You are on page 1of 18

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HOẠ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

(Lớp 10, 4 tiết)


(Trích tài liệu tập huấn modun 2môn Hóa học- Chương trình ETEP)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học này HS có thể:

Năng lực hoá học

Nhận thức hoá học 1. Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng như: nồng
độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác.

2. Nêu được ý nghĩa của hệ số nhiệt độ Van’t Hoff (γ).

Tìm hiểu thế giới 3. Thực hiện được thí nghiệm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới tốc
tự nhiên dưới góc độ phản ứng (nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác).
độ hoá học

Vận dụng kiến 4. Vận dụng được kiến thức tốc độ phản ứng hoá học vào việc giải thích
thức, kĩ năng đã một số vấn đề trong cuộc sống và sản xuất.
học

Phẩm chất chủ yếu

Trung thực 5. Thống nhất giữa nội dung báo cáo và các kết quả thí nghiệm trong quá
trình thực hiện.

Trách nhiệm 6. Có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn cho bản thân và người
khác, bảo quản và sử dụng hợp lí các hoá chất và dụng cụ.

Năng lực chung

Giao tiếp và hợp 7. Tham gia đóng góp ý kiến trong nhóm và tiếp thu sự góp ý, hỗ trợ các
tác thành viên trong nhóm

8. Sử dụng ngôn ngữ phối hợp với đồ thị, dữ liệu, hình ảnh để trình bày
thông tin và ý tưởng có liên quan đến tốc độ phản ứng.
Giải quyết vấn đề 9. Lập được kế hoạch và thực hiện được kế hoạch để khảo sát các yếu tố
và sáng tạo ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


- Tư liệu dạy học bao gồm: Phiếu học tập về thực hiện thí nghiệm khảo sát các yếu tố đến tốc
độ phản ứng (phiếu số 01), bài đọc giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng (phiếu
số 02), phiếu bài tập để luyện tập (phiếu số 03), phiếu đánh giá (phiếu số 04 và 05). Các phiếu
chi tiết được đặt ở phụ lục.

- Dụng cụ, hoá chất


+ Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng (dành cho 1 nhóm)

Hoá chất Dụng cụ


- Dung dịch Na 2S2O3 0,1M - 3 ống đong 50 ml
- Dung dịch H2SO4 0,1M - 4 cốc thuỷ tinh 250 ml
- Nước cất - 1 mảnh giấy có đánh dấu X (đỏ) ở giữa
- 1 đồng hồ bấm giờ
+ Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng (dành cho 1 nhóm)

Hoá chất Dụng cụ


- Dung dịch Na 2S2O3 0,1M - 2 ống đong 50 ml
- Dung dịch H2SO4 0,1M - 5 cốc thuỷ tinh chịu nhiệt 250 ml
- 1 mảnh giấy có đánh dấu X (đỏ) ở giữa
- 1 đồng hồ bấm giờ
- 1 nhiệt kế
- 1 bếp đun
+ Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng (dành cho 1
nhóm)

Hoá chất Dụng cụ


- CaCO3 dạng khối và dạng bột - 2 ống nghiệm có nhánh
- Dung dịch HCl 0,25M - 1 cốc thuỷ tinh
- 1 cân điện tử
- 2 tờ giấy lọc
- 1 muỗng.
- 1 xilanh.
- 1 ống dẫn khí.
- 1 nút cao su.
- 1 đồng hồ bấm giờ.
+ Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng (dành cho 1 nhóm)

Hoá chất Dụng cụ


- Bột MnO2. - Ống nghiệm có nhánh.
- Dung dịch H2O2. - 1 cốc thuỷ tinh.
- 1 cân điện tử.
- 2 tờ giấy lọc.
- 1 muỗng.
- 1 xilanh.
- 1 ống dẫn khí.
- 1 nút cao su.
- 1 đồng hồ bấm giờ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Mô tả chung các hoạt động học

Hoạt động Đáp ứng Phương pháp, kĩ thuật dạy Phương pháp và công cụ
(thời gian) mục tiêu học đánh giá

Hoạt động 1. Đặt - Dạy học khám phá Phương pháp: Vấn đáp
vấn đề (10 phút)
kết hợp với dạy học hợp Công cụ: Câu hỏi
tác, đàm thoại gợi mở
Hoạt động 2. Lập kế 9, 7 - KT mảnh ghép, KT phòng Phương pháp: Quan sát
hoạch tìm hiểu ảnh tranh Công cụ: Phiếu giao nhiệm
hưởng của các yếu
vụ (phiếu số 1)
tố đến tốc độ phản
ứng (35 phút)

Hoạt động 3. Thực 3, 7, 5, 6 Phương pháp: Quan sát


hiện thí nghiệm
Công cụ: Phiếu giao nhiệm
nghiên cứu ảnh
vụ (Phiếu số 1)
hưởng của nhiệt độ,
nồng độ, chất xúc
tác, diện tích bề mặt
đến tốc độ phản
ứng (45 phút)

Hoạt động 4. Báo 1, 2, 5, 7, 8 Phương pháp: Quan sát


cáo kết quả thí
nghiệm, kết luận và Công cụ: Rubric đánh giá,
giải thích ảnh bảng đánh giá
hưởng của nhiệt độ,
nồng độ, chất xúc
tác, diện tích bề mặt
đến tốc độ phản
ứng (45 phút)

Hoạt động 5. Tìm 4 Sử dụng trò chơi Phương pháp: Vấn đáp (qua
hiểu ý nghĩa của tốc trò chơi)
độ phản ứng trong
Công cụ: Câu hỏi và đáp án
cuộc sống (15 phút)

Hoạt động 6. Luyện 1, 3, 4 Sử dụng bài tập Phương pháp: Vấn đáp,
tập (30 phút) quan sát
KT think – pair – share
Công cụ: Câu hỏi

2. Các hoạt động học : Minh họa hoạt động 2, 3 và 4 trong 6 hoạt động
Hoạt động 2. Lập kế hoạch
▪ Mục tiêu
- Lập kế hoạch thực hiện thí nghiệm nghiên cứu các yếu tố nồng độ, nhiệt độ, diện tích bề mặt,
chất xúc tác ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng.

- Tham gia đóng góp ý kiến trong nhóm. Tiếp thu sự góp ý, hỗ trợ các thành viên trong nhóm.
▪ Cách thức tổ chức
- GV chia lớp thành 8 nhóm chuyên gia, mỗi nhóm từ 5 đến 6 HS. GV thông báo mỗi nhóm sẽ
nghiên cứu về 01 trong các yếu tố nồng độ, nhiệt độ, diện tích bề mặt, chất xúc tác ảnh hưởng
đến tốc độ phản ứng.

- GV thông báo tiêu chí đánh giá hoạt động 2, 3, 4 (phiếu số 4). HS thảo luận và làm rõ các tiêu
chí.

- HS được phát phiếu học tập số 01, trong đó có sẵn danh mục hoá chất, dụng cụ cũng như cách
tiến hành thí nghiệm khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
- HS thảo luận nhóm và hoàn thành các thông tin còn thiếu trong phiếu học tập bao gồm tên
yếu tố khảo sát, dự đoán sự ảnh hưởng của yếu tố đó đến tốc độ phản ứng, sơ đồ thí nghiệm
khảo sát yếu tố đó đến tốc độ phản ứng, dự kiến các dữ liệu cần thu thập trong quá trình thực
hiện thí nghiệm khảo sát.
- GV quan sát các nhóm làm việc, ghi lại những điểm tốt, những thiếu sót trong quá trình làm
việc của các nhóm dùng để nhận xét, thảo luận sau đó.
- Nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. HS và GV nhận xét góp ý. Một số câu hỏi thảo luận:

1. Cần lưu ý điều gì để đảm bảo an toàn khi thực hiện thí nghiệm?
2. Những dữ liệu nào cần được ghi chú trong quá trình thực hiện thí nghiệm để khảo sát ảnh
hưởng của yếu tố này đến tốc độ phản ứng? Có thể ghi chú như thế nào cho khoa học?

3. Làm thế nào để tăng tính chính xác và tin cậy của các dữ liệu?
▪ Dự kiến sản phẩm của học sinh
- Xác định được yếu tố ảnh hưởng cần nghiên cứu trong thí nghiệm và nêu dự đoán chiều
hướng ảnh hưởng.
- Vẽ được sơ đồ thực hiện thí nghiệm.

- Nêu được các nguyên tắc để đảm bảo an toàn khi thực hiện thí nghiệm.
▪ Phương án đánh giá
- GV đánh giá thông qua quan sát (bài làm trên phiếu học tập, thảo luận, trình bày), thông qua
vấn đáp.
- HS đánh giá đồng đẳng qua nhận xét.
Hoạt động 3. Thực hiện thí nghiệm (tại phòng thí nghiệm)
▪ Mục tiêu
- Thực hiện thí nghiệm nghiên cứu các yếu tố nồng độ, nhiệt độ, diện tích bề mặt, chất xúc tác
ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng.

- Thống nhất giữa nội dung báo cáo và các kết quả thí nghiệm trong quá trình thực hiện.

- Có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác, bảo quản và sử dụng
hợp lí các hoá chất và dụng cụ.

- Tham gia đóng góp ý kiến trong nhóm và tiếp thu sự góp ý, hỗ trợ các thành viên trong nhóm.
▪ Cách thức tổ chức
- GV yêu cầu HS trong nhóm chuyên gia di chuyển về khu vực của nhóm.

- GV tổ chức kiểm tra nhanh HS một số quy định an toàn phòng thí nghiệm. GV yêu cầu HS kiểm
tra các dụng cụ bảo hộ cần thiết.

- GV thông báo tiến trình thực hiện:

+ Đại diện nhóm nhận hóa chất và dụng cụ cần thiết do GV chuẩn bị.
+ Nhóm tiến hành thực hiện thí nghiệm theo kế hoạch đã thống nhất ở hoạt động 2 trong vòng
20 phút, ghi chú lại các dữ liệu cần thiết.
+ Dọn dẹp vệ sinh sau quá trình làm thí nghiệm.

- Nhóm HS thực hiện thí nghiệm theo kế hoạch đã lập trong hoạt động 2. GV quan sát, hỗ trợ
các nhóm (nếu cần).

- Nhóm HS chuẩn bị nội dung báo cáo kết quả khảo sát lên giấy A1 để báo cáo vào tiết 3 với các
nội dung:
1. Tên yếu tố khảo sát
2. Thí nghiệm khảo sát (phương trình hoá học, hoá chất, dụng cụ, quy trình thực hiện)
3. Kết quả khảo sát
4. Kết luận về sự ảnh hưởng của yếu tố khảo sát đến tốc độ phản ứng
5. Giải thích về sự ảnh hưởng của yếu tố khảo sát đến tốc độ phản ứng. (Sử dụng bài đọc
trong phiếu số 2)
Đối với nhóm khảo sát về nhiệt độ, trả lời thêm câu hỏi

6. Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff (γ) là gì. Nêu ý nghĩa của hệ số nhiệt Van’t Hoff.

- Cuối buổi học, GV yêu cầu nhóm HS báo cáo lại những kết quả học tập trong tiết học. GV nhận
xét, đánh giá và thông báo nhiệm vụ học tập để chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo:

+ HS tiếp tục hoàn thành poster với các nội dung đã hướng dẫn.

+ Cần đảm bảo tất cả các thành viên đều nắm rõ nội dung báo cáo để chuẩn bị cho phần báo
cáo trong nhóm mảnh ghép.

▪ Dự kiến sản phẩm của học sinh


- Thực hiện được thí nghiệm khảo sát yếu tố ảnh hưởng nồng độ, nhiệt độ, chất xúc tác, diện
tích bề mặt.
- Các dữ liệu thu thập được trong quá trình thực hiện thí nghiệm.
- Bài poster trình bày báo cáo kết quả khảo sát với các nội dung đã được gợi ý.

▪ Phương án đánh giá


- GV đánh giá thông qua quan sát (quá trình thực hiện thí nghiệm) và poster.
Hoạt động 4. Báo cáo kết quả thí nghiệm
▪ Mục tiêu
- Báo cáo được kết quả thực hiện thí nghiệm nghiên cứu các yếu tố nồng độ, nhiệt độ, diện tích
bề mặt, chất xúc tác ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng.
- Nêu được kết luận về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độ phản ứng.
- Nêu được ý nghĩa của hệ số nhiệt độ Van’t Hoff (γ).

- Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng.
- Tham gia đóng góp ý kiến trong nhóm. Tiếp thu sự góp ý, hỗ trợ các thành viên trong nhóm.

▪ Cách thức tổ chức


- GV hướng dẫn HS hình thành nhóm mảnh ghép:
+ Mỗi nhóm chuyên gia nhận 4 mảnh giấy màu (Đỏ - Vàng – Xanh lá – Xanh dương) theo đúng
số lượng thành viên của nhóm từ GV.
+ Nhóm 1, 2, 3, 4 tạo thành các nhóm mới theo màu. Nhóm 5, 6, 7, 8 tạo thành các nhóm mới
theo màu.

+ Như vậy lớp lúc này được chia làm 8 nhóm mới, mỗi màu có 2 nhóm. Các nhóm ngồi theo sơ
đồ như sau:

Nhóm mới tạo từ nhóm 1, 2, 3, 4 Nhóm mới tạo từ nhóm 5, 6, 7, 8


Đỏ 1 – Poster 1 Đỏ 2 – Poster 5
Vàng 1 - Poster 2 Vàng 2– Poster 6
Xanh lá 1 - Poster 3 Xanh lá 2 – Poster 7
Xanh dương 1 - Poster 4 Xanh dương 2 – Poster 8
- GV thông báo cách tiến hành báo cáo:

+ HS là chuyên gia lần lượt báo cáo về yếu tố mà nhóm mình khảo sát với các nội dung đã được
thông báo. Thời gian báo cáo là 5 phút.
+ Các HS khác trong nhóm ghi nhận thông tin và tóm tắt thông tin dưới dạng sơ đồ tư duy bao
gồm:
✓ Tên yếu tố khảo sát
✓ Ảnh hưởng của yếu tố đến tốc độ phản ứng thông qua các kết quả thí nghiệm.
✓ Giải thích ảnh hưởng của yếu đố đến tốc độ phản ứng
✓ Các câu hỏi còn thắc mắc về vấn đề liên quan
+ HS cũng đánh giá phần trình bày của bạn học bằng Phiếu số 5.

- Sau khi hết mỗi lượt, HS ngồi tại chỗ và chuyền poster theo chiều từ trên xuống dưới. Nhóm
cuối cùng chuyển poster lên nhóm ngồi đầu tiên.

Ví dụ ở lượt 2:

Nhóm mới tạo từ nhóm 1, 2, 3, 4 Nhóm mới tạo từ nhóm 5, 6, 7, 8


Đỏ 1 – Poster 4 Đỏ 2 – Poster 8
Vàng 1 - Poster 1 Vàng 2– Poster 5
Xanh lá 1 - Poster 2 Xanh lá 2 – Poster 6
Xanh dương 1 - Poster 3 Xanh dương 2 – Poster 7
- Sau khi hết 4 lượt, GV mời ngẫu nhiên một thành viên trong lớp trình bày kết quả khảo sát của
của 1 yếu tố đến tốc phản ứng trước lớp.

- GV đặt vấn đề

1. Dự đoán ảnh hưởng của yếu tố áp suất đến tốc độ phản ứng.
2. Giải thích ảnh hưởng của yếu tố áp suất đến tốc độ phản ứng dựa trên những thông tin đã
tìm hiểu được về sự ảnh hưởng của các yếu tố khác.
- HS và GV sử dụng bảng tiêu chí để đánh giá kết quả buổi báo cáo.

- GV tổng kết lại các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và những lưu ý khi giải thích về sự
ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độ phản ứng.
▪ Dự kiến sản phẩm của học sinh
- Bài trình bày và poster báo cáo thí nghiệm khảo sát yếu tố ảnh hưởng nồng độ, nhiệt độ, chất
xúc tác, diện tích bề mặt.
- Nêu được yếu tố áp suất ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng và giải thích.
▪ Phương án đánh giá
- GV đánh giá thông qua quan sát bài báo cáo của HS trong nhóm, các câu trả lời của HS.

- HS tự đánh giá thông qua bảng tiêu chí đánh giá.


IV. HỒ SƠ DẠY HỌC

Phiếu số 1. Các nhiệm vụ thực hiện thí nghiệm khảo sát các yếu tố

PHIẾU 1a
THÍ NGHIỆM KHẢO SÁT YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
Tên yếu tố khảo sát:____________________

Hoá chất, dụng cụ Cách tiến hành


- Dung dịch Na 2S2O3 0,1M - Chuẩn bị 4 mẫu dung dịch Na 2S2O3 trong 4 cốc thuỷ tinh như
- Dung dịch H2SO4 0,1M sau:
- Nước cất * Cốc 1: 50 ml dung dịch Na 2S2O3 0,1M
- 3 ống đong 50 ml * Cốc 2: 40 ml Na2S2O3 0,1M và 10ml H2O
- 4 cốc thuỷ tinh 250 ml * Cốc 3: 30 ml Na2S2O3 0,1M và 20ml H2O
- 1 mảnh giấy có đánh dấu * Cốc 4: 20 ml Na2S2O3 0,1M và 30ml H2O
X (đỏ) ở giữa - Đặt cốc 1 lên mảnh giấy có đánh dấu X (đỏ).
- 1 đồng hồ bấm giờ - Đổ 50 ml dung dịch H2SO4 0,1M vào. Bấm đồng hồ.
- Quan sát cốc phản ứng, khi bắt đầu không còn thấy chữ X
(đỏ) thì bấm dừng đồng hồ. Ghi chú thời gian.
- Làm tương tự với 3 cốc còn lại.

Phương trình hoá học: Na2S2O3 + H2SO4 → Na2SO4 + S + H2O

Nhiệm vụ 1. Thảo luận trước khi thực hiện thí nghiệm


1. Yếu tố nào được cố định trong các thí nghiệm?
2. Yếu tố nào đã được thay đổi trong các thí nghiệm?
3. Dự đoán yếu tố khảo sát ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng.
4. Vẽ hình mô tả tiến trình thực hiện thí nghiệm.
5. Đề xuất bảng để ghi số liệu một cách khoa học.
Nhiệm vụ 2. Thực hiện thí nghiệm
- Bố trí thí nghiệm như theo sơ đồ đã phác thảo.
- Thực hiện thí nghiệm và ghi lại các dữ liệu.
- Ghi lại các dữ liệu cần thiết trong quá trình làm thí nghiệm.
Sau mỗi lần thực hiện, có thể thảo luận các vấn đề:
1. Những điểm thành công của thí nghiệm.
2. Những điểm cần cải tiến cho lần thực hiện sau.
3. Có cần lặp lại thí nghiệm để tăng số lần lặp của dữ liệu?
Nhiệm vụ 3. Báo cáo kết quả
- Thực hiện báo cáo kết quả thí nghiệm trên poster. Nội dung cần có trong báo cáo:
+ Yếu tố khảo sát
+ Giả thuyết đã đặt ra
+ Các bố trí, tiến hành thí nghiệm
+ Kết quả thí nghiệm và xử lí dữ liệu (trình bày dưới dạng bảng, đồ thị)
+ Kết luận về sự ảnh hưởng của yếu tố đến tốc độ phản ứng
+ Giải thích sự ảnh hưởng của yếu tố đến tốc độ phản ứng (dựa vào tài liệu đọc - phiếu học
tập số 2 để giải thích sự ảnh hưởng của yếu tố đến tốc độ phản ứng)

PHIẾU 1b
THÍ NGHIỆM KHẢO SÁT YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
Tên yếu tố khảo sát:____________________

Hoá chất, dụng cụ Cách tiến hành


- Dung dịch Na 2S2O3 0,1M - Thí nghiệm 1: thí nghiệm tại nhiệt độ phòng
- Dung dịch H2SO4 0,1M + Cho 50 ml dung dịch Na 2S2O3 0,1M vào cốc 1.
- 2 ống đong 50 ml + Đặt cốc 1 lên mảnh giấy có đánh dấu X.
- 5 cốc thuỷ tinh chịu nhiệt + Đặt nhiệt kế vào cốc để đo nhiệt độ phòng.
250 ml + Thêm tiếp 50 ml dung dịch H2SO4 0,1M vào cốc 1.
- 1 mảnh giấy có đánh dấu Bấm đồng hồ.
X (đỏ) ở giữa + Quan sát cốc phản ứng, khi bắt đầu không còn thấy chữ X
- 1 đồng hồ bấm giờ (đỏ) thì bấm dừng đồng hồ. Ghi chú thời gian.
- 1 nhiệt kế - Thí nghiệm 2: thí nghiệm tại nhiệt độ 40oC
- 1 bếp đun + Cho 50 ml dung dịch Na 2S2O3 0,1M vào cốc 2. Đặt lên bếp
điện. Đặt nhiệt kế vào cốc.
+ Bật bếp để làm nóng dung dịch đến 40oC.
+ Đặt cốc 2 lên mảnh giấy có đánh dấu X.
+ Nhanh chóng thêm 50 ml dung dịch H2SO4 0,1M vào cốc 2.
Bấm đồng hồ.
+ Quan sát cốc phản ứng, khi bắt đầu không còn thấy chữ X
(đỏ) thì bấm dừng đồng hồ. Ghi chú thời gian.
- Tiếp tục thực hiện thí nghiệm tại nhiệt độ 50oC, 60oC và
70oC tương tự như thí nghiệm 2.

Phương trình hoá học: Na2S2O3 + H2SO4 → Na2SO4 + S + H2O

Nhiệm vụ 1. Thảo luận trước khi thực hiện thí nghiệm


1. Yếu tố nào được cố định trong các thí nghiệm?
2. Yếu tố nào đã được thay đổi trong các thí nghiệm?
3. Dự đoán yếu tố khảo sát ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng.
4. Vẽ hình mô tả tiến trình thực hiện thí nghiệm.
5. Đề xuất bảng để ghi số liệu một cách khoa học.
Nhiệm vụ 2. Thực hiện thí nghiệm
- Bố trí thí nghiệm như theo sơ đồ đã phác thảo.
- Thực hiện thí nghiệm và ghi lại các dữ liệu.
- Ghi lại các dữ liệu cần thiết trong quá trình làm thí nghiệm.
Sau mỗi lần thực hiện, có thể thảo luận các vấn đề:
1. Những điểm thành công của thí nghiệm.
2. Những điểm cần cải tiến cho lần thực hiện sau.
3. Có cần lặp lại thí nghiệm để tăng số lần lặp của dữ liệu?

Nhiệm vụ 3. Báo cáo kết quả


- Thực hiện báo cáo kết quả thí nghiệm trên poster. Nội dung cần có trong báo cáo:
+ Yếu tố khảo sát
+ Giả thuyết đã đặt ra
+ Các bố trí, tiến hành thí nghiệm
+ Kết quả thí nghiệm và xử lí dữ liệu (trình bày dưới dạng bảng, đồ thị)
+ Kết luận về sự ảnh hưởng của yếu tố đến tốc độ phản ứng
+ Giải thích sự ảnh hưởng của yếu tố đến tốc độ phản ứng (dựa vào tài liệu đọc - phiếu học
tập số 2 để giải thích sự ảnh hưởng của yếu tố đến tốc độ phản ứng)

PHIẾU 1c
THÍ NGHIỆM KHẢO SÁT YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
Tên yếu tố khảo sát:____________________

Hoá chất, dụng cụ Cách tiến hành


- CaCO3 dạng khối và dạng Thí nghiệm 1
bột - Đong 20ml dung dịch HCl 0,25M cho vào ống nghiệm có
- Dung dịch HCl 0,25M nhánh số 1 được nối với xilanh bằng ống dẫn khí.
- 2 ống nghiệm có nhánh - Cân 0,25g CaCO3 dạng khối, đổ nhanh vào ống nghiệm chứa
- 1 cốc thuỷ tinh sẵn dung dịch HCl. Đậy nhanh ống nghiệm bằng nút cao su.
- 1 cân điện tử Bấm đồng hồ.
- 2 tờ giấy lọc - Ghi chú thể tích khí trong xilanh ở các thời điểm: 5 giây, 10
- 1 muỗng. giây, 15 giây, 20 giây.
- 1 xilanh. Thí nghiệm 2
- 1 ống dẫn khí. - Làm tương tự thí nghiệm 1. Thay CaCO3 dạng bột bằng
- 1 nút cao su. CaCO3 dạng khối.
- 1 đồng hồ bấm giờ.

Nhiệm vụ 1. Thảo luận trước khi thực hiện thí nghiệm


1. Viết phương trình hoá học trong thí nghiệm.
2. Yếu tố nào được cố định trong các thí nghiệm?
3. Yếu tố nào đã được thay đổi trong các thí nghiệm?
4. Dự đoán yếu tố khảo sát ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng.
5. Vẽ hình mô tả tiến trình thực hiện thí nghiệm.
6. Đề xuất bảng để ghi số liệu một cách khoa học.
Nhiệm vụ 2. Thực hiện thí nghiệm
- Bố trí thí nghiệm như theo sơ đồ đã phác thảo.
- Thực hiện thí nghiệm và ghi lại các dữ liệu.
- Ghi lại các dữ liệu cần thiết trong quá trình làm thí nghiệm.
Sau mỗi lần thực hiện, có thể thảo luận các vấn đề:
1. Những điểm thành công của thí nghiệm.
2. Những điểm cần cải tiến cho lần thực hiện sau.
3. Có cần lặp lại thí nghiệm để tăng số lần lặp của dữ liệu?

Nhiệm vụ 3. Báo cáo kết quả


- Thực hiện báo cáo kết quả thí nghiệm trên poster. Nội dung cần có trong báo cáo:
+ Yếu tố khảo sát
+ Giả thuyết đã đặt ra
+ Các bố trí, tiến hành thí nghiệm
+ Kết quả thí nghiệm và xử lí dữ liệu (trình bày dưới dạng bảng, đồ thị)
+ Kết luận về sự ảnh hưởng của yếu tố đến tốc độ phản ứng
+ Giải thích sự ảnh hưởng của yếu tố đến tốc độ phản ứng (dựa vào tài liệu đọc - phiếu học
tập số 2 để giải thích sự ảnh hưởng của yếu tố đến tốc độ phản ứng)
PHIẾU 1d
THÍ NGHIỆM KHẢO SÁT YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
Tên yếu tố khảo sát:____________________

Hoá chất, dụng cụ Cách tiến hành


- Bột MnO2. Thí nghiệm 1
- Dung dịch H2O2. - Cho 4 ml dung dịch H2O2 vào ống nghiệm số 1 có nhánh nối
- Ống nghiệm có nhánh. với xilanh bằng ống dẫn khí.
- 1 cốc thuỷ tinh. - Đậy ống nghiệm bằng nút cao su, bấm đồng hồ.
- 1 cân điện tử. - Ghi chú thể tích khí trong xilanh ở các thời điểm: 5 giây, 10
- 2 tờ giấy lọc. giây, 15 giây.
- 1 muỗng. Thí nghiệm 2
- 1 xilanh. - Cho 4 ml dung dịch H2O2 vào ống nghiệm số 1 có nhánh nối
- 1 ống dẫn khí. với xilanh bằng ống dẫn khí.
- 1 nút cao su. - Cân 0,1 gam MnO2.
- 1 đồng hồ bấm giờ. - Cho bột MnO2 và ống nghiệm và đậy nhanh ống nghiệm
bằng nút cao su. Bấm đồng hồ.
- Ghi chú thể tích khí trong xilanh ở các thời điểm: 5 giây, 10
giây, 15 giây.

Nhiệm vụ 1. Thảo luận trước khi thực hiện thí nghiệm


1. Viết phương trình hoá học trong thí nghiệm.
2. Yếu tố nào được cố định trong các thí nghiệm?
3. Yếu tố nào đã được thay đổi trong các thí nghiệm?
4. Dự đoán yếu tố khảo sát ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng.
5. Vẽ hình mô tả tiến trình thực hiện thí nghiệm.
6. Đề xuất bảng để ghi số liệu một cách khoa học.
Nhiệm vụ 2. Thực hiện thí nghiệm
- Bố trí thí nghiệm như theo sơ đồ đã phác thảo.
- Thực hiện thí nghiệm và ghi lại các dữ liệu.
- Ghi lại các dữ liệu cần thiết trong quá trình làm thí nghiệm.
Sau mỗi lần thực hiện, có thể thảo luận các vấn đề:
1. Những điểm thành công của thí nghiệm.
2. Những điểm cần cải tiến cho lần thực hiện sau.
3. Có cần lặp lại thí nghiệm để tăng số lần lặp của dữ liệu?
Nhiệm vụ 3. Báo cáo kết quả
- Thực hiện báo cáo kết quả thí nghiệm trên poster. Nội dung cần có trong báo cáo:
+ Yếu tố khảo sát
+ Giả thuyết đã đặt ra
+ Các bố trí, tiến hành thí nghiệm
+ Kết quả thí nghiệm và xử lí dữ liệu (trình bày dưới dạng bảng, đồ thị)
+ Kết luận về sự ảnh hưởng của yếu tố đến tốc độ phản ứng
+ Giải thích sự ảnh hưởng của yếu tố đến tốc độ phản ứng (dựa vào tài liệu đọc - phiếu học
tập số 2 để giải thích sự ảnh hưởng của yếu tố đến tốc độ phản ứng)

Phiếu số 2. Bài đọc

BÀI ĐỌC

GIẢI THÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

Đối với các phản ứng hoá học có sự


tham gia của chất rắn, các phản ứng chỉ có
thể xảy ra khi các hạt va chạm với bề mặt
của một chất rắn. Nếu một chất rắn bị phá
vỡ thành các mảnh nhỏ hơn, sẽ có thêm
nhiều bề mặt được lộ ra. Điều này có nghĩa
là sẽ có thêm nhiều vị trí để những vụ va
chạm có thể diễn ra và do đó khả năng xảy
ra một phản ứng cũng sẽ cao hơn. Sắt sẽ dễ
phản ứng với oxygen hơn nếu được nghiền
thành bột (Hình 01a).
Khi các dung dịch đậm đặc hơn, tốc độ phản
ứng sẽ nhanh hơn. Một dung dịch đặc hơn
nghĩa là trong một thể tích xác định (của
dung dịch đó) sẽ có nhiều hạt chất phản ứng
hơn. Những vụ va chạm sẽ diễn ra thường
xuyên hơn. Các hạt càng va chạm thường
xuyên hơn, khả năng để chúng phản ứng
càng cao hơn. Điều này có nghĩa là tốc độ
của một phản ứng hóa học sẽ tăng nếu nồng
độ của các chất phản ứng được tăng lên.
Một dung dịch acid đặc hơn sẽ phản ứng với
dải magnesium một cách mãnh liệt hơn so
với một dung dịch acid loãng (Hình 01b).
Hình 01. Ảnh hưởng của sự thay đổi các điều
kiện đến tần suất các vụ va chạm.

Với các phản ứng có liên quan đến chất khí, việc tăng áp suất có tác dụng giống như việc
tăng nồng độ, do đó tốc độ phản ứng giữa các chất khí sẽ tăng theo áp suất (Hình 01c). Khi
nhiệt độ được tăng lên, một phản ứng sẽ diễn ra nhanh hơn. Ở các nhiệt độ cao hơn, các hạt sẽ
di chuyển nhanh hơn. Một lần nữa, điều này có nghĩa là các vụ va chạm sẽ diễn ra thường
xuyên hơn, mang lại nhiều cơ hội để phản ứng diễn ra hơn. Ở nhiệt độ cao hơn, các hạt cũng sẽ
có nhiều năng lượng hơn. Điều này làm tăng cơ hội để một vụ va chạm sẽ dẫn đến việc các liên
kết trong các chất phản ứng bị phá vỡ và các liên kết mới được hình thành để tạo ra các sản
phẩm.

Nếu xem xét phản ứng giữa kẽm (zinc) và hydrochloric acid, ta có thể thấy tần suất va
chạm làm thay đổi tốc độ phản ứng như thế nào (Hình 02). Khi các dung dịch đậm đặc hơn, tốc
độ của một phản ứng sẽ nhanh hơn. Một dung dịch đặc hơn nghĩa là trong một thể tích xác
định (của dung dịch đó) sẽ có nhiều hạt chất phản ứng hơn. Các vụ va chạm sẽ diễn ra thường
xuyên hơn. Các hạt càng va chạm thường xuyên hơn, khả năng để chúng phản ứng càng cao
hơn. Điều này có nghĩa là tốc độ của một phản ứng hóa học sẽ tăng nếu nồng độ của các chất
phản ứng được tăng lên (Hình 02b).

Khi nhiệt độ được tăng lên, một phản ứng sẽ diễn ra nhanh hơn. Ở nhiệt độ càng cao,
các hạt sẽ di chuyển càng nhanh. Một lần nữa, điều này có nghĩa là các vụ va chạm sẽ diễn ra
thường xuyên hơn, mang lại nhiều cơ hội hơn để phản ứng diễn ra. Ở nhiệt độ cao hơn, các hạt
cũng có nhiều năng lượng hơn. Điều này làm tăng khả năng một vụ va chạm sẽ dẫn đến việc các
liên kết trong các chất phản ứng bị phá vỡ và các liên kết mới được hình thành để tạo ra sản
phẩm (Hình 02c).
Hình 02. Giải thích sự ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến tốc độ phản ứng trong phản
ứng giữa kẽm và dung dịch hydrochloric acid
Không phải mọi vụ va chạm giữa các hạt trong một hỗn hợp phản ứng đều gây ra phản
ứng. Cần phải có một lượng năng lượng nhất định để bắt đầu phá vỡ các liên kết. Chất xúc tác
làm tăng tốc độ phản ứng bằng cách làm giảm năng lượng tối thiểu cần để để phá vỡ các liên
kết. Điều này tạo điều kiện cho nhiều vụ va chạm hiệu quả xảy ra, từ đó có nhiều khả năng tạo
ra sản phẩm hơn. Do đó, tốc độ phản ứng sẽ tăng lên.
Có thể dùng một “phép so sánh” khi bàn về điều này. Giả sử chúng ta đang đi bộ đường
dài qua dãy Trường Sơn (Hình 3). Chúng ta xuất phát ở phía bên này của một ngọn núi và muốn
đi sang phía bên kia. Việc này đòi hỏi chúng ta phải rất khỏe. Có thể chúng ta sẽ muốn tìm một
lộ trình thay thế bằng cách đi theo một đường đèo xuyên qua các ngọn núi. Cách này sẽ ít tốn
sức hơn. Trong phép so sánh này, điểm khởi hành tương ứng với các chất phản ứng và đích đến
là các sản phẩm. Con đường leo qua đỉnh núi là con đường không có chất xúc tác. Lộ trình dễ
hơn đi qua con đèo sẽ là con đường có chất xúc tác.

Hình 3. Lộ trình của phản ứng khi có chất xúc tác lại là một con đèo giúp vượt qua các ngọn núi
một cách dễ dàng.

QUY TẮC VAN’T HOFF


Sự phụ thuộc nhiệt độ của tốc độ phản ứng được ước lượng gần đúng bởi quy tắc van’t
Hoff: “Ở những nhiệt độ thông thường, tốc độ phản ứng tăng lên từ hai đến ba lần khi nhiệt độ
tăng thêm 100”. Quy tắc này có thể biểu diễn bằng công thức:
T
( )
rT2 =  10
rT1
Trong đó rT1 , rT2 là tốc độ phản ứng ở các nhiệt độ T1 và T2,
∆T = T2 – T1 , γ là hệ số nhiệt độ của tốc độ phản ứng (còn gọi là hệ số nhiệt Van’t Hoff), cho
biết khi nhiệt độ tăng thêm 100, tốc độ phản ứng tăng bao nhiêu lần. γ có giá trị bằng 2 - 3.

Quy tắc van’t Hoff không phải là một định luật nghiêm ngặt. Trong
khoảng ∆T rộng hệ số nhiệt độ γ cũng thay đổi, vượt ra khỏi khoảng 2 – 3. Quy tắc này cho phép
ước lượng một cách gần đúng sự thay đổi của tốc độ phản ứng, khi nhiệt độ thay đổi trong một
khoảng không quá rộng.
Phiếu số 4. Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động 2, 3, 4
Lưu ý

1. HS thảo luận và thống nhất các nội dung trong bảng tiêu chí ở đầu hoạt động 2.
2. HS sử dụng bảng tiêu chí để đảm bảo các yêu cầu khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
3. GV sử dụng tiêu chí 1, 2, 3 để đánh giá HS trong hoạt động HS nhận nhiệm vụ, đề xuất
thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm
4. HS sử dụng tiêu chí 4 để đánh giá lẫn nhau trong quá trình nghe báo cáo trong nhóm
mảnh ghép.
NỘI DUNG TỐT KHÁ ĐẠT CẦN CẢI THIỆN

… … … …

Nội dung báo cáo Còn thiếu 1-2 nội Còn thiếu 2 nội Chỉ trình bày 1-2
đầy đủ theo yêu dung theo yêu dung theo yêu nội dung theo yêu
cầu. Thông tin cầu. Thông tin cầu. Một số thông cầu. Các thông tin
chính xác và rõ chính xác và rõ tin không rõ ràng không rõ ràng
ràng. ràng. hoặc không chính hoặc không chính
xác. xác.

4. Báo cáo kết Bố cục poster rõ Bố cục poster rõ Bố cục poster Bố cục poster
quả ràng. Các thông ràng. Một số chưa rõ ràng. Rất chưa rõ ràng.
tin được trình bày thông tin được ít thông tin được Thông tin chỉ
khoa học và trực trình bày khoa trình bày dưới được trình bày
quan dưới dạng học và trực quan dạng bảng, đồ thị, dưới dạng văn
bảng, đồ thị, hình dưới dạng bảng, hình ảnh. bản.
ảnh. đồ thị, hình ảnh.

Học sinh trình bày Học sinh tự tin, Học sinh khá tự Học sinh lúng
tự tin, thu hút, rõ đôi chỗ chưa làm tin, chưa trình túng, không trình
ràng về nội dung rõ nội dung báo bày rõ nội dung bày rõ nội dung
NỘI DUNG TỐT KHÁ ĐẠT CẦN CẢI THIỆN

… … … …

báo cáo. cáo báo cáo báo cáo

Phiếu số 5. Phiếu đánh giá dùng cho hoạt động báo cáo trong nhóm mảnh ghép
Lưu ý:

1. Nội dung mỗi cá nhân trình bày bao gồm: (1) Tên yếu tố khảo sát, (2) Thí nghiệm khảo
sát (phương trình hoá học, hoá chất, dụng cụ, quy trình thực hiện), (3) Kết quả khảo sát,
(4) Kết luận về sự ảnh hưởng của yếu tố khảo sát đến tốc độ phản ứng, (5) Giải thích về
sự ảnh hưởng của yếu tố khảo sát đến tốc độ phản ứng.
Lưu ý đối với bài báo cáo yếu tố nhiệt độ có thêm nội dung:. Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff
(γ) và ý nghĩa.
2. Sử dụng tiêu chí số 4 để dánh giá hoạt động báo cáo.
Tên người đánh giá:

Nồng độ Nhiệt độ Diện tích tiếp Chất xúc tác


xúc
Người trình
bày
Nội dung  Tốt  Tốt  Tốt  Tốt
 Khá  Khá  Khá  Khá
 Đạt  Đạt  Đạt  Đạt
 Cần cải thiện  Cần cải thiện  Cần cải thiện  Cần cải thiện
Hình thức  Tốt  Tốt  Tốt  Tốt
 Khá  Khá  Khá  Khá
 Đạt  Đạt  Đạt  Đạt
 Cần cải thiện  Cần cải thiện  Cần cải thiện  Cần cải thiện
HS báo cáo  Tốt  Tốt  Tốt  Tốt
 Khá  Khá  Khá  Khá
 Đạt  Đạt  Đạt  Đạt
 Cần cải thiện  Cần cải thiện  Cần cải thiện  Cần cải thiện
Các câu hỏi

You might also like