You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA SINH HỌC

HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC 1

TÊN CHỦ ĐỀ: HÔ HẤP VÀ TRAO ĐỔI KHÍ Ở ĐỘNG VẬT


(LỚP 11)

Họ và tên: Mã Hằng Quý


Mã số SV: 47.01.301.081

TP. Hồ Chí Minh, 2022


KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ: HÔ HẤP VÀ TRAO ĐỔI KHÍ Ở ĐỘNG VẬT
Môn Sinh học, Lớp: 11; Thời gian thực hiện: 3 tiết
YCCĐ:
- Phân tích được vai trò của hô hấp ở động vật: trao đổi khí với môi trường và hô hấp tế
bào. (1)
- Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, trình bày được các hình thức trao đổi khí: qua bề mặt cơ thể;
ống khí; mang; phổi (2)
- Giải thích được một số hiện tượng trong thực tiễn, ví dụ: nuôi tôm, cá thường cần có
máy sục khí oxygen, nuôi ếch chú ý giữ môi trường ẩm ướt…. (3)
- Giải thích được tác hại của hút thuốc lá đối với sức khỏe. (4)
- Trình bày được quan điểm của bản thân về việc xử phạt người hút thuốc lá ở nơi công
cộng và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá. (5)

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC


Năng lực Mục tiêu Mã hoá
Phẩm chất YCCĐ

Năng lực sinh học

Năng lực - Phân tích được vai trò của hô hấp ở động vật: trao 1. SH1. 1
nhận thức đổi khí với môi trường và hô hấp tế bào.
(SH1)
- Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, trình bày được các hình thức 2. SH1. 2
trao đổi khí: qua bề mặt cơ thể; ống khí; mang; phổi

NL vận - Giải thích được một số hiện tượng trong thực tiễn, ví 3.SH3. 1
dụng KT, dụ: nuôi tôm, cá thường cần có máy sục khí oxygen,
KN đã nuôi ếch chú ý giữ môi trường ẩm ướt….
học (SH3)
- Giải thích được tác hại của hút thuốc lá đối với 4.SH3. 2
sức khỏe.

- Trình bày được quan điểm của bản thân về việc xử 5.SH3. 3
phạt người hút thuốc lá ở nơi công cộng và cấm trẻ em
dưới 16 tuổi hút thuốc lá

Năng lực chung và phẩm chất chủ yếu

Năng lực - Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn 6.GTHT 1.1
giao tiếp và thành nhiệm vụ của nhóm; biết chủ động trong giao
hợp tác tiếp, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói
trước nhiều người.

Phẩm chất - Hiểu rõ tác hại của việc hút thuốc lá, có ý thức trong 7.TN 3.1
trách nhiệm việc ngăn chặn hành vi hút thuốc lá nơi công cộng và
trẻ em dưới 16 tuổi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Giáo viên Học sinh

Hoạt động 1. Xác định - Ứng dụng Ahaslide - Sách vở, tài liệu học tập
nhiệm vụ học tập (10
phút)

Hoạt động 2. Tìm hiểu - Tranh ảnh minh họa vai - Sách vở, tài liệu học tập
vai trò của hô hấp và trò của hô hấp
các hình thức trao đổi - Phiếu học tập số 1 (6 –
khí (40 phút) 7 phiếu)

Hoạt động 3. Luyện tập - Phiếu học tập số 2 (6 – - Sách vở, tài liệu học tập
(25 phút) 7 phiếu)

Hoạt động 4. Vận dụng - Bảng tiêu chí đánh giá - Sách vở, tài liệu học tập
(Ở nhà + 60 phút) - Giấy A0, bút lông xanh - Giấy A0, giấy decal cỡ
& đỏ (5 bộ) lớn, bút màu, bút chì,

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


A. BẢNG TÓM TẮT TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt Mục tiêu Nội dung PPD Phương án Phương
động dạy học dạy học H, đánh giá án ứng
học KTD dụng
H Phương Công cụ CNTT
pháp

Hoạt HS xác Dẫn dắt HS - Đánh - Câu hỏi Ứng


động 1 định vào chủ đề giá qua dụng
Mở đầu được bài học là hỏi Ahaside
nhiệm “Hô đáp (Link
(10 phút) vụ hấp ở động đăng
học vật” nhập ở
tập/vấn HĐ 1)
đề

Hoạt 1. SH1.1 Khái niệm PPDH - Đánh - Câu hỏi Dạy học
động hô hấp hỏi đáp giá qua trực tiếp
2.1. Tìm Các quá hỏi
hiểu vai trình hô đáp
trò của hấp và vai
hô hấp trò của hô
(15 hấp
phút)

Hoạt 2. SH1.2 Các hình PPDH - Đánh - Thang


động thức trao dùng giá qua đo số 1
2.2. Tìm đổi khí lời phiếu
hiểu các Đại diện học tập
hình một số số
thức hình thức 1
trao đổi và đặc
khí ở điểm
động vật bề mặt trao
(25 phút) đổi khí mỗi
hình thức

Hoạt Ôn tập PPDH - Đánh - Bài tập


động 3. kiến thức dùng giá qua
cho lời phiếu - Thang
Luyện HS học tập đo số 2
tập số
2
(25 phút)

Hoạt 3.SH3. 1 Một số hiện PPDH - Đánh - Câu hỏi


động tượng về hỏi đáp giá qua
4.1. Vận trao đổi hỏi
dụng: khí trong đáp
Giải thực tiễn và
thích ứng dụng
được
một số
hiện
tượng
trong
thực
tiễn (10
phút)

Hoạt 4.SH3.2 Tác hại của PPDH - Đánh - Rubric


động thuốc lá trực giá qua số 1
6.GTHT1
4.2. Vận đến sức quan sản
.1 - Bảng
dụng: khỏe phẩm
7.TN3.1 Kĩ kiểm số
Tìm người hút báo
thuật 1 (năng
hiểu tác thuốc và cáo
phòng lực giao
hại của người xung - Đánh
tranh tiếp hợp
khói quanh giá qua
thuốc lá tác)
báo
(25 phút) cáo và - Thang
infographic đo số 3
(phẩm
chất
trách
nhiệm
Hoạt 5.SH3. 3 Kĩ - Đánh - Câu hỏi
động thuật giá qua
Khăn hỏi
4.3. trải bàn đáp
“Nhà
hùng
biện
trẻ”

(25 phút)

B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC


HOẠT ĐỘNG [1]. MỞ ĐẦU (10 phút)
1. Mục tiêu dạy học: HS xác định được nhiệm vụ học tập
2. Nội dung hoạt động: HS liệt kê những từ khóa liên quan đến nội dung “Hô hấp ở động
vật”.
3. Sản phẩm: Từ khóa liên quan đến nội dung “Hô hấp ở động vật”.
4. Tổ chức thực hiện
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS đăng nhập vào link Ahaslide: https://audience.ahaslides.com/5lgtnxbk1c
- GV yêu cầu HS liệt kê nhanh những từ khóa liên quan đến nội dung “Hô hấp ở động
vật” Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đăng nhập vào link GV cung cấp
- HS thảo luận theo nhóm cặp đôi hoặc cá nhân trong 3 phút, lựa chọn các từ khóa có nội
dung liên quan đến “Hô hấp ở động vật”.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- Khi GV gọi, HS lần lượt nêu những từ khóa và giải thích ngắn gọn lí do chọn từ khóa
đó. Bước 4. Đánh giá, kết luận
- GV ghi nhận các câu trả lời nhưng không giải thích mà dùng hoạt động này để dẫn dắt
vào bài học.

HOẠT ĐỘNG [2]. [HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI] (40 phút)
Hoạt động 2.1. TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA HÔ HẤP (15 phút)
1. Mục tiêu dạy học: 1. SH1. 1
2. Nội dung hoạt động:
- HS nghiên cứu tài liệu, trả lời các câu hỏi do GV đặt ra.
3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
4. Tổ chức thực hiện
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu, trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Hô hấp là gì?
Câu 2: Quá trình hô hấp ở động vật bao gồm các quá trình nào?

Câu 3: Hô hấp có vai trò gì?


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu tài liệu, trả lời câu hỏi của GV.
- GV theo dõi, định hướng HS trong quá trình làm việc.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.
- Các bạn còn lại trong lớp lắng nghe, nhận xét và chỉnh sửa (nếu có).
Bước 4: Đánh giá, kết luận
- GV đánh giá dựa trên các câu trả lời, nhận xét và chốt nội dung kiến thức.
Hoạt động 2.2. TÌM HIỂU CÁC HÌNH THỨC TRAO ĐỔI KHÍ Ở ĐỘNG
VẬT (25 phút)
1. Mục tiêu dạy học: 2. SH1. 2
2. Nội dung hoạt động:
- HS làm việc theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 1 và trả lời các câu hỏi do giáo
viên đặt ra.
3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1
4. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4-5 HS/nhóm), nghiên cứu tài liệu và thực
hiện nhiệm vụ sau: Hoàn thành phiếu học tập số 1 (phụ lục)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo nhóm trong thời gian 5 phút, hoàn thành phiếu học tập số 1 (phụ
lục). - GV quan sát, định hướng, giúp đỡ các nhóm trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Sau khi thảo luận, GV cử đại diện các nhóm lần lượt báo cáo đáp án phiếu học tập số
1. - Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).
- HS liên kết kiến thức, đưa ra kết luận về vai trò của hô hấp động vật.
Bước 4: Đánh giá, kết luận
- Các nhóm nhận xét chéo phần báo cáo nhóm bạn và bổ sung nếu còn thiếu. - GV
đánh giá dựa trên đáp án phiếu học tập của các nhóm bằng thang đo số 1 và chốt lại
nội dung kiến thức.

HOẠT ĐỘNG [3] [LUYỆN TẬP] (25 phút)


1. Mục tiêu dạy học: Ôn tập kiến thức cho học sinh
2. Nội dung hoạt động: HS làm bài tập trắc nghiệm (phụ lục)
3. Sản phẩm: Đáp án bài tập trắc nghiệm
4. Tổ chức thực hiện
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm trong vòng 10
phút. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện các câu hỏi trắc nghiệm cá nhân.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- Khi GV gọi, HS nêu đáp án của mình,
- Các HS khác góp ý chỉnh sửa.
Bước 4. Đánh giá, kết luận
- GV ghi nhận các câu trả lời và chốt lại vài lưu ý khi làm trắc nghiệm.
HOẠT ĐỘNG [4] [VẬN DỤNG], (60 phút)
Hoạt động 4.1. GIẢI THÍCH ĐƯỢC MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG
TRONG THỰC TIỄN (10 phút)
1. Mục tiêu dạy học: 3.SH3. 1
2. Nội dung hoạt động:
- Trả lời các câu hỏi do giáo viên đặt ra.
3. Sản phẩm:
- Đáp án câu hỏi thực tiễn.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4-5 HS/nhóm), nghiên cứu tài liệu và thực hiện các
nhiệm vụ sau: Giải thích các hiện tượng thực tiễn.
Câu 1: Tại sao phải sục khí O2 trong bể cá?

Câu 2: Tại sao ếch lại sống trong môi trường ẩm ướt?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS làm việc theo nhóm trong thời gian 3 phút, giải thích các hiện tượng trong thực tiễn
mà GV đã đặt ra.
- GV quan sát, định hướng, giúp đỡ các nhóm trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ. Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- Sau khi thảo luận, GV cử đại diện các nhóm lần lượt giải thích tình huống thực tiễn.
Câu 1: Vì cá hô hấp bằng mang và cá cũng như bao động vật khác, cần oxy trong quá
trình hô hấp. Mà trong bể cá thường thiếu oxy → Cần phải sục khí O2 vào bể. Câu 2: Vì
ếch hô hấp chủ yếu qua da (70%). Nếu da khô, ếch không hô hấp qua da được, hô hấp ở
bộ phận khác không đủ đáp ứng ếch sẽ chết → Cần giữ ẩm da ếch. - Các nhóm còn lại
lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).
- HS liên kết kiến thức, đưa ra kết luận về vai trò của hô hấp động vật.
Bước 4. Đánh giá, kết luận
- Các nhóm nhận xét chéo phần báo cáo nhóm bạn và bổ sung nếu còn
thiếu. - GV đánh giá dựa trên đáp án chốt lại nội dung kiến thức.

Hoạt động 4.2. TÌM HIỂU TÁC HẠI CỦA KHÓI THUỐC LÁ (25
phút) 1. Mục tiêu dạy học: 4.SH3.2; 6. GTHT1.1; 7.TN3.1
2. Nội dung hoạt động: Trình bày infographic về tác hại của việc hút thuốc lá. 3. Sản
phẩm: Infographic tuyên truyền tác hại của việc hút thuốc lá và bài thuyết trình cho sản
phẩm của nhóm.
4. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập (tuần trước)
- GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh, chia lớp thành 5 nhóm lớn
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm lớn (6 – 7 HS/nhóm), thực hiện các nhiệm vụ
sau: Thiết kế infographic tuyên truyền về tác hại của hút thuốc lá.
Nội dung bao gồm: Hậu quả của hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động. Thuyết minh về
sản phẩm nhóm kèm theo khẩu hiệu tuyên truyền.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập (Ở nhà – 1 tuần)
- Các nhóm tiến hành làm infographic tuyên truyền về tác hại của hút thuốc lá. - GV kiểm
tra và định hướng, giúp đỡ quá trình làm việc ở nhà của các nhóm dựa trên nhiệm vụ đã
giao.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm trưng bày sản phẩm infographic lên khu vực triển lãm phòng tranh theo khu
vực đã được phân công.
- GV tổ chức cho HS tham quan và thảo luận về nội dung của mỗi bức tranh tại phòng
tranh của các nhóm
- Tại mỗi khu vực, đai diện nhóm sẽ trình bày tóm tắt sản phẩm của nhóm. Các nhóm
khác quan sát, nhận xét, bình luận, bổ sung, đặt câu hỏi. Mỗi khu vực sẽ có 5-8 phút để
vừa trình bày vừa lắng nghe nhận xét cũng như trả lời các câu hỏi của các nhóm khác đặt
ra. Sau khi hết thời gian thì tất cả các nhóm sẽ cùng di chuyển sang nhóm tiếp theo.
- Các nhóm trả lời các thắc mắc của nhóm khác và thảo luận các vấn đề do giáo viên đặt
ra. Bước 4: Kết luận và nhận định
- GV nhận xét, đánh giá các nhóm dựa trên kết quả thảo luận.
- GV tổng kết lại vấn đề.
Hoạt động 4.3. “NHÀ HÙNG BIỆN TRẺ” (25 phút)
1. Mục tiêu dạy học: 5.SH3. 3
2. Nội dung hoạt động: HS thảo luận theo nhóm và đưa ra ý kiến của bản thân về một
vài tình huống và việc xử phạt hành vi hút thuốc lá.
3. Sản phẩm: Bài thảo luận trên giấy A0 của HS
4. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đã chia, phát dụng cụ cho học sinh (giấy A0, bút
lông). Các nhóm thảo luận theo kĩ thuật “khăn trải bàn”, đưa ra ý kiến của bản thân dựa
trên các tình huống/vấn đề mà GV nêu ra:
Tình huống 1. Người thân hút thuốc lá nhiều.
Tình huống 2. Nhiều học sinh ở tuổi vị thành niên có quan niệm rằng thuốc lá điện tử
chỉ mô phỏng lại điếu thuốc lá nên không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vấn đề 1: Xử phạt người hút thuốc lá ở nơi công cộng
Vấn đề 2: Cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận theo kĩ thuật “khăn trải bàn” trong thời gian 10 phút: + Các
thành viên của mỗi nhóm ghi ý kiến cá nhân vào góc của “khăn trải bàn”. + Nhóm
trưởng tổng hợp ý kiến chung của cả nhóm và ghi vào giữa “khăn trải bàn”. - GV
theo dõi, định hướng các nhóm trong quá trình làm việc.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm đính giấy A0 thể hiện bài thảo luận của nhóm mình lên bảng. - Lần lượt
từng nhóm sẽ báo cáo. Nhóm nào báo cáo sau chỉ bổ sung những ý kiến chưa có của
nhóm trước hoặc phản biện lại ý kiến của nhóm khác.
Bước 4: Kết luận và nhận định
- GV nhận xét, đánh giá các nhóm dựa trên kết quả thảo luận.
- GV tổng kết lại vấn đề.

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC


1. Nội dung dạy học:
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu vai trò của hô hấp (15 phút)
Câu trả lời của HS:
Câu 1: Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để ôxi hóa
các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra
ngoài.
Câu 2: Quá trình hô hấp ở động vật bao gồm hô hấp ngoài, vận chuyển khí và hô hấp trong. +
Hô hấp ngoài: là quá trình trao đổi khí với môi trường bên ngoài thông qua bề mặt trao đổi khí
(phổi, mang, da) giữa cơ thể và môi trường
→ cung cấp O2 cho hô hấp tế bào, thải CO2 từ hô hấp trong ra ngoài.
+ Hô hấp trong: là quá trình trao đổi khí trong tế bào và quá trình hô hấp tế bào, tế bào nhận
O2, thực hiện quá trình hô hấp tế bào và thải ra khí CO2.
→ thực hiện các quá trình trao đổi khí trong tế bào.
Câu 3: Hô hấp đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể sống. Đó là quá trình cung cấp khí
O2 cho tế bào và loại CO2 ra khỏi cơ thể. Hoạt động hô hấp cung cấp O2 vào cơ thể, giúp oxi
hóa các chất dinh dưỡng và tạo năng lượng cho cơ thể sống
Hoạt động 4.1. Giải thích được một số hiện tượng trong thực tiễn (10 phút) Câu 1: Vì cá
hô hấp bằng mang và cá cũng như bao động vật khác, cần oxy trong quá trình hô hấp. Mà
trong bể cá thường thiếu oxy → Cần phải sục khí O2 vào bể.
Câu 2: Vì ếch hô hấp chủ yếu qua da (70%). Nếu da khô, ếch không hô hấp qua da được, hô
hấp ở bộ phận khác không đủ đáp ứng ếch sẽ chết → Cần giữ ẩm da ếch. Hoạt động 4.2. Tìm
hiểu tác hại của khói thuốc lá (25 phút)
Nội dung cần đạt của Infographic:
+ Hút thuốc lá có thể gây ung thư với mọi cơ quan trong cơ thể: phổi, bàng quang, máu, cổ tử
cung, đại tràng, thực quản, thận, vòm họng, gan, tụy, dạ dày.
+ Hút thuốc cũng gây ra: Bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh phổi như khí phế thũng và viêm phế
quản.
+ Đối với phụ nữ có thai, khói thuốc làm chậm sự phát triển của em bé, tổn hại tới sự phát
triển phổi và não, tăng nguy cơ em bé bị dị tật bẩm sinh.
+ Khói và hơi thuốc lá là mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe của người không hút
thuốc, đặc biệt là trẻ em. Hút thuốc thụ động góp phần gây ra hàng ngàn ca tử vong sớm do
bệnh tim và ung thư phổi. Hút thuốc thụ động còn thúc đẩy bệnh tật. Trẻ em sinh ra từ người
hút thuốc có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn trẻ em sinh ra từ người không hút
thuốc.
→ Tất cả các loại thuốc lá đều có hại, và bất kỳ sự tiếp xúc nào với khói thuốc lá đều có thể
gây tổn hại cho cơ thể. Không có mức độ an toàn khi tiếp xúc với khói thuốc lá, và không có
thuốc lá an toàn.
2. Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1. Điền vào ô trống câu trả lời đúng nhất (5 điểm):
Có …. hình thức trao đổi khí, bao gồm:

Hình 1……………………………………………….

Hình 2……………………………………………….
Hình 3……………………………………………….

Hình 4……………………………………………….
Câu 2. Hoàn thành bảng sau (5 điểm):
Chỉ tiêu Hô hấp qua bề Hô hấp bằng Hô hấp Hô hấp
mặt cơ thể hệ thống ống bằng bằng phổi
khí mang

Đại diện

Bề mặt
hô hấp

Đặc điểm
bề mặt
hô hấp

Cơ chế
hô hấp

Hoạt
động
thông
khí

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1


Câu 1(5 điểm – mỗi ô trống điền đúng được 1
điểm): Có 4 hình thức trao đổi khí, bao gồm:

Hình 1: Hô hấp qua bề mặt cơ thể

Hình 2: Hô hấp bằng hệ thống ống khí

Hình 3: Hô hấp bằng mang

Hình 4: Hô hấp bằng phổi


Câu 2. Hoàn thành bảng sau (5 điểm - mỗi ô đúng được 0,25 điểm):
Chỉ tiêu Hô hấp Hô hấp Hô hấp bằng mang Hô hấp
qua bề bằng hệ bằng phổi
mặt cơ thể thống ống
khí

Đại diện Động vật Côn trùng Các loài cá, chân khớp Các loài động
đơn bào (tôm, cua), thân mềm vật sống trên
(amip, trùng (trai, ốc) cạn như Bò
dày...), đa sát, Chim và
bào bậc thấp Thú
(ruột
khoang, giun
tròn, giun
dẹp)

Bề mặt Bề mặt tế Ống khí Mang Phổi


bào hoặc bề
hô hấp mặt cơ thể

Đặc Mỏng và ẩm Hệ thống ống Mang có các cung Phổi thú có


điểm ướt giúp khí khí được cấu mang, trên các cung nhiều phế
bề mặt khuếch tán tạo từ những mang có phiến mang nang, phế
qua dễ dàng. ống dẫn chứa có bề mặt mỏng và nang có bề
hô hấp
không khí chứa rất nhiều mao mặt mỏng và
Có nhiều
phân nhánh mạch máu. có mạng lưới
mao mạch
nhỏ dần và mao mạch
và máu có Mao mạch trong mang
tiếp xúc trực máu dày đặc
sắc tố hô song song và ngược
tiếp với tế
hấp. chiều với chiều chảy Phổi chim có
bào
của dòng nước thêm nhiều
ống khí.

Cơ chế Khí O2 và Khí O2 từ môi Khí O2 trong nước Khí O2 và


CO2 được trường ngoài khuếch tán qua mang CO2 được trao
hô hấp khuếch tán tế bào, CO2 ra vào máu và khí CO2 đổi qua bề
qua bề mặt môi trường khuếch tán từ máu qua mặt phế nang.
cơ thể hoặc mang vào nước.
bề mặt tế bào

Hoạt Sự thông khí Cá hít vào: cửa miệng Sự thông khí


động được thực cá mở → nắp mang chủ yếu nhờ
thông khí hiện nhờ sự đóng lại → thể tích các cơ hô hấp
co giãn của khoang miệng tăng, áp làm thay đổi
phần bụng. suất giảm thể tích
khoang thân
→ nước tràn vào
(bò sát),
khoang miệng mang
khoang bụng
theo O2.
(chim) hoặc
Cá thở ra: cửa miệng lồng ngực
đóng lại → nắp mang (thú); hoặc
mở ra → thể tích nhờ sự nâng
khoang miệng giảm , lên, hạ xuống
áp suất tăng → đẩy của thềm
nước trong khoang miệng (lưỡng
miệng qua mang ra cư).
ngoài mang theo CO2.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2


Bài tập trắc nghiệm (10 câu)
(1 điểm/câu)
Câu 1: Điều không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật là
A. có sự lưu thông tạo ra sự cân bằng về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán
qua bề mặt trao đổi khí.
B. có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán
qua bề mặt trao đổi khí
C. bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt, giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán
quá D. bề mặt trao đổi khí rộng, có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp
Câu 2: Động vật đơn bảo hoặc đa bào bậc thấp hô hấp
A. bằng mang
B. qua bề mặt cơ thể
C. bằng phổi
D. bằng hệ thống ống khí
Câu 3: Tại sao trao đổi khí của mang cá xương đạt hiệu quả cao?
A. Mang cá gồm nhiều cung mang
B. Mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang
C. Dòng nước chảy một chiều gần như liên tục qua mang
D. Cả ba phương án trên
Câu 4: Khi nói về đặc điểm của da giun đất thích ứng với sự trao đổi khí với môi
trường , phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tỷ lệ giữa thể tích cơ thể với diện tích bề mặt cơ thể khá lớn
B. Da luôn ẩm ướt giúp các chất khí dễ dnafg khuếch tán qua
C. Dưới da có nhiều lớp mao mạch và sắc tố hô hấp
D. Tỷ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (S.V) khá lớn
Câu 5. Tại sao phổi của chim bồ câu có kích thước rất nhỏ so với phổi của chuột
nhưng hiệu quả trao đổi khí của bồ câu lại cao hơn hiệu quả hơn so với chuột? A. Vì
chim có đời sống bay lượn nên lấy được các khí ở trên cao sạch hơn và có nhiều oxi hơn
B. Vì chim có đời sống bay lượn nên cử động cánh giúp phổi chim co giãn tốt hơn C. Vì
phổi của chim có hệ thống ống khí trao đổi trực tiếp với các tế bào phổi còn chuôt có các
phế nang phải trao đổi khí qua hệ thống mao mạch nên trao đổi khí chậm hơn D. Vì hệ
thống hô hấp khí của chim gồm phổi và 2 hệ thống túi khí, hô hấp kép và không có khí
cặn
Câu 6: Khi nói về trao đổi khí ở sâu bọ và trao đổi khí ở chim, phát biểu nào sau đây
là sai?
A. Các ống khí ở sâu bọ không có hệ mao mạch bao quanh còn ống khí ở chim có hệ mao
mạch bao quanh
B. Cử động hô hấp ở sâu bọ và chim đều nhờ sự co giãn các cơ hô hấp
C. Ở sâu bọ, trao đổi khí của các tế bào diễn ra trực tiếp với môi trường không thông qua
hệ tuần hoàn, hiệu quả trao đổi khí thấp hơn
D. Ở sâu bọ, không có sắc tố hô hấp, ở chim có sắc tố hô hấp trong dịch tuần
hoàn Câu 7: Khi mô tả động tác hít vào của cá, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng tăng, nước tràn qua miệng
vào khoang miệng.
B. Thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua
miệng vào khoang miệng.
C. Thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng
vào khoang miệng.
D. Thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng tăng, nước tràn qua miệng
vào khoang miệng.
Câu 8: Xét các loài sinh vật sau:
(1) tôm (2) cua (3) châu chấu
(4) trai (5) giun đất (6) ốc
Những loài nào hô hấp bằng mang?
A. (1), (2), (3) và (5) B. (4) và (5)
C. (1), (2), (4) và (6) D. (3), (4), (5) và (6)
Câu 9: Ở cá, nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều vì
A. quá trình thở ra và vào diễn ra đều đặn
B. miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng
C. diềm nắp mang chỉ mở một chiều
D. cá bơi ngược dòng nước
Câu 10: Tại sao phổi của chim bồ câu có kích thước rất nhỏ so với phổi của chuột
nhưng hiệu quả trao đổi khí của bồ câu lại cao hơn hiệu quả hơn so với chuột? A. Vì
chim có đời sống bay lượn nên lấy được các khí ở trên cao sạch hơn và có nhiều oxi hơn
B. Vì chim có đời sống bay lượn nên cử động cánh giúp phổi chim co giãn tốt hơn C. Vì
phổi của chim có hệ thống ống khí trao đổi trực tiếp với các tế bào phổi còn chuôt có các
phế nang phải trao đổi khí qua hệ thống mao mạch nên trao đổi khí chậm hơn D. Vì hệ
thống hô hấp khí của chim gồm phổi và 2 hệ thống túi khí, hô hấp kép và không có khí
cặn

3. Công cụ đánh giá


THANG ĐO SỐ 1: ĐÁNH GIÁ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1.
Nội dung Mức 4 Mức 3 Mức 2 Mức 1
đánh giá (Giỏi) (Khá) (Trung bình) (Yếu)

Trả lời Trả lời trên Trả lời trên Trả lời được trên Trả lời dưới
câu hỏi 80% ý đúng. 65% ý đúng, 50% các ý đúng, 50% ý đúng.
Viết/ trình bày có thể viết còn diễn đạt còn
rõ ràng, ngắn dài hoặc quá chưa súc tích.
gọn. ngắn gọn.

THANG ĐO SỐ 2: ĐÁNH GIÁ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2.


Nội dung Mức 4 Mức 3 Mức 2 Mức 1
đánh giá (Giỏi) (Khá) (Trung bình) (Yếu)
Trả lời Trả lời trên Trả lời trên Trả lời được Trả lời dưới
câu hỏi 80% ý đúng. 65% ý đúng, trên 50% các ý 50% ý đúng.
Viết/ có thể đúng, diễn đạt
trình bày rõ viết còn dài còn chưa súc
ràng, ngắn hoặc quá ngắn tích.
gọn. gọn.

BẢNG KIỂM SỐ 1: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC
(Nhóm tự đánh giá)
Nội dung Các tiêu chí Có Không

1. Nhận nhiệm vụ Mọi thành viên trong nhóm sẵn


sàng nhận nhiệm vụ

2. Tham gia xây dựng Mọi thành viên đều bày tỏ ý kiến,
kế hoạch nhóm tham gia xây dựng kế hoạch hoạt
động của nhóm

Mọi thành viên biết lắng nghe, tôn


trọng, xem xét các ý kiến, quan
điểm của nhau

3. Thực hiện nhiệm vụ và Mọi thành viên cố gắng, nỗ lực


hỗ trợ, giúp đỡ thành viên hoàn thành nhiệm vụ bản thân
khác
Thành viên hỗ trợ nhau trong thảo
luận, hoàn thành nhiệm vụ

4. Tôn trọng quyết Mọi thành viên đều tôn trọng quyết
định chung định chung của cả nhóm

5. Kết quả làm việc Có kết quả thảo luận và có đủ sản


phẩm theo yêu cầu

6. Trách nhiệm với kết Mọi thành viên có ý thức trách


quả làm việc chung nhiệm về kết quả chung của nhóm

THANG ĐO SỐ 3: ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT TRÁCH NHIỆM


(nhóm tự đánh giá)
Tên Mức độ tích cực
thành
viên 1 2 3 4 5

Rất Không tích cực Tích cực Khá tích cực Rất tích cực
không
tích cực
RUBRIC SỐ 1: ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM INFOGRAPHIC
BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

TIÊU CHÍ Mức 5 Mức 4 Mức 3 Mức 2 Mức 1

Nội dung Trình bày nội Đáp ứng Đáp ứng Đáp ứng Đáp ứng
dung đầy đủ, 60 – 80% 40 – 60% 20 – 40% 0 – 20%
đúng tri thức so so so so
khoa học, với mức 5 với mức 5 với mức 5 với mức 5
nguồn tài liệu
tham khảo
đáng tin cậy

40 30 20 10 0

Hình thức Trình bày logic, Đáp ứng Đáp ứng Đáp ứng Đáp ứng
khoa học, trang 60 – 80% 40 – 60% 20 – 40% 0 – 20%
trí đẹp, thu hút so so so so
người xem, với mức 5 với mức 5 với mức 5 với mức 5
hoàn thành
đúng thời gian
quy định

20 15 10 5 0

Trình bày Thuyết trình tự Đáp ứng Đáp ứng Đáp ứng Đáp ứng
tin, lưu loát, 60 – 80% 40 – 60% 20 – 40% 0 – 20%
diễn đạt mạch so so so so
lạc, súc tích, với mức 5 với mức 5 với mức 5 với mức 5
hấp dẫn người
nghe, đúng thời
gian quy định

20 15 10 5 0

Trả lời Trả lời chính Đáp ứng Đáp ứng Đáp ứng Đáp ứng
câu hỏi xác, đầy đủ, rõ 60 – 80% 40 – 60% 20 – 40% 0 – 20%
ràng, đúng so so so so
trọng tâm câu với mức 5 với mức 5 với mức 5 với mức 5
hỏi của giáo
viên và các
nhóm khác

20 15 10 5 0

TỔNG 100 75 50 25 0

You might also like