You are on page 1of 32

TỔNG ÔN CHƯƠNG I THEO BÀI

BÀI 1: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
- Một số oxit bazơ (Na2O, CaO,… ) tác dụng với …(1)…………………………. tạo thành dung dịch bazơ (kiềm).
- Oxit bazơ tác dụng với …(2)…………………………. tạo thành muối và nước.
- Một số oxit bazơ (Na2O, CaO,… ) tác dụng với …(3)…………………………. tạo thành muối.
- Nhiều oxit axit tác dụng với …(4)…………………………. tạo thành dung dịch axit.
- Oxit axit tác dụng với dung dịch …(5)…………………………. tạo thành muối và nước.
- Oxit axit tác dụng với một số oxit …(6)…………………………. tạo thành muối.
- Căn cứ vào tính chất hóa học, người ta chia oxit thành 4 loại: …(7)…………………………., ví dụ SO2, CO2;
…(8)…………………………., ví dụ Na2O, CuO; …(9)…………………………., ví dụ CO, NO;
…(10)…………………………., ví dụ Al2O3, ZnO.
Câu 2: Điền thông tin còn thiếu và đánh dấu ۷ (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau:
STT Công thức Tên gọi Phân loại
oxit oxit Oxit bazơ Oxit axit Oxit Oxit
trung tính lưỡng tính
1 K2O
2 BaO
3 CaO
4 Na2O
5 MgO
6 Al2O3
7 ZnO
8 FeO
9 Fe2O3
10 CuO
11 Bạc oxit
12 Cacbon(IV) oxit
hay cacbon đioxit
13 Cacbon monooxit
14 Lưu huỳnh(IV) oxit
hay lưu huỳnh đioxit
15 Lưu huỳnh(VI) oxit
hay lưu huỳnh trioxit
16 Nitơ đioxit
17 Nitơ monooxit
18 Photpho(V) oxit hay
điphotpho pentaoxit
Câu 3: Hoàn thành các phương trình phản ứng:
Na2 O + H 2 O ⎯⎯
→ Na2 O + SO2 ⎯⎯

CaO + H 2 O ⎯⎯
→ CuO + CO2 ⎯⎯

K 2 O + H 2 O ⎯⎯
→ CO2 + H2 O ⎯⎯

BaO + H 2 O ⎯⎯
→ P2 O5 + H2 O ⎯⎯

Fe2 O3 + H 2 O ⎯⎯
→ SO2 + H2 O ⎯⎯

CuO + HCl ⎯⎯
→ SO3 + H2 O ⎯⎯

Fe2 O3 + H2 SO4 ⎯⎯
→ CO2 + Ca(OH)2 dö ⎯⎯

Na2 O + HCl ⎯⎯
→ NaOH dö + SO2 ⎯⎯

FeO + H2 SO4 ⎯⎯
→ CO2 dö + Ca(OH)2 ⎯⎯

BaO + CO2 ⎯⎯
→ NaOH + SO2 dö ⎯⎯

Câu 4: Hoà tan 6,2 gam natri oxit vào 193,8 gam nước thì được dung dịch X. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch X.
Câu 5: Cho 8 gam đồng(II) oxit phản ứng với dung dịch axit clohiđric lấy dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch
chứa m gam muối đồng(II) clorua. Tính giá trị của m.
Câu 6: Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư. Tính khối lượng chất kết tủa tạo thành.
Câu 7: Cho 2,24 lít SO2 (đktc) hấp thụ hết vào 150 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Tính khối lượng muối có
trong dung dịch Y.
Câu 8: Cho 20 gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 0,2 lít dung dịch HCl có nồng độ 3,5M. Xác định phần
phần trăm theo khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp X.
Câu 9: Hòa tan 12,2 gam hỗn hợp MgO và Al2O3 vào dung dịch HCl 20%, thu được 31,45 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, để
trung hòa lượng axit dư cần dùng 20 ml dung dịch NaOH 2M. Tính khối lượng dung dịch HCl ban đầu.

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


1. Trắc nghiệm lý thuyết
● Mức độ nhận biết, thông hiểu
Câu 1: Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. SO3. B. K2O. C. Fe3O4. D. CuO.
Câu 2: Oxit nào sau đây là oxit bazơ?
A. P2O5. B. ZnO. C. Na2O. D. SO3.
Câu 3: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là
A. CO2. B. Na2O. C. SO2. D. P2O5.
Câu 4: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là
A. Ag2O. B. CuO. C. P2O5. D. CaO.
Câu 5: Chất tác dụng với dung dịch axit clohiđric, thu được dung dịch màu xanh là
A. CuO. B. MgO. C. Mg. D. BaCl2.
Câu 6: Oxit nào sau đây làm vẩn đục dung dịch nước vôi trong dư?
A. CO2. B. NO. C. CuO. D. CO.
Câu 7: Để loại bỏ khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp (O2, CO2), người ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch chứa:
A. HCl. B. NaOH. C. Na2SO4. D. NaCl.
Câu 8: Sắt(III) oxit tác dụng được với:
A. Nước, sản phẩm là axit.
B. Axit, sản phẩm là muối và nước.
C. Nước, sản phẩm là bazơ.
D. Bazơ, sản phẩm là muối và nước.
Câu 9: Dẫn từ từ CO2 vào nước vôi trong cho đến dư, hiện tượng xảy ra là:
A. Nước vôi từ trong hóa đục, rồi lại từ đục hóa trong.
B. Nước vôi từ đục hóa trong, rồi lại từ trong hóa đục.
C. Nước vôi từ trong hóa đục.
D. Nước vôi từ đục hóa trong.
Câu 10: Khí CO thường được dùng làm chất đốt trong công nghiệp. Một loại khí CO có lẫn tạp chất CO2, SO2. Hoá chất rẻ
tiền nào sau đây có thể loại bỏ những tạp chất trên ra khỏi CO?
A. H2O cất.
B. dung dịch HCl.
C. dung dịch nước vôi trong.
D. dung dịch xút.
2. Trắc nghiệm tính toán
● Mức độ thông hiểu, vận dụng
Câu 11: 0,05 mol FeO tác dụng vừa đủ với
A. 0,02 mol HCl. B. 0,1 mol HCl.
C. 0,05 mol HCl. D. 0,01 mol HCl.
Câu 12: Hấp thụ 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch NaOH 1M. Dung dịch thu được chứa chất nào?
A. NaHCO3. B. NaHCO3 và Na2CO3.
C. Na2CO3. D. Na2CO3 và NaOH.
Câu 13: Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch Ca(OH)2, chỉ thu được muối CaCO3. Nồng độ
mol của dung dịch Ca(OH)2 cần dùng là
A. 0,5M. B. 0,25M. C. 0,1M. D. 0,05M.
Câu 14: Hòa tan 6,2 gam Na2O vào nước được 2 lít dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là
A. 0,1M. B. 0,2 M. C. 0,3M. D. 0,4M.
Câu 15: Hòa tan 14,1 gam K2O vào 41,9 gam nước để tạo một dung dịch có tính kiềm. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu
được là
A. 20%. B. 25%. C. 30%. D. 35%.
Câu 16: Cần dùng 300 gam dung dịch HCl 3,65% để hòa tan vừa hết x gam Al2O3. Giá trị của x là
A. 51. B. 5,1. C. 153. D. 15,3.
Câu 17: Cho 3,2 gam đồng(II) oxit tác dụng với 100 gam dung dịch H2SO4 9,8%. Khối lượng muối thu được là
A. 6,4 gam. B. 12 gam. C. 7 gam. D. 3,2 gam.
Câu 18: Dẫn hoàn toàn 5,6 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 10 gam NaOH, muối thu được có khối lượng là
A. 26,5 gam. B. 13,25 gam.
C. 10 gam. D. 21 gam.
Câu 19: Cho 37,6 gam hỗn hợp gồm CaO, CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 0,6 lít dung dịch HCl 2M, rồi cô cạn dung dịch
sau phản ứng thì số gam muối khan thu được là
A. 80,2. B. 70,6. C. 49,3. D. 61,0.
Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 12,1 gam hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 100 ml dung dịch HCl 3M. Thành phần phần trăm theo
khối lượng hai oxit trên lần lượt là:
A. 33,06% và 66,94%. B. 66,94% và 33,06%.
C. 33,47% và 66,53%. D. 66,53% và 33,47%.
BÀI 2: MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
- Canxi oxit có công thức hóa học là …(1)…………………, tên thông thường là …(2)…………………. Canxi oxit thuộc loại
oxit …(3)………………….
- Canxi oxit là chất …(4)………………… màu …(5)…………………, nóng chảy ở nhiệt độ …(6)………………… (2585oC).
- Canxi oxit được dùng trong công nghiệp …(7)…………………, nguyên liệu cho công nghiệp …(8)…………………. Ngoài
ra, canxi oxit còn được dùng để …(9)………………… đất trồng trọt, xử lí …(10)………………… công nghiệp, sát trùng, diệt
nấm, khử độc môi trường.
- Nguyên liệu sản xuất canxi oxit là …(11)………………… với thành phần chính là CaCO3.
- Lưu huỳnh đioxit còn gọi là …(12)…………………, có công thức hóa học là …(13)…………………. Lưu huỳnh đioxit
thuộc loại …(14)………………….
- Lưu huỳnh đioxit là chất …(15)………………… không màu, mùi …(16)…………………, …(17)………………… (gây ho,
viêm đường hô hấp,…), …(18)………………… hơn không khí.
- Phần lớn lưu huỳnh đioxit dùng để sản xuất axit …(19)…………………. Ngoài ra, SO2 còn dùng làm chất tẩy trắng
…(20)………………… trong công nghiệp giấy; dùng làm chất diệt…(21)………………….
- Trong phòng thí nghiệm, SO2 được điều chế bằng cách cho muối …(22)………………… tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng.
Trong công nghiệp, SO2 được điều chế bằng cách đốt …(23)………………… hoặc quặng …(24)………………… trong không
khí.
Câu 2: Hoàn thành các phương trình phản ứng:
Bảng 1: Tính chất hóa học
CaO + H2O ⎯⎯
→ SO2 + Na2O ⎯⎯

CaO + HCl ⎯⎯
→ SO2 + BaO ⎯⎯

CaO + H2SO4 ⎯⎯
→ SO2 + NaOH dö ⎯⎯

CaO + CO2 ⎯⎯
→ SO2 dö + NaOH ⎯⎯

CaO + SO2 ⎯⎯
→ SO2 + Ca(OH)2 dö ⎯⎯

SO2 + H2O ⎯⎯
→ SO2 dö + Ca(OH)2 ⎯⎯

Bảng 2: Điều chế
o
t
CaCO3 ⎯⎯ → NaHSO3 + H2SO4 loaõ ng ⎯⎯

o
Na2SO3 + HCl ⎯⎯
→ t
S + O2 ⎯⎯ →
Câu 3: Cho 56 kg vôi sống (thành phần chính là CaO) chứa 10% tạp chất tác dụng với nước dư. Tính khối lượng vôi tôi thu
được.
Câu 4: Hấp thụ hoàn toàn 7,84 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m.
Câu 5: Hấp thu hoàn toàn 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch KOH 0,9M, thu được dung dịch X. Tính khối lượng
muối trong X.
Câu 6: Hoà tan hoàn toàn 46,1 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 1,7 lít dung dịch axit H2SO4 0,5M vừa đủ, thu được
dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam hỗn hợp muối sunfat khan. Tính giá trị của m.
Câu 7: Cho 35,3 gam hỗn hợp X gồm CuO và Al2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch chứa
91,3 gam muối. Xác định phần trăm khối lượng của Al2O3 trong X.
Câu 8: Oxit X có phần trăm khối lượng của nguyên tố kim loại gấp 2,5 lần phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi. Xác định
công thức của X.
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Trắc nghiệm lý thuyết
● Mức độ nhận biết, thông hiểu
Câu 1: Lưu huỳnh đioxit là chất khí không màu, mùi hắc, độc, nặng hơn không khí. Công thức của lưu huỳnh đioxit là
A. SO2. B. SO3. C. CO2. D. CO.
Câu 2: Canxi oxit là chất rắn, màu trắng, dùng để khử chua đất trồng trọt, khử độc môi trường,... Công thức của canxi oxit là
A. CaO. B. Ca(OH)2. C. CaCO3. D. Ca(NO3)2.
Câu 3: Trong hơi thở có một chất khí làm đục nước vôi trong, khí đó là
A. SO2. B. CO2. C. NO2. D. SO3.
Câu 4: Oxit khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit sunfurơ là
A. CO2. B. SO3. C. SO2. D. K2O.
Câu 5: Oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là
A. CO2. B. P2O5. C. Na2O. D. CuO.
Câu 6: Dung dịch tác dụng với CuO, thu được dung dịch có màu xanh lam là
A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch Na2CO3.
C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch Ca(OH)2.
Câu 7: CaO dùng làm chất khử chua đất trồng là ứng dụng tính chất hóa học gì của CaO?
A. Tác dụng với axit. B. Tác dụng với bazơ.
C. Tác dụng với oxit axit. D. Tác dụng với muối.
Câu 8: Điều khẳng định nào sau đây luôn đúng?
A. Oxit kim loại đều là oxit bazơ.
B. Oxit phi kim luôn là oxit axit.
C. CuO tan trong nước tạo thành dung dịch kiềm.
D. SO2 tan trong nước tạo thành dung dịch axit.
Câu 9: Khí sunfurơ được tạo ra từ cặp chất nào sau đây?
A. Muối natri sunfit và axit cacbonic.
B. Muối natri sunfit và dung dịch axit clohiđric.
C. Muối natri sunfat và dung dịch axit clohiđric.
D. Muối natri sunfat và muối đồng(II) clorua.
Câu 10: Sau khi làm thí nghiệm, có những khí thải độc hại: HCl, H2S, CO2, SO2. Dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là
tốt nhất?
A. Muối NaCl. B. Nước vôi trong.
C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch NaNO3.
2. Trắc nghiệm tính toán
● Mức độ thông hiểu, vận dụng
Câu 11: Hoà tan 23,5 gam kali oxit vào nước được 0,5 lít dung dịch X. Nồng độ mol của dung dịch X là
A. 0,25M. B. 0,5M. C. 1M. D. 2M.
Câu 12: Cho 50 gam SO3 hợp nước, thu được dung dịch axit H2SO4. Khối lượng axit thu được là (biết hiệu suất đạt 100%).
A. 14,7 gam. B. 22,05 gam. C. 25,05 gam. D. 61,25 gam.
Câu 13: Hòa tan hết 5,6 gam CaO vào dung dịch HCl 14,6%. Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là
A. 50 gam. B. 40 gam. C. 60 gam. D. 73 gam.
Câu 14: Cho 0,2 mol canxi oxit tác dụng với 500 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng muối thu được là
A. 2,22 gam. B. 22,2 gam. C. 23,2 gam. D. 22,3 gam.
Câu 15: Dẫn 1,68 lít khí CO2 (đktc) vào x gam dung dịch KOH 5,6%. Để thu được muối KHCO3 duy nhất thì x có giá trị là
A. 75 gam. B. 150 gam. C. 225 gam. D. 300 gam.
Câu 16: Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại R, thu được 1,25m gam oxit. Kim loại R là
A. Cu (64). B. Zn (65). C. Fe (56). D. Mg (24).
Câu 17: Cho 1,6 gam CuO tác dụng với 100 gam dung dịch H2SO4 20%. Nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch sau
phản ứng là:
A. 3,0% và 19%. B. 3,15% và 17,76%.
C. 5% và 15%. D. 2,15% và 16,52%.
Câu 18: Để hòa tan hết 13,2 gam hỗn hợp bột gồm ZnO và Al2O3 thì cần vừa đủ 500 ml dung dịch HCl 1M. Phần trăm khối
lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:
A. 61,36 và 38,64. B. 50 và 50.
C. 61,7 và 38,3. D. 60 và 40.
Câu 19: Cho 10 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO2 và 68,64% CO về thể tích đi qua 100 gam dung dịch Ca(OH)2 7,4%, thấy tách
ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 10. B. 8. C. 6. D. 12.
Câu 20: Cho 4,5 gam hỗn hợp M gồm Na, Ca và Mg tác dụng hết với O2 dư, thu được 6,9 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Cho
Y phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 0,15. B. 0,12. C. 0,60. D. 0,30.
BÀI 3: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
- Dung dịch axit làm quỳ tím đổi màu …(1)……………………….
- Dung dịch axit tác dụng với một số …(2)……………………… tạo thành muối và giải phóng khí hiđro.
- Dung dịch axit tác dụng với …(3)……………………… tạo thành muối và nước.
- Dung dịch axit tác dụng với với …(4)……………………… tạo thành muối và nước.
- Dung dịch axit tác dụng với tác dụng với một số …(5)……………………… tạo thành muối mới và axit mới.
- Dựa vào tính chất hóa học, axit được chia làm 2 loại: Axit …(6)……………………… như HCl, H 2SO4, HNO3; axit
…(7)……………………… như H2S; H2CO3.
Câu 2: Điền thông tin còn thiếu và đánh dấu ۷ (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau:
STT Công thức Tên gọi Phân loại
axit axit Axit mạnh Axit yếu Axit trung
bình
1 HCl
2 HBr
3 H2SO4
4 H2SO3
5 Axit photphoric
6 Axit nitric
7 Axit cacbonic
8 Axit sunfuhiđric
Câu 3: Hoàn thành các phương trình phản ứng:
HCl (dd) + Mg ⎯⎯
→ H2SO4 (dd loaõ ng) + Fe(OH)3 ⎯⎯

HCl (dd) + Al ⎯⎯
→ HCl (dd) + Na2O ⎯⎯

HCl (dd) + Cu ⎯⎯
→ HCl (dd) + CuO ⎯⎯

H2SO4 (dd loaõ ng) + Zn ⎯⎯


→ H2SO4 (dd loaõ ng) + FeO ⎯⎯

H2SO4 (dd loaõ ng) + Fe ⎯⎯


→ H2SO4 (dd loaõ ng) + Fe2O3 ⎯⎯

H2SO4 (dd loaõ ng) + Ag ⎯⎯


→ HCl (dd) + Na2CO3 ⎯⎯

HCl (dd) + NaOH ⎯⎯


→ HCl (dd) + CaCO3 ⎯⎯

HCl (dd) + Cu(OH)2 ⎯⎯


→ H2SO4 (dd loaõ ng) + BaCl2 ⎯⎯

H2SO4 (dd loaõ ng) + Fe(OH)2 ⎯⎯


→ H2SO4 (dd loaõ ng) + NaHCO3 ⎯⎯

Câu 4: Để trung hoà 200 ml dung dịch NaOH 1,5M thì thể tích dung dịch HCl 0,5M cần dùng là bao nhiêu?
Câu 5: Cho 500 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng hết với V ml dung dịch H2SO4 2M tạo thành muối trung hòa. Tính giá trị
của V.
Câu 6: Hoà tan một lượng sắt vào 400 ml dung dịch HCl vừa đủ. Sau phản ứng thu được 3,36 lít khí hiđro (đktc). Tính nồng
độ mol của dung dịch HCl.
Câu 7: Cho 4,8 gam kim loại M có hóa trị II vào dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 4,48 lít khí hiđro (đktc). Xác định kim loại
M.
Câu 8: Cho 200 ml dung dịch NaOH 0,5M tác dụng với 300 ml dung dịch HCl 1M. Muốn phản ứng trung hòa hoàn toàn thì
phải thêm dung dịch NaOH 0,5M hay HCl 1M với thể tích là bao nhiêu (trong các giá trị sau)?
Câu 9: Hoà tan 9 gam hợp kim Al - Mg vào dung dịch H2SO4 dư, thu được 10,08 lít khí H2 (đktc). Tính thành phần phần trăm
khối lượng của Al và Mg trong hợp kim.
Câu 10: Dung dịch X chứa axit HCl a mol/l và HNO3 b mol/l. Để trung hoà 20 ml dung dịch X cần dùng 300 ml dung dịch
NaOH 0,1M. Mặt khác, lấy 20 ml dung dịch X cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thấy tạo thành 2,87 gam kết tủa. Tính
giá trị của a, b.

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


1. Trắc nghiệm lý thuyết
● Mức độ nhận biết, thông hiểu
Câu 1: Axit nào sau đây là axit yếu?
A. HCl. B. H2SO4. C. HNO3. D. H2CO3.
Câu 2: Hợp chất nào sau đây gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit?
A. axit. B. hiđroxit. C. oxit. D. muối.
Câu 3: Muối nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, giải phóng khí SO2?
A. Na2SO3. B. K2CO3. C. Na2S. D. NaHCO3.
Câu 4: Dung dịch của chất nào sau đây làm cho quì tím hóa đỏ?
A. KOH. B. Na2SO4. C. HCl. D. K2SO3.
Câu 5: Dung dịch H2SO4 tác dụng với chất nào tạo ra khí hiđro?
A. NaOH. B. Fe. C. CaO. D. CO2.
Câu 6: Axit sunfuric đặc nóng tác dụng với đồng kim loại sinh ra khí
A. CO2. B. SO2. C. SO3. D. H2S.
Câu 7: Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí là
A. Mg. B. CaCO3. C. MgCO3. D. Na2SO3.
Câu 8: Khi cho từ từ dung dịch NaOH cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch hỗn hợp gồm HCl và một ít phenolphtalein.
Hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là:
A. Màu đỏ mất dần. B. Không có sự thay đổi màu
C. Màu đỏ từ từ xuất hiện. D. Màu xanh từ từ xuất hiện.
Câu 9: Để nhận biết 3 ống nghiệm chứa dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 và nước ta dùng:
A. Quì tím, dung dịch NaCl. B. Quì tím, dung dịch NaNO3.
C. Quì tím, dung dịch Na2SO4. D. Quì tím, dung dịch BaCl2.
Câu 10: Cho phản ứng: BaCO3 + 2X → H2O + Y + CO2. X và Y lần lượt là:
A. H2SO4 và BaSO4. B. HCl và BaCl2.
C. H3PO4 và Ba3(PO4)2. D. H2SO4 và BaCl2.
2. Trắc nghiệm tính toán
● Mức độ thông hiểu, vận dụng
Câu 11: Cho 0,1 mol kim loại kẽm vào dung dịch HCl dư. Khối lượng muối thu được là
A. 13,6 gam. B. 1,36 gam. C. 20,4 gam. D. 27,2 gam.
Câu 12: Cho 1 gam NaOH rắn tác dụng với dung dịch chứa 1 gam HNO3. Dung dịch sau phản ứng có môi trường
A. trung tính. B. bazơ. C. axit. D. lưỡng tính.
Câu 13: Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là
A. 0,3. B. 0,4. C. 0,2. D. 0,1.
Câu 14: Cho 21 gam MgCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là
A. 0,50 lít. B. 0,25 lít. C. 0,75 lít. D. 0,15 lít.
Câu 15: Hòa tan 12,6 gam natri sunfit vào dung dịch axit clohiđric dư. Thể tích (đktc) khí SO2 thu được là
A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 1,12 lít. D. 4,48 lít.
Câu 16: Cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 3M để trung hòa hết 300 ml dung dịch HCl 2M. Nồng độ mol của dung dịch muối
tạo thành là
A. 1,2M. B. 0,75M. C. 0,5M. D. 0,2M.
Câu 17: Cho m gam hỗn hợp kim loại Zn, Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
4,48 lít H2 (đktc) và 2,0 gam kim loại không tan. Giá trị của m là
A. 8,5. B. 18,0. C. 15,0. D. 16,0.
Câu 18: Để trung hòa 112 gam dung dịch KOH 25% thì cần dùng bao nhiêu gam dung dịch axit sunfuric 4,9%?
A. 400 gam. B. 500 gam. C. 420 gam. D. 570 gam.
Câu 19: Cho 200 ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H2SO4 1M, sau phản ứng cho thêm một mảnh Mg dư
vào sản phẩm thấy thoát ra một thể tích khí H2 (đktc) là
A. 2,24 lít. B. 4,48 lít. C. 3,36 lít. D. 6,72 lít.
Câu 20: Hoà tan 7,8 gam hỗn hợp bột Al và Mg trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng thêm 7,0
gam so với dung dịch HCl ban đầu. Khối lượng Al và Mg trong hỗn hợp đầu là
A. 5,8 gam và 3,6 gam. B. 1,2 gam và 2,4 gam.
C. 5,4 gam và 2,4 gam. D. 2,7 gam và 1,2 gam.

BÀI 4: MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG


I. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
- Axit sunfuric là chất …(1)……………………….., không màu, nặng gần gấp hai lần nước, …(2)……………………….. bay
hơi, …(3)……………………….. trong nước và tỏa rất nhiều …(4)………………………...
- Muốn pha loãng axit sunfuric …(5)……………………….., ta phải rót từ từ axit đặc vào lọ đựng …(6)………………………..
rồi khuấy đều. Làm ngược lại sẽ rất nguy hiểm.
- Axit sunfuric loãng có đầy đủ tính chất của một axit: Làm đổi màu …(7)………………………..; tác dụng với
…(8)……………………….. tạo thành muối và giải phóng khí H2; tác dụng với …(9)………………………..,
…(10)……………………….. tạo thành muối và nước; tác dụng với …(11)……………………….. tạo thành muối mới và axit
mới.
- Axit sunfuric đặc có tính …(12)………………………..; phản ứng được với hầu hết các …(13)……………………….. (trừ
vàng và bạch kim), không giải phóng khí H2.
- Để nhận biết axit sunfuric và dung dịch muối sunfat, ta dùng thuốc thử là dung dịch …(14)……………………….. BaCl2,
Ba(NO3)2,… hoặc dung dịch …(15)……………………….. Ba(OH)2.
- Axit sunfuric có nhiều …(16)………………………..: Sản xuất phân bón, chất tẩy rửa, giấy, chế biến dầu mỏ,…
- Nguyên liệu sản xuất axit sunfuric là …(17)……………………….. hoặc …(18)………………………..FeS2.
Câu 2: Hoàn thành các phương trình phản ứng:
H2SO4 (dd loaõ ng) + Mg ⎯⎯
→ H2SO4 (dd loaõ ng) + FeO ⎯⎯

H2SO4 (dd loaõ ng) + Zn ⎯⎯


→ H2SO4 (dd loaõ ng) + Fe2O3 ⎯⎯

H2SO4 (dd loaõ ng) + Al ⎯⎯


→ H2SO4 (dd loaõ ng) + CuO ⎯⎯

H2SO4 (dd loaõ ng) + Ag ⎯⎯


→ H2SO4 (dd loaõ ng) + Al2O3 ⎯⎯

H2SO4 (dd loaõ ng) + Cu ⎯⎯


→ H2SO4 (dd loaõ ng) + Ba(NO3 )2 ⎯⎯

H2SO4 (dd loaõ ng) + Fe(OH)2 ⎯⎯


→ H2SO4 (dd loaõ ng) + Na2CO3 ⎯⎯

H2SO4 (dd loaõ ng) + Fe(OH)2 ⎯⎯


→ H2SO4 (dd loaõ ng) + CaCO3 ⎯⎯

H2SO4 (dd loaõ ng) + Fe(OH)3 ⎯⎯


→ H2SO4 (dd loaõ ng) + Na2SO3 ⎯⎯

o
H2SO4 (dd loaõ ng) + NaOH dö ⎯⎯
→ t
H2 SO4 (ñaë c) + Cu ⎯⎯ →
o
H2SO4 (dd loaõ ng) dö + NaOH ⎯⎯
→ t
H2SO4 (ñaë c) + Ag ⎯⎯ →
Câu 3: Nhận biết các dung dịch đựng mất nhãn:
a. Hai dung dịch: Na2SO4 và dung dịch H2SO4.
b. Ba dung dịch: HCl, H2SO4, K2SO4.
c. Bốn dung dịch: HCl, H2SO4, K2SO4, NaCl.
Câu 4: Trung hòa 200 ml dung dịch NaOH 1M bằng dung dịch H2SO4 10%. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 cần dùng.
Câu 5: Cho m gam bột sắt vào dung dịch axit sunfuric loãng dư, phản ứng hoàn toàn tạo ra 6,72 lít khí hiđro (đktc). Tính giá
trị của m.
Câu 6: Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít
khí H2 và m gam chất rắn không tan. Tính giá trị của m.
Câu 7: Hoà tan hoàn toàn 32,5 gam một kim loại M (hoá trị II) bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được 11,2 lít khí hiđro (đktc).
Xác định kim loại M.
Câu 8: Khi cho 9,6 gam Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, lấy dư. Tính thể tích khí SO2 (đktc) thu được sau khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn.
Câu 9: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch H 2SO4 loãng dư, thu được 10,08 lít khí (đkc). Biết
Fe chiếm 60,87% về khối lượng. Tính giá trị của m.
Câu 10: Trộn lẫn 500 ml dung dịch H2SO4 0,3M với 200 ml dung dịch hỗn hợp NaOH xM, sau phản ứng thu được dung dịch
X chứa 19,1 gam muối. Tính giá trị của x.
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Trắc nghiệm lý thuyết
● Mức độ nhận biết, thông hiểu
Câu 1: Hợp chất nào sau đây là axit?
A. Fe(NO3)3. B. HNO3. C. N2O. D. Al(OH)3.
Câu 2: Axit clohiđric có công thức là
A. HCl. B. H2SO4. C. HNO3. D. H2CO3.
Câu 3: Oxit khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit sunfuric là
A. CO2. B. SO3. C. SO2. D. K2O.
Câu 4: Axit tương ứng với lưu huỳnh(IV) oxit (lưu huỳnh đioxit) có công thức là
A. H2SO3. B. H2CO3. C. H2SO4. D. H3PO4.
Câu 5: Sơ đồ phản ứng nào sau đây dùng để sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp?
A. Cu → SO2 → SO3 → H2SO4.
B. Fe → SO2 → SO3 → H2SO4.
C. FeO → SO2 → SO3 → H2SO4.
D. FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4.
Câu 6: Cho các oxit sau: CO2, SO2, CaO, CuO, Na2O. Số oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 7: Dãy các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành sản phẩm có chất khí:
A. BaO, Fe, CaCO3. B. Al, MgO, KOH.
C. Na2SO3, CaCO3, Zn. D. Zn, Fe2O3, Na2SO3.
Câu 8: Axit HCl tác dụng với nhóm chất nào sau đây?
A. Al2O3, CaO, SO2, Fe2O3. B. CuO, Fe2O3, Al2O3, NaOH.
C. NO2, Zn, Fe2O3, Al2O3. D. CO2, ZnO, Fe2O3, CaO.
Câu 9: Kẽm tác dụng với dung dịch axit clohiđric, thu được
A. dung dịch có màu xanh lam và chất khí màu nâu.
B. dung dịch không màu và chất khí có mùi hắc.
C. dung dịch có màu vàng nâu và chất khí không màu
D. dung dịch không màu và chất khí cháy được trong không khí.
Câu 10: Dùng hóa chất nào sâu đây để nhận biết ba ống nghiệm đựng các dung dịch: Ba(NO3)2, KOH và Na2CO3?
A. Dùng quỳ tím. B. Dùng phenolphtalein.
C. Dùng dung dịch BaCl2. D. Dùng axit H2SO4.
2. Trắc nghiệm tính toán
● Mức độ thông hiểu, vận dụng
Câu 11: Hoà tan m gam CaCO3 trong lượng dư dung dịch HCl, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 40. B. 50. C. 60. D. 100.
Câu 12: Cho 25 ml dung dịch NaOH 8M tác dụng với 50 ml dung dịch HCl 6M. Dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím
A. chuyển thành màu đỏ. B. chuyển thành màu xanh.
C. mất màu. D. không đổi màu.
Câu 13: Khi cho 100 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl thì phản ứng xảy ra vừa đủ. Nồng độ mol của HCl
trong dung dịch đã dùng là
A. 1,0M. B. 0,25M. C. 0,5M. D. 0,75M.
Câu 14: Để trung hòa 250 gam dung dịch axit sunfuric 12,25% thì khối lượng NaOH cần dùng là
A. 17,5 gam. B. 20 gam. C. 12,5 gam. D. 25 gam.
Câu 15: Cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,8M. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 23,30 gam. B. 18,64 gam. C. 1,86 gam. D. 2,33 gam.
Câu 16: Cho 0,15 mol Na2O tác dụng với nước, thu được 200 ml dung dịch NaOH. Phải dùng bao nhiêu lít dung dịch H2SO4
0,9M để trung hòa 150 ml dung dịch NaOH ở trên?
A. 120 ml. B. 125 ml. C. 135 ml. D. 75 ml.
Câu 17: Khi cho 100 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl, thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng
độ mol của HCl trong dung dịch đã dùng là
A. 0,75M. B. 0,5M. C. 0,25M. D. 1M.
Câu 18: Cho 0,83 gam hỗn hợp gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 0,56 lít khí H2
(đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 32,53% và 67,47%. B. 67,5% và 32,5%.
C. 55% và 45%. D. 45% và 55%.
Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 12,725 gam hỗn hợp Mg, Al, Zn bằng dung dịch HCl, thu được dung dịch X và 11,2 lít (đktc). Khối
lượng muối có trong dung dịch X là
A. 45,028 gam. B. 48, 225 gam.
C. 41,50 gam. D. 45, 182 gam.
Câu 20: Hòa tan 14 gam hỗn hợp 2 muối MCO3 và R2CO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X và 0,672 lít khí
(đktc). Cô cạn dung dịch X thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 16,33 gam. B. 14,33 gam. C. 9,265 gam. D. 12,65 gam.
BÀI 5: LUYỆN TẬP TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT VÀ AXIT
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Đánh dấu ۷ (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau:
Bảng 1: Tính chất hóa học của oxit bazơ
Chất Phản ứng với
H2O HCl (dd) H2SO4 (dd CO2 SO2
loãng)
Na2O
CuO
CaO
Fe2O3
Bảng 2: Tính chất hóa học của oxit axit
Chất Phản ứng với
H2O NaOH (dd) Ba(OH)2 (dd) K2O FeO
SO3
SO2
CO2
P2O5
Bảng 2: Tính chất hóa học của axit
Chất Phản ứng với
NaOH (dd) Ba(OH)2 Fe2O3 K2O Fe Cu, Ag CaCO3 NaHCO3
(dd)
HCl (dd)
H2SO4 (dd
loãng)
H2SO4 (dd
đặc)
Câu 2: Hoàn thành các phản ứng:
Na2O + H2O ⎯⎯
→ CO2 + Ca(OH)2 (dd) dö ⎯⎯

CuO + H2O ⎯⎯
→ CO2 dö + Ca(OH)2 (dd) ⎯⎯

BaO + CO2 ⎯⎯
→ HCl (dd) + Fe ⎯⎯

FeO + H2O ⎯⎯
→ HCl (dd) + Ag ⎯⎯

CuO + HCl ⎯⎯
→ HCl (dd) + Na2CO3 ⎯⎯

Fe2O3 + HCl ⎯⎯
→ HCl (dd) + Fe2O3 ⎯⎯

SO2 + H2O ⎯⎯
→ H2SO4 (loaõ ng) + Mg ⎯⎯

CO + H2O ⎯⎯
→ H2SO4 (loaõ ng) + Cu ⎯⎯

SO2 + Na2O ⎯⎯
→ H2SO4 (loaõ ng) + CuO ⎯⎯

CO2 + NaOH (dd) dö ⎯⎯


→ H2SO4 (loaõ ng) + CaCO3 ⎯⎯

CO2 dö + NaOH (dd) ⎯⎯


→ H2SO4 (ñaë c) + Cu ⎯⎯

Câu 3:
a. Bằng phương pháp hóa học, hãy loại bỏ khí CO2 ra khỏi hỗn hợp khí CO và CO2.
b. Bằng phương pháp hóa học, hãy tách riêng từng khí CO và SO2 ra khỏi hỗn hợp.
Câu : Cho 5,4 gam nhôm vào dung dịch HCl dư, thể tích khí thoát ra (đktc) là bao nhiêu lít?
A. 4,48 lít. B. 6,72 lít. C. 13,44 lít. D. 8,96 lít.
Câu 4: Trộn 50 ml dung dịch Ba(OH)2 0,04M với 150 ml dung dịch HCl 0,06M, thu được 200 ml dung dịch X. Tính nồng độ
mol của muối BaCl2 trong dung dịch X.
Câu 5: Cho hỗn hợp gồm 5,4 gam Al và 5,6 gam Fe phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HCl, thu được V lít H2 (đktc).
Tính giá trị của V.
Câu : Một dung dịch axit sunfuric trên thị trường có nồng độ 55%, để có 0,5 mol axit sunfuric thì khối lượng dung dịch axit
sunfuric cần dùng là bao nhiêu gam?
Câu 6: Cho 7,2 gam một loại oxit sắt tác dụng hoàn toàn với khí hiđro cho 5,6 gam sắt. Xác định công thức oxit sắt.
Câu 7: Cho 8 gam hỗn hợp Fe và Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư sinh ra 4,48 lít khí H2 (đktc). Tính thành phần
phần trăm về khối lượng của Fe và Mg.
Câu 8: Để hòa tan hết 31,05 gam hỗn hợp oxit gồm FeO và ZnO thì cần vừa đủ V lít dung dịch H2SO4 2M. Cô cạn dung dịch
sau phản ứng thu được 63,05 gam muối khan. Tính giá trị của V.

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


1. Trắc nghiệm lý thuyết
● Mức độ nhận biết, thông hiểu
Câu 1: Hợp chất nào sau đây thuộc loại oxit?
A. Na2SO4. B. H2SO4. C. Al2O3. D. Ca(OH)2.
Câu 2: Oxit nào sau đây là oxit bazơ?
A. N2O5. B. NO. C. K2O. D. CO2.
Câu 3: Điphotpho pentaoxit có công thức là
A. P2O5. B. H3PO4. C. K3PO4. D. P2O3.
Câu 4: Oxit SO3 là oxit axit, có axit tương ứng là
A. H2SO4. B. H2SO3. C. H2CO3. D. H2S.
Câu 5: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là
A. K2O. B. CuO. C. CO. D. SO2.
Câu 6: Oxit được dùng làm chất hút ẩm (chất làm khô) trong phòng thí nghiệm là
A. CuO. B. ZnO. C. PbO. D. CaO.
Câu 7: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch NaOH?
A. CO. B. SO2. C. Fe2O3. D. NO.
Câu 8: Dãy các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. CuO, CaCO3. B. NaOH, MgCl2.
C. Fe, Cu. D. CaO, NaNO3.
Câu 9: Cho các oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3, CO, CO2. Số oxit tác dụng với dung dịch kiềm dư tạo thành muối và nước là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khí CO2 có khả năng làm đục dung dịch NaOH.
B. FeO tác dụng với nước, tạo thành dung dịch bazơ.
C. SO2 tác dụng với nước, tạo thành dung dịch axit sunfuric.
D. P2O5 tác dụng với nước, tạo thành dung dịch axit photphoric.

2. Trắc nghiệm tính toán


● Mức độ thông hiểu, vận dụng
Câu 11: Cho 4,8 gam kim loại magie tác dụng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric. Thể tích khí hiđro (đktc) thu được là
A. 44,8 lít. B. 4,48 lít. C. 2,24 lít. D. 22,4 lít.
Câu 12: Cho 4 gam NaOH tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được x gam muối ăn. Giá trị của x là
A. 5,85. B. 58,5. C. 585 D. 0,585.
Câu 13: Hòa tan 16 gam SO3 trong nước thu được 250 ml dung dịch axit. Nồng độ mol dung dịch axit thu được là
A. 0,2M. B. 0,4M. C. 0,6M. D. 0,8M.
Câu 14: Trung hòa 200 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%. Khối lượng dung dịch NaOH cần dùng là
A. 100 gam. B. 80 gam. C. 90 gam. D. 150 gam.
Câu 15: Cho 22,4 gam Fe tác dụng vừa đủ với 200 gam dung dịch H2SO4 loãng. Nồng độ phần trăm của dung dịch axit H2SO4

A. 32%. B. 54%. C. 19,6%. D. 18,5%.
Câu 16: Cho 6,05 gam hỗn hợp X gồm Fe và Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl loãng (dư), thu được 0,1 mol khí H2.
Khối lượng của Fe trong 6,05 gam X là
A. 1,12 gam. B. 2,80 gam. C. 4,75 gam. D. 5,60 gam.
Câu 17: Cho 855 gam dung dịch Ba(OH)2 10% vào 200 gam dung dịch H2SO4 thu được kết tủa và dung dịch X. Để trung hoà
dung dịch X người ta phải dùng 125 ml dung dịch NaOH 25% (D = 1,28 gam/ml). Nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4 là
A. 98%. B. 25%. C. 49%. D. 50%.
Câu 18: Cho 9,125 gam muối hiđrocacbonat phản ứng hết với dung dịch H2SO4 (dư), thu được dung dịch chứa 7,5 gam muối
sunfat trung hoà. Công thức của muối hiđrocacbonat là
A. NaHCO3. B. Mg(HCO3)2. C. Ba(HCO3)2. D. Ca(HCO3)2.
Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được
1,344 lít hiđro (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 9,52. B. 7,25. C. 8,98. D. 10,27.
Câu 20: Cho 2,8 gam Fe kim loại tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được dung dịch X và V lít SO2.
Giá trị của V là
A. 2,24. B. 1,008. C. 1,12. D. 1,68.

BÀI 6: THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT VÀ AXIT
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Hoàn thành bảng tường trình thí nghiệm
STT TÊN TN CÁCH TIẾN HÀNH HIỆN TƯỢNG - GIẢI PHƯƠNG TRÌNH
THÍCH HÓA HỌC

1 Phản ứng
của canxi
oxit với
nước

2 Phản ứng
của
điphotpho
pentaoxit
với nước

3 Nhận biết
3 dung
dịch
H2SO4,
HCl,
Na2SO4

Câu 2: Nhận biết chất bằng phương pháp hóa học


a. Nhận biết 2 lọ mất nhãn đựng CaO và MgO.
b. Nhận biết 2 dung dịch NaOH và dung dịch Ca(OH)2.
c. Nhận biết 2 dung dịch NaCl, Na2SO4.
Câu 3: Nhận biết các dung dịch bằng một thuốc thử
a. Ba dung dịch HCl, Na2SO4, NaOH.
b. Bốn dung dịch Ba(NO3)2, KOH, H2SO4, Na2SO4.
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Trắc nghiệm lý thuyết
● Mức độ nhận biết, thông hiểu
Câu 1: Công thức hóa học của oxit axit tương ứng với axit H2SO3 là
A. SO2. B. SO3. C. NO. D. P2O5.
Câu 2: Cacbon monooxit là oxit
A. axit. B. bazơ. C. lưỡng tính. D. trung tính.
Câu 3: Oxit nào sau đây là oxit bazơ?
A. Al2O3. B. SO2. C. CuO. D. CO.
Câu 4: Hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác gọi là
A. axit. B. hiđroxit. C. oxit. D. muối.
Câu 5: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là
A. BaO. B. CuO. C. CO. D. SO2.
Câu 6: Dùng chất nào để phân biệt được dung dịch NaOH và dung dịch Ca(OH)2?
A. CO2. B. CaO. C. HCl. D. HNO3.
Câu 7: Thuốc thử dùng để nhận biết hai dung dịch Na2SO4 và Na2CO3 là dung dịch nào sau đây?
A. BaCl2. B. HCl. C. NaOH. D. NaNO3.
Câu 8: Có ba lọ thủy tinh, mỗi lọ đựng một trong các chất sau: Mg(OH)2, BaCl2, KHCO3. Thuốc thử dùng để nhận biết ba chất
là dung dịch nào sau đây?
A. NaCl. B. NaOH. C. H2SO4. D. CaCl2.
Câu 9: Có thể làm sạch N2 từ hỗn hợp N2, CO2, SO2 bằng cách cho hỗn hợp này đi qua một lượng dư dung dịch
A. H2SO4 đặc. B. NaOH đặc. C. CaCl2. D. CuSO4.
Câu 10: Để loại khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp CO, ta dùng phương pháp nào sau đây?
A. Cho qua dung dịch HCl. B. Cho qua dung dịch H2O.
C. Cho qua dung dịch Ca(OH)2. D. Cho hỗn hợp qua Na2CO3.
2. Trắc nghiệm tính toán
● Mức độ thông hiểu, vận dụng
Câu 11: Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư. Khối lượng chất kết tủa thu được là
A. 19,7 gam. B. 19,5 gam. C. 19,3 gam. D. 19 gam.
Câu 12: Hòa tan hết 98,5 gam CaCO3 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được V lít khí (đktc). Giá trị V là
A. 11,20. B. 22,40. C. 1,12. D. 44,80.
Câu 13: Cho 1 gam NaOH rắn tác dụng với dung dịch chứa 1 gam HNO3. Dung dịch sau phản ứng có môi trường
A. trung tính. B. bazơ. C. axit. D. lưỡng tính.
Câu 14: Hòa tan 12 gam SO3 vào nước dư, được dung dịch X. Để trung hòa hết dung dịch X cần dùng
A. 12 gam NaOH. B. 6 gam NaOH.
C. 14,7 gam NaOH. D. 10 gam NaOH.
Câu 15: Trung hòa 200 gam dung dịch NaOH 10% bằng dung dịch HCl 3,65%. Khối lượng dung dịch HCl cần dùng là
A. 200 gam. B. 300 gam. C. 400 gam. D. 500 gam.
Câu 16: Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), kết thúc phản ứng thu được 2,24 lít khí H2
(đktc). Khối lượng của Fe trong m gam X là
A. 4,48 gam. B. 11,2 gam. C. 16,8 gam. D. 5,6 gam.
Câu 17: Dẫn 8,96 lít CO2 (đktc) vào 600 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của
m là
A. 40. B. 30. C. 25. D. 20.

Câu 18: Cho 4,72 gam hỗn hợp gồm hai muối K2CO3 và Na2CO3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được 896 ml khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 40 và 60. B. 30 và 70.
C. 30,86 và 69. D. 43,86 và 56,14.
Câu 19: Để trung hòa hoàn toàn 1,52 gam hỗn hợp gồm NaOH và KOH thì cần vừa đủ 30 gam dung dịch HCl 3,65%. Khối
lượng muối clorua thu được là
A. 3,4 gam. B. 2,075 gam. C. 3,075 gam. D. 4,075 gam.
Câu 20: Trộn lẫn 500 ml dung dịch H2SO4 0,3M với 200 ml dung dịch hỗn hợp NaOH xM, sau phản ứng thu được dung dịch
X chứa 19,1 gam muối. Giá trị của x là
A. 0,5. B. 1. C. 1,5. D. 2.
BÀI 7: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
- Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển thành …(1)…………………….., làm phenolphtalein chuyển thành
…(2)……………………..
- Dung dịch bazơ tác dụng với …(3)…………………….. tạo thành muối và nước.
- Bazơ tan và bazơ không tan tác dụng với …(4)…………………….. tạo thành muối và nước.
- Phản ứng xảy ra vừa đủ giữa dung dịch bazơ và dung dịch axit gọi là phản ứng …(5)……………………...
- Bazơ không tan bị …(6)…………………….. tạo thành oxit và nước.
Câu 2: Điền thông tin còn thiếu và đánh dấu ۷ (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau:
STT Công thức Tên gọi Phân loại
bazơ bazơ Bazơ tan Bazơ không tan
1 KOH
2 Ba(OH)2
3 Ca(OH)2
4 NaOH
5 Mgie hiđroxit
6 Sắt(III) hiđroxit
7 Sắt(II) hiđroxit
8 Đồng hiđroxit
Câu 3: Hoàn thành phương trình phản ứng:
NaOH (dd) + CO2 dö ⎯⎯
→ Cu(OH)2 (r) + H2 SO4 (dd) ⎯⎯

KOH (dd) dö + SO2 ⎯⎯


→ Fe(OH)3 (r) + HCl (dd) ⎯⎯

Ca(OH)2 (dd) + CO2 dö ⎯⎯


→ KOH (dd) dö + H2 SO4 (dd) ⎯⎯

Ba(OH)2 (dd) dö + SO2 ⎯⎯


→ NaOH (dd) + H2 SO4 (dd) dö ⎯⎯

o
KOH (dd) dö + P2O5 ⎯⎯
→ t
Cu(OH)2 (r) ⎯⎯ →
o
Ba(OH)2 (dd) dö + P2O5 ⎯⎯
→ t
Fe(OH)3 (r) ⎯⎯ →
o
KOH (dd) + HCl (dd) ⎯⎯
→ t
Al(OH)3 (r) ⎯⎯ →
o
Ba(OH)2 (dd) + H2 SO4 (dd) ⎯⎯
→ t
NaOH(r) ⎯⎯ →
Câu 4: Trung hoà 100 ml dung dịch H2SO4 1M bằng V ml dung dịch NaOH 1M. Tính giá trị của V.
Câu 5: Để trung hòa hết 700 ml dung dịch H2SO4 0,5M cần V ml thể tích dung dịch KOH 12% (D = 1,15 g/ml). Tính giá trị
của V.
Câu 6: Đổ 10 ml dung dịch KOH vào 15 ml dung dịch H2SO4 0,5M, dung dịch vẫn dư axit. Thêm 3 ml dung dịch NaOH 1M
vào thì dung dịch trung hoà. Tính nồng độ mol/l của dung dịch KOH.
Câu 7: Dùng 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M hấp thụ hoàn toàn V lít khí SO2 (đktc). Sau phản ứng thu được muối BaSO3
không tan. Tính giá trị của V.
Câu 8: Dẫn 1,68 lít khí CO2 (đktc) vào x gam dung dịch KOH 5,6%, thu được muối KHCO3 duy nhất. Tính giá trị của x.
Câu 9: Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH, thu được dung dịch chứa 33,8 gam hỗn hợp
muối. Tính giá trị của x.

Câu 10: Để hòa tan hoàn toàn một hiđroxit M(OH)3 thì cần vừa đủ 200 ml dung dịch HCl 0,3M. Cô cạn dung dịch thì thu được
2,67 gam muối clorua. Xác định công thức của hiđroxit.
Câu 11: Nung nóng 14,7 gam một hiđroxit M(OH)2 trong chén sứ đến khối lượng không đổi, thu được 12 gam một oxit. Xác
định công thức của hiđroxit.

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


1. Trắc nghiệm lý thuyết
● Mức độ nhận biết, thông hiểu
Câu 1: Hợp chất nào sau đây là hiđroxit?
A. MgO. B. HCl. C. P2O5. D. Mg(OH)2.
Câu 2: Bazơ nào sau đây tan trong nước?
A. Ca(OH)2. B. Mg(OH)2. C. Fe(OH)3. D. Cu(OH)2.
Câu 3: Điều chế Cu(OH)2 ta dùng chất nào sau đây?
A. CuCl2 và KOH. B. CuSO4 và NaCl.
C. Cu và NaOH. D. Cu(NO3)2 và KCl.
Câu 4: Muối đồng nitrat tác dụng được với chất nào sau đây?
A. KCl. B. NaOH. C. ZnSO4. D. FeCl2.
Câu 5: Muối nào sau đây có thể tác dụng được với dung dịch Ba(OH)2
A. Na2CO3. B. CaCO3. C. AgCl. D. KCl.
Câu 6: Cu(OH)2 tác dụng được với chất nào sau đây?
A. ZnO. B. HCl. C. NaCl. D. FeCl2.
Câu 7: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?
A. NaCl. B. Na2SO4. C. NaOH. D. HCl.
Câu 8: Chất nào sau đây bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit?
A. Ba(OH)2. B. Cu(OH)2. C. KOH. D. NaOH.
Câu 9: Khi cho từ từ dung dịch NaOH cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch hỗn hợp gồm HCl và một ít phenolphtalein.
Hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là:
A. Màu đỏ mất dần. B. Không có sự thay đổi màu
C. Màu đỏ từ từ xuất hiện. D. Màu xanh từ từ xuất hiện.
Câu 10: Dung dịch NaOH và dung dịch KOH không có tính chất nào sau đây?
A. Làm đổi màu quỳ tím và phenophtalein.
B. Bị nhiệt phân hủy khi đun nóng tạo thành oxit bazơ và nước.
C. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
D. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
2. Trắc nghiệm tính toán
● Mức độ thông hiểu, vận dụng
Câu 11: Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là
A. 0,3. B. 0,4. C. 0,2. D. 0,1.
Câu 12: Trung hòa 200 ml dung dịch KOH 0,5M bằng 200 gam dung dịch HCl x%. Giá trị của x là
A. 1,825. B. 3,650. C. 18,25. D. 36,50.
Câu 13: Trộn 400 gam dung dịch KOH 5,6% với 300 gam dung dịch CuSO4 16%. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 9,8 gam. B. 14,7 gam. C. 19,6 gam. D. 29,4 gam.
Câu 14: Cho 40 gam dung dịch Ba(OH)2 34,2% vào dung dịch Na2SO4 14,2%. Khối lượng dung dịch Na2SO4 vừa đủ phản ứng

A. 100 gam. B. 40 gam. C. 60 gam. D. 80 gam.
Câu 15: Nhiệt phân hoàn toàn x gam Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi, thu được 24 gam chất rắn. Giá trị của x là
A. 16,05. B. 32,10. C. 48,15. D. 72,25.
Câu 16: Sục 0,2 mol khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 dư, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
A. 29,55. B. 39,40. C. 23,64. D. 19,70.
Câu 17: Sục 0,15 mol khí CO2 vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
A. 29,55. B. 39,40. C. 23,64. D. 19,70.
Câu 18: Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol KOH, thu được dung dịch chứa 33,8 gam hỗn
hợp muối. Giá trị của a là
A. 0,5. B. 0,6. C. 0,4. D. 0,3.
Câu 19: Khi cho 100 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl, thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng
độ mol của HCl trong dung dịch đã dùng là
A. 0,75M. B. 0,5M. C. 0,25M. D. 1M.
Câu 20: Đổ 10 ml dung dịch KOH vào 15 ml dung dịch H2SO4 0,5M, dung dịch vẫn dư axit. Thêm 3 ml dung dịch NaOH 1M
vào thì dung dịch trung hoà. Nồng độ mol/l của dung dịch KOH là
A. 1,2M. B. 0,6M. C. 0,75M. D. 0,9M.
BÀI 8: MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
- Natri hiđroxit là chất …(1)……………….. không màu, hút ẩm mạnh, tan …(2)……………….. trong nước và tỏa nhiệt.
Dung dịch natri hiđroxit có tính nhờn, làm bục vải, giấy và ăn mòn da nên gọi là …(3)………………...
- Dung dịch NaOH làm quỳ tím đổi …(4)……………….., làm phenolphtalein đổi …(5)………………...
- Dung dịch NaOH tác dụng với …(6)……………….., …(7)……………….. tạo thành muối và nước.
- Natri hiđroxit dùng để sản xuất …(8)……………….., chất tẩy rửa, bột giặt, sản xuất giấy, kim loại nhôm, tơ nhân tạo, chế
biến dầu mỏ,…
- Natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch …(9)………………...
- Canxi hiđroxit là chất …(10)……………….. trong nước. Dung dịch canxi hiđroxit có tên gọi thông thường là
…(11)………………...
- Dung dịch Ca(OH)2 làm quỳ tím đổi …(12)……………….., làm phenolphtalein đổi …(13)………………..
- Dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với …(14)……………….., …(15)……………….. tạo thành muối và nước.
- Canxi hiđroxit dùng làm vật liệu …(16)……………….., …(17)……………….. đất trồng trọt, khử độc các chất thải công
nghiệp, diệt trùng chất thải sinh hoạt và xác chết động vật, …
- Người ta dùng thang pH để biểu thị độ …(18)……………….. hoặc …(19)……………….. của dung dịch: Nếu pH = 7 thì
dung dịch là …(20)……………….. (không có tính axit và không có tính bazơ); pH > 7 thì dung dịch có tính
…(21)………………..; pH < 7 thì dung dịch có tính …(22)………………...
Câu 2: Hoàn thành phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
a. NaCl ⎯⎯ → NaOH ⎯⎯ → NaHCO3 ⎯⎯ → Na2CO3 ⎯⎯ → NaOH ⎯⎯ → Cu(OH)2 ⎯⎯ → CuO
(6) (5) (1) (2) (3) (4)
b. Fe2O3 ⎯⎯ Fe(OH)3 ⎯⎯ Ca(OH)2 ⎯⎯ →CaCO3 ⎯⎯ →Ca(HCO3 )2 ⎯⎯ →CaCl2 ⎯⎯ →Ca(NO3 )2
Câu 3: Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M vào 250 ml dung dịch H2SO4 0,3M. Tính khối lượng kết tủa tạo thành.
Câu 4: Trung hòa 200 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%. Tính khối lượng dung dịch NaOH cần dùng.
Câu 5: Trộn 13,44 gam dung dịch KOH 25% với 32,5 gam dung dịch FeCl3 20%. Tính khối lượng kết tủa thu được sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu 6: Hấp thụ hoàn toàn 22 gam CO2 vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch X. Tính khối lượng muối tạo thành trong
dung dịch X.
Câu 7: Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch Ba(OH)2, thu được chất kết tủa màu trắng. Tính nồng
độ mol của dung dịch Ba(OH)2.
Câu 8: Để trung hòa hoàn toàn 1,52 gam hỗn hợp gồm NaOH và KOH thì cần vừa đủ 30 gam dung dịch HCl 3,65%. Tính khối
lượng muối clorua tạo thành trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn m gam S có trong oxi dư, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 120 ml dung dịch NaOH 1M thì thu
được dung dịch chứa 2 muối có cùng nồng độ mol. Tính giá trị của m.
Câu 10: Sục 0,15 mol khí CO2 vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của
m.
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Trắc nghiệm lý thuyết
● Mức độ nhận biết, thông hiểu
Câu 1: Hợp chất nào sau đây gồm nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH)?
A. axit. B. hiđroxit. C. oxit. D. muối.
Câu 2: Canxi hiđroxit có công thức là
A. Ca(OH)2. B. Ba(OH)2. C. KOH. D. Al(OH)3.

Câu 3: Sắt(II) hiđroxit có công thức là


A. Fe(OH)2. B. Fe3O4. C. Fe(OH)3. D. FeO.
Câu 4: Hợp chất nào sao đây là bazơ?
A. K2O. B. KCl. C. Ba(OH)2. D. HCl.
Câu 5: Bazơ nào sau đây không tan trong nước?
A. KOH. B. Ba(OH)2. C. NaOH. D. Fe(OH)2.
Câu 6: Chất nào sau đây gọi là xút ăn da?
A. NaHCO3. B. NaOH. C. Na2CO3. D. NaNO3.
Câu 7: Natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch muối X bão hòa. Công thức của muối X là
A. NaCl. B. Na2CO3. C. Na2SO4. D. NaNO3.
Câu 8: Dãy bazơ nào tương ứng với các oxit sau: Na2O; CuO BaO; Fe2O3?
A. NaOH; CuOH; Ba(OH)2; Fe(OH)3.
B. NaOH; Cu(OH)2; Ba(OH)2; Fe(OH)2.
C. NaOH; Cu(OH)2; Ba(OH)2; Fe(OH)3.
D. NaOH; CuOH; Ba(OH)2; Fe(OH)2.
Câu 9: Dung dịch KOH không có tính chất hoá học nào sau đây?
A. Làm quỳ tím hoá xanh.
B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước.
Câu 10: Dung dịch KOH tác dụng với nhóm chất nào sau đây đều tạo thành muối và nước?
A. Ca(OH)2, CO2, CuCl2. B. P2O5, H2SO4, SO3.
C. CO2, Na2CO3, HNO3. D. Na2O, Fe(OH)3, FeCl3.
2. Trắc nghiệm tính toán
● Mức độ thông hiểu, vận dụng
Câu 11: Khi cho 100 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl thì phản ứng xảy ra vừa đủ. Nồng độ mol của HCl
trong dung dịch đã dùng là
A. 1,0M. B. 0,25M. C. 0,5M. D. 0,75M.
Câu 12: Cho 0,1 mol kim loại Mg vào dung dịch HCl dư. Khối lượng muối thu được là
A. 13,6 gam. B. 9,5 gam. C. 20,4 gam. D. 27,2 gam.
Câu 13: Dẫn 8,96 lít CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 40. B. 30. C. 25. D. 20.
Câu 14: Cho dung dịch chứa 20 gam NaOH vào dung dịch chứa 36,5 gam HCl, nếu thử môi trường sau phản ứng thì giấy quỳ
tím sẽ
A. chuyển thành màu đỏ. B. chuyển thành màu xanh.
C. mất màu. D. không đổi màu.
Câu 15: Cho 4 gam NaOH tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được x gam muối ăn. Giá trị của x là
A. 5,85. B. 58,5. C. 585 D. 0,585.
Câu 16: Trộn 13,44 gam dung dịch KOH 25% với 32,5 gam dung dịch FeCl3 20%. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối
lượng kết tủa thu được là
A. 3 gam. B. 3,14 gam. C. 4,14 gam. D. 2,14 gam.
Câu 17: Cho 16,8 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 600 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch X. Nếu cho một lượng
dư dung dịch BaCl2 vào dung dịch X thì thu được lượng kết tủa là
A. 19,7 gam. B. 88,65 gam. C. 118,2 gam. D. 147,75 gam.
Câu 18: Cho 200 ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H2SO4 1M, sau phản ứng cho thêm một mảnh Zn dư
vào sản phẩm thấy thoát ra một thể tích khí H2 (đktc) là
A. 2,24 lít. B. 4,48 lít. C. 3,36 lít. D. 6,72 lít.
Câu 19: Cho hỗn hợp X gồm 31,75 gam FeCl2 và 24,375 gam FeCl3 tác dụng với dung dịch NaOH dư và để ngoài không khí
đến khối lượng không đổi. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 30,8 gam. B. 45 gam. C. 42,8 gam. D. 27,8 gam.
Câu 20: Dung dịch X chứa axit HCl a mol/l và HNO3 b mol/l. Để trung hoà 20 ml dung dịch X cần dùng 300 ml dung dịch
NaOH 0,1M. Mặt khác, lấy 20 ml dung dịch X cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thấy tạo thành 2,87 gam kết tủa. Giá trị
của a, b lần lượt là
A. 1,0 và 0,5. B. 1,0 và 1,5. C. 0,5 và 1,7. D. 2,0 và 1,0.
BÀI 9: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
- Dung dịch muối có thể tác dụng với…(1)……………………. tạo thành muối mới và kim loại mới. Điều kiện xảy ra phản
ứng là kim loại tham gia phản ứng phải hoạt động …(2)……………………. kim loại trong muối.
- Muối có thể tác dụng với …(3)……………………. tạo thành muối mới và axit mới. Điều kiện xảy ra phản ứng: Muối tạo
thành phải …(4)……………………. (kết tủa) trong axit hoặc axit tạo thành phải …(5)……………………. hơn axit ban đầu.
- Hai muối có thể tác dụng với nhau tạo thành …(6)……………………. mới. Điều kiện xảy ra phản ứng: Hai muối tham gia
phản ứng phải …(7)……………………. trong nước và một trong hai muối mới tạo thành phải …(8)…………………….
(không tan trong nước).
- Dung dịch muối có thể tác dụng với dung dịch …(9)……………………. tạo ra muối mới và bazơ mới. Điều kiện xảy ra phản
ứng: Muối, bazơ tham gia phản ứng phải …(10)……………………. trong nước và muối hoặc bazơ mới phải
…(11)……………………..
- Một số muối bị nhiệt …(12)……………………. ví dụ: CaCO3, KMnO4, KClO3,…
- Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai …(13)……………………. tham gia phản ứng trao đổi thành phần cấu
tạo cho nhau để tạo thành những …(14)……………………. mới. Suy ra các phản ứng giữa muối với axit, với bazơ, với muối;
axit với bazơ thuộc loại …(15)……………………. trao đổi.
Câu 2: Điền thông tin còn thiếu và đánh dấu ۷ (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau:
STT Công thức Tên gọi Phân loại
muối muối Muối axit Muối trung hòa
1 Na2SO4
2 AgNO3
3 FeSO4
4 Al2(SO4)3
5 Na2CO3
6 K3PO4
7 ZnCl2
8 Na2SO3
9 Kali hiđrosunfit
10 Đồng sunfua
11 Sắt(II) clorua
12 Natri clorua
13 Bari nitrat
14 Canxi hiđrocacbonat
15 Kali hiđrosunfat
Câu 3: Hoàn thành phương trình phản ứng:
FeSO4 (dd) + Mg (r) ⎯⎯
→ NaCl(dd) + AgNO3 (dd) ⎯⎯

CuSO4 (dd) + Fe (r) ⎯⎯


→ KCl (dd) + NaNO3 (dd) ⎯⎯

AgNO3 (dd) + Al (r) ⎯⎯


→ Fe(NO3 )2 (dd) + NaOH (dd) ⎯⎯

FeSO4 (dd) + Cu (r) ⎯⎯


→ MgCl2 (dd) + Ba(OH)2 (dd) ⎯⎯

CaCO3 (r) + HCl (dd) ⎯⎯


→ Na2SO4 (dd) + Ba(OH)2 (dd) ⎯⎯

AgNO3 (dd) + HCl (dd) ⎯⎯


→ K2CO3 (dd) + Ca(OH)2 (dd) ⎯⎯

Na2CO3 (dd, r) + H2SO4 (dd) ⎯⎯


→ MgCl2 (dd) + NaNO3 (dd) ⎯⎯

o
Ba(NO3 )2 (dd) + H2SO4 (dd) ⎯⎯
→ t
CaCO3 ⎯⎯ →
o
NaNO3 (dd) + HCl (dd) ⎯⎯
→ t
MgCO3 ⎯⎯ →
o
Na2SO4 (dd) + BaCl2 (dd) ⎯⎯
→ t , xt
KClO3 ⎯⎯⎯ →
o
K2CO3 + Ca(NO3 )2 (dd) ⎯⎯
→ t
KMnO4 ⎯⎯ →
Câu 4: Trộn 400 gam dung dịch KOH 5,6% với 300 gam dung dịch CuSO4 16%. Tính khối lượng kết tủa tạo thành.
Câu 5: Cho 100 ml dung dịch BaCl2 1M tác dụng vừa đủ 100 ml dung dịch K2CO3. Tính nồng độ mol của chất tan trong dung
dịch thu được sau phản ứng.
Câu 6: Trộn 30 ml dung dịch có chứa 2,22 gam CaCl2 với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 gam AgNO3. Tính nồng độ mol của
chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 7: Cho bột nhôm dư vào 100 ml dung dịch CuSO4 0,2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Cu. Tính giá
trị của m.
Câu 8: Cho 14 gam bột sắt vào 150 ml dung dịch CuCl2 2M và khuấy đều, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam
chất rắn. Tính giá trị của m.
Câu 9: Nhúng một đinh sắt sạch vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, làm khô, thấy khối lượng đinh sắt
tăng 1 gam. Tính khối lượng sắt đã phản ứng.
Câu 10: Nhúng một đinh sắt có khối lượng 8 gam vào 500 ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra cân lại
thấy nặng 8,8 gam. Tính nồng độ mol/l của CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng.

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


1. Trắc nghiệm lý thuyết
● Mức độ nhận biết, thông hiểu
Câu 1: Muối nào sau đây không tan trong nước?
A. KCl. B. NaCl. C. AgCl. D. CuCl2.
Câu 2: Hợp chất nào sau đây gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit?
A. axit. B. hiđroxit. C. oxit. D. muối.
Câu 3: Muối nào sau đây là muối axit?
A. KNO3. B. CaCl2. C. KHCO3. D. Na2SO4.
Câu 4: Thành phần chính của đá vôi là hợp chất nào sau đây?
A. NaHCO3. B. KCl. C. CaCO3. D. BaCO3.
Câu 5: Nguyên liệu để sản xuất canxi oxit là đá vôi, thành phần chính của đá vôi là
A. CaCO3. B. CaSO4. C. Ca(OH)2. D. Ca3(PO4)2.
Câu 6: Muối tạo kết tủa trắng khi cho phản ứng với dung dịch H2SO4 là
A. Cu(NO3)2. B. BaCl2. C. ZnCl2. D. MgSO4.
Câu 7: Dung dịch muối tác dụng với dung dịch axit clohiđric là
A. Zn(NO3)2 B. NaNO3. C. AgNO3. D. Cu(NO3)2.
Câu 8: Cặp chất khi phản ứng với nhau tạo thành chất kết tủa trắng?
A. Ca(OH)2 và Na2CO3. B. NaOH và Na2CO3.
C. KOH và NaNO3. D. Ca(OH)2 và NaCl.
Câu 9: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không xảy ra phản ứng hoá học?
A. Thả đinh sắt vào dung dịch đồng sunfat.
B. Cho bột Zn vào dung dịch muối ăn.
C. Cho dây đồng vào dung dịch bạc nitrat.
D. Cho một miếng Na vào dung dịch sắt(II) clorua.
Câu 10: Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng(II) sunfat có màu xanh. Hiện tượng xảy ra là
A. Chỉ có màu xanh của dung dịch ban đầu nhạt dần.
B. Chỉ một phần đinh sắt bị hoà tan.
C. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không bị hoà tan.
D. Một phần đinh sắt bị hoà tan, kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, màu xanh của dung dịch ban đầu nhạt dần.
2. Trắc nghiệm tính toán
● Mức độ thông hiểu, vận dụng
Câu 11: Cho 100 ml dung dịch BaCl2 1M tác dụng vừa đủ 50 ml dung dịch K2CO3. Nồng độ mol của chất tan trong dung dịch
thu được sau phản ứng là
A. 1M. B. 2M. C. 0,2M. D. 0,1M.
Câu 12: Cho bột nhôm dư vào 100 ml dung dịch CuSO4 0,2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Cu. Giá trị
của m là
A. 0,64. B. 1,28. C. 1,92. D. 0,32.
Câu 13: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,05M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung
dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là
A. 3,84. B. 2,32. C. 1,68. D. 0,64.
Câu 14: Cho 40 gam dung dịch Ba(OH)2 34,2% vào dung dịch Na2SO4 14,2%. Khối lượng dung dịch Na2SO4 vừa đủ phản ứng

A. 100 gam. B. 40 gam. C. 60 gam. D. 80 gam.
Câu 15: Trộn lẫn một dung dịch có chứa 34 gam AgNO3 với một dung dịch chứa 17,55 gam NaCl. Khối lượng kết tủa thu
được là
A. 27,8 gam. B. 27 gam. C. 28,8 gam. D. 28,7 gam.
Câu 16: Xô đa Na2CO3.nH2O chứa 72,72% khối lượng là oxi. Vậy giá trị của n là
A. 6. B. 8. C. 10. D. 2.
Câu 17: Ngâm một thanh nhôm vào dung dịch X chứa 10,2 gam AgNO3. Sau khi tất cả bạc bị đẩy ra và bám hết vào thanh
nhôm thì thanh nhôm tăng 9,9%. Khối lượng thanh nhôm ban đầu là
A. 30 gam. B. 40 gam. C. 50 gam. D. 60 gam.
Câu 18: Cho 200 ml dung dịch chứa 23,8 gam KBr vào 300 ml dung dịch chứa 51 gam AgNO3. Nồng độ mol của muối trong
nước lọc là:
A. CM(KNO3)=0,15M và CM(AgNO3)=0,2M.
B. CM(KNO3)=0,05M và CM(AgNO3)=0,07M.
C. CM(KNO3)=0,2M và CM(AgNO3)=0,4M.
D. CM(KNO3)=0,4M và CM(AgNO3)=0,2M.
Câu 19: Cho 19 gam hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, sinh ra 4,48 lít khí (đktc). Khối lượng mỗi
muối trong hỗn hợp ban đầu là
A. 10,6 gam và 8,4 gam. B. 16 gam và 3 gam.
C. 10,5 gam và 8,5 gam. D. 16 gam và 4,8 gam.
Câu 20: Hòa tan hết 11,7 gam hỗn hợp gồm CaO và CaCO3 vào 100 ml dung dịch HCl 3M. Khối lượng muối thu được là
A. 16,65 gam. B. 15,56 gam. C. 166,5 gam. D. 155,6 gam.
BÀI 10: MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
- Muối natri clorua có nhiều trong…(1)………………………. Ngoài ra, natri clorua còn có trong các
…(2)……………………… ở dạng kết tinh. Natri clorua còn gọi là …(3)……………………….
- Muối ăn được khai thác từ nước biển hoặc hồ nước mặn bằng cách cho nước mặn …(4)……………………… từ từ để thu
được muối kết tinh.
- Muối ăn cũng có thể …(5)……………………… từ các mỏ muối, sau đó được nghiền nhỏ và …(6)………………………
thành muối sạch.
- Muối natri clorua có nhiều ứng dụng trong đời sống như làm …(7)……………………… và bảo quản
…(8)………………………; trong …(9)……………………… như điều chế Na, Cl2, dung dịch NaOH, chất tẩy trắng, diệt
khuẩn, xà phòng, chất giặt rửa tổng hợp,…
Câu 2: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
a. NaOH ⎯⎯ → Na2CO3 ⎯⎯ → NaCl ⎯⎯ → NaOH ⎯⎯ → Na2SO4 ⎯⎯ → NaCl ⎯⎯ → AgCl
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
b. Na ⎯⎯ → Na2O ⎯⎯ → NaOH ⎯⎯ → NaHCO3 ⎯⎯ → Na2CO3 ⎯⎯ → Na2SO4 ⎯⎯ → NaCl
Câu 3: Nhận biết các dung dịch đựng trong lọ mất nhãn:
a. Hai dung dịch NaCl và HCl.
b. Ba dung dịch NaCl, HCl, HNO3.
c. Bốn dung dịch BaCl2, NaCl, HCl, H2SO4.
Câu 4: Hòa tan hết 50 gam CaCO3 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được V lít khí (đktc). Tính giá trị của V.
Câu 5: Cho 98 gam dung dịch H2SO4 20% vào dung dịch BaCl2 dư. Tính khối lượng kết tủa tạo thành.
Câu 6: Trộn lẫn một dung dịch có chứa 34 gam AgNO3 với một dung dịch chứa 17,55 gam NaCl. Tính khối lượng kết tủa tạo
thành.
Câu 7: Cho m gam nhôm vào 200 ml dung dịch Fe(NO3)2 0,2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,49 gam chất
rắn. Tính giá trị của m.
Câu 8: Nhúng một thanh sắt (dư) vào 100 ml dung dịch CuSO 4 x mol/l. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối
lượng thanh sắt tăng 0,4 gam. Biết tất cả Cu sinh ra đều bám vào thanh sắt. Tính giá trị của x.
Câu 9: Cho hoàn toàn 8,4 gam NaHCO3 vào dung dịch HCl, thu được một chất khí, dẫn khí này qua dung dịch nước vôi trong
lấy dư thì thu được m gam muối kết tủa. Tính giá trị của m.
Câu 10: Cho 6,8 gam hỗn hợp X gồm Zn và Fe vào 325 ml dung dịch CuSO4 0,2M đến khi phản ứng hoàn toàn, thu đươc dung
dịch và 6,96 gam hỗn hợp kim loại Y. Tính khối lượng Fe tham gia phản ứng.

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


1. Trắc nghiệm lý thuyết
● Mức độ nhận biết, thông hiểu
Câu 1: Hợp chất nào sau đây là muối?
A. CuSO4. B. H2SO4. C. SO2. D. Cu(OH)2.
Câu 2: Trong tự nhiên, muối natri clorua có nhiều trong
A. nước biển. B. nước mưa. C. nước sông. D. nước giếng.
Câu 3: Công thức phân tử CaCO3 tương ứng với thành phần hoá học chính của loại đá nào sau đây?
A. đá đỏ. B. đá vôi. C. đá mài. D. đá tổ ong.
Câu 4: Thành phần chính của muối ăn là hợp chất nào sau đây?
A. NaCl. B. KCl. C. CaCO3. D. Na2CO3.
Câu 5: Sản phẩm của phản ứng phân hủy canxi cacbonat bởi nhiệt là:
A. CaO và CO. B. CaO và CO2.
C. CaO và SO2. D. CaO và P2O5.
Câu 6: Muối tác dụng với dung dịch NaOH tạo chất không tan có màu xanh là
A. BaCl2. B. AlCl3. C. CuSO4. D. ZnSO4.
Câu 7: Cặp chất tác dụng với nhau tạo ra muối natri sunfit là:
A. NaOH và CO2. B. Na2O và SO3.
C. NaOH và SO3. D. NaOH và SO2.
Câu 8: Thuốc thử dùng phân biệt hai dung dịch natri hiđroxit và canxi hiđroxit là
A. dung dịch axit clohiđric. B. dung dịch bari clorua.
C. dung dịch natri clorua. D. dung dịch natri cacbonat.
Câu 9: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian, lấy thanh kim loại ra làm khô, cân lại thấy tăng x gam. x là:
A. khối lượng kim loại Cu bám vào.
B. khối lượng CuSO4 bám vào.
C. khối lượng gốc sunfat bám vào.
D. hiệu số giữa khối lượng kim loại Cu bám vào và khối lượng Fe tan ra.
Câu 10: Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây không xảy ra?
A. Dung dịch bari hiđroxit và dung dịch axit clohiđric.
B. Dung dịch đồng(II) sunfat và dung dịch natri hiđroxit.
C. Dung dịch natri cacbonat và dung dịch kali clorua.
D. Dung dịch bari clorua và dung dịch natri sunfat.
2. Trắc nghiệm tính toán
● Mức độ thông hiểu, vận dụng
Câu 11: Cho 6,5 gam bột Zn vào dung dịch CuSO4 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 3,2. B. 5,6. C. 12,9. D. 6,4.
Câu 12: Nhiệt phân hoàn toàn 12,25 gam KClO3 (xúc tác MnO2). Thể tích khí O2 (đktc) thu được là
A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít.
Câu 13: Nung nóng 26,8 gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3, thu được khí CO2 và 13,6 gam hỗn hợp rắn. Thể tích (đktc) khí CO2
thu được là
A. 6,72 lít. B. 6 lít. C. 3,36 lít. D. 10,08 lít.
Câu 14: Nhiệt phân 100 gam CaCO3 được 33 gam CO2. Hiệu suất của phản ứng là
A. 75%. B. 33%. C. 67%. D. 42%.
Câu 15: Cho 115,556 gam dung dịch BaCl2 45% vào 81,667 gam dung dịch H2SO4 30%. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 29,125 gam. B. 58,25 gam.
C. 62,5 gam. D. 32 gam.
Câu 16: Hoà tan m gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 trong lượng dư dung dịch HCl, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá
trị của m là
A. 40. B. 50. C. 60. D. 100.
Câu 17: Hòa tan 4,59 gam hỗn hợp X gồm hai muối cacbonat của hai kim loại có hóa trị I và II bằng dung dịch HCl dư, thu
được 1,008 lít khí CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch, khối lượng muối khan thu được là
A. 4,085 gam. B. 5,085 gam. C. 4,5 gam. D. 3,75 gam.
Câu 18: Nhúng đinh sắt vào dung dịch CuSO4, khi lấy đinh sắt ra khối lượng tăng 0,2 gam so với ban đầu. Khối lượng kim
loại đồng bám vào đinh sắt là
A. 0,2 gam. B. 1,6 gam. C. 3,2 gam. D. 6,4 gam.
Câu 19: Ngâm một lá sắt có khối lượng 20 gam vào dung dịch bạc nitrat, sau một thời gian phản ứng nhấc lá kim loại ra làm
khô, cân nặng 23,2 gam. Lá kim loại sau phản ứng có:
A. 18,88 gam Fe và 4,32 gam Ag.
B. 1,880 gam Fe và 4,32 gam Ag.
C. 15,68 gam Fe và 4,32 gam Ag.
D. 18,88 gam Fe và 3,42 gam Ag.
Câu 20: Cho hỗn hợp X gồm 0,325 gam Zn và 0,56 gam Fe tác dụng với 100 ml dung dịch Cu(NO 3)2. Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92 gam kim loại. Nồng độ mol/l của dung dịch Cu(NO 3)2 là
A. 0,02M. B. 0,15M. C. 0,1M. D. 0,05M.

BÀI 11: PHÂN BÓN HÓA HỌC

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN


Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
1. Phân bón đơn: Chỉ chứa một trong ba nguyên tố …(1)……………………………. là đạm (N), lân (P), kali (K).
a. Phân đạm: Cung cấp nguyên tố …(2)……………………………. cho cây trồng. Một số loại phân đạm thường dùng là:
…(3)……………………………. (NH2)2CO, chứa 46% N; …(4)……………………………. NH4NO3, chứa 35% N;
…(5)……………………………. (NH4)2SO4, chứa 21% N.
b. Phân lân: Cung cấp nguyên tố …(6)……………………………. cho cây trồng, các loại phân lân thường dùng là:
- Photphat tự nhiên, thành phần chính là …(7)……………………………., không tan trong nước, tan chậm trong đất chua.
- Supephotphat là phân lân đã qua chế biến hóa học, thành phần chính là …(8)……………………………., tan được trong
nước.
c. Phân kali: Những loại phân kali thường dùng là …(9)……………………………. và …(10)…………………………….
đều dễ tan trong nước.
2. Phân bón kép: Chứa hai hoặc cả ba …(11)……………………………. N, P, K, có hai loại:
- Được tạo thành bằng cách …(12)……………………………. các loại phân bón đơn theo tỉ lệ thích hợp với từng loại cây
trồng. Phân NPK là hỗn hợp các muối: amoni nitrat NH4NO3, điamoni hiđrophotphat (NH4)2HPO4 và kali clorua.
- Được …(13)……………………………. bằng phương pháp hóa học, như KNO3 (kali và đạm), (NH4)2HPO4 (đạm và lân),…
3. Phân bón vi lượng: Phân bón vi lượng có chứa một số …(14)……………………………. (như bo, kẽm, mangan,… dưới
dạng hợp chất) mà …(15)……………………………. cần rất ít nhưng lại …(16)……………………………. cho sự phát triển
của cây trồng.
Câu 2: Điền thông tin còn thiếu và đánh dấu ۷ (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau:
STT Công thức phân Tên phân bón Nguyên tố dinh Phân bón đơn Phân bón kép
bón dưỡng
1 KCl
2 NH4NO3
3 NH4Cl
4 (NH4)2SO4
5 Ca3(PO4)2
6 Ca(H2PO4)2
7 Amoni
hiđrophotphat
8 Kali nitrat
9 Kali sunfat
10 Urê
11 Canxi nitrat
Câu 3: Bằng phương pháp hóa học hay nhận biết 3 mẫu phân bón hóa học sau: K2SO4, NH4NO3, Ca(H2PO4)2.
Câu 4: Phân đạm urê thường chứa 46% N. Khối lượng ure đủ cung cấp 70 kg N là
Câu 5: Trong phân bón hóa học, hàm lượng đạm, lân, kali được tính theo N. Tính khối lượng N có trong 1 kg NH4NO3.
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Trắc nghiệm lý thuyết
● Mức độ nhận biết, thông hiểu
Câu 1: Nguyên tố dinh dưỡng mà phân đạm cung cấp đạm cho cây trồng là
A. Kali. B. Cacbon. C. Nitơ. D. Photpho.
Câu 2: Nguyên tố dinh dưỡng mà phân lân cung cấp cho cây trồng là
A. Nitơ. B. Photpho. C. Kali. D. Hiđro.
Câu 3: Chỉ ra các loại phân đạm:
A. KCl, NH4NO3. B. Ca3(PO4)2.
C. (NH2)2CO, (NH4)2SO4. D. (NH4)2HPO4, Ca(H2PO4)2.
Câu 4: Căn cứ theo nguyên tố dinh dưỡng có trong phân (NH4)2HPO4 thì gọi tên loại phân này là
A. Đạm và kali. B. Lân và đạm.
C. Kali và lân. D. Đạm, lân và kali.
Câu 5: Chất không dùng làm phân bón hóa học là
A. CO(NH2)2. B. NH4NO3. C. HNO3. D. (NH4)2SO4.
Câu 6: Trong các hợp chất sau, hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học:
A. CaCO3. B. Ca3(PO4)2. C. Ca(OH)2. D. CaCl2.
Câu 7: Trong các loại phân bón sau, phân bón hoá học kép là
A. (NH4)2SO4. B. Ca(H2PO4)2. C. KCl. D. KNO3.
Câu 8: Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm?
A. KCl. B. Ca3(PO4)2. C. K2SO4. D. (NH2)2CO.
Câu 9: Muối X là chất rắn màu trắng tan nhiều trong nước, bị phân hủy ở nhiệt độ cao, dùng làm phân bón cho cây trồng là
A. NaCl. B. CaCO3. C. KNO3. D. MgSO4.
Câu 10: Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có lượng đạm cao nhất?
A. NH4NO3. B. NH4Cl. C. (NH4)2SO4. D. (NH2)2CO.
Câu 11: Nếu sử dụng cùng một khối lượng để bón cho cây thì loại phân đạm nào có hiệu quả hơn?
A. (NH2)2CO. B. NH4NO3. C. (NH4)2SO4. D. NH4Cl.
Câu 12: Để có vụ mùa bội thu, một người nông dân vùng Duyên Hải miền Trung đi mua phân đạm bón cho lúa. Em có thể
giúp bác nông dân đó chọn mua loại phân đạm nào sau đây là tốt nhất?
A. Canxi nitrat - Ca(NO3)2. B. Amoni nitrat - NH4NO3.
C. Amoni sunfat - (NH4)2SO4. D. Urê - (NH2)2CO.
Câu 13: Dãy phân bón hoá học chỉ chứa toàn phân bón hoá học đơn là:
A. KNO3, NH4NO3, (NH2)2CO. B. KCl, NH4H2PO4, Ca(H2PO4)2.
C. (NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2. D. (NH4)2SO4, KNO3, NH4Cl.
Câu 14: Dãy chất nào sau đây thuộc loại phân bón đơn?
A. KCl , KNO3, NH4Cl. B. KCl, NH4Cl, Ca(H2PO4)2.
C. KCl; Ca(H2PO4)2; (NH4)2HPO4. D. KCl, KNO3, Ca3(PO4)2.
Câu 15: Để nhận biết 2 loại phân bón hoá học là: NH4NO3 và NH4Cl. Ta dùng dung dịch:
A. NaOH. B. Ba(OH)2. C. AgNO3. D. BaCl2.
Câu 16: Dùng Na2CO3 có thể nhận biết được loại phân nào sau đây qua hiện tượng kết tủa trắng?
A. KCl. B. NH4NO3. C. Ca(H2PO4)2. D. (NH2)2CO.
Câu 17: Để nhận biết dung dịch NH4NO3, Ca3 (PO4)2, KCl người ta dùng dung dịch:
A. NaOH. B. Ba(OH)2. C. KOH. D. Na2CO3.
2. Trắc nghiệm tính toán
● Mức độ thông hiểu, vận dụng
Câu 18: Cho 0,1 mol Ba(OH)2 vào dung dịch NH4NO3 dư thì thể tích khí (đktc) thu được là
A. 2,24 lít. B. 4,48 lít. C. 22,4 lít. D. 44,8 lít.
Câu 19: Nung 150 kg CaCO3 thu được 67,2 kg CaO. Hiệu suất phản ứng là
A. 60%. B. 40%. C. 80%. D. 50%.
Câu 20: Một loại đá chứa 80% CaCO3, còn lại là tạp chất trơ. Nung đá đến khi khối lượng không đổi), thu được chất rắn R.
Vậy phần trăm khối lượng CaO trong R là
A. 62,5%. B. 69,14%. C. 70,22%. D. 73,06%.

BÀI 12: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN


Câu 1: Cho các dung dịch sau đây lần lượt phản ứng với nhau từng đôi một, hãy đánh dấu ۷ nếu có phản ứng xảy ra.
NaOH CuSO4 Ca(NO3)2 H2SO4
Mg(NO3)2
Na2CO3
Ba(OH)2
HCl
Câu 2: Hãy viết phương trình hóa học biểu diễn mối liên hệ giữa các hợp chất vô cơ theo sơ đồ sau:

Câu 3: Có những chất sau: K2O, K, KOH, KHCO3, K2CO3, KCl, K2SO4. Sắp xếp các chất trên thành một dãy chuyển đổi hóa
học và viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa đó.
Câu 4: Nhiệt phân hoàn toàn x gam Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi, thu được 24 gam chất rắn. Tính giá trị của x.
Câu 5: Hoà tan 50 gam CaCO3 vào dung dịch axit clohiđric dư. Biết hiệu suất của phản ứng là 85%. Tính thể tích của khí CO2
(đktc) tạo thành.
Câu 6: Nhiệt phân 55,3 gam KMnO4, sau một thời gian phản ứng thu được V lít khí O2 (đktc). Tính giá trị của V.
Câu 7: Cho 2,24 lít CO2 (đktc) phản ứng với dung dịch có chứa 0,1 mol NaOH. Tính khối lượng muối tạo thành.
Câu 8: Dẫn 8,96 lít CO2 (đktc) vào 600 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Tính giá trị
của m.
Câu 9: Nung hỗn hợp X gồm CaCO3 và MgCO3, khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng chỉ bằng một nửa khối lượng ban
đầu. Xác định thành phần phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp X.
Câu 10: Cho 3,45 gam hỗn hợp muối natri cacbonat và kali cacbonat tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được V lít CO2 (đktc)
và 3,78 gam muối clorua. Tính giá trị của V.

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


1. Trắc nghiệm lý thuyết
● Mức độ nhận biết, thông hiểu
Câu 1: Sắt(III) oxit có công thức là
A. Fe2O3. B. Fe(OH)2. C. Fe3O4. D. FeO.
Câu 2: Lưu huỳnh trioxit có công thức là
A. SO3. B. H2SO4. C. SO2. D. H2SO3.
Câu 3: Oxit nào sau đây là oxit bazơ?
A. CO2. B. SO3. C. CaO. D. CO.
Câu 4: Trong tự nhiên, muối natri clorua có nhiều trong
A. nước biển. B. nước mưa. C. nước sông. D. nước giếng.
Câu 5: Chất nào sau đây được dùng để sản xuất vôi sống?
A. CaCO3. B. NaCl. C. K2CO3. D. Na2SO4.
Câu 6: Trong công nghiệp, vôi sống (CaO) được điều chế bằng cách nhiệt phân
A. CaCl2. B. CaSO4. C. Ca(OH)2. D. CaCO3.
Câu 7: Cặp chất không thể tồn tại trong một dung dịch (tác dụng được với nhau) là:
A. Ca(OH)2, Na2CO3. B. Ca(OH)2, NaCl.
C. Ca(OH)2, NaNO3. D. NaOH, KNO3.
Câu 8: Loại bỏ khí CO2, SO2 ra khỏi hỗn hợp X gồm O2, CO2, SO2 bằng cách cho hỗn hợp X đi qua lượng dư dung dịch nào
sau đây?
A. HCl. B. Ca(OH)2. C. NaCl. D. Br2.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây sai?
A. CaO tác dụng với nước, tạo thành dung dịch bazơ.
B. SO3 tác dụng với nước, tạo thành dung dịch axit.
C. CuO tác dụng với dung dịch HCl, tạo thành dung dịch màu xanh.
D. Fe2O3 tác dụng với CO2, tạo thành muối.
+ HCl
Câu 10: Trong sơ đồ phản ứng sau: X ⎯⎯⎯ + NaOH
→ X ⎯⎯⎯ → Cu ( OH )2 . Chất X là
A. Cu. B. Cu(NO3)2. C. CuO. D. CuSO4.
2. Trắc nghiệm tính toán
● Mức độ thông hiểu, vận dụng
Câu 11: Khí có tỉ khối đối với hiđro bằng 32 là
A. N2O. B. SO2. C. SO3. D. CO2.
Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam Fe vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X và khí Y. Cô cạn dung dịch X thu được
m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 24,375. B. 19,05. C. 12,70. D. 16,25.
Câu 13: Trung hoà 200 gam dung dịch HCl 3,65% bằng dung dịch KOH 1M. Thể tích dung dịch KOH cần dùng là
A. 100 ml. B. 300 ml. C. 400 ml. D. 200 ml.
Câu 14: Giấy quỳ tím chuyển màu đỏ khi nhúng vào dung dịch được tạo thành từ:
A. 1 mol H2 SO4 và 1,7 mol NaOH.
B. 1 mol HCl và 1 mol KOH.
C. 1,5 mol Ca(OH)2 và 1,5 mol HCl.
D. 0,5 mol H2SO4 và 1,5 mol NaOH.
Câu 15: Một tinh thể muối ngậm nước có dạng Na2CO3.xH2O, biết thành phần phần trăm của Na2CO3 trong muối ngậm nước
là 37,063%. Công thức phân tử của tinh thế muối ngậm nước là
A. Na2CO3.10H2O. B. Na2CO3.5H2O.
C. Na2CO3.7H2O. D. Na2CO3.8H2O.
Câu 16: Cho đinh sắt có khối lượng 2,3 gam vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy đinh ra, rửa nhẹ, làm khô, cân lại
thấy khối lượng là 3,5 gam. Khối lượng muối sắt tạo ra là
A. 152 gam. B. 6,24 gam. C. 1,2 gam. D. 22,8 gam.
Câu 17: Cho 9,6 gam kim loại magie vào 120 gam dung dịch HCl (vừa đủ). Nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng

A. 29,32%. B. 29,5%. C. 22,53%. D. 22,67%.
Câu 18: Hoà tan 12,1 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Fe cần 400 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng hỗn hợp muối thu được
sau phản ứng là
A. 26,3 gam. B. 40,5 gam. C. 19,2 gam. D. 22,8 gam.
Câu 19: Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một
thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh
sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là
A. 2,16 gam. B. 0,84 gam. C. 1,72 gam. D. 1,40 gam.
Câu 20: Cho a gam một bazơ X vào dung dịch HCl loãng dư, cô cạn dung dịch, thu được 3,25 gam muối clorua khan. Mặt
khác, đem nung nóng a gam X đến khối lượng không đổi thì thu được 1,6 gam oxit kim loại. Công thức phân tử của bazơ X là
A. Fe(OH)3. B. Ba(OH)2. C. Zn(OH)2. D. Al(OH)3.

BÀI 13: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ


I. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Điền thông tin còn thiếu và đánh dấu ۷ (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau:
STT Hợp Tên gọi Oxit Axit Bazơ Muối
chất Oxit Oxit Axit có Axit Bazơ Bazơ Muối Muối
axit bazơ oxi không tan không trung axit
có oxi tan hòa
1 NaCl
2 KHSO4
3 Mg(OH)2
4 HCl
5 H2SO4
6 NaOH
7 H2CO3
8 CaCO3
9 Cacbon đioxit
10 Đồng(II) oxit
11 Sắt(II) nitrat
12 Lưu huỳnh
trioxit
13 Kali photphat
14 Canxi
đihiđrophotphat
15 Sắt(III) oxit
Câu 2: Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
(6) (5) (1) (2) (3) (4)
a. Na2CO3 ⎯⎯ NaHCO3 ⎯⎯ CO2 ⎯⎯ → H2CO3 ⎯⎯ →CaCO3 ⎯⎯ →CaO ⎯⎯ →CaCl2
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
b. Fe ⎯⎯ → FeSO4 ⎯⎯ → Fe(OH)2 ⎯⎯ → FeCl2 ⎯⎯ → Fe(NO3 )2 ⎯⎯ → Fe(OH)2 ⎯⎯ → FeO
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
c. Cu(OH)2 ⎯⎯ →CuCl2 ⎯⎯ → Mg ⎯⎯ → MgCl2 ⎯⎯ → Mg(OH)2 ⎯⎯ → MgO ⎯⎯ → Mg(NO3 )2
Câu 3: Cho 10 gam đá vôi phản ứng với axit clohiđric có dư, thu được bao nhiêu lít khí cacbonic (đktc)? Biết rằng đá vôi có
chứa 25% các tạp chất không hòa tan.
Câu 4: Cho dung dịch chứa 0,1 mol BaCl2 tác dụng hoàn toàn với 0,2 mol Na2SO4, thu được khối lượng m gam kết tủa. Tính
giá trị của m.
Câu 5: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, thu được dung dịch X chứa m gam muối.
Tính giá trị của m.
Câu 6: Nung hoàn toàn hỗn hợp X gồm muối CaCO3 và MgCO3, thu được 76 gam hai oxit và 33,6 lít CO2 (đktc). Tính khối
lượng hỗn hợp X.
Câu 7: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí SO2 (đktc) bằng 120 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa.
Tính giá trị của m.
Câu 8: Cho 19 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3 và NaHCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, sinh ra 4,48 lít khí (đktc). Tính khối
lượng mỗi muối trong hỗn hợp X.
Câu 9: Cho 38,2 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3 và K2CO3 vào dung dịch HCl dư. Dẫn lượng khí sinh ra qua nước vôi trong lấy
dư, thu được 30 gam kết tủa. Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp X.

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


1. Trắc nghiệm lý thuyết
● Mức độ nhận biết, thông hiểu
Câu 1: Trong số các bazơ sau đây, bazơ nào tan tốt trong nước?
A. KOH. B. Fe(OH)3. C. Fe(OH)2. D. Cu(OH)2.
Câu 2: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là
A. CaO. B. BaO. C. Na2O D. SO3.
Câu 3: Chất khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày?
A. N2. B. CO. C. CH4. D. CO2.
Câu 4: Sản phẩm nhiệt phân muối hiđrocacbonat là
A. CO2. B. Cl2. C. CO. D. Na2O.
Câu 5: Chất được sử dụng để trung hòa axit là
A. Al(OH)3. B. Fe(OH)2. C. NaOH. D. Cu(OH)2.
Câu 6: Chất nào sau đây làm đục nước vôi trong Ca(OH)2?
A. Na2O. B. CO2. C. K2O. D. BaO.
Câu 7: Cặp chất tác dụng với dung dịch axit clohiđric là
A. NaOH, BaCl2. B. NaOH, BaCO3.
C. NaOH, Ba(NO3)2. D. NaOH, BaSO4.
Câu 8: Cho các oxit sau: Na2O, Al2O3, CO, P2O5, BaO. Số oxit tác dụng với nước tạo thành dung dịch làm quỳ tím hóa xanh

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 9: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. BaO + H2O. B. CuO + dd HCl.
C. CO2 + dd Ca(OH)2. D. CO + dd NaOH.
Câu 10: Sục khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong, thu được kết tủa X. Sục tiếp CO2 vào cho đến dư, thấy kết tủa tan dần, thu
được dung dịch trong suốt chứa muối Y. Chất X, Y là
A. CaCO3; Ca(OH)2. B. CaCO3; Ca(HCO3)2.
C. CaO; Ca(HCO3)2. D. Ca(HCO3)2; Ca(OH)2.
2. Trắc nghiệm tính toán
● Mức độ thông hiểu, vận dụng
Câu 11: 0,5 mol CuO tác dụng vừa đủ với
A. 0,5 mol H2SO4. B. 0,25 mol HCl.
C. 0,5 mol HCl. D. 0,1 mol H2SO4.
Câu 12: Khử hoàn toàn 32 gam CuO bằng khí CO dư, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
A. 25,6. B. 19,2. C. 6,4. D. 12,8.
Câu 13: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 5. B. 15. C. 10 D. 20.
Câu 14: Hòa tan m gam Fe bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 25,4 gam muối
khan. Vậy giá trị của m là
A. 16,8. B. 11,2. C. 6,5. D. 5,6.
Câu 15: Tính khối lượng của Fe thu được khi cho một lượng CO dư khử 32 gam Fe2O3. Biết rằng hiệu suất phản ứng là 80%.
A. 8,96 gam. B. 17, 92 gam. C. 26, 88 gam. D. 25,77 gam.
Câu 16: Hoà tan hoàn toàn 8,45 gam một kim loại hoá trị II bằng dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 17,68
gam muối khan. Kim loại đã dùng là
A. Ba. B. Zn. C. Mg. D. Ca.
Câu 17: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Al và Cu vào dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí hiđro (đktc). Phần trăm của nhôm
trong hỗn hợp là
A. 81%. B. 54%. C. 27%. D. 40%.
Câu 18: Cho m gam hỗn hợp Zn, Fe tác dụng với vừa đủ với 73 gam dung dịch HCl 10%. Cô cạn dung dịch thu được 13,15
gam muối. Giá trị m là
A. 7,05. B. 5,3. C. 4,3. D. 6,05.
Câu 19: Hấp thụ toàn bộ 0,3 mol CO2 vào dung dịch chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng hay
giảm bao nhiêu gam?
A. giảm 6,8 gam. B. tăng 13,2 gam.
C. giảm 16,8 gam. D. tăng 20 gam.
Câu 20: Hoà tan hoàn toàn 0,8125 gam một kim loại M vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 0,28 lít khí SO2 (đktc). Kim
loại đã dùng là
A. Mg. B. Cu. C. Zn. D. Fe.

BÀI 14: THỰC HÀNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ VÀ MUỐI
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Hoàn thành bảng tường trình thí nghiệm
STT TÊN TN CÁCH TIẾN HÀNH HIỆN TƯỢNG - GIẢI PHƯƠNG TRÌNH
THÍCH HÓA HỌC

1 Natri
hiđroxit
tác dụng
với muối

2 Đồng(II)
hiđroxit
tác dụng
với axit

3 Đồng(II)
sunfat tác
dụng với
kim loại

4 Bari
clorua tác
dụng với
muối

5 Bari
clorua tác
dụng với
axit
Câu 2: Nhận biết chất bằng phương pháp hóa học
a. Nhận biết 2 chất rắn: Mg(OH)2 và NaOH.
b. Nhận biết 2 dung dịch: FeCl3 và Mg(NO3)2.
c. Nhận biết 2 dung dịch Na2SO4, H2SO4.
Câu 3: Nhận biết các dung dịch bằng một thuốc thử
a. Ba dung dịch H2SO4, Na2SO4, NaOH.
b. Bốn dung dịch BaCl2, KOH, H2SO4, KNO3.
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Trắc nghiệm lý thuyết
● Mức độ nhận biết, thông hiểu
Câu 1: Dung dịch nào sau đây tác dụng được với CaCO3?
A. NaCl. B. K2SO4. C. Ba(OH)2. D. HCl.
Câu 2: Chất khí không bị giữ lại khi đi qua dung dịch Ca(OH)2 là
A. CO2. B. O2. C. SO2. D. HCl.
Câu 3: Oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là
A. BaO. B. P2O5. C. Fe2O3. D. MgO.
Câu 4: Oxit nào sau đây tác dụng với CO2 tạo muối cacbonat?
A. BaO. B. Fe2O3. C. Al2O3. D. CuO.
Câu 5: Để làm sạch một mẫu đồng kim loại có lẫn sắt kim loại và kẽm kim loại, có thể ngâm mẫu đồng vào dung dịch
A. FeCl2 dư. B. ZnCl2 dư. C. CuCl2 dư. D. AlCl3 dư.
Câu 6: Dùng quì tím để phân biệt được cặp chất nào sau đây?
A. Dung dịch HCl và dung dịch KOH.
B. Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4.
C. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch NaCl.
D. Dung dịch NaOH và dung dịch KOH.
Câu 7: Để nhận biết 3 ống nghiệm chứa dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 và nước cất ta dùng:
A. Quì tím, dung dịch NaCl. B. Quì tím, dung dịch NaNO3.
C. Quì tím, dung dịch Na2SO4. D. Quì tím, dung dịch BaCl2.
Câu 8: Hóa chất có thể dùng để nhận biết 3 dung dịch mất nhãn: H2SO4, BaCl2 và NaCl ở ngay lần thử đầu tiên là:
A. Bột kẽm. B. Giấy quỳ tím.
C. dung dịch Na2CO3. D. dung dịch AgNO3.
Câu 9: Cho các phát biểu sau:
(a) Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch FeCl3, thấy xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
(b) Cho một ít Cu(OH)2 vào ống nghiệm, rồi nhỏ vào đó vài giọt dung dịch HCl. Lắc nhẹ ống nghiệm, thấy Cu(OH) 2 tan dần,
dung dịch thu được có màu vàng nâu.
(c) Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch Na2SO4, thấy xuất hiện kết tủa màu trắng.
(d) Ngâm một đinh sắt nhỏ, sạch trong dung dịch CuSO4, khoảng 4 -5 phút sau thấy màu xanh của dung dịch nhạt dần, đồng
thời trên bề mặt đinh sắt xuất hiện một lớp kim loại màu đỏ.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10: Cho các phát biểu sau:
(a) Đốt nóng Cu(OH)2 trên ngọn lửa đèn cồn, thu được chất rắn có màu đen.
(b) Ngâm một dây đồng trong dung dịch bạc nitrat, thấy dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh.
(c) Nhỏ vài giọt dung dịch axit sunfuric vào ống nghiệm có sẵn 1 ml dung dịch muối BaCl 2, thấy xuất hiện kết tủa màu xanh
lam.
(d) Nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm có sẵn 1 ml dung dịch NaOH, thấy xuất hiện kết tủa màu xanh lơ.
Số phát biểu sai là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
2. Trắc nghiệm tính toán
● Mức độ thông hiểu, vận dụng
Câu 11: Cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100 ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng:
A. Làm quỳ tím hoá xanh.
B. Làm quỳ tím hoá đỏ.
C. Phản ứng được với magie giải phóng khí hiđro.
D. Không làm đổi màu quỳ tím.
Câu 12: Khi cho sắt phản ứng với dung dịch CuSO4. Khi kết thúc phản ứng thu được 22,4 gam đồng. Khối lượng sắt tham gia
phản ứng là
A. 19,6 gam. B. 9,8 gam. C. 29,4 gam. D. 15,6 gam.
Câu 13: Dẫn V lít (đktc) khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 3,584. B. 3,36. C. 1,344. D. 3,136.
Câu 14: Phải dùng bao nhiêu lít dung dịch H2SO4 2,5M để trung hòa hết 160 ml dung dịch NaOH 25% (D = 1,5 g/ml).
A. 0,4 lít. B. 0,3 lít. C. 0,2 lít. D. 0,1 lít.
Câu 15: Oxit của một nguyên tố hóa trị (II) chứa 28,57% oxi về khối lượng. Nguyên tố đó là
A. Ca. B. Mg. C. Fe. D. Cu.
Câu 16: Hoà tan hoàn toàn 15,6 gam kim loại M có hóa trị II vào H2SO4 loãng, dư, thu được dung dịch Y và 5,376 lít H2 (đktc).
Kim loại M là
A. Fe. B. Cu. C. Zn. D. Mg.
Câu 17: Ngâm một lá đồng trong 20 ml dung dịch AgNO3 cho đến khi đồng không tan thêm nữa. Lấy lá đồng ra rửa nhẹ, sấy
khô và cân thì khối lượng lá đồng tăng 1,52 gam. Nồng độ mol của dung dịch AgNO3 là
A. 2M. B. 2,5M. C. 1,5M. D. 1M.
Câu 18: Hòa tan vừa hết 20 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 trong 200 ml dung dịch HCl 3,5M. Khối lượng mỗi oxit trong hỗn
hợp là:
A. 4 gam và 16 gam. B. 10 gam và 10 gam.
C. 8 gam và 12 gam. D. 14 gam và 6 gam.
Câu 19: Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị II, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,8
gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối khan thu được sau
phản ứng là
A. 4,2 gam. B. 6,5 gam. C. 6,3 gam. D. 5,8 gam.
Câu 20: Hòa tan hết 22,75 gam một muối sắt clorua vào nước, thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch AgNO3 đến dư vào
dung dịch X, thu được kết tủa màu trắng. Lọc kết tủa, sấy khô và cân thì có khối lượng là 60,27 gam. Khối lượng phân tử của
muối sắt clorua là
A. 162,5. B. 160. C. 127. D. 208.

‘’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’

You might also like