You are on page 1of 7

silver:

III.Sự keo tụ của hệ keo :


Tính bền của 1 dung dịch keo được đánh giá bằng khả năng phân tán , lơ lửng của các hạt
keo trong môi trường .Thời gian mà các hạt phân bố đồng đều trong hệ càng dài thì tính
bền của hệ càng cao .Ngược lại với tính bền là tính đông tụ .Sự tách dung dịch keo thành
2 phần : phần rắn gồm các hạt , phần lỏng chỉ gồm môi trường gọi là sự keo tụ.
Việc nghiên cứu tính bền của hệ keo bao gồm 2 khâu : làm tăng tính bền hoặc làm giảm
tính bền(làm keo tụ) của hệ keo , tùy thuộc vào mục đích của nghiên cứu .
Để làm tăng tính bền của hệ keo ghét dung môi , người ta đưa thêm vào hệ các chất làm
bền có khả năng bị hấp phụ trên bề mặt hạt keo , tăng tính đồng nhất giữa hạt keo và môi
trường , do đó làm tăng tính bền của hệ keo .Chất làm bền có thể là keo ưa lưu , là chất
hoạt động bề mặt hay chính bản thân dung môi thích hợp có tác dụng làm bền keo ...Nhờ
vậy mà một số hệ keo , cả hệ thô như dug dịch sữa và thuốc trừ sâu đã nhũ hóa , các
thuốc ở dạng nhũ tương ...có tính bền tương đối cao .
Trong sản xuất và đời sống nhiều trường hợp người ta cần phải làm giảm tính bền của hệ
keo , tức làm cho keo bị keo tụ .Có nhiều biện pháp để keo tụ như thay thế dung môi ,
thay đổi nhiệt độ , điều chỉnh pH môi trường , thêm chất điện li.
Chẳng hạn khi thêm rượu etylic vào albumin (lòng trắng trứng ) làm cho nó vón lại , do
rượu hidrat hóa mạnh lấy đi 1 số phân tử nước xung quanh hạt albumin .Lúc đó lớp vỏ
dung môi bền đã bị phá vỡ .Khi đun nóng albumin cũng bị vón lại , vì nhiệt độ tăng đã
phá vỡ lớp vỏ solvat do chuyển động nhiệt tăng .
Khi dùng axit(như chanh , giấm) để điều chỉnh sự đông tụ của máu động vật , hay dùng
nước chua thêm vào nồi nấu đậu phụ để làm đông vón cái đậu , rồi đổ khuôn , thực chất
là điều chỉnh pH của môi trường , đưa hạt keo (protein,lipit...) về trạng thái không còn
mang điện -gọi là trạng thái đẳng điện , làm cho hệ keo bị keo tụ .
Thêm chất điện li vào hệ keo sẽ làm keo bị keo tụ .Chẳng hạn NaCl vào albumin làm
albumin đông vón ; thêm NaCl vào dung dịch xà phòng sẽ làm các mixen bị phá vỡ , tạo
thành lớp xà phòng dày đặc trên bề mặt ...Đối với keo ghét lưu , cách dùng chất điện ly
gây keo tụ đóng vai trò quan trọng .Chỉ những ion trái dấu với điện tích hạt keo mới có
tác dụng gây keo tụ keo , nghĩa là anion gây keo tụ keo dương ,cation gây keo tụ keo
âm.Ion điện li có điện tích càng lớn , khả năng gây keo tụ càng mạnh .Chẳng hạn , nếu
cùng dùng NaCl và Na2SO4 để gây keo tụ 1 keo dương , thì các ion Cl- và SO4 2- có
tác dụng gây keo tụ , và khả năng gây keo tụ của ion SO42- mạnh hơn ion Cl- .Do các
ion gây keo tụ mang điện tích cùng dấu với các ion tầng khuếch tán , nên khi thêm chất
điện li vào sẽ làm tăng mật độ ion ở tầng khuếch tán của hạt keo , tăng sức hút giữa ion
keo và tầng khuếch tán .Kết quả là bề dày lớp điện tích kép giảm đi , điện tích lớp ion
quyết định thế dần bị trung hòa , hệ keo giảm dần tính bền rồi bị keo tụ hoàn toàn.
Hiện tượng keo tụ nhờ chất điện li xảy ra kh1 phổ biến trong tự nhiên .Chẳng hạn sự
hình thành các vùng châu thổ phì nhiêu liên quan đến hiện tượng keo tụ của keo đất
.những dòng sông vào mùa hè ngầu đỏ phù sa là loại hệ phân tán phức tạp chứa cả hạt thô
và hạt keo ...Phần lớn đất phù sa bị cuốn ra biển , nhưng không phân bố đều vào toàn bộ
nước biển và đại dương mà bị lắng xuống nơi cửa sông khi nước sông đổ vào biển cả
.Hằng hà sa số những hạt keo đất khi còn ở trong sông , còn mang điện tích , phần nữa là
nhờ sức cuốn của dòng nước , mà tồn tại ở trạng thái lơ lửng .khi ra đến cửa sông gặp
nước biển là dung dịch gồm nhiều chất điện li , mà chủ yếu là các ion Na+ ,Cl- ..., thì
nững hạt keo đó hấp phụ những ion ngược dấu làm cho điện tích giảm dần tới trung hòa
đện , bị keo tụ và lắng xuống .trải qua hàng triệu năm , những hạt keo nhỏ bé dần bồi tụ
nên những vùng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu , như châu thổ sông Hồng , châu thổ sông
Cửu Long ...Quá trình đó giờ đây vẫn không ngừng tiệp diễn , tạo nên những cánh đồng
mới , rồi những làng xã mới như ở Kim Sơn(Ninh Bình ),Giao Thủy(Nam Định),Tiền
Hải(Thái Bình),hay ở bán đảo Cà Mau...
silver:
IV.Sự tác động qua lại giữa các hệ keo
1.Sự tác động giữa 2 keo trái dấu
Nếu đem trộn dung dịch keo âm và keo dương với nhau , cả 2 keo đều bị keo tụ , người ta
gọi đó là sự keo tụ tương hỗ .Lực hút tĩnh điện làm cho các hạt keo trái dấu tiến lại gần
nhau , bị trung hòa điệm , dính kết với nhau và lắng xuống .Chẳng hạn khi trộn 2 dung
dịch keo AgI điều chế trong 2 trường hợp -dư KI và dư AgNO3 với tỉ lệ thích hợp thì sự
keo tụ sẽ xuất hiện .
Khi trộn 2 loại mực viết khác nhau -chẳng hạn mực tím và mực xanh ,vào nhau,cả 2 mực
mất màu,thường gọi là "mực chết".ta đã biết , đa số các loại mực đếu là những hệ keo ;
các hạt keo của 2 loại mực khác nhau có thể mang điện tích trái dấu nhau .Khi trộn với
nhau , chúng trung hòa điện tích của nhau, cả 2 keo đều bị keo tụ , khiến hỗn hợp mực
không còn thể hiện màu gì nữa.
Hiện tượng keo tụ tương hỗ gặp nhiều trong tự nhiên .thí dụ hệ keo đất có thành phần
phức tạp là do kết quả của sự tương tác giữa cá loại keo đơn giản trong đất , gây nên sự
keo tụ lẫn nhau , sinh ra hệ keo đất phức tạp.Việc đánh phèn để làm trong nước đục tự
nhiên cũng dựa trên nguyên tắc của sự keo tụ tương hỗ .Các hạt huyền phù , keo đất trong
nước thường mang điện tích âm , còn nhôm sùnat trong phèn chua
[Al2(SO4)3.K2SO4.24H2O] khi tan bị thủy phân tạo thành keo Al(OH)3 thuộc loại keo
dương .Các hạt keo đất và keo phèn trung hòa điện tích lẫn nhau , cùng bị keo tụ , kéo
theo các chất bẩn khác lắng xuống , làm cho nước trở nên trong một cách nhanh chóng.
2.Sự tác động giữa keo ưa dung môi và keo ghét dung môi trường hợp này có thể xảy ra 2
hiện tượng : keo ưa lưu có thể làm tăng tính bền của keo ghét lưu , tức là có tác dụng bảo
vệ keo ghét lưu , và keo ưa lưu có thể làm giảm tính bền của keo ghét lưu , tức là có tác
dụng gây keo tụ nhạy cảm keo ghét lưu.
Tác dụng bảo vệ xảy ra khi ta thêm 1 lượng đủ lớn keo ưa lưu vào keo ghét luu .chẳng
hạn , khi ta thêm 1 trong các keo ưa lưu : gelatin,albumin,hồ tinh bột ... vào dung dịch
keo Fe(OH)3 , thì keo này sẽ bền hơn .Điều đó được giải thích : các hạt keo Fe(OH)3 đã
hấp phụ các hạt keo ưa lưu trên bề mặt , tạo thành lớp vỏ bền .DO đó khoảng cách giữa
các hạt ghét lưu tăng lên , tính liên tục giữa các hạt keo và môi trường tăng , khiến tính
bền của keo tăng .
Hiện tượng bảo vệ như thế khá phổ biến trong sản xuất và trong tự nhiên .Khi đất trồng
trọt có lượng keo mùn đủ lớn (keo ưa lưu ), nó sẽ bảo vệ cho các hệ keo ghét lưu , chộng
lại sự keo tụ , sự kết dính , làm cho đất tơi xốp ...Nhiều loại keo vô cơ như keo
Ag,AgX...được dùng làm thuốc chữa bệnh , hay được sự dụng trong kĩ nghệ giấy ảnh
(nhũ tương AgBr) có độ phân tán tốt nhờ tác dụng bảo vệ của gelatin,albumin...Tác dụng
bảo vệ còn được sử dụng trong kĩ nghệ sản xuất sơn , thực phẩm, khai khoáng...
Tác dụng keo tụ nhạy cảm xảy ra khi thêm 1 lượng rất nhỏ keo ưa lưu và keo ghét lưu
.khi đó các hạt keo ghét lưu với số lượng nhiều bị hấp phụ lên các hạt keo ua lưu (với số
lượng ít)-hạt ưa lưu trở thành trung tâm tập trung các hạt ghét lưu lại với nhau , tính bền
của keo ghét lưu giảm đi. Chẳng hạn thêm 1 lượng nhỏ keo gelatin vào dung dịch keo
Fe(OH)3 , thì chẳng những tính bền của keo Fe(OH)3 không được tăng cường ,mà còn bị
giảm đi, dễ dàng bị keo tụ hơn khi không cho thêm gelatin vào .
Việc làm trong nước tự nhiên bằng nhựa cây , như nhựa chuối , mồng tơi , dong giềng ...
cũng được coi là dựa trên cơ sở của keo tụ nhạy cảm
silver:
V.Sự tạo cấu thể trong hệ keo
đây là hiện tượng đặc biệt đối với hệ keo trong quá trình keo tụ của nó . cần phân biệt
trảng thái keo tụ và trạng thái tạo cấu thể của hệ keo .ở trạng thái keo tụ , các hạt keo dính
kết lại với nhau , sắp xếp tương đối khít nhau do đó thể tích của kết tủa (chất keo tụ)
thường nhỏ hơn so với tổng thể tích của hệ .Về cơ bản , trạng thái keo tụ giống như trạng
thái kết tủa từ dung dịch . Ở đây các hạt sắp xếp không có tính cấu trúc , do vậy không
tạo cho hệ 1 tính chất cơ học nào đặc biệt.
Còn ở trạng thái tạo cấu thể của hệ ke , các hạt keo liên kết với nhau tạo thành khung
cấu trúc rỗng , trong các ô rỗng chứa đầy dung môi .Hiện tượng này xảy ra trong quá
trình keo tụ của 1 số hệ keo.Khi làm giảm tính bền của các keo này , lực dính kết giữa các
hạt có thể rất lớn so với lực đẩy .nếu bề mặt hạt có tính không đồng nhất cao , như có
nhiều đỉnh,góc,cạnh,có các nhóm chức khác nhau ...thì chúng sẽ liên kết với nhau thì
chúng sẽ liên kết với nhau tạo nên khung cấu trúc bền vững , trước khi các hạt kịp lắng
xuống đáy bình .Đó là hiệng tượng tạo cấu thể của hệ keo .Có thể nói rằng :khi tạo cấu
thể ,hệ keo chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn hoặc gần với trạng thái rắn , khác
hoàn toàn với trảng thái phân tán và trạng thái keo tụ của hệ keo .
Hệ keo ở trạng thái tạo cấu thể có cấu trúc ổn định của trạng thái rắn, có tính bền cơ học-
có thể cắt thành từng miếng,có tính đàn hồi...nhưng thành phần của hệ vẫn không đổi
:phần lớn là chất lỏng , chỉ phần rất nhỏ là chất rắn(chất phân tán) .Phần rắn-khung cấu
trúc chỉ vài phần nghìn đến vài phần trăm , chất lỏng là gần 100% .Rõ ràng đây là 1 kiểu
cấu trúc đặc biệt của hệ keo .
Các keo ghét dung môi(keo vô cơ) tạo cấu thể gọi là gel , còn các keo ưa dung môi tạo
cấu thể gọi là thạch .Gel là những cấu thể có độ rắn cao hơn thạch , thường giòn,kém
đànhồi và bất thuận nghịch.thạch mềm hơn, đàn hồi và dẻo, có tính thuận nghịch, nghĩa
là khi phá vỡ thạch có thể tạo keo trở lại.
Khi tách dung môi khỏi gel và thạch , ta được gel và thạch khô có độ rỗng rất lớn được sử
dụng nhiều trong công nghiệp hấp phụ, chất xúc tác , vật hút ẩm...Cơ thể động, thực vật,
đất,nhiều vật liệu xây dựng ...có cấu trúc gel và thạch.
Các khoáng vật tạo nên đất như đất sét, các silicat...có cấu trúc gel.Còn các khối đông
dạng thạch của gelatin, hồ tinh bột, các chất protein,cao su...có cấu trúc thạch.gel khô
thường giòn, còn thạch khô thì dẻo,đàn hồi...như cao su chẳng hạn.vì thế, cao su mới
được dùng làm săm lốp ô tô , xe đạp...Khi cho tiếp xúc với lại với dung môi , thạch bị
"trương" lên vì hấp thụ lại chất lỏng .Khi đó , 1 số có thể trở lại dung dịch keo , như
gelatin;1 số chất khác chỉ hấp thụ đến mức nào đó thì dừng lại, chẳng hạn như gỗ hút
nước.
silver:
VI.Ở đâu có sự sống ở đó có dung dịch keo
Nhận xét này nói lên tính phổ biến của hệ keo trong tự nhiên, đồng thời cho thấy trạng
thái keo có ý nghĩa to lớn đối với sự sống .tế bào sống nào cũng đều chứa dung dịch keo
phức tạp , thông thường tồn tại ở trạng thái gel , còn vỏ tế bào đóng vai trò màng bán
thẩm.Nhờ vậy mà quá trình trao đổi chất phức tạp có thể diễn ra.Máu-cũng là dung dịch
keo.còn bạch huyết, chất nguyên sinh?...Có thể nói chung rằng ở đâu có sự sống , ở đó có
dung dịch keo .Đã từng có 1 số nhà khoa học cho rằng keo là trạng thái tập hợp thứ tư
của vật chất.Nhưng quan niệm đó là không đúng, mà chỉ 1 lần nữa khẳng định tính ch61t
quan trọng của trạng thái keo.
Dung dịch keo có ý nghĩa to lớn đối với cả thế giới vẫn được gọi là "thế giới chết"-đó là
đất.Loại đất bất kì nào cũng đều chứa lượng nhất định các hạt keo có độ phân tán cao
.Khả năng giữ ẩm, giữ chất dinh dưỡng của đất phụ thuộc vào hàm lượng keo trong đất
.hạt keo trong đất trồng trọt có ý nghĩa quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của
cây trồng , và do đó ảnh hưởng đến năng suất mùa màng.khi nắm được những tính chất
cơ bản của dung dịch keo , người ta có thể tiến hành cải tạo , nâng cao chất lượng của
đất đai.
Đặc điểm diện tích bề mặt dị thể lớn của hệ keo và kích thướ nhỏ của hạt keo được lấy
làm cơ sở để tìm ra những biện pháp kĩ thuật thích hợp nhằm nâng cao chất lượng hay
làm thay đổi tính chất của nhiều sản phẩm công nghiệp.Chẳng hạn, trong sản xuất cao su
hay chất dẻo , người ta thường sử dụng các chất thêm dạng bột , như mồ hóng,silic đioxt ,
kẽm oxit...Nếu các chất thêm được nghiền mịn tới kích thước hạt keo , thì chất lượng sản
phẩm sẽ càng cao.
Ngoài hệ keo dung môi là chất lỏng , gọi là lyosol(lyo-chất lỏng;sol-keo), còn có keo
dung môi là chất rắn , gọi là xerosol(xero-chất rắn).Chất phân tán có thể là khí(K),
lỏng(L) hay rắn(R) , thí dụ bọt khí trong thủy tinh , trong hợp kim ...(hệ K-R) ; các hạt
nước trong quặng , các giọt lỏng trong mô động thực vật ...(hệ L-R); hợp kim thủy tinh
màu ...là hệ xerosol gồm các hạt rắn phân bố trong môi trường rắn (R-R).
Nếu mội trường là chất khí , hệ keo gọi là aerosol(aero-khí); chất phân tán có thể là (K),
(L) hay (R).Thí dụ mây mù (L-K), bụi khói (R-K)...
Trong thiên văn, khí tượng , người ta quan tâm nhiều đến trạng thái phân tán của các
hạt mây mù , vì nó có ảnh hưởng đến khí hậu , thời tiết của 1 vùng .Trong y-dược học , ta
rất cần tạo ra được trạng thái keo khi điều chế nhiều loại thuốc chữa bệnh , như thuốc bôi
ngoài da , thuốc mỡ , thuốc nước có chứa các chất khó tan ...Công nghiệp thủy tinh ,
luyện kim , sản xuất bánh mì lại có nhu cầu rất khác nhau về độ phân tán bọt khí trong
sản phẩm .Công nghiệp nhuộm , giấy ảnh đòi hỏi các hệ phân tán có tính phân bố cao ,
tính kết dính lớn từ các chất hòa tan .Bức tranh nhiều màu sắc xuất hiện trên nền vải hay
giấy trắng nhờ các dung dịch keo của các chất màu .Để bảo quản lâu các loại sơn trong
hộp , người ta sản xuất dưới dạng dung dịch quánh sệt .Trong các ngành công nghiệp
khác như xà phòng , sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng , gạch ngói,sành sứ,vôi
vữa)...rất cần sự đóng góp tích cực của các nhà koa học nghiên cứu trong lĩnh vực hóa
keo.
Hóa keo còn đóng vai trò quan trọng trong việc học tập và nghiên cứu các môn khoa
học khác như sinh học , nông học ...Sự hiểu biết về hóa keo giúp chúng ta hiểu thêm về
nguồn gốc và cơ chế của sự sống , về quá trình trao đổi chất , về 1 số cơ sở của các biện
pháp kĩ thuật nhằm cải tạo môi trường sống và nâng cao năng suất trong nông nghiệp.
Trạng thái tạo cấu thể của hệ keo có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống sinh
vật .Cơ thể động , thực vật có cấu trúc gel và thạch .Cấu trúc gel của xương , thạch của
mô , cơ,bắp...Nhờ có cấu trúc đó mà cơ thể sinh vật chiếm từ 75% đến 90% hay 99% là
nước mà vẫn có hình dạng xác định , có sức bền cơ học lớn , chịu được những tác động
mạnh của môi trường .Ở biển ta có thể gặp được những "khối thạch sống", đó là những
con sứa.Trong cơ thể có tới 99% khối lượng là nước , chỉ có 1% là phần chất "khô".Và
như thế đó , chỉ cần 1% ấy để tạo nên khung cấu thể là đủ tạo ra cơ thể sống có đủ chức
năng : thở,tiêu hóa và sinh sản !
Khi sinh vật còn non , hàm lượng nước trong cơ thể lớn , làm cho cấu trúc gel và thạch
có độ cứng thấp , nhưng tính đàn hồi, tính dẻo lại cao .Ở cơ thể già thì ngược lại.
Phản ứng trong gel và thạch tiến hành ở những vùng độc lập với nhau .Do vậy mà mỗi
bộ phận khác nhau của cơ thể sống có thể tiến hành những phản ứng khác nhau tùy thuộc
vào chức năng của nó trong cơ thể.
Tuổi già của sinh vật diễn ra theo quá trình già cỗi của hệ keo trong cơ thể .Khi già , cơ
thể chứa ít nước hơn khi còn trẻ , khả năng trương của khung cấu trúc kém đi , cơ thể trở
nên "khô" hơn, và những nếp nhăn trên da xuất hiện : đó là dấu hiệu của tuổi già .Các tổ
chức của cơ thể giảm bớt tính đàn hồi , mạch máu trở nên khô cứng hơn...
Như vậy muốn kéo dài tuổi thọ của con người , phải có cách bảo vệ trạng thái keo vốn
có trong cơ thể khỏe mạnh , kìm hãm quá trình già hóa của keo.Mọi bài tập dưỡng sinh
hiệu quả , hay những phương thuốc "cải lão hoàn đồng" công hiệu , những phép "thanh
xuân hóa" thu hút con người ...đều liên quan đến tính bền của trạng thái keo trong cơ thể ,
nhờ vậy mà con người giữ được làn da mịn màng , mái tóc óng ả , sức khỏe dẻo dai...và
do đó mà tình yêu cuộc sống càng thêm mãnh liệt!
silver:
sau đây là phần sơ lược về lịch sử của ngành hóa keo
I.Sự mở đầu cho 1 khoa học
câu chuyện bắt đầu từ phòng thí nghiệm của xưởng đúc tiền Anh quốc .Tômat Grêm đến
đây làm việc với tư cách trưởng phòng thí nghiệm đã được 5 năm.Năm ấy ông đã ngoài
50 tuổi.Grem không có gia đình .ông dành toàn tâm toàn ý cho khoa học ,Những tháng
năm dài cuộc sống của ông diễn ra trong các phòng thí nghiệm và giảng đường của
Trường Đại học Tổng hợp Ê đin buôc , sau đó là đại học tổng hợp Luân Đôn .và bây giờ
ở phòng thí nghiệm của xưởng đúc tiền quốc gia .Với cương vị lãnh đạo , công việc cướp
hết thời gian buộc ông phải ngừng nghiên cứu khoa học .Tuy nhiên những ý tưởng khoa
học mới luôn khiến ông không thể yên lòng .
Một hôm , vào buổi chiều mùa thu đã muộn cùng làm việc với ông trong phòng thí
nghiệm có giám đốc xưởng đúc tiền Wiliam Rôbecđơ .Grêm nói với Rôbecđơ rằng : axit
silixic (H2SiO3) có những tính chất không thể hiểu được , làm ông lâu nay phải quan tâm
.để xác định lượng axit silisic , ông phải để cho kết tủa lắng xuống , tách, nung rồi cân kết
tủa .Nhưng rất lạ là đôi khi nó không kết tủa xuống mà cứ lơ lửng trong dung dịch .Đồng
thời , ông có ý muốn tiếp tục tiến hành thí nghiệm nghiên cứu về dung dịch đó ngay tại
phòng thí nghiệm này.
Rô bec đơ tỏ ra rất hào hứng muốn tìm hiếu bí mật của dung dịch mà G rêm đưa ra .Rô
bec đơ nói với G rêm rằng : phòng thí nghiệm của ông rất vinh dự là có 1 nhà khoa học vĩ
đại của nước Anh đang làm việc -giáo sư Tômat Grêm , viện sĩ danh dự của các viện hàn
lâm khoa học Pari ,Turin,Amtecdam,Beclin,đã được tặng thưởng nhiều huy chương vì
những cống hiến cho khoa học ...và nhận giúp đỡ Grem trong nghiên cứu vấn đề này ,
như 1 cộng tác viên tích cực.
Từ đó họ cùng làm việc bên nhau .Grem trao đổi bàn luận cùng Robecdor về những
trường hợp dung dịch lạ mà các nhà khoa học khác đã gặp.Grem kể:
Hơn 200 năm về trước , năm 1657 Rudonfo Glaube đã điều chế được dung dịch của
vàng , mặc dù vàng không tan trong nước .Dung dịch có màu huyết dụ , có tác dụng chữa
bệnh , nên Glaube gọi đó là "vàng uống được".
Khoảng 30 năm về trước , năm 1830, Beczeliuyt điều chế được "dung dịch của các chất
không tan "tương tự .Ông dùng hidrosunfua tạo kết tủa sắt sunfua từ dung dịch .Sau đó
lọc và rửa kết tủa .Khi rửa kết tủa trên phễu lọc bằng nước sạch , ông nhận thấy 1 điều
lạ :sau ít phút rửa , từ cuống phễu nhỏ xuống từng giọt chất lỏng màu nâu sẫm .Ông nghĩ
rằng do giấy lọc bị thủng nên kết tủa lọt xuống .Ông thay giấy lọc mơi , đổ lại chất lỏng
nâu sẫm lên phễu , thấy nó vẫn qua giấy lọc .beczeliuyt để yên cốc dung dịch lọc thu
được ,sau vài ngày nhận thấy nó trở nên trong suốt , ở đáy cốc xuất hiện 1 lượng nhỏ chất
kết tủa màu đen .Phân tích kết tủa ,thấy đó chính là sắt sunfua.
Bằng cách dùng nước sạch để rửa kết tủa ,Beczeliuyt còn thu được các "dung dịch đục
mờ "khác , kiểu như trên .Chẳng hạn dung dịch bạc clorua, dung dịch xang Beclin
(Fe4[Fe(CN)6]3), dung dịch axit silixic...
Robecdor hỏi Grem rằng : vậy khi nghiên cứu dung dịch axit silixic , ông muốn tìm
hiểu điều gì ?Grem cho biết :ông muốn tìm hiểu xem "dung dịch đục mờ " được tạo thành
như thế nào ?Nó có những tính chất gì ? Và vì lí do gì mà nhà khoa học Italia lại gọi
"dung dịch đục mờ " đó là "dung dịch giả"...Theo Frantreco Xenmi , thoạt nhìn dung dịch
giả giống như dung dịch thường .Nó trong suốt,qua lọc dễ dàng , nhưng lại có tính không
bền .Xenmi thấy rằng nếu thêm muối hay axit vào dung dịch đó , thì nó sẽ bị phá vỡ , và
chất tan sẽ kết tủa xuống đáy bình.Đối với dung dịch thật,không bao giờ xảy ra hiện
tượng như vậy.
Grem còn cho Robecdor biết rằng , trước đó không lâu ông đến phòng thí nghiệm của
Faraday .Vấn đề Grem nghiên cứu cũng làm cho Faraday quan tâm .ông cũng đã điều chế
các dung dịch của vàng , bạc ,bạch kim và nhiều kim loại khác ,và cũng co đó là những
"dung dịch đục mờ" , vì sau khi để lắng thì ở đáy bình xuất hiện thứ bột rất mịn của kim
loại.
Nhưng cái "dung dịch đục mờ" axit silixic của Grem thì lại có điều khác .Ông đã để nó
1 tháng có dư, mà ko thấy có kết tủa lắng xuống .Ông đem điều này trao đổi với
Robecdor.Ông lấy từ trong tủ ra bình axit silixic , soi lên ánh sáng ngọn nến để chứng
minh cho Robecdor rằng chúng vẫn trong suốt.Rồi ông nghiêng 1 bình để chứng tỏ đáy
bình không có kết tủa .Thì thật bất ngờ:dung dịch bất động .Nó đã chuyển thành 1 khối
trong suốt như thạch.Robecdor hết sức ngạc nhiên , hỏi lại Grem có đúng đó là dung dịch
axit silixic không hay là dung dịch của chất nào khác?
Grem khẳng định là đúng và ngắm nghía khối thạch trong suốt tạo thành từ dung dịch
axit silixic 1 cách thích thú .Ông có cảm giác như ông đã nấu tinh bột rồi đem đặt nó vào
đây!Bất thình lình ông láy đi láy lại :"tinh bột...tinh bột"...Tiếng Hi Lạp gọi tinh bột là
"colla" có nghĩa là keo.Phải chăng,có nên đặt tên cho những dung dịch đang nghiên cứu
là các dung dịch keo-các colloit hay không?Vì cái tên này nói lên rằng các dung dịch
nghiên cứu giống như dung dịch tinh bột.
Robecdor tỏ ra đồng tình với ý nghĩ của Grem .Ông nhắc đi nhắc lại từ "dung dịch keo",
và phán rằng đó là cái tên ko tồi chút nào !
Đó là buổi chiều mùa thu năm 1860 đáng ghi nhớ đối với Grem .Chính vào thời gian
này , ông đã đi đến khẳng định rằng :có 2 dạng dung dịch -dung dịch thật và dung dịch
keo .Nhưng cần phải làm sáng tỏ dung dịch keo là gì và tính chất của nó ra sao ?

You might also like