You are on page 1of 17

CHƯƠNG 2: HỆ KEO

1. PHÂN LOẠI HỆ KEO


1.1. Phân loại theo kích thước hạt
Hệ keo là hệ phân tán, trong đó vật chất ở trạng thái phân tán cao tới kích thước hạt nằm trong giới hạn
10 – 10-7 cm. Các hạt phân tán tạo thành pha riêng được gọi là pha phân tán để phân biệt với môi trường
-5

xung quanh được gọi là môi trường phân tán. Hệ bao gồm pha phân tán và môi trường phân tán gọi là hệ
phân tán. Hệ keo là hệ vi dị thể gọi là dung dịch keo.
Hệ phân tán Kích thước hạt Đặc điểm
Dung dịch phân tử < 10 -7
Hệ đồng thể một pha
Dung dịch keo 10-7 – 10-5 Hệ dị thể, hệ đi qua giấy lọc,
không nhìn thấy trong kính hiển vi
Hệ phân tán thô > 10-5 Hạt không đi qua giấy lọc, nhìn
thấy trong kính hiển vi
1.2. Phân loại theo trạng thái tập hợp
STT Pha phân tán Môi trường Kí hiệu Tên gọi hệ Ví dụ
1 Rắn Lỏng R/L Son, huyền phù Nước phù sa
2 Lỏng Lỏng L/L Nhũ tương Sữa, mủ cao su
3 Khí Lỏng K/L Bọt Bọt xà phòng
4 Rắn Rắn R/R Dung dịch keo rắn Hợp kim, đá quý
5 Lỏng Rắn L/R Vật xốp Chất hấp thụ xốp
6 Khí Rắn K/R Vật xốp Chất hấp phụ xốp
Rắn Khí R/K Sol khí Khói (10-5 – 10-7 cm)
7
Bụi ( > 10-3 cm )
Lỏng Khí L/K Sol khí Mây (10-4 – 10-2 cm)
8 Sương mù (10-3 – 10-5 cm)

Trong dược có thể gặp dạng thuốc là hệ phân tán kép 3 pha như:
- Thuốc lỏng có cấu trúc: dung dịch – hỗn dịch – nhũ tương
- Nhũ tương kép có cấu trúc (lỏng/lỏng/lỏng) như D/N/D hay N/D/N
- Thuốc phun mù có cấu túc nhũ tương hoặc hỗn dịch phun ra sẽ có hệ lỏng/lỏng/khí hoặc rắn/lỏng/khí
Sol: là những hệ phân tán trong đó các hạt phân tán có kích thước của hạt keo phân bố trong môi trường
phân tán
+ Nếu môi trường phân tán là khí: keo khí, aerosol hay khí dung là hệ phân tán mà chất phân tán là chất
lỏng, khí hoặc rắn phân tán trong môi trường lỏng.
+ Nếu môi trường phân tán là chất lỏng: keo lỏng hay liosol là hệ phân tán keo mà chất phân tán là lỏng,
khi hoặc rắn phân tán trong môi trường lỏng. Môi trường phân tán là nước có hidrosol, môi trường phân tán
là cồn có alcolsol.
Phânloại hệ keo dựa vào sự tương tác giữa các pha có:
- Hệ keo thuận nghịch: là những hệ keo mà khi bốc hơi môi trường phân tán ta thu được những cắn khô
và nếu như những cắn khô này được phân tán trở lại vào môi trường phân tán cũ thì tạo thành hệ keo. Ví dụ:
phân tán agar, gelatin trong nước nóng hoặc cao su trong benzen ta thu được những hệ keo thuận nghịch.

1
- Hệ keo không thuận nghịch: là những hệ keo khi bốc hơi dung môi, có cắn khô không trương nở khi
tiếp xúc với môi trường phân tán cũ và không phân tán trở lại thành hệ keo. Ví dụ những keo lỏng của các
kim loại, keo AgI và keo lưu huỳnh trong nước là những keo không thuận nghịch. Keo không thuận nghịch
thường khó điều chế ở nồng độ cao, hệ keo dễ bị ngưng tụ khi bảo quản. Ngược lại, những hệ keo thuận
nghịch thì có thể đạt được nồng độ cao và ít bị đông tụ khi thêm chất điện ly.
+ Keo thân dịch : là các dung dịch keo trong đó các tiểu phân keo hấp phụ các phân tử dung môi lên bề
mặt của nó tạo ra lớp vỏ solvat, khi đông vón nó kéo theo cả lớp vỏ solvat tạo ra một khối nhầy gọi là gel,
thường keo thân dịch có tính thuận nghịch như keo thạch, keo gelatin
+ Keo sơ dịch: là các dung dịch keo mà các tiểu phân keo hầu như không hấp phụ các phân tử dung môi
lên trên bề mặt của nó, khi đóng vón, nó tách khỏi dung môi dưới dạng bột xốp, thường keo sơ dịch không
thuận nghịch như keo lưu huỳnh, keo AgI và keo kim loại.
Các keo thân dịch thường bền hơn keo sơ dịch, vì keo sơ dịch không hình thành lớp vỏ solvat trên bề
mặt keo, nên hạt keo dễ liên kết với nhau thành hạt lớn rồi sa lắng.
Thường khi tăng nồng độ của pha phân tán, keo sơ dịch sẽ bị keo tụ còn keo thân dịch dễ trở thành gel.
Gel là hệ phân tán trong đó các tiểu phân tán tương tác với nhau tạo ra một mạng cấu trúc nhất định, ràng
buộc trong một khối liên kết và phân bố trong một môi trường phân tán, ví dụ gel thạch.
1.3. Một số khái niệm và đại lượng thường gặp
Với hệ keo và hệ phân tán thô: hạt phân tán là một tập hợp gồm nhiều phân tử phân tán, tạo ra một pha
khác với môi trường phân tán. Những hệ này gọi là hệ dị thể và chỉ ở hệ dị thể mới có bề mặt phân cách pha.
Với cùng một khối lượng chất phân tán, nếu hạt phân tán càng nhỏ thì bề mặt phân chia pha càng lớn. Ngược
lại, khi kích thước hạt to, bề mặt phân chia và độ phân tán sẽ bé.
- Bề mặt riêng của một hệ phân tán S: là tổng diện tích bề mặt tiếp xúc 2 pha trên một đơn vị thể tích
hay một đơn vị khối lượng của pha phân tán
Bề mặt riêng tỷ lệ nghịch với kích thước hạt phân tán d, tỷ lệ thuận với độ phân tán D
- Nồng độ pha phân tán:Phần trăm khối lượng pha phân tán hoặc số tiểu phân có trong một đơn vị thể
tích của hệ phân tán
- Kích thước tiểu phân phân tán ; có kích thước không đều nhau, dùng kích thước trung bình
Để xác định kích thước các tiểu phân tán có thể, dùng phương pháp rây, phương pháp dùng kính hiển vi,
phương pháp dựa trên tốc độ sa lắng.
- Độ phân tán D là đại lượng nghịch đảo kích thước các tiểu phân tán trung bình
2. CÁC TÍNH CHẤT CỦA HỆ KEO
2.1.Tính chất quang học của hệ keo
2.1.1. Sự phân tán ánh sáng
Hiện tượng Tindan: chiếu một chùm ánh sáng vào hệ keo, nhìn vuông góc với hướng ánh sáng ta thấy
một vùng sáng đục hình nón tương ứng với vùng tia sáng đi qua
Các tiểu phân keo khuếch tán ánh sáng theo 2 cơ chế:
- Với những tiểu phân có kích thước nhỏ hơn độ dài sóng ánh sáng chiếu tới, do tác động sóng điện từ
của ánh sáng, trên tiểu phân xuất hiện các lưỡng cực cảm ứng. Các lưỡng cực này dao động phát ra sóng
điện từ dạng ánh sáng và trở thành nguồn sáng thứ cấp. Tập hợp các nguồn sáng này tạo thành hình nón.
- Với những tiểu phân kích thước lớn hơn độ dài sóng ánh sáng tới, các tia sáng bị đổi hướng do phản xạ
trên các bề mặt với các góc khác nhau so với phương của tia tới, hoặc bị khúc xạ khi truyền qua các tiểu
phân.
Cường độ của ánh sáng khuyech tán – Phương trình Rayleigh

2
Với hệ keo có kích thước hình cầu và nồng độ tiểu phân loãng, cường độ ánh sáng khuyech tán (I kt) theo
hướng tạo với hướng truyền tia sáng tới một góc α được xác định theo phương trình Rayleigh:

IKT = I0
Trong đó:
I0: Cường độ ánh sáng tới
n1: Chiết suất của pha phân tán
n0: Chiết suất của môi trường phân tán
N: nồng độ (số) hạt phân tán
V: Thể tích tiểu phân
l: Khoảng cách từ tiểu phân tới vị trí quan sát
λ: độ dài ánh sáng tới
Nếu quan sát hệ keo ở một vị trí xác định với một hệ keo xác định có n1, n0, α, l = const và đặt:

K=

Phương trình Rayleigh có dạng: IKT = I0.K.

Khi chiếu vào những hệ keo với chùm ánh sáng đơn sắc có cùng bước sóng λ có cùng cường độ ánh sáng
I0, quan sát ở những vị trí như nhau dưới góc α, hệ keo nào có kích thước hạt càng lớn thì cường độ ánh sáng
nhiễu xạ càng mạnh. Cường độ ánh sáng nhiễu xạ tỷ lệ với bán kính hạt. Tuy nhiên khi kích thước hạt tăng
tới bằng λ/2 thì khi đó hạt phản chiếu ánh sáng, cường độ ánh sáng nhiễu xạ giảm.
Ánh sáng đơn sắc có bước sóng càng ngắn thì sự nhiễu xạ càng mạnh. Tia đỏ nhiễu xạ yếu nên khả năng
xuyên thấu cao nên được dùng làm đèn báo nguy hiểm, tia xanh nhiễu xạ mạnh, xuyên thấu kém được dàng
làm đèn báo an toàn.
Phương pháp phân tích đo độ đục
Dựa trên cơ sở đo cường độ ánh sáng khuyêch tán của hệ keo để xác định nồng độ pha phân tán
Nguyên tắc của phép đo độ đục:
Cho một chùm sáng có cường độ I0 như nhau chiếu vào 2 cuvet đựng hệ keo chuẩn A và đựng hệ keo B
cần xác định nồng độ. Thay đổi để cường độ ánh sáng khuyech tán nhận được từ 2 cuvet bằng nhau bằng
cách dùng nêm quang học (che bớt nguồn sáng) hoặc thay đổi chiều cao hệ keo ở 2 cuvet (h A và hB). Nồng
độ trọng lượng pha phân tán ở hệ keo B là CB, ở hệ keo chuẩn A là CA, ta có:

Với 2 hệ keo có cùng pha phân tán, môi trường phân tán và độ phân tán như nhau (VA = VB) ta có:
NA = NB
Thể tích của 2 hệ keo là Sh A và ShB với S là tiết diện cuvet, nồng độ C A = k.NA/ShA và CB = kNB/ShB với
k là hệ số tỷ lệ khối lượng tiểu phân với số tiểu phân

NA = CA
=> CA.hA = CB.hB

=> CB = CA

3
2.1.2. Tính chất hấp thụ ánh sáng
Định luật Lambert – Beer: D = ( ε + A ) C.d
Trong đó D: mật độ quang (D = lgItới/Iló), C là nồng độ tiểu phân
d: Bề dày hệ keo
ε: Độ hấp thụ của các tiểu phân phụ thuộc vào độ dài bước sóng tới
A: Độ khuyêch tán ánh sáng phụ thuộc vào độ dài bước sóng tới và độ dài sóng của ánh sáng khuyếch
tán
Màu của hệ keo liên quan tới cả hai hiện tượng hấp thụ và khuyếch tán ánh sáng. Như vậy màu của hệ
keo phụ thuộc vào độ phân tán của hệ keo và chiều dài bước sóng ánh sáng tới
Định luật Lambert – Beer chỉ áp dụng đúng cho trường hợp dung dịch keo loãng, phép đo chỉ chính xác
khi kích thước các tiểu phân keo trong hệ chuẩn và hệ cần đo như nhau.
Khi tiểu phân tán không hấp thụ ánh sáng (ε = 0) phuơng trình Lambert – beer trở thành:
D = A. C. d cho phép xác định nồng độ các tiểu phân keo trong hệ
2.2. Tính chất động học của các tiểu phân keo
2.2.1. Chuyển động Brown của các tiểu phân keo
Các tiểu phân keo chuyển động hỗn loạn đổi hướng liên tục. Dạng chuyển động này gọi là chuyển động
Brown. Nguyên nhân của chuyển động Brown là do chuyển động nhiệt của các phân tử môi trường phân tán
luôn chuyển động hỗn loạn va đập vào tiểu phân keo theo những hướng khác nhau. Hợp lực của các lực do
những va chạm đó đã làm cho hạt keo chuyển động theo những hướng bất kỳ. Tuỳ theo kích thước, hình
dạng hạt keo mà mức độ chuyển động Brown sẽ khác nhau.
Quãng đường di chuyển trung bình (∆) của tiểu phân keo trong chuyển động Brown :

∆= trong đó: n: số bước dịch chuyển thực hiện trong 1 giây

∆1 ,∆2 , …,∆n : quãng đường dịch chuyển của các tiểu phân
Quãng đường di chuyển của hạt keo tỷ lệ với hệ số khuyếch tán và thời gian di chuyển, tỷ lệ nghịch với
kích thước hạt keo.
2.2.2. Sự khuyech tán của các tiểu phân keo
Lượng chất khuyếch tán (dm) di chuyển qua diện tích S đặt vuông góc với chiều khuyếch tán trong thời
gian dt theo công thức sau:

Lượng chất khuyếch tán: dm = -D .Sdt

Tốc độ khuyếch tán V: là lượng chất khuyếch tán trong một đơn vị thời gian

V = - D.S

Cường độ (dòng) khuyêch tán J: là tốc độ khuyếch tán qua một đơn vị diện tích. Dòng khuyếch tán tuân
theo định luật Fick I và Fick II:

J (i)=

Dòng khuyếch tán là lượng chất khuyếch tán ngang qua một đơn vị diện tích trong một đơn vị thời gian
Trong đó dC/dx là gradien nồng độ đặc trưng cho độ chênh lệch nồng độ theo hướng khuyêch tán.
D: hệ số khuyêch tán được tính theo phương trình Einstein:

D= Với η: độ nhớt của môi trường

4
r: bán kính tiểu phân keo khuyêch tán
N: số Avogadro
R: Hằng số khí
Sự khuyếch tán dừng lại khi nồng độ chất ở các nơi trong hệ là như nhau.
Trong dung dịch các tiểu phân keo khuyêch tán chậm

Fick II:

2.2.3. Áp suất thẩm thấu của dung dịch keo


Sự có mặt của các tiểu phân keo làm giảm hóa thế của các phân tử chất lỏng môi trường phân tán gây ra
áp suất thẩm thấu giống như sự có mặt các tiểu phân chất tan trong dung dịch:
Phương trình áp suất thẩm thấu theo Van Hoff: ∏ = C.R.T
Hay ∏ V = n . R. T

Hay ∏ =

Trong đó n : số tiểu phân keo trong 1 lit keo


Áp suất thẩm thấu của hệ keo rất bé và không hằng định so với dung dịch thực.
Với cùng nồng độ khối lượng, nếu hệ keo có kích thước hạt nhỏ thì tạo ra nhiều hạt keo. Khi đó số tiểu
phân keo trong một đơn vị thể tích sẽ lớn hơn nên áp suất thẩm thấu của hệ lớn. Áp suất thẩm thấu không
phụ thuộc vào bản chất của chất tan, chỉ phụ thuộc vào kích thước hạt hay độ phân tán.
Trong cùng một thể tích số tiểu phân keo rất nhỏ so với số tiểu phân chất tan trong dung dịch thực, do đó
áp suất thẩm thấu của dung dịch keo nhỏ hơn của dung dịch thực.
Áp suất thẩm thấu của hệ keo không hằng định vì hệ keo không bền về mặt nhiệt động học, khi để lâu
nồng độ hạt bị giảm do hiện tượng keo tụ. Vì vậy áp suất thẩm thấu của hệ keo giảm dần theo thời gian.
2.2.4. Sự sa lắng
Các tiểu phân keo trong hệ ngoài chuyển động Brown còn chịu tác dụng của trọng trường kéo các hạt
keo xuống phía dưới môi trường phân tán. Sự kết tủa của các hạt keo dưới tác dụng của trọng trường gọi là
sự sa lắng.
Tốc độ sa lắng v tính theo phương trình Stock:

V=

Trong đó: d, d0 là tỷ trọng của tiểu phân phân tán và môi trường phân tán
r: bán kích tiểu phân keo
g: gia tốc rơi tự do
η: độ nhớt của môi trường phân tán
Phương trình Stock cho thấy các tiểu phân keo có kích thước càng nhỏ chuyển động Brown và khuyêch
tán càng mạnh, tốc độ sa lắng càng nhỏ do quá trình khuyêchs tán và quá trình chuyển động Brown ngược
hướng với quá trình sa lắng. Giảm chênh lệch tỷ trọng 2 pha và tăng độ nhớt của môi trường phân tán sẽ làm
giảm tốc độ sa lắng.
Hệ keo có độ bền động học là hệ không có sự sa lắng các tiểu phân keo
Để phá vỡ độ bền trạng thái tập hợp của hệ keo, loại đi các tiểu phân keo hoặc tách hệ keo ra các phân
đoạn theo kích thước tiểu phân người ta dùng máy ly tâm. Nhờ lực ly tâm với gia tốc lớn gấp hàng chục lần

5
gia tốc trọng trường, khi đó tốc độ sa lắng của hạt sẽ tăng nhanh. Máy ly tâm còn dùng để tách các hệ keo có
kích thước không đều nhau thành những phần, những phân đoạn có kích thước tiểu phân xấp xỉ nhau.
2.3. Cấu tạo của lớp điện kép trên bề mặt rắn – Cấu tạo hạt keo
2.3.1. Sự tích điện của bề mặt rắn
Các bề mặt rắn khi tiếp xúc với các dung dịch luôn được tích điện. Nguyên nhân làm cho bề mặt rắn tích
điện là:
- Sự hòa tan của các ion kim loại từ bề mặt: sự tích điện của các bề mặt kim loại là do sự hòa tan của các
ion kim loại từ bề mặt. Nguyên nhân của sự hòa tan này là do sự hydrat hóa các ion trong môi trường nước
nói riêng và do sự solvat hóa ion nói chung trong các dung môi. Với các keo kim loại trong nước, hiện tượng
này xảy ra mạnh hơn vì diện tích bề mặt kim loại tăng lên rất nhiều trong các keo kim loại.
- Sự phân ly của các phân tử bề mặt: Dưới tác dụng của dung môi những phân tử bề mặt rắn bị biến đổi
về mặt hóa học trở thành những phân tử có khả năng phân ly
- Sự hấp phụ các ion từ dung dịch: là quá trình gắn liền với sự giảm sức căng bề mặt rắn.(xem hấp phụ
chất tan lên bề mặt rắn – phần hấp phụ)
2.3.2. Lý thuyết về lớp cấu tạo điện tích kép trên bề mặt rắn
- Mô hình Hemhon: Lớp điện kép được cấu tạo như một tụ điện phẳng gồm 2 lớp điện tích trái dấu nhau
q- và q+ cách xa nhau một khoảng bằng 2 lần bán kính ion. Lớp điện tích bề mặt là lớp ion quyết định thế
hiệu, còn lớp điện tích trái dấu nằm trong dung dịch là lớp ion nghịch
Nhược điểm: cứng nhắc, không giải thích được nhiều hiện tượng trong thực tế
- Mô hình Gouy – Chapman: các ion nghịch với điện tích bề mặt chịu 2 ảnh hưởng là lực hút tĩnh điện
của điện tích bề mặt rắn và chuyển động nhiệt có xu hướng làm cho các ion phân bố đều trong dung dịch.vì
vậy chúng không tạo thành lớp riêng theo kiểu tụ điện mà được phân bố với mật độ giảm dần tính từ bề mặt
rắn vào lòng dung dịch
- Mô hình Stern:
Cấu tạo lớp điện tích kép : + Sát bề mặt rắn tích điện có một lớp ion bị giữ khá chặt lên bề mặt bởi lực
hấp phụ được gọi là lớp hấp phụ hay lớp Hemhon, lớp này cách bề mặt một khoảng  cố định và bằng vài
bán kính ion. Khi bề mặt rắn di chuyển, lớp Hemhon cũng di chuyển theo. Điện tích của bề mặt rắn được
trung hòa một phần bởi điện tích của các ion trong lớp này.
+ Số ion còn lại cần thiết để trung hòa hoàn toàn điện tích bề mặt được sắp xếp ở lớp thứ hai với chiều
dày lớn hơn nhiều lần bán kính ion nhưng chiều dày này phụ thuộc nhiều vào bản chất, nồng độ ion trong
môi trường phân tán. Sự phân bố mật độ ion giảm dần khi ra xa bề mặt, lớp này được gọi là lớp khuyech tán.
Giữa lớp hấp phụ và lớp khuyech tán tồn tại một bề mặt gọi là bề mặt trượt
Về điện thế của lớp kép: Trong lớp Hemhon, điện thế giảm tuyến tính theo khoảng cách với bề mặt. Điện
thế do các ion của lớp bề mặt tạo nên (φ0), điện thế này giảm tuyến tính đến ξ tại bề mặt trượt. Trong lớp
khuyêch tán mật độ các ion không giảm đều đặn mà giảm chậm dần nên điện thế ở đây giảm theo một đường
cong và chỉ bằng 0 ở một khoảng cách đủ xa bề mặt. Điện thế ξ tại bề mặt trượt được gọi là thế điện động
học, nó quyết định tốc độ chuyển động của các tiểu phân keo trong sự điện di, ảnh hưởng tới lượng nước
thẩm thấu qua màng keo xốp và tới trị số của thế chảy, thế sa lắng của hệ keo.
Thế φ0 phụ thuộc vào sự tích điện của bề mặt rắn, còn ξ phụ thuộc vào φ 0 và sự giảm thế qua lớp hấp phụ
Hemhon. Nếu φ0 nhỏ (các tiểu phân rắn tích điện kém), thế ξ nhỏ, lớp khuyech tán mỏng. Nếu φ0 lớn nhưng
sự khuyech tán qua lớp Hemhon cũng lớn thì thế ξ nhỏ, lớp khuyech tán mỏng.

6
Thế điện động học ξ chỉ lớn và lớp khuyech tán chỉ dày trong trường hợp sự tích điện trên bề mặt đủ lớn
nhưng sự giảm thế qua lớp Hemhon nhỏ. Thế điện động học ξ và chiều dày lớp khuyêch tán  tỷ lệ với nhau.
Thế ξ có thể đo được bằng phương pháp điện di, phương pháp đo thế chảy và thế sa lắng.
2.3.3. Mô hình cấu tạo của tiểu phân keo sơ dịch
Hệ keo có pha phân tán là chất rắn phân tán trong môi trường nước. Môi trường luôn có chứa cation và
anion của chất điện ly.
- Mỗi tiểu phân keo có một nhân keo được tạo nên từ các hạt rắn. Bề mặt rắn hấp phụ những ion có mặt
trong dung dịch keo tạo thành lớp hấp phụ. Lớp điện tích này quy định điện tích của hạt keo nên còn được
gọi là lớp tạo thế hiệu.
- Sát bề mặt tiểu phân keo là lớp môi trường có chiều dày cố định bằng bán kính ion chứa các ion đối
dấu với lớp điện tích bề mặt nên được gọi là lớp ion đối. Lớp này luôn di chuyển cùng với bề mặt rắn khi hạt
keo di chuyển. Cả hai lớp này chuyển động cùng với nhân keo và được gọi là hạt keo. Hạt keo mang dấu
điện tích của lớp tạo thế hiệu.
Những ion đối dấu bổ xung để trung hòa hết điện tích bề mặt nằm trong lớp ngoài cùng với mật độ ion
giảm dần khi ra xa bề mặt do quan hệ đối kháng giữa lực hút tĩnh điện và chuyển động nhiệt. Lớp ngoài
cùng được gọi là lớp khuyech tán. Chiều dày của lớp khuyech tán thay đổi tùy theo nồng độ các chất điện ly
có trong môi trường. Lớp khuyech tán không có liên kết chặt chẽ với hạt keo. Khi hạt keo đứng yên, lớp
khuyech tán quanh hạt keo là cân đối nhưng khi hạt keo di chuyển, lớp khuyech tán trở nên bất đối. Giữa hạt
keo và lớp khuyech tán có một bề mặt trượt điện thế là ξ. Tổ hợp hạt keo và lớp khuyech tán tạo nên một
mixell keo trung hòa điện.
2.3.4. Công thức hạt keo sơ dịch
a) Keo âm
Điều chế hạt keo mang điện tích âm có nhân keo là AgI bằng cách: vừa khuấy vừa nhỏ từng giọt dung
dịch AgNO3 1% vào dung dịch KI với lượng dư KI so với AgNO 3. Keo AgI có nhân là tập hợp một số phân
tử AgI (mAgI), trên bề mặt nhân keo sẽ hấp thụ một số ion có mặt trong dung dịch, và theo thực nghiệm, nó
thường hấp thụ ưu tiên những ion mà những ion này có mặt trong nhân keo.
Nhân keo ưu tiên hấp phụ ion I - , những ion này sẽ phân bố xung quanh nhân tạo ra lớp ion bị hấp phụ
(còn gọi là lớp ion tạo thế hiệu). Lớp ion bị hấp phụ sẽ hút một số ion trái dấu với nó là ion K +, những ion
này phân bố ở gần nhân và được gọi là lớp đối ion. Cả hai lớp này chuyển động cùng với nhân keo và được
gọi là hạt keo, hạt keo này mang điện tích âm. Bên ngoài lớp đối ion còn có một lớp nữa gọi là lớp ion
khuyêch tán. Lớp ion này bị hút vào hạt keo một cách yếu ớt nên chuyển động tương đối tự do. Dưới tác
dụng của điện trường, hạt keo chuyển động về một điện cực, còn lớp khuyêch tán chuyển động về điện cực
kia. Toàn bộ hạt keo và lớp khuyêch tán gọi là mixen keo, mixen keo trung hòa điện
{[(mAgI). nI- . (n – x)K+]x-. xK+}
Nhân keo Lớp hấp phụ Lớp ion đối Lớp khuyếch tán
Hạt keo
Mixen keo
b) Keo dương
Điều chế hạt keo mang điện tích dương có nhân keo là AgI bằng cách: vừa khuấy vừa nhỏ từng giọt
dung dịch KI 1% vào dung dịch AgNO 3 với lượng dư AgNO3 so với KI. Keo AgI có nhân là tập hợp một số
phân tử AgI (mAgI), trên bề mặt nhân keo sẽ hấp thụ một số ion có mặt trong dung dịch, và theo thực
nghiệm, nó thường hấp thụ ưu tiên những ion mà những ion này có mặt trong nhân keo
Nhân keo ưu tiên hấp phụ ion Ag+, những ion này sẽ phân bố xung quanh nhân tạo ra lớp ion bị hấp phụ
(còn gọi là lớp ion tạo thế hiệu). Lớp ion bị hấp phụ sẽ hút một số ion trái dấu với nó là ion NO 3-, những ion
này phân bố ở gần nhân và được gọi là lớp đối ion. Cả hai lớp này chuyển động cùng với nhân keo, và được
gọi là hạt keo, hạt keo này mang điện tích dương. Bên ngoài lớp đối ion còn có một lớp nữa gọi là lớp ion
khuyêch tán. Lớp ion này bị hút vào hạt keo một cách yếu ớt nên chuyển động tương đối tự do. Dưới tác
7
dụng của điện trường, hạt keo chuyển động về một điện cực, còn lớp khuyêch tán chuyển động về điện cực
kia. Toàn bộ hạt keo và lớp khuyêch tán gọi là mixen keo, mixen trung hòa điện
{[(mAgI). nAg+. (n – x)NO3- ]x+. xNO3-}
Nhân keo Lớp hấp phụ Lớp ion đối Lớp khuyếch tán
Hạt keo
Mixen keo
2. 3.5. Cấu tạo hạt keo thân dịch
Xét cấu tạo keo protein. Một tập hợp các phân tử protein có kích thước hạt keo được gọi là keo protein,
xung quanh nó có một lớp vỏ solvat. Hạt keo protein có thể mang điện tích âm hoặc dương.
Protein được cấu tạo từ các axit amin. Có axit amin có số nhóm chức axit bằng số nhóm chức amin, còn
có những axit amin có số nhóm chức axit khác số nhóm chức amin. Vì vậy khi tạo thành phân tử potein, thì
các phân tử này hoặc dư nhóm axit hoặc dư nhóm amin.
Biểu diễn các phân tử protein: NH2 – R – COOH
Phân tử protein có tính lưỡng tính:
+ Trong môi trường dư H+, nó mang điện tích dương: NH2-R-COOH+H+↔NH3+-R-COOH
+ Trong môi trường dư OH- nó mang điện tích âm: NH2-R-COOH +OH- ↔NH2-R-COO-
Đa số các protein động thực vật có tính axit trội hơn tính bazo, nghĩa là phân tử thường mang điện tích
âm. NH2-R-COOH ↔ NH2-R-COO- + H+
Nếu ta thêm axit vào dung dịch keo, điện tích âm sẽ giảm dần, điện tích dương tăng lên, đến một lúc nào
đó điện tích âm bằng điện tích dương. Trạng thái này của hạt keo gọi là trạng thái đẳng điện. pH của môi
trường tại đó các hạt keo đẳng điện gọi là pH đẳng điện, kí hiệu là pHI hay pI.
Ở pI các tiểu phân keo trung hòa về điện, nếu làm cho môi trường axit hơn, tức là pH < pI thì các hạt keo
mang điện tích dương và ngược lại, nếu làm cho môi trường kiềm hơn, pH>pI, các hạt keo mang điện tích
âm
Trong sinh hóa người ta lợi dụng tính chất này của hạt keo protein để làm điện di phân tích huyết thanh.
VD: Trong môi trường có pH = 8, thì Globulin, Anbumin có điện tích âm (pH môi trường > pI). Khi làm
điện di, dưới tác dụng của dòng điện một chiều, các hạt keo này di chuyển về cực dương. Xem mức
Globulin, Anbumin cao hay thấp so với mức bình thường mà người ta có thể đoán được một số bệnh và đưa
ra hướng điều trị thích hợp.
2.3.6. Cân bằng màng Donnan
Hiệu ứng Donnan là hiện tượng xảy ra do tính chất các tiểu phân tích điện như hạt keo, cao phân tử,
phân tử lớn khi điện li không khuyêch tán qua màng thẩm tích do kích thước lớn hơn lỗ xốp của màng, trong
khi đó các ion và phân tử nhỏ vẫn khuêch tán qua màng
Giả sử có một màng thẩm tích, ngăn đôi một cái bình, một bên trong chứa muối Natri của protein
(PrNa) có nồng độ C1, một bên ngoài chứa muối NaCl nồng độ C 2. Như vậy các ion Na+, Cl-, H2O vận
chuyển qua màng được, còn protein không chuyển qua màng được. Giả sử số ion di chuyển qua màng là x
Cân bằng được thiết lập khi [Na+]ngoài . [Cl-]ngoài = [Na+]trong .[Cl-]trong
Mặt khác có [Na+]ngoài =[Cl-]ngoài và [Na+]trong =[Cl-]trong + [R-]trong
x(C1+x) = (C2 – x)(C2 – x)

X= hay

Tỷ số x/C2 là phần chất điện li chuyển qua màng.


+ Khi C1»C2 thì C1 + 2C2 ≈ C1 ta có
Chất điện li vận chuyển qua màng rất ít (nhưng luôn có)
Khi C1«C2, thì C1 + 2C2 ≈ 2C2 ta có
Lượng chất điện li vận chuyển qua màng tối đa là một nửa.

8
- Khi C1 = C2, thì C1 + 2C2 = 3C2 ta có
Có 1/3 lượng chất điện li vận chuyển qua màng.
Từ biểu thức ta thấy:

Vì C1, C2 khác 0 nên ≠0:


+ Luôn có quá trình vận chuyển chất điện li qua màng thẩm tích dù nồng độ chất điện li hai bên màng
chênh lệch nhau như thế nào.
+ Lượng chất điện li vận chuyển qua màng tối đa là một nửa.
+ Sự có mặt của keo protein có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố chất điện li ở hai bên màng thẩm tích,
ảnh hưởng đến sự chuyển dịch của các anion di chuyển qua màng thẩm tích.
Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li có ion chung với muối protein thì thông thường sẽ có một lượng
nhất định chất điện li di chuyển qua màng vào trong tế bào. Do đó áp suất thẩm thấu trong tế bào sẽ lớn hơn
so với dung dịch bao quanh nó. Chính vì vậy mà các tế bào giữ được sự căng phồng ngay cả trong những
dung dịch đẳng trương. Trong quá trình ưu trương không chỉ xảy ra quá trình nước từ trong tế bào đi ra mà
còn có quá trình một lượng chất điện li từ ngoài đi vào tế bào.
Như vậy áp suất thẩm thấu của dung dịch keo (П1) luôn lớn hơn áp suất thẩm thấu của dung dịch thực
(П2) khi hai dung dịch này tiếp xúc với nhau qua màng thẩm tích. Dung dịch keo luôn có khả năng hút nước
của dung dịch thật. Hiệu số П1 - П2 gọi là áp suất do keo, nó có do sự có mặt của ion keo không qua được
màng thẩm tích.
2.4. Tính chất điện của hệ keo
Hiện tượng điện động học của hệ keo là hiện tượng khi có điện trường tác dụng làm di chuyển pha phân
tán hoặc môi trường phân tán hoặc ngược lại sự di chuyển của một trong hai pha làm xuất hiện sức điện
động.Có 4 hiện tượng điện động học
2.4.1. Điện di
Điện di là sự di chuyển của các hạt keo tích điện dưới tác dụng của điện trường về phía điện cực trái dấu.
Thí nghiệm: Cắm 2 ống thủy tinh lên một miếng đất sét, đổ nước vào 2 ống, để lắng sao cho nước không
bị vẩn đục. Sau đó nhúng vào 2 ống 2 điện cực Pt nối với 2 cực của nguồn điện một chiều. Một thời gian sau
thấy nước ở cực dương bị vẩn đục, nước ơ phía cực âm vẫn trong.
Giải thích: Các hạt đất sét tích điện tích âm, dưới tác dụng của điện trường, các hạt đất sét di chuyển về
phía cực dương làm cho nước bị vẩn đục
Ứng dụng: Dùng để phủ một lớp mỏng các hạt keo lên bề mặt vật liệu dẫn điện, dùng để nghiên cứu
trong sinh học, y học.
2.4.2. Điện thẩm
Điện thẩm là hiện tượng dung môi di chuyển qua một lớp keo xốp dưới tác dụng của dòng điện một
chiều.
Thí nghiệm: dùng ống thủy tinh hình chữ U, ngăn 2 nhánh của ống bằng một màng xốp, đổ nước vào 2
ngăn sao cho mức nước ở 2 bên bằng nhau. Nhúng 2 điện cực Pt nối 2 cực của dòng điện một chiều vào 2
ngăn nước, sau một thời gian thấy nước ở bên cực âm dâng lên, bên cực dương hạ xuống.
Giải thích: Giả thiết thành mao quản tạo nên màng xốp tích điện âm, khi đó lớp ion nghịch tạo thành lớp
điện tích kép là các ion dương. Khi đặt một điện trường dọc theo trục của mao quản sẽ xuất hiện lực kéo các
ion dương về phía cực âm và các ion này sẽ lôi các phân tử nước đi theo.
Ứng dụng : Làm khô các vật liệu xốp. Đặt vật liệu cần làm khô giữa 2 điện cực và tạo một thế hiệu nhất
định nước sẽ chảy ra về phía một trong 2 điện cực, thường là cực âm. Dùng phương pháp điện thẩm vào kỹ
thuật lọc dưới áp suất thấp (lọc ép điện thẩm)

9
2.4.3. Thế sa lắng và thế chảy
Gắn 2 điện cực vào phía trên và phía dưới của một ống thẳng đứng có chứa dung dịch keo thô. Các hạt
keo sẽ truyền điện tích cho điện cực ở phía dưới, điện cực ở trên sẽ tích điện trái dấu. Kết quả xuất hiện một
hiệu điện thế giữa 2 điện cực gọi là thế sa lắng.
Nén dung dịch keo đi qua màng xốp nằm ngang mà 2 bên có hai điện cực, nước sẽ cuốn theo các ion
nghịch trong lớp điện kép của thành mao quản và truyền điện tích cho điện cực ở phía sau màng xốp, điện
cực phía trước sẽ tích điện trái dấu, kết quả xuất hiện một hiệu điện thế giữa 2 điện cực gọi là thế chảy.
2.5. Độ bền tập hợp của hệ keo và tương tác giữa các tiểu phân keo
Hệ keo sau khi để yên một thời gian, các phân tử keo luôn chuyển động Brown và chuyển động khuyech
tán. Trong quá trình chuyển động, chúng thường xuyên va chạm vào nhau. Tại một số hệ, sự va chạm của
các tiểu phân keo làm cho chúng liên kết lại với nhau tạo thành những tiểu phân lớn dần, đến khi kích thước
chúng đủ lớn thì chúng sa lắng, hệ bị phân hủy. Độ bền tập hợp của hệ keo là khả năng của hệ giữ được
nguyên kích thước hạt ban đầu, tránh được sự tập hợp các hạt nhỏ thành hạt lớn. Quá trình phá vỡ độ bền tập
hợp của hệ keo được gọi là quá trình keo tụ hay sự keo tụ.
2.5.1. Sự tương tác giữa các tiểu phân keo. Vai trò của lớp khuyech tán.
a) Lực đẩy giữa 2 tiểu phân keo
Khi khoảng cách (d) giữa 2 tiểu phân keo còn lớn hơn tổng bán kính của chúng thì giữa chúng không có
lực đẩy nào xuất hiện, kể cả lực tương tác tĩnh điện vì khi đó lớp khuyech tán của mixel vẫn cò nguyên vẹn
và mixel keo trung hòa về điện.
Lực đẩy giữa chúng chỉ xuất hiện khi có sự xen phủ của 2 lớp khuyech tán của 2 mixel keo. Lực này
xuất hiện là do sự tăng quá mức mật độ ion đối dấu tại khu vực xen phủ, sự cân bằng về mật độ ion và mật
độ điện tích bị phá vỡ. Sự thoát ra của ion đối dấu khỏi lớp khuyech tán lại làm mất đi tính trung hòa điện
của mixel dẫn đến sự đẩy nhau của 2 lớp hấp thụ. Lực đẩy tăng khi khoảng cách rút ngắn vì thể tích xen phủ
tăng lên.
Nếu 2 tiểu phân có cùng bán kính mixel thì thể tích xen phủ được tính :

V= (d0 – d)2(2d0 – d)

d: Khoảng cách giữa 2 mixel


d0 = 2r : khoảng cách mà 2 mixel bắt đầu tiếp xúc và làm xuất hiện lực đẩy
b) Lực hút giữa 2 tiểu phân keo (H)

Lực hút giữa 2 tiểu phân keo là lực hấp dẫn: F = H = G.

Trong đó G: hằng số hấp dẫn (6,68.10-11N.m2/kg2)


m1 và m2: khối lượng của tiểu phân 1 và 2
d: khoảng cách giữa 2 tiểu phân
Tương quan giữa lực hút và lực đẩy quyết định năng lượng tương tác giữa các tiểu phân của hệ
Gọi U là năng lượng tương tác của hệ U = Đ – H
- Nếu U > 0 lực đẩy lớn hơn lực hút, các hạt sẽ đẩy nhau
- Nếu U < 0 lực đẩy nhỏ hơn lực hút, các hạt sẽ hút nhau
Gọi Umax là năng lượng tương tác cực đại của hệ, lực đẩy điện giữa hai hạt lớn nhất
Ở những hệ keo năng lượng tương tác U < Umax thì lực đẩy bé, hệ có độ bền tập hợp lớn, các hạt không
nhập lại thành hạt lớn
+ U > Umax sẽ xảy ra va chạm có hiệu quả, các hạt nhập lại thành hạt lớn.
10
Vì vậy, muốn hệ keo bền vững thì xác suất va chạm nhỏ và năng lượng tương tác va chạm phải nhỏ hơn
Umax
2.5.2. Điều kiện bền vững của hệ keo
Lực tổng hợp của 2 thành phần lực đẩy và lực hút trong tương tác giữa 2 tiểu phân keo có thể nhận giá trị
dương hay âm tùy theo độ lớn của chúng
Một hệ keo sẽ bền vững khi kích thước tiểu phân đủ nhỏ, bề mặt rắn tích điện đủ lớn và lớp khuyech tán
của mixel keo phải đủ dày. Tiêu chuẩn này hiện qua thế bề mặt φ0 và thế điện động học ξ.
Muốn phá hủy một hệ keo, làm mất độ bền tập hợp của nó thì phải tìm cách làm giảm sự tích điện của bề
mặt rắn, giảm lớp khuyech tán của mixel.
Độ bền của hệ keo có thể kiểm tra được bằng cách đo thế điện động học ξ bằng phương pháp điện di:
xác định tốc độ chuyển động của hạt keo trong điện trường có cường độ đã biết rồi tính theo công thức:

ξ=

V: tốc độ di chuyển của hạt keo


E: cường độ dòng điện
ε, η : Hằng số điện môi và độ nhớt của môi trường
2.5.3. Yếu tố làm giảm độ bền tập hợp và yếu tố gây keo tụ
Các yếu tố làm thay đổi tính hấp phụ của pha phân tán rắn, thay đổi mật độ ion đối dấu trong lớp
Hemhon, thay đổi chiều dày lớp khuyech tán (thay đổi thế điện động học ξ)
a) Môi trường (dung môi)
Dung môi ảnh hưởng : sự điện ly của chất tạo hệ keo, ảnh hưởng tới sự tích điện bề mặt của tiểu phân
keo. Keo trong dung môi nước bền hơn trong dung môi kém phân cực, có hằng số điện môi nhỏ như dung
môi hữu cơ. Thêm dung môi kém phân cực vào dung dịch keo là nước dễ làm cho hệ keo bị keo tụ.
Mặt khác, khi độ nhớt tăng, tốc độ chuyển động của các tiểu phân chậm đi, năng lượng va chạm giảm,
các tiểu phân khó sát nhập vào nhau, độ bền của hệ tăng lên. Thêm dung môi có độ nhớt thấp làm giảm độ
bền, thêm dung môi có độ nhớt cao làm tăng độ bền hệ keo.
pH của môi trường cũng ảnh hưởng tới độ bền của keo, đặc biệt là keo oxit và keo hydroxit …
b) Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ tăng làm tăng quá trình phản hấp phụ các ion tạo điện thế bề mặt dẫn tới thế φ0 giảm, làm giảm
độ nhớt của môi trường và làm tăng tốc độ chuyển động của các tiểu phân keo dẫn đến làm giảm độ bền của
hệ keo.
c) Ảnh hưởng của nồng độ
Khi tăng nồng độ hạt keo sẽ làm giảm chiều dày của lớp khuyếch tán, do đó làm giảm ξ. Như vậy khi
pha loãng hệ keo sẽ làm tăng ξ. Tuy nhiên khi pha loãng hệ keo có thể dẫn tới việc khử ion tạo thế, do đó có
thể làm giảm thế φ0 và thế ξ. Vì vậy khi tăng nồng độ khiến cho hệ keo dễ bị keo tụ
d) Ảnh hưởng của chất điện ly
Ngưỡng keo tụ γ của một chất điện ly đối với một hệ keo là nồng độ tối thiểu của chất điện ly (tính bằng
mM) đủ để gây nên một sự keo tụ rõ (hệ keo bị vẩn đục hay đổi màu).
Chỉ có những ion đối dấu với điện tích của điện tích hạt keo mới có khả năng gây keo tụ. Điện tích của
ion gây keo tụ càng lớn thì khả năng gây keo tụ càng mạnh và ngưỡng keo tụ càng nhỏ. Hai chất điện ly có
cùng ion gây keo tụ với một hệ keo thì nồng độ tối thiểu gây keo tụ của ion này bằng nhau (ngưỡng keo tụ
bằng nhau).
Ngưỡng keo tụ của ion tỷ lệ với lũy thừa bậc 6 điện tích ion.
11
γ=

Z: điện tích ion gây keo tụ


A: Hệ số thực nghiệm phụ thuộc vào bản chất của hệ keo
* Các chất điện ly trơ
Chất điện ly trơ là những chất điện ly không có khả năng phản ứng với pha phân tán hay bất kỳ chất nào
trong hệ keo, nó không bị hấp phụ lên bề mặt rắn vì thế sự có mặt của nó không làm thay đổi điện tích và
điện thế bề mặt φ0 mà chỉ ảnh hưởng tới lớp Hemhon và đặc biệt ảnh hưởng mạnh tới lớp khuyech tán của
tiểu phân cùng thế điện động học ξ.
Khi thêm chất điện ly, nồng độ tổng cộng của các ion trong dung dịch tăng, cân bằng giữa lớp Hemhon
và lớp khuyech tán có sự chuyển dịch, chiều dày lớp khuyech tán giảm đi.
Các ion có hóa trị càng cao thì ngưỡng keo tụ càng giảm. ngưỡng ion keo tụ của các ion hóa trị I đối với
các hệ keo vào khoảng vài chục mM đến vài trăm mM; ion hóa trị II khoảng một vài mM; ion hóa trị III
dưới 1mM
Loại keo tụ bằng cách dùng một nồng độ cao của chất điện ly trơ gọi là keo tụ nồng độ
Ví dụ: Thêm NaNO3 hay Ca(NO3)2 vào dung dịch keo AgI
* Chất điện ly không trơ
Chất điện ly không trơ là những chất điện ly có ion có thể xâm nhập, liên kết với bề mặt rắn của nhân
keo, làm thay đổi diện tích bề mặt và thế bề mặt của nhân keo dẫn đến ảnh hưởng tới toàn bộ cấu tạo của tiểu
phân keo: sự tích điện bề mặt, lớp Hemhon và lớp khuyech tán. Do vậy ảnh hưởng của những chất này rất
mạnh.
Ví dụ: Thêm các muối bạc, muối iodua vào dung dịch keo AgI
Việc thêm một lượng nhỏ những chất điện ly không trơ vào hệ keo tích điện cùng dấu với nó sẽ làm tăng
độ bền của hệ keo, nhưng thêm nhiều sẽ làm cho độ bền của hệ keo giảm và gây keo tụ.
Ví dụ: Thêm KI vào keo âm {(mAgI).nI-.(n-x)K+ .xK+}
Việc thêm một lượng nhỏ những chất điện ly không trơ vào hệ keo tích điện trái dấu với nó sẽ làm giảm
mạnh độ bền của hệ keo và gây keo tụ. Nếu thêm một lượng thích hợp có thể làm đổi dấu điện tích của hệ
keo mà không gây keo tụ.
Ví dụ: Thêm AgNO3 vào hệ keo âm {(mAgI).nI-.(n-x)K+ .xK+}
3. ĐIỀU CHẾ HỆ KEO
3 phương pháp điều chế dung dịch keo: phân tán, ngưng tụ, peptit hóa
3.1. Phương pháp phân tán
Dùng năng lượng để chia nhỏ các tiểu phân có kích thước lớn đến kích thước hạt keo. Năng lượng dùng
là:
- Năng lượng cơ học: dùng cối xay hoặc máy nghiền để nghiền nhỏ vật thể. Nếu xay trong không khí
hạt thu được > 60μm. Nếu xay trong môi trường phân tán lỏng có thêm chất làm bền có thể đạt gần tới độ
phân tán keo.
- Năng lượng điện: dùng để điều chế son kim loại. Dùng ngay kim loại cần phân tán làm điện cực hồ
quang. Khi hồ quang được tạo thành trong môi trường phân tán, kim loại biến thành hơi và ngưng tụ lại
thành son.
- Siêu âm: được tạo ra từ dao động điện từ áp biến, biến dao động điện cao tần thành dao động cơ cao
tần. Dưới tác dụng của siêu âm, các phân tử dao động với tần số cao liên kết trong cấu trúc rắn dễ dàng bị

12
phá vỡ kể cả khi cấu trúc đó là cấu trúc mềm dẻo. Máy thường gồm bộ tạo âm, siêu âm được truyền qua bộ
dẫn và phát được nhúng trực tiếp vào chính giữa cốc đựng hỗn hợp pha phân tán và môi trường phân tán.
Dùng phương pháp siêu âm để phá vỡ cấu trúc của các màng sinh học bền vững: màng tế bào nấm, vi khuẩn.
3.2. Phương pháp ngưng tụ
Thay đổi điều kiện để các phần tử trong dung dịch thật kết hợp với nhau lại thành tiểu phân kích thước
hạt keo. Có 3 phương pháp ngưng tụ: phương pháp hóa học, phương pháp thay đổi dung môi, phương pháp
ngưng tụ trực tiếp.
- Phương pháp hóa học: dùng phản ứng hóa học kết tủa để điều chế pha phân tán nhưng khống chế
không để tạo thành tủa (làm xuất hiện mầm tinh thể nhanh, tốc độ phát triển mầm tinh thể xảy ra chậm). Tốc
độ phát triển mầm tinh thể dễ dàng được khống chế bằng biện pháp khuấy trộn mạnh và liên tục dung dịch
để không cho các mầm liên kết lại. Tốc độ tạo mầm tinh thể (số mầm tinh thể được tạo thành trong một đơn
vị thời gian và trong một đơn vị thể tích ) phụ thuộc vào nồng độ chất phản ứng và nhiệt độ. Thường rót một
chất phản ứng với nồng độ đặc trong một thể tích nhỏ vào chất thứ hai có nồng độ loãng trong thể tích lớn
đồng thời với việc khuấy đảo dung dịch. Sử dụng các phản ứng khác nhau:
+ phản ứng trao đổi: điều chế son sunfua, iodua:
2H3AsO3 + 3H2S → As2S3 ke o + 6H2O
AgNO3 + KI → AgIkeo + KNO3
+ phản ứng khử: điều chế son vàng: 2HAuCl4 + H2O2 → 2Aukeo + HCl + O2
+ phản ứng oxi hóa: H2S + O2 → 2Skeo + H2O
+ phản ứng thủy phân: điều chế son của kim loại nặng
VD: 1 ml dung dịch FeCl3 2% với 100ml dung dịch nước đang sôi:
FeCl3 + 3H2O < Fe(OH)3 keo + HCl
Công thức hạt keo: {[mFe(OH)3.nFe3+(3n-x)Cl-]x+ .xCl-}
- Phương pháp thay đổi dung môi: dùng dung môi thích hợp (hòa tan được cả môi trường phân tán và
chất phân tán) chế tạo dung dịch đặc của pha phân tán, sau đó rót dung dịch này vào môi trường phân tán
cùng với khuấy trộn mạnh.

Dung môi cần chọn


Tan Tan

Pha phân tán Không tan Môi trường phân tán


VD: Rót dung dịch chứa lưu huỳnh trong cồn vào môi trường nước (lưu huỳnh tan trong cồn không tan
trong nước nên tạo thành các hạt son trong nước).
- Phương pháp ngưng tụ trực tiếp
Pha phân tán là chất dễ bay hơi hay thăng hoa thì hệ phân tán có thể được điều chế bằng cách làm bay
hơi pha phân tán và môi trường phân tán ở 2 buồng khác nhau rồi dẫn vào cùng một buồng lạnh. Hỗn hợp
hơi sẽ ngưng tụ tạo ra hệ keo. VD: sự hình thành sương mù khi hơi nước gặp không khí lạnh từ mặt đất vào
buổi sáng mùa đông hoặc dùng hồ quang để điều chế son kim loại trong môi trường nước, glyxerin hay
benzen.
3.3. Phương pháp peptit hóa
Peptit hóa là phương pháp điều chế hệ keo từ tủa bằng cách cho tủa hấp phụ (từ dung dịch) một chất có
tác dụng peptit hóa: chất điện giải, chất HĐBM, khi đó các hạt tủa xốp, có kết dính không chặt chẽ rời nhau

13
chuyển vào dung dịch tạo dung dịch keo. Bản chất, điện tích và nồng độ của chất peptit hóa đóng vai trò
quyết định bởi nó quyết định khả năng hấp phụ lên bề mặt tủa và tạo điện tích cho tiểu phân keo hình thành.
VD: rót dung dịch H2C2O4 0,1M lên tủa xanh phổ Fe4[Fe(CN)6]3 trên phễu lọc, ta sẽ thu được dung dịch
keo xanh phổ chui qua giấy lọc xuống phía dưới.
4. TINH CHẾ DUNG DỊCH KEO
Dung dịch keo thường chứa tạp chất phân tử lượng thấp. Tinh chế keo là quá trình loại bớt các tạp chất
ion và phân tử nhỏ ra khỏi hệ: có 4 phương pháp: thẩm tích, điện thẩm tích, phương pháp siêu lọc và lọc gel
4.1. Phương pháp thẩm tích
Nguyên tắc: cho hệ keo tiếp xúc với môi trường qua màng thẩm tích (màng này chỉ cho đi qua các ion và
phân tử nhỏ mà không cho các tiểu phân keo và cao phân tử đi qua), khi đó ion và phân tử nhỏ từ dung dịch
keo sẽ chui qua màng sang phía môi trường và bị loại dần. Nếu tiếp tục thay mới dung môi, có thể đuổi hết
được tạp chất có khối lượng phân tử thấp. Trong trường hợp cần giữ lại một chất có khối lượng phân tử thấp
nào đó thì người ta dùng chính dung dịch đó làm môi trường ngoài. Đó chính là trường hợp lọc máu để loại
bỏ độc tố (ure, muối…). Nếu loại bỏ tất cả thành phần phân tử lượng thấp ra khỏi máu thì tế bào bị phá hủy.
Màng thẩm tích là màng mỏng chế tạo từ các dẫn xuất cellulose và natricellulose, axetatcellulose hay màng
cellulophan là màng axetatcellulose được điều chế dưới dạng ống mỏng đường kính 1 – 5 cm, rồi cuộn lại
thành cuộn giống màng PE thường dùng.
Phương pháp thẩm tích thường dùng là cắt một đoạn màng tùy theo thể tích keo cần tinh chế, ngâm trong
nước ấm 80 – 900C cho trương lên, sau đó cho dung dịch keo vào buộc chặt, ngâm trong bình chứa dung
môi. Khi quá trình khuyêch tán chậm dần, thay dung môi mới.
4.2. Phương pháp điện thẩm tích
Để tăng tốc độ khuyech tán của các ion qua màng, người ta dùng điện trường để đẩy nhanh quá trình
khuyech tán của các ion. Phương pháp này được gọi là phương pháp điện thẩm tích. Dung dịch keo được đặt
vào giữa hai ngăn của điện cực và được ngăn cách với với 2 ngăn này bằng các màng điện thẩm tích, đó là
các màng ionit. Dưới tác dụng của điện trường, các ion đi về các điện cực, cation nhanh chóng chui qua
màng cationit, anion chui qua màng anionit ra ngoài. Phương pháp điện thẩm cho hiệu suất tinh chế cao, đặc
biệt khi sử dụng trong khử khoáng nước. Điện thẩm tích chỉ cho hiệu quả khi son đã được tinh chế sơ bộ
bằng thẩm tích.
4.3. Phương pháp lọc trên gel
Phương pháp thẩm tích, điện thẩm tích thường làm tăng thể tích, làm loãng hệ keo khi tinh chế do dung
dịch thẩm tích, điện thẩm tích bị hút vào dung dịch keo dưới tác dụng của áp suất thẩm thấu. Trong trường
hợp cô đặc dung dịch đồng thời với việc tinh chế keo, ta sử dụng phương pháp lọc trên gel. Gel là thể đông
đặc của hợp chất cao phân tử khi được tiếp xúc với nước. Các gel dùng để tinh chế hệ keo có dạng hạt nhỏ
hình cầu. Hạt gel được ngâm vào nước cho trương lên, nạp hạt gel vào một ống thủy tinh thẳng rồi cho dung
dịch keo đi qua. Một phần các phân tử nhỏ và các ion có thể khuyech tán vào trong gel. Còn các tiểu phân do
kích thước lớn sẽ không vào được mà chỉ ở bên ngoài và bị chảy xuống trước. Sử dụng nhiều loại laoij gel
có kích thước khác nhau để tách riêng các hệ keo có kích thước khác nhau ra khỏi nhau.
4.4. Phương pháp siêu lọc
Sử dụng màng siêu lọc dày hơn màng thẩm tích. Màng siêu lọc được chế tạo từ dẫn xuất của
cellulose dày từ 1 – 2 mm, chịu được áp suất cao chỉ cho phân tử dung môi, ion và phân tử nhỏ đi qua còn hệ
keo bị giữ lại.

14
Sử dụng phương pháp lọc dưới áp suất thấp, giấy lọc chính là màng siêu lọc. Dưới áp lực cao, hệ keo
được nén qua màng siêu lọc để loại bỏ dung môi, ion và hợp chất phân tử nhỏ, tiểu phân keo sẽ được giữ lại
đi qua màng siêu lọc. Dùng phương pháp siêu lọc cô đặc được hệ keo.
5. NHŨ TƯƠNG VÀ HỖN DỊCH
5.1. Định nghĩa và phân loại nhũ tương
Nhũ tương là hệ phân tán của một chất lỏng trong một chất lỏng khác, hai chất lỏng có độ phân cực khác
nhau và không tan trong nhau. Trong nhũ tương: pha nội là pha phân tán, pha ngoại là môi trường phân tán
Chất lỏng phân cực thường là nước hay dung dịch nước, ký hiệu chung là N. Chất lỏng không phân cực
là dầu ký hiệu chung là D
Phân loại nhũ tương theo pha phân tán và môi trường phân tán
Nhũ tương thuận: nhũ tuơng có pha phân tán là dầu, còn môi trường là nước, ký hiệu D/N
Nhũ tương nghịch: nhũ tuơng có pha phân tán là nước, còn môi trường là dầu, ký hiệu N/D
Phân biệt 2 loại nhũ tương naỳ :
+ Nhũ tương thuận pha loãng được với nước, khi pha loãng với nước được nhũ tương loãng hơn, không
bị phân thành 2 lớp. Nhũ tương nghịch không pha loãng được với nước, khi thêm nước vào hệ không được
trộn đều mà tách thành 2 lớp.
+ Nhũ tương thuận dẫn điện tốt, nhũ tương nghịch dẫn điện kém bởi tính dẫn điện của nhũ tương do môi
trường quyết đinh. Pha phân tán không liên kết với nhau không tham gia dẫn điện.
+ thêm chất màu vào nhũ tương lắc đều rồi soi dưới kính hiển vi để quan sát màu của nhũ tương. Nếu
chất màu tan trong nước, khi soi nhũ tương thuận trên kính sẽ thấy những giọt không màu trên nền chất màu,
nhũ tuơng nghịch: những giọt màu trên nền không màu
Phân loại theo nồng độ pha phân tán
Nhũ tương loãng: nhũ tuơng có nồng độ pha phân tán C < 0,1%. Với nồng độ nhỏ, pha phân tán có độ
nhớt không cao, nhũ tương dễ hình thành. Nhũ tương khá bền. Soi kính hiển vi thấy các hạt nhũ tương hình
cầu.
Nhũ tương đặc: nồng độ pha phân tán từ 0,1% đến 70%. Nhũ tương hình cầu, kích thước và mật độ thay
đổi tùy thuộc vào nồng độ và phương pháp điều chế. Nhũ tương không bền, khi để yên dễ phân thành 2 lớp
dầu và nước riêng rẽ. Để điều chế cần thêm chất nhũ hóa. Nhũ tương đặc thường có độ nhớt lớn.
Nhũ tương đậm đặc: nồng độ pha phân tán trên 70%. Nồng độ pha phân tán lớn hơn môi trường phân tán
nên môi trường phân tán chỉ là những lớp mỏng bao quanh các giọt nhũ tương, các giọt không có dạng hình
cầu. Độ nhớt của nhũ tương đậm đặc rất lớn. Những nhũ tương quá đậm đặc với hàm lượng pha phân tán 85
– 95% có thể ở trạng thái gần rắn như thuốc mỡ, bơ thực vật…
5.2. Độ bền của nhũ tương
+ Độ bền động học: nếu một nhũ tương có hiệu số tỷ trọng của pha phân tán và môi trường phân tán nhỏ
thì tốc độ sa lắng nhỏ, nhũ tương có độ bền động học lớn.
+ Độ bền tập hợp: do sự hấp phụ lên bề mặt của chất lỏng rất yếu, khả năng hấp phụ các ion lên bề mặt
tiểu phân chất phân tán không đáng kể, do vậy điện tích bề mặt của giọt nhũ tương, lớp điện kép, lớp
khuyech tán và lực đẩy giữa chúng không đáng kể → chúng rất dễ sát nhập với nhau tạo thành những giọt
lớn với bề mặt cầu duy nhất không có khả năng tách trở lại thành những hạt có kích thước bé. Nhũ tương rất
không bền, các giọt nhũ tương nhanh chóng sát nhập, hệ bị phân lớp, phá hủy.
5.3. Điều chế nhũ tương

15
Do nhũ tương kém bền, khi điều chế nhũ tương người ta thường cho thêm vào các chất nhũ hóa hay chất
ổn hóa. Chất nhũ hóa là những chất giúp cho sự hình thành nhũ tương được dễ dàng, giúp ổn định, đảm bảo
độ bền của nhũ tương.
Chất nhũ hóa hay chất ổn hóa là những chất HĐBM, các chất này có tác dụng:
+ giảm sức căng bề mặt giúp cho sự chia nhỏ pha phân tán dễ dàng hơn.
+ tạo lớp bảo vệ quanh các giọt nhũ tương giảm bớt sự tiếp xúc, sự sát nhập giữa chúng.
+ chất HĐBM hấp phụ lên bề mặt giọt chất lỏng tạo diện tích bề mặt cho các giọt nhũ tương, đặc biệt là
chất HĐBM ion hóa.
Ngoài ra chất HĐBM còn quyết định kiểu nhũ tương: các chất HĐBM có kích thước phần phân cực lớn
hơn phần thân dầu giúp tạo nhũ tương thuận D/N, chất HĐBM có kích thước phần phân cực nhỏ hơn phần
thân dầu giúp tạo nhũ tương nghịch N/D.
Các chất cao phân tử khi sử dụng trong điều chế nhũ tương sẽ tạo cho môi trường phân tán có độ nhớt
cao, điều này làm giảm tốc độ di chuyển của các giọt nhũ tương, giảm lực tương tác giữa chúng, giúp cho
nhũ tương bền hơn.
Chất nhũ hóa rắn gồm các oxit như MgO, Kaolin …. Nếu bột rắn thấm nước tốt, nó sẽ nằm trong nước
và bảo vệ được nhũ tương D/N, còn nếu bột rắn thấm dầu tốt, nó sẽ nằm trong dầu và bảo vệ nhũ tương N/D.
5.4. Vai trò của nhũ tương trong đời sống
Có ý nghĩa quan trọng trong đời sống. Mỡ là một thành phần chủ yếu của thức ăn nhưng lại không tan
trong nước. Để cơ thể có thể hấp thu được, mỡ phải chuyển sang dạng nhũ tương: sữa và kem là nhũ tương
D/N, bơ là nhũ tương N/D. Các dạng mỡ khác nhau được chuyển dần thành nhũ tương trong quá trình ăn.
Mật cung cấp axit Cholic cho dạ dày và ruột. Tại phần trên của ruột với pH = 8 – 8,5, hình thành muối
của axit cholic là chất nhũ hóa rất tốt. Sự nhu động của ruột có tác dụng làm phân tán mỡ. Nhũ tương hình
thành thấm qua thành ruột đi vào máu. Nhiều loại thuốc được bào chế ở dạng nhũ tương. Thuốc uống thường
ở dạng nhũ tương D/N, thuốc bôi ngoài da ở dạng N/D vì nước không thấm qua da.
Bơ, magarin, bitum và sơn là các nhũ tương đậm đặc cao. Mủ cao su, dầu thô là các nhũ tương N/D.
Nhiều phản ứng polime hóa thực hiện trong nhũ tương.
6. HỆ TRONG MÔI TRƯỜNG KHÍ. SON KHÍ
Son khí (khí dung) là các hệ phân tán lỏng (L) hoặc rắn (R) trong môi trường khí, thường là không khí
(K). Hệ L/K là sương mù, hệ R/K là khói hoặc bụi.
Sương mù hình thành do sự ngưng tụ hơi quá bão hòa. Ví dụ hơi nước gặp mặt đất lạnh biến thành
sương mù, hơi nước bốc lên cao gặp lạnh biến thành mây.
Khói gồm những hạt rắn hình thành do sự ngưng tụ hơi quá bão hòa. Bụi hình thành do phân tán các vật
rắn.
Không những chỉ lực cơ học mà sự chênh lệch về điện thế và nhiệt độ có thẻ gây ra sự chuyển động của
son khí. Sự chuyển động của son khí dưới tác dụng của gradien điện thế goi là sự điện di, còn dưới tác dụng
của gradien nhiệt độ gọi là nhiệt di. Nhiệt di gây ra do sự khác nhau về xung lượng mà các phân tử va đập
lên hạt son từ phía nhiệt độ cao về nhiệt độ thấp. Điều này giải thích muội than đọng trên thành ống khói, bụi
bám lên trần nhà, lên tường ở những chỗ gần lò sưởi. Sự kết tủa của các son khí lên các bề mặt do kết quả
nhiệt di gọi là sự kết tủa nhiệt.
Các son khí tự nhiên như mây, sương mù có ý nghĩa lớn đối với khí tượng và nông nghiệp. bụi do gió
mang đi lắng xuống đất trồng. Phấn hoa, hạt giống nhẹ di chuyển từ vùng này sang vùng khác dưới dạng son

16
khí. Sơn nhiên liệu lỏng, thuốc trừ sâu thường được chuyển dưới dạng son khí bằng cách phun. Son khí dùng
làm màn ngụy trang trong quân sự (P2O5)
Việc bào chế những hệ phun mù trong điều trị mũi, họng để tăng hiệu quả trị liệu đang ngày được ứng
dụng rộng rãi.
Người ta dùng khí dung hay các bình xit để đưa các thuốc kháng sinh ở dạng rắn hoặc lỏng thành các hạt
nhỏ, phun thành dòng vào nơi bị viêm nhiễm để tăng cường khả năng cần điều trị: khí dung hydrococtizol,
dexamethason phun vào họng bệnh nhân; thuốc phun mù Salonpas xịt vào vết thương khi đau cơ, khớp.
Trong trường hợp son khí gây hại người ta tìm cách phá hủy nó.

17

You might also like