You are on page 1of 5

Nội dung thuyết trình:

1. Giới thiệu phương pháp sol-gel


1.1 Định nghĩa
1.2 Cơ chế
1.3 Ứng dụng
2. Ưu nhược điểm của phương pháp
3. Chế tạo TiO2 bằng phương pháp sol-gel

1. Phương pháp sol-gel


1.1 Định nghĩa
 Sol: là pha phân tán tương đối nhỏ của các hạt trong chất lỏng, đến trạng thái
trung gian để tạo các hạt lớn (với kích thước 1 ÷ 1000nm).
Kích thước thông thường của các hạt sol (hạt keo) từ 1 đến 10nm, mỗi hạt
chứa từ vài chục đến vài trăm nguyên tử. Các phân tử trong hệ keo va chạm
lẫn nhau làm các hạt chuyển động ngẫu nhiên. Lực tương tác giữa Các hạt
trong hệ là lực Val Der Wals. Sol có thời gian bảo quản giới hạn vì các hạt
trong sol hút lẫn nhau dẫn đến đông tụ các hạt keo.
 Gel: là dung dịch sol được làm đặc, cấu tạo gồm hai thành phần rắn và lỏng
được liên kết chặt chẽ hơn trong từng phần riêng biệt, độc lập nhau tạo thành
chất kết dính.
+ Vậy quá trình Sol-gel là quá trình hình thành dung dịch của chất keo (sol) rồi
biến hóa để đông keo lại (gel). Để tạo gel phải tăng nồng độ dung dịch, thay đổi độ
pH, tăng nhiệt độ để hạ rào cản tĩnh điện cho các hạt tương tác
+ Quá trình này được dùng làm các bột mịn dạng hình cầu, làm màng mỏng để phủ
lên bề mặt, làm gốm sứ thủy tinh, làm các màng xốp….
+ Vật liệu ban đầu để tạo sol thường là muối kim loại vô cơ hoặc các hợp chất cơ
kim loại. Phản ứng Sol-gel thường là quá trình thủy phân tiền chất, và phản ứng
polymer hóa để tạo hệ keo huyền phù.

1
+ Các loại bột từ, bột bán dẫn với yêu cầu về thành phần, độ tinh khiết, kích thước
hạt nhất định... thường được chế tạo bằng phương pháp sol-gel vừa dễ có được số
lượng đủ dùng cho cơng nghiệp vừa có giá thành hợp lý, có khả năng cạnh tranh.
+ Điều quan trọng của quá trình là điều khiển tốt các phản ứng hóa học, nói đúng
hơn là các quá trình hóa lý
+ Sự phát triển của các hạt trong dung dịch (Hình III.2) là sự ngưng tụ làm tăng số
liên kết Kim loại – Oxide – Kim loại và giảm các nhóm hydroxyl trong khi ngưng
tụ. Mạch vòng được hình thành từ các monome, tạo thành các mạng ba chiều.
+ Trong quá trình sol-gel, các phân tử trung tâm (precursor) là những phân tử ban
đầu để tạo keo, chúng có thể là những hợp chất vô cơ hoặc cơ kim.
+ Công thức chung của các precursor cơ kim thường là M(OR)x với M là kim loại
và R là gốc alkyl CnH2n+1.
1.2 Cơ chế
1.2.1 Phản ứng thủy phân
Thủy phân là quá trình các alkoxide M–OR (liên kết cơ kim) phản ứng với
nước tạo liên kết kim loại – hydroxyl (M–OH). Phương trình phản ứng tổng quát:

Thủy phân
M(OR)x + nH2O (OR)x-nM(OH)n + nROH.
Este hóa

- Với x là hóa trị kim loại M và n ≤ x.


+ Khi n < x, (OR)x-nM(OH)n là sản phẩm thủy phân không hoàn toàn.
+ Khi n = x, M(OH)x là sản phẩm thủy phân hoàn toàn.
Các thông số ảnh hưởng đến phản ứng thủy phân là: xúc tác, nhiệt độ, môi trường
tương tác và tỉ lệ tác chất.
1.2.1.1 Ảnh hưởng của xúc tác
+ Xúc tác đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy vận tốc phản ứng thủy phân
và độ chọn lọc sản phẩm.

2
+ Thông thường tốc độ thủy phân alkoxide với xúc tác axít lớn hơn xúc tác bazơ.
Xúc tác axít càng mạnh thì thời gian phản ứng càng ngắn, ngược lại với axít yếu
thì thời gian phản ứng sẽ kéo dài hơn.
+ Một số xúc tác axít thường dùng để thủy phân alkoxide là: HCl, HNO3, H2SO4,
CH3COOH....
1.2.1.2 Ảnh hưởng của không gian tương tác
+ Không gian tương tác là nhân tố tác động lớn nhất đến sự ổn định thủy phân. Khi
các nhóm alkoxide càng cồng kềnh thì phản ứng thủy phân càng khó xảy ra.
1.2.1.3 Ảnh hưởng của tỉ lệ tác chất r
+ r là tỉ lệ khối lượng tác chất giữa nước và alkoxide.
+ Thông thường phản ứng thủy phân xảy ra khi r < 1 hoặc r > 25
+ Theo các tài liệu tham khảo, khi r lớn phản ứng thủy phân xảy ra hoàn toàn trước
khi phản ứng ngưng tụ xảy ra. Tụy nhiên, nếu r quá lớn, tức dung dịch rất loãng thì
tốc độ phản ứng thủy phân rất chậm nên thời gian tạo gel sẽ phải kéo dài.
1.2.1.4 Ảnh hưởng của dung môi
+ Người ta có thể sử dụng dung môi phân cực hoặc dung môi không phân cực để
ngăn chặn sự tách pha trong giai đoạn đầu của phản ứng thủy phân.
+ Trong một số trường hợp cụ thể, người ta có thể dùng phụ gia để thúc đẩy quá
trình làm khô gel mà không làm gãy, nứt gel. Tụy nhiên cần lưu ý đến các thông số
như sức căng bề mặt, áp suất hơi nước, phản ứng của các chất thêm vào.
1.2.2 Phản ứng ngưng tụ
+ Phản ứng ngưng tụ là phản ứng tạo cầu nối giữa Kim loại–oxy–Kim loại.
+ Hiện tượng ngưng tụ diễn ra liên tục dẫn đến mật độ các liên kết Kim loại–oxy–
Kim loại tăng lên đến khi quá trình gel hóa xảy ra. Phương trình phản ứng tổng
quát:
MOR + MOH M – O – M + ROH.
MOH + MOH M – O – M + H2O.
+ Một số nhân tố ảnh hưởng đến phản ứng ngưng tụ là: xúc tác, môi trường tương
tác, dung môi thêm vào, phản ứng nghịch….
1.2.2.1 Ảnh hưởng của xúc tác
3
Phản ứng ngưng tụ có thể xảy ra mà không cần xúc tác, tụy nhiên với điều kiện có
xúc tác thích hợp thì phản ứng sẽ xảy ra nhanh hơn. Một số xúc tác thúc đẩy phản
ứng ngưng tụ là HCl, HNO3, CH3COOH....
1.2.2.2 Ảnh hưởng của môi trường tương tác:
+ Môi trường tương tác ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng ngưng tụ. Tốc độ
ngưng tụ giảm khi chiều dài mạch hoặc chiều dài nhánh của gốc alkyl tăng.
1.2.2.3 Ảnh hưởng của dung môi
+ Dung môi phân cực làm chậm quá trình ngưng tụ khi xúc tác là bazơ và thúc đẩy
quá trình ngưng tụ khi dùng xúc tác là axít.
+ Ngược lại, dung môi không phân cực thúc đẩy quá trình ngưng tụ khi dùng xúc
tác bazơ và làm chậm quá trình ngưng tụ khi dùng xúc tác là axít.
1.3 Ứng dụng
+ Được sử dụng rộng rãi để chế tạo và nghiên cứu vật liệu oxit kim loại tinh khiết
+ Các nhóm sản phẩm chính từ phương pháp sol-gel bao gồm: Màng mỏng, gel
khối, gel khí,hạt nano, sợi ceramic
+ Tạo màng bảo vệ và màng có tính chất quang học
+ Tạo màng chống phản xạ
+ Bộ nhớ quang
+ Tạo kính giao thoa

2. Ưu điểm, nhược điểm


2.1 Ưu điểm
+ Có thể tạo ra mạng phủ liện kết mỏng để mang sự dính chặt rất tốt giữa
vật kim loại và mạng
+ Có thể tạo màng dày cung cấp cho quá trình chống sự ăn mịn.
+ Có thể phun phủ lên các dạng phức tạp.
+ Có thể sản xuất được những sản phẩm có độ tinh khiết cao.
+ Đến phương pháp hiệu quả, kinh tế, đơn giản, để sản xuất màng có chất
lượng cao
+ Có thể tạo màng ở nhiệt độ bình thường
4
2.2 Nhược điểm:
+ Sự liên kết trong màng yếu.
+ Độ chống mài mịn yếu.
+ Rất khó để điều khiển độ xốp.
+ Dễ bị rạn nứt khi chưa sử lý ở nhiệt độ cao.
+ Chi phí cao đối với những vật liệu thơ.
+ Hao hụt nhiều trong quá trình tạo màng.

3. Điều chế TiO2 bằng phường pháp sol-gel

You might also like