You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ


------

BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN: HOÁ LÝ 2

Đề tài: “SƯU TẦM VÀ GIẢI BÀI TẬP VỀ


ĐỘNG HỌC CÁC PHẢN ỨNG XÚC TÁC”

Giảng viên hướng dẫn : PGS- TS. Hoàng Văn Đức


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thanh Trâm
Mã SV : 20S2010011
Lớp : Hoá 3A

Huế, tháng 12 năm 2022


GVHD: PGS- TS. HOÀNG VĂN ĐỨC

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU.............................................................................................
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................
5. Bố cục của bài tập............................................................................................
PHẦN II: NỘI DUNG........................................................................................
A. Lý thuyết về chuyên đề động học các phản ứng xúc tác.................................
1. Xúc tác đồng thể............................................................................................
1.1. Động học các phản ứng xúc tác đồng thể...................................................
2. Xúc tác acid- base..........................................................................................
2.1. Xúc tác acid................................................................................................
2.2. Xúc tác base................................................................................................
3. Xúc tác dị thể.................................................................................................
3.1. Phản ứng xúc tác dị thể đơn phân tử..........................................................
3.2. Phản ứng xúc tác dị thể lưỡng phân tử giữa chất A và B...........................
B. Các dạng bài tập...............................................................................................
1. Bài tập có lời giải (khoảng 20 bài)................................................................
1.1. So sánh hiệu ứng xúc tác
1.2. Cho cơ chế phản ứng
1.3. Sự chênh lệch về nồng độ
PHẦN III: KẾT LUẬN......................................................................................
1. Kết luận............................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................

2
GVHD: PGS- TS. HOÀNG VĂN ĐỨC

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Trong lĩnh vực hoá học, ngành hoá học lý thuyết có ý nghĩa rất lớn, cung cấp cho
chúng ta những kiến thức cơ bản, cần thiết của lý thuyết hoá học hiện đại, trên cơ sở đó
giúp chúng ta có thể học cũng như nghiên cứu các môn hoá học khác (hoá đại cương, hoá
hữu cơ, hoá vô cơ, hóa phân tích…) và các môn khoa học công nghệ khác có liên quan
đến hoá học.
- Sự hiểu biết về cấu trúc, năng lượng và cơ chế phản ứng để lý giải các quy luật diễn
biến của một quá trình hoá học là nhiệm vụ hàng đầu của bộ môn Hoá lý. Điều đó nói lên
rằng, nắm chắc các kiến thức Hoá lý giúp chúng ta hiểu sâu hơn về bản chất của quá trình
hoá học.Việc nắm chắc các kiến thức lý thuyết môn Hoá lý và giải bài tập Hoá lý đóng
vai trò vô cùng quan trọng trong việc dạy và học môn Hoá lý nói riêng và Hoá học nói
chung. Để hiểu được cơ sở lý thuyết hoá học không thể không nắm vững phương pháp
giải các bài tập Hoá lý.
- Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu của xã hội ngày
cao nên vấn đề được đặt ra ở đây là làm thế nào để có thể đáp ứng kịp thời cho những yêu
cầu này. Muốn như vậy thì cần phải làm cho quá trình tổng hợp càng nhanh càng tốt,
nhưng vẫn đặt hiệu suất của phản ứng lên hàng đầu để làm được điều đó vai trò xúc tác là
rất quan trọng. Và rất nhiều thí nghiệm xúc tác được nghiên cứu, làm sáng tỏ bản chất tác
dụng xúc tác của nhiều chất. Năm 1836 nhà bác học Thuỵ Điển Berselius lần đầu tiên
đưa ra thuật ngữ “xúc tác” vào khoa học.
- Vậy hiện tượng xúc tác là gì? Hiện tượng xúc tác là làm tăng nhanh vận tốc phản ứng
dưới tác dụng của một chất, chất đó gọi là xúc tác. Chất xúc tác tạo thành hợp chất trung
gian với chất phản ứng. Cuối cùng xúc tác được hoàn nguyên (tức không có sự thay đổi
về phương diện hóa học). Hiện tượng đó gọi là hiện tượng xúc tác và phản ứng được gọi
là phản ứng xúc tác. Để giải thích các hiện tượng xúc tác, thì còn có nhiều điều chưa hiểu
rõ nhưng người ta đã xác định được những nét chủ yếu của hiện tượng. Xúc tác có vai trò
lớn trong hóa học. Sự xâm nhập sâu sắc vào bản chất của xúc tác, sự sáng tạo những cơ

3
GVHD: PGS- TS. HOÀNG VĂN ĐỨC

sở lý thuyết, cho phép tiên đoán chất xúc tác này hay chất xúc tác khác lên các quá trình
hóa học cho trước, sẽ trao cho con người công cụ để làm giàu thêm cơ sở vật chất cho
nhân loại ngày càng tốt hơn.
- Vì vậy với mục đích giúp cho giáo viên cũng như học sinh, sinh viên nâng cao khả
năng tiếp thu và tiếp cận tài liệu để hiểu biết toàn diện hơn về phản ứng xúc tác này, em
quyết định lựa chọn đề tài: “Sưu tầm và giải bài tập về động học phản ứng xúc tác”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân loại và giải các dạng bài tập về động học các phản ứng xúc tác.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các phản ứng xúc tác.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Chương trình trung học phổ thông (hệ chuyên).
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu và phân tích các tài liệu, giáo trình có liên quan.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp tổng hợp tài liệu.
5. Bố cục của bài tập
5.1. Bài tập tự giải

4
GVHD: PGS- TS. HOÀNG VĂN ĐỨC

PHẦN II: NỘI DUNG


A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VỀ ĐỘNG HỌC CÁC PHẢN ỨNG XÚC
TÁC
1. Khái niệm chung về xúc tác
- Sự xúc tác: Là hiện tượng gia tăng tốc độ của phản ứng nhờ tác dụng của một chất
xúc tác.
- Chất xúc tác: Là chất làm biến đổi tốc độ phản ứng bằng cách tham gia vào các giai
đoạn phản ứng trung gian, sau phản ứng lượng và bản chất hóa học của chất xúc tác
không bị biến đổi. Chất nào làm giảm năng lượng hoạt hóa mạnh nhất thì sẽ có tác dụng
xúc tác tốt nhất.
- Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng gọi là chất xúc tác dương, làm giảm tốc
độ phản ứng gọi là chất xúc tác âm. Nếu sự xúc tác xảy ra giữa chất xúc tác cùng pha với
các chất tham gia phản ứng thì đó là xúc tác động thể, ngược lại là xúc tác dị thể.
- Trong phản ứng, xúc tác tồn tại dưới dạng hợp chất trung gian xúc tác đặc biệt, có
đặc điểm:
+ Rất kém bền, thời gian sống rất ngắn, không tồn tại trong dung dịch mà chỉ được tạo
thành trong quá trình xúc tác.
+ Là các hợp chất bề mặt, không tồn tại thành một pha độc lập, tính chất của chúng rất
khác với các hợp chất tồn tại trong pha thể tích.
2. Xúc tác đồng thể
2.1. Động học các phản ứng xúc tác đồng thể
- Xét phản ứng tổng quát:

A + B + K (ABK)* Sản phẩm + K (a)


- Giả sử có hai chất A và B tác dụng với nhau khi có mặt chất xúc tác K. Giữa A,B và
K tạo ra một phức chất hoạt động (ABK)*. Sau đó (ABK)* phân hủy thành các sản phẩm
và hoàn nguyên tại chất xúc tác K.
- Theo lý thuyết phức chất hoạt động thì giữa các chất đầu và phức chất hoạt động luôn
tồn tại cân bằng, ta có:

5
GVHD: PGS- TS. HOÀNG VĂN ĐỨC

k1.[A].[B].{[K][ABK]*} = k2. [ABK]* (b)


Trong đó: [A],[B],[ABK]* tương ứng với nồng độ của A, B và ABK*
[K] là nồng độ của chất xúc tác ở trạng thái tự do.
k 1 .[ A ].[B].[ K ]
- Từ (b) ta có, [ABK]* = (1)
k 2 +k 1 .[ A].[ B]
- Tốc độ của phản ứng tổng cộng:
d[A] k 3 .k 1 .[ A].[ B]
v= = k3.[ABK]* = .[K] (2)
dt k 2 +k 1 .[ A ].[B ]

- Từ biểu thức (2), ta có:


- Nếu k1 << k2 thì k1.[A].[B] >> k2, do đó:
d[A]
v=  k3.[K] (3)
dt
- Nếu k1.[A].[B] >> k2, thì biểu thức (2) trở thành:
d[A] k3 . k1
v= = k3.[ABK]* = .[ A].[ B].[K] (4)
dt k2

Từ biểu thức (2) đến biểu thức (4), trong mọi trường hợp thì tốc độ của phản ứng xúc
tác đồng thể đều phụ thuộc vào nồng độ của chất xúc tác (kết quả này đã được xác định
bằng thực nghiệm).
3. Xúc tác acid- base
3. 1. Xúc tác acid:
- Phản ứng tổng quát:

A + B + H+ AH+ + B AB + H+
- Phương trình tốc độ của phản ứng:
d [ A ] k3 . k1
v= = .[ A].[ B].[H+] (5)
dt k2

3.2. Xúc tác base:


- Phản ứng tổng quát:

A + B + OH A OH + B AB + OH


- Phương trình tốc độ của phản ứng:

6
GVHD: PGS- TS. HOÀNG VĂN ĐỨC

d [ A ] k3 . k1
v= = .[ A].[ B].[ OH] (6)
dt k2

4. Xúc tác dị thể


- Xúc tác dị thể là trường hợp chất xúc tác và chất phản ứng không nằm trong cùng
một pha.
- Động học của phản ứng xúc tác dị thể:
Quá trình chuyển chất tới miền phản ứng được thực hiện bằng sự khuếch tán. Tốc độ
khuếch tán tuân theo định luật Fick thứ nhất.
dC D . C
= .(Cs-Cx) (7)
dt V . I
Trong đó: S là bề mặt chất chuyển qua.
V là thể tích của hệ phản ứng.
I là khoảng cách từ điểm có nồng độ chất phản ứng C x trong thể tích đến bề mặt phân
cách pha có nồng độ chất phản ứng Cs.
D là hệ khuếch tán.
D phụ thuộc vào nhiệt độ theo phương trình Arhenius:
D = Do.e-E /RTD
(8)
Trong đó: Do là hằng số.
ED là năng lượng hoạt hóa của quá trình khuếch tán.
4.1. Phản ứng xúc tác dị thể đơn phân tử:
- Tốc độ phản ứng tỷ lệ với nồng độ chất phản ứng bị hấp phụ trên bề mặt xúc tác (tỷ
lệ với bề mặt chất xúc tác bị chiếm ), ta có:
dC
v =  dt = k.  (9)

- Từ phương trình Langmuir:


K.P
 = 1+ KP

Khi đó biểu thức (9) có dạng:


dC K.P
v =  dt = k. 1+ KP (10)

7
GVHD: PGS- TS. HOÀNG VĂN ĐỨC

Trong đó: K là hằng số cân bằng hấp phụ.


P là áp suất của chất phản ứng.
4.2. Phản ứng xúc tác dị thể lưỡng phân tử giữa chất A và B:
- Khi có hai chất cùng hấp phụ:
dC
v =  dt = k . A . B (11)

Trong đó: A và B là phần bề mặt chất xúc tác bị các phân tử chất A và chất B chiếm
K A . PA K B . PB
với: A = ; B =
1+ K A . P A + K B . PB 1+ K A . P A + K B . PB

- Phương trình (11) có dạng:


dC K A . PA . K B . PB
v =  dt = k . (12)
¿¿¿
- Khi một trong hai chất hấp phụ yếu (giả sử chất B), phương trình (11) có dạng:
dC K A . PA
v =  dt = k . (13)
K B . PB

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP


* Những điều lưu ý:
- Với bài tập so sánh hiệu ứng xúc tác của các chất thì phải so sánh năng lượng hoạt
hóa của các chất đó, chất nào làm giảm năng lượng hoạt hóa mạnh nhất thì sẽ có tác dụng
xúc tác tốt nhất.
- Với các bài tập cho cơ chế phản ứng của phương trình phản ứng nào đó thì áp dụng
nguyên lí nồng độ dừng của Bodenstein để thiết lập phương trình tốc độ hình thành đối
với các tiểu phân hoạt động.
- Với các bài tập có sự chênh lệch về nồng độ thì áp dụng định luật Fick I để giải bài
tập. Khi độ chênh lệch nồng độ bằng đơn vị ⟹ v kt =D (D là vận tốc khuếch tán trong
điều kiện độ chênh lệch nồng độ bằng đơn vị).
* Bài tập có lời giải
Bài 1: Phản ứng phân hủy Photphin (PH 3) trên Volfram là bậc nhất, khi áp suất hơi của
PH3 thấp và là bậc không khí áp suất cao. Hãy giải thích quy luật động học của phản ứng
xúc tác trên.

8
GVHD: PGS- TS. HOÀNG VĂN ĐỨC

Bài giải:
Giả thiết tốc độ phản ứng phân hủy PH3 trên Volfram tỷ lệ với phần bề mặt hơi PH3
chiếm , ta có:
k .K . P
v = k. = 1+ KP

Trong đó: P: áp suất của PH3


K: hằng số cân bằng hấp phụ
- Khi PPH3 nhỏ  K.P << 1  v = k.K.P, tốc độ phân hủy Photphin là bậc nhất.
- Khi PPH3 cao  K.P >> 1  v = k, phản ứng phân hủy Photphin là bậc không.
Trong thực tế có rất nhiều phản ứng xúc tác dị thể có bậc bằng 1, điều đó chứng tỏ giai
đoạn hấp phụ quyết định tốc độ phản ứng.

Bài 2: Phản ứng oxi hóa CO bằng O 2 trên xúc tác Pd[111] xảy ra theo cơ chế được đề
nghị như sau:

O2 + 2S 2Ohp (a)

CO + S COhp (b)

COhp+ Ohp CO2 (c)


Ở đây S là tâm xúc tác. Thực nghiệm tìm thấy phương trình tốc độ phản ứng có dạng:
k . PCO
v= P 2
(1)
CO

Dựa vào cơ chế phản ứng hãy giải thích kết quả trên.
Bài giải:
Từ cơ chế phản ứng cho thấy cả O2 và CO cùng bị hấp phụ lên bề mặt Pd. Nếu cả hai chất
hấp phụ ngang nhau thì phương trình tốc độ có dạng:
v = ks . O2 . CO (2)
KO . PO K CO . P CO
với: O2 = ; B = 1+ K . P + K . P
2 2

1+ K O . PO + K CO . PCO
2 2
O O2
CO
2
CO

Thay O2 và CO vào (2) ta có:

9
GVHD: PGS- TS. HOÀNG VĂN ĐỨC

k s . K O . PO . K CO . PCO
v= 2 2
(3)
¿¿¿
Trong đó ks là hằng số tốc độ phản ứng trên bề mặt xúc tác.
Để có dạng (1) thì K O . P O ≫K CO . PCO và rất lớn hơn 1. Hay CO bị hấp phụ rất mạnh (CO
2 2

>> O2 ). Khi đó từ (3) ta có:


k s . K O . PO . K CO . PCO PO
v= 2 2
=k. 2

K CO . PCO P CO
KO
 k = ks . K 2

CO

10
GVHD: PGS- TS. HOÀNG VĂN ĐỨC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Hiệp Hải – Trần Kim Thanh, Giáo trình Hoá lí III, NXB Giáo dục, 1983.

2. Nguyễn Văn Duệ, Trần Hiệp Hải, Lâm Ngọc Thiềm, Nguyễn Thị Thu, Bài tập hóa lí,

NXB giáo dục, 2008.

3. Nguyễn Đình Huề, Giáo trình hóa lí, NXB giáo dục, 2006.

4. GS- TS. Đào Văn Tường, Động học xúc tác, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2006

5. Theory and Practices, S. K. Bhasin, Pharmaceutical Physical Chemistry, 2012

11

You might also like