You are on page 1of 4

ZEOLITE VÀ ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÍ NƯỚC

1. Tổng quan về Zeolite


Zeolite là một loại hợp chất vô cơ được tìm thấy trong tự nhiên (khoảng 40 cấu trúc
zeolite khác nhau và được tổng hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau như từ Si, Al riêng
lẻ, cao lanh,… Chúng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực do zeolite được đánh
giá là loại xúc tác có độ bền và hoạt tính cũng như độ chọn lọc cao nên được sử dụng với
vai trò là xúc tác, hấp phụ hay trao đổi ion. Nhờ có những đặc tính nổi bật, chúng được sử
dụng khi tách và làm sạch khí, tách ion phóng xạ từ các chất thải phóng xạ và đặc biệt là
xúc tác cho quá trình chuyển hoá hydrocacbon.
Zeolite là những tinh thể aluminosilicat ngậm nước, chứa các các cation nhóm 1 hay
nhóm 2 của hệ thống tuần hoàn. Công thức tổng quát của chúng như sau:
M 2 O . Al 2 O 3 . xSiO2 . y H 2 O
n

Trong đó, ta có:


n: hoá trị của cation.
x: tỉ số mol SiO2/Al2O3 (còn gọi là module).
y: số mol H2O trong tế bào cơ sở.
M: kim loại hoá trị 1 hay 2.
Zeolite là một loại hợp chất vô cơ được tìm thấy trong tự nhiên (khoảng 40 cấu trúc
zeolite khác nhau và được tổng hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau như từ Si, Al riêng
lẻ, cao lanh,..
Cấu tạo Zeolite:
Là một loại chất xốp rắn được đặc trưng bởi cấu trúc tính thể: khung 3 chiều được
hình thành bởi các liên kết TO4 (T là Si, Al,..). Mỗi nguyên tử oxi được dùng chung cho
nguyên tử T. Các mao quản, lỗ trống với kích thước phân tử co thể các cation bù điện
tích, nước, muối và các phân tử khác.

Cấu trúc mô phỏng của Zeolite


Đường kính của mao quản và lỗ xốp phụ thuộc vào cấu trúc của từng loại zeolite
khác nhau và thường nằm trong khoảng 3 - 1,3A o. Diện tích riêng bề mặt lớn nhất
800m2/g và thể tích riêng xốp lớn nhất 0,35 cm3/g.
Trong cấu trúc zeolite không tồn tại liên kết Al-O-Al mà chỉ có dạng liên kết Si-O-
Si và Si-O-Al nên tỉ lêh Si/Al >= 1. Nền tảng cơ bản tạo nên zeolite là sodalit – các bát
diện cụt có đỉnh là Al3+ hoặc Si4+.
Mỗi ion này là tâm của tứ diện mà 4 đỉnh là O 2- hoặc OH-. Tuỳ theo việc lắp ráp
khác nhau mà ta đượcc ác loại zeolite khác nhau.
Phân loại Zeolite:
Phân loại zeolite có nhiều cách khác nhau nhưng người ta thường phân loại dựa vào
nguồn gốc, theo thành phần hoá học và theo đường kính mao quản.
- Theo nguồn gốc:
+ Zeolite tự nhiên: thường kém bền và do thành phần hoá học biển đổi đáng kể nên
chỉ phù hợp với một số những ứng dụng không yêu cầu tinh khiết cao. Một vài zeolite tự
nhiên có thể kể đến như analcime, chabazite, hurdente,…
+ Zeolite tổng hợp: có thành phần đồng nhát và tinh khiết cao, da dạng về chủng
loại nên được ứng dụng rộng rãi. Một vài zeolite tổng hợp zeoliteA, zeoliteX, zeoliteY,…
- Theo thành phần hoá học:
Dựa vào thành phần hoá học của các zeolite người ta chia thành một số loại như
zeolite giàu Al, zeolite silic trung bình, zeolite giàu silic, rây phân tử và zeolite biến hình.
Trong đó, rây phân tử là một loại vật liệu có cấu trúc tinh thể tương tự aliminosilicat tinh
thể nhưng không chứ nhôm, kị nước cà không có khả năng hấp phụ ion.
- Theo kích thước mao quản:
Việc phân loại này thuận tiện cho việc nghiên cứu ứng dụng cảu zeolite. Được chia
làm 3 loại là zeolite mao quản rộng (7 – 8A o), zeolite mao quản trung bình (5 – 6Ao) và
zeolite mao quản hẹp (dưới 5Ao).

Cấu trúc bề mặt của Zeolite


2. Tính chất của Zeolite
- Tính trao đổi ion: Khả năng trao đổi cation là một trong những tính chất quan
trọng của zeolite do cấu trúc không giân ba chiều bền vũng nên khi trao đổi ion thì không
làm thay đổi cấu trúc tinh thể. Với những vị trí khác nhau thì tốc độ trao đổi khác nhau (ở
vị trí bề mặt dễ dàng hơn là ở vị trí sodalit hay lăng trụ). Để tăng độ trao đổi ion cần xử lý
với dung dịch chứa ion nhiều lần.
- Tâm acid: các tâm acid tạo nên hoạt tính xúc tác, tỉ lệ Si/Al tăng thì số tâm acid
giảm, độ bền của acid tăng. Ở những vị trí khác nhau thì độ linh hoạt của các proton khác
nhau dẫn đến độ acid không đồng đều.
- Tính chọn lọc hình dạng:
 Chọn lọc chất phản ứng: xuất hiện giữa những sản phẩm hình thành trong phản
ứng, sản phẩm có kích thước phân tử nhỏ hơn kích thước mao quản mới khuếch tán ra
ngoài hệ thống mao quản.
 Chọn lọc sản phẩm trung gian: chỉ xảy ra khi một vài phản ứng bị ngăn cản do
kích thước của chất trung gian không phù hợp với kích thước mao quản của zeolite.
3. Ứng dụng của Zeolite
- Trong trồng trọt: zeolite được dùng để giữ lại những dưỡng chất cần thiết cho cây
và giảm thiểu việc mất dinh dưỡng trong đất; nâng cao chất lượng phân bón, cải thiện
chất lượng của đất lâu dài và phương thức sử dụng phân bón N và K hiệu quả hơn nhờ có
zeolite.
- Trong chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản: zeolite được dùng làm thức ăn bổ sung
tăng nhanh hiệu quả sinh trưởng của động vật, giảm giá thành thức ăn chăn nuôi.
- Trong công nghiệp: zeolite có vai trò rất lớn trong ngành công nghiệp hoá dầu,
giúp tăng về số lượng và sản lượng sản phẩm dầu mỏ. Được sử dụng trong hầu hết các
công đoạn quan trọng như: cracking, oligome hoá, alkyl hoá,…
- Ngoài ra, zeolite còn các ứng dụng nổi bật trong lĩnh vực công nghiệp hạt nhân, hệ
thống sưởi ấm và làm lạnh, công nghiệp chất tẩy rửa, xúc tác hoá học,…
4. Ứng dụng của Zeolite trong xử lí nước
Nội dung nghiên cứu: sử dụng zeolite trong xử lí nước thải chăn nuôi đánh giá hiệu
quả mô hình zeoreactor.

Phương pháp nghiên cứu:


Vật liệu nghiên cứu:
- Nước thải: được lấy sau bể kỵ khí của hệ thống xử lí nước thải từ trại heo
tại ấp Lào Táo Thượng, xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi với thành phần
tính chất ở bảng.

QCVN 62:2016/BTNMT [8]


STT Thông số Đơn vị Giá trị
A B
1 pH -- 6-8 6-9 5,5-9
2 BOD5 mg/l 200±10 40 100
3 COD mg/l 320±50 100 300
4 N-NH3 mg/l 65±2 -- --
5 Tổng N mg/l 74±2 50 150
6 Tổng photpho mg/l 10±0,5 -- --
7 TSS mg/l 150±10 50 150
- Bùn hoạt tính: được lấy từ bể lẳng của trạm xử lý Saigon Pearl (92 Nguyễn
Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh), bùn sau khi lấy về tiến hành
chạy thích nghi với mẫu nước thải chăn nuôi heo.
- Zeolite: Zeolite trong thí nghiệm có thành phần là:
1 NaO .1 Al2 O3 . xSiO 2 . y H 2 O
Kích thước hạt là 1-2mm, độ bền cơ học là 3,5-4,5kg, độ hấp phụ nước là
28%.

You might also like