You are on page 1of 23

HÓA HỌC VỀ TRẠNG THÁI KEO

Hệ Phân Tán
Định nghĩa
Hệ phân tán là hệ gồm có pha phân tán phân bổ trong môi trường
phân tán

Pha phân tán bao gồm một hay nhiều chất được phân chia thành
những tiểu phân có kích thước nhất định phân bố trong môi trường
(R, L, K)

Hệ dị thể: có cấu tạo từ hai pha trở lên, các pha không đồng nhất.
Giữa pha phân tán và môi trường phân tán có bề mặt phân cách
Định nghĩa

Hệ vi dị thể: là những hệ phân tán có kích thước hạt vài micro. Hạt
phân tán của hệ này không nhìn thấy bằng mắt nhưng có thể nhìn
rõ bằng kính hiển vi.

Hệ siêu vi dị thể: là những hệ có kích thước hạt nhỏ hơn hệ keo,


hạt phân tán không nhìn thấy được bằng kính hiển vi.

Hệ đơn phân tán: hạt phân tán có kích thước đồng nhất (cùng kích
thước)

Hệ đa phân tán: các hạt phân tán có kích thước khác nhau (thực tế)
Phân loại
Phân loại hệ phân tán theo kích thước hạt phân tán
Phân loại
Phân loại hệ phân tán theo kích thước hạt phân tán

Dung dịch thật: là hệ phân tán phân tử như dung dịch muối, axit,
bazo…

Hệ keo: bền vững tạm thời , dễ bị hiện tượng keo tụ dưới tác động
của nhiệt độ, động học…..

Hệ thô: kích thước các hạt lớn  dễ sa lắng.

Ví dụ: huyền phù : đất sét trong nước


nhũ tương: dầu trong nước.
Định nghĩa

Phân loại theo kích thước hạt

Khi ngưng tụ hơi Na kim loại trong benzen, ta thu được hệ phân tán
keo Na trong benzen, mỗi hạt keo là tập hợp gồm nhiều nguyên tử
Na. Pha phân tán là các tiểu phân keo gồm các nguyên tử Na kết hợp
lại, môi trường phân tán là benzen

Nếu cho Na vào nước thì hệ phân tán là dung dịch NaOH( dung dịch
thật). Pha phân tán: ion Na+, OH -, H+ , môi trường phân tán là H2O
Phân loại theo kích thước hạt

Cho S vào cồn, ta thu được dung dịch lưu huỳnh trong cồn trong
suốt, nhưng nếu dùng nước để pha loãng dung dịch lưu huỳnh bảo
hòa trong cồn, ta thu được hệ keo gồm các tiểu phân lưu huỳnh có
kích thước của hệ keo hoặc hệ thô phân tán trong môi trường
nước.

Như vậy, khi phân tán một chất vào các môi trường khác nhau,
tùy thuộc vào mội trường, sẽ thu được các hệ khác nhau: hệ thô,
hệ keo, dung dịch thật.

Sự keo tụ được nhận biết bằng sự đổi màu hoặc vẫn đục
Phân loại theo sự tương tác giữa các pha

Hệ keo thuận nghịch: khi bốc hơi môi trường phân tán thu được
cắn khô, nếu cắn khô này được phân tán trở lại môi trường
phân tán cũ , tạo thành hệ keo.

Ví dụ: phân tán agar, gelatin trong nước nóng, cao su trong
benzen

Hệ keo không thuận nghịch: khi bốc hơi dung môi thu được cắn
khô, nếu cắn khô này được phân tán trở lại môi trường phân tán
cũ thì không trương nở, không tạo thành hệ keo như ban đầu.

Ví dụ: keo lỏng của các kim loại, keo Agl, keo S trong nước
Phân loại theo sự tương tác giữa các pha

Hệ keo thân dịch: các tiểu phân của pha phân tán tương tác mạnh
với môi trường phân tán, có tính thuận nghịch. Nếu môi trường là
nước, ta có keo thân nước.
Ví dụ: keo thạch agar, keo gelatin.

Hệ keo sơ dịch: các tiểu phân của pha phân tán không có ái lực với
môi trường và khó phân tán, không có tính thuận nghịch. Nếu môi
trường là nước, ta có keo sơ nước
Ví dụ: Keo S, keo AgI
Phân loại theo sự tương tác giữa các pha

Khi tăng nồng độ pha phân tán:

Keo sơ dịch bị keo tu


Keo thân dịch trở thành gel

Phân loại hệ phân tán theo trạng thái tập hợp của các pha

Ở điều kiện bình thường, vật chất thường tồn tại ở ba trạng thái:
R, L, K . Tùy theo trạng thái phân tán của chất phân tán và môi
trường mà tạo thành các hệ phân tán : R/L/K
Phân loại hệ phân tán theo trạng thái tập hợp của các pha

Hệ phân tán là hệ bao gồm môi trường liên tục và các tiểu phân có kích
thước nhỏ phân tán trong môi trường đó
Phân loại hệ phân tán theo trạng thái tập hợp của các pha

Sol: các hạt phân tán có kích thước của hệ keo phân bố trong môi
trường phân tán.

Môi trường phân tán là:

Khí:  keo khí, aerosol hay khí dung


Lỏng keo lỏng, liosol. Nếu lỏng là nước hoặc rượu  hydrosol
hoặc alcolsol
Rắn : rắn/rắn ( hồng ngọc, đá nhân tạo )
Độ phân tán.

Đặc trưng cho độ mịn của hệ phân tán. Kí hiệu: D


Độ phân tán là nghịch đảo của kích thước hạt phân tán.

D: độ phân tán
d: đường kính
r: bán kính.

Thường các hạt có kích thước không đều nhau  dùng kích thước
hạt trung bình d
Diện tích bề mặt của hệ phân tán.

Dung dịch thực: hệ đồng đẳng, không có bề mặt phân chia

Hệ keo và hệ phân tán thô: hệ dị thể, hạt càng nhỏ, bề mặt phân
chia càng lớn. Ngược lại, kích thước hạt to thì độ phân chia và bề
mặt phân tán sẽ bé.

Bề mặt riêng: là bề mặt phân chia pha (giữa pha phân tán và môi
trường phân tán) trên một đơn vị thể tích hoặc một đơn vị khối
lượng của pha phân tán.
Bề mặt riêng của một hệ phân tán.

Là bề mặt phân chia giữa pha phân tán và mội trường phân tán trên
một đơn vị thể tích hoặc một đơn vị khối lượng của pha phân tán.

Với hệ phân tán là khối cầu :


S: diện tích bề mặt
r: bán kính
d: đường kính hạt.
Bề mặt riêng của một hệ phân tán.
Bề mặt riêng tỉ lệ nghịch với kích thước hạt phân tán d và tỉ lệ thuận
với độ phân tán D

Sự liên quan giữa kích thước hạt và bề mặt phân chia

Bề mặt riêng thay đổi rất lớn khi thay đổi kích thước hạt
Bề mặt riêng của một hệ phân tán.
Sự phụ thuộc giữa bề mặt riêng và độ phân tán.

Sự liên quan giữa bề mặt riêng với kích thước hạt phân tán là một
đường cong có dạng hyperpol
Độ ổn định của hệ phân tán keo

Hệ keo và hệ dị thể có bề mặt phân chia pha lớn.


Ở bề mặt phân chia có năng lượng tự do bề mặt G rất lớn.

Lấy vi phân 2 vế:

Sức căng bề mặt:σ


Diện tích bề mặt riêng: S
Độ ổn định của hệ phân tán keo

Mọi phản ứng đều xảy ra theo chiều giảm năng lượng tự do G, tức
dG<0.

Trong điều kiện σ không đổi (dσ=0) thì quá trình xảy ra khi dG=
σ.dS < 0, nghĩa là dS<0, quá trình giảm bề mặt phân chia là quá
trình tự nhiên.

Trong điều kiện S không đổi, dS=0, vậy S.dσ < 0, phải tìm cách giảm
sức căng bề mặt bằng cách thêm các chất hoạt động bề mặt.

Vậy sự giảm năng lượng tự do bề mặt ở đây là giảm bề mặt phân


chia pha đây là quá trình tự nhiên và tất yếu.
Độ ổn định của hệ phân tán keo

Trong những hệ phân tán dị thể, quá trình tự thu hẹp bề mặt phân
chia pha này thể hiện ở những hiện tượng:
- Sự keo tụ của hệ keo
- Sự hợp giọt của nhũ tương
- Sự phá vỡ các bọt

Muốn bề mặt phân chia pha không đổi dS=0, thì dG=S.dσ <0 tức là
dS<0, nghĩa là ta phải tìm cách làm giảm sức căng bề mặt của pha
phân tán.

Vì thế, muốn hệ keo, nhũ tương bền, người ta thường đưa chất
hoạt động bề mặt lên bề mặt phân chia pha, làm giảm sức căng bề
mặt.
Vai trò của hệ phân tán

Cung cấp các kiến thức cơ bản về các quá trình hóa lý của hệ phân tán
để nghiên cứu thuốc và tác dụng của thuốc trong cơ thể.

Bất kỳ một chế phẩm nào dùng để dự phòng hay điều trị đều là
những dạng cụ thể của các hệ phân tán.

Các dạng thuốc tiêm, thuốc nước phần lớn là hệ phân tán phân tử,
ion hay dung dịch thật.
Vai trò của hệ phân tán

Dạng nhũ tương, hỗn dịch, cream: hệ phân tán keo vi dị thể hoặc
hệ phân tán thô.

Dạng viên nén, viên nang, viên bao: hệ phân tán rắn.

Các dạng thuốc phun mù, thuốc xịt dưới dạng khí dung có tác dụng
điều trị nhanh và hiệu quả tại chỗ là do cấu trúc của các thuốc này
là hệ phân tán keo
Vai trò của hệ phân tán

Thuốc dạng hệ dị thể gồm hạt tiểu phân hoạt chất phân tán trong
các tá dược cao phân tử nhằm giải phóng từ dược chất, keo dài
hiệu quả điều trị.

Quy luật tương tác của các hạt với môi trường phân tán và của các
hạt tương tác với nhau sẽ quyết định đến sự khuếch tán, sự hấp
thu và có tác dụng ngắn dài hay nhanh chậm của một
dạng thuốc

You might also like