gia Anh, tôi khẳng định Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp
nhất thế giới.”. Theo báo cáo khoa học của đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh
gần đây, động Phong Nha có bảy cái nhất: hang động dài nhất; cửa hang cao và rộng
nhất; bãi cát; thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất; sông ngầm dài nhất.
Động Phong Nha đã và đang thu hút sự quan tâm lớn của nhiều nhà khoa học,
nhà thám hiểm và kahsch du lịch trong và ngoài nước. Phong Nha cũng đang được
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và khai thác để sớm trở thành một địa điểm du lịch,
thám hiểm và nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh của đất nước.
(Trần Hoàng, Sở tay địa danh du lịch các tỉnh Trung Trung Bộ)

2. TIẾP NHẬN VĂN BẢN KHOA HỌC


2.1. Giản yếu về văn bản khoa học
Loại văn bản dùng để giao tiếp trong lĩnh vực thông tin khoa học được gọi là
văn bản khoa học; gồm các kiểu loại: chuyên luận, luận án, giáo trình; tạp chí, tập
san, thông báo, báo cáo khoa học; tóm tắt, giới thiệu, lược thuật và tổng thuật khoa
học; sách giáo khoa, tài liệu tham khảo; luận văn, đồ án tốt nghiệp, bài thi... Với
chức năng thông tin khoa học, ngôn ngữ trong văn bản khoa học có tính trừu tượng,
khái quát cao, tính chính xác, tính logic và tính khách quan.
Đặc điểm về sử dụng các phương tiện ngôn ngữ:
Về phương diện ngữ âm, văn bản khoa học sử dụng hệ thống ngữ âm chuẩn
mực, không sử dụng biến thể ngữ âm. Bên cạnh chữ viết thông thường còn sử dụng
hệ thông kí hiệu chuyên ngành (Vd: hệ thông kí hiệu phiên âm âm vị của ngữ âm
học; hệ thống kí hiệu của hoá học, toán học, vật lí...).
Về phương diện từ ngữ, văn bản khoa học sử dụng từ ngữ có tính trừu tượng,
khái quát cao, đơn nghĩa; các thuật ngữ (từ ngữ biểu thị các khái niệm, đối tượng
khoa học); từ ngữ khoa học chung (những từ ngữ được dùng nhiều trong một số
ngành khoa học) xuất hiện với tần số cao; từ ngữ trung hoà về sắc thái biểu cảm;
không sử dụng từ ngữ khẩu ngữ, từ ngữ địa phương, từ ngữ biểu thị tình thái chủ
quan.
Về phương diện ngữ pháp
- Câu và cấu trúc câu: sử dụng các hình thức câu hoàn chỉnh, kết cấu câu chặt
chẽ, rõ ràng; không sử dụng những kiểu câu giản lược thành phần, câu đảo vị trí;
thường dùng câu mở rộng thành phần trạng ngữ, thành phần giải thích, nối các bộ
phận trong câu bằng các kết từ (vì, nhờ, bằng, với, để, để cho, nhằm, mà và, hay,
hoặc, song...) thường dùng câu ghép chính phụ (nối các vế bằng các cặp kết từ biểu
thị quan hệ nhân - quả: vì... nên...;bởi cho điều kiện - hệ quả: nếu... thì...,nếu
như... thì...;giả thiết - hệ quả; nhượng bộ - tăng tiến: không những... mà còn…;
không chỉ… mà còn…;hô ứng: bao nhiêu... bấy nhiêu, nào...nấy, vừa... vừa, càng...
càng…
Sử dụng dạng câu khuyết chủ ngữ, hoặc câu có chủ ngữ không xác định, những
cấu trúc vô nhân xưng, như: như ta đã biết, ai cũng rằng, có thể công nhận rằng,
căn cứ vào, có thể nói rằng, điều này cho thấy, dễ thấy là, cần phải bổ sung thêm
điều này, thiết tưởng rằng, một hướng cho rằng, giả thiết là, không khó khăn gì để
rút ra kết luận là, sẽ là một sai lầm nếu nghĩ rằng, kết quả thống kê cho thấy,…
Trong luận văn, đồ án, luận án, người viết thường đẩy từ chỉ ngôi thứ nhất tôi
sang ngôi thứ ba: tác giả đồ án cho rằng, luận án sẽ phải thực hiện các nội dung,
theo người người nhận thấy hoặc thay từ tôi bằng chúng tôi.
- Tổ chức đoạn văn, liên kết câu, liên kết đoạn: Đoạn văn thường được tổ chức
trùng với đoạn ý (mỗi đoạn văn biểu thị một tiểu chủ đề). Thường sử dụng kiểu cấu
trúc quy nạp với hình thức lập luận: từ các luận cứ để rút ra luận điểm khái quát, cấu
trúc diễn dịch với hình thức triển khai chủ đề theo hướng từ khái quát đến cụ thể, từ
cái chung đến cái riêng.
Thường sử dụng phương thức lặp từ vựng, nối. Để tăng tính logic cho văn bản,
những phương tiện nối như: hơn nữa, ngoài thế, được thể hiện ở, chẳng hạn như,
như vậy, nghĩa là, như đã trình bày ở trên, để chứng minh,... được chú ý sử dụng.
Người viết văn bản khoa học cũng luôn lưu tâm tới việc lựa chọn và sử dụng các
phương tiện nối đúng chỗ. Chẳng hạn, dùng những phương tiện để chỉ ra trình tự của
sự trình bày, như đầu tiên, sau dãy, tiếp theo, trước khi; để nêu ý tương phản: trái
lại, ngược lại, nhưng, song,..để nêu ý bổ sung: đồng thời, ngoài ra, hơn nữa, thêm
vào đó, không những để nêu lên mối liên hệ giữa thông tin trước và thông tin sau:
như đã nêu trên, như đã nói, đã được vạch ra, dã được xem xét; để chuyển sang một
chủ đề mới: bây giờ, chúng ta hãy xem xét; chúng ta hãy chuyển sang nghiên cứu;
để nêu lên kết luận: như vậy thì, thành thử có thể kết luận là, nói tóm lại,…
- Về cấu trúc văn bản, có nhiều loại văn bản khoa học được xây dựng theo một
khuôn mẫu quy định nghiêm ngặt đòi hỏi người viết thải tuân theo. Văn bản giáo
khoa có bố cục khác với văn bản khoa nọc phổ cập. Chuyên luận được trình bày không
giống với giáo trình, luận văn, luận án có những yêu cầu về trình bày có tính trường
quy. Một báo cáo khoa học, một bài báo khoa học có cách thể hiện khác với một bài
giới thiệu sách,...
Tên văn bản khoa học thường đặt theo cách nêu khái quát nội dung văn bản.
Vd: Đại số sơ cấp, Cơ sở văn hoá Việt Nam, Lịch sử văn minh thế giới, Tiếng Việt thực
hành,...
Về phương diện tu từ, từ ngữ trong văn bản khoa học là từ ngữ trung hoà về
sắc thái biểu cảm, không mang sắc thái chủ quan. Tuy nhiên, không phải trong mọi
kiểu loại văn bản khoa học đều sử dụng lớp từ ngữ mang màu sắc phong cách y hệt
nhau.
Ở các văn bản thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, chẳng hạn. trong toán học, do
tính chất trừu tượng cao của nó, việc chứng minh thường được gọi trực tiếp bằng từ
chứng minh và quá trình lập luận được dẫn dắt từng bước trong những hình thức
khuôn mẫu. Vd: ta hà) chứng minh rằng..., có thể áp dụng cách giải này để chứng
minh rằng..., từ quy tắc trên ta suy ra...
Còn trong các văn bản thuộc lĩnh vực khoa xã do khuynh hướng hệ tư tưởng xã
hội, việc chứng minh thường dựa vào hệ thông luận điểm, luận cứ: những ý kiến
riêng theo một quan điểm, lập trường nhất định, những tài liệu thống kê, những dẫn
chứng trong thực tế, trong lịch sử, những trích dẫn ở tác phẩm kinh điển, những viện
dẫn các học giả có uy tín, những chú thích về nguồn gốc, lai lịch. Do đó, ở những văn
bản thuộc lĩnh vực này có những cách diễn đạt giúp cho sự lập luận, giải thích, chứng
minh được chặt chẽ... Vd: chúng tôi không nghĩ rằng..., chúng tôi nhấn mạnh, số
thống kê cho thấy..., thực tế đã chứng minh..., có giải theo cách này mới có do đó,
ta có thể khẳng định..., không bao giờ có thể tồn mà chỉ có thể gặp..., có thể mượn
lời của...để kết luận rằng..., nhìn qua lăng kính... có thể nói rằng..., thoạt nhìn, tưởng
là… thực ra không phải là… vì... ta không thể nói...,càng không thể nói… mà phải
nói… sự tìm tòi này chưa đủ để khẳng định..., theo...thì… song qua khảo chúng thấy
rằng...
2.2. Tiếp nhận văn bản khoa học
2.2.1. Xác định chủ đề chung, chủ đề bộ phận
Chủ đề chung là chủ đề của văn bản; chủ đề bộ phận là chủ đề của các chương,
đoạn, phần. Chủ đề chung chi phối các chủ đề bộ phận. Và ngược lại chủ đề bộ phận
góp phần làm rõ chủ đề chung của toàn văn bản. Do đó, khi tiếp nhận một văn bản,
xác định chủ đề chung và chủ đề bộ phận của văn bản là công việc không thể không
thực hiện.
Khi xác định chủ đề chung của văn bản khoa học cần chú ý tới tên gọi và phần
mở đầu văn bản. Vì văn bản khoa được đặt tên theo cách nểu khái quát chủ đề hoặc
nêu khái quát nội dung văn bản, phần mở đầu giới thiệu phạm vi đề tài, giới hạn nội
dung văn bản đề cập. Để tìm được chủ đề bộ phận, người tiếp nhận cần chú ý tên đề
mục, tiểu mục, và câu chủ đề của các đoạn văn. Hệ thống đề mục, tiểu mục chính là
hệ thông cấu trúc của văn bản. Câu chủ đề của đoạn văn trong văn bản khoa học
thường nằm ở vị trí cuối hoặc đầu đoạn.
Chẳng hạn, xét văn bản:
Đặc điểm địa hình Việt Nam
Địa hình nước ta rất đa dạng, nhiều kiểu loại địa hình (đồi núi, đồng bằng, bờ:
ển, thềm lục địa...) phản ánh lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài trong môi
trường gió mùa, và phong hoá mạnh.
1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
Trên phần đất liền, đồi núi chiếm tới 2 3À diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là
đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm tới 85%. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm
1%, cao nhất là Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng cao 3143m.
Đồi núi nước ta tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển Đông. Đồi núi nước
ta chạy dài 1400 km, từ miền Tây Bắc tới miền Đông Nam Bộ. Nhiều vùng núi lan ra
sát biển hoặc bị biển nhấn chìm thành các quần đảo như vùng biển Hạ Long (Quảng
Ninh) trong vịnh Bắc Bộ.
Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách
thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung nước ta.
2. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế èp
nhau
Lãnh thổ nước ta đã được tạo lập vững chắc từ sau giai đoạn cổ kiến tạo. Trải
qua hàng chục triệu năm không được nâng lên, các vùng núi hoặc bị ngoại lực bào
mòn, phá huỷ tạo nên những bề mặt san bằng, thấp và thoải.(1)
Đến Tân kiến tạo, vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm cho địa hình nước ta
nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa...
Địa hình thấp dần từ nội địa ra tới biển, trùng với hướng tây bắc - đông nam và được
thể hiện rõ qua hướng chảy của các dòng sông lớn. (2)
Trong từng bậc địa hình lớn như đồi núi, đồng bằng, bờ biển, còn có các bậc
địa hình nhỏ như các bề mặt san bằng, các cao nguyên xếp tầng, các bậc thềm sông,
thềm biển... đánh dấu sự nâng lên của địa hình nước ta thời kì Tân tiến tạo. (3)
Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là tây bắc - đông nam và vòng cung,
ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp. (4)
Cùng với Tân kiến tạo, hoạt động ngoại lực của khí hậu, của dòng nước và của
người là những nhân tố chủ yếu và trực tiếp hình thành địa hình hiện tại của nuớc ta.
(5)
Trong môi trường nóng ẩm, gió mùa, đất đá bị phong hoá mạnh mê. Lượng
mưa lớn và tập trung theo mùa đã nhanh chóng xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối
núi lớn. Đặc biệt hiện tượng nước mưa hoà tan với đá vôi tạo nên những hang động
rộng lớn, kì vĩ và rất phổ biến ở Việt Nam. chẳng hạn các hang động vùng vịnh Hạ
Long, Ninh Bình, Thanh Hoá, Quảng Bình...(6)
Trên bề mặt địa hình nước ta thường có rừng cây rậm rạp che phủ. Dưới rừng
là lớp đất và vỏ phong hoá dày, vụn bở. (7)
Các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều trên đất nước ta) Đó là
các công trình kiến trúc đô thị, các hầm mỏ, hệ thống đường giao thông, hệ thông
đê, đập, kênh, rạch, hồ chứa nước, v.v. (8)
(Theo Địa 8. NXB Giáo dục, 2005)
Ta thấy văn bản đề cập đến vấn đề điểm địa hình Nam với hai nội dung chính
là: 1) Đồi núi là bộ phần quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam: 2) Địa hình
nước Việt Nam được giai đoạn Tân kiến tạo nâng lèn và thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
Chủ đề chung địa hình Việt Nam rất đa dạng và hai chủ đề bộ phận (như vừa nêu)
đều được thể hiện ngay trong tên văn bản và tên hai mục của văn bản. Hoặc các tiểu
chủ đề như đồi núi thấp đồi núi hình cánh cung hướng ra biển Đông; giai đoạn Tân
kiến tạo làm địa hình nâng cao, thành nhiều bậc; khí hậu nhiệt đới gió mùa gây phong
hoả… được thể hiện qua các câu chủ đề của các đoạn 2, 3, 6.
Bài tập. Xác định chủ đề chung và chủ đề bộ phận của văn bản sau Quy củ vể
nội dung của một luận văn khoa học
Một bản luận văn gồn có 3 phần: dặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn
đề (hay kết luận).
1. Đặt vấn dế
Phẩn dặt vấn đề phải có các mục sau dây:
a) Quan niệm về đề tài: Người làm luận văn phải xác định rõ đối tượng nghiên
cức của mình. Quan niệm về đề tài có nghĩa là quan niệm về đối tượng của luận văn.
Thí dụ, đề tài: “Phong cách giản dị của thơ nghệ thuật Hồ Chí Minh”. Đối tượng
nghiên cứu là: một trong những nét phong cách cơ bản của thơ nghệ thuật của Hồ
Chí Minh. Phong cách giản dị ỏ dây chỉ bàn về thơ nghệ thuật, thơ tuyên truyền minh
hoạ chính trị không nằm trong diện nghiên cứu của đề tài.
b) Lí do chọn đề tài hay ý nghĩa của đề
- Ý nghĩa khoa học
- Ý nghĩa thực tiễn
(Điều này dã nói rõ ở trên)
c) Lịch sử vấn đề
(Điều này cũng dã nói ở trên).
Cần chú ý thêm: khi duyệt lại cỏ phân tích, phê phán, đánh giá các bài viết liên
quan đến đề tài, để cho được rành mạch và dễ theo dõi, cần phân loại các bài viết
theo nội dung của chúng, dồng thời phải duyệt chúng lẩn lượt theo trật tự thời gian,
từ bài viết sớm nhất đến bài viết gần dây nhất. Sự duyệt lại các bài viết không nên
bình quân: bài quan trọng đối với đề tài cẩn dừng lại phân tích, đánh giá kĩ hơn. Bài
không quan trọng thì chỉ lướt qua.
d) Giới hạn của đề tài
Tuỳ theo điều kiện tư liệu, điều kiện thời gian cho phép và điều kiện về khả
năng của người làm luận văn, có thể xác dịnh rõ giới hạn hay phạm vi đối tượng
nghiên cứu của đề tài. Thí dụ, về đề tài: “Phong cách giản dị của thơ nghệ thuật Hồ
Chí Minh” có thể giới nạn: chỉ nghiên cứu phong cách giản dị của những bài thơ của
Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù mà thôi.
e) Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn nào cũng phải vận dụng hàng loạt phương pháp tư duy khoa học khác
nhau. Trong mục này, người viết luận văn cần nêu lên những phương pháp chủ yêu
dược.ận dụng trong quá trình giải quyết đề tài.
- Đề tài về lí luận văn học thì chủ yếu phải vận dụng phương pháp logic. Phương
pháp này xem xét các quy luật văn học ở dạng thuần tuý, trừu tượng, dạng trung
bình- lí tưởng, gạt bỏ những sự ngẫu nhiên, chỉ chú ý đến những tri thức bản chất,
những sự kiện tiêu biểu điển hình.
- Đề tài vể văn học sử thì phải kết hợp phương pháp logic với phương pháp lịch
sử chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử). Phương pháp lịch sử quan tâm tới những
biểu kiện cụ thể - lịch sử của những quá trình văn học, kể cả những sự ngẫu nhiên,
những bước đi quanh co phức tạp. Nó tìm quy luật riêng biệt của những quá trình
văn học cụ nể. Nó kết hợp mô tả hiện tượng với giải thích bản chất và quy luật, mô
tả trên cơ sở giải thích. Giải thích là giải thích bản chất và quy luật tất nhiên phải cần
đến tư duy ogic, nhưng không phải để soi sáng những bản chất và quy luật chung
của văn học mọi nơi, mọi thời, mà để làm sáng tỏ bản chất và quy luật riêng của một
quá trình văn học cụ thể của một dân tộc, trong những giai đoạn lịch sử cụ thể của
nó.
Thí dụ: nhà lí luận văn học dùng phương pháp logic xác định khái niệm tiểu
thuyết. Ông ta khái quát từ những đặc trưng thuần tuý nhất của các cuốn tiểu thuyết
đông và tây, gạt bỏ những yếu tố pha tạp không tiêu biểu, không điển hình của chúng.
Khái niệm tiểu thuyết này sẽ ứng với cả Ana Karenina, Chiến tranh và hoà bình của
L. Tônxtôi, Tội ác và trừng phạt của Đốtxtôiepxki, Những người khốn khổ của V.
Huygô cũng như Nửa chừng xuân của Khái Hưng, Giông tố của Vũ Trọng Phụng, sống
mòn của Nam Cao v.v...
Nhà văn học sử, nghiên cứu tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng chẳng hạn, tuy
cũng phải vận dụng khái niệm tiểu thuyết của lí luận văn học làm công cụ tư duy,
nhưng lại chú trọng những gì làm nên tính độc đáo riêng biệt của tiểu thuyết Vũ Trọng
Phụng với tất cả những biểu hiện không điển hình của chúng, ông ta phải vừa mô tả,
vừa giải thích để làm nổi rõ iej dạng và phong cách riêng của những cuốn tiểu thuyết
của Vũ Trọng Phụng... Ở đây yếu tố không điển hình, ít tiêu biểu có khi lại là bản
chất cẩn khẳng định.
Trong nghiên cứu văn học, người ta cũng hay vận dụng phương pháp tiếp cận
hệ thống. Nghĩa là nhìn đối tượng nghiên cứu như một hệ thống để khảo sát, phân
tích, tìm ra bản chất và quy luật. Chẳng hạn, tác phẩm văn học là một hệ thống.
Phong cách nghệ thuật nhà văn là một hệ thống. Trào lưu văn học là một hệ thống.
Giai đoạn lịch sử văn học cũng là một hệ thống v.v...
- Nghiên cứu văn học hiện nay đang có phong trào vận dụng phương pháp tiếp
cận thi pháp học. Đây cũng là một dạng tiếp cận hệ thống. Tiếp cận thi pháp học là
tiếp cận hệ thống các phương thức biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật
của văn học bắt nguồn từ một quan niệm thẩm mĩ nhất định về thế giới (có thi pháp
một tác phẩm, một tác giả, một trào lưu, một thời dại văn học V.V.).
- Phương pháp so sánh văn học cũng được vận dụng rộng rãi trong nghiên cứu
văn học. Có thể nói, mọi phán doán của con người dù nhỏ nhặt cũng phải dựa trên
sự so sánh. So sánh để thấy cái chung và cái riêng của các hiện tượng văn học. Những
đề tài đòi hỏi phát hiện đặc điểm riêng của một hiện tượng văn học nào đấy thì nói
chung đều phải dùng đến phương pháp so sánh văn học như một phương pháp cơ
bản.
- Phương pháp phân loại, thống kê cũng rất bổ ích đối với nghiên cứu văn học.
Một phán đoán nào đấy mà có những con số làm luận cứ thì bao giờ cũng có sức
thuyết phục lớn. Nói chung, tính quy luật thể hiện ô sự lặp đi lặp lại. Sự phát hiện ra
thi pháp, phong cách văn học cũng dựa trên nhận xét về những yếu tố nghệ thuật
lặp di lặp lại. Điều ấy rất cần đến những con số thống kê.
Tất nhiên không thể kể hết các loại phương pháp trong nghiên cứu văn học.
Trên dây chỉ dẫn ra một số phương pháp quan trọng thường thấy được vận dụng
trong các loại luận văn khoa học mà thôi.
Nhìn chung, phần đặt vấn đề hết sức quan trọng trong kết cấu bản luận văn.
Đặt vấn đề tốt, chứng tỏ người viết thật sự nắm vững đề tài, thật sự làm chủ đề tài
của mình.
2. Giải quyết vấn đề
Đây là phần trình bày các luận điểm cấp I, cấp II và các luận cứ để chứng minh
cho các luận điểm ấy. Điều này dã trình bày ở trên.
Cần chú ý thêm:
a) Luận điểm cùng một cấp thì một mặt phải đồng hạng, dồng dẳng nhưng mặt
khác lại phải khác loại. Nghĩa là không thể luận điểm này lại có thể bao gồm, hay
giẫm đạp lên luận điểm kia.
Thí dụ, đề tài “Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân", có thể nêu 4 luận điểm
cấp I như sau:
1. Đứng ở đỉnh cao của tài hoa và uyên bác mà trêu ghẹo thiên hạ.
2. Mĩ học “vang bóng một thời” (hay mĩ học “hoài cựu”).
3. Khao khát cảm giác mãnh liệt (dễ có cảm hứng trước những hiện tượng đập
mạnh vào giác quan nghệ sĩ).
4. Sử dụng rộng rãi lối văn tuỳ bút - độc tấu.
Bốn luận điểm là đồng hạng, đồng đẳng vì cùng chi phối toàn bộ thế giới nghệ
thuật của Nguyễn Tuân. Chúng đồng thời khác loại với nhau, không bao gồm được
nhau, vì mỗi luận điểm là một phán đoán riêng về một phương diện cơ bản nào đấy
của phong cách"
Nghệ thuật Nguyễn Tuân, không luận điểm nào trùm lên hay giẫm chân sang
địa hạt của luận điểm nào.
Những luận điểm cấp I có nhiệm vụ làm sáng tỏ vấn đề do đề tài luận văn nêu
ra luận đề). Những luận điểm cấp II có nhiệm vụ làm sáng tỏ các luận điểm cấp I.
Những luận điểm cấp III có nhiệm vụ làm sáng tỏ các luận điểm cấp II v.v. và v.v.
b) Những luận điểm trong cùng một cấp phải dược tổ chức trong một quan hệ
chặt chẽ, hợp lí, theo một logic nào đấy. Thí dụ: từ nội dung đến hình thức (hay
ngược lại), từ nguyên nhân đến kết quả v.v.
c) Một luận văn không nên có quá nhiều luận điểm cùng cấp. Dĩ nhiên, điều
này tuỳ "IUỘC vào yêu cầu của đề tài luận văn. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy,
dưa ra quá nhiều -ặn điểm cùng cấp chứng tỏ người viết, trình dộ khái quát tổng hợp
chưa cao, hoặc suy nghĩ chưa chín, còn tỏ ra bối rối, chưa quan niệm vấn đề một
cách sáng sủa, rõ ràng.
3. Kết thúc vấn đề (hay kết luận)
Phần này người làm luận văn phải trình bày vắn tắt, cô đúc nhưng rõ ràng kết
quả tìm tòi của luận văn, nghĩa là những đóng góp đáng kể của luận văn đối với khoa
học.
4. Vấn đề trích dẫn và chú thích trích dẫn
a) Để chứng minh cho các luận điểm, luận văn phải cẩn có nhiều luận cứ. Đó
là những lí lẽ và những bằng chứng. Để tăng sức thuyết phục của luận cứ, luận văn
cần đến những trích dẫn ý kiến của một nhà lí luận, một nhà nghiên cứu có uy tín
nào đấy hoặc trích dẫn những câu, những doạn của một tác phẩm văn học vào đấy
thuộc đối tượng nghiên cứu.
b) Những đoạn trích dẫn phải đặt trong ngoặc kép và phải chú thích xuất xứ
với đầy đủ các yếu tố sau dây:
Tên tác giả, tên sách, tên nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản, số trang
có đoạn trích.
Thí dụ: Trần Đình Sử, Thi pháp thơ Tố Hữu, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hà
Nội, 387, trang 35.
Nếu là bài báo thì phải ghi:
Tên tác giả, tên bài báo, tên báo, tạp chí, số báo, ngày ra báo, số trang (tạp
chí).
Thí dụ: Hoàng Ngọc Hiến: Nhà phê bình cần phải có văn, Tạp chí Văn học, Viện
văn học, Hà Nội, số 2, 1989, trang 38.
c) Trích dẫn dài hay ngắn tuỳ thuộc ở nhu cầu của mỗi luận cứ. Không nhất
thiết phải trích trọn vẹn cả câu hay cả đoạn văn. Có thể dùng hình thức lược bớt.
Đoạn lược bớt thay bằng ba dấu chấm đặt trong ngoặc dơn (...).
Thí dụ: “Không mở rộng và suy ngẫm về con người (...) chúng ta chấp nhận
làm sao sự du nhập ào ạt vào dời sống thẩm mĩ của người Việt Nam ngày hôm nay
những cây bút phương Tây thiên hình vạn trạng" (Văn Tâm, Góp thiên cổ NXB Văn
học, Hà Nội, 1991, tr. 155).
“Khoa học yêu cầu chặt chẽ “nói có sách, mách có chứng”. Vì thế những quy
củ trên đây về trích dẫn và chú thích trích dẫn đặt ra rất nghiêm đối với những người
tập sự nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, cần tránh khuynh hướng trích dẫn không
phải do luận cứ cần đến mà chỉ cốt để khoe sự uyên bác. Những người mới nghiên
cứu, mới viết thường hay mắc vào khuynh hướng ấu trĩ này.
(Nguyễn Đăng Mạnh, Muốn được một bài văn hay, NXB Giáo dục, 1993
2.2.2. Tóm tắt một tài liệu khoa học
Tóm tắt văn bản là thao tác rút gọn văn bản.
Khi tóm tắt phải đảm bảo yêu cầu ngắn gọn, trung thực với văn bản nguồn,
cần diễn đạt các nội dung tóm tắt theo cách riêng của mình. Nên dùng câu đầy đủ
thành phần, nhất là câu phức hoặc câu ghép để tăng cường tối đa lượng thông tin
trong câu. Có thể dùng câu tỉnh lược chủ ngữ để rút ngắn văn bản. Độ dài của văn
bản tóm tắt phụ thuộc vào mục đích việc tóm tắt.
Tóm tắt một tài liệu khoa học cần theo quy trình sau:
- Đọc văn bản nguồn. Khi đọc cần chú ý tên văn bản, tên chương, phần, các đề
mục, tiểu mục, các câu chủ đề của đoạn. (Vì tên văn bản, đề mục, tiểu mục của văn
bản khoa học được trình bày theo kiểu nêu khái quát nội dung; đoạn văn cũng thường
có câu chủ đề);
- Có thể lược ghi lại dàn ý của văn bản nguồn;
- Viết bản tóm tắt;
- Kiểm tra lại bản tóm tắt (trong sự đối chiếu với văn bản nguồn).
Bản tóm tắt một tài liệu khoa học cần trình bày theo trình nhất định với những
nội dung như sau
- Giới thiệu tên văn bản, tác giả, xuất xứ của văn bản nguồn;
- Giới thiệu vắn tắt về đề tài, nội dung, bố cục văn bản nguồn;
- Tóm tắt nội dung các chương, phần văn bản nguồn.
(Có thể nêu bình giá của người tóm tắt về văn bản nguồn.)
Chẳng hạn, ta có thể tóm tắt văn bản Quy củ về một luận văn khoa học của
GS. Nguyễn Đăng Mạnh (đã dẫn ở trên) như sau:
Văn bản Quy củ về một luận văn khoa học của Nguyễn Đăng Mạnt đề cập đến
vấn đề cách thức trình bày một luận văn khoa học.
Theo ông, một bản luận văn gồm ba phần: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết
thúc vấn đề.
Phần đặt vấn đề phải nêu được quan niệm về đề tài, lí do chọn đề tài lịch sử
vấn đề nghiên cứu; đối tượng, giới hạn và phương pháp nghiên cứu.
Phần giải quyết vấn đề trình bày các luận điểm và các luận cứ để chứng minh
cho các luận điểm ấy. Luận điểm cùng một cấp thì phải đồng hạng nhưng phải khác
loại; phải được tổ chức trong quan hệ chặt chẽ, hợp lí, theo một logic nhẩt định. Một
luận văn không nên quá nhiều luận điểm cùng cấp.
Phần kết thúc vấn đề trình bày những đóng góp của luận văn.
Khi viết luận văn cần trích dẫn, chú thích trích dẫn đúng và phù hợp.
Bài tập 1. Tóm tắt các văn bản sau:
1. Các nguồn điện bao gồm các loại pin, các loại acquy và máy phát điện.
Các pin điện hoá như pin Con Thỏ, pin vuông, pin dạng cúc áo... thuộc loại pin
khô. Trong các pin này, năng lượng hoá học dược chuyển hoá thành điện năng. Do
tác dụng -ná học, hai cực của pin bị nhiễm điện khác nhau, giữa chúng có một hiệu
điện thế.
Pin nhiệt điện (ít dược sử dụng) biến đổi trực tiếp nhiệt năng (nội năng) thành
điện năng do sự khuyếch tán êlectrôn khác nhau ở hai mối tiếp giáp. Pin quang điện,
còn gọi là pin mặt trời, biến đổi trực tiếp năng lượng ánh sáng (quang năng) thành
điện năng do có hiện tượng quang điện trong và sự dịch chuyển một chiều của
êlectrôn qua lớp tiếp xúc giữa hai chất bán dẫn hoặc giữa một chất bán dẫn và kim
loại.
Acquy là nguồn diện mà khi nạp điện thì diện năng dược chuyển hoá thành hoá
năng 2 trở thành một pin diện hoá. Khi đó hoá năng trong pin này biến đổi thành
diện năng rm hai cực của acquy nhiễm điện khác nhau và giữa hai cực có một hiệu
điện thế. Sau một thời gian sử dụng, acquy lại được nạp lại để sử dụng trực tiếp. Pin
và acquy là các nguồn điện một chiều.
Các máy phát diện hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng diện từ. Cơ năng
được sử rụng để làm quay rôto của máy phát diện làm cho từ thông qua các cuộn
dây trên stato biến thiên và sinh ra suất điện động cảm ứng. Khi đó giữa hai cực của
máy phát có một hệu diện thế. Như vậy máy phát diện biến dổi trực tiếp cơ năng
thành diện hăng. Để cơ năng phải biến đổi từ nhiệt năng, hoặc sử dụng năng lượng
của dòng nước, hoặc năng lượng của gió, của thuỷ triều hoặc năng lượng hạt nhân
nguyên tử. Ổ cắm điện của mạng điện tiêu dùng được nối với hai cực của nhà máy
phát điện của nhà máy. Đó là nguồn điện xoay chiều với các cực dương, âm thay đổi
luân phiên.
Trong chương trình lớp 7, HS chỉ tìm hiểu và sử dụng các nguồn diện nhỏ như
pin, icquy, diamô của xe đạp để dảm bảo an toàn diện.
(Theo Vật lí 7(SGV), NXB Giáo dục, 2005)
2. Ở nước ta có một số loại nấm dộc rất nguy hiểm. Nếu vô ý ăn phải nấm mà
thấy có một số triệu chứng như đầy bụng, đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy... phải nghĩ
ngay đến do nấm độc gây ra. Một số nấm khác khi ăn phải sẽ kích thích hệ cơ khiến
bắp thịt bị co quắp, ngạt thở đến chết, co mạch làm cho chân tay bị tê liệt, dẫn đến
hoại thư. Có loại nấm độc lại phá vỡ hồng cầu của máu, làm cho chúng dính vào nhau.
Rồi lại có nấm độc làm tê liệt hệ thần kinh trung ương, gây chóng mặt, nhức đầu, mê
hoảng, cuồng dại...
Các chất độc do nấm độc gây ra chủ yếu là amanitin và phalloidin, tập trung
nhiều ở các nấm độc đen, độc trắng, độc đỏ,... Khi bị nấm độc phải tìm cách nhanh
chóng rửa ruột và đến bệnh viện điều trị.
Trừ một số nấm rất độc đã được “vạch mặt chỉ tên” chính thức như các loài
nấm độc hại nói trên, với các loại nấm lạ khác hiện nay cũng khó mà xác định được
đó là nấm độc hay không. Không nên dựa theo kinh nghiệm của một số người dựa
vào mùi và màu sắc của nấm để phân biệt. Ví dụ, họ cho rằng nấm độc thường có
mùi hôi, còn nấm không độc có mùi thơm dịu. Vài ví dụ sau dây cho thấy kinh nghiệm
trên hoàn toàn không có căn cứ: có loài nấm khi hình thành mũ thì toả ra mùi thơm
của bột mì, nhưng chớ đụng vào, ăn phải chết người rất nhanh; ngược lại loài nấm
chân chim tuy có mùi nồng như javel nhưng lại ăn được. Hay có người cho rằng nấm
dộc thường đổi màu khi cắt ra để xào nấu, nhưng loại nấm độc đen nguy hiểm nhất,
dù còn nguyên hay bị cắt không bao giờ đổi màu, trong khi đó nấm sữa ăn dược, khi
cắt ra để nơi có gió màu chuyển thành xám nhợt đi.
Tuy nhiên, theo một số nhà khoa học: không nên ăn các loại nấm mà cuống
nấm có di tích của một bọc chung và bọc riêng ở gần mũ nấm, hoặc mũ nấm kéo dài
thành rìa mỏng bám vào cuống nấm.
Tốt nhất chỉ nên ăn những loại nấm quen thuộc chắc chắn là ăn được mà nhân
dân vẫn thu hái hoặc gây trồng để ăn. Không nên ăn những cây nấm quá già hay bị
mục, vì có thể bị ngộ độc bởi những chất độc do nấm thối mục gây ra. Cũng không
nên ăn những thứ nấm có phát sáng hay dổi màu (dù rằng đổi màu không phải là
dấu hiệu của nấm độc), nấm có vòng và bao gốc.
(Theo Sinh học 6)
3. Nói đến hoa hồng ai cũng nghĩ ngay đến giá trị của nó là đẹp và thơm, dùng
trang trí trong nhà, trồng làm cây cảnh. Nhưng không chỉ có thế, hoa hồng còn có
tác dụng chữa được nhiều bệnh và được xem là vị thuốc quý.
Trong bài thuốc nam của ta từ lâu dã sử dụng cánh hoa hồng bạch hấp với
đường phèn để chữa ho cho trẻ em. Y học cổ truyền của Bungari cũng đã dùng tinh
dầu hoa hồng để điều trị thành công một số bệnh về da, mắt và đường tiêu hoá.
Các công trình nghiên cứu của các nhà bác học đã cho thấy trong cánh hoa
hồng chứa một lượng đáng kể chất chát (tanin) có khả năng làm giảm tiết chất nhầy,
làm se niêm mạc ruột. Do đó người ta dùng nước sắc cánh hoa hồng khô để chữa ỉa
chảy và viêm đại tràng chảy máu.
Ngoài việc dùng tinh dầu hoa hồng để chế các loại nước hoa thơm dịu, còn có
thể dùng làm chất có tính gây mê; chất gây mê của tinh dầu hoa hồng mạnh hơn
clorôphooc 3 lần. mạnh hơn ête 25 lần. Tinh dầu hoa hồng còn có tác dụng giảm đau:
một giọt tinh dầu bôi vào vùng lợi bị viêm khiến ta thấy dễ chịu trong khoảng 2-4
giờ. Tinh dầu hoa hồng cũng chữa được bệnh hen phế quản một số bệnh khác về
phổi. Gần dây, nó còn được dùng chữa các bệnh gan và đường ruột, chống nhiễm
trùng và một số trường hợp còn làm tan cả sỏi mật, có tác dụng chống co thắt ống
mật và kích thích sự bài tiết mật.
(Theo Sinh học 6)
Bài tập 2. Hãy đặt tên cho văn bản đã dẫn ở bài tập cho biết tại sao đặt tên đó?
Bài tập 3. Hãy chọn một số tài liệu khoa học (sách, bài báo,…) viết về vấn đề
mà, anh (chị) quan tâm, viết tóm tắt cho từng tài đó.
2.2.3. Tổng thuật các tài liệu khoa học
Viết báo cáo khoa học, luận văn, chuyên luận, giới thiệu các công trình khoa
học,... đều cần đến việc tóm tắt và tổng thuật tài liệu.
Tổng thuật tài liệu khoa học có những nét tương tự như tóm tắt tài liệu khoa
học: tóm tắt và khái quát vấn đề khoa học đã được trình bày. Tuy nhiên, việc tổng
thuật yêu cầu ở mức độ cao hơn, vì đối tượng phức tạp hơn, nội dung cũng nhiều hơn
(các tác giả, các công trình nghiên cứu, những nội dung chủ yếu được đề cập đến,
những vấn đề đặt ra cần tiếp tục được nghiên cứu).
Khi tổng thuật, cần phân loại các tài liệu theo nội dung của chúng, đồng thời
phải sắp xếp chúng theo trật tự thời gian. Bài tổng thuật phải nêu được những quan
điểm chung cũng như những khác biệt giữa các quan điểm ấy. Trong bài tổng thuật
cần trích dẫn một số từ ngữ, câu, đoạn ngắn, số liệu điển hình thể hiện “cái thần”
trong quan niệm của các nhà nghiên cứu.(1)
(1) Tổng thuật văn bản là kĩ năng cần thiết trong rất nhiều lĩnh vực và được áp
dụng cho rất nhiều loại văn bản khác nhau: văn bản khoa học, chính trị, thương mại,
v.v…
Trong giai đoạn bùng nổ thông tin hiện nay, việc tổng thuật càng cần thiết và
quan trọng hơn bao giờ hết.
Khi viết bài tổng thuật, cần nêu vắn tắt những thông tin bối cảnh cho loạt văn
bản được tổng thuật.
Bài tập 1. Hãy đọc một số đoạn trích của bài lược thuật(2) được dẫn dưới đây
và cho biết những thông tin về nội dung chính của tài liệu được lược thuật là gì. Trên
cơ sở những thông tin đã cho, hãy viết lại bài lược thuật theo cách của anh chị.
(2) Nguyễn Đức Tùng, Nhứng vấn đề dạy và học Tiếng Việt trong nhà trường-
một cuốn sách bổ ích đối với giáo viên và học sinh. Tạp chí Ngôn ngữ, số 13, 2001 tr
77-79.
[...] Trong nội dung của mỗi bài viết, để làm cơ sở cho các thao tác kĩ năng,
tác giả íã cung cấp thêm một cách ngắn gọn và vừa đủ những tri thức khoa học tối
cần thiết có ẽn quan đến kiến thức dược dưa vào dạy trong các bài của SGK. Đặc biệt,
tác giả dã hết rìc chú trọng, coi dây mới là nhiệm vụ chính, việc biến các tri thức lí
luận thành những thao tác kĩ năng thực hành mang tính trực quan sinh động, phù
hợp với tâm sinh lí và năng lực tư duy của lứa tuổi HS.
Chẳng hạn, để dạy nghĩa của từ cho HS, PGS. Nguyễn Đức Tồn đã đề xuất
phương pháp “chơi đánh bài”- ghép cây bài có ghi tên gọi của sự vật, hiện tượng v.v.
với cây bài có vẽ tranh ảnh về sự vật, hiện tượng v.v. tương ứng (đối với các từ có ý
nghĩa cụ thể). Còn đối với các từ có ý nghĩa trừu tượng thì tác giả dưa ra các cách
dạy theo lối đặt câu, điền từ vào chỗ trống, chọn tìm câu dùng từ đúng trong một
loạt câu dùng từ sai, khớp ghép từ với dịnh nghĩa của nó hoặc chọn từ dồng nghĩa,
trái nghĩa với nó v.v.
Riêng đối với từ Hán Việt, [...] dựa trên đặc điểm cấu tạo từ, đặc điểm ngữ âm
và dùng phương pháp đối chiếu, PGS. Nguyễn Đức Tồn đã đưa ra bảng kết hợp hết
sức thú vị [...] để nhận diện và phân biệt từ thuần Việt với từ Hán Việt. Chẳng hạn,
nếu từ nào có chức âm đầu [r] hoặc kết hợp âm [oe] (trừ từ hoè) [...] đều là từ
thuần Việt. Thí dụ:
loè, loé, toé, toe toét, rẻ, rọ, rạ V.V.. Hoặc bất kì từ nào có chứa âm [ưu] thì
cũng đều là từ Hán Việt: lưu, cửu, cứu V.V..
Trong tập sách này còn có một loạt bài viết hấp dẫn khác dành để minh hoạ
cho cách vận dụng các phương pháp, thủ pháp dã được dưa ra để xác định sự giống
nhau và khác nhau vể ý nghĩa giữa các từ đồng nghĩa nhằm hướng dẫn cho giáo viên
và học sinh trong quá trình ứng dụng, thực hành. Đó là các bài: Một trăm cách nói
khác nhau về cái chết, Giải thích ý nghĩa của các từ đồng nghĩa cho, biếu, tặng, Phân
biệt nghĩa của các từ đồng nghĩa lui và lùi - kết quả của hiện tượng chuyển âm cấu
tạo từ trong tiếng Việt, Tên gọi bộ phận cơ thể trong tiếng Việt với biểu trưng
tâm lí tình cảm.
Ngoài ra, cuốn sách cũng còn có những bài viết lí thú khác hướng dẫn cách
“phân tích và cảm thụ tác phẩm văn học trong nhà trường từ cách nhìn của lí thuyết
giao tiếp và lí thuyết hoạt động lời nói”, vấn đề dạy tiếng Việt cho người nước ngoài,
những vấn đề lí thuyết danh xưng để xác dịnh và chọn đúng cách xưng hô của HS
dối với thấy cô giáo.
(GS. TS Nguyễn Thiện Giáp, Tạp chí Ngôn ngữ, số 13 (144), 2001, tr 77 -79)
Bài tập 2. Tổng thuật các tài liệu sau: Biến đổi khí hậu làm gia tăng lốc xoáy ở
Đại Tây Dương
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà hải dương và khí tượng học Mĩ:
biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính làm cho bão và lốc xoáy diễn ra thường
xuyên và có sức tàn phá lớn hơn trong cả mùa hè lẫn mùa đông ở Đại Tây Dương.
Các nhà hải dương học thuộc Đại học Texas, Mĩ, xác định: khu vực phát sinh
bão và lốc xoáy ở phía đông Đại Tây Dương, đã mở rộng thêm 500 kilômét kể từ năm
1970.
Lớp nước bề mặt đại dương ở đây có nhiệt độ lên tới 26,5°c, làm hình thành
bão, qua đó, cung cấp thêm nguồn năng lượng khổng lồ cho những trận bão và lốc
xoáy xảy ra trong khu vực này. Các nhà khí tượng và hải dương Mĩ cũng xác định
được nhiều bằng chứng cho thấy sự ấm lên của trái đất đã làm cho những trận bão
xảy ra trong mùa đông cũng mạnh hơn tại các vĩ dộ trung bình ở cả bắc và nam bán
cầu.
Nghiên cứu của các nhà khoa học cảnh báo rằng ý tưởng chôn khí thải gây hiệu
ứng nhà kính như điôxít cácbon (C02), xuống đáy các dại dương, có thể phản tác
dụng và gây ra những phản ứng khác thường của thiên nhiên mà con người hiện nay
chưa thể jường trước dược hậu quả khủng khiếp của nó.
(Theo Tuổi trẻ Online)
Không khí tại Bắc Cực ô nhiễm đến mức nào?
Tuần lễ vừa qua, các khoa học gia thuộc viện Awi (Altred Wegener - Khảo cứu
địa cực và Đại dương) đã lên tiếng báo động vì không khí trên đỉnh các ngọn núi tại
Ny-Alesund bị ô nhiễm ở mức dộ cao nhất từ trước đến nay (biểu tượng đã đạt tới
màu nâu-cam).
Thông thường thì không khí tại các đỉnh núi rất sạch, nhưng do ảnh hưởng của
thời tiết đặc biệt từ hồi đầu tháng 5 nên những luồng khí gọi là Aerosol từ khu vực
Đông Âu tràn đến, mang theo những vật thể bay bay trong không khí. Các chuyên
gia đã đo được 50 microgram Aerosol/m3 không khí tại các đỉnh núi, và mức độ ô
nhiễm này gần bằng một thành phố sầm uất đông đúc.
Viện phụ trách ô nhiễm môi trường của Na Uy cũng lên tiếng báo động vì đo
được khí ôzôn dày dặc ngay sát mặt đất: 160 microgram/m3 không khí, và mức dộ
này cũng là cao nhất kể từ 1989, khi Trung tâm do đạc mức dộ ô nhiễm không khí
được thành lập tới nay. Tuy các chuyên gia cũng đã đo được những luồng khí Aerosol
dày đặc tại Bắc Cực những năm vừa qua vào thời điểm mùa xuân, nhưng hiện tượng
gọi là "không gian mù mịt” này tại Bắc Cực năm nay đặc biệt có cường độ chưa từng
bao giờ cao đến thế, gấp 15 lần mức độ đo được vào mùa xuân năm 2000.
Aerosol là những vật thể li ti trong không khí, có thể ở dạng chất lỏng hay dặc
và là nòng cốt của sự hình thành các đám mây. Những hạt thể này còn có khả năng
làm phân tử và thậm chí làm tan biến cả ánh sáng mặt trời, do đó ảnh hưởng rất
nhiều đến khí hậu, thời tiết và môi trường.
Andreas Herber thuộc viện Awi (tại Bremerhaven, Đức) tỏ ý lo ngại vì: "Hậu
quả là thời tiết sẽ càng ấm hơn nữa. Khuynh hướng nóng này có tiếp diễn lâu dài hay
không, chưa thể kết luận dược vì chúng tôi còn phải tiếp tục do đạc nhiều lần nữa.
Hiện nay, chúng tôi dang nghiên cứu xuất xứ và thành phần cấu tạo hóa học của
Aerosol..."
(Bích Vân, Khoa học@đời sống)
Hạn hán và ngập lụt ngày càng tăng
Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Biến dổi khí hậu - Đại học cần Thơ năm 2030,
hạn ở Đồng bằng Sông Cửu Long rất nặng vì lượng mưa giảm mạnh. Đến năm 2030,
lượng từ tháng một đến tháng bảy sẽ giảm khoảng 20 phần trăm so với năm 1980.
Các vùng ven biển, các tỉnh An Giang, Kiên Giang và toàn bộ bán đảo Cà Mau, giảm
hơn 25 phần trăm. Mùa mưa đến muộn hơn khoảng hai tuần, hạn hán sẽ diễn ra gay
gắt.
Trái với viễn cảnh hạn hán, mưa lũ diễn ra năm 2030 ở Đồng bằng Sông Cửu
Long cũng ngoài sức tưởng tượng. Lượng mưa không giảm so vởi năm 1980. Tương
lai lụt còn lớn hơn nước biển dâng cao. Dự báo nước biển dâng cao thêm một mét
vào năm 2030 sẽ làm ngập tích rất lớn của Đồng bằng Sông Cửu Long, nhất là tỉnh
Bến Tre ngập 51 phần trăm diện tíchkế tiếp Long An ngập 49,4 phần trăm, ít nhất là
Cần Thơ ngập 24,7 phẩn trăm. TP. Hồ Minh cũng bị ngập 43 phần trăm. Những tỉnh
từ trước nay không lũ lụt như Sóc Trăng, Bạc Liêu, khi đó cũng sẽ bị nhấn chìm theo
thứ tự là 43,7 và 39,9 phần trăm.
(Nguồn: vnxanh.com/index.php?id=511&lg=vn&start=16)
Hiệu ứng nhà kính đưa trái đất về kỉ Jura
Nếu cứ để nhiệt độ ấm dần lên do hiệu ứng nhà kính, trái đất có thể quay trở
lại kỉ Jura cách đây 150 triệu năm. Điều đó có nghĩa là, mọi loài sinh vật bị tiêu diệt.
Mới đây, tại một hội thảo khoa học quốc tế, tổ chức tại Nam Kinh, Trung Quốc, hơn
80 nhà khoa học trên thế giới cảnh báo, trái đất có thể quay trỗ lại thời kì kỉ Jura
cách đây 150 triệu năm.
Một nghiên cứu vừa cảnh báo: tổng lượng khí nhà kính thải lên bầu trời sẽ tăng
52% vào năm 2030, trừ phi thế giới thực hiện ngay các biện pháp mạnh để giảm tiêu
thụ năng lượng. Trong khi đó, một quan sát khác cho thấy tảng băng lớn nhất thế
giới đã vỡ làm nhiều mảnh. Khí thải gây hiệu ứng nhà kính do các hoạt động của con
người sinh ra cùng với thay đổi khí hậu khiến toàn cầu ấm lên sẽ ảnh hưởng đáng kể
đến các khu vực lệ thuộc vào băng tuyết, dẫn đến kết quả là tăng giá nước và hệ
thống giám sát nguồn tài nguyên này, các nhà nghiên cứu tại Viện Hải dương học
Scripps cho biết.
Hiện tượng nóng dần lên của trái đất đã gây ảnh hưởng tới mọi quốc gia, Tây
Ban Nha sẽ là nước phải chịu dựng nhiều thiệt hại nhất trong những năm cuối của
thế kỉ XXI.
(Theo Khoa học và đời sống)
Thực trạng ô nhiễm môi trường đô thị và công nghiệp ờ Việt Nam
Nước ta đang thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và kéo theo sự đô thị
hoá khá mạnh mẽ. Tình hình ô nhiễm môi trường cũng gia tăng nhanh chóng. Nếu
tốc độ tăng trưởng GDP trong vòng 10 năm tới tăng bình quân khoảng 7%/năm,
trong đó GDP công nghiệp khoảng 8 - 9%/năm, mức đô thị hoá từ 23%/năm lên
33%/ năm 2000, thi đến năm 2010 lượng ô nhiễm do công nghiệp có thể tăng lên
gấp 2,4 lần so với bây giờ lượng ô nhiễm do nông nghiệp và sinh hoạt cũng có thể
gấp đôi mức hiện nay.
Các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, gặp phải nhiều vấn đề môi
trường ngày càng nghiêm trọng, do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp
giao thông vận tải và sinh hoạt gây ra tại Thành phố Hồ Chí Minh có 25 khu công
nghiệp với tổng số 611 nhà máy trên diện tích 2.298 ha đất. Theo kết quả tính toán,
hoạt động của các khu công nghiệp này cùng với 195 cơ sở trọng điểm ngoài khu
công nghiệp, mỗ ngày thải vào hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai tổng cộng
1.740.000m3 nước thải công nghiệp, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng, 1.130
tấn BOD5, 1.789 tấn COD, 104 tấn Nitơ, 15 tấn photpho và kim loại nặng. Lượng
chất thải này gây ô nhiễm cho môi trường nước của các con sông, làm ảnh hưởng
đến các vi sinh vật và hệ sinh thái.
Về ô nhiễm không khí, ngoài tác động của sản xuất công nghiệp, hoạt động
giao thông vận tải cũng là nguồn thải rất quan trọng. Chỉ tính riêng ở TP Hồ Chí Minh,
hàng năm các phương tiện vận tải trên địa bàn thành phố tiêu thụ khoảng 210.000
tấn xăng và 190.0CT tấn dầu dizel. Như vậy đã thải vào không khí khoảng 1.100 tấn
bụi, 25 tấn chì, 4.200 tấn CO2, 4.500 tấn NO2, 116.000 tấn CO, 1,2 triệu tấn CO2,
13.200 tấn Hydrocacbon và 156 tấn Aldehyt. Chính vì thế, tại nhiều khu vực trong
các đô thị có nồng độ các chất ô nhiễm lên khá cao. Tại Hà Nội, vào nhưng năm 1996
- 1997 ô nhiễm trầm trọng dã xảy ra ô nhiễm xung quanh các nhà máy thuộc khu
công nghiệp Thượng Đình với đường kính khu vực ô nhiễm khoảng 1.700 mét và nồng
độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép khoảng 2 - 4 lần; xung quanh các nhà máy thuộc
khu công nghiệp Minh Khai - Mai Động, khu vực ô nhiễm có đường kính khoảng 2.500
mét và nồng độ bụi cũng cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần. lũng tại khu công
nghiệp Thượng Đình, kết quả đo đạc các năm 1997 - 1998 cho thấy nồng độ SO2
trong không khí vượt tiêu chuẩn cho phép 2-4 lần.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đến năm
2010, nếu tất cả 74 khu công nghiệp đều sử dụng hết diện tích, thì các xí nghiệp sẽ
thải ra một lượng chất thải rắn lên tới khoảng 3.500 tấn/ngày tức làn gấp 29 lần so
với hiện nay, trong đó có khoảng 700 tấn chất thải độc hại...
Trước những điểm nóng về ô nhiễm môi trường như trên, nhiều giải pháp tương
dối íổng bộ và cụ thể dã được kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường
cả trong hiện tại và trong dự báo về chính sách, chiến lược, quy hoạch đến các giải
pháp về công nghệ, nhân lực, giải pháp xã hội, các công cụ kinh tế và các biện pháp
quan trắc theo dõi, kèm theo một số dự án hoặc nghiên cứu sâu đối với các trường
hợp cụ thể.
Tại Hà Nội, dang thực hiện gói thầu CP7A nhằm cải thiện hệ thống thoát nước
ở Hà Vội trên hệ thống sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, tức lần thực hiện các biện
pháp xử lí nước thải hữu hiệu như đã đề ra trong quy hoạch tổng thể thoát nước của
Hà Nội thì đến năm 2010 hầu hết các con sông ở Hà Nội có chỉ tiêu BOD dưới 25
mg/l; còn nếu không có biện pháp cải thiện môi trường rõ rệt thì chỉ số BOD sẽ tăng
gấp đôi so với thời kì 392 - 1994 và khoảng 1,8 lần so với thời kì 1997 - 1998, trong
đó sông Lừ sẽ bị ô nhiễm nặng nhất với chỉ số BOD là 130 mg/l, khá nhất là sông Sét
thì cũng là 54 mg/l; trong đó tiêu chuẩn cho phép dối với nước loại A không quá 4
mg/l, với nước loại B không quá 25 mg/l.
Hà Nội cũng đang tiến hành dự án cải tạo môi trường dối với khu công nghiệp
Minh Khai - Vĩnh Tuy, di dời các nhà máy ra khỏi vùng đô thị đông dân, áp dụng
nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Thành phố Hồ Chí Minh lập dự án xây
dựng các nhà máy xử lí chất thải công nghiệp v.v.
Các giải pháp sẽ chỉ có tác dụng giảm bớt ô nhiễm môi trường nếu mọi người
cùng E trọng và bảo vệ môi trường bằng ý thức và hành động cụ thể của mỗi người.
(Theo KS. Nguyễn Đăng, Khoa học và đời sống, số 20, ngày 31-3-2003)
ô nhiễm môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh
Đất bị ô nhiễm dầu và kim loại ở mức độ nguy hiểm nước ngầm cạn cạn kiệt
khiến lún đất mặt, trồi ống giếng khoan... Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh vẫn
đang tiếp tục ô nhiễm.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 9 trạm quan trắc môi trường (chuyên
về không khí và khói bụi) và 8 trạm quan trắc chất lượng môi trường nước mặt và
thuỷ văn.
Tên các trạm sẽ được gọi theo khu vực lắp đặt trạm, chẳng hạn trạm đặt tại
đường Quang Trung sẽ có tên là trạm Quang Trung, trạm đặt tại trụ sở Sở Khoa học
- Công nghệ sẽ có tên là trạm DOST (tên viết tắt tiếng Anh của Sở) và trạm đặt tại
Thảo cầm Viên được mang tên trên bản đồ là “trạm Zoo”... Việc lắp đặt các trạm
quan trắc này có thể dự báo “bệnh” của thành phố và sau đây là những dự báo đầu
năm từ các trạm.
"Lá phổi" bắt đầu xám
"Lá phổi” thành phố trong năm năm trở lại dây đang xám đi nhanh chóng mà
nguyên nhân chính là do số lượng xe máy tăng lên một cách ồ ạt. Kết quả quan trắc
không khí ven đường đo được tại các trạm quan trắc cho thấy nồng độ bụi tuy có
giảm đôi chút nhưng vẫn đang ở mức cao; riêng nồng độ CO vào một số thời điểm
vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,05 - 1,21 lần.
Nguy cơ ung thư tiềm ẩn
Chất lượng nước mặt đang bị ô nhiễm chất hữu cơ, dầu, vi sinh nghiêm trọng.
Đặc biệt vào mùa khô khi khả năng tự làm sạch của kênh rạch, sông thấp thì tình
trạng trên gia tăng đến mức báo động. “Làn da” của thành phố cũng đang xấu đi do
đất tại một sổ khu vực sản xuất đất nông nghiệp bị ô nhiễm bởi nước thải sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và bùn thải từ các cống đổ ra. Chị Nguyên Thị Dụ,
Chánh Thanh tra sở Tài nguyên và Môi trường, cho biết chỉ trong năm 2005, thanh
tra sở đã đi kiểm tra hơn 600 doanh nghiệp, phạt hơn một tỉ đồng, thế nhưng tình
trạng vi phạm về xả thải vẫn còn khá phổ biến. Đáng lo ngại hơn là kết quả phân tích
các mẫu bùn lắng trong hệ thống sông, kênh rạch và các mẫu đất tại các khu vực
vùng ven, khu vực sản xuất đất nông nghiệp gần đây cho thấy đất đang bị ô nhiễm
dầu và kim loại ở mức độ khá nguy hiểm. Nếu không ngăn chặn kịp thời thì chúng sẽ
làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân, dặc biệt sẽ làm gia tăng các
khả năng gây bệnh ung thư.
Mặt đất biến dạng do ô nhiễm...
“Hình thể” của thành phố cũng đang có nguy cơ bị biến dạng. Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến hiện tượng này như san lấp, dắp dôn cao nền xây dựng, biến dổi kết
cấu địa tầng. Nhưng tập trung nhất là do việc khai thác nước ngẩm với khối lượng
lớn (trung bình khoảng 600.000m3 nước/ngày) và diễn ra tràn lan, không kiểm soát
được. Tình trạng này khiến chc một số nơi bị sụt, lún. Tại các quận 6, 11, Tân Bình,
Bình Tân và huyện Bình Chánh, ngành chức năng đã phát hiện ra tình trạng lún đất
mặt, trồi ống giếng khoan... Mực nước ngầm cũng dang cạn kiệt, nhiều nơi mực nước
hạ thấp đến trên 30m so với mặt đất và xu hướng này đang tiếp diễn với tốc độ từ
2m đến 3m/năm. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho diện tích nước ngọt giảm
di và diện tích nước mặn tăng lên nhanh chóng.
(Theo Tuổi trẻ Online.com)
Bài tập 3. Hãy chọn một số bài báo khoa học về đề mà anh/chị quan tâm và
viết tổng thuật cho loạt bài đó.
2.2.4. Giới thiệu sách
Bài giới thiệu sách nhằm mục đích thông tin ngắn gọn nhưng đầy đủ, trung
thực về đề tài, bố cục, nội dung của cuốn sách được giới thiệu; cung cấp thông tin về
tác giả cuốn sách. Ngoài ra, bài giới thiệu cũng có thể nêu nhận xét, đánh giá của
người viết đối với cuốn sách được giới thiệu. Mặt khác, bài giới thiệu sách còn hướng
cho độc giả biết ý nghĩa và tác dụng của cuốn sách. Chẳng hạn, trong lời giới thiệu
cho cuốn “Chuyện Đông, chuyện Tây” của học giả An Chi, GS. Cao Xuân Hạo viết:
Thời nay không có ai có thể tự cho là “nhà bách khoa” cái gì cũng biết, những
câu trả lời của anh trên tạp chí đã làm thoả mãn phần đông độc giả vì đó đều là kết
quả của một quá trình tra cứu nghiêm túc, đầy trách nhiệm đối với khoa học và với
những người đã có lòng tin cậy mình. Thêm vào đó là văn trong sáng, đĩnh đạc, nhiều
dí dỏm một cách nhã nhặn và tuệ minh, làm cho việc đọc anh trở thành một lạc thú
thanh tao...
An Chi, Chuyên Đông chuyện Tây, NXB Trẻ, 2005, tr 23-24
Có thể nói bài giới thiệu sách cũng là một dạng tóm tắt văn bản.
Bài tập 1. Hãy nêu nhận xét về bố cục và cách trình bày của hai bài giới thiệu
sau
1. LỜI GIỚI THIỆU (2)
Trung tâm Khoa học XÃ hội và Nhân văn Quốc gia, Ngữ pháp Tiếng Việt. NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, tr.7 – 9.
Hiện nay, cùng với một cuốn từ điển tiếng Việt, một cuốn ngữ pháp tiếng Việt
là rất cần thiết đối với người Việt Nam để phát huy tốt tác dụng của tiếng Việt vào
đời sống xã hội, vào sự nghiệp phát triển văn hoá và kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Cuốn Ngữ pháp tiếng Việt này là một cuốn ngữ pháp phổ thông, có thể được
phổ cập rộng rãi, nhằm giúp người dùng sách, chủ yếu là người Việt Nam, nâng cao
khả năng sử dụng tiếng Việt trong thực tiễn nói và viết.
Ngữ pháp tiếng Việt còn nhằm giúp nâng cao hiểu biết và lòng quý trọng, yêu
mến đối với tiếng Việt. Nói, viết cho đúng, cho hay, không chỉ đơn thuần là một thứ
kĩ thuật sắp xếp. Đó còn là một khả năng sáng tạo dựa trên ý thức và tình cảm sâu
sắc đối với bản sắc của một di sản tinh thần vô cùng quý báu.
Vấn đề phương pháp biên soạn dã dược thảo luận, cân nhắc và những người
biên soạn Ngữ pháp tiếng Việt chủ trương miêu tả và giải thích khách quan, chứ
không minh hoạ, bảo vệ một xu hướng nào trong các xu hướng hiện nay về ngữ pháp
học.
Nhằm đạt được các yêu cầu nói trên, cuốn ngữ pháp này cố găng trình bày có
hệ thống những yếu tố và những quy tắc cơ bản để cấu tạo những lời được coi là
đúng với cách nói của người Việt Nam. Các ví dụ được dẫn chủ yếu là từ tác phẩm
văn học dời nay và cả dời trước. Cũng như mọi tiếng nói, tiếng Việt biến chuyển trong
lịch sử. Mấy chục năm qua, do những tác động văn hoá - xã hội, tiếng Việt phát triển
rất mạnh, rất nhanh và đã có những biến dổi dáng được ghi nhận. Nhưng, tiếng Việt
trong Truyện trong Quốc âm thi tập, cũng như trong tục ngữ, ca dao, luôn luôn gần
gũi với tiếng Việt hiện đại, luôn luôn thân thiết với người Việt Nam ngày nay.
Những người biên soạn Ngữ pháp tiếng Việt không có ý định viết sách giáo khoa.
Nhưng đối với nhà trường, cuốn ngữ pháp này có thể là một chỗ dựa.
Việc biên soạn Ngữ pháp tiếng Việt được sự chỉ dạo của một Hội đồng do Bộ
trưởng Trần Quang Huy được cử làm Chủ tịch và gồm những uỷ viên là các ông: Tạ
Phong Châu, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Kim Thẩn, Hoài Thanh
Phạm Huy Thông.
Ông Nguyễn Kim Thản đã cùng các ông Trần Chút, Lê Xuân Thại thực hiện việc
biên soạn lúc dầu, và một bản thảo đã dược đề nghị với Hội đồng.
Trong khi xem xét, Hội đồng dã tham khảo thêm ý kiến của các ông Nguyễn
Tài Cẩn, Lưu Vân Lăng, Nguyễn Lân, Hoàng Phê, Hoàng Tuệ,... Nhiều nhà khoa học,
nhà văn hoá đã gửi ý kiến đến cho Hội đồng. Để nghiên cứu các ý kiến, một tiểu ban
được thành lập gồm có các ông Nguyễn Tài cẩn, Lê Xuân Thại, Nguyễn Kim Thản,
Hoàng Tuệ; Giáo sư Phạm Huy Thông thay mặt Hội đồng cùng làm việc.
Sau một thời gian làm việc, Hội dồng đã uỷ giao trách nhiệm cho Uỷ ban Khoa
học Xã hội Việt Nam.
Theo quyết định của Giáo sư Nguyễn Khánh Toàn, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học
Xã hội Việt Nam, việc đúc kết các ý kiến, biên soạn Ngữ pháp tiếng Việt 6 được tiến
hành với sự tham gia trực tiếp của Giáo sư Phạm Huy Thông, Phó chủ nhiệm Uỷ ban
Khoa học Xã hội Việt Nam. Cùng làm việc với Giáo sư Phạm Huy Thông, có các ông
Hoàng Tuệ, Trần Chút. Giáo sư Nguyễn Khánh Toàn đã xem bản thảo cuối cùng.
Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam vui mừng giới thiệu với dộc giả cuốn Ngũ
pháp tiếng Việt nay dược xuất bản, và rất mong nhận dược những ý kiến phê bình,
nhận xét.
(Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam, nay là Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân
văn Quốc gia)
2. LỜI NÓI ĐẦU (1)
(1) Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt, văn Việt, người Việt, NXB Trẻ, 2001. Tr5-7.
Theo yêu cẩu của một số bạn đọc, chúng tôi, một nhóm giảng viên gồm những
đồng nghiệp và học trò cũ của giáo sư Cao Xuân Hạo, đã sưu tập một số bài vở được
đăng rải rác trên báo chí từ 1985 đến 2001, giúp ông chọn lọc, hiệu đính, biên tập,
sắp xếp lại những bài ấy thành một tạp văn chia một cách ước định thành ba phần:
I. Tiếng Việt
II. Văn Việt
III. Người Việt và văn hoá Việt
Tập sách này phản ánh những ý kiến của ông về một số vấn để liên quan đến
ngôn ngữ, văn học và văn hoá của dân tộc. Là một nhà Việt ngữ học lão thành, đương
nhiên trung tâm chú ý của ông là những vấn đề của tiếng Việt, nhưng ngoài ra ông
cũng quan tâm đến những vấn đề có liên quan xa gần với ngôn ngữ như văn học và
văn hoá.
Những ý kiến mà ông phát biểu trên báo chí thường có một nét đặc trưng: nó
rất ít khi trung hoà, cho nên thường gây nên trong lòng người đọc một phản ứng hoặc
rất tích cực, hoặc rất tiêu cực. Người thì tán thưởng, người thì phản đối, chứ không
mấy ai bình thản bỏ qua.
Sở dĩ như vậy chắc cũng vì bài vở của ông rất ít khi xuôi theo cái dòng chảy
quen thuộc của số đông, những ý kiến dược công luận tán dồng. Khá nhiều lời lẽ của
ông nghe có phần chướng tai, tuy không bao giờ thô lỗ. Chúng tôi, những người làm
việc cùng ông, cũng không có một cảm giác khác. Nhưng chúng tôi đã quen với giọng
văn của ông hơn các độc giả khác, và chúng tôi biết rằng những ý nghĩ của ông
thường là kết quả của một quá trình khảo sát và suy ngẫm lâu dài, chứ không phải
là của một cơn ngẫu hứng.
Khá nhiều người có cảm giác là ông “cực đoan”. Kinh nghiệm cho chúng tôi thấy
ngược lại. ông hầu như bao giờ cũng có chừng mực, thậm chí cái chừng mực ấy còn
chính xác đến mức chi li, và hầu hết những người thấy ông cực đoan đều là những
người đã quá quen với những định kiến cực đoan ở phía ngược lại.
Ngày nay hình như đã bắt đầu có nhiều độc giả tuy vẫn hoàn toàn nhất trí với
những kiến của số đông nhưng vẫn sẵn sàng đón nhận những ý kiến mới mẻ và lạ
tai để tham khảo và đánh giá thử.
Chúng tôi cho xuất bản tập sách nhỏ này với niềm hi vọng cung cấp những ý
kiến có tể coi là “bạo phổi” nhưng may ra lại cũng có thể gợi cho bạn đọc những
hướng suy nghĩ mới.
Hầu hết những văn bản được sưu tập trong cuốn sách này đểu là những bài
báo không có tính chất chuyên môn, không đòi hỏi một vốn tri thức gì chuyên biệt.
Tác giả không có tham vọng trình bày những luận cứ thực sự khoa học. Những bạn
đọc nào thấy:ắn tìm hiểu những luận cứ như vậy có thể tìm dọc những xuất bản
phẩm như Tiếng Việt - sơ thảo ngữ pháp chức năng (NXB Khoa học xã hội, 1991),
Tiếng Việt, mây vấn để ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa (NXB Giáo dục, 1998), Âm vị
học và tuyến tính (NXB -lại học Quốc gia Hà Nội, 2001) hay các tạp chí chuyên ngành
như Ngôn ngữ (Viện igôn ngữ học), Ngôn ngữ & Đời sống (Hội Ngôn ngữ học Việt
Nam).
(Hoàng Dũng-Nguyễn Đức Dương-Bùi Mạnh Hùng-Nguyễn Thị Ly Kha- Hoàng
Xuân Tâm)
Bài tập 2. Hãy viêt lời giới thiệu vê một cuốn sách hoặc một tài khoa học mà
anh (chị) quan tâm.

3. LẬP ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU


3.1. Việc lập đề cương nghiên cứu cho luận văn, tiểu luận khoa học rất quan
trọng vì nó là định hướng thiết thực cho việc tiến hành các nội dung nghiên cứu, tiến
trình, phương pháp nghiên cứu,... và trình bày luận văn. Đề cương nghiên cứu phải
nêu được ý nghĩa, tính thời sự của việc nghiên cứu, giới hạn của phạm vi nghiên cứu
và những chuẩn bị đã có. Đối với các đề cương nghiên cứu những đề tài có tính thực
địa do tập thể thực hiện thì còn phải nêu vấn đề tổ chức lực lượng thực hiện và vấn
đề nghiệm thu đề tài.
Một đề cương nghiên cứu phải định được những nội dung cơ bản sau đây: 1)
Đặt vấn đề về tính thời sự của đề tài nghiên cứu, lí do chọn đề tài và dự kiến những
đóng góp về lí luận và thực tiễn (đối với luận văn bậc cử nhân, không buộc phải có
đóng góp về lí luận). 2) Dự kiến các nội dung nghiên cứu (nêu nội dung dự kiến về
các chương, mục của phần nội dung, điều này bắt buộc đối với đề cương luận văn,
tiểu luận khoa học). 3) Xác định đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu
và phương pháp nghiên cứu.
Nếu là đề cương cho một đề tài nghiên cứu thì cần có phần nêu công tác chuẩn
bị, những người tham gia thực hiện đề tài, dự kiến kinh phí, đề nghị về cơ sở vật chất
và những trang thiết bị hỗ trợ nghiên cứu.
3.2. Khi lập đề cương, sinh viên thường phạm phải những sai lầir. sau: 1) Đề
cương lan man, dài dòng nhưng lại thiếu những nội dung quan trọng như lí do chọn
đề tài, xác định nội dung nghiên cứu. nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu. 2) Nhầm lẫn giữa đề cương nghiên cứu với dàn ý một báo cáo khoa học.
3) Viết chung chung, không nêu được nội dung nghiên cứu, các bước tiến hành,
phương pháp xử lí vấn đề.
Bài tập 1. Anh/chị cố nhận xét gì vế đ cương nghiên cứu của một sinh viên ơạ
học được dẫn dưới đây? Hãy chữa lại bản đề cương. (Chúng tôi đã sao y, nên anh/ch
hãy nhận xét và sửa chữa cả về phương diện diễn đạt, nếu anh/chị cho đó là lỗi.
Đề tài: Hình tượng nghệ thuật về con người trong Bắc hành tạp lục của Nguyễn
Du.
I. Lí do nghiên cứu:
- Yêu cầu của chương trình học tập của bậc đại học
- Nguyễn Du là thi hào lỗi lạc của chúng ta
- Lí do chủ quan của người viết
II. Nội dung nghiên cứu
1. Tim hiểu thân thế sự nghiệp của Dại Thi hào Nguyễn Du
2. Những chuyến đi sứ sang Phương Bắc của Nguyễn Du
3. Về thơ di sứ của các thi nhân Việt Nam
4. Tập thơ Bắc Hành Tạp Lục của Nguyễn Du
5. Văn Nôm của Nguyễn Du
III. Dự kiến các chương nội dung
1. Chương mở đầu
- Lí do chọn đề tài
- Lí do lựa chọn nguồn tư liệu
- Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
2. Các chương nội dung kết quả nghiên cứu
- Tìm hiểu về thơ Chữ Hán
- Thơ chữ Hán của Nguyễn Du
- Bắc Hành Tạp Lục của Nguyễn Du
- Nguyễn Du với những người cùng khổ quẫn bách
3. Kết luận
- Khái quát lại nội dung đã nghiên cứu
- Những định hướng tiếp tục đề tài sau này
IV. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 09/2005 - 04/2006.
V. Tài liệu sẽ dọc
- Các bài thơ của Nguyễn Du
- Các bài nghiên cứu về Nguyễn Du.
Bài tập 2. Hãy lập đề cương nghiên cứu cho một đề tài khoa học mà anh (chị)
quan tâm và có nhiều hứng thú.

4. TRÌNH BÀY VĂN BẢN KHOA HỌC


4.1. Trình bày một số loạỉ văn bản khoa học
Như đã nêu trên, văn bản khoa học có tính khuôn mẫu của nó. Tuy nhiên,
khuôn mẫu ở đây không có nghĩa là một cái khuôn chung cho mọi loại thể văn bản
khoa học. Ngoài những đặc điểm chung về i dụng các phương tiện ngôn ngữ như đã
trình bày ở trên, mỗi thể loại văn bản khoa học có những điểm riêng về cấu trúc.
Giáo trình này sẽ giới thiệu cách trình bày một số loại văn bản khoa học.
4.1.1. Trình bày bài báo khoa học
Một bài báo khoa học thường được bắt đầu bằng việc nêu tính thời sự của đề
tài, trình bày lịch sử vấn đề nghiên cứu, xác định nhiệm vụ và phương pháp nghiên
cứu.
Trong phần chính của bài báo, phải trình bày hệ thống hoá và giải thích các sự
kiện mà kết quả của việc khảo sát, nghiên cứu đã đạt được. Trong phần thứ ba, cần
đưa ra những kết luận như là hệ quả của những cái đã được nói đến ở phần thứ hai,
cần tóm tắt một cách ngắn gọn những luận điểm cơ bản của bài báo. Bài báo khoa
học thường được kết thúc bằng một danh mục tài liệu tham khảo, và đôi khi còn được
kèm theo phụ lục, tài liệu minh hoạ.
4.1.2. Trình bày luận văn, luận án
Kết cấu của một luận văn, một công trình khoa học, nói chung, tuân theo những
quy định chặt chẽ cho các phần mở đầu, phần chính và phần kết luận.
Một luận văn phải có những nội dung cơ bản sau: Phần Mở đầu bao gồm: 1) Lí
do chọn đề tài; 2) Lịch sử vấn đề nghiên cứu; 3) Nội dung đề tài, đối tượng, giới hạn
phạm vi nghiên cứu; 4) Phương pháp nghiên cứu, bố cục công trình nghiên cứu (nếu
là luận án, bắt buộc phải có thêm mục Đóng góp mới của luận án). Phần chính Nội
dung và kết quả nghiên cứu, thì tuỳ thuộc vào đề tài cụ thể mà được chia ra các
chương, mục một cách hợp lí, chặt chẽ, hoàn chỉnh. Phần Kết luận bao gồm: 1) Những
kết quả nghiên cứu đã đạt được; 2) Những điểm còn hạn chế; 3) Hướng phát triển
của đề tài.
I. Về bố cục
Số chương của mỗi luận án tuỳ thuộc vào từng chuyên ngành và đề tài cụ thể,
nhưng thông thường bao gồm những phần và chương sau:
- MỞ ĐẦU: trình bày lí do chọn đề tài, mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
- TỔNG QUAN: phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác
giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án; nêu những vấn đề
còn tồn tại; chỉ ra những vấn đề mà đề tài luận án cần tập trung nghiên cứu, giải
quyết.
- NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM HOẶC LÍ THUYẾT: trình bày cơ sở lí
thuyết, lí luận, giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng
trong luận án.
- TRÌNH BÀY, ĐÁNH GIÁ, BÀN LUẬN CÁC KẾT QUẢ: mô tả ngắn gọn công việc
nghiên cứu khoa học đã tiến hành, các số liệu nghiên cứu khoa học hoặc số liệu thực
nghiệm. Phần bàn luận phải căn cứ vào các dẫn liệu khoa học thu được trong quá
trình nghiên cứu của đề tài luận án hoặc đối chiếu với kết quả nghiên cứu của các tác
giả khác thông qua các tài liệu tham khảo.
- KẾT LUẬN: trình bày những kết quả mới của luận án một cách ngắn gọn,
không có lời bàn và bình luận thêm.
- KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.
- DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ: liệt kê các bài báo, công
trình đã công bố của tác giả về nội dung của đề tài luận án, theo trình tự thời gian
công bố.
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: chỉ bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử
dụng và đề cập tới để bàn luận trong luận án.
- PHỤ LỤC (nếu có)
II. Về trình bày
Luận án phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được
tẩy xoá, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị, Tác giả luận án cần có
lời cam đoan danh dự về công trình khoa học này lìa mình. Luận án đóng bìa cứng,
in chữ nhũ, có đủ dấu tiếng Việt.
1. Soạn thảo văn bản
Luận án sử dụng chữ VnTime (Roman) cỡ 13pt hoặc 14pt của hệ soạn thảo
Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo giãn
khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 3,5 cm; lề dưới
3,5 cm; lề phải 2 cm, lề trái 2.5 cm. Số trang được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi
trang giấy. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu
bảng là lề trái của trang, nhưng nên hạn chế trình bày theo cách này.
Luận án được in trên mặt giây trắng, khổ giấy A4 (210 X 297 mm), dày không
quá 150 trang (khoảng 45.000 chữ, không kể phụ lục). Đối với các lĩnh vực khoa học
xã hội thì luận án có thể đến 200 trang.
2. Tiểu mục
Các tiểu mục của luận án được trình bày và đánh số thành nhóm chữ nhiều
nhất gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ chương (ví dụ: 4.1.2.1 chỉ tiểu mục 1, nhóm
tiểu mục 2, chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là
không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo.
3. Bảng biểu, hình vẽ, phương trình
Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương; ví dụ:
Hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong Chương 3. Mọi đồ thị, bẳng biểu lấy từ nguồn
khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ: “Nguồn Bộ Tài chính 1996”. Nguồn được trích
dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng
biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi dưới hình. Thông thường, những bảng
ngắn và đồ thị nhỏ phải đi liền với phần nội dung đề cập tới các bảng và đồ thị này ở
lần thứ nhất. Các bảng dài có thể để ở những trang riêng nhưng cũng phải ở tiếp theo
ngay phần nội dung đề cập tới bảng này ở lần đầu tiên.
Các bảng rộng vẫn nên trình bày theo chiều đứng dài 297 mm của trang giấy,
chiều rộng của trang giấy có thể hơn 210 mm. Chú ý gấp trang giấy (...) sao cho số
và đầu đề của hình vẽ hoặc bảng vẫn có thể nhìn thây ngay mà không cần mở rộng
tờ giấy. [...].
Đốì với những trang giấy có chiều đứng hơn 297 mm (bản đồ, bản vẽ...) thì có
thể để trong một phong bì cứng đính trong bìa sau luận án.
Trong luận án, các hình vẽ phải được vẽ sạch sẽ bằng mực đen [...]; có đánh
số và ghi đầy đủ đầu đề; cỡ chữ phải bằng cỡ chữ sử dụng trong văn bản luận án.
Khi đề cập đến các bảng biểu và hình vẽ phải nêu rõ số thứ tự của hình và bảng biểu
đó, ví dụ: “...được nêu trong Bảng 4.1” hoặc “(xem Hình 3.2)” mà không được viết
“...được nêu trong bảng dưới đây” hoặc “trong đồ thị X và Y sau”...
Việc trình bày phương trình toán học trên một dòng đơn hoặc dòng kép là tuỳ
ý, tuy nhiên phải thống nhất trong toàn luận án. Khi kí hiệu xuất hiện lần đầu tiên
thì phải giải thích và để trong ngoặc đơn đặt bên phía lề phải. Nếu một nhóm phương
trình mang cùng một số thì những số này cũng được để trong ngoặc, hoặc mỗi phương
trình trong nhóm phương trình (5.1) có thể được đánh số là (5.1.1), (5.1.2), (5.1.3).
4. Viết tắt
Không lạm dụng việc viết tắt, chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ
được sử dụng nhiều lần trong luận án; không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh
đề, những cụm từ ít xuất hiện trong luận án. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ,
tên các cơ quan, tổ chức... thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ
viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu luận án có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh
mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu luận án.
6. Phụ lục của luận án
Phần này gồm những nội dung cần thiết nhằm minh hoạ hoặc bổ trợ:ho nội
dung luận án như số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh... Nếu luận án sử iụng những câu trả
lời cho một bản câu hỏi thì bản câu hỏi mẫu này phải iược đưa vào phần Phụ lục ở
dạng nguyên bản đã dùng để điều tra, thăm dò kiến; không được tóm tắt hoặc sửa
đổi. Các tính toán mẫu trình bày tóm tắt trong các bảng biểu cũng cần nêu trong Phụ
lục của luận án. Phụ lục không được dày hơn phần chính của luận án.
Ví dụ: minh hoạ bố cục của luận án qua trang Mục lục.
Bài tập 1. Hãy đọc mục lục của một luận văn được dẫn dưới đây (chúng tôi sao
y cả cách ngắt dòng) rồi cho biết những chỗ sai về trình bày và chữa cho đúng.
1. Lời nói đầu
2. Mở đẩu
- Lí do chọn đề tài
- Tính cấp thiết của đề tài
- Lịch sử vấn dề
- Phương pháp nghiên cứu
- Giới hạn đề tài
- Kết cấu của luận văn
- Đóng góp mới của luận văn
3. Nội dung
Chương I: NHỮNG SUY NGHĨ VỀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC (ĐẶC BIỆT LÀ PHÊ BÌNH
THƠ) VÀ SỰ ĐỘC ĐÁO TRONG PHÊ BÌNH THƠ CỦA XUÂN DIỆU
1. Những suy nghĩ về phê bình văn học (đặc biệt là phê bình thơ)
2. Sự độc đáo trong phê bình thơ của Xuân Diệu
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT PHÊ BÌNH THƠ CỦA XUÂN DIỆU
1. Nghệ thuật nghiên cứu phê bình
2. Phong cách phê bình của Xuân Diệu
3. Đánh giá một số mặt mạnh yếu trong phê bình thơ của Xuân Diệu
4. Kết luận
5. Thư mục tham khảo
6. Phụ lục
Bài tập 2. Dưới đây là một trích đoạn từ phần phụ lục của một luận văn (đã sao
y bản gốc), anh/chị hãy chỉ ra các điểm sai sót và đề xuất cách chữa.
PHẦN PHỤ LỤC
I. Chú thích
(1) Bài viết Mây chiều Lỗi Dương - Nhà văn trong nhà trường Nguyễn Du.
(2) Xem bài viết Tâm tình Nguyễn Du qua những bài thơ chữ Hán của Hoài
Thanh
(11) Xem Xuân Diệu - Các nhà thơ cổ điển Việt Nam.
(12) Xem kiến thức ngày nay số 30, 1988. Lê Đình Kỵ: Nguyễn Du qua thơ chữ
Hán
II. Tài liệu tham khảo
1. Hoài Thanh, Hoài Chân - Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 1993
2. M. B Khrapchencô Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học
Nhà xuất bản Văn học nghệ thuật, 1997.
[...]
15. Đông Xuyên - Tuyển tập thơ Hán Việt, Nhà xuất bản Cảo thơm, Sài Gòn,
1972.
16. Xuân Diệu - Các nhà thơ cổ điển Việt Nam.
III. Tạp chí và báo chí
1. Lưu Trọng Lư - vấn đề thương ghét qua tập thơ chữ Hán Nguyễn Du, Tuần
báo văn nghệ số 135, 1965
2. Thanh Lãng - Nguyễn Du như là một huyền thoại, Tạp chí nghiên cứu văn
học số 4, 5, 6, 1971
3. Lê Đình Kỵ - Nguyễn Du qua thơ chữ Hán, Kiến thức ngày nay, số 30, 1988
[...]
IV. Danh mục các bài thơ của Nguyễn Du (...).
4.1.3. Trình bày bản tóm tắt luận văn, luận án
Đối với bản Tóm tắt luận án thì điều quan trọng nhất là phải phản ánh trung
thành nội dung bản luận án, theo sát từng chương mục, tóm tắt ngắn gọn nhưng phải
đầy đủ những luận điểm, những phân tích, kết luận.
Trang cuối dành cho việc công bố những công trình của tác giả đã được công
bố có liên quan đến đề tài luận văn.
Về nguyên tắc chung, tóm tắt luận văn, công trình nghiên cứu khoa học cũng
tương tự như tóm tắt một tài liệu khoa học. Tuy nhiên, việc tóm tắt công trình nghiên
cứu của mình để trình bày trước hội đồng chấm luận văn, luận án hay hội đồng
nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học, có những khác biệt nhất định (do mục đích
và tính chất của công việc). Cụ thể là, bản tóm tắt của loại này cần nêu được:
- Tên đề tài nghiên cứu;
- Giới thiệu vắn tắt lí do chọn đề tài, ý nghĩa, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng,
giới hạn phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và bô cục của công trình
nghiên cứu (đôi với luận án hoặc báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu cần nêu được
đóng góp mới của công trình nghiên cứu về phương diện lí luận và/ hoặc thực tiễn);
- Tóm tắt nội dung kết quả nghiên cứu;
- Kết luận của công trình nghiên cứu (phần này trình bày như:rong bản toàn
văn).
Tóm tắt luận án phải in chụp hoặc in typô, kích thước 140 X 210 mm. Tóm tắt
luận án phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá. Số của
bảng biểu, hình vẽ, đồ thị phải có cùng số như trong luận án.
.Tóm tắt luận án được trình bày nhiều nhất trong 24 trang in trên hai mặt giấy;
cỡ chữ VnTime llpt của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương.
Mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách. Chế độ
dãn dòng là Exactly 17 pt. Lề trên, lề dưới, lề trái, lề phải đều là 2 cm. Các bảng biểu
trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang. Tóm tắt luận
án phải phản ánh trung thực kết cấu, bố cục và nội dung của luận án, phải ghi đầy
đủ toàn văn kết luận của luận án.
Cuối bản tóm tắt luận án là danh mục các công trình của tác giả đã công bố
liên quan đến đề tài: bài báo, tên tạp chí, tập, số trang của bài báo trên tạp chí. Danh
mục này có thể in ở trang bìa 3 của phần tóm tắt luận án.
(Trích Quy chế đào tạo Sau đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2002)
4.2. Trình bày lịch sử vấn đề nghiên cứu
Báo cáo khoa học, luận văn đều buộc phải có phần lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Phần này có nhiệm vụ phác hoạ một cách tổng quát, có tính toàn cảnh về những
công trình của các tác giả đi trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Cần nêu được
các nội dung sau:
1. Những đóng góp của các tác giả đi trước về nội dung, phương pháp nghiên
cứu, giải pháp cho những vấn đề cụ thể.
2. Những giới hạn, hạn chế của (các) tác giả ấy về mặt lí thuyết cũng như thực
hành (giải pháp cụ thể cho những vấn đề cụ thể).
Trên cơ sở nhìn nhận những đóng góp và hạn chế của các tác giả đi trước mà
làm nổi rõ hơn tính thời sự cũng như ý nghĩa của luận văn, từ đó xác định nhiệm vụ,
đối tượng, phương pháp nghiên cứu.
Những điểm cần tránh khi trình bày lịch sử vấn đề: 1) Trình bày một cách sơ
sài. 2) Nhầm lẫn giữa trình bày lịch sử vấn đề và điểm tình hình nghiên cứu. Hai phần
này có nhiều điểm chung: cùng nhìn nhận, đánh giá các kết quả nghiên cứu đã có,
cùng có tác dụng xác định phạm vi và ý nghĩa của đề tài. Tuy nhiên, giữa chúng có
những khác biệt nhất định. Đó là, Lịch sử vấn đề thường bao quát nhiều tài liệu
nghiên cứu trong quãng thời gian dài, nặng về lịch đại, chú ý đến lai lịch vấn đề. Còn
phần trình bày tình hình nghiên cứu lại xem xét vấn đề theo quan điểm đồng đại, chú
trọng đến tính thời sự, tính cập nhật của vấn đề. Nên trình bày kết hợp lịch sử vấn
đề và tình hình nghiên cứu liền mạch với nhau.
Bài tập 1. Anh/chị có nhận xét gì về cách triển khai các luận điểm trong phần
Lí do chọn đề tài và Lịch sử nghiên cứu vấn đề của một luận văn được dẫn dưới đây
Hãy cho biết cách chữa của anh/chị.
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Đối tượng nghiên cứu
1.2. Những công trình nghiên cứu về Xuân Diệu.
1.3. Lí do chủ quan của người viết
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Những công trình nghiên cứu về thơ Xuân Diệu
2.2. Những công trình nghiên cứu về văn Xuân Diệu
2.3. Những công trình nghiên cứu của Xuân Diệu
2.4. Quan niệm của các nhà nghiên cứu về Xuân Diệu
Bài tập 2. Anh/chị có nhận xét gì về hệ thông đề mục trong một chương của
luận văn của một sinh viên đại học được dẫn dưới đây Anh (chị) sẽ chữa như thế nào
CHƯƠNG I
BẮC HÀNH TẠP LỤC - TẬP THƠ ĐI sứ CỦA NGUYỄN DU.
1.1. Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Du
1.2. Thơ di sứ
1.2.1. Thơ đi sứ của các tác giả thời Trần
1.2.2. Thơ đi sứ của các tác giả thời Lê
1.2.3. Thơ di sứ của các tác giả thời Nguyễn
1.3. Bắc hành tạp lục - Những nội dung chủ yếu
1.3.1. Nguyễn Du với nhân vật văn hoá - lịch sử
1.3.2. Nguyễn Du với những kiếp má đào
1.3.3. Nguyễn Du với những thân phận cùng khổ
4.3. Trình bày chú thích khoa học
Chú thích khoa học là nói rõ xuất xứ của ý kiến được trích dẫn. Mọi ý kiến, khái
niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của riêng tác giả và mọi tham khảo
khác phải được trích dẫn và ghi nguồn trong danh mục Tài liệu tham khảo của luận
án. Phải nêu rõ cả việc sử dụng những đề xuất hoặc kết quả của đồng tác giả.
Khi viết luận văn, không trích dẫn những kiến thức phổ biến, và Lng không làm
luận văn nặng nề với quá nhiều những tham khảo ịtrích dẫn. Việc trích dẫn, tham
khảo nhằm thừa nhận nguồn của --lững ý tưởng có giá trị và giúp người đọc theo
được mạch suy nghĩ Ịtùa tác giả, không làm trở ngại việc đọc.
Nếu người viết không có điều kiện tiếp cận được một tài liệu gốc mà phải trích
dẫn thông qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ cách trích dẫn này, đồng thời tài liệu
gốc đó không được liệt kê trong banh mục Tài liệu tham khảo của luận án.
Nếu đoạn trích ít hơn 2 câu hoặc 4 dòng đánh máy thì có thể sử dụng dấu ngoặc
kép để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn; dài hơn thì phải tách phần này ra đoạn
riêng khỏi phần nội dung đang trình bày, với lề trái lùi vào thêm 2 cm. Khi mở đầu
và kết thúc đoạn trích này không phải sử dụng dấu ngoặc kép.
(...) Việc trích dẫn là theo số thứ tự của tài liệu ở danh mục Tài liệu tham khảo
và được đặt trong ngoặc vuông khi cần có cả số trang, ví dụ [15. tr.314-315]. Đôi
với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc
lập trong từng ngoặc vuông, theo thứ tự tăng dần.
ví dụ: [19], [25], [41], [42].
(Trích Quy chế đào tạo Sau đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2002)
4.4. Trình bày danh mục tài liệu tham khảo
Danh mục tài liệu tham khảo được xếp cuối bài, cuối luận văn, luận án. Có thể
xếp theo trật tự ABC của tên tác giả hoặc họ tác giả. Theo cách nào thì phải nhất
quán từ đầu đến cuối. Nếu cùng một tác giả, dẫn hai tài liệu trở lên thì phải xếp theo
thời gian công bố; nếu hai tài liệu đó cùng thời gian công bố thì tài liệu là sách xếp
trước bài báo. Nếu tài liệu của nhiều tác giả thì dựa vào tên chủ biên đế xếp. Trường
hợp không có chủ biên thì căn cứ vào tên của tác giả thứ nhất để sắp xếp. Dưới đây
là quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về cách sắp xếp tài liệu tham khảo trong luận
án.
1. Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức,
Nga, Trung, Nhật...). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không
phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật... (đối với những
tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm theo
mỗi tài liệu).
2. Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ của từng
nước:
- Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
- Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giũ nguyên
thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ.
- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của têr. cơ quan
ban hành báo cáo hay ấn phẩm. Ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo
dục và Đào tạo xếp vào vần B, v.v.
3. Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin
sau:
- Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)
- (Năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- Tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
- Nơi xuất bản. (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo)
Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách... ghi đầy
đủ các thông tin sau:
- Tên các tác giả (không có dấu ngăn cách)
- (Năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- “Tên bài báo”, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- Tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- Tập (không có dấu ngăn cách)
- (Số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- Các số trang, (gạch ngang giữa hai chữ sô) dấu chấm kết thúc)
Cần chú ý những chi tiết về trình bày nêu trên. Nếu tài liệu dài hơn lột dòng thì
nên trình bày sao cho từ dòng thứ hai lùi vào so với dòng thứ nhất 1 cm để phần tài
liệu tham khảo được rõ ràng và dễ theo dõi.
Dưới đây là ví dụ về cách trình bày trang tài liệu tham khảo:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Quách Ngọc An (1992), *Nhìn lại hai năm phát triển lúa lai*, Di truyền học
ứng dụng, 98 (1), tr. 10T6.
2. Bộ Nông nghiệp &PTNT (1996), Báo cáo tổng kết 5 năm (1992-1996) phát
triển lúa lai, Hà Nội.
3. Nguyễn Hữu Đống, Đào Thanh Bằng, Lâm Quang Dụ, Phan Đức Trực -997),
Đột biến - Cơ sở lí luận và ứng dụng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
23. Võ Thị Kim Huệ (2000), Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị bệnh..., luận án
Tiến sĩ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
Tiếng Anh
28. Anderson J. E. (1985), The Relative Inefficiency of Quota, The Iheese Case,
American Economic Revievu, 75(1), pp. 178-90.
29. Borkakati R. p., Virmani s. s. (1997), Genetics of thermosensitive genic
male sterility in Rice, Euphytica 88, pp. 1-7.
30. Boulding K. E. (1995), Economics Analysis, Hamish Hamilton, London.
(Trích “Quy chế đào tạo Sau đại học”, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2002)
Bài tập. Hãy chỉ ra lỗi trong thư mục dưới đây và chữa cho đúng.
THƯ MỤC
I. Tài liệu tham khảo
1. Hoài Thanh, Hoài Chân - Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 1993
2. M. B Khrapchencô Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn
học. Nhà xuất bản Văn học nghệ thuật, 1997
3. Lê Bá Hán (chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Giáo dục,
1992
4. Vũ Ngọc Khánh, Giai thoại văn học Trung Quốc. Nhà xuất bản Văn học, 1992
5. Nguyễn Thị Dư Khánh, Phân tích tác phẩm nhìn từ góc độ thi pháp học - Nhà
xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 1995
6. Đinh Gia Khánh (Chủ biên), Hợp tuyển thơ văn thế kỉ X - XVII, Nhà xuất bản
Văn học Hà Nội, 1978
7. Lê Đình Kỵ, Tìm hiểu văn học. Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh, 1984
8. Lê Đình Kỵ, Phê bình nghiên cứu văn học, Nhà xuất bản giáo dục, 1998
9. Lê Đình Kỵ, Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du, Nhà xuất
bản KHXH TP Hồ Chí Minh, 1997
10. Phan Ngọc - Đỗ Phủ, nhà thơ dân đen, Nhà xuất bản Đà Năng, 1990
11. Trương Chính, Lê Thước - Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhà xuất bản Văn học,
1978
12. Lê Trí Viễn - Đặc điểm có tính quy luật của lịch sử văn học Việt Nam, Nhà
xuất bản Đại học Sư phạm, 1984
13. Lê Trí Viễn - Lịch sử văn học Việt Nam, tập III, Nhà xuất bản Giáo dục,
1978
14. Lê Trí Viễn - Đến với Thơ hay, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997
15. Đông Xuyên - Tuyển tập thơ Hán Việt, Nhà xuất bản cảo thơm, Sài Gòn,
1972
16. Xuân Diệu, Các nhà thơ cổ điển Việt Nam.
II. TẠP CHÍ VÀ BÁO CHÍ
1. Lưu Trọng Lư - Vấn đề thương ghét qua tập thơ chữ Hán Nguyễn Du, Tuần
báo văn nghệ số 135, 1965
2. Thanh Lãng - Nguyễn Du như là một huyền thoại, Tạp chí nghiên cứu văn
học số 4, 5, 6, 1971
3. Lê Dinh Kỵ - Nguyễn Du qua thơ chữ Hán, kiến thức ngày nay số 30, 1988
4. Trần Đình sử - Cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Tạp
chí văn học số 6, 1983
5. Trần Đình Sử - Thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều và cảm quan hiện
thực của Nguyễn Du. Tạp chí văn học số 2, 1981

5. TRÌNH BÀY VĂN BẢN HÀNH CHÍNH - CÔNG VỤ


5.1. Giản yếu về văn bản hành chính - công vụ
Văn bản hành chính - công vụ là loại văn bản thể hiện vai của người tham gia
giao tiếp trong lĩnh vực hành chính - công vụ. Loại hình văn bản này chủ yếu tồn tại
ở dạng viết, trong những tài liệu, giấy tờ, văn kiện. Những sắc lệnh, thông báo, chỉ
thị, nghị quyết... được truyền trên làn sóng đài phát thanh và truyền hình, không
phải dạng nói thật sự, mà là văn bản viết được truyền dưới hình thức kênh nói.
Một số thể loại văn bản hành chính được hướng vào sự tri giác thính giác như
báo cáo, huấn thị, hướng dẫn, lời tường trình có tính chất pháp lí, lời tuyên án của
quan toà, lời hỏi đáp trong các cuộc điều tra, lấy khẩu cung,... Trong trường hợp này,
người ta sử dụng thêm những yếu tố của lời nói hội thoại để giảm bớt màu sắc khô
khan, nặng nề của ngôn ngữ hành chính.
Dựa vào nội dung ý nghĩa,người ta phân loại văn bản hành chính thành văn bản
văn thư, luật pháp, quân sự, ngoại giao, thương mại, kinh tế. Dựa vào những đặc
điểm về kết cấu, về tu từ, có thể phân loại văn bản hành chính thành: văn bản điều
lệnh, mệnh lệnh, báo cáo, hướng dẫn... trong kiểu văn bản quân sự; thành văn bản
hiệp định, hiệp nghị, hiệp ước, điều ước, nghị định thư, chứng thư nhà nước, công
điện, giác thư (bị vong lục), công hàm,... trong kiểu văn bản igoại giao; thành văn
bản hiến pháp, sắc lệnh, mệnh lệnh, điều lệ, nghị định, thông tư, quy chế, thông
báo... trong kiểu văn bản pháp quyền;thành văn bản nghị quyết, quyết định, thông
báo, thông tư, chỉ thị; đơn từ, báo cáo, biên bản, phúc trình; giấy khen, văn bằng,
giấy chứng nhận các loại; hợp đồng, hoá đơn, giấy biên nhận, giấy giới thiệu, giấy
nghỉ phép... trong kiểu văn bản văn thư.
Văn bản hành chính có nội dung giao tiếp về các vấn đề thuộc anh vực hành
chính nên nó có chức năng sai khiến: yêu cầu phải thực hiện, bắt buộc phải thi hành
điều được thông báo. Bởi vậy, ngôn ngữ trong văn bản hành chính có tính chính xác
- minh bạch, nghiêm túc - khách quan. Văn bản hành chính không mang danh nghĩa
cá nhân (trừ văn bản có tính chất cá thể, như đơn từ của cá nhân, lời giải thích của
cá nhân..). Tính chất của văn bản hành chính không cho phép thay đổi hình thức văn
bản theo cá tính của tác giả.
Văn bản hành chính còn có tính khuôn mẫu. Việc sử dụng một kiểu thủ tục giấy
tờ trong văn bản hành chính là do sự lặp đi lặp lại của những hoàn cảnh giao tiếp
hành chính - công vụ.
Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính
Về phương diện ngữ âm.Văn bản hành chính dù thể hiện trên kênh chữ hay
kênh nói đều hướng đến việc đảm bảo yêu cầu chính xác, trang trọng, chuẩn mực.
Khi sử dụng dưới dạng thức nói, không dùng các biến thể phương ngữ nhời
(lời), chánh (chính), tui (tôi), kiểng (cảnh), kiếng (kính) phải sử dụng lời nói rõ ràng,
khúc chiết, khách quán. Dưới dạng thức viết, nếu đánh máy vi tính, sử dụng dạng
font chữ chân phương, tuân thủ tuyệt đối các quy tắc chính tả. Font và cở chữ phải
tuân thủ theo những quy định của thể thức trình bày văn bản hành chính. Trong văn
bản hành chính, việc ghi ngày tháng năm phải tuyệt đối tuân thủ yêu cầu: ngày từ 1
đến 9, tháng 1 và tháng 2, phải thêm số "0" ở trước, phải ghi đầy đủ các chữ ngày,
tháng, năm, không dùng dấu gạch nối thay thế. Vd: phải ghi..., ngày 09 tháng 02
năm không ghi:*..., ngày 9 tháng 2 năm 2007, hoặc ngày 9-2-2007.
Về phương diện từ ngữ. Do chức năng giao tiếp hành chính, có giá trị thực thi,
từ ngữ trong văn bản hành chính phải đơn nghĩa, chính xác, trang trọng, khách quan
(thể hiện văn hoá giao tiếp).
Lớp từ ngữ hành chính - công vụ xuất hiện vởi tần số cao. Đó là các từ ngữ
làm:
+ Tên gọi tổ chức cơ quan, đoàn thể: uỷ ban Nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và
Đào tạo,Viện Năng lượng; từ ngữ chỉ người theo chức trách trong quan hệ hành chính
- công vụ: Tổng Bí thư, Chủ Thi tướng, Bộ trưởng, Vụ trưởng, Hiệu trưởng, Trưởng
khoa, Giám đốc, Công tố viên, bên nguyên, bên bị,nguyên cáo, cáo, chủ khoản, chủ
ông/bà, anh/chị (có thể là cá nhân hoặc tập thể),...
+ Tên gọi các loại tài liệu hành chính: quyết định, thông tư, thị,nội quy, quy
chế, thông báo, thông cáo, điện công, thư công văn, biên bản, bản tường trình, đơn,
biên lai thanh toán,...
Thuộc lớp từ ngữ mang tính khuôn sáo của văn bản hành chính là những từ
ngữ: căn cứ vào, theo đề nghị, nay ban hành, chiểu theo quyết định thi hành, trân
trọng đề nghị, nghiêm bãi bỏ, có hiệu lực từ ngày, chấp hành nghiêm chỉnh, có trách
nhiệm thực.
Lớp từ Hán Việt xuất hiện với tỉ lệ cao trong văn bản hành chính. Chẳng hạn,
những từ ngữ Hán Việt, như biện pháp hành chính, hợp đồng kinh tế, hợp tác kỉ thuật,
thủ tục pháp lý, bảo hiểm xã hội, tham tán thường vụ,chấp hành, điều động, truy tố,
giao dịch, thẩm tra, quyết định, ban hành, điều động, bổ nhiệm, giám sát, thanh tra,
kiểm tra, khởi tố, thụ lí, hữu quan, lưu hành, truy cứu, phúc tra, hình sự, không gợi
cảm xúc, mang sắc thái khách quan, lạnh lùng của lí trí hên nó phù hợp với tính
nghiêm túc, khách quan, trang trọng của văn bản hành chính.
Cũng do chức năng giao tiếp hành chính nên văn bản hành chính không sử
dụng từ ngữ địa phương, từ ngữ khẩu ngữ, tiếng lóng, từ ngữ có tính chất hình ảnh,
biểu tượng, như (làm), má (cha mẹ); gà móng đỏ, ăn sương, đứng đường, móc ngoặc,
đi cổng hậu...
- Về phương diện ngữ pháp
+ Câu và cấu trúc câu, văn bản hành chính thường sử dụng các kết cấu có nội
dung cầu khiến: đề nghị, yêu cần phải, cần thực hiện theo, có trách nhiệm thực hiện,
có nhiệm vụ thi hành, chấp hành nghiêm chỉnh yêu cầu, có hiệu lực, bãi bỏ, không
được, nghiêm cấm, loại từ, không được phép...
Câu trong văn bản hành chính có tính rập khuôn theo lối văn thư. Do chức năng
giao tiếp hành chính nên văn bản hành chính chỉ sử dụng câu tường thuật, câu cầu
khiến, không sử dụng câu nghi vấn, câu cảm thán; chỉ sử dụng câu đơn đầy đủ hai
thành phần với trật tự thuận cú pháp (chủ ngữ -> vị ngữ), không sử dụng trật tự
nghịch cú tháp (vị ngữ -» chủ ngữ); không sử dụng lời nói trực tiếp. Trong một số
văn bản (quyết định, chỉ thị) có những trường hợp sử dụng kiểu ngắt dòng đặc biệt:
một câu nhưng ngắt thành 3, 4 dòng. Câu thường có dung lượng dài, có kết cấu phức
hợp với nhiều thành phần đồng hức; câu ghép chính phụ biểu thị quan hệ nhân - quả,
điều kiện - kết quả được sử dụng nhiều.
+ Tổ chức đoạn văn, liên kết câu, kết đoạn
Đoạn văn thường trùng với đoạn ý. Phép lặp từ ngữ thường được sử dụng để
liên kết câu, đoạn.
Sử dụng hệ thống các chữ số La Mã, số Ả Rập, chữ cái: I, II, III; 1, 2, 3; a, b,
c,... để phân chia (bằng cách xuống dòng và viết hoa) các:ộ phận của một kiến trúc
phức tạp, do đó độ dài của câu phức có khi rất lớn mà nội dung ý nghĩa vẫn rõ ràng,
minh bạch.
+ Tổ chức cấu trúc văn bản có tính khuôn mẫu hành chính. Hình thức của các
văn bản gắn với những đặc điểm của phạm vi hoạt động ip pháp, tổ chức, quản lí,
điều hành trong xã hội. Mỗi loại văn bản hành chính đều có một cấu tạo gồm các bộ
phận nhất định với một rật tự sắp xếp nhất định, theo những mẫu nhất định (nhiều
khi quy tịnh đến cả dạng chữ in hoa hay in thường (x. Phụ lục 2: Một số mẫu văn bản
hành chính thông dụng).
Có nhiều văn bản hành chính được xây dựng trên loại giấy sẵn gồm hai phần:
phần chung thống nhất được in sẵn, và phần riêng dành cho người sử dụng điền vào
(tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp,...).
Mỗi loại văn bản hành chính mang những đặc điểm về tính chất khuôn mẫu
không hoàn toàn như nhau. Có loại văn bản hình thức của nó được cấp hành chính
phê chuẩn, như: hộ chiếu, văn bằng, chứng chỉ,hợp đồng, biên lai…, loại văn bản này
có nội dung quan trọng, phổ biến, rộng và có tác dụng lâu dài. Loại văn bản này được
xây dựng theo giấy in sẵn để người sử dụng điền vào chỗ trống, như ví dụ đã nêu
trên. Các văn bản như: đơn, bản tường trình, điều báo cáo, giấy nhận xét công tác,
biên bản hội nghị,... có phạm vi phổ biến hạn chế, có tác dụng trong thời gian ngắn.
Tên văn bản được đặt theo cách nêu khái quát nội dung văn bản. gồm tên kiểu
loại văn bản (đơn, biên bản, bản tường trình, giấy chứng nhận, quyết định,...) và
trích yếu nội dung văn bản. Vd: Đơn xin phép nghỉ học, Đơn xin chuyển công tác,
Biên bản Hội nghị Công nhân viên chức năm 2007, Giấy chứng nhận tốt nghiệp...
- Về sử dụng các biện pháp tu từ
Lời nói của văn bản hành chính hướng tới sự trang trọng, khách quan nên không
sử dụng lời nói nghệ thuật, không sử dụng các biện pháp tu từ. Những lối nói ẩn dụ,
hoán dụ, thậm xưng, nhân hoá. tương phản, chơi chữ, đảo ngữ, điệp ngữ,... đều
không được sử dụng trong văn bản hành chính.
5.2. Kĩ thuật trình bày văn bản hành chính
Theo quy định mứi nhất của Bộ Nội vụ - Văn phòng Chính phủ (Thông tư liên
tịch số: 55/2005/TTLT-BNV-VPCP), việc trình bày văr bản hành chính cần đảm bảo
các yêu cầu sau về thể thức và kĩ thuật:
5.2.1. Khổ giấy, kiểu trình bày và định lề trang văn bản
- Khổ giấy
Văn bản hành chính được trình bày trên khổ A4 (210mm X 297mm). Các loại
văn bản như Giấy giới thiệu, Giấy biên nhận, Hồ sơ, Phiếu gửi, Phiếu chuyển có thể
trình bày trên khổ giấy A5 hoặc trên mẫu giấy in sẵn.
- Kiểu trình bày
Trình bày văn bản theo chiều dài của khổ giấy. Trường hợp nội dung văn bản
có bảng biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản được trình
bày theo chiều rộng của trang giấy.
- Định lề trang văn bản (đối với giấy khổ giấy A4)
+ Trang mặt trước
- Lề trên: cách mép trên từ 20 - 25mm;
- Lề dưới: cách mép dưới từ 20 - 25mm;
- Lề trái: cách mép trái từ 30 - 35mm;
- Lề phải: cách mép phải từ 15 - 20mm.
+ Trang mặt sau
- Lề trên: cách mép trên từ 20 - 25mm;
- Lề dưới: cách mép dưới từ 20 - 25mm;
- Lề trái: cách mép trái từ 15 - 20mm;
- Lề phải: cách mép phải từ 30 - 35mm.
5.2.2. Trình bày các thành phần thể thức văn bản
Quốc hiệu và tiêu ngữ
Dòng trên: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM được trình bày bằng chữ
in hoa, cỡ chữ từ 12pt đến 13pt, kiểu chữ đứng, đậm. Dòng iưởi: Độc lập - Tự do -
Hạnh phúc được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13pt đến 14pt, kiểu chữ
đứng, đậm; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối;
phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài dòng chữ. Vd:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tư do - Hanh phúc
Tên cơ quan tổ chức ban hành văn bản
Tên cơ quan, tổ chức chủ quản cấp trên trực tiếp được trình bày ĩng chữ in hoa,
co chữ từ 12pt đến 13pt, kiểu chữ đứng. Tên cơ quan chủ quản trực tiếp ghi dòng
trên bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12pt đến 13pt, kiểu chữ đứng, không đậm. Tên cơ
quan, tổ chức ban hành văn: ản ghi dòng dưới bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12pt đến
13pt, kiểu chữ đứng, đậm; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ
1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ. Vd:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Số, kí hiệu văn bản
Từ “số” được trình bày bằng chữ in thường, kí hiệu bằng chữ in hoa, cỡ chữ
13pt, kiểu chữ đứng, sau từ “số” có hai dấu chấm; giữa số (ghi theo năm ban hành)
và kí hiệu văn bản có dấu gạch chéo (/); giữa các nhóm chữ viết tắt trong kí hiệu
văn bản có dấu gạch nối không cách chữ (-). Chẳng hạn, công văn số 17 của phòng
Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được trình bày: Số:
17/ĐHSP-SĐH.
Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản trình bày bằng chữ in thường,
cỡ chữ 13pt đến 14pt, kiểu chữ nghiêng; sau địa danh có dấu phẩy. Phải ghi rõ các
chữ ngày, tháng, năm; không viết tắt bằng dấu gạch nối hoặc dấu gạch xiên. Ngày
từ 1 đến 9, tháng 1 và tháng 2, khi viết phải thêm số “0” ở trước. Chẳng hạn, phải
viết: Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2006 không viết: * Hà Nội 09-02-2006 hoặc *Hà
Nội, ngày 9 tháng 2 năm 2006.
Tên loại và trích yếu nội dung văn bản
Tên loại văn bản (nghị định, kế hoạch, báo cáo, tờ trình và các loại văn bản
khác) được đặt canh giữa (cân đối ở giữa dòng) bằng chữ in hoa, co chữ 14pt đến
15pt, kiểu chữ đứng, đậm; trích yếu nội dun; văn bản được đặt canh giữa, ngay dưới
tên loại văn bản, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14pt, kiểu chữ đứng, đậm, bên dưới
trích yếu có đườn; kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng
chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.
Trích yếu nội dung công văn được trình bày sau chữ viết tắt “V/v” bằng chữ in
thường, cỡ chữ từ 12pt đến 13pt, kiểu chữ đứng. Vd:
QUYẾT ĐỊNH
(V/v thuyên chuyển cán bộ)
Nội dung văn bản
Dùng co chữ từ 13pt — 14pt, in thường, khi xuống dòng có thể lùi vào 1cm đến
1,27cm, khoảng cách giữa các đoạn văn (paragraph) đã: tối thiểu là 6pt, khóảng
cách giữa các dòng hay cách dòng (line spacing) chọn tối thiểu từ cách dòng đơn
(single line spacing) hoặc từ 15pt (exactly line spacing) trở lên.
Nơi nhận
Nơi nhận 1.Từ “Kính gửi” và tên cơ quan, tổ chức nhận văn bản trình bày chữ
in thường, cỡ chữ 14pt, kiểu chữ đứng. Sau “Kính gửi” có dấu hai chấm, nếu công
văn gửi cho một cơ quan, tổ chức thì từ “Kính gửi” và tên cơ quan, tổ chức được trình
bày trên cùng một dòng; nếu công văn gửi cho hai cơ quan, tổ chức trở lên thì tên
mỗi cơ quan, tổ chức được trình bày trên một dòng riêng, đầu dòng có gạch ngang,
cuối dòng có dấu chấm phẩy, cuối dòng cuối cùng có dấu chấm.
Nơi nhận 2. Chữ “Nơi nhận” được trình bày một dòng riêng, sau có dấu hai
chấm, chữ in thường co chữ 12pt, kiểu chữ đậm, nghiêng. Phần liệt kê các cơ quan,
tổ chức nhận văn bản trình bày bằng chữ in chường, cỡ chữ llpt, kiểu chữ đứng, tên
mỗi cơ quan, tổ chức nhận vãn bản được trình bày trên một dòng riêng, đầu dòng có
gạch ngang, cuối dòng có dấu chấm phẩy, riêng dòng cuối bao gồm chữ “lưu” sau đó
có dấu hai chấm, tiếp theo là chữ viết tắt “VT” (văn thư cơ quan, tổ chức), chữ viết
tắt tên đơn vị (hoặc bộ phận) soạn thảo vân bản và số lượng bản lưu (chỉ trong những
trường hợp cần thiết) cược đặt trong ngoặc đơn, cuối cùng là dấu chấm.
Chức vụ, họ tên và chữ kí của người có thẩm quyền
Các chữ viết tắt “TM.”, “KT.”, “TL.”, “TUQ.” hoặc “Q.”, quyền hạn à chức vụ của
người kí trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13pt đến 14pt, kiểu chữ đứng, đậm. Họ
tên của người kí văn bản và học hàm, học vi (nếu có) trình bày bằng chữ in thường,
cỡ chữ từ 13pt đến 14pt, kiểu chữ đứng, đậm.
Dấu của cơ quan, tổ chức
Đánh số trang văn bản ở chính giữa, trên đầu trang giấy, hoặc I góc phải cuối
trang giấy, bằng chữ số Á Rập.
Ví dụ: MÂU 1.5 - QUYẾT ĐỊNH (QUY ĐỊNH TRựC TIẾP)
TÊN CƠ QUAN (1) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:/20.(2)/QĐ-. (3).. ... (4).,ngàỵ tháng năm...(2)..
QUYẾT ĐỊNH
(V/v……………..)(5)
THẨM QUYỀN BAN HÀNH (6)
Căn cứ:(7);
Theo đề nghị của:,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: (8)
Điều 2:
Nơi nhận: QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÍ (9)
- (Chữ kí, dấu)
- Lưu: VT,. (10). A)XX(ll). Nguyễn Văn A
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định. (2) Năm ban
hành. (3) Chữ viết tắt tên cơ quan hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.
(4) Địa danh. (5) Trích yếu nội dung quyết định. (6) Nếu thẩm quyền ban hành quyết
định thuộc về người đứng đầu cơ quan (Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao) hoặc
chức danh nhà nước (Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ) thì ghi chức vụ của người
đứng đầu cơ quan hoặc chức danh nhà nước; nếu thẩm quyền ban hành quyết định
thuộc về Ủy ban nhân dân các cấp thì ghi ưỷ ban nhân dân (7) Các căn cứ trực tiếp
để ban hành quyết định (8) Nội dung của quyết định. (9) Quyền hạn, chức vụ của
người kí như Bộ trưởng, Viện trưởng, Chánh án hoặc chức danh nhà nước (Chủ tịch
nước, Thủ tướng (Chính phủ): đối với quyết định của Ưỷ ban nhân dân phải có chữ
viết tắt “TM” vào trước tên Ưỷ ban nhân dân; trường hợp cấp phó được giao kí thay
người đứng đầu cơ quan thì ghi chữ viết tắt “KT” vào trước chức vụ của người đứng
đầu, bên dưới ghi chức vụ của người ki (10) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc
chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần). (11) Kí hiệu người đánh máy, nhân
bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
(1) Thông tư Liên tịch hướng dẫn về thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản, số:
55/2005/TT-BNV-VPCP. Hà Nội, 5 - 2005.
5.3. Trình bày một số văn bản hành chính thông dụng
5.3.1. Viết đơn từ
Đơn từ là loại văn bản hành chính yêu cầu về việc riêng, được viết ra giấy (theo
mẫu hoặc không theo mẫu) để trình bày chính thức với tổ chức hoặc người có thẩm
quyền giải quyết yêu cầu, nguyện vọng đó.
Đơn theo mẫu, người viết chỉ cần điền các nội dung vào các phần chừa trống
trong mẫu.
Đơn cũng có thể không theo mẫu in sẵn. Dù theo mẫu in sẵn hoặc không, đơn
phải được trình bày trang trọng, ngắn gọn, rõ ràng, theo một số mục nhất định. Trong
đơn, bắt buộc phải có các nội dung: Đơn gửi cho ai (người nhận đơn là ai, phải ghi
rõ, đầy đủ họ và tên, chức vụ, dịa chỉ); Ai gửi đơn (phải ghi đầy đủ, rõ ràng họ và
tên, địa chỉ người gửi đơn); Gửi đơn để đề nguyện vọng gì (phải ghi rõ, cầy đủ trung
thực lí do gửi đơn, nguyện vọng).
Một số điều cần lưu ý khi trình bày đơn:
- Có loại đơn từ không theo mẫu in sẵn mà thường viết bằng tay.
- Tên đơn bao giờ cũng phải viết hoặc in chữ in hoa, cỡ lớn.
- Khi viết đơn, cần chú ý trình bày cân đối, rõ ràng: các phần quốc hiệu, tiêu
ngữ, tên đơn, kính gửi, nội dung đơn, mỗi phần cách nhau 2-3 dòng, không viết sát
lề giấy, không để phần trên hoặc phần dưới có khoảng trống quá lớn.
- Tên người (hoặc tên cơ quan, tổ chức) nhận đơn, tên người viết đơn, mục
đích, lí do và nguyện vọng là phần quan trọng nhất của đơn. Người viết đơn cần trình
bày sự việc một cách rõ ràng, chân thực, lí do và nguyện vọng nêu ra phải chính
đáng.
- Đơn theo mẫu hay không theo mẫu đều có chung một số mục ở phần mở đầu
và kết thúc đơn.
Các mục của một lá đơn:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
- Địa điểm, ngày tháng năm viết đơn.
- Tên đơn (đơn + trích yếu nội dung đơn): Đơn
- Địa chỉ gửi đơn (cá nhân, cơ quan nào, cần ghi cụ thể, rõ ràng, cầy đủ): Kính
gửi:...
- Họ, tên, địa chỉ của người viết đơn.
- Trình bày sự việc, lí do và nguyện vọng (đề nghị).
- Cam đoan và cảm ơn.
- Tên và chữ kí của người viết đơn (lưu ý: không dùng dấu khắc tên đóng vào
đơn thay cho chữ viết tay hoặc chữ đánh máy).
Tuỳ từng trường hợp, từng nội dung đơn cụ thể mà trong đơn và cuối đơn phải
có thêm phần ghi rõ lí do, phần xác nhận của người hoặc của tổ chức có liên quan.
Chẳng hạn, trong đơn xin nghĩ học phải ghi rõ: lí do xin nghỉ học, thời gian nghỉ (nếu
là học sinh trường nội trú, cần ghi rõ cả nơi nghỉ); cuối đơn phải có ý kiến và chữ kí
của gia đình. Nếu là đơn xin cấp lại thẻ thư viện, phải ghi rõ lí do xin cấp lại thẻ, cuối
đơn phải có xác nhận của giáo viên chủ nhiệm lớp. Hoặc nếu là đơn xin học nghề,
cuối đơn phải có xác nhận của nhà trường hoặc của địa phương nơi cư trú.
5.3.2. Viết bản đề nghị
Bản đề nghị (bản kiến nghị) có mục đích đề đạt nhu cầu, nguyện vọng của cá
nhân hay tập thể gửi đến cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền giải quyết đề nghị.
Một văn bản đề nghị cần có các mục sau:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ
- Địa điểm, ngày, tháng, năm viết bản đề nghị
- Tên văn bản: Bản (Đơn/ giấy) đề nghị/ kiến nghị
- Nơi nhận đề nghị: Kính gửi:...
- Người (tổ chức đề nghị, ghi rõ họ và tên, chức danh, địa chỉ):
Tôi (chúng tôi) là...
- Nêu sự việc, lí do và ý kiến đề nghị với nơi nhận (thẩm quyền giải quyết).
- Chữ kí, họ và tên người đề nghị.
(Nếu là bản đề nghị của cơ quan, tổ chức thì phần kí tên ở cuối văn bản cần ghi
rõ họ tên, chức vụ, thẩm quyền kí; cuối văn bản góc trái cần ghi nơi nhận và lưu văn
thư.)
5.3.3. Viết báo cáo
Báo cáo thường là bản tổng hợp trình bày về tình Hình, sự việc, hoạt động và
các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể. VD: Bảo cáo sơ kết học kì I,
Báo cáo tổng kết năm Bản báo cáo cần trình bày trang trọng, rõ ràng theo một số
mục quy định sẵn. Các vấn đề như báo cáo của ai, báo cáo với ai, báo cáo về việc gì,
kết quả như thế nào là những nội dung quan trọng, không thể thiếu trong một bản
báo cáo.
Một bản bảo cáo cần có các mục chính như sau:
- Địa điểm, ngày, tháng, năm viết báo cáo.
- Tên văn bản: Báo cáo về...
- Nơi nhận báo cáo: Kính gửi:
- Người (tổ chức) báo cáo
- Nêu lí do báo cáo
- Trình bày sự việc, hoạt động và các kết quả đã làm được
- Chữ kí, họ và tên người báo cáo.
(Khi viết báo cáo, phải liệt kê các kết quả đạt được bằng những sô liệu chi tiết,
cụ thể, chính xác, tránh báo cáo chung chung, không dược báo cáo thiếu trung thực.
Đồng thời phải báo cáo sát với nội dung, tránh lan man, dài dòng).
5.3.4. Viết biên bản
Biên bản là kiểu văn bản hành chính ghi lại những điều xảy ra của một sự việc
để làm bằng chứng về sau. Vd: Biên bản nghị, Biên bản đại hội, Biên bản hỏi cung...
Biên bản phải ghi đầy đủ, rõ ràng, trung thực và chính xác về sự việc đã xảy ra.
Các mục của một biền bản bao gồm
- Tên biên bản (Biên bản + trích yếu nội dung sự việc): Biên bản...
- Phần chung:
+ Thời gian (ghi cụ thể, chi tiết giờ, phút, ngày, tháng năm), lịa điểm (ghi Cụ
thể địa chỉ xảy ra, tiến hành sự việc), thành phần:ham dự (có mặt, vắng mặt, ghi rõ
họ tên, lí do), chủ trì, thư kí (ghi rõ, đầy đủ họ tên).
+ Nội dung: ghi lại đầy đủ, đúng tiến trình sự việc, hoạt động.
+ Lời cuối văn bản: Biên bản đã được thông qua trước toàn:hểcác thành viên
tham dự.
+ Thời gian kết thúc.
+ Chủ toạ và thư kí kí tên, ghi rõ họ tên (chủ toạ kí tên và ghi rõ họ tên ở góc
cuối phía phải, thư kí góc cuối phía trái).
Nếu là biên bản về một vụ việc, thì phần nội dung cần ghi lại lầy đủ, chính xác
mọi sự việc, thời gian xảy sự việc, người chứng kiến,... Và tất cả các thành viên đều
phải kí vào biên bản.
5.3.5. Lập chương trình, kế hoạch hoạt động
Chương trình hoạt động là loại văn bản lập kế hoạch cho một hoạt động cụ thể.
Ngoài các mục có tính thể thức, một bản chương trình hoạt động cần có các mục
chính như sau:
- Tên chương trình hoạt động (chương trình hoạt động + trích yếu nội dung
hoạt động). Vd: Chương trình hoạt động tổ chức tuần hành tuyên truyền về an toàn
giao thông.
- Mục đích hoạt động. Vd: Tuyên truyền vận động mọi người chấp hành trật tự,
an toàn giao thông,...
- Phân công chuẩn bị: người thực hiện và những nội dung công việc phải chuẩn
bị để tiến hành hoạt động.
- Chương trình cụ thể: thời gian, địa điểm, nội dung hoạt động.
5.3.6. Viết thư giao tiếp hành chính
Thư từ là loại văn bản giao tiếp cá nhân, dùng để trao đổi những vấn đề thường
nhật giữa những người có quan hệ gần gũi, thân quen. Thực tế hiện nay, thư từ không
chỉ dừng lại ở giới hạn phạm vi giao tiếp cá nhân về tình cảm hoặc những vấn đề của
cuộc sống thường nhật. Do vậy, hiện nay thuật ngữ “thư từ” còn được dùng để chỉ cả
những văn bản giao tiếp giữa cá nhân với cơ quan tổ chức, hoặc giữa các cơ quan tổ
chức với nhau về một vấn đề hành chính như: thư chuyển tiền, thư giới thiệu, thư
chúc mừng...
- Các nội dung cần có của một lá thư:
+ Dòng đầu thư (ghi rõ nơi viết, ngày tháng năm viết thư).
+ Lời xưng hô (sau lời xưng hô có thể ghi dấu phẩy, dấu chấm than hoặc không
ghi dấu).
+ Nội dung thư (thăm hỏi, bày tỏ tình thân ái, hoặc giới thiệu; lời chúc, lời hứa
hẹn).
+ Cuối thư (lời chào và kí tên).
Nếu là thư giao tiếp hành chính phải theo thể thức của văn bản hành chính
(thay lời chào bằng Kính cuối thư phải kí tên, ghi rõ chức vụ của thẩm quyền kí và
đóng dấu).
Bài tập 1. Đọc và phản tích văn bản dưới dãy về các mặt kiểu và thể loại văn
bản, đặc trưng phong cách, đặc điểm ngôn ngữ. Sau đó điền vào các chỗ trống một
nội dung giả định.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỂ LỆ DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
I. Quy định về nội dung công trình dự thi
1. Đặt vấn đề: Đối tượng nghiên cứu, những giải pháp khoa học đã được giải
quyết ở trong và ngoài nước, những vấn đề tồn tại cần được nghiên cứu.
2. Giải quyết vấn đề: Mục tiêu của công trình, phương pháp nghiên cứu, nội
dung nghiên cứu và các kết quả đã đạt được (ý nghĩa khoa học, hiệu quả kinh tế - xã
hội, khôi lượng và phạm vi áp dụng).
3. Kết luận
4. Tài liệu tham khảo và phụ lục (nếu có)
5. Công trình nếu viết bằng tiếng nước ngoài hoặc bằng tiếng dân tộc thì nhất
thiết phải có hai bản dịch ra tiếng Việt.
II. Quy định về hình thức trình bày
1. Công trình dự thi phải được đánh máy một mặt trên khổ giấy A4 210mm X
297mm). Số thứ tự của trang ở chính giữa trang, phía trên.
Các công trình thuộc nhóm ngành Khoa học xã hội và Nhân văn không íài quá
50 trang, các công trình thuộc các nhóm ngành còn lại không dài quá 30 trang.
2. Các phần, mục, tiểu mục phải được phân rõ và đánh số thứ tự. Các:òng thức
cần viết rõ ràng và nên dùng các kí hiệu thông dụng.
3. Các hình vẽ, bảng, biểu, ảnh, sơ đồ minh hoạ cần đánh số thứ tự kèm chú
thích.
4. Tên các tác giả nước ngoài nêu trong công trình phải đúng tiếng nước đó.
5. Không gạch dưới các câu trong công trình. Không viết lời cảm ơn và ihông
được kí tên.
6. Một số quy định cụ thể:
- Trang bìa: Đóng bìa và ghi các thông tin sau:
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨƯ KHOA HỌC”
NĂM…
Tên công trình:
Thuộc nhóm ngành: Ghi đúng 1 trong 12 nhóm ngành quy định (TN1; TN2;
KT1; KT2; XH1a; XH2b; GD; NLN; YD; UT-MT).
(Ghi chú: Không ghi tên trường, tên người thực hiện, người hướng dẫn ở trang
bìa)
- Trang thứ nhất: Tóm tắt công trình.
- Từ trang thứ hai trở đi: Trình bày theo quy định về nội dung ở mục I. Mỗi
công trình đính kèm theo 3 trang (để rời, không đóng vào công trình) ghi đầy đủ các
thông tin theo mẫu dưới đây:
Trang 1
Trường (Học viện)
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NĂM…
Tên công trình:
Thuộc nhóm ngành khoa học: Họ và tên sinh viên:
Nam, Nữ:
Dân tộc:
Lớp:
Năm thứ:/Số năm đào tạo
Khoa:
Người hướng dẫn:
(Ghi chú: trang này để rời không đóng gộp vào công trình)
Nếu công trình do hai sinh viên trở lên thực hiện, cần phải ghi rõ tên sinh viên
chịu trách nhiệm chính (ghi đầu tiên).
Trang 2
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG (HỌC VIỆN)
(Ghi theo các tiêu chuẩn chấm điểm công trình)
Điểm số:
Xếp loại: (Nhất, Nhì...)
Chủ tịch Hội đồng Khoa học
(Kí tên)
(Ghi chú: Trang này để rời, không đóng gộp vào công trình)
Trang 3
Sinh viên cam đoan công trình là do mình thực hiện theo mẫu sau:
TRƯỜNG (HỌC VIỆN)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…, ngày… tháng… năm
Kính gửi: Ban Chỉ đạo xét Giải thưởng
Sinh viên nghiên cứu khoa học Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tên chúng tôi là:
Sinh ngày tháng... năm
Sinh viên năm thứ:
Tổng số năm đào tạo:
Lớp:
Ngành:
Khoa:
Địa chỉ nhà riêng:
Số điện thoại (cố định, di động):
Địa chỉ E-mail:
(Ghi rõ tên sinh viên chịu trách nhiệm chính nếu công trình do hai sinh viên trở
lên thực hiện)
Tôi (chúng tôi) làm đơn này kính đề nghị Ban Chỉ đạo cho tôi (chúng tôi) được
gửi công trình nghiên cứu khoa học để tham dự giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu
khoa học”, giải thưởng Sáng tạo kĩ thuật Việt Nam - VIFOOTEC (nếu dự thi) năm…
Tôi (chúng tôi) xin cam đoan đây là công trình do tôi (chúng tôi) thực hiện dưới
sự hướng dẫn của… và không phải là luận văn (đồ án) tốt nghiệp.
Nếu sai, tôi (chúng tôi) xin chịu trách nhiệm trước Nhà trường và Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
Xác nhận của Trường (Học viện)
(Kí tên và đóng dấu)
Người làm đơn
(Kí và ghi rõ họ tên)
Ghi chú: Trường hợp sinh viên đã ra trường thì cán bộ hướng dẫn sinh viên thực
hiện đề tài có thể kí thay.
Bài tập 2. Hãy nhận xét đặc điểm kết cấu, ngôn ngữ của các văn bản hành
chính dưới đây. Sau đó thử điền vào những chỗ trống một nội dung giả định.
a) Biên bản
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM TP. HCM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do -Hạnh phúc
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày... tháng... năm...
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ KÊT QỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA
SINH VIÊN
1. Tên đề tài:
2. Họ và tên sinh viên:
4. Ngày họp:
5. Địa điểm:
6. Thành viên hội đồng:
Tổng số:
có mặt:
vắng mặt:
7. Khách mời:
8. Tổng số điểm:
Điểm trung bình ban đầu:
9. Tổng số đầu điểm:
Trong đó hợp lệ:
Không hợp lệ:
Tổng số điểm hợp lệ:
Điểm trung bình cuỗì cùng:
10. Kết luận và kiến nghị của hội đồng:
Ghi chú:
- Điểm của thành viên hội đồng chênh lệch > 2 điểm so với điểm trung bình
ban đầu coi là điểm không hợp lệ và không được tính vào tổng số điểm hợp lệ.
- Công trình NCKH của sinh viên là dân tộc ít người thuộc diện ưu tiên tuyển
sinh đại học được cộng thêm 0.25 điểm vào điểm trung bình cuối cùng.
- Công trình NCKH của sinh viên đang học năm thứ nhất, thứ hai (hệ đào tạo 4
năm) và công trình của sinh viên dang học năm thứ nhất, thứ hai, thứ ba (hệ đàọ tạc
5 năm trở lên) đều được cộng thêm 0.25 vào điểm trung bình cuối cùng.
Điều kiện để một công trình được xem xét xếp giải nhất, nhì, ba và khuyên
khích phải có điểm đánh giá trung bình tối thiểu lần lượt là 9.00; 8.50; 7.50; 6.50
Xác nhận của đơn vị
(Kí, ghi rõ họ tên)
Chủ tịch Hội đồng
(Kí, ghi rõ họ tên)
Thư kí
(Kí, ghi rõ họ tên)

(1) Văn bản được sao y từ văn bản hướng dẫn của Phòng Khoa học Công nghệ,
Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2007.
b) Phiếu đánh giá
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM TPHCM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng.... năm...
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NCKH CỦA SINH VIÊN
1. Họ và tên thành viên hội đồng:
2. Đơn vị, số điện thoại:
3. Tên đề tài:
4. Tên sinh viên thực hiện:
5. Ngày họp:
Địa điểm:
6. Điểm đánh giá (đánh giá nhận xét chi tiết từng phần):
STT Nội dung đánh giả Điểm tối đa Đánh giá
1. Phương pháp nghiên cứu (vận dụng hợp lí các 7 điểm, từng
phương pháp nghiên cứu, phương pháp tiếp phần chấm
cận,...). đến 0.25
2. Nội dung khoa học của công trình (mức độ đáp điểm
ứng mục tiêu đề tài, đóng góp mới về mặt khoa
học của đề tài,...).
3. Công trình có ý nghĩa (thực tiễn, kinh tế, xã hội, 3 điểm
giáo dục, khoa học,...).
4. Cách trình bày công trình (bố cục, diễn đạt, sơ
đồ, hình vẽ, hình thức,...).
Cộng 10 điểm
Ý kiến và đề nghị khác:
Người nhận xét
(Kí và ghi rõ họ tên)
ĐÁNH GIÁ KÊT QUẢ THựC HIỆN ĐÊ TÀI NCKH CỦA SINH VIÊN
(đánh giá từng phần)

STT Nội dung đánh giá Kết quả thực hiện Điểm số
nội dung của đề tài Từng Tổng
phần cộng
1 Phương pháp nghiên cứu (2 đ)
- Vận dụng hợp lí các phương pháp
nghiên cứu. Sử dụng phương pháp
nghiên cứu cụ thể nào?
- Phương pháp tiếp cận
2 Nội dung khoa học của công trình (5 đ)
- Mức độ đáp ứng mục tiêu đề tài
- Đóng góp mới về mặt khoa học của
đề tài
- Sản phẩm đề tài
3 Ý nghĩa của công trình (2 đ)
- Thưc tiễn
- Kinh tế
- Xã hội
- Giáo dục
- Khoa học
4 Cách trình bày công trình (1 đ)
- Bố cục
- Diễn đạt (viết, cách báo cáo)
- Sơ đồ
- Hình vẽ
- Hình thức
Tổng số điểm
Bài tập 3. Anh/chị hãy chọn vai giao tiếp và tình huống thích hợp, soạn thảo
mỗi thể loại sau ít nhất một văn bản:
- Đơn (xin bảo lưu kết quả học tập, xin phúc khảo kết quả bài thi, xin hợp đồng
thử việc, xin chuyển công tác, xin vay vốn ngân hàng,...):
- Bản đề nghị (sửa chữa lại phòng học; cung cấp trang thiết bị, đồ dùng học
tập; tổ chức giao lưu, học tập; sửa chữa đường đi ở khu phố,...);
- Biên bản hội họp (chi doàn, lớp, tổ dân phố, cơ quan, hội nghị công nhân viên
chức; dại hội doàn, đảng,...);
- Biên bản về một vụ việc (mất cắp, hoả hoạn,...);
- Chương trình (tuyên truyền an toàn giao thông, hội diễn văn nghệ, gây quỹ
từ thiện,...);
- Kế hoạch công tác (năm, quý, tháng);
- Báo cáo kết quả công tác của cá nhân, tập thể (năm, quý, tháng);
- Thư giao tiếp hành chính (chúc mừng, giới thiệu,...).

PHỤ LỤC (1)


1. DANH SÁCH TỪ CÔNG CỤ (2)
1) Các phụ lục 1, 2, 3 do Phạm Hải Lê, sv khoa Ngữ văn khoá 30, Đại học Sư
phạm TP. HỒ CHÍ Minh lập.
2) Danh sách này được xây dựng trên cơ sở Từ điển tiếng Việt hiện Hoàng Phê
(Chủ biên), Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội, 2002. Chúng tôi ưu tiên đưa vào danh sách
những từ ngữ thường dùng trong văn viết. (Chữ viết tắt: cd. ca dao; cn. cũng nói;
cv. cũng viết; d. danh từ; đg. động từ; id. ít dùng; q. quan hệ từ; kng. khẩu ngữ; p.
phụ từ; ph. phương ngữ; t. tính từ; thgt. thông tục; tng. tục ngữ; tr. trự từ; vch. văn
chương; X. xem).
bằng1 q. 1 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là vật liệu cấu tạo của sự vật vừa được
nói đến. Lốp xe bằng cao su. 2 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là phương tiện, phương
pháp của hoạt động được nói đến. Bằng mọi cách phải làm xong.
bằng2 q. Từ biểu thị điều sắp nêu ra là yêu cầu mà hành động vừa được nói đến
nhất thiết phải đạt tới. Đọc bằng xong. Kiên quyết thực hiện bằng được.
bất cứ p. Từ biểu thị ý không có điều kiện nào kèm theo cả, không loại trừ
trường hợp cụ thể nào cả. Phải hoàn thành công việc bằng bất cứ giá nào.
bất luận p. Như vô luận. Bất luận là ai cũng phải tuân theo pháp luật.
bởi 1 (thường dùng trước một cấu trúc chủ - vị). Từ biểu thị điều sắp nêu ra là
lí do hoặc nguyên nhân của việc dược nói đến; vì. Bởi anh chăm việc canh nông/ Cho
nên mới có bồ trong bịch ngoài (cd.). 2 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là người hoặc vật
gây ra trạng thái đã nói đến. Bị trói buộc bởi tập quấn cũ. Trăng lu bởi áng mây...
(cd.).
bởi vì (dùng trước cấu trúc chủ - vị). Từ biểu thị điều sắp nêu ra là lí do hoặc
nguyên nhân giải thích việc dược nói đến. Vấn đề phải gác lạibởi vì ý kiến khác nhau
nhiều.
cả... cả... (dùng xen kẽ với hai d.). Không có sự loại trừ nào hết, gồm đủ các
(thường là hai) yếu tố, thành phần trong trường hợp chỉ có bấy nhiêu yếu tố, thành
phần. Mưa cả ngày cả đêm (suốt ngày dêm). cả anh cả tôi (cả hai người chúng ta)
đều đi.
các p. (dùng phụ trước danh từ). Từ dùng để chỉ số lượng nhiều được xác dịnh,
gồm tất cả sự vật muốn nói đến. Các nước trong khối ASEAN. Các bạn học sinh lớp
mình.
chẳng hạn Tổ hợp biểu thị ý nhấn mạnh về cái dược dẫn chứng, dược nêu ra
làm thí dụ. Có
nhiều ưu điểm, chẳng hạn như cần cù,giản dị.
chí l q.(thường dùng đi dôi với từ). Từ biểu thị điều sắp nêu ra là điểm cuối
cùng, phải đến tận đó mới hết, của phạm vi đang đề cập; cho đến. Từ già chí trẻ. Từ
đầu chí cuối.
ll p. (dùng phụ trước t., kết hợp hạn chế). Từ biểu thị mức dộ cao nhất, không
còn có thể hơn; hết sức. Nói chí phải. Người bạn chí thân.
cho l q.1 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là đối tượng nhằm đến hoặc đối tượng
phục vụ của hoạt động, của cải vừa được nói đến. Sách cho thiếu nhi. 2 Từ biểu thị
điều sắp nêu ra là đối tượng chịu tác động, chịu ảnh hưởng của tính chất, trạng thái
vừa được nói đến. Bổ ích cho người. 3 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là yêu cầu, mục
đích, mức độ nhằm đạt tới của việc vừa được nói đến. Chờ cho mọi người đến đủ. 4
Từ biểu thị điều sắp nêu ra là kết quả tự nhiên của việc vừa được nói đến. Không biết,
cho nên đã làm 5 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là hệ quả mà điều vừa nói đến có thể
mang lại cho chủ thể. Có khó khăn gì cho cam. (...)
cho nên q.Từ đứng trước đoạn câu nêu kết quả của nguyên nhân đã nói đến.
Bị bất ngờ, cho nên không kịp chuẩn bị. Mưa quá, cho nên không đi được.
chung quy p. (dùng làm phần phụ trong câu). Từ biểu thị ý quy cho đến cùng,
về thực chất của sự việc. Nhiều câu hỏi, nhưng chung quy chỉ có một vấn đề.
còn l p. 1 Biểu thị sự tiếp tục, tiếp diễn của hành động, trạng thái cho đến một
lúc nào đó. Khuya rồi mà vẫn còn thức. 2 Biểu thị ý khẳng định về hành động, tính
chất nào đó, cả trong trường hợp dược nêu thêm ra để đối chiếu, so sánh. Thà như
thế còn hơn.
ll q.Từ biểu thị điều sắp nêu ra là một trường hợp khác hoặc trái lại, dối chiếu
với điều vừa nói đến. Nó ờ nhà, còn anh?Nắng thì đi, còn mưa thì nghỉ.
của q.Từ biểu thị quan hệ sở thuộc. 1 Biểu thị điều sắp nêu ra là người hay sự
vật có quyền sở hữu, quyển chi phối dối với cái vừa dược nói đến. Sách của thư viện.
2 Biểu thị điều sắp nêu ra là chỉnh thể, mà bộ phận là cái vừa được nói đến. Nắp của
cái hộp. 3 Biểu thị điều sắp nêu ra là người hay sự vật có thuộc tính hoặc hoạt động
vừa dược nói đến. Sự phát xã hội. 4 Biểu thị điều sắp nêu ra là người hay sự vật có
quan hệ nguồn gốc, thân thuộc, tác động qua lại, v.v. với người hay sự vật vừa dược
nói đến. Tác phẩm của nhà văn trẻ.
cùng l q.Từ biểu thị quan hệ liên hợp. 1 Biểu thị người hay sự vật sắp nêu ra có
mối quan hệ đồng nhất về hoạt động, tính chất hoặc chức năng với người hay sự vật
vừa được nói đến. Nó đến cùng với bạn.. 2 Biểu thị người sắp nêu ra là đối tượng mà
chủ thể của hoạt động vừa nói nhằm tới, coi là có quan hệ tác động qua lại mật thiết
với mình. Biết nói cùng ai
cũng p. Từ biểu thị ý khẳng định vể một sự giống nhau của hiện tượng, trạng
thái, hoạt động, tính chất. 1 Không khác, so với trường hợp nêu ra hoặc so với những
trường hợp thông thường, hay là với trước kia. Nó cũng nghĩ như anh. 2 Như mọi
trường hợp thông thường, mặc dầu hoàn cảnh, điều kiện trong trường hợp nêu ra là
khác thường (dùng để làm cho lời nói thêm khẳng định). Kiến tha lâu cũng đầy tổ
(tng.). 3 Như những trường hợp tương tự theo nhận định của quan của người nói
(dùng để làm cho lời nói bớt vẻ khẳng định). Bức tranh này cũng đẹp. 4 Đồng thời
diễn ra trong cùng một hoàn cảnh. Được tin ấy, tôi mừng, nhưng cũng lo.
cứ l p. Từ biểu thị ý khẳng dịnh về hoạt động, trạng thái nhất định như thế, bất
chấp mọi điều kiện. Dù có phải hi sinh cũng cứ làm. Đừng sợ, cứ nói Tôi cứ tưởng là
đã hết.
do q.TỪ biểu thị quan hệ nguyên nhân, nguồn gốc và kết quả, hậu quả. 1 Biểu
thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân của sự việc nói đến. Thất bại do chủ quan. 2 Biểu
thị điều sắp nêu ra là chủ thể hoạt động tạo ra hoặc tác động quyết định đến cái vừa
nói đến. Máy do xí nghiệp chế tạo. Việc này do anh quyết định.
dù q.(dùng phối hợp với vẫn, cũng). Từ dùng để nêu điều kiện không thuận,
bất thường nhằm khẳng định nhấn mạnh rằng điều nói đến vẫn xảy ra, vẫn dúng
ngay cả trong trường hợp đó. Dù mưa to, vẫn đi. Dù ít dù nhiều cũng đều quý.
dù cho q. Dù có đến như thế chăng nữa. Nói ra sự thật, dù cho có bị hiểu lầm.
dưới q.1 (dùng sau xuống). Từ biểu thị điều sắp nêu ra là đích nhằm tới của
một hoạt động theo hướng từ cao đến thấp; trái với trên. Lặn xuống dưới nước. 2 Từ
biểu thị điều sắp nêu ra là phạm vi tác động, bao trùm, chi phối của hoạt động hay
sự việc được nói đến. Đi dưới mưa.
đã l p. 1 (thường dùng trước đg.,t.). Từ biểu thị sự việc, hiện tượng nói đến xảy
ra trước hiện tại hoặc trước một thời điểm nào đó dược xem là mốc, trong quá khứ
hoặc tương lai. Đã nói là làm. 2 (dùng ở cuối vế câu, thường trong câu cầu khiến).
Từ biểu thị việc vừa nói đến cẩn dược hoàn thành trước khi làm việc nào khác. Vội gì.
Chờ cho tạnh mưa đã.
đã đành Tổ hợp biểu thị một điều được coi là dĩ nhiên, nhằm bổ sung một điều
khác quan trọng hơn. Đã đành là tin nhau, nhưng vẫn phải kí nhận.
đã... lại... Không những..., mà còn... Đã học giỏi, lại ngoan.
đâu l p. Biểu thị ý phủ định về điều mà người nói muốn khẳng định dứt khoát
là không có, không xảy ra, không như người đối thoại đã hoặc có thể nghĩ. Nó có đến
đâu.
đâu... đấy 1 Biểu thị cái hoặc điều nói đến có sự tương ứng hoàn toàn với bản
thân nó. Dụng cụ sắp xếp đâu vào đấy (cái nào dũng chỗ cái ấy). Tiền nong tính toán
đâu ra đấy (khoản nào đúng khoản ấy). 2 Biểu thị cái hoặc điều nói đến sau tương
ứng hoàn toàn với điều nói đến trước. Bạ đâu ngồi đấy. Đánh đâu thắng đấy.
để q.1 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là mục dích hoặc chức năng, công dụng của
sự việc hoặc sự vật vừa nói đến. Nhà để ở. Có đủ điều kiện để làm 2 (thường dùng
kết hợp với cho, trước một cấu trúc chủ ngữ - vị ngữ). Từ biểu thị điều sắp nêu ra là
kết quả tự nhiên và không hay của việc vừa nói đến. Hứa trước làm gì để cho nó
mong.
đến l q.1 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là hướng hoặc đối tượng cụ thể của hoạt
động, tác động dược nói đến. vấn đề đã được bàn đến. 2 Từ biểu thị điều sắp nêu ra
là giới hạn, mức độ của sự việc vừa nói đến. Nói đến thế mà nó vẫn không nghe.
đến nỗi 1 Đến mức dẫn đến một điều nào đó không bình thường (nêu ra để
nhấn mạnh mức dộ cao). Vội đến nỗi không kịp ăn sáng. 2 (thường dùng có kèm ý
phủ định), ở vào tình trạng không hay nào đó đến mức dáng lấy làm tiếc, buồn. Chăm
chỉ thì đâu đến
đều p. 1 Từ biểu thị tính dồng nhất về hoạt động, trạng thái hoặc tính chất của
nhiều đối tượng khác nhau; thảy như nhau, cùng giống như nhau. người đều cười. 2
Từ biểu thị tính đồng nhất về hoạt động, trạng thái hoặc tính chất của cùng một dối
tượng, trong những hoàn cảnh khác nhau; lần nào cũng như lần nào. Tôi đến hai lần,
anh đều đi vắng.
đối với q.1 Tổ hợp biểu thị người hoặc vật, việc sắp nêu ra là đối tượng hoặc
phạm vi của điều được nói đến. Lễ độ đôi với người già. 2 Tổ hợp biểu thị người sắp
nêu ra là đối tượng có quan hệ trực tiếp với điều được nói đến. Đối với nó, việc ấy
quan trọng.
đồng thời p. (hai việc xảy ra hoặc hai tính chất tồn tại) cùng trong một thời
gian. Thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ.
giả dụ q. (dùng đầu cầu, thường di với thì). Từ dùng để nêu một giả thuyết,
xem diễu nào đó là có thật để xem cái gì có thể xảy ra, nhằm rút ra kết luận, nhận
định, đánh giá về điều dang dược nói đến. Giả dụ tôi có quyền, tôi không cho phép
nó làm việc đó.
giả sử q. (dùng ô dầu câu). Từ dùng để nêu một giả thiết, thường là trái với
thực tế, làm căn cứ suy luận, chứng minh. Giả sử có người hỏi, anh sẽ trả lời ra sao?
giá q. Từ dùng để nêu một điều kiện thuận lợi giả thiết. Giá đi ngay thì còn kịp.
giá như q. (dùng ở đầu câu, thường phối hợp với thì). Từ dùng để nêu một giả
thiết trái với thực tế, cho thấy với giả thiết đó thì sự việc xảy ra dã hoặc sẽ khác đi
(nhằm chứng minh rằng sở dĩ có điều nói đến chỉ là do những điều kiện thực tế nhất
định). Giá như không bận thì tôi đi (sở dĩ không đi là vì bận). Giá như người khác thì
sinh chuyện rồi
giữa l q.1 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là khoảng không gian, thời gian xác dịnh
trong đó sự việc được nói đến diễn ra. Sống giữa những người thân. 2 Từ biểu thị
điều sắp nêu ra là những đối tượng làm thành phạm vi của sự việc (thường là lựa
chọn) được nói đến. Giữa hai, chọn một. 3 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là những đối
tượng có quan hệ qua lại với nhau như vừa hoặc sẽ nói đến. Cân đối giữa sản xuất
và tiêu dùng.
hãy p. 1 (thường kết hợp với còn; dùng phụ trước t. đg. trạng thái). Từ biểu thị
sự tiếp diễn của trạng thái, chưa có sự biến đổi, chưa chuyển sang trạng thái khác.
Quả hãy còn xanh. 2 (dùng phụ trước đg.). Từ biểu thị tính chất tạm thời của một
việc làm trong khi chưa có gì khác, chưa có gì thay đổi. Hãy biết thế đã. 3 (dùng phụ
trước đg. t.). Từ biểu thị ý yêu cầu có tính chất mệnh lệnh hoặc thuyết phục, động
viên nên làm việc gì đó, nên có thái dộ nào đó. Hãy nhớ lấy điều đó. Đến mai hãy
hay.
hầu như p. (dùng trước một cấu trúc phủ dinh). Gần như là, thực tế là, chẳng
khác gì bao nhiêu. Cả đêm hầu như không chợp mắt. Vốn là hầu như chưa có gì.
hễ q.(thường đi dôi với thì,là). Từ biểu thị vế điều kiện trong quan hệ giữa điều
kiện và hệ quả, cứ mỗi khi có sự việc, hiện tượng này (thì tất yếu có sự vật, hiện
tượng kia). Hễ đã nói là làm ngay.
hoá Yếu tố ghép sau để cấu tạo động từ, có nghĩa “trở thành hoặc làm cho trở
thành, trở nên hoặc làm cho trở nên có một tính chất nào đó”. hoá. Oxy hoá. Đại học
hoá.
hoặc q. Từ biểu thị quan hệ giữa nhiều (thường là hai) khả năng khác nhau,
không khả năng này thì khả năng kia, ít nhất có một khả năng được thực hiện. Hoặc
anh hoặc tôi, một người, phải ở lại. Tài liệu tiếng Nga, tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
hoặc giả q. Từ biểu thị điều sắp nêu ra là một giả thiết. 1 Giả thiết về một khả
năng mà người nói cho là có thể có, nhưng không muốn khẳng định lắm; hay là. này
phải ba bốn ngày, hoặc giả một tuần lễ mới xong. 2 Giả thiết mà dù là có thật thì
điều dã nói trước đó vẫn căn bản không sai. 3 Giả thiết dược đặt ra để thấy hệ quả
của nó và qua đó có thể rút ra kết luận vể điều vừa nói đến trước; nếu quả, nếu như.
Không chuẩn bị trước, hoặc giả cần đến thì làm thế nào ?
hơn nữa Tổ hợp biểu thị điều sắp nói là thêm một điều quan trọng bổ sung cho
điều vừa nói đến. Anh ta bận, hơn nữa lại đang ốm.
kể cả l Tính gộp vào. Kể cả anh nữa là năm người. 2 Không ngoại trừ, cái, điều
sắp nêu ra không phải là ngoại lệ. Thếnào tôi cũng đến, k cả khi trời mưa.
không những q. (dùng sóng đôi với mà còn, mà cả, còn). Tổ hợp biểu thị điều
sắp nêu ra chỉ mới là một phần, một mặt của sự việc, để nhằm nhấn mạnh về cái
phần khác, mặt khác sẽ nêu tiếp liền sau đó; không phải chỉ... (mà còn...). Không
những phải lao động, mà còn phải lao động với năng suất cao.
không thể p. 1 (dùng trước dg.). Không có khả năng hoặc điều kiện làm việc
gì. Anh ta ốm không thể đến được. 2 (dùng làm phần phụ trong câu). Tổ hợp biểu thị
ý phủ định về khả năng khách quan xảy ra sự việc nào đó. Việc ấy không thể có được.
luôn tiện p. Như tiện thể.
mà l q.(dùng trước đg., t. hoặc cấu trúc chủ ngữ - vị ngữ). 1 Từ biểu thị điều
sắp nêu ra là không phù hợp với điều vừa nói đến, có gì trái với lẽ thường. Nói mà
không làm. 2 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là mặt khác, đối chiếu bổ sung cho điều vừa
nói đến. Tốt mà 3 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là mục đích của việc vừa nói đến. Căng
óc ra mà suy nghĩ. 4 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là kết quả, hậu quả của điều vừa
dược nói đến. Nhờ có sự giúp đỡ mà chóng xong. 5 (thường dùng phối hợp với thì ở
vế sau của câu). Từ biểu thị điều sắp nêu ra là giả thiết, nêu lên để từ đó rút ra một
kết luận, một nhận định. TÔI mà ở địa anh, tôi không để 6 Từ biểu thị điều sắp nêu
ra là nội dung thuyết minh cho ý vừa nói đến. Khó mà biết được sao. 7 (dùng sau d.,
và trước một cấu trúc chủ ngữ - vị ngữ). Từ biểu thị điều sắp nêu ra thuyết minh dối
tượng, sự vật, sự việc vừa nói đến. Người mà anh giới thiệu.
mặc dầu cv mặc dù q. Từ biểu thị quan hệ trái ngược giữa điều kiện và sự việc,
để nhấn mạnh sự việc dù sao vẫn xảy ra. Mặc dầu trời mưa, vẫn đi.
mặc nhiên p. Một cách không nói rõ ra bằng lời, mà hiểu ngầm với nhau như
vậy. Không chối, tức là mặc nhiên nhận.
mặt khác (dùng ở dầu vế câu). Tố hợp biểu thị điều sắp nêu ra có ý nghĩa bổ
sung về mặt nào đó cho điều vừa được nói đến ở trên. Chú ý chất lượng, mặt khác
phải đảm bảo số lượng.
mỗi l d. (dùng phụ trước danh từ). Từ chỉ một phần tử bất kì của một tập hợp
những cái cùng loại, dược xét riêng lẻ, nhưng nhằm để qua đó nói chung cho mọi
phẩn từ của tập hợp. Mỗi giờ đi 5 kilomet. Mỗi năm một lần, năm nào cũng vậy.
mỗi... mỗi... (id). Như mỗi...một... (ng. 1).Mỗi năm mỗi khác.
mỗi… một… như mỗi(ng. 1; nhưng nghĩa mạnh hơn). Mỗi một lúc một khác.
mỗi... một... 1 (dùng với một d. thời gian sau và một t. hay đg. sau một). Tổ
hợp biểu thị quá trình tăng tiến đều đều và liên tục, theo thời gian, của một tính chất,
trạng thái. lúc một nhanh. Mỗi tuổi một già. 2 (dùng với một d. sau mỗi và một d.
khác sau một). Tố hợp biểu thị tính chất đa dạng vể một mặt nào đó của các phẩn tử
trong một tập hợp, không phần tử nào giống phần tử nào. Mỗi ngày một chuyện.
một mặt..., một mặt... Biểu thị sự đồng thời của hai sự việc có ý nghĩa bổ sung
cho nhau, thường nhằm cùng một mục đích. Một mặt phát triển sản xuất, một mặt
cải thiện đời sống.
...một nơi,...một nẻo Không ở cùng một chỗ với nhau một cách trái lẽ thường.
Cảnh chồng một nơi, vợ một nẻo.
nên q. Từ biểu thị điều sắp nêu ra là kết quả trực tiếp của điều vừa nói đến. Vì
bận nên không đến. Không ai bảo nên không biết. Cách sông nên phải luỵ đò (tng.).
nêu q.(dùng ở đầu một vế câu trong câu 2 vế). 1 (có thể dùng phối hợp với thì
hay là ở vế sau của câu). Từ dùng để nêu một giả thiết hoặc một điều kiện nhằm nói
rõ cái gì sẽ xảy ra hoặc có thể xảy ra. Nếu xong sớm, thì được thưởng. 2 Từ dùng
phối hợp với thì ở vế sau của câu để biểu thị quan hệ tương ứng giữa hai sự việc có
thật, có việc này thì mặt khác cũng có việc kia. Nếu việc này dở thì việc kia cũng
chẳng hay gì. 3 Từ dùng phối hợp với thì là, thì tức là ở vế sau của câu để biểu thị
quan hệ giải thích, một khi có việc này thì có nghĩa là có việc kia. Nếu mai tôi không
đến, thì tôi bận.
nếu mà (dùng phối hợp với thì ở vế sau của câu, và thường ở dạng tách ra, có
xen chủ ngữ ở giữa). Tổ hợp dùng để nêu một giả thiết ít có khả năng, có gì đó không
bình thường hoặc trái với hiện thực. Nếu mà sai thì tôi xin chịu trách nhiệm.
nếu như Như nếu (nhưng thường nhấn mạnh ý giả thiết). Đành vậy, nếu như
không có cách nào khác.
ngoài q.Từ biểu thị điều sắp nêu ra là nơi sự vật nói đến tồn tại hoặc sự việc,
hiện tượng nói đến xảy ra, nơi đó được coi là ở phía ngoài, vùng ngoài so với vị trí lấy
làm mốc. Đứng ngoài đường nhìn vào nhà. Ngoài Bắc đang mùa mưa.
ngoài ra Ngoài cái, điều vừa nói đến là chính, thì còn có cái, điều khác nào đó
nữa. Gạo là lương thực chính, ngoài ra còn có ngô, khoai, sắn. Ngoài ra, không có
cách nào khác.
nguyên ll Yếu tố ghép trước để cấu tạo danh từ chỉ chức vụ, có nghĩa “vốn là;
trước đây không lâu đã từng làm”. Nguyên bộ trưởng.
ngược lại Tổ hợp biểu thị điều sắp nêu ra (hoặc hàm ý muôn nói) có nội dung
trái lại, hoặc có quan hệ đảo ngược với điều vừa nói đến.
nhân q.Từ biểu thị điều sắp nêu ra là hoàn cảnh thuận tiện trong đó diễn ra sự
việc nói đến. Nhân đi qua, ghé vào thăm. Điện chúc mừng nhân Ngày Quốc khánh.
như q.1 Từ biểu thị quan hệ tương đổng trong sự so sánh về một mặt nào đó:
tính chất, mức dộ, cách thức, hình thức bên ngoài, v.v. Hôm nay nóng như hôm qua.
2 Từ dùng trong những tổ hợp so sánh để biểu thị mức độ rất cao, có thể sánh với
cái tiêu biểu được nêu ra. Đôi ta như lửa mới nhen/ Như trăng mới mọc... (cd.). 3 Từ
biểu thị cái sắp nêu ra là ví dụ minh hoạ cho cái vừa nói đến. Các kim loại quý, như
vàng, bạc, 4 (dùng ở đầu phân câu). Biểu thị điều sắp nêu ra là căn cứ cho thấy điều
nói đến là không có gì mới lạ hoặc không có gì phải bàn cãi. Như đài đã đưa tin, đợt
rét còn kéo dài.
nhưng q.Từ biểu thị điều sắp nêu ra ngược với lý do điều vừa nói đến có thể gợi
ra. nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn. Muốn đi xem, nhưng không có vé.
nhưng mà q.Tổ hợp biểu thị điều sắp nêu ra là một sự thật trái ngược với điều
người ta có thể nghĩ, suy ra từ điều vừa nói đến; như nhưng (nghĩa mạnh hơn). Làm
mệt, nhưng mà
nói chung 1 (dùng làm phần phụ trong câu). Nói một cách bao quát, không tính
đến cái cá biệt, cái chỉ có tính chất bộ phận (hàm ý bớt khẳng dinh). Công việc nói
chung tiến 2 (dùng phối hợp với nối riêng). X. nói riêng.
nói riêng Tổ hợp dùng phối hợp với nói chung để nêu nhấn mạnh một điều ở
một bộ phận nào đó, tuy rằng điều ấy là chung cho cả toàn thể. Đời sống của nhân
dân nói chung, của công nhân nói riêng. Huyện nói riêng, tỉnh nói chung năm nay
được mùa.
phải chăng 1 Tổ hợp biểu thị ý nhận định có phần dè dặt, người nói nêu ra như
muốn hỏi để trao dổi ý kiến với người dối thoại. Phải chăng nguyên nhân việc đó là
như vậy. 2 Tổ hợp biểu thị ý hỏi mỉa mai về một điều biết là người đối thoại cũng
phải thấy là vô lí và khó trả lời. Phải chăng anh không biết gì cả.
quả tang p. (Bị bắt gặp, bị phát hiện) ngay khi đang làm việc vụng trộm phạm
pháp. Mang hàng lậu bị bắt quả tang. Kẻ trộm bị bắt quả tang đang bẻ khoá.
quả thật p. (dùng làm phần phụ trong câu). Sự thật là đúng như vậy, không có
gì còn phải nghi ngờ cả. Quả thật anh ta không biết.
rằng q. Từ biểu thị điều sắp nêu ra là nội dung thuyết minh điều vừa nói đến.
Tôi tin rằng anh ấy làm việc tốt. Có ý kiến rằng. Thà rằng.
riêng tr. Từ biểu thị ý nhấn mạnh vể sự vật, sự việc nói đến, được tách ra, dối
lập với những sự vật, sự việc khác, với cái chung. Riêng đi đường cũng đã mất hai
giờ.
rồi l p. 1 (dùng phụ sau đg., t.). Từ biểu thị điều vừa nói đến là đã dược thực
hiện, là thuộc về thời gian đã qua. Nó đến rồi.2 (dùng phụ sau đg., t.). Từ biểu thị
điều vừa nói đến sẽ được thực hiện xong, sẽ kết thúc ngay trước mắt. Xong chỉ phút
nữa thôi. 3 Từ biểu thị điều sắp nêu có nhiều khả năng sẽ xảy ra trong một tương lai
gần. Việc đó rồi hãy hay. 4 (kng.; dùng phụ sau một số d. chỉ thời gian). Vừa rồi (nói
tắt). Tết rồi mới có dịp về qua nhà.
ll q.1 Từ biểu thị quan hệ nối tiếp về thời gian, điều sắp nêu ra xảy ra liền ngay
sau điều vừa nói đến. Làm xong rồi đi chdi. 2 Từ biểu thị một loại quan hệ kéo theo,
điều vừa nói đến có thể sẽ dẫn tới điều sắp nêu ra. Đi đâu rồi cũng nhớ quê hương.
song q.(vch.). Như nhưng (nghĩa mạnh hơn). Tuổi nhỏ, song chí lớn.
sở dĩ q.(thường dùng đi đôi với vì, là vì).Từ biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên
nhân, lí do giải thích tại sao có điều sẽ nói đến ngay sau đó. Cuộc họp sờ dĩ hoãn là
vì việc chuẩn bị chưa tốt.
thành thử q.Từ biểu thị điều sắp nêu ra là kết quả tự nhiên dẫn đến cùa điều
vừa nói. Đêm qua có mưa, thành thử đường trdn, khó đi.
thậm chí p. Từ biểu thị mức bao gồm cả những trường hợp không bình thường,
nêu ra để nhấn mạnh làm nổi bật một điều nào đó. Mải làm, thậm chí có lúc quên cả
ăn.
thế mà q. Tổ hợp biểu thị điều sắp nêu ra là có gì đó bất thường, trái với điều
đáng lẽ xảy ra. Chứng cớ rành rành, thế mà còn chối. Thế mà tôi chẳng biết gì cả.
Thì l k. 1 (thường dùng kết hợp với vừa ở vế trước của câu). Từ biểu thị điều
sắp nêu ra là điều sẽ, có thể hoặc tất yếu xảy ra với giả thiết hay điều kiện đã nói
đến. Tham thì thâm (tng). 2 Từ dùng phối hợp với nếu ở vế trước của câu để biểu thị
quan hệ tương ứng giữa hai sự việc có thật, có việc này thì mặt khác cũng có việc
kia. Nếu nó dại, thì em nó rất khôn. 3 (Thuờng dùng phối hợp với vừa ở vế trước của
câu). Từ biểu thị quan hệ tiếp nối giữa hai sự việc, sự việc này xảy ra xong là tiếp
ngay đến sự việc kia. Vừa đến nhà thì trời đổ mưa. 4. Từ biểu thị điều sắp nói có tính
chất thuyết minh cho điều vừa nêu ra. Của mình thì giữ bo bo, Của người thì thả cho
bò nó ăn.
tôi p. (dùng phụ trước t.). Cực kì, hết sức. Điều kiện tối cần thiết. Việc tối quan
trọng.
tới l q. Từ biểu thị điều sắp nêu ra là giới hạn, mức dộ của sự việc vừa nói đến;
như đến (nhưng nghĩa mạnh hơn). Làm tới bao giờ xong mới nghỉ. Mắng tới thế mà
nó vẫn trơ trơ.
ll tr. (dùng trước d. số lượng). Từ biểu thị ý nhấn mạnh số lượng cao. Báo cáo
dài tới mấy chục trang, sản lượng tới trên hai mươi tấn một hecta.
trái lại Tổ hợp biểu thị điều sắp nêu ra có nội dung trái với điều vừa nói đến
hoặc trái với điều vừa phủ định. Năng suất không tăng, trái lại giảm.
tuy q.Từ biểu thị điều sắp nêu ra là một sự thật đáng lẽ làm cho điều được nói
đến không thể xảy ra, nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của điều vẫn xảy ra ấy. Tuy mệt
nhưng
tuy nhiên q.Từ biểu thị điều sắp nêu ra là một nhận xét có phần nào trái với
điều nhận xét vừa đưa ra trước đó, nhưng cần nêu để bổ sung. Có cố gắng, tuy nhiên
kết quả vẫn chưa nhiều. Vấn đề đã rõ rồi, tuy nhiên cũng cần nói thêm một vài điểm.
tuy rằng q. Như tuy (nhưng nghĩa mạnh hơn). Nó không nói gì, tuy rằng nó biết
rất rõ.
tuy vậy q. Tổ hợp điều sắp nêu ra là trái với những gì mà điều vừa nói đến làm
cho người ta có thể nghĩ. Nó lại thất bại lần nữa, tuy vậy nó vẫn không nản lòng.
tuyệt nhiên p. (dùng trong câu phủ dinh). Từ biểu thị mức dộ hoàn toàn, triệt
để của sự phủ định. Tuyệt nhiên không có tin tức gì. Tuyệt nhiên không nói một lời.
và l q.1 Từ biểu thị quan hệ liên hợp giữa hai sự vật, hiện tượng, tính chất cùng
loại, cùng phạm trù. Nhà rộng và mát. 2 (dùng ở đẩu phân câu sau). Từ biểu thị điều
sắp nêu ra là điều nói thêm để nhấn mạnh mức độ cao hoặc ý nghĩa khẳng định của
điều vừa nói đến. Nó tiếng Thái, và nói khá thạo. 3 (dùng ở dầu phân câu sau). Từ
biểu thị điều sắp nêu ra là điều xảy ra, diễn ra tiếp theo điều vừa nói đến, nhiều khi
là kết quả, hậu quả. Mưa to, và đường ngập hết.
ll tr. (thường dùng ở dầu câu hoặc dầu phân câu). Từ biểu thị ý nhấn mạnh vào
ý nghĩa kẽ: luận của điều nêu ra. Và rồi anh đồng ý chứ? Và do vậy cẩn phải thận
trọng hơn.
và/hoặc q.Và hay là hoặc. Những trẻ mồ côi cha và/hoặc mẹ (mồ côi cha và
mẹ, hay là mc côi cha hoặc mồ côi mẹ).
vả chăng q.1 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là thêm một lẽ thuyết minh điều vừa
nói đến là phải, vì với giả thiết không thế thì cũng chẳng hơn gì. Tôi không chăng cố
đi cũng vô 2 Như vả lại.
vả lại q.Từ biểu thị điều sắp nêu ra là thêm một lẽ thuyết minh khẳng định cái
ý chính muốn nói. Khuya rồi, vả lại anh đang mệt, nên đi ngủ thì hơn.
về q,1 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là phạm vi hay phương hướng của hoạt động,
phạm vi của tính chất được nói đến. Bàn về vấn đề nông nghiệp, về chuyện đó, còn
có nhiều ý 2 (cũ-; hoặc ph.). Vì. Người đẹp về lụa, lúa tốt về phân (tng.). Chết về
bệnh lao.
vì q.1 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là lí do hoặc nguyên nhân của điều dược nói
đến. Vì bận nên không đến được. Vì không ai bảo, nên không biết. Vì lẽ gì? 2 Từ biểu
thị điều sắp nêu ra là dối tượng phục vụ hoặc mục đích nhằm tới của hoạt động dược
nói đến. Việc làm ích chung. Vì con, mẹ sẵn sàng làm tất cả.
vì thế q.Từ biểu thị điều sắp nêu ra có lí do hoặc nguyên nhân là điều vừa dược
nói đến. Nó cho biết chậm quá, vì thế tôi không giúp gì được.
ví thử q.(thường dùng để phối hợp với thì).Tổ hợp dùng để nêu một giả thiết
trái với thực tế làm căn cứ để lập luận, chứng minh; như giả Ví thử không có anh giúp
thì đã thất bại rồi. Nói ví thử ngày mai ông ta thôi làm giám đốc.
vô hình trung p. Tuy không có chủ định, không cố ý, nhưng tự nhiên lại là (tạo
ra, gây ra việc nói đến). Anh không nói gì, vổ hình trung đã làm hại nó.
vô luận p. Từ biểu thị ý không loại trừ trường hợp nào cả; bất kể, gì cũng làm,
vô luận lớn hay nhỏ.
với l q.1 Từ biểu thị quan hệ liên hợp giữa hai sự vật, hiện tượng kết thành đôi,
có chức năng giống nhau hay có những quan hệ qua lại chặt chẽ. Xung khắc như
nước với lửa. 2 (dùng sau đg.). Từ biểu thị người sắp nêu ra là đối tượng cùng có
chung hành động, trạng thái vừa nói đến. Sống chung với nhau. 3 (dùng sau đg.).
Từ biểu thị sự vật sắp nêu ra là dối tượng nhằm tới của hoạt động hay của mối quan
hệ vừa nói đến. Trứng chọi với đá. 4 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là điều kiện hay
phương thức của hoạt động được nói đến. Với ý thức trách nhiệm cao. 5 Từ biểu thị
người hay sự vật sắp nêu ra là dối tượng có quan hệ trực tiếp đến điều nói đến. Với
nó, việc này dễ dàng. Với bài toán này, cách giải có khác. 6 (dùng sau đg., t.) Từ
biểu thị người, sự vật sắp nêu ra là nguyên nhân trực tiếp của trạng thái không hay
vừa nói đến. Còn mệt với chuyện này. 7 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là đặc điểm
của sự vật vừa nói đến. Căn hộ với đầy đủ tiện nghi.
vừa... vừa... Thế này, đổng thời lại thế kia; biểu thị có hai sự việc cùng xảy ra
hoặc hai tính chất cùng tồn tại trong thời gian được nói đến. Vừa đi đường vừa kể
chuyện.

2. MỘT SỐ MẪU VĂN BẢN HÀNH CHÍNH THÔNG DỤNG


2.1. Đơn từ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ngày... tháng... năm...
ĐƠN XIN VIỆC LÀM
Kính gửi:
Họ và tên:
Ngày tháng năm sinh:
Nơi sinh:
Nơi ở hiện nay:
Trình độ học vấn:
Trình độ ngoại ngữ:
Trình độ chuyên môn:
Trình độ tin học:
Nguyện vọng:
Lời cam đoan:
Xác nhận của nhà trường
(hoặc địa phương nơi cư trú)
Người viết đơn
(Kí và ghi rõ họ tên)
2.2. Thư mời
THƯ MỜI
Kính gửi Thầy:
Lớp Cơ điện I chúng em trần trọng kính mời Thầy đến dự buổi liên hoan nhân
ngày tốt nghiệp ra trường của chúng em tổ chức tại lớp vào hồi 8 giờ sáng ngày 05-
8-2007 tại…
Chúng em rất mong Thầy đến dự để chúng em được cảm ơn Thầy đã dạy bảo,
giúp đỡ tận tình lớp chúng em. Sự có mặt của Thầy là niềm vui lớn cho tất cả chúng
em.
…, ngày 25-7-2007
Thay mặt lớp
Lớp trưởng
(Kí và ghi rõ họ tên)
2.3. Công văn(1)
TÊN CQ, TC CẤP TRÊN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
SỐ: /...(3)...-...(4)...
V/v (6)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
(5), ngày tháng năm...
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT,...(9). A.XXC (1O).
Số XX phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
ĐT: (04) xxxxxxx, Fax: (04) xxxxxxx E-mail:
Website:(11)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÍ (8)
(Chữ kí, dấu)
Nguyễn Văn A
Ghi chú:
(1), Tên cơ quan, tổ chức cấp trên (nếu có). (2) Tên cơ quan, tể chức hoặc chức
danh nhà nước ban hành công văn. (3) Chữ viết tắt tên loại công văn. (4) Chữ viết
tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn. (5) Địa danh.
(6) Trích yếu nội dung công văn. (7) Nội dung công văn. (8) Quyền hạn, chức vụ của
người kí như Bộ trưởng, Cục trưởng, Giám đốc, Viện trưởng v.v...; trường hợp kí thay
mặt tập thể lãnh đạo thì ghi chữ viết tắt “TM” vào trước tên cơ quan, tổ chức hoặc
tên tập thể lãnh đạo (ví dụ: TM. Ưỷ ban nhân dân, TM. Ban thường vụ, TM. Hội
đồng...); nếu người kí công văn là cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì
ghi chữ viết tắt “KT” vào trước chức vụ của người đứng đầu, bên dưới ghi chức vụ
của người kí công văn; các trường hợp khác thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 7
Mục II của Thông tư này. (9) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo
và số lượng bản lưu (nếu cần). (10) Kí hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng
bản phát hành (nếu cần). (11) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; số điện thoại, số Telex, số
Fax; địa chỉ E-mail; Website (nếu cần).
2.3. Công văn
TÊN CQ, TC CẤP TRÊN (1)
Số: /...(3)...-...(4)...
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TẺN Cơ QUAN, TỔ CHỨC
(2) Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
(5)... , ngày tháng năm...
TÊN LOẠI VÃN BẢN (6)
- Kính gửi: (7)
Nơi nhận:
- Như trên:
- Lưu: VT,...(10). A.XX(11).
Số XX phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
ĐT: (04)XXXXXXX, Fax: (04)XXXXXXX
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÍ (9)
(Chữ kí, dấu)
Nguyễn Văn A
Ghi chú:
Mẫu này áp dụng chung đối với đa số các hình thức văn bản hành chính có ghi
tên loại cụ thể như chỉ thị (cá biệt), thông báo, chương trình, kế hoạch, đề án, báo
cáo, tờ trình v.v...
(1) Tên cơ quan, tổ chức cấp trên (nếu có). (2) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức
danh nhà nước ban hành văn bản. (3) Chữ viết tắt tên các loại văn bản. (4) Chữ viết
tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản. (5) Địa danh.
(6) Tên loại văn bản: chỉ thị (cá biệt), thông cáo, thông báo, chương trình, kế hoạch,
đề án, phương án, báo cáo, tờ trình v.v... (7) Trích yếu nội dung văn bản. (8) Nội
dung văn bản. (9) Ghi quyền hạn, chức vụ của người kí như Bộ trưởng, Cục trưởng,
Giám đốc, Viện trưởng, v.v.; trường hợp kí thay mặt tập thể lãnh dạo thì ghi chữ viết
tắt “TM” vào trước tên cơ quan, tổ chức hoặc tên tập thể lãnh đạo (ví dụ: TM. Ủy ban
nhân dân, TM. Ban thường vụ, TM. Hội đồng...); nếu người kí công văn là cấp phó
của người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì ghi chữ viết tắt “KT” vào trước chức vụ của
người đứng đầu, bên dưới ghi chức vụ của người kí công văn; các trường hợp khác
thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 7 Mục II của Thông tư này. (10) Chữ viết tắt tên
đơn vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần). (11) Kí hiệu
người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
2.4. Hợp đồng thuê mượn
TÊN CQ, TC CẤP TRÊN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Số:../HĐ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
..., ngày...tháng...năm...
HỢP ĐỒNG CHO THUÊ SỬ DỤNG MẶT BẰNG
Hôm nay, ngày...tháng...năm.., chúng tôi gồm đại diện:
- Bên A (Bên cho thuê sử dụng mặt bằng)
Ông/bà(2):...
Chức vụ:... đại diện...
Địa chỉ:...
Điện thoại:...
Số tài khoản:...
- Bên B (Bên thuê sử dụng mặt bằng)
Ông/bà:...
Chức vụ:...
Địa chỉ:...
Điện thoại:...
Sau khi thảo luận, hai bên thống nhất kí kết hợp đồng về việc cho thuê sử dụng
mặt bằng gồm các điều khoản sau đây:
ĐIỀU 1: Phạm vi giới hạn và diện tích mặt bằng cho thuê sử dụng.
ĐIỀU 2: Số tiền và thời hạn cho thuê mặt bằng.
ĐIỀU 3: Sử dụng điện, nưđc.
1. Điện:...
2. Nước:...
ĐIỀU 4: Phần sửa chữa, xây dựng nhà cửa, kho tàng.
ĐIỀU 5: Chấp hành nội quy bảo vệ an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, bảo
vệ môi trường.
ĐIỀU 6: Phương thức thanh toán
ĐIỀU 7. Điều khoản thi hành.
Hai bên cam kết thi hành nghiêm chỉnh các điều khoản trên đây. Nếu gặp những
vấn đề gì phát sinh ngoài hợp đồng (kể cả tình huống không triển khai được hợp đồng
do nguyên nhân khách quan) thì hai bên cùng nhau bàn bạc giải quyết trên tinh thần
hợp tác hỗ trợ.
Hợp đồng này được lập thành 4 bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ 2 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A
(Kí và ghi rỗ họ tên)
ĐẠI DIỆN BÊN B
(Kí và ghi rõ họ tên)
(1) Nếu là hợp đồng cá nhân thì không cần ghi nội dung này.
(2) Nếu là hợp đồng của cá nhân cần ghi rõ số chứng minh nhân dân/ số hộ
chiếu
2.5. Biên bản
2.5.1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
..., ngày.... tháng... năm....
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐồNG CHẤM LUẬN ÁN TIÊN SĨ
Đề tài…
Do NCS …thực hiện
Theo QĐ thành lập Hội đồng số…ngày… của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
I - Đại biểu đến dự
1. Thành phần Hội đồng chấm luận án có mặt (theo QĐ)
2. Thành phần các đại biểu đến dự
II - Nội dung buổi bảo vệ
1. Đại diện Phòng Sau đại học đọc QĐ và giới thiệu lí do, đại biểu
2. Thư kí Hội đồng đọc lí lịch khoa học của NCS
3. NCS trình bày tóm tắt nội dung luận án
4. Các phản biện đọc nhận xét
- Phản biện 1
- Phản biện 2
- Đại diện cơ quan nhận xét
5. Hội đồng và các đại biểu nêu câu hỏi (ghi rõ nội dung)
6. NCS trả lời (ghi rõ nội dung)
III - Hội đồng làm việc riêng
1. Thảo luận và thông qua quyết nghị
2. Bầu Ban Kiểm phiếu
3. Bỏ phiếu công nhận học vị
4. Kết luận của Hội đồng
IV - Hội đồng trở lại hội trường tiếp tục làm việc
1. Thư kí đọc quyết nghị của Hội đồng
2. Trưởng Ban Kiểm phiếu đọc biên bản kiểm phiếu
3. NCS phát biểu cảm tưởng
4. Các đại biểu phát biểu
5. Chủ tịch Hội đồng tuyên bố kết thúc
THƯ KÍ HỘI ĐỒNG
(Kí và ghi rõ họ tên)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Kí và ghi rõ họ tên)
2.5.2. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
..., ngày.... tháng... năm....
BIÊN BẢN HỌP BAN KIEM PHIÊU CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN ÁN TIÊN sĩ CẤP
Căn cứ QĐ số…/ QĐ-BGD&ĐT-SĐH ngày …/…/… của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc thành lập Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, Hội đồng đã họp vào ngày...
tháng... năm... tại:… để chấm luận án tiến sĩ cho nghiên cứu sinh:
Chuyên ngành:
Mã số:
Số thành viên có mặt trong phiên họp chấm luận án là… người, trong đó số
người phản biện luận án là… người.
Hội đồng đã bầu Ban Kiểm phiếu, gồm:
1. Trưởng ban:
Số phiếu đã phát cho các thành viên:
Số phiếu còn lại không dùng:
Kết quả bỏ phiếu đánh giá luận án như sau:
- Số phiếu hợp lệ:
- Số phiếu không hợp lệ:
- Số phiếu tán thành:
- Số phiếu không tán thành:
- Trong đó số phiếu xếp loại xuất sắc là:
Trưởng Ban Kiểm phiếu
(Kí tên)
Các uỷ viên Ban Kiểm phiếu
(Kí tên)
Xác nhận của cơ sở đào tạo
2.5.3. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ngày.... tháng... năm....
BIÊN BẢN ĐÌNH CHỈ KINH DOANH
Lúc... giờ... ngày... tháng... năm Bộ phận kiểm tra chúng tôi gồm có:
1. Cảnh sát khu vực (họ tên... chức vụ):
2. Đại diện Uỷ ban nhân dân xã/phường (họ tên... chức vụ):
Đến kiểm tra địa điểm kinh doanh tại số:..., đường... xã..., huyện
Do ông (bà)
Chứng minh nhân dân số:… ngày và nơi cấp:
Thường trú tại:
Đang kinh doanh nghề:… mặt hàng:
KẾT QUẢ KIỂM TRA VÀ BIỆN PHÁP xử LÍ
Ông (bà):…. Đã kinh doanh không có giấy phép… phải đình chỉ kinh doanh ngay
tức khắc và phải nộp phạt vi phạm hành chính, mức phạt… đồng… (chữ)
Biên bản được lập thành 2 bản. Bộ phận kiểm tra giữ 1 bản và người bị kiểm
tra giữ 1 bản.
NGƯỜI BỊ KIỂM TRA
(Kí và ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN BỘ PHẬN KIỂM TRA
(Kí và ghi rõ họ tên)

3. BẢNG TRA CỨU CHÍNH TẢ


(Những trường hợp có hai hình thức chữ viết(1))
(1) Do giới hạn của số trang, danh sách này chỉ liệt kê những chữ có hai dạng
thức viết trở lên. Danh sách được xây dựng dựa theo Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê
(Chủ biên), Viện Ngôn ngữ học, 2002; Từ điển tần sií từ và chữ trong sách giáo khoa
Tiếng Việt tiểu học, Nguyễn Thị Ly Kha, 2006 (tư liệu cá nhân); Từ điển tần số tiếng
Việt hiện đại, Đinh Điền, 2005 (tư liệu cá nhân); Từ điển tần số tiếng Việt hiện đại,
Đặng Thái Minh - Nguyễn Vân Phổ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí
Minh, 1999 (các tài liệu được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên).

Thường dùng Trong từ ngữ ít dùng


an an ủi yên ủi
ân ân nghĩa ơn nghĩa
bảo bảo bối bửu bối
bảy số bảy số bẩy
bặm bặm trợn bậm trợn
bằng công bằng công bình
bậc tột bậc/ bậc thang tột bực
bập chẩm bập chẩm vập
bẩy bóng bẩy bóng bảy
bênh bênh nhau/bênh vực binh nhau/ binh vực
bệnh bệnh viện/bệnh tật bịnh viện/bịnh tật
bọng bọng đái bóng đái
bột bột phát bộc phát
bua phân bua phân vua
bùng bùng nhùng lùng nhùng
bứng bứng cây bấng cây
cách cách chức cất chức
cạch cạch đến già kệch đến già
cài cài huy hiệu gài huy hiệu
cảm cảm ơn cám ơn
càn càn khôn kiền khôn
cáp cứng cáp cứng cát
cảu cấm cảu cấm cẳn
cày cày ruộng cầy ruộng
cạy cạy cửa cậy cửa
cập cập kèm cặp kèm
câu câu kết cấu kết
cậy cậy cục/ nhờ cậy cạy cục/ nhờ cạy
chánh gia chánh gia chính
chặn chặn lại chận lại
chấn chấn song chắn song
chấp chấp chới chớp chới
chập chập chờn chợp chờn
chây chây lười trây lười
chểnh ềnh chểnh ềnh chình ình
chếnh chếnh choáng chuếnh choáng
chệnh chệnh choạng chuệnh choạng
chính chính trị/hành chính chánh trị/hành chánh
chóc giết chóc giết tróc
chỏng chỏng gọng chổng gọng
chơ chơ vơ trơ vơ
chổng chổng kềnh chỏng kềnh
chống chống chếnh trống trếnh
chun dây chun dây thun
chuyên truân chuyên truân chiên
chuyện kể chuyện kể truyện
chừ chẩn chừ chần chờ
chân chân thật/ chân tay chưn thực/chưn tay
chưng hửng chưng hửng châng hẩng
cởi cởi áo cổi áo
cội cội rễ (gốc rễ) cỗi rễ
cục kết cục kết cuộc
chập chập chờn chiến cục/ rốt cục
chây chây lười cỡi ngựa
dải dải lụa giải lụa
dạm dạm hỏi giạm hỏi
dãn co dãn/ dãn nở co giãn/ giãn nở
dang (chim)dang cánh/ dang tay giang cánh/ giang tay
dào dạt dào dạt rào rạt
dạt chạy dạt ra/ trôi dạt chạy giạt ra/ trôi giạt
day dứt day dứt ray rứt
dãy dãy nhà dẫy nhà
dặm hát dặm hát giặm
dấn dấm dẳn dấm dẳng
dặn glà dặn già giặn
dằng dùng dằng dúng dắng
dày bề dày bề dầy
dấm dúi dấm dúi giấm giúi
dậm dậm doạ giậm doạ
dập dềnh dập dềnh rập rềnh
dập dờn dập dờn rập rờn/ giập giờn
dây dây mực/ gà dây giây mực/ gà dây
dền rau dền rau giền
dềnh dàng đểnh dàng rềnh ràng
diếc cá diếc cá giếc
diềm dường điềm đường riềm
diếp diếp cá giấp cá
dò dò phong lan giò phong lan
dòm dỏ dòm dỏ nhòm nhỏ
dòi dòi bọ, con dòi giòi bọ
dõi theo dõi theo rõi
dỏng dỏng tai giỏng tai
dở hay dở hay giở
dớp dớp nhà/ nhà có dớp rớp nhà/ nhà có rớp
dô trán dô trán giô
dông cơn dông/ dông tố cơn giông/ giông tố
dùi dùi màl dồi mài, giùi mài
dùi mũi dùi/ thầy dùi mũi giùi/ thầy giùi
dúi dụi dúl dụi giúi giụi
dụi dụl mắt giụi mắt
dung bao dung bao dong
dửng dưng dửng dưng rửng rưng
dảm khiếp dảm khiếp dởm
đày dày đoạ/đi dày/tù dày đẩy doạ/ đi đẩy/ tù đầy
dăm chân dăm/đá chân chiêu chân nam dá chân chiêu
đẵn dẵn cây dẫn cây
dằng đằng hắng dăng hẩng
dằng dằng xa dàng xa
dầm đầm dĩa dằm đìa
dậm dậm dà dặm đà
dây đẩy dây dẩy day dảy
đầy đầy tớ đày tớ
đểnh đểnh đoảng đuểnh đoảng
dinh búa đinh búa đanh
đom lửa cháy lom dom lom dom
dột khỉ đột khỉ dộc
gánh gánh nước ghính nước
gàu dầu trị gàu dầu trị gầu
gàu gàu tát nước gầu tát nước
gảy gảy đàn gẩy đàn
gãy bẻ gãy/ gãy gọn/ cây gãy bẻ gẫy/ gẫy gọn/ cây gẫy
gằm cúi gằm cúi gầm
gặm gặm cỏ gậm cỏ
gặm gặm nhấm gậm nhấm
gầm gầm ghè gằm ghè
gầm gầm giường gậm giường
gầy gầy gò/ gầy guộc gày gò/ gày guộc
ghềnh ghểnh đá/ ghềnh thác gành đá/ gành thác
gỉ hoen gỉ hoen rỉ
giã giã đám rã đám
giàn giần giáo dàn giáo
giàn giàn giụa ràn rụa
giang lạt giang lạt dang
giang sếu giang sếu dang
giảo gian giảo gian xảo
giáo giáo mác dáo mác
giàu giàu có/ giàu sang giầu có/ giầu sang
giày giày dép giầy dép
giày giày vò/ giày xéo giầy vò/ giầy xéo
giãy giãy chết/ giãy dụa/ giãy nảy rẫy chết/ giẫy giụa/ giảy nẩy
giăng mưa giăng giăng mưa dăng dăng
giâm giâm cành dâm cành
giẫm giẫm dạp/ giẫm phải gai dẫm đạp/ dẫm phải gai
giậm đánh giậm/ giậm chân đánh dậm/ dậm chân
giật chụp giật/ giành giật chụp giựt/ giành giựt
giâu gia quả giâu gia quả dâu da
giậu bờ giậu bờ dậu
giầy bánh giẩy bánh giày
giềng láng giềng láng diềng
giễu giễu cợt riễu cợt
giòn giã giòn giã/ rán giòn ròn rã/ rán ròn
gióng gióng mía đóng mía
gióng giả gióng giả đóng dả
giở giô quẻ trở quẻ
giở giói giở giói dở đói
giỡn nói giỡn nói rỡn
giội giội nước dội nước
giũa cái giũa/ gọt giũa cái dũa/ gọt dũa/ gọt rũa
giuộc cùng một giuộc cùng một duộc
goá goá bụa hoá bụa
gỏi gắng gỏi gắng gổ
gũi gần gũi gần gụi
hằng hằng ngày hàng ngày
hắt hắt hủi hất hủi
hầm hầm hè hằm hè
hẻm hẻm núi hẽm núi
hi hi sinh hy sinh (1)
hỉ hỉ hả hể hả
hoa hoa lợi huê lợi
hoà xử hoà xử huề
hóc hóc búa hắc búa
hôn hôn hít hun hít
hồng hoa hổng/màu hổng hoa hường/màu hường
hun hun đúc un đúc
huyên thuyên huyên thuyên huyên thiên, luyên thuyên
huỳnh lưu huỳnh lưu hoàng
kền kền (chim) kền kền kên kên
kết bồ kết bổ kếp
khai khai mào khơi mào
kham kham khổ khem khổ
khảng khảng khái khẳng khái
khạng khệnh khạng khệnh khoạng
khật khưỡng khật khuỡng khất khưởng
khỉ khỉ gió khí gió
khiêng khiêng vác khênh vác
khiễng khập khiễng khập khễnh
khinh khinh mạn khi mạn
khiu khẳng khiu khẳng kheo
khoeo khoeo khư (giầy), cà khoeo kheo khư/cà kheo
không phải không/nghe không phải hông/nghe hông
kĩ kĩ nữ, kĩ sư, kĩ thuật,... kỹ nữ, kỹ sư, kỹ thuật
kí kí kết, kí giả, chữ kí... ký kết, ký giả, chữ ký
kiềm kiềm chế kểm chế, kìm chế
kính kính đeo mắt kiếng đeo mắt
lãng lãng quên nhãng quên
lãnh bảo lãnh bảo lĩnh
lảo đảo lảo đảo lểu đểu
làu bàu làu bầu lẩu bẩu
lay lắt lay lắt lây lất
lay ơn hoa lay ơn la dơn
lạy lạy lục lậy lục
lăm lăm lăm lăm nhăm nhăm
lăm le lăm le nhăm nhe
lặp trùng lặp trùng lắp
lập bập lập bập lặp bặp
lẩm lẩm lạc/lẩm lẫn nhẩm lẫn
lẽ có lẽ có nhẽ
lẻm sắc lẻm sắc lẹm
lí lí luận, vật lí, lí thuyết lý luận, vật lý, lý thuyết
lỉnh linh lợi lanh lợi
lĩnh lĩnh tiền, lĩnh vực lãnh tiền, lãnh vực
lọ lem lọ lem nhọ nhem
loáng loáng/ bóng loáng nhoáng/bóng nhoáng
loăng loăng quoăng lăng quăng
lọi chói lọi chói lói
lỏm học lỏm/ nghe lỏm học lóm/ nghe lóm
lơ lơ là lơi là
lỡ lỡ bước nhỡ bước
lỡ làng lỡ làng nhỡ nhàng
lời lời (nól) nhời (nói)
lởn vởn lởn vởn lẩn vẩn
lố lăng lố lăng nhố nhăng
lốc trọc lốc trọc lóc
lông lốc (lăn) lông lốc long lóc
lủn cụt lùn cụt ngủn
lũn cũn lũn cũn lùn củn/ lũn chũn
lúng búng lúng búng lủng bủng
luýnh luýnh quýnh lính quýnh
lừa lừa gạt lường gạt
mải mải chơi mảng chơi
mãn mãn tính mạn tính
màng mơ màng mơ mòng
mãng mãng cầu mảng cẩu
mãng mũ mãng mũ mão
mát tản mát tản mác
mạt mạt chược mà chược
màu bạc màu/hoa màu/màu bạc mầu/hoa mầu/mẩu
mè/màu mỡ mè/mẩu mỡ
màu màu bột/màu sắc mẩu bột/mẩu sắc
mày mày mò mẩy mò
mày mày tao mẩy tao
mẩu mầu nhiệm màu nhiệm
mệnh hộ mệnh/vận mệnh hộ mạng/vận mạng
mĩ mĩ cảm, mĩ thuật, thẩm mĩ mỹ cảm, mỹ thuật, thẩm mỹ
mồng mổng một mùng một
mung mung lung mông lung
mứu mắc mứu mắc mfu
náo náo nức nao nức
nảy nảy lộc/nảy nở/ quả bóng nẩy lộc/ nẩy nở/ quả bóng nẩy
nảy
nảy nóng nảy/ giãy nảy nóng nẩy
nãy lúc nãy lúc nẫy
nạy nạy nắp hộp nậy nắp hộp
nền nền nếp nề nếp
ngạt ngạt thở ngột thở
ngắc ngúc ngắc ngúc ngoẩc
ngặt nghiêm ngặt nghiêm nhặt
ngẩng ngẩng đầu ngửng dẩu
ngầu đục ngầu đục ngầu
nghển nghển cổ nghểnh cổ
nghênh hoan nghênh hoan nghinh
nghiện nghiện rượu nghiền rượu
ngủng nghỉnh ngủng nghỉnh khủng khỉnh
ngoảnh ngoảnh mặt ngảnh mặt
ngoáo ngoáo ộp ngáo ộp
nguậy ngọ nguậy ngọ ngoạy
ngừng ngừng hoạt động ngưng hoạt động
nhài hoa nhài hoa lài
nhãn nhãn tiền nhỡn tiển
nhãng sao nhãng xao lãng/ xao nhãng
nhanh nhẹn nhanh nhẹn lanh lẹn
nhạt nhẽo nhạt nhẽo lạt lẽo
nhảu nhanh nhảu nhanh nhẩu
nhảy nhún nhảy nhún nhẩy/ rún rẩy
nhảy nhảy nhót nhẩy nhót
nhạy nhạy cảm nhậy cảm
nhăm nhặm mắt rặm mắt
nhăn nheo nhăn nheo dăn deo
nhăn nhúm nhăn nhúm dăn dúm
nhấm nhấm nháp nhắm nháp
nhấp nhấp giọng dấp giọng
nhị nhuẩn nhị nhuần nhuỵ
nhíp dao nhíp/ nhíp nhổ râu dao díp/ díp nhổ râu
nhịp nhịp cẩu dịp cầu
nhịu nói nhịu nói lỊu
nhỏ nhỏ giọt/ nhỏ thuốc giỏ giọt/ rỏ thuốc/ giỏ thuốc
nhọ nhọ nồi/ vết nhọ/ dính nhọ lọ nổi/vết lọ/dính lọ
nhòm nhòm ngó dòm ngó
nhong nhong nhong long nhong
nhơ nhơ bẩn/ nhơ nhuốc dơ bẩn/ dơ duốc
nhờn chất nhờn chất lờn
nhớn nhác nhớn nhác dớn dác
nhợt nhạt nhợt nhạt lợt lạt
nhôi khúc nhôi khúc nôi
nhổm nhấp nhổm/ nhổm dậy nhấp nhỏm/ nhỏm dậy
nhún nhún nhảy rún rẩy
nhúng nhúng tay vào dũng tay vào
nhút nhát nhút nhát dút dát
nhừ chín nhừ chín dừ
nhức nhức đẩu rức đầu
nhường khiêm nhường khiêm nhượng
nát nát bàn niết bàn
phẩy chấm phẩy chấm phảy
phiêu bạt phiêu bạt xiêu bạt/ xiêu dạt/ xiêu giạt
phòng xà phòng xà bông
quàu quạu (mặt) quàu quạu càu cạu
quầy quậy quẩy quậy quày quạy
quẩy quẩy gánh quảy gánh
quyện quyện vào nhau quện vào nhau
rã rượi rã rượi dã dượi
râm bóng râm bóng dâm
râm lâm râm lâm dâm
râm hoa râm bụt hoa dâm bụt
rầm lẩm rầm lầm dầm
rầm rầm cẩu dẩm cẩu
rầm rầm rộ rần rộ
rấm rấm chuối dấm chuối
rậm rật rậm rật dậm dật/ giậm giật
rân rấn rân rấn dân dấn
rẩn rât rẩn rật giẩn giật
rẩy rẩy nước rảy nước
rẫy đẩy rẫy đầy dẫy
rẻ khinh rẻ khinh dễ/ khi dễ
réo rắt réo rắt giéo giắt
riếu bêu riếu bêu diếu
rịt rịt thuốc (vào vết thương) dịt thuốc
rò lỗ rò lỗ dò
roi quả roi quả gioi/ quả doi
rong rong ruổi giong ruổi
rờn xanh rờn xanh dờn
rơ ăn rơ ăn dơ
ru êm ru êm ro
rúm bẹp rúm/ rúm ró bẹp dúm/ dúm đó
run rủi run rủi dun dủi
rửng rửng mỡ dửng mỡ
rượi mát rượi mát rợi
rướn rướn người dướn người
rường rường cột giường cột
sa kiêu sa kiêu xa
sa sả (mắng) sa sả xa xả
sà sà lan xà lan
sai sai sót sơ sót
sàm sỡ sàm sỡ xàm xỡ
sáp sáp nhập sát nhập
săm soi săm soi xăm xoi
sâm sẩm sâm sẩm xâm xẩm
sèo eo sèo eo xèo
sênh sênh tiền sinh tiền
sếp sếp bốt, sếp của tôi xếp bốt, xếp của tôi
sĩ sĩ số, sĩ diện, chiến sĩ... sỹ số, sỹ diện, chiến sỹ,...
siểm siểm nịnh Xiểm nịnh
soái nguyên soái nguyên suý
soi soi mói xoi mói
soong cải soong/ soong chảo cái xoong/ xoong chảo
sờ sờ mó rờ mó
sồn sồn sồn sồn xồn xồn
sù kếch sù kếch xù
súc sắc súc sắc xúc xắc
sử giả sử giả thử
sửng sửng cồ xửng cồ
suýt suýt ngã/ suýt nữa/ suýt xuýt ngã/ xuýt nữa/ xuýt xoát
soát
ta ta thán ca thán
tàu đầu tàu/ tàu hoả đầu tẩu/ tẩu hoả
tày tày đình/ tày trời tầy dinh/ tầy trời
tặc tặc IƯ0Í chặc luỡi
tầng tẫng lớp từng lớp
tầy gậy tẩy gậy tày
tham tham quan thăm quan
thật thật ra/thật sự/thật thà/sự thực ra/ thực sự/ thực thà/
thật thiệt thà/ sự thực
thầy thẩy giáo/ bậc thầy thày giáo/ bậc thày
thì thì giờ thời glờ
thoán đoạt thoán đoạt soán đoạt
thơn thớt thơn thớt xơn xớt
thu tịch thu/ tiếp thu tịch thâu/ tiếp thụ/ tiếp thâu
thuở thuở ấy thủa ấy
thư bí thư bí thơ
thực thực tâm/ thực tình thật tâm/ thật tình
ti công ti công ty
tỉa trổng tỉa trồng trỉa
tiên tiến tiên tiến tiền tiến
tìm truy tìm truy tầm
toàn vẹn toàn vẹn tuyển
ton (chạy) lon ton lon xon
trả trả lời/ trả miếng giả lời/ glả miếng
trá khoái trá khoái chá
trai con trai con glal
trải trải chiếu glảl chiếu
tràng tràng kỉ trường kỉ
tranh cỏ tranh/ mái tranh cỏ gianh/ mái gianh
trào cựu trào cựu triều
tráo tráo trở giáo giở
trăng trăng hoa/ ánh trăng giăng hoa/ ánh giăng
trập trùng trập trùng chập chùng
trầu trẩu không/ ăn trẩu giẩu không/ ăn giẩu
trệ chễm trệ chễm chện
trệu trạo trệu trạo trêu tráo
trí trí mạng chí mạng
tro tro bếp gio bếp
tròng tròng trành chòng chành
trở trở chứng/trở dạ/trở mặt/trở giở chứng/giỏ dạ/giở mặt/giở
trời giời/
trời mặt trời, bầu trời mặt giời, bầu giời
trỗ lúa trỗ lúa giỗ
trối trối già/ trối trăng giối già/ giối dăng
trồng trồng trọt giồng giọt
truyện cốt truyện cốt chuyện
trường can trường can tràng
tủn tủn mủn lủn mủn
vầng vầng trăng vừng trăng
ví ví dụ thí dụ
võ võ đoán vũ đoán
vũ cổ vũ/ vũ trang cổ võ/ võ trang
vũ vần vũ vần vụ
xảo xảo quyệt giảo quyệt
xảy xảy ra xẩy ra
xăm xăm xăm săm săm
xề xệ xề xệ sề sệ
xệ xã xệ xã sệ
xỉ xỉ vả sỉ vả
xiết rên xiết rên siết
xuýt xoắn xuýt xoắn xít
xù xì xù xì sù sì
xum xuê xum xuê sum suê/ sum sê
xung xung quanh chung quanh
(1) Trên sách báo, khi nguyên âm/i/ xuất hiện trong các âm tiết mở của phần
nhiều các từ Hán Việt, người ta vẫn thường dùng hình thức “y”, vd: công ty, hy sinh,
mỹ cảm, thẩm mỹ, kỹ sư, tiến sỹ, lý luận thay vì dùng hình thức “i” (x. Từ điển tần
số tiếng Việt hiện đại, Đinh Điền, 2005). Hình thức “i” trong những ưường hợp này
thường chỉ gặp trong sách báo của Nhà xuất bản Giáo dục và của ngành Giáo dục.

4. QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ VIẾT HOA TÊN RIÊNG TRONG SÁCH GIÁO
KHOA
BỘ GIẢO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ VIẾT HOA TÊN RIÊNG
TRONG SÁCH GIÁO KHOA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2003/ QĐ-BGD&ĐT ngày 13/3/2003 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. CÁCH VIẾT TÊN RIÊNG VIỆT NAM
1. Tên người: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.
Ví dụ: - Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo.
- Trần Phú, Ngô Gia Tự, Nguyễn Thị Minh Khai.
- Tố Hữu, Thép Mới.
- Vừ A Dính, Bàn Tài Đoàn.
* Chú ý: Tên danh nhân, nhân vật lịch sử được cấu tạo bằng cách kết hợp bộ
phận vốn là danh từ chung với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là tên riêng và
viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người.
Ví dụ: - Ông Gióng, Bà Trưng.
- Đồ Chiểu, Đề Thám.
2. Tên địa lí: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết. Ví dụ: - Thái Bình, Trà
Vinh, cần Thơ.
- Thừa Thiên - Huế, Bà Rịa — Vũng Tàu.
- Sa Pa, Mù Cang Chải, Pác Bó.
* Chú ý: Tên địa lí được cấu tạo bởi danh từ chỉ hướng hoặc bằng cách kết hợp
bộ phận vốn là danh từ chung, danh từ chỉ hướng với bộ phận tên gọi cụ thể cũng
được coi là danh từ riêng chỉ tên địa lí và viết hoa theo quy tắc viết hoa địa lí.
Ví dụ: Bắc Bộ, Nam Bộ, Tây Bắc, Đông Bắc.
- Vàm Cỏ Đông, Trường Sơn Tây.
- Hồ Gươm, cầu Giấy, Bến Thuỷ, Cửa Việt,
Đèo Ngang, Vũng Tàu.
3. Tên dân tộc: Viết hoa chữ cải đầu của tất cả các âm tiết
Ví dụ: Kinh, Tày, Sán Dìu, Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì.
4. Tên người, tên địa lí và tên các dân tộc Việt Nam thuộc các dân tộc thiểu số
anh em có cấu tạo từ đa âm tiết (các âm tiết đọc liền nhau): Đố với mỗi bộ phận tạo
thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết.
Ví dụ: - Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Tà-ôi.
- Kơ-pa Kơ-lơng, Nơ-trang-lơng.
- Y-rơ-pao, Chư-pa.
5. Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên
và các âm tiết đầu của bộ phận tạo thành tên riêng.
Ví dụ: - Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội.
- Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I; Trường Tiểu học Kim Đồng.
6. Từ và các cụm từ chỉ các con vật, đồ vật, sự vật được dùng làm tên riêng
của nhân vật: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên riêng.
Ví dụ: - (chú) Chuột, (bác) Gấu, (cô) Chào Mào, (chị) Sáo Sậu.
- (bác) Nồi Đồng, (cô) Chổi Rơm, (anh) cần cẩu.
- (ông) Mặt Trời, chị (Mây Trắng).
II. CÁCH VIẾT TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI
1. Tên người, tên địa lí:
1.1. Trường hựp phiên âm qua âm Hán - Việt: theo quy tắc viết tên người, tên
địa lí Việt Nam.
Ví dụ: - Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành.
- Đức, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Triều Tiên.
1.2. Trường hợp phiên âm không qua âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp, viết
sát theo cách đọc): Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cải đầu và
có gạch nối giữa các âm tiết.
Ví dụ: - Phri-đrích Ăng-ghen, Vla-đi-mia I-lích Lê-nin.
- Mát-xcơ-va, I-ta-li-a, An-giê-ri.
2. Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể nước ngoài
2.1. Trường hợp dịch nghĩa: Viết theo quy tắc viết tên cơ quan tổ chức, đoàn
thể Việt Nam.
Ví dụ: - Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Mát-xcơ-va mang tên Lô-mô-nô-
xốp.
- Viện Khoa học Giáo dục Bắc Kinh.
2.2. Trường hợp viết tắt: Viết nguyên dạng viết tắt. Tuỳ từng trường hợp, có
thể ghi thêm tên dịch nghĩa hoặc ghì thêm tên nguyên dạng không viết tắt.
Ví dụ: WB (Ngân hàng Thế giới), hoặc WB (World Bank).
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG
Đặng Huỳnh Mai
(đã kí)

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế đào tạo Sau đại học, 2002.
2. Bộ Nội vụ - Văn phòng Chính phủ, Thông tư tịch hướng dẫn về thể thức & kĩ
thuật trình bày văn bản (số: 55/2005/TTLT- BNV-VPCP). Văn phòng Chính phủ, 2005.
3. Bùi Minh Toán - Lê A - Đỗ Việt Hùng, Tiếng Việt thực hành. NXB Giáo dục,
1996.
4. Cao Xuân Hạo - Trần Thị Tuyết Mai, Sổ tay sửa hành văn, tập một. NXB Trẻ,
1986.
5. Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt - Văn Việt Người NXB Trẻ, 2001.
6. Đinh Trọng Lạc (Chủ biên) - Nguyễn Thái Hoà, Phong cách học tiếng Việt.NXB
Giáo dục, 1993.
7. Hoàng Phê (Chủ biên), Từ điển tiếng NXB Khoa học xã hội, 2004.
8. Nguyễn Đăng Mạnh, Muốn viết được một bài văn hay. NXB Giáo dục, 1992.
9. Nguyễn Đức Dân, Tiếng Việt thực hành. Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh,
1995.
10. Nguyễn Đức Dương, Tìm về linh hồn tiếng NXB Trẻ, 2003.
11. Lê Văn In - Phạm Văn Hưng, Phương pháp soạn thảo văn bản hành chính.
NXB Chính trị Quốc gia, 1996.
12. Phan Ngọc, Chữa lỗi chính tả cho học sinh. NXB Giáo dục, 1982.
13. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) - Nguyễn Văn Hiệp, Tiếng thực hành.NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997.
14. Nguyễn Văn Thâm, Soạn thảo và xử lí văn bản trong công tác của cán bộ
lãnh đạo và quản lí.NXB Chính trị Quốc gia, 1992.
15. Trần Ngọc Thêm, Hệ thống li kết văn bản tiếng Việt NXB Giáo dục, 2000.
16. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Ngữ pháp tiếng Việt.
NXB Khoa học xã hội, 2002.

You might also like