You are on page 1of 17

ZEOLITE VÀ ỨNG DỤNG

NHÓM : PHƯƠNG MINH DŨNG (C) – NGUYỄN THU HIỀN – LƯU DUY HƯNG – NGUYỄN VIỆT HẢI
GIỚI THIỆU CHUNG
Zeolite là một khoáng chất đang dần trở nên quen thuộc với nhiều người và có tính ứng cao trong
nhiêu lĩnh vực của cuộc sống
Zeolite là gì ?

Zeolite (còn gọi là rây phân tử) là khoáng chất silicat nhôm (aluminosilicat)
hydrat hóa của một số kim loại kiềm hoặc kiềm thổ, có cấu trúc tinh thể vi xốp
với công thức tổng quát:

Me2lmO. Al2O3 .nSiO2.xH2O

trong đó, Me là cation kim loại hóa trị m (Na, K, Ca, Mg…) đóng vai trò trung
hòa điện tích âm của tứ diện AlO4 trong mạng tinh thể. Zeolit thường được ứng
dụng để làm vật liệu hấp phụ và hoặc xúc tác cho các quá trình hóa học. Zeolit
được mô tả lần đầu tiên bởi nhà khoáng vật học Thụy Điển Axel Fredrik
Cronstedt năm 1756. Tên gọi “zeolite” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp ζέω (zéō), có
nghĩa là “sôi” và λίθος (líthos) có nghĩa là “đá”, do khi nung nhanh zeolit, hơi
nước bốc hơi giống như sôi.
Cấu tạo của Zeolite

• Hạt zeolite được cấu tạo từ một mạng lưới ba


chiều của các tứ diện SiO4 liên kết trong một
không gian ba chiều để tạo thành các khối đa
diện, trong đó một số nguyên tố Si được thay
thế bằng nguyên tử Al tạo thành khối tứ diện
AlO4

• Trong tinh thể zeolite, các tứ diện SiO4 và AlO4


được liên kết với nhau qua nguyên tử oxy.
Không gian bên trong tinh thể gồm các hốc nhỏ
được nối với nhau bằng các đường rãnh có
kích thước khá ổn định.

• Nhờ hệ thống lỗ xốp và các đường rãnh mà


zeolit có thể hấp phụ những phân tử có kích
thước nhỏ hơn kích thước lỗ và đẩy ra những Hình 1: Cấu tạo của hạt Zeolit
phân tử có kích thước lớn hơn.
Cấu trúc của Zeolite

• Đơn vị cơ cấu sơ cấp của zeolit (PBU) là các tứ diện


TO4 (T=Si,Al). Các PBU liên kết với tứ diện liền kề
bằng cách chia sẻ ion oxy để tạo thành các dạng hình
học đơn giản gọi là đơn vị cơ cấu thứ cấp (SBU). Các
dạng SBU khác nhau (vòng đơn, vòng kép, khối đa
diện, hoặc các cơ cấu phức tạp hơn nữa), được liên
kết với nhau theo nhiều cách khác nhau để tạo ra một
hệ thống kênh và hốc độc đáo đặc trưng cho mỗi loại
zeolit. Số lượng SBU trong một ô cơ bản của tinh thể
zeolit luôn là một số 2 nguyên. Hiện nay đã có 23 loại
SBU khác nhau được biết đến. Các vòng zeolit thường
bao gồm 4,5,6,8,10 hoặc 12 khối tứ diện. Các mạng có
vòng chứa 14,18 và 20 khối tứ diện cũng đã được tổng
hợp, còn các mạng chứa vòng có 3,7 hoặc 9 khối tứ
Hình 2: Cấu trúc tinh thể của một loại Zeolit
diện rất hiếm gặp.
Phân loại Zeolit

• Phân loại theo nguồn gốc

• Zeolit tự nhiên: (Analcime, chabazite, hurdenite, Clinoptilolite …) thường kém bền và phù
hợp ứng dụng khi không yêu cầu độ tinh khiết cao.

• Zeolit tổng hợp: (ZeolitA, ZeolitX, ZeolitY, ZSM-5, ZSM-11,…) có thành phần đồng nhất và
tinh khiết, được ứng dụng rộng rãi.

• Phân loại theo kích thước mao quản

• Zeolit có mao quản rộng: đường kính mao quản 7-8 Å

• Zeolit có mao quản trung bình: đường kính mao quản 5-6 Å

• Zeolit có mao quản hẹp: đường kính mao quản dưới 5 Å


Phân loại Zeolite

• Phân loại theo thành phần hóa học:

• Zeolit giàu Al: tỉ lệ SiO2/Al2O3 ≤ 2.

• Zeolit Silic trung bình: tỉ lệ SiO2/Al2O3 = 4 - 5 ~ 10.

• Zeolit giàu Silic: tỉ lệ SiO2/Al2O3 = 20 – 200.

• Rây phân tử: Là loại có cấu trúc tương ứng aluminosilicat tinh thể nhưng không chứ nhôm.
Kị nước và không có khả năng hấp thụ ion.

• Zeolit biến tính: Zeolit sau khi tổng hợp được thay đổi thành phần hóa học.
Tính chất của Zeonlite

Do hình dạng mặt Zeolite có cấu tạo như Hình 3 nên Zeolite có các tính
chất sau:

1. Tính trao đổi ion: Các ion bù Na+ tồn tại trong Zeolite tự nhiên rất
linh động và chúng có thể dễ dàng trao đổi với các ion khác.

2. Tính acid: Xuất phát từ khả năng trao đổi ion của các Zeolite. Khi
ion bù Na+ trao đổi với ion H+ , hoặc trao đổi với các ion đa hóa trị
trong môi trường nước thì Zeolite sẽ có tính acid. Độ acid của
Zeolite dược biểu diễn bằng hệ số Si/Al, nếu chỉ số này càng cao
thì Zeolite có tính acid càng mạnh và ngược lại. Hình 3: Bề mặt của một loại Zeolite

3. Tính hấp phụ: Zeolite là vật liệu xốp, diện tích bề mặt bên trong lớn
hơn bên ngoài. Vì vậy nên quá trình hấp phụ ở Zeolite xảy ra chủ
yếu ở bề mặt trong.

4. Tính bền: Zeolite có khung mạng cứng chắc và bền vững, nên
zeolite bền với nhiệt, tác dụng oxy hóa-khử, bức xạ ion và khó bị
mài mòn vất lý do các tác nhân thẩm thấu hơn so với các loại nhựa
trao đổi ion hữu cơ.
Tổng hợp Zeolite

Tổng hợp zeolite từ các nguồn Si Tổng hợp từ khoáng chất tự


và Al riêng biệt: nhiên:
Việc sản xuất zeolite từ các nguyên liệu riêng biệt
thường có chi phí rất cao nên việc tổng hợp zeolite
bằng các nguyên liệu thiên nhiên đang được ứng dụng.
Phương pháp chung nhất để tổng hợp zeolite từ thiên
nhiên được thực hiện theo sơ đồ:
ỨNG DỤNG CỦA ZEOLITE
Trồng trọt

• Zeolite dùng trong nông nghiệp, ứng dụng của vật liệu này đang triển khai vào phân
bón. Lợi dụng tính chất hấp phụ nên người ta nghiên cứu tạo ra các loại phân bón
chứa zeolite. Zeolite sẽ từ từ nhả chất dinh dưỡng trong phân bón vào đất, giúp tiết
kiệm lượng phân bón, tăng độ phì nhiêu (do là vật liệu xốp nên làm xốp đất), giữ độ
ẩm và điều hoà độ pH cho đất.
Trong nông nghiệp Zeolite có những tính chất sau:

 Kích thích tăng trưởng của cây.

 Nâng cao chất lượng phân bón.

 Nâng cao năng suất.

 Giữ lại dưỡng chất cần thiết cho cây.

 Cải thiện chất lượng đất lâu dài.

 Giảm thiểu việc mất chất dinh dưỡng trong đất.


Chăn nuôi

• Trong lĩnh vực chăn nuôi, người ta đang cố gắng triển khai thử nghiệm chế phẩm zeolite làm phụ gia thức ăn
cho lợn và gà. Khi được trộn vào thức ăn, chế phẩm sẽ hấp phụ các chất độc trong cơ thể vật nuôi, tăng khả
năng kháng bệnh, kích thích tiêu hoá và tăng trưởng. Được biết zeolite không độc đối với người cũng như vật
nuôi.

• Ứng dụng trong việc nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi thâm canh tôm, cá. Với đặc tính ưu việc đó là khả
năng hấp thụ các kim loại. amonia, … các chất độc tôm cá thường có trong ao nuôi, tham gia đảo nước và
cung cấp oxy.
TÁC DỤNG CỦA ZEOLITE TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

 Hấp thu các khí độc tích tụ ở đáy ao như: NH3, H2S, CO2… và axít trong nước

 Giảm tỷ trọng kim loại nặng, độc hại trong ao nuôi.

 Phân hủy xác tảo,các chất lơ lửng bẩn trong ao nuôi, giúp cân bằng môi trường nước, ổn định
độ pH.

 Ổn định màu nước,hạn chế có váng, làm sạch nước, tăng lượng oxy hòa tan trong nước.

 Hạn chế mầm bệnh,vi khuẩn có hại trong nước, vi khuẩn phát sáng trong ao nuôi…
Ứng dụng trong công nghiệp
• Trong công nghiệp hóa học, đặc biệt trong ngành lọc hóa dầu, zeolite chiếm khoảng 95% tổng lượng xúc tác. Sự ứng
dụng Zeolite làm tăng cả về số lượng và chất lượng của sản phẩm dầu khí.

• Hiện nay, chúng được sử dụng trong hầu hết các công đoạn quan trọng như: Cracking, Oligome hoá, Alkyl hoá, Thơm
hoá các alkan, alken, Izome hóa.

• Trong lĩnh vực xúc tác, các zeolit tổng hợp được coi là “những chất xúc tác thần kỳ” với hoạt độ và độ chọn lọc cao hơn
nhiều so với aluminosilicat vô định hình. Hoạt tính xúc tác của các zeolit tổng hợp phụ thuộc vào kích thước lỗ xốp (hiệu
ứng hình học), mức độ trao đổi cation và bản chất cation thay thế Na và tỉ lệ Si/Al trong mạng tinh thể. Xúc tác zeolit có
thể được sử dụng trong các phản ứng có trao đổi proton (xúc tác acid-base) cũng như trao đổi electron (xúc tác oxy hóa-
khử). Các zeolit loại Y không chứa cation (dạng “siêu bền” USHY), dạng chứa cation nguyên tố đất hiếm (REY) hoặc
dạng hỗn hợp (RE-USHY) đang được sử dụng rộng rãi trong phản ứng cracking và các phản ứng đồng loại
(hydrocracking, alkyl hóa, trùng hợp hóa, đồng phân hóa,hydrat/dehydrat hóa…). Hoạt tính xúc tác được thể hiện nhờ
các tâm acid Brönsted (H+ linh động của nhóm OH) và/hoặc tâm acid Lewis (Al có số phối trí 3). Trong công nghiệp lọc
dầu, hầu hết các hệ phản ứng FCC đều sử dụng chất xúc tác chứa khoảng 15 – 30% zeolit trên nền aluminosilicat hoặc
nhôm oxide. Cracking các phân tử nhỏ diễn ra trên bề mặt zeolit, còn cracking các phân tử lớn hơn diễn ra trên pha nền
với hoạt độ thấp hơn nhưng không bị khống chế bởi khuếch tán. Để nâng cao hiệu quả kinh tế của quá trình FCC (chất
lượng xăng, hàm lượng olefin nhẹ, đặc biệt là propylen), xúc tác chứa zeolit “siêu bền” USHY thường được bổ sung một
tỉ lệ nhỏ ZSM-5 ở dạng decation. Các zeolit trao đổi hoặc mang cation kim loại (Pt, Pd, Fe, Ni, Co, Cu…) được sử dụng
như các chất xúc tác lưỡng chức năng trong các quá trình khác nhau như hydro-isome hóa, hydrocracking, hydro
hóa/dehydro hóa, oxy hóa, khử hóa chọn lọc (SCR), chuyển hóa methanol thành olefin và xăng (MTO và MTG)…
THANKS
FOR
LISTENING
Does anyone have any
questions?

You might also like