You are on page 1of 6

BÀI TIỂU LUẬN VỀ NƯỚC NHIỄM PHÈN SẮT

NHÓM 6_HÓA NÂNG CAO


Phạm Ngọc Phương Vy-Nguyễn Thảo My-Mai Võ Mẫn Nhi-Mai Ngọc Quỳnh Nhi
1 Nước nhiễm sắt
1.1 Nước nhiễm sắc ảnh hưởng đến đời sống con người.
1.1.1 Thực trạng nước nhiễm sắt.
Hiện nay, tại một số vùng nông thôn chưa được cung cấp đầy đủ trang thiết bị
để lọc sạch nguồn nước người dân sử dụng nên nguồn nước họ sử dụng chủ yếu là nước
ngầm. [1] Tuy nhiên, theo thống kê của ngành địa chất, khoảng 60-70% nguồn nước
ngầm trên lãnh thổ Việt Nam có hiện tượng nhiễm phèn. [3] Các nguồn nước ngầm ở
các vùng nông thôn ấy phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm do các nhà máy xí nghiệp
lớn tại các khu công nghiệp xả chất thải chưa qua xử lý ra nguồn nước xung quanh, chủ
yếu là các con sông. Sau đó dòng nước của các con sông này thấm xuống đất và chảy
đến nơi các hộ ở vùng nông thôn sử dụng để tưới tiêu, sinh hoạt hàng ngày.
1.1.2 Tác hại của nước nhiễm sắt
Thành phần của các nước thải công nghiệp bao gồm các loại hóa chất có thể gây
nổ, ngộ độc và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng trực tiếp nguồn nước. Bên
cạnh đó, dòng chất thải còn mang bên mình một lượng ion các kim loại nặng rất độc hại
đối với cơ thể con người và cả hệ sinh thái dưới nước.
Nguồn nước bị nhiễm phèn sắt đã gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt của
người dân như làm ố vàng tất cả các vật được dùng để chứa đựng nước và cả quần áo
sau một thời gian giặt bằng nước nhiễm phèn sắt. [1] Nước nhiễm phèn sắt có mùi tanh
và có nhiều cặn bẩn màu vàng là do ion Fe2+ có trong thành phần của các muối hòa tan
như Bicacbonat, sulfat, clorua. [2] Hàm lượng của loại ion này thường cao và phân bố
không đồng đều trong các lớp trầm tích sâu dưới đất, ngoài ra lượng khí CO2 thường
cao và độ pH thấp. [1]
1.2 Phương pháp xử lý nước nhiễm sắt.
Có rất nhiều phương pháp khác nhau để xử lý nguồn nước đã bị nhiễm phèn sắt:
Phương pháp 1:
Khử phèn trong nước cấp bằng Vật liệu xúc tác và công nghệ Aluwat.
Như đã nêu trên, ngoài các ion Fe2+ thì lượng khí CO2 và độ pH cũng cần được cải
thiện, vì thế một nhóm các nhà nghiên cứu đã tạo ra một loại vật liệu và công nghệ xử
lý nước ngầm chủ yếu là cung cấp oxy để khử khí CO 2, nâng độ pH và tham gia vào
quá trình oxy hóa Fe2+. Nhóm nhà nghiên cứu đã tổng hợp vật liệu xúc tác oxy hoá
nhiều thành phần, được gọi là vật liệu xúc tác Aluwat. Ưu điểm của phương pháp này
là các vật liệu được tổng hợp từ các nguyên liệu có sẵn trên thị trường Việt Nam.
Aluwat có khả năng nâng và tạo hệ đệm pH cho môi trường nước khai thác cần xử lý,
đẩy nhanh quá trình oxy hoá Fe 2+ thành Fe3+, thường xuyên kích thích quá trình tự xúc
tác của hệ nên có thể làm việc ổn định theo thời gian mà không cần tái sinh hoạt tính.
Vật liệu xúc tác có dạng viên bi bền trong nước, không gây nhiễm bẩn và độc hại khi
cho nước đi qua. Tỷ lệ hao mòn hàng năm khoảng 5-8% với hàm lượng sắt trong nước
khoảng 20 mg/l. [3]
Quá trình tổng hợp nên Aluwat phải được thực hiện trong các điều kiện nhiệt độ
và môi trường thích hợp, kết hợp với việc sử dụng một số phụ gia cấu kết cần thiết để
ổn định hoạt tính xúc tác, tạo độ bền về cơ học và hoá học của vật liệu trong môi trường
nước. [3]
Phương pháp 2:

1.3 Phương pháp phù hợp để sử dụng ở cấp độ gia đình.


Phương pháp phổ biến nhất để loại bỏ sắt và mangan khỏi nước gia đình khi
nồng độ lớn hơn 10mg / l là oxi hóa hóa học sau đó là lọc. Để xử lý nước tại nhà đối
với hàm lượng sắt cao, chúng ta thường sử dụng clo hoặc một số chất oxi hóa khác như
hydrogen peroxide (oxy già) [5].
Sục khí là phương pháp được sử dụng nhiều nhất để loại bỏ sắt, sau đó là lắng
và lọc. Tuy nhiên, sục khí đơn giản không phải lúc nào cũng dẫn đến quá trình oxi hóa
và kết tủa hiệu quả trong một khoảng thời gian thích hợp cho các chất lỏng khác nhau.
Ngoài ra, các mảnh vụn hữu cơ có thể cản trở phương pháp kết tủa để loại bỏ sắt [6].
Các chất oxi hóa mạnh như clo, ozon hoặc thuốc tím có thể được sử dụng để đẩy nhanh
quá trình oxi hóa sắt đồng thời phá hủy bất kỳ phân tử hữu cơ nào có mặt. Cả clo và
pemanganat đều yêu cầu độ pH ít nhất là 8,5 để phản ứng hiệu quả [6].
2. Zeolite.
2.1 Zeolite là gì?
Zeolite là một chất vô cơ được tìm thấy trong tự nhiên với khoảng 40 cấu trúc
khác nhau, một số được tổng hợp từ nhiều vật liệu khác nhau, chẳng hạn như silic,
nhôm, cao lanh. Chúng được sử dụng làm chất xúc tác, chất hấp phụ và chất trao đổi
ion trong nhiều lĩnh vực khoa học và công nghiệp. Zeolite cũng được sử dụng để làm
sạch các chất độc hại. Do các đặc tính của nó so với các chất khác như diện tích bề mặt
riêng lớn, cấu trúc tinh thể xốp với các mao quản có kích thước đồng nhất, khả năng
biến tính tốt. Cũng vì vậy Zeolite được coi là loại xúc tác, hoạt tính và chọn lọc cao [1]

Cấu trúc Zeolite,

Zeolite được phân loại theo hai cách, theo nguồn gốc và theo đường kính mao
quản. Theo nguồn gốc được phân ra làm hai loại Zeolite, là Zeolite tự nhiên và Zeolite
tổng hợp. Zeolite tự nhiên được hình thành từ những vỉa mạch trầm tích hoặc pecmatit
trong những điều kiện khắc nghiệt. Zeolite tổng hợp được điều chế dựa vào những điều
kiện tương tự như trong tự nhiên, và có hơn 200 loại. [2]
2.2 Nguyên lí lọc sắt trong nước của Zeolite.
Các zeolite tự nhiên như mordenit và clinoptilolit có diện tích bề mặt riêng lớn
nên chúng có khả năng giữ lại “chất bẩn” rất lớn. Clinoptilolit có thể lọc không chỉ các
hạt lơ lửng lớn mà còn cả các hạt có nguồn gốc vô cơ và hữu cơ. Nó có thể lọc nước có
độ đục cao, thậm chí có thể lọc vi khuẩn. Khả năng trao đổi ion cao và ái lực chọn lọc
đối với các cation làm cho zeolite trở thành chất lý tưởng dùng để xử lý nước thải. Đây
là lý do tại sao zeolite tự nhiên rất hiệu quả trong các hệ thống xử lý nước thải công
nghiệp và thành phố. [2]
2.3 Ưu điểm và nhược điểm của Zeolite.
Một trong những ưu điểm của zeolite là khả năng loại bỏ các kim loại nặng.
Kim loại nặng có trong thức ăn và nước uống mà chúng ta ăn. Chúng tích tụ trong cơ
thể chúng ta và gây ra các bệnh như ung thư và bệnh tim. Vì vậy người ta dùng zeolite
để loại bỏ các chất đó. [3] Hơn nữa, zeolite có nhiều ứng dụng trong tổng hợp hợp chất
do tính ổn định axit tốt và khả năng thích ứng với chất xúc tác. [4] Zeolit cũng được sử
dụng làm phân bón nông nghiệp. Nó có ưu điểm là bảo vệ môi trường, dễ bảo quản, vận
chuyển, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của rễ. [5]
Đồng thời, zeolite cũng có những hạn chế của chính nó. Hạn chế chính là tính
nhạy cảm của zeolite đối với sự khử hoạt tính hoặc tắc nghẽn steric, hoặc không có khả
năng dùng độ xốp của chúng để tổng hợp các phân tử. Việc khai thác tính chọn lọc hình
dạng của zeolite cho các phản ứng khó khăn hơn. [4]
3. Phương pháp xác định hàm lượng sắt trong nước thải
3.1 Phương pháp sử dụng
Trắc phổ xác định sắt trong nước và nước thải bằng thuốc thử 1.10-
phenantrolin. Sau đó dùng tổng lượng sắt hòa tan ( Fe II và III) và xác đinh lượng
Fe(II) hòa tan. Phương pháp này có thể áp dụng để xác định nồng độ sắt trong khoảng
0.01 đến 5 mg/l. Có thể xác định nồng độ sắt cao hơn 5 mg/l bằng cách pha loãng mẫu
thích hợp. Đối với việc gây nhiễm. [13]
(màu sắc của thuốc thử 1.10- phenantrolin (C12H9CIN2.H2O) tỷ lệ với hàm lượng
Fe(II))
3.2 Dụng cụ
Tất cả các dụng cụ thuỷ tinh,kể cả bình đựng mẫu, cần phải rửa bằng dung dịch
HCl và tráng bằng nước trước khi dùng, các dụng cụ cơ bản trong phòng thí nghiệm.
[13]
· Phổ kế, lăng kính hoặc loại vỉ grating, phù hợp với đo quang ở bước sóng λ= 510 nm.
· Cuvet với chiều dài quang học nhỏ nhất là 10 mm và phù hợp với độ hấp thu dự kiến
của dung dịch thử. (Có thể sử dụng các cuvet có chiều dài quang học lớn hơn khi nồng
độ săt nhỏ hơn 1.0 mg/l.)
· Màng lọc kích thước lỗ trung bình 0.45 μm.
· Bình oxy, dung dịch 100 ml.
3.3 Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

[13], [14], [15]


3.4 Lưu ý
Xác định nồng độ sắt bằng phương pháp sử dụng 1.10- phenantrolin gần như không có các
nhiễu so với các phương pháp dùng các thuốc thử khác. tuy vậy cần chú ý các điều sau đây:
Đồng, coban, crom và kẽm có mặt trong dung dịch với nồng độ cao hơn nồng độ sắt 10 lần sẽ
gây nhiễu cho kết qủa. Niken với nồng độ lớn hơn 2 mg/l sẽ ảnh hưởng tới phân tích sắt. điều
chỉnh pH tới 3.5- 5.5 các ảnh hưởng này sẽ được loại trừ.
Nếu bitmut, bạc và thuỷ ngân sẽ gây nhiễu nếu nồng độ lớn hơn 1 mg/l. Nồng độ cadimi lớn
hơn 50 mg/l sẽ có ảnh hưởng tới kết quả.
ảnh hưởng của xianua lên kết quả phân tích có thể loại trừ bằng cách axit hoá mẫu, trừ một số
phức chất của xianua khác phân huỷ trong các bước ghi trong 7.1.2.
Cảnh báo - Khi a xit hoá mẫu chứa xianua hoặc sunfit cần phải hết sức thận trọng vì tạo ra
hơi rất độc.
A xit hoá mẫu cũng chuyển pyrophotphat và photphat thành octophotphat không ảnh hưởng
nếu nồng độ PO43- nhỏ hơn 10 lần nồng độ sắt. Nếu nồng độ PO 43-lớn hơn cần phải phân huỷ
thành sắt(II).

4. Tài liệu tham khảo


[1]: Đỗ Thị Thao, “Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
cấp cơ sở năm 2017”, Khoa Công nghệ Sinh học và Môi trường, Đại học Nguyễn Tất
Thành, 03/2018.
[2]: Đỗ Thị Thao, “Xây dựng mô hình học cụ hệ thống khử sắt trong xử lý nước cấp
bằng vật liệu hấp phụ filox”, Khoa Công nghệ Sinh học và Môi trường, Đại học
Nguyễn Tất Thành, 19/06/2018.
[3]: Nguyễn Thạc Sửu, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Đình Thành, Hoàng Hải Phong,
Nguyễn Nghĩa Long, “Vật liệu xúc tác oxy hóa và công nghệ Aluwat xử lý nước ngầm
nhiễm phèn”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 32,
Số 4 (2016) 318-322.
[4]: NDSU (North Dakota State University), “Iron and Manganese Removal”, 05/2019.
Địa chỉ: https://www.ndsu.edu/agriculture/extension/publications/iron-and-manganese-
removal
[5]: S.John and M.Ahammed, “A simple household method for the removal of iron
from water", Department of Civil Engineering, Indian Institute of Technology,
KanpurÐ208 016, India; Department of Civil Engineering, North-eastern Regional
Institute of Science and Technology, Itanagar, Arunachal PradeshÐ791 109, India,
1998.
[6] Ths Nguyễn Thanh Tú, đề tài “Zeolite và ứng dụng”, 5/2/2020. Địa chỉ:
https://issuu.com/daykemquynhon/docs/dtzvuddncnt
[7] Phạm Thị Hằng, “Nghiên cứu biến tính Zeolite bằng dung dịch Brom để xử lý Hg
(II) trong môi trường nước”, khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy, ngành kỹ thuật
môi trường, đại học Hải Phòng
[8] Kriben Govender, "Everything you need to know about Zeolite Powder", Địa chỉ:
https://www.nourishmeorganics.com.au/blogs/nmo-gut-health-journal/everything-you-
need-to-know-about-zeolite-benefits
[9] G.Perot, M.Guisnet, "Advantages and disadvantages of zeolites as catalysts in
organic chemistry", địa chỉ:
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/030451029085154A?fr=RR-
1&ref=cra_js_challenge
[10] Trung tâm NCPT KHCN, tác dụng của Zeolite trong nông nghiệp, 7/7/2014. Địa
chỉ: http://tiennong.vn/tac-dung-cua-zeolite-trong-nong-nghiep-318.html
[11] Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6177:1996 ISO 6332: 1988 (E) chất lượng nước - Xác
định sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1.10-Phenantrolin, 11/04/2022
Địa chỉ: https://vanbanphapluat.co/tcvn-6177-1996-chat-luong-nuoc-xac-dinh-sat-bang-
phuong-phap-trac-pho
[12] Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6663-1: 2002 ISO 5667-1: 1980 chất lượng nước -
Lấy mẫu, 2017
Địa chỉ: https://vanbanphapluat.co/tcvn-6663-1-2002-chat-luong-nuoc-lay-mau-phan-1-
huong-dan-lap-chuong-trinh
[13] Tổng hợp các Quy chuẩn – Tiêu chuẩn về Chất lượng nước, 18/05/2021
Địa chỉ: https://ntse.vn/thong-tu-nghi-dinh/moi-truong-nuoc/tong-hop-cac-quy-chuan-
tieu-chuan-ve-chat-luong-nuoc/

You might also like