You are on page 1of 69

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


KHOA HÓA HỌC


VŨ BẢO TRUNG

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VẬT LIỆU NANO


ZnO PHA TẠP Eu VÀ ỨNG DỤNG TRONG PHÂN
TÍCH MỘT SỐ KHÁNG SINH NHÓM QUINOLON
Khóa luận tốt nghiệp hệ đại học chính quy
Ngành Hóa Dược
(Chương trình đào tạo: Chất lượng cao)

Hà Nội - 2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA HÓA HỌC


VŨ BẢO TRUNG

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VẬT LIỆU NANO


ZnO PHA TẠP Eu VÀ ỨNG DỤNG TRONG PHÂN
TÍCH MỘT SỐ KHÁNG SINH NHÓM QUINOLON

Khóa luận tốt nghiệp hệ đại học chính quy


Ngành Hóa Dược
(Chương trình đào tạo: Chất lượng cao)
Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Tạ Thị Thảo
TS. Đỗ Huy Hoàng

Hà Nội – 2022
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô PGS.
TS. Tạ Thị Thảo là người đã giao đề tài và tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp em thực hiện khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy TS. Đỗ Huy Hoàng đã nhiệt
tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, các anh chị, các bạn sinh
viên và các thầy cô trong bộ môn Hóa phân tích đã luôn động viên tinh thần và
giúp đỡ em trong thời gian học tập và nghiên cứu vừa qua.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................. 3
1.1. Vật liệu nano .............................................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm, phân loại vật liệu nano ..................................................... 3
1.1.2. Tính chất và ứng dụng của vật liệu nano ............................................ 3
1.1.3. Một số phương pháp tổng hợp vật liệu nano ...................................... 5
1.1.4. Ứng dụng ............................................................................................. 8
1.2. Tổng quan về vật liệu nano ZnO và nano ZnO pha tạp đất hiếm .............. 8
1.2.1. Tính chất của nano ZnO ...................................................................... 9
1.2.2. Một số phương pháp tổng hợp nano kẽm oxit .................................. 10
1.2.4. Vật liệu nano ZnO pha tạp Eu3+ ........................................................ 13
1.2.5. Một số ứng dụng của ZnO trong phân tích ....................................... 14
1.3. Tổng quan về nhóm kháng sinh Quinolon và phương pháp phân tích .... 15
1.3.1. Tổng quang chung về nhóm kháng sinh quinolon ............................ 15
1.3.2. Các phương pháp xác định kháng sinh nhóm quinolon .................... 19
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM ...................................................................... 23
2.1 Hóa chất và dụng cụ, thiết bị..................................................................... 23
2.2. Cách pha dung dịch .................................................................................. 24
2.2.1. Pha dung dịch chuẩn Norfloxacin, Ciprofloxacin, Ofloxacin .......... 24
2.2.2. Pha dung dịch đệm ............................................................................ 24
2.3. Phương pháp tổng hợp vật liệu nano ZnO pha tạp Eu3+ 1% .................... 25
2.4. Phương pháp nghiên cứu đặc tính vật liệu ............................................... 25
2.5. Phương pháp phổ huỳnh quang phân tích các kháng sinh sử dụng nano
ZnO và ZnO- Eu.............................................................................................. 29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 31
3.1. Các đặc trưng cấu trúc của vật liệu ZnO và ZnO pha tạp Eu .................. 31
3.1.1. Hình thái học vật liệu ........................................................................ 31
3.1.2. Tính chất quang của vật liệu nano .................................................... 33
3.2. Ứng dụng nano ZnO-Eu trong phân tích các kháng sinh nhóm quinolon 36
3.2.1. Tính chất quang của kháng sinh ........................................................ 36
3.2.2. Ảnh hưởng của ZnO và Eu đến tính chất huỳnh quang của 3 chất
norfloxacin, ofloaxcin, ciprofloxacin. ......................................................... 40
3.2.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ nồng độ ZnO-Eu/ kháng sinh đến phổ huỳnh
quang của các kháng sinh ............................................................................ 44
3.2.4. Ảnh hưởng của thời gian đến cường độ huỳnh quang các kháng sinh
norfloxacin, ofloxacin, ciprofloxacin khi có mặt của ZnO-Eu ................... 46
3.2.5. Đường chuẩn xác định các quinolon khi có mặt ZnO- Eu ............... 47
3.2.6. Thử nghiệm phân tích mẫu thực tế .................................................. 50
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 55
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Cấu trúc cốt lõi của kháng sinh quinolon. ...................................... 15
Hình 1.2: Công thức hóa học của Norfloxacin ............................................... 17
Hình 1.3: Công thức hóa học của Ofloxacin ................................................... 18
Hình 1.4: Công thức hóa học của Ciprofloxacin ............................................ 19
Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý phương pháp nhiễu xạ tia X................................. 26
Hình 2.2: Máy SIEMENS D5005 của Hãng Bruker (CHL Đức), tại Khoa Vật
lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên .......................................................... 26
Hình 2.3: Thiết bị đo phổ tán xạ Raman Horiba Labram HR800 ................... 28
Hình 3.1: Ảnh FE-SEM mẫu bột nano ZnO(a) và ZnO-Eu (b) ...................... 31
Hình 3.2: Ảnh TEM của mẫu bột nano ZnO (a, b, c)và ZnO-Eu (d, e, f) ...... 32
Hình 3.6: Phổ huỳnh quang của dung dịch ZnO-Eu(a) và ZnO(b)................. 36
Hình 3.7: Phổ hấp thụ UV của norfloxacin, ofloxacin và ciprofloxacin ........ 37
Hình 3.8: Phổ huỳnh quang của norfloxacin, ciprofloxacin, ofloxacin .......... 38
Hình 3.9: Ảnh hưởng của pH đến khả năng phát huỳnh quang của norfloxacin,
ofloxacin và ciprofloxacin............................................................................... 39
Hình 3.10: Ảnh hưởng của Eu3+, ZnO, ZnO-Eu đến phổ huỳnh quang của
norfloxacin ...................................................................................................... 40
Hình 3.11: Ảnh hưởng của Eu3+, ZnO, ZnO-Eu đến phổ huỳnh quang của
ofloxacin .......................................................................................................... 41
Hình 3.12: Ảnh hưởng của Eu3+, ZnO, ZnO-Eu đến phổ huỳnh quang của
ciprofloxacin.................................................................................................... 42
Hình 3.13: Ảnh hưởng của ZnO-Eu đến phổ huỳnh quang của norfloxacin,
ofloxacin, ciprofloxacin .................................................................................. 43
Hình 3.14: Ảnh hưởng của tỷ lệ mol ZnO/norfloxacin đến phổ huỳnh quang
của nofloxacin ................................................................................................. 44
Hình 3.15: Ảnh hưởng của tỷ lệ mol ZnO/ofloxacin đến phổ huỳnh quang của
ofloxacin .......................................................................................................... 45
Hình 3.16: Ảnh hưởng của tỷ lệ mol ZnO/ciprofloxacin đến phổ huỳnh quang
của ciprofloxacin ............................................................................................. 45
Hình 3.17: Ảnh hưởng của thời gian đến phổ huỳnh quang của norfloxacin,
ofloxacin và ciprofloxacin khi có mặt ZnO-Eu .............................................. 47
Hình 3.18: Đường chuẩn của norfloxacin khi có và không có ZnO-Eu ......... 48
Hình 3.19: Đường chuẩn của ofloxacin khi có và không có ZnO-Eu ............ 48
Hình 3.20: Đường chuẩn của ciprofloxacin khi có và không có ZnO-Eu ...... 49
Hình 3.21: Đường thêm chuẩn và đường chuẩn của của norfloxacin ............ 52
Hình 3.22: Đường thêm chuẩn và đường chuẩn của ciprofloxacin ................ 52
Hình 3.23: Đường thêm chuẩn và đường chuẩn của ofloxacin ...................... 53
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Độ dài tới hạn của một số tính chất của vật liệu .............................. 4
Bảng 1.2: Bảng các thông số vật lí của ZnO..................................................... 9
Bảng 1.3: Các thế hệ kháng sinh nhóm quinolon và phổ tác dụng ................. 16
Bảng 1.4: Ứng dụng phương pháp HPLC để xác định norfloxacin, ofloxacin,
ciprofloxacin.................................................................................................... 20
Bảng 3.1: Phương trình đường chuẩn (y = ax+b) của từng kháng sinh riêng rẽ
khi có mặt của ZnO-Eu và không có mặt ZnO-Eu ......................................... 49
Bảng 3.2: LOD và LOQ tính được theo đường chuẩn .................................... 50
Bảng 3.3: Hàm lượng kháng sinh tính theo đường chuẩn .............................. 53
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu Tiếng Anh Diễn giải

AAS Atomic Absorption Spectrometry Phổ hấp thụ nguyên tử

UV-Vis Ultraviolet – Visible Phổ hấp thụ phân tử

High-performance liquid Sắc ký lỏng hiệu năng


HPLC
chromatography cao

CE Capillary Electrophoresis Điện di mao quản

XRD X-ray powder diffraction Nhiễu xạ tia X

Fourier transform infrared Phổ hồng ngoại


FT-IR
spectroscopy

Field Emission Scanning Electron


Kính hiển vi điện tử quét
FE-SEM Microscope
xạ trường

Transmission electron Kính hiển vi điện tử


TEM
microscopy truyền qua

LOD Limit Of Detection Giới hạn phát hiện

LOQ Limit Of Quantitation Giới hạn định lượng

CPX Ciprofloxacin

XRD X-ray diffraction Nhiễu xạ tia X


MỞ ĐẦU
Từ khi được phát hiện vào những năm đầu của thế kỉ XX cho đến nay,
thuốc kháng sinh được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ để chữa trị và phòng
bệnh cho con người và vật nuôi. Tuy nhiên, chỉ có một phần kháng sinh được
hấp thu và chuyển hóa trong cơ thể người, vật nuôi, còn phần lớn (khoảng 25 -
75%) được thải vào môi trường gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Kháng sinh
được coi là “các chất ô nhiễm mới’’ thường có mặt trong nước thải công nghiệp
của các bệnh viện, các trang trại chăn nuôi… Sự hiện diện dư lượng kháng sinh
trong môi trường đã tạo ra mối đe dọa mới đối với sức khỏe và sinh thái của
con người, vật nuôi, đặc biệt là những kháng sinh không có nguồn gốc tự nhiên
khó phân hủy sinh học như nhóm quinolon. Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra
rằng liên kết của của quinolon với đất và trầm tích làm chậm quá trình phân
hủy của chúng. Vì vậy, việc xác định hàm lượng tồn dư kháng sinh nhóm
quinolon là cần thiết để đánh giá mức độ ô nhiễm.
Để phân tích các kháng sinh nhóm quinolon, người ta thường sử dụng
tính chất phát huỳnh quang của nó. Tuy nhiên với các các đặc điểm cấu trúc
tương tự nhau như các chất nhóm quinolon, khó có thể định lượng đồng thời
chúng trong cùng hỗn hợp, đặc biệt mẫu môi trường do các phương pháp quang
không đủ độ nhạy và độ chọn lọc. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng các vật liệu nano
gần đây được xem là xu hướng mới trong làm giàu và phân tích trực tiếp các
chất trong môi trường nước.
Trong các xu hướng nghiên cứu vật liệu cấu trúc nano, các phương pháp
chế tạo và nghiên cứu tính chất vật liệu ZnO, đặc biệt khi có pha tạp đất hiếm
đang được quan tâm do khả năng ứng dụng của nó trong nhiều lĩnh vực khác
nhau. Tạp đất hiếm Eu3+ trong mạng nền ZnO cho phép mở nhiều ứng dụng
quan trọng trong thực tế bởi hiệu suất phát quang cao, thời gian sống dài và bền
trong các điều kiện ứng dụng khác nhau.
Vì vậy, mục tiêu của khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu tổng hợp vật
liệu nano ZnO pha tạp Eu và ứng dụng trong phân tích một số kháng sinh
quinolon” nhằm tổng hợp, đánh giá đặc tính của vật liệu, phân tán vật liệu vào

1
nước và bước đầu đánh giá khả năng tăng độ nhạy phép phân tích ofloxacin,
norfloxacin và ciprofloxacin trong mẫu thuốc bằng phương pháp huỳnh quang.

2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Vật liệu nano
1.1.1. Khái niệm, phân loại vật liệu nano
Vật liệu nano là loại vật liệu có cấu trúc các hạt, sợi, các ống, các tấm
mỏng… có kích thước nanomet, là đối tượng nghiên cứu của khoa học và công
nghệ nano.
Xét theo trạng thái của vật liệu, người ta phân chia thành ba trạng thái rắn,
lỏng, khí. Vật liệu nano được tập trung nghiên cứu hiện nay chủ yếu là vật liệu
rắn, sau đó mới đến chất lỏng và khí.
Về hình dáng của vật liệu, người ta phân ra thành các loại sau:
- Chấm lượng tử (quamtum dots) là hạt có hiệu ứng lượng tử, có ít nhất
một chiều có kích thước nano.
- Vật liệu nano một chiều 1-D là vật liệu trong đó một chiều có kích thước
nano (dây nano, ống nano, thanh nano…).
- Vật liệu nano hai chiều 2-D là vật liệu trong đó hai chiều có kích thước
nano (màng mỏng, lớp phủ nano…).
- Vật liệu nano ba chiều 3-D là vật liệu trong đó ba chiều có kích thước
nano (cluster nano, keo nano,…).
Ngoài ra còn có vật liệu có cấu trúc nano hay nanocomposite trong đó chỉ
có một phần của vật liệu có kích thước nano, hoặc cấu trúc của nó có nano một
chiều, hai chiều, ba chiều đan xen lẫn nhau. Ví dụ nanocoposit bạc/silica,
bạc/uretan…[1]
1.1.2. Tính chất và ứng dụng của vật liệu nano
Ngày nay, người ta chứng minh được một loạt các tính chất của vật liệu
nano phụ thuộc vào kích thước của các hạt như tính chất từ, tính chất quang,
điểm sôi, nhiệt dung riêng và hoạt tính phản ứng bề mặt [1].
Các tính chất vật lí, hóa học của các vật liệu đều có một giới hạn về kích
thước. Nếu vật liệu nhỏ hơn kích thước này, tính chất của nó hoàn toàn thay
đổi, đó là kích thước tới hạn.
3
Bảng 1.1: Độ dài tới hạn của một số tính chất của vật liệu

Tính chất Thông số Độ dài tới hạn (nm)

Điện Bước sóng điện từ 10- 100


Quãng đường tự do trung bình 1-100
Hiệu ứng đường ngầm 1-10

Từ Quãng đường tán xạ spin 1-100

Quang Hố lượng tử 1-100


Độ dài suy giảm 10-100
Độ sâu bề mặt kim loại 10-100

Siêu dẫn Độ dài liên kết cặp Cooper 0,1-100


Độ thẩm thấu Melsner 1-100

Cơ Tương tác bất định xứ 1-1000


Biên hạt 1-10
Bán kính khởi động đứt vỡ 1-100
Độ nhăn bề mặt 1-10

Xúc tác Hình học topo bề mặt 1-10

Siêu phân tử Độ dài Kuhn 1-100


Cấu trúc nhị cấp 1-10
Cấu trúc tam cấp 10-1000

Miễn dịch Nhận biết phân tử 1-10

Vật liệu nano có tính chất đặc biệt là do kích thước của nó có thể so sánh
được với kích thước tới hạn của các tính chất vật liệu. Ví dụ điện trở của một
kim loại tuân theo định luật Ohm ở kích cỡ vĩ mô ta thấy hằng ngày. Nhưng
nếu giảm kích thước của vật liệu xuống nhỏ hơn quãng đường tự do trung bình
4
của điện tử trong kim loại, mà thường có giá trị từ vài đến vài trăm nm thì định
luật Ohm không còn đúng nữa. Lúc đó điện trở của vật có kích thước nano sẽ
tuân theo quy tắc lượng tử.
Khi vật liệu có kích thước nano thì số nguyên tử nằm trên bề mặt sẽ
chiếm tỉ lệ đáng kể so với tổng số nguyên tử. Chính vì vậy các hiệu ứng có liên
quan tới bề mặt gọi tắt là hiệu ứng bề mặt sẽ trở nên quan trọng làm cho tính
chất của vật liệu có kích thước nano khác biệt so với vật liệu khối.
1.1.3. Một số phương pháp tổng hợp vật liệu nano
Trong công nghệ nano có hai phương thức chính là từ trên xuống (top –
down) nghĩa là chia nhỏ một hệ thống lớn để cuối cùng tạo ra được đơn vị có
kích thước nano và phương thức từ dưới lên (bottom – up) nghĩa là lắp ghép
những hạt cỡ phân tử hay nguyên tử lại để thu được kích thước nano. Từ hai
phương thức này ta có thể tiến hành bằng nhiều giải pháp công nghệ và kỹ thuật
để chế tạo vật liệu cấu trúc nano. Hiện nay, có bốn nhóm phương pháp chính
để tổng hợp vật liệu nano. Mỗi phương pháp đều có các ưu nhược điểm riêng
và có phương pháp chỉ có thể áp dụng đối với một số vật liệu nhất định.
1.1.3.1. Phương pháp hóa ướt
Bao gồm các phương pháp chế tạo vật liệu dùng trong hóa keo, phương
pháp thủy nhiệt, sol-gel, đồng kết tủa.
Theo phương pháp này các dung dịch chứa các ion khác nhau được trộn
với nhau theo một thành phần thích hợp. Dưới tác động của nhiệt độ, áp suất,
các vật liệu nano được kết tủa từ dung dịch. Sau các quá trình lọc, sấy khô ta
thu được các vật liệu nano.
Phương pháp này có thể chế tạo được các loại vật liệu mới có cấu trúc
đồng đều, đa dạng có thể là vật liệu hữu cơ, vô cơ, kim loại, phương pháp này
làm việc ở nhiệt độ thấp hiệu quả, kinh tế, đơn giản để sản xuất khối lượng lớn
vật liệu.
F. W. M. Ling, H. A. Abdulbari, and S. Y. Chin, đã chế tạo các hạt nano
silica bằng phương pháp sol-gel. Trong nghiên cứu của họ, các hạt nano silica
sẽ được tổng hợp bằng phương pháp sol-gel truyền thống và kỹ thuật sol-gel đã

5
sửa đổi bằng cách tạo ra một lò phản ứng vi lỏng polydimethylsiloxan. Lò phản
ứng vi lỏng được thiết kế với một điểm nối tạo vi giọt, nơi các chất phản ứng
được trộn lẫn để tạo ra các giọt trong đó mỗi giọt như một lò phản ứng độc lập.
Quá trình tổng hợp bao gồm tetraetyl orthosilicat làm tiền chất, axit axetic làm
chất xúc tác và nước làm chất thủy phân. Kính hiển vi điện tử truyền qua được
sử dụng để đo và đánh giá kích thước và sự phân bố của các hạt nano của hai
phương pháp sol-gel được thực hiện. Các hạt nano silica được tổng hợp từ
phương pháp sol-gel thông thường cho thấy phân tán đơn sắc kém và không có
dạng hình cầu hoàn hảo, có kích thước trung bình là 95 ± 4 nm. Ngược lại, các
hạt nano silica đơn phân tán cao được sản xuất bằng cách sử dụng một lò phản
ứng siêu nhỏ với kích thước trung bình là 6 ± 1,3 nm và các hạt ở dạng hình
cầu hoàn hảo. Các hạt nano được tạo ra từ hệ thống vi dòng cho thấy kích thước
giảm 93,68% [27].
1.1.3.2. Phương pháp cơ học
Gồm các phương pháp tán, nghiền, hợp kim cơ học. Theo phương pháp
này, vật liệu ở dạng bột được nghiền đến kích thước nhỏ hơn.
Phương pháp này thường được dùng để tạo vật liệu không phải hữu cơ,
ví dụ kim loại.
Phương pháp này đơn giản, dụng cụ chế tạo không đắt tiền và có thể chế
tạo với lượng lớn vật liệu. Tuy nhiên các hạt có thể bị kết tụ lại với nhau, phân
bố kích thước hạt không đồng nhất, dễ bị nhiễm bẩn từ dụng cụ chế tạo và khó
có thể đạt kích thước nhỏ
Tan, G. L, & Yu, X. F đã tổng hợp tinh thể nano CdSe bằng phương pháp
nghiền bi sử dụng máy trộn SPEX 8000 M trong hơn 20 giờ. Sau đó phủ kín bề
mặt tinh thể nano CdSe tạo thành bằng phối tử hỗn hợp hữu cơ - vô cơ của
trictylphosphine/bactylphosphine oxit/axit nitric đã thu được dung dịch phân
tán nhiều màu sắc, kích thước các hạt nano nằm trong phạm vi từ 2 đến 8 nm
[41].
1.1.3.3. Phương pháp bốc bay
Gồm các phương pháp quang khắc (lithography), bốc bay chân không
(vacuum deposition) vật lí, hóa học.
6
Các phương pháp này áp dụng hiệu quả để chế tạo màng mỏng hoặc lớp
bao phủ bề mặt. Tuy vậy người ta cũng có thể sử dụng để chế tạo hạt nano. Hạn
chế của phương pháp này là không quá hiệu quả để có thể sản xuất ở quy mô
thương mại.
Nhóm các tác giả Yousheng Zhang, Lisheng Wang, Xiaohua Liu, Yunjie
Yan, Changqiang Chen và Jing Zhu đã thực hiện tổng hợp các thanh và mảng
oxit nano/micro kẽm bằng phương pháp bốc hơi nhiệt. Một ống thạch anh được
đặt trong lò ống nằm ngang không có hệ thống chân không. Bột kẽm được đặt
ở trung tâm của ống thạch anh, sau đó được gia nhiệt. Nhiệt độ ở tâm ống tăng
với tốc độ không đổi 25℃/phút đến khi đạt đến 650-850℃ trong thời gian từ
60 ~120 phút thu được sản phẩm. Hầu hết các sản phẩm ZnO được tổng hợp
là đơn tinh thể lục giác. Các thanh nano có đường kính 25nm ~ 2,1µm và chiều
dài từ vài trăm nano đến 40µm [44].
1.1.3.4. Phương pháp hình thành từ pha khí
Nguyên tắc của phương pháp này là hình thành vật liệu nano từ pha khí,
gồm các phương pháp nhiệt phân, nổ điện, đốt laser, bốc bay nhiệt độ cao,
plasma
- Nhiệt phân là phương pháp có từ rất lâu, được dùng để tạo các vật liệu
đơn giản như cacbon, silicon
- Phương pháp đốt laser có thể tạo được nhiều loại vật liệu nhưng lại chỉ
giới hạn trong phòng thí nghiệm vì hiệu suất thấp
- Phương pháp plasma một chiều và xoay chiều có thể dùng để tạo nhiều
loại vật liệu khác nhau nhưng lại không thích hợp chế tạo vật liệu hữu cơ vì
nhiệt độ của nó quá cao có thể lên tới 900℃
Phương pháp hình thành từ pha khí dùng chủ yếu để tạo lồng cacbon
(fullerene) hoặc ống cacbon, rất nhiều công ty sử dụng phương pháp này để chế
tạo vật liệu nano ở quy mô thương mại.
Nhóm các tác giả G. Cota-Sanchez, G. Soucy, A. Huczko, J. Beauvais
và D. Drounin đã nghiên cứu tổng hợp fullerene và ống cacbon bằng thiết bị
cảm ứng plasma Tenka PL-50 ở mức công suất 40 Kw. Hỗn hợp bột cacbon-

7
Fe được sử dụng làm nguyên liệu ban đầu. Qua khảo sát kết quả cho thấy rằng
sự tạo thành fullerene và ống nano cacbon được tăng cường rõ ràng khi sử dụng
hỗn hợp nguyên liệu chứa 4 mol% Fe và tốc độ nạp liệu khoảng 1g/phút. Trong
điều kiện này thu được ống nano cacbon có hàm lượng C60 cao, bằng 7,4% tổng
sản phẩm thu được [11].
1.1.4. Ứng dụng
Công nghệ nano cho phép thao tác và sử dụng vật liệu ở cỡ phân tử, làm
tăng và tạo ra tính chất đặc biệt của vật liệu, giảm kích thước của các thiết bị
đến kích thước cực nhỏ. Công nghệ nano giúp thay thế những hóa chất, vật liệu
và quy trình sản xuất truyền thống gây ô nhiễm bằng một quy trình mới gọn
nhẹ, tiết kiệm năng lượng, giảm tác động đến môi trường. Công nghệ nano
được xem là cuộc cách mạng công nghiệp, thúc đẩy sự phát triển trong mọi lĩnh
vực như sinh học, năng lượng, môi trường, công nghệ thông tin, quân sự,… và
tác động đến toàn xã hội.
Trong sinh học các hạt nano được xem như là các robot nano thâm nhập
vào cơ thể giúp con người có thể can thiệp ở quy mô phân tử hat tế bào. Hiện
nay con người đã chế tạo ra các hạt nano có đặc tính sinh học có thể hỗ trợ
chuẩn đoán bệnh, dẫn truyền thuốc, tiêu diệt các tế bào ung thư,…
Năng lượng: nâng cao chất lượng của pin năng lượng mặt trời, tăng tính
hiệu quả và dự trữ của pin và siêu tụ điện, tạo ra chất siêu dẫn làm dây dẫn điện
để vận chuyển điện đường dài…
Điện tử-cơ khí: chế tạo các linh kiện điện tử nano có tốc độ xử lí cực
nhanh, chế tạo các hệ máy tính nano, sử dụng vật liệu nano để làm các thiết bị
ghi thông tin cực nhỏ, màn hình máy tính, điện thoại, tạo ra các vật liệu nano
siêu nhẹ-siêu bền…
1.2. Tổng quan về vật liệu nano ZnO và nano ZnO pha tạp đất hiếm
Tinh thể ZnO tồn tại dưới 3 dạng cấu trúc: Tinh thể lục giác wurtzite,
cấu trúc tinh thể lập phương giả kẽm và dạng lập phương muối ăn (rất hiếm khi
nhìn thấy). Tinh thể lục giác wurtzite là ổn định nhất và phổ biến nhất, cấu trúc
dạng lập phương giả kẽm được làm ổn định bằng cách làm ZnO lớn lên trên
chất nền có cấu trúc lưới lập phương. Trong cả hai trường hợp, cả kẽm và tâm
8
ôxít đều là tứ diện, cấu trúc muối (loại NaCl) chỉ được nhìn thấy ở áp suất tương
đối cao khoảng 10 Gpa.
1.2.1. Tính chất của nano ZnO
*Tính chất cơ học: ZnO là vật liệu tương đối mềm với độ cứng xấp xỉ
4,5 theo thước đo Mohs. Hằng số đàn hồi của nó nhỏ hơn những vật liệu bán
dẫn III-V như GaN. Nhiệt dung và độ dẫn điện cao, hệ số giãn nở nhiệt thấp và
nhiệt độ nóng chảy cao của ZnO thuận lợi cho việc chế tạo đồ gốm. Giữa các
vật liệu bán dẫn cấu trúc tứ diện xếp chặt, ZnO có ten xơ áp điện cao nhất. Tính
chất này làm nó trở thành một vật liệu kỹ thuật quan trọng cho nhiều ứng dụng
áp điện, mà ứng dụng đó đòi hỏi một sự kết hợp có tính chất cơ điện lớn [10].
*Tính chất điện: Nano ZnO có vùng dẫn tương đối rộng khoảng 3,3 eV
và năng lượng kích thích liên kết tương đối lớn (60eV) so sánh với năng lượng
nhiệt (26 meV) tại nhiệt độ phòng. Lợi thế kết hợp với một vùng dẫn rộng bao
gồm điện áp đánh thủng cao hơn, khả năng chịu được điện trường lớn, điện tử
truyền thấp hơn vả sự hoạt động ở nhiệt độ cao và năng lượng cao. Vùng dẫn
của ZnO có thể điều chỉnh lớn hơn tới 3-4 eV bằng cách hợp kim hóa nó với
oxít magiê hoặc oxit cadimi [14], [20], [36].
*Tính chất quang: Vật liệu cấu trúc nano ZnO có tính chất quang rất tốt.
Cấu trúc nano ZnO có ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực quang. Nano ZnO dạng
thanh rất hữu dụng trong tia laze tới bơm quang học rất nhanh, để làm đảo
ngược mật độ trong nhiều mức năng lượng và sản sinh chùm tia laze năng lượng
cao. ZnO là chất bán dẫn có vùng dẫn rộng điều đó thể hiện tính phát quang
trong vùng gần tử ngoại và vùng ánh sáng nhìn thấy. Tính chất quang của các
hạt ZnO trong vùng ánh sáng nhìn thấy phụ thuộc lớn vào phương pháp tổng
hợp của chúng cũng như số lượng các khuyết tật bề mặt.
Bảng 1.2: Bảng các thông số vật lí của ZnO

Thông số Giá trị

Công thức phân tử ZnO

Khối lượng mol phân tử 81,4084 g/mol

9
Hình dạng Vô định hình

Khối lượng riêng 5,606 g/cm3

Nhiệt độ nóng chảy 1975℃

Nhiệt độ sôi 2360℃

Độ tan trong nước 0,16mg/100ml

Hệ số khúc xạ 2,0041

Hằng số điện môi 8,66

Mật độ điện tử 0,24

Mật độ lỗ trống 0,59

1.2.2. Một số phương pháp tổng hợp nano kẽm oxit


1.2.2.1. Phương pháp sol-gel
Phương pháp sol-gel dựa trên sự pha trộn các dung dịch nên cho phép
hòa trộn đồng đều các chất ở cấp độ phân tử, đây là phương pháp tốt để tạo ra
các mẫu có chất lượng cao. Ban đầu, các chất sau khi đã cân đúng khối lượng
được hòa tan trong dung môi rồi khuấy đều ở nhiệt độ thích hợp. Cuối cùng thu
được các sản phẩm dạng keo ẩm gọi là gel. Gel sau khi được xử lí nhiệt độ trở
thành sản phẩm dạng bột.
Xi Chen, Qi Wang và các cộng sự đã nghiên cứu tổng hợp các hạt nano
ZnO bằng phương pháp sol-gel. Đầu tiên, 140 mmol KOH được hòa tan trong
80 ml ethanol, sau đó làm lạnh xuống 4℃, 100 mmol Zn(CH3COO)2.2H2O hòa
tan trong 600 ml ethanol ở 78℃. Sau đó, thêm từ từ dung dịch KOH vào dung
dịch Zn(CH3COO)2.2H2O và để phản ứng trong 30 phút thu được dung dịch
chấm lượng tử (QDs) ZnO. Tiếp theo, trộn dung dịch ZnO QDs với
CH3(CH2)4CH3 theo tỷ lệ thể tích 1:2, rồi nhỏ từ từ từng giọt dung dịch hỗn hợp
gồm 1,6 ml (3-Aminopropyl)triethoxysilane (APTES) và 6 ml nước khử ion
vào dung dịch. Sau đó, dần dần các kết tủa ZnO QDs biến tính bề mặt silan đều
10
bị kết tủa. Cuối cùng, kết tủa được ly tâm và rửa bằng ethanol để loại bỏ các
tiền chất không phản ứng, kết tủa sau đó được làm khô ở 60℃ trong vòng 6
giờ. Các hạt nano ZnO được tổng hợp có kích thước 7,4 nm, kết tinh tốt, phân
tán tốt trong nước và ổn định ánh sáng, có khả năng phát quang [8].
Dattatraya B. Bharti & A. V. Bharati đã nghiên cứu tổng hợp nano ZnO
bằng phương pháp thủy nhiệt. Đầu tiên, hòa tan hỗn hợp gồm 3g
cetyltrimetylamoni bromua (CTAB) và 1,8 g urê trong 150 ml nước cất. Hỗn
hợp được khuấy trong 15 phút, sau đó 50 mL xyclohexan và 6 ml t ‐ butyl
alcohol được thêm vào và khuấy hỗn hợp trong 5 phút ở nhiệt độ phòng. Sau 5
phút, thêm từng giọt dung dịch chứa 0,5 mmol Zn(OAc)2 được hòa tan trong
25 ml nước cất . Hỗn hợp này làđược chuyển sang lò phản ứng thủy nhiệt và
được làm nóng ở 180 °C trong 16 giờ, sau đó làm nguội đến nhiệt độ phòng và
rửa nhiều lần với nước cất và etanol. Kết tủa thu được đem nung ở 200℃ trong
2 giờ. Kích thước hạt trung bình của các hạt nano thu được là 15,81 nm [5].
1.2.2.2. Phương pháp lắng đọng pha hơi hóa học
Lắng đọng hơi hóa học (CVD) là một quá trình phủ sử dụng các phản
ứng hóa học cảm ứng nhiệt hoặc điện trên bề mặt của chất nền được nung nóng,
với thuốc thử được cung cấp ở dạng khí. Lắng đọng pha hơi hóa học là một
phương pháp lắng đọng được sử dụng để sản xuất vật liệu rắn, chất lượng cao,
hiệu suất cao, thường là trong môi trường chân không. Màng hoặc lớp phủ
mỏng được tạo ra bởi sự phân ly hoặc phản ứng hóa học của các chất phản ứng
ở thể khí trong môi trường hoạt hóa (nhiệt, ánh sáng, plasma).
Xiang Liu và cộng sự đã tổng hợp thanh nano ZnO bằng cách lắng đọng
hơi hóa học được tăng cường plasma. Các thanh nano ZnO được trồng trên
sapphire mặt phẳng c, (111) - màng bạch kim (Pt) có kết cấu trên bề mặt SiO2
/Si và Si (100) để nghiên cứu ảnh hưởng của các mẫu khác nhau đối với sự phát
triển của thanh nano. Diethylzinc (DEZn) và khí oxy được sử dụng làm tiền
chất của kẽm và oxy tương ứng. Sự phát triển của thanh nano được thực hiện
trong một hệ thống biểu mô chùm tia hữu cơ kim loại xung. Trong quá trình
lắng đọng, tiền chất DEZn được giữ trong bình bọt khí làm lạnh đến 226 °C và
được vận chuyển vào buồng bằng khí heli. Khí oxy được đưa riêng vào buồng

11
phản ứng. Tất cả các dòng khí được kiểm soát bởi bộ điều khiển đồng hồ đo
lưu lượng khối lượng. Một plasma vi sóng được duy trì trong buồng trong quá
trình tăng trưởng, với áp suất buồng trong khoảng từ 3 đến 20 mTorr. Chất nền
được làm nóng đến 700°C. Khi bắt đầu tăng trưởng, một quá trình tạo mầm
ngắn trong khoảng từ 30 đến 120s được thực hiện bằng cách cho hơi DEZn
phát xung lên các chất nền được ngâm trong plasma với 90% oxy trong heli.
Các tác động của nhiệt độ và nồng độ oxy khác nhau lên quá trình tạo mầm
được nghiên cứu. Sau bước tạo mầm, các thanh nano ZnO được phát triển trên
các hạt nhân dưới dòng chảy liên tục của tiền chất Zn trong plasma với 20%
oxy trong heli. Các thanh nano tạo thành có đường kính từ 20-75nm tùy thuộc
vào các thông số xử lí và chiều dài có thể đạt là 2µm [28].
1.2.2.3. Phương pháp tổng hợp ở trạng thái rắn (chiếu xạ vi sóng)
Minoo Bagheri và các cộng sự đã nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano ZnO
pha tạp Sm2O3. Dung dịch kẽm axetat khử nước 0,1 M được chuẩn bị và khuấy
mạnh trong 10 phút. Để thu được samaria có 2, 5 và 10% trọng lượng, một
lượng samarium nitrat thích hợp đã được thêm vào trong quá trình khuấy từ
tính. Sau đó, nhỏ dung dịch guanidinium cacbonat (0,1 M) vào hỗn hợp. Do đó,
sau đó 10 phút, cũng thêm từng giọt dung dịch NaOH 4 M để thu được dung
dịch trong suốt có pH 12. Cuối cùng, chiếu tia vi sóng (công suất 75%) vào hỗn
hợp trong 2 phút. Để chiếu xạ, một lò vi sóng được sử dụng với công suất 800
W. Các kết tủa trắng được tách ra, rửa sạch, làm khô trong chân không ở 60℃,
và nung trong 2 giờ ở 600℃ trong không khí. Vật liệu nano tạo thành có hình
bông hoa, các hạt nano samaria có thể được phân bố trên các cánh hoa ZnO.
Kích thước của cấu trúc 5 wt% Sm2O3 – ZnO giống như hoa được ước tính là
khoảng 1,5 µm với các cánh hoa được xác định rõ có chiều dài khoảng 500–
600 nm, chiều rộng 200–300 nm [3].
1.2.2.4. Phương pháp thủy nhiệt
Tổng hợp vật liệu bằng phương pháp thủy nhiệt là quá trình vật liệu được
kết tinh lại hoặc tổng hợp hóa học từ dung dịch trong một bình phản ứng kín ở
nhiệt độ và áp suất cao. Phương pháp này thường được áp dụng để các oxit và
các oxit phức hợp.

12
Sher Bahadar Khan và công sự đã nghiên cứu tổng hợp nano ZnO bằng
phương pháp thủy nhiệt với kích thước trung bình là 50 ± 10nm. Trong quy
trình phản ứng, dung dịch amoni hydroxit được thêm từng giọt vào dung dịch
kẽm clorua 0,1 M được pha trong 100,0 mL nước đề ion trong điều kiện khuấy
liên tục. Việc bổ sung amoni hydroxit bị dừng lại khi pH của dung dịch đạt
10,2. Sau đó, hỗn hợp phản ứng được khuấy liên tục trong 1 giờ nữa và dung
dịch thu được sau đó được chuyển vào nồi hấp có lót Teflon và được làm nóng
đến 150℃ trong 3 giờ. Sau khi kết thúc phản ứng, nồi hấp được để nguội ở
nhiệt độ phòng và cuối cùng thu được kết tủa trắng, được rửa bằng metanol
nhiều lần và làm khô ở nhiệt độ phòng. Các sản phẩm sấy khô sau đó được
nung ở 400℃ trong 3 giờ [24].
1.2.4. Vật liệu nano ZnO pha tạp Eu3+
 Chế tạo vật liệu nano ZnO pha tạp Eu3+
ZnO là hợp chất thuộc nhóm AIIBV độ rộng vùng cấm lớn (cỡ 3,37 eV ở
nhiệt độ phòng), chuyển rời điện tử thẳng, exciton tự do có năng lượng liên kết
lớn (cỡ 60 meV), nên dễ cho phép quan sát sự phát quang cận bờ vùng. So với
các kim loại chuyển tiếp thì ion đất hiếm Eu3+ được cho là tâm phát quang tốt
hơn bởi quá trình chuyển dời 4f-4f của chúng có thể tạo ra các phát xạ vạch
hẹp, thời gian sống dài và bền. ZnO pha tạp Eu3+ (ZnO:Eu3+) phát ra ánh sáng
màu đỏ được nghiên cứu và được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị phát sáng
[33], [43], [42]. Tuy nhiên, do sự khác biệt lớn về trạng thái hóa trị và bán kính
ion của Zn2+ (0,74 Å) và ion Eu3+ (0,9 Å) dẫn đến việc khuyếch tán các ion Eu3+
vào mạng nền ZnO tương đối khó khăn. Quá trình truyền năng lượng từ ZnO
sang Eu3+ là rất khó, bởi vì thời gian sống của exciton trong ZnO là ngắn hơn
so với so với tốc độ truyền năng lượng. Vì vậy việc tăng cường sự truyền năng
lượng trong mạng ZnO là rất quan trọng để tăng hiệu suất phát quang của vật
liệu. Vật liệu ZnO pha tạp Eu đã được nhiều nhóm nghiên cứu chế tạo bằng các
phương pháp phún xạ, sol-gel, thủy nhiệt, nung thiêu kết ở nhiệt độ cao, phun
tĩnh điện, ... nhằm tìm tối ưu hóa quy trình công nghệ khuyếch tán tạp Eu cho
hiệu suất phát quang cao. Bên cạnh đó tính chất huỳnh quang của Eu3+ phụ
thuộc vào nồng độ và nhiệt độ chế tạo mẫu. Cường độ huỳnh quang ZnO:Eu3+
giảm khi nồng độ Eu tăng. Khi nồng độ pha tạp vượt quá một giá trị thích hợp,
13
hiệu suất huỳnh quang thường bị giảm xuống (hiệu ứng dập tắt huỳnh quang
do nồng độ).
 Ứng dụng vật liệu ZnO pha tạp Eu
Chất bán dẫn ZnO được ứng dụng làm vật liệu dẫn điện, các lớp cửa sổ
trong suốt dẫn điện trong pin mặt trời, các linh kiện quang điện tử, các thiết bị
hiển thị hay bộ lọc sóng âm và các sensor chạy khí. Vật liệu ZnO pha tạp Eu
cho phép có nhiều ứng dụng trong các linh kiện và thiết bị phát quang, đánh
dấu trong các thí nghiệm y-sinh học…. Do vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu các
tính chất vật lý và làm chủ công nghệ chế tạo vật liệu ZnO-Eu ở dạng màng
mỏng, bột nano, các cấu trúc thấp chiều có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
công nghiệp điện tử.
1.2.5. Một số ứng dụng của ZnO trong phân tích
Mohammad Reza Ganjali và cộng sự đã nghiên cứu biến tính điện cực
cacbon thủy tinh (GCE) dựa trên các hạt nano ZnO/Al2O3. Điện cực biến tính
này được thiết kế để sử dụng như một cảm biến nhạy và chọn lọc nhằm phát
hiện lượng vết dopamine (DA). Trong phép đo điện thế xung vi phân, đáp ứng
của điện cực được biến tính này tuyến tính trong khoảng rộng 5,0-700,0µM với
giới hạn phát hiện thấp tới 2,0 µM trong điều kiện tối ưu [16].
Bianca Santos Pinheiro và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu sử dụng
ZnO nano làm chất xúc tác quang để khử Asen(V) về Asen(III) rồi tiến hành
phân tích bằng thiết bị HG-AAS, do Asen(V) và Asen(III) cho độ nhạy khác
nhau khi sử dụng kỹ thuật hydrua. Dung dịch mẫu được trộn với ZnO nano rồi
được dẫn vào lò phản ứng quang hóa, bao gồm 5 đèn thủy ngân 10W áp suất
thấp. Kết thúc quá trình quang hóa, mẫu được đưa vào thiết bị HG-AAS để
phân tích, kết quả phép đo có giới hạn phát hiện LOD là 3,2 µg/L As(III) và
giới hạn định lượng LOQ là 10,56 µg/L As(III) [34].
Nhóm các tác giả Di Zhao, Hongjie Song, Liying Hao, Xing Liu, Lichun
Zhang, Yi Lv đã nghiên cứu tổng hợp các chấm lượng tử ZnO làm đầu dò phát
hiện chọn lọc dopamine. Chấm lượng tử ZnO được tổng hợp theo phương pháp
sol-gel và được biến tính bới (3-aminopropyl) triethoxysilane có khả năng phát
quang mạnh (𝜆max=530nm). Họ nhận thấy khi thêm trực tiếp dopamine vào
14
dung dịch nano ZnO thì phổ huỳnh quang của ZnO bị dập tắt. Trên cơ sở đó,
một đầu dò huỳnh quang mới dựa trên các chấm lượng tử ZnO đã được thiết kế
thành công để phát hiện dopamine với độ chọn lọc và độ nhạy cao. Trong điều
kiện tối ưu, cường độ huỳnh quang tương đối tỷ lệ tuyến tính với nồng độ DA
trong phạm vi từ 0,05 đến 10 μM, với giới hạn phát hiện xuống tới 12 nM [45].
1.3. Tổng quan về nhóm kháng sinh Quinolon và phương pháp phân tích
1.3.1. Tổng quang chung về nhóm kháng sinh quinolon
1.3.1.1. Khái niệm và phân loại
Nhóm kháng sinh quinolon được phát hiện vào đầu những năm 1960, có
phổ hoạt tính hẹp với các đặc tính dược động học không thuận lợi. Theo thời
gian, sự phát triển của các kháng sinh quinolon mới đã dẫn đến các chất tương
tự được cải thiện với phổ mở rộng và hiệu quả cao. Ngày nay, quinolon được
sử dụng rộng rãi để điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng. Quinolon là kháng
sinh phổ rộng có hoạt tính chống lại cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm, bao
gồm cả vi khuẩn mycobacteria và vi khuẩn kỵ khí. Chúng thực hiện các hành
động của mình bằng cách ức chế sự tổng hợp axit nucleic của vi khuẩn thông
qua việc phá vỡ các enzym topoisomerase IV và DNA gyrase, và bằng cách
gây vỡ nhiễm sắc thể của vi khuẩn [33].

Hình 1.1: Cấu trúc cốt lõi của kháng sinh quinolon.
Có 6 vị trí quan trọng để sửa đổi nhằm cải thiện hoạt tính của thuốc: R1,
R5, R6, R7, R8 và X. X = C là nhóm quinolon, X = N là nhóm Naphthyridon.

15
Các quinolon có thể được sửa đổi ở các vị trí R1, R6, R7, và R8 (và ít phổ
biến hơn là R5) để tối ưu hóa hoạt tính, dược động học và độc tính. Các nhóm
thế tốt nhất ở mỗi vị trí là nhóm xyclopropyl ở R1, flo ở R6 , nhóm azabicyclic
ở R7, và nhóm metoxy ở R8. Các kháng sinh trong cùng nhóm quinolon nhưng
có phổ tác dụng khác nhau. Căn cứ vào phổ kháng khuẩn, quinolon được phân
loại thành các thế hệ như trong bảng 1.3.
Bảng 1.3: Các thế hệ kháng sinh nhóm quinolon và phổ tác dụng

Nhóm kháng sinh Phổ tác dụng


quinolon

Thế hệ 1

Acid Nalidixic Tác dụng ở mức độ trung bình trên các chủng
trực khuẩn Gram-âm họ Enterobacteriaceae.
Cinoxacin

Thế hệ 2

Loại 1: Các kháng sinh này vẫn thuộc nhóm


Lomefloxacin fluoroquinolon (cấu trúc phân tử có flo), tuy
nhiên phổ kháng khuẩn cũng chủ yếu chỉ tập
Norfloxacin
trung trên các chủng trực khuẩn Gram-âm họ
Enoxacin Enterobacteriaceae.

Loại 2: Fluoroquinolon, loại này có phổ kháng khuẩn mở


Ofloxacin rộng hơn loại 1 trên các vi khuẩn gây bệnh không
điển hình. Ciprofloxacin còn có tác dụng trên P.
Ciprofloxacin
aeruginosa. Không có tác dụng trên phế cầu và
trên các vi khuẩn Gram-dương.

Thế hệ 3

Levofloxacin Các fluoroquinolon thế hệ 3 vẫn có phổ kháng


Sparfloxacin khuẩn trên Enterobacteriaceae, trên các chủng vi
khuẩn không điển hình. Khác với thế hệ 2, kháng
16
Gatifloxacin sinh thế hệ 3 có tác dụng trên phế cầu và một số
Moxifloxacin chủng vi khuẩn Gram-dương, vì vậy đôi khi còn
được gọi là các quinolon hô hấp.

Thế hệ 4

Trovafloxacin Kháng sinh này có hoạt phổ rộng, tác dụng trên
Enterobacteriaceae, P. aeruginosa, vi khuẩn
không điển hình, S. aureus nhạy cảm với
methicilin, streptococci, vi khuẩn kỵ khí

1.3.1.2 Một số kháng sinh nhóm quinolon trong nghiên cứu


* Norfloxacin
Norfloxacin (Danh pháp IUPAC: 1-ethyl-6-fluoro-1,4-dihydro-4-oxo-7-
(1-piperazinyl)-3-quinoline carboxylic acid; C16H18FN3O3, 319,336 g/mol) là
một loại fluoroquinolon kháng khuẩn tổng hợp được phát hiện vào cuối những
năm 1970. Thuốc có phổ kháng khuẩn rộng, có thể tiêu diệt nhiều chủng vi
khuẩn bằng cách ngăn ngừa và ức chế sự tăng trưởng của chúng. Nó được cấp
bằng sáng chế vào năm 1977 và được chấp thuận sử dụng trong y tế vào năm
1983.

Hình 1.2: Công thức hóa học của Norfloxacin


Norfloxacin là chất kết tinh màu trắng đến vàng nhạt, không mùi, vị
đắng, ít bị hòa tan trong nước, methanol, ethanol, tan nhiều trong acid acetic

17
băng. Giá trị pKa của norfloxacin được xác định bằng cách hòa tan hợp chất
trong dung dịch natri hydroxit hoặc axit clohydric loãng và chuẩn độ điện thế
của dung dịch ở 25°C bằng axit clohydric 0,1N hoặc natri hydroxit 0,1N.
Norfloxacin có hai giá trị pKa là 6,34 và 8,75 [30].
* Ofloxacin
Ofloxacin (Danh pháp IUPAC: (±)-9-Fluoro-2,3-dihydro-3-methyl-10-
(4-methyl-1-piperazinyl)-7-oxo-7H-Pyridol[1,2,3,-de]-1,4-benzoxazine-6-
carboxylic acid, C18H20FN3O4, 361,368g/mol).

Hình 1.3: Công thức hóa học của Ofloxacin


Ofloxacin là chất bột kết tinh màu vàng nhạt hoặc vàng sáng, ít tan trong
nước và methanol, tan trong acid acetic loãng, ít tan đến tan trong
dicloromethan. Ofloxacin có hai giá trị pKa là 6,05 và 8,22 [1].
* Ciprofloxacin
Ciprofloxacin (CIP hoặc CFX) là fluoroquinolon thuộc quinolon thứ 2,
có phổ kháng khuẩn rất rộng. Ciprofloxacin có danh pháp IUPAC: 1-
cyclopropyl-6-fluoro-1,4-dihydro-4-oxo-7- piperazinyl-1-ylquinolon-3-
carboxylic acid, công thức phân tử của là C17H18FN3O3, khối lượng mol phân
tử của là: 331,346 g/mol.

18
Hình 1.4: Công thức hóa học của Ciprofloxacin
Ciprofloxacin là chất bột kết tinh màu vàng nhạt, hút ẩm nhẹ. Tan trong
nước, khó ta trong methanol, rất khó tan trong ethanol, không tan trong aceton,
ethyl acetat và methylen clorid. Ciprofloxacin có hai giá trị pKa là 6,09 và 8,62
[38].
1.3.2. Các phương pháp xác định kháng sinh nhóm quinolon
1.3.2.1. Các phương pháp quang
Các dẫn xuất quinolon có khả năng hấp thụ ánh sáng tử ngoại do đó nhiều
phương pháp đã được phát triển dựa trên việc đo độ hấp thụ của chúng tại vùng
đó. Ciprofloxacin cũng được xác định trong HCl 0,1 M ở bước sóng 227 nm
[29]. Ofloxacin được xác định trong nước tiểu sau khi truyền Amberlite XAD-
2 được kích hoạt bằng metanol/nước / axeton, dung dịch rửa giải được đo ở
bước sóng 293nm [39]. El-Yazbi [15] đã đề xuất một phương pháp đo quang
phổ để xác định ofloxacin trong viên nén bằng cách đo độ hấp thụ của hai phần
bằng nhau trong 0,1M NaOH và 0,1M HCl ở các chế độ dẫn xuất bậc 0, bậc
nhất và bậc hai.
Ngoài ra, các dẫn xuất 4-quinolon được đặc trưng bởi khả năng phát
huỳnh quang cao của chúng, do đó, một số phương pháp đã được phát triển để
xác định chúng dựa trên đặc trưng này. Theo cách tương tự, El-Yazbi có thể
xác định ofloxacin trong viên nén bằng cách đo huỳnh quang của nó trong 0,1
N H2SO4 ở bước sóng 512 nm (kích thích 298 nm), khoảng nồng độ là 0,2–
1,2mg/ml [15].

19
1.3.2.2. Các phương pháp HPLC
Hiện nay phương pháp HPLC là phương pháp được sử dụng phổ biến
nhất khi xác định các dẫn chất khác nhau của nhóm quinolon trong nhiều nền
mẫu khác nhau.
Bảng 1.4: Ứng dụng phương pháp HPLC để xác định norfloxacin,
ofloxacin, ciprofloxacin

Loại Cột Pha động Detector TLTK


mẫu

Norfloxacin 10 mM triethylamine
Huyết UV,
C18, 5µm phosphate trong 55% [19]
thanh 226nm
acetonitrile pH 4,8

Dạng
0,2% H3PO4 , pH UV,
bào C18, 5µm [17]
2/acetonitrile (87:13) 275nm
chế

Huỳnh
Zorbax Methanol/TFA, quang,
Máu [21]
C18, 5µm 0,01% (1:3) 280,
418nm

Acetonitrile
/tetrabutylammonium
Micropak-
Viên hydroxide/o- UV,
NH2-10, [2]
nén phosphoric acid/ 274nm
10µm
water
(10:1,5:0,167:100)

Ofloxacin Tóc TSK gel Đệm phosphate pH Huỳnh [31]


ODS- 2,6/acetonitrile (41:9) quang,
120T, 290,
5µm 460nm

20
Dạng 10µm 0,05 M đệm UV, [7]
bào phosphate pH 297nm
chế 7/acetonitrile (1:4)

Huyết Develosil 0,04M UV, [32]


thanh CN, 5µm NaH2PO4/0,04M 300nm
H3PO4/methanol
(2:3:5)

CPX Dược Inertsil THF/acetonitrile/ UV, [25]


phẩm ODS 2 Hexane sulphometa 254nm

(2:1:17)

Huyết Nucleosil KH2PO4/H2O/ UV, [35]


thanh C18, 3µm Tetrabutylammonium 277nm
Bromide/acetonitrile
(12:6:1:1)

Ofloxacin Dược Lichrosorb Methanol/đệm UV, [4]


Norfloxacin, phẩm C18, 5µm photphat (1:1) 254nm
CPX

1.3.2.3. Các phương pháp điện di mao quản (CE)


Bên cạnh HPLC, các phương pháp điện di mao quản cũng thường được
sử dụng để xác định các dẫn chất nhóm quinolon cho độ chính xác cao. Phương
pháp điện di mao quản là một lựa chọn tốt để phân tích norfloxacin trong các
mẫu sinh học, vì nó có thể được xác định với một số loại hợp chất mà không
cần thay đổi dung môi, cột phân tích và quy trình. Hernández và cộng sự đã sử
dụng phương pháp điện di mao quản vùng (Capillary Zone Electrophoresis-
CZE) và phương pháp điện di mao quản điện động học Micell (Micellary
Capillary Electro-Kenetic Chromatography-MECK) để phân tách và xác định
định lượng 10 kháng sinh nhóm quinolon (lomefloxacin, enoxacin, norfloxacin,

21
axit pipemidic, ofloxacin, axit piromidic, flumequine, axit oxolinic, cinoxacin,
axit nalidixic) trong mẫu huyết tương. Phương pháp chiết pha rắn được sử dụng
để loại bỏ nền mẫu. Phép đo được thực hiện trong môi trường đệm đệm borat
ở pH 8,1 chứa 10% metanol. Kết quả của phép phân tích cho độ thu hồi trung
bình nằm trong khoảng từ 94,0 ± 4,2% đến 123,3 ± 4,1% [18]. Biyang Deng,
Caina Su,Yanhui Kang sử dụng phương pháp điện di mao quản với detector
ECL (end-column electrochemiluminescence) để xác định hàm lượng
norfloxacin trong mẫu nước tiểu của người. Phép phân tích có giới hạn phát
hiện 0,0048 μmol/L và độ thu hồi đạt từ 92,7-97,9% [13]. Samah Lahouidak
cùng với các cộng sự đã nghiên cứu phát triển phương pháp điện di mao quản
sử dụng detector huỳnh quang để xác định ofloxacin trong mẫu sữa, sử dụng
chấm lượng tử graphene để nâng cao độ nhạy của phép phân tích. Các chấm
lượng tử graphene được thêm vào dung dịch chất chuẩn, mẫu phân tích để tăng
khả năng phát huỳnh quang của ofloxacin. Giới hạn phát hiện và giới hạn định
lượng của phép phân tích lần lượt là 10,7 ng/ml và 35,5 ng/ml [26].
Ciprofloxacin trong mẫu sữa được xác định bằng phương pháp điện di mao
quản vi mạch (Microchip capillary electrophoresis) sử dụng detector huỳnh
quang, cho giới hạn phát hiện 0,19 mM [6].
1.3.2.4. Các phương pháp điện hóa
Các phương pháp điện hóa ngày càng trở nên quan trọng trong việc xác
định các hợp chất dược phẩm. Các phương pháp này đủ nhạy và có tính chọn
lọc cao, thích hợp để phân tích các nguyên liệu vết trong các nền mẫu phức tạp,
chẳng hạn như dạng bào chế, chất lỏng sinh học,... Phương pháp phân cực xung
vi phân (DPP) xác định norfloxacin trong viên nén dựa trên việc đo pic DP đơn
lẻ trong HCl 2M trong khoảng -0,95 đến -1,05V so với C hoặc pic xuất hiện
trong khoảng 1,79V đến -1,95V trong chất điện ly bazơ có pH 7,5 [22]. Phương
pháp von-ampe hòa tan hấp phụ (ASV) được dùng để xác định norfloxacin
trong viên nén [23], thời gian làm giàu là 60-300 giây và tốc độ quét là 2-10
mV/s. Ofloxacin trong viên nén được xác định bằng phương pháp von-ampe
hòa tan hấp phụ với điện cực giọt thủy ngân có giới hạn phát hiện là 1ng/ml
[40].

22
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM
2.1 Hóa chất và dụng cụ, thiết bị
2.1.1. Hóa chất
- Chất chuẩn Norflixacin, Ofloxacin, Ciprofloxacin độ tinh khiết 98%, (Merck),
Mỹ.
- Zinc acetate dihydrate Zn(CH3COO)2.2H2O 99,0%(Trung Quốc)
- Europium chloride hexahydrate EuCl3.6H2O 99,9% (Trung Quốc)
- Tinh thể KOH, NaOH (Merck)
- Acid acetic CH3COOH 99,5%(Trung Quốc)
- Acid photphoric H3PO4 85%(hóa chất Đức Giang)
- Acid Boric H3BO4 99,5%(Trung Quốc)
- Ethanol công nghiệp 96%(Hóa chất Đức Giang)
- Hexan công nghiệp 96% (hóa chất Đức Giang)
- Tetraethyl orthosilicate 98%(Merck)
- Nước cất hai lần
2.1.2. Dụng cụ, thiết bị
- Bình định mức thủy tinh loại A, dung tích10ml, 25ml, 50ml, 100ml.
- Cốc thủy tinh chịu nhiệt dung tích 100ml, 250ml, 1000ml.
- Pipet chia vạch 1ml, 5ml, 10ml.
- Micropipet 1000 μL, 200 µL, 20µL.
- Đũa thủy tinh.
- Cuvet thạch anh dùng đo phổ UV-VIS và phổ huỳnh quang có chiều dày lớp
hấp thụ 1 cm.
- Ống falcon dung tích 15, 50ml.
- Máy ly tâm, máy rung siêu âm, tủ sấy, cân phân tích, máy khuấy từ, máy đo
pH.

23
- Cối, chày.
- Cân phân tích 5 số có độ đọc đến 0,01 g.
- Thiết bị đo phổ hấp thụ phân tử UV-VIS UV-1600 Shimadzu, Nhật Bản,
nguồn sáng là đèn W và đèn D2, detector nhân quang điện.
- Thiết bị đo phổ huỳnh quang phân tử F-2700 Fluorescence Spectrophotometer
(Hitachi) sử dụng nguồn đèn Xenon-arc, 1 bộ đơn sắc sử dụng hệ cách tử đa
vạch để chọn bước sóng kích thích chiếu vào dung dịch mẫu (λex), 1 bộ đơn sắc
để tán sắc phổ huỳnh quang (λem) hướng tới Detector là ống nhân quang điện.
2.2. Cách pha dung dịch
2.2.1. Pha dung dịch chuẩn Norfloxacin, Ciprofloxacin, Ofloxacin
Các dung dịch chuẩn norfloxacin, ciprofloxacin, ofloxacin có nồng độ
cỡ 10-4M được chuẩn bị bằng cách cân trên cân phân tích 5 chữ số một lượng
1,8 mg ofloxacin, 1,6mg norfloxacin, 1,7mg ciprofloxacin bằng cân phân tích
cho vào ba bình định mức 50ml khác nhau, sau đó định mức bằng nước cất 2
lần. Dung dịch kháng sinh được bảo quản trong lọ đựng tối màu ở điều kiện
4℃. Các dung dịch có nồng độ thấp được pha loãng từ các dung dịch nồng độ
10-4M. Nồng độ chính xác dung dịch chuẩn norfloxacin, ciprofloxacin,
ofloxacin lần lượt là 9,82.10-5; 8,64.10-5 và 9,76.10-5M.
2.2.2. Pha dung dịch đệm
Để thu được dung dịch đệm vạn năng, cân chính xác 0,1237 gam acid
boric cho vào bình định mức 50ml. Sau đó thêm tiếp vào bình 0,115ml dung
dịch acid acetic đặc, 0,137ml dung dịch acid photphoric đặc, sau đó định mức
bằng nước cất 2 lần thu được dung dịch có chứa 0,04M H3BO4, 0,04M
CH3COOH, 0,04M H3PO4. Cân 0,8g NaOH, hòa tan vào bình định mức 100ml,
sau đó định mức băng nước cất 2 lần thu được dung dịch NaOH 0,2M.
Lấy 25ml dung dịch hỗn hợp trên vào cốc dung tích 100 ml, đặt vào máy
đo pH và thêm dần dung dịch NaOH 0,2M đến khi đạt pH mong muốn từ 3 đến
11.

24
2.3. Phương pháp tổng hợp vật liệu nano ZnO pha tạp Eu3+ 1%
Đầu tiên, cân 5,4875g Zn(CH3COO)2.2H2O vào cốc thủy tinh, thêm
150ml ethanol vào cốc và đặt cốc lên máy khuấy từ, gia nhiệt ở 80℃ cho đến
khi chất rắn tan hết.
Cân 1,96g KOH hòa tan trong 20ml ethanol và làm lạnh về 4℃.
Cân 0,0925g EuCl3.6H2O hòa tan trong 10ml nước cất.
Sau đó cho từ từ và đồng thời dung dịch KOH và dung dịch EuCl3 vào
dung dịch Zn(CH3COO)2, khuấy đều dung dịch và gia nhiệt ở 80℃, sau khi
thêm hai dung trên vào xong, tiếp tục để phản ứng thêm 30 phút vẫn khuấy đều
dung dịch và gia nhiệt ở 80℃. Sau đấy, thêm tiếp hexan vào dung dịch theo tỷ
lệ 2:1. Tiếp đấy, nhỏ từ từ 0,2ml tetraethyl orthosilicate (TEOS) vào dung dịch,
khuấy đều trong 30 phút. Cuối cùng, kết tủa được ly tâm và rửa ba lần bằng
ethanol để loại bỏ các tiền chất không phản ứng. Bột nano ZnO-Eu thu được
bằng cách làm khô ở 60℃ trong vòng 6 giờ [8].
Bột ZnO được tổng hợp như qui trình trên nhưng không cho thêm muối
Eu [8].
2.4. Phương pháp nghiên cứu đặc tính vật liệu
2.4.1. Nhiễu xạ tia X
Phương pháp này cho phép xác định cấu trúc và kích thước hạt của vật
liệu. Đối với các tinh thể nhỏ có kích thước nano, ngoài việc cho biết cấu trúc
pha của nano tinh thể, kỹ thuật này cũng cho phép ta tính toán kích thước hạt
tinh thể trung bình trong mẫu màng.
Nguyên tắc chung của phương pháp này là sự nhiễu xạ của một chùm
tia X ( 1,54056 Å) đơn sắc tán xạ trên các lớp nguyên tử khi được chiếu qua
tinh thể. Theo lý thuyết cấu tạo tinh thể, mạng tinh thể cấu tạo từ các nguyên
tử hay ion phân bố một cách tuần hoàn trong không gian theo quy luật xác
định.

25
Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý phương pháp nhiễu xạ tia X.

Hình 2.2: Máy SIEMENS D5005 của Hãng Bruker (CHL Đức), tại
Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Các kết quả của phép đo nhiễu xạ tia X được ghi trên máy SIEMENS
D5005 của Hãng Bruker (CHL Đức), tại Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên, với các điều kiện như sau: bức xạ CuK có bước sóng λ = 1,54056
Å.
2.4.2. Phương pháp quan sát ảnh hiển vi điện tử quét (SEM)

26
Kính hiển vi điện tử quét (SEM) là thiết bị dùng để chụp ảnh vi cấu trúc
bề mặt với độ phóng đại gấp nhiều lần so với kính hiển vi quang học, vì bước
sóng của chùm tia điện tử nhỏ gấp nhiều lần so với bước sóng vùng khả kiến.
Nguyên lý tạo ảnh SEM là quét trên bề mặt mẫu bằng một chùm tia điện
tử hội tụ rất mảnh (cỡ vài chục nanomet), tín hiệu phát ra được detector thu
nhận đổi thành tín hiệu được khuếch đại và được đưa đến điều khiển tia điện
tử của ống hiển thị catốt, cho phép điều khiển sự sáng tối của điểm được quét
trên mẫu và toàn bộ diện tích được quét sẽ tạo ra ảnh trên màn hình. Nếu dùng
được vùng quét trên mẫu có kich thước l và vùng hiển thị tương ứng trên màn
hình có kích thước L thì độ phóng đại của ảnh là L l, đo đó cho phép đã quan
sát được hình thái bề mặt của mẫu ở kích thước rất nhỏ.
Các hình ảnh hình thái bề mặt mẫu ZnO-Eu, ZnO trong luận văn này sử
dụng kính hiển vi điện tử quét FE-SEM JEOL JSM 5410 LV tại Khoa vật Lý,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
2.4.3. Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM)
Kính hiển vi điện tử truyền qua đã được áp dụng rộng rãi để xác định
đặc điểm hình thái, cấu trúc tinh thể của vật liệu có kích thước nano. Nguyên
lý của phương pháp là sử dụng chùm điện tử có năng lượng cao chiếu xuyên
qua mẫu vật rắn mỏng và sử dụng các thấu kính từ để tạo ảnh với độ phóng
đại lớn (có thể tới hàng triệu lần), ảnh có thể tạo ra trên màn huỳnh quang, hay
trên film quang học, hay ghi nhận bằng các máy chụp kỹ thuật số.
Mẫu vật liệu nano ZnO và ZnO pha tạp Eu được đo tại Viện vệ sinh
dịch tễ Trung Ương.
2.4.4. Phương pháp đo phổ tán xạ Raman
Phổ tán xạ Raman là một phương pháp tốt để khảo sát đặc trưng dao
động của vật liệu có cấu trúc tinh thể, từ có thể nhận biết được cấu trúc của
vật liệu, mối liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử của vật liệu. Tán xạ
Raman dựa trên cơ sở tán xạ không đàn hồi của ánh sáng (sóng điện từ) khi
chiếu vào môi trường vật chất (nguyên tử, phân tử, ion và đơn nguyên tử). Sự
chênh lệch về năng lượng của photon tới và photon tán xạ tương ứng với năng
lượng của dao động trong mạng tinh thể. Photon tới có thể sử dụng các bức xạ
27
trong vùng từ tử ngoại gần đến vùng hồng ngoại, thông thường sử dụng các
bức xạ laser (có bước sóng ổn định).

Hình 2.3: Thiết bị đo phổ tán xạ Raman Horiba Labram HR800


Ở phép đo quang phổ Raman, mẫu được chiếu xạ bởi chùm laser cường
độ mạnh (v0) làm cho các electron trong mẫu bị kích thích lên trạng thái năng
lượng cao hơn. Các electron tồn tại ở các trạng thái này trong một thời gian
rất ngắn sau đó quay trở về trạng thái ban đầu, đồng thời phát ra ánh sáng tán
xạ. Ánh sáng tán xạ bao gồm hai loại: một là tán xạ Rayleigh, rất mạnh và có
tần số giống với tần số chùm tia tới (ν0), hai là tán xạ Raman, có cường độ rất
yếu (≈ 10−5 cường độ chùm tia tới) có tần số là ν0 ± νm, trong đó νm là tần số
dao động phân tử. Trong quang phổ Raman, đo tần số dao động ν m như là sự
dịch chuyển so với chùm tia tới ν0. Phổ thu được từ phép đo tán xạ Raman
được sử dụng như một dấu hiệu nhận biết các pha tinh thể, thông tin về phổ
dao động của cả phân tử hay tinh thể mà ta đang nghiên cứu.
Phổ tán xạ Raman của các mẫu ZnO-Eu và ZnO được đo trên hệ phổ kế
Labram HR800 (Horiba, Nhật bản) tại Khoa Vật lý, Trường Đại học khoa học
Tự nhiên.
2.4.5. Phương pháp phổ hồng ngoại (FT-IR)
Phương pháp này ghi nhận các dao động đặc trưng của các liên kết hóa
học giữa các nguyên tử. Trong phổ hồng ngoại, người ta phân biệt hai loại dao
động chính của phân tử là dao động hóa trị và dao động biến dạng. Dao động
hóa trị là các dao động dãn và nén dọc theo trục liên kết. Dao động biến dạng
28
là các dao động làm thay đổi góc giữa các liên kết.
Trong nghiên cứu này, phổ hồng ngoại được đo trên máy Irprestige 21,
Shimadzu (Nhật bản) tại Khoa Hóa học-Trường ĐH Khoa học Tự nhiên-
ĐHQGHN.
2.5. Phương pháp phổ huỳnh quang phân tích các kháng sinh sử dụng nano
ZnO và ZnO- Eu
Chuẩn bị dung dịch ZnO 1000 ppm và ZnO-Eu 1000 ppm bằng cách cân
0,0100g ZnO và 0,0100g ZnO-Eu cho vào ống falcol 15ml, sau đó thêm 10ml
nước cất 2 lần, sau đó rung siêu âm dung dịch trong vòng 15 phút cho các hạt
nano phân tán đều trong dung dịch.
Chuẩn bị dung dịch Eu3+ (để làm thí nghiệm so sánh khi không có nano
ZnO) có nồng độ 40ppm bằng cách cân 9,6 mg Europium chloride hexahydrate
cho vào định mức 100ml, hòa tan và định mức đến vạch bằng nước cất hai lần.
2.5.1. Đo phổ hấp thụ phân tử UV-VIS của các quinolon
Tiến hành thí nghiệm lấy 0,1ml các dung dịch chuẩn Norfloxacin,
Ofloxacin, Ciprofloxacin có nồng độ 10-4 M cho vào các bình định mức 10ml
khác sau, sau đó định mức đến vạch bằng nước cất hai lần. Tiến hành đo độ hấp
thụ quang trong dải bước sóng từ 200nm đến 600nm với dung dịch so sánh là
nước cất hoặc các dung dịch đệm (khi khảo sát pH).
2.5.2. Đo phổ huỳnh quang phân tử
2.5.2.1. Phổ huỳnh quang của norfloxacin, ciprofloxacin, ofloxacin khi có
mặt Eu3+
Tiến hành lấy 0,2ml các dung dịch Norfloxacin, Ofloxacin,
Ciprofloxacin có nồng độ 10-4M cho vào các bình định mức 10ml khác sau, sau
đó thêm tiếp các thể tích khác nhau của dung dịch Eu3+ 40ppm, sau đó định
mức bằng nước cất hai lần. Để các dung dịch trong hộp tối, sau 10 phút tiến
hành đo phổ huỳnh quang của từng dung dịch trong dải bước sóng từ 350nm
đến 800nm với bước sóng kích thích 𝜆=290nm.
2.5.2.2. . Phổ huỳnh quang của norfloxacin, ciprofloxacin, ofloxacin khi có
mặt ZnO và ZnO-Eu
29
Tiến hành lấy 0,2ml các dung dịch Norfloxacin, Ofloxacin,
Ciprofloxacin có nồng độ 10-4M cho vào các bình định mức 10ml khác nhau,
thêm 1ml dung dịch đệm vạn năng pH = 3,5, sau đó thêm tiếp các thể tích khác
nhau của dung dịch ZnO hoặc ZnO-Eu 1000 ppm, rồi định mức bằng nước cất
hai lần đến 10,00 ml. Để các dung dịch trong hộp tối, sau 10 phút tiến hành đo
phổ huỳnh quang của từng dung dịch trong dải bước sóng từ 350nm đến 800nm
với bước sóng kích thích là 290 nm và dung dịch so sánh là mẫu không có
kháng sinh nhưng có mặt đủ các thành phần khác.

30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Các đặc trưng cấu trúc của vật liệu ZnO và ZnO pha tạp Eu
3.1.1. Hình thái học vật liệu
Mẫu bột ZnO và ZnO-Eu được khảo sát hình thái cấu trúc vật liệu bằng
kính hiển vi điện tử quét FE-SEM và kính hiển vi điện tử truyền qua TEM. Kết
quả thu được ở hình 3.1và 3.2.
a) b)

Hình 3.1: Ảnh FE-SEM mẫu bột nano ZnO(a) và ZnO-Eu (b)
Kết quả từ hình 3.1 cho thấy các hạt nano ZnO và ZnO-Eu đều có dạng
là các hình ovan bo tròn, kích thước tương đối đồng đều, kết đám thành từng
khối.

31
a) b) c)

d) e) f)

Hình 3.2: Ảnh TEM của mẫu bột nano ZnO (a, b, c)và ZnO-Eu (d, e, f)
Từ hình 3.2 cho thấy các hạt nano ZnO và ZnO-Eu có cùng kích cỡ hạt
trung bình là 25nm (ước lượng từ thang đo trên ảnh TEM), các hạt nano ZnO
và ZnO-Eu đều có dạng là các hình ovan bo tròn, kích thước tương đối đồng
đều, kết đám thành từng khối, hoàn toàn phù hợp với kết quả đo FE-SEM.

32
3.1.2. Tính chất quang của vật liệu nano
3.1.2.1. Phổ XRD

Hình 3.3: Giản đồ XRD của mẫu bột ZnO-Eu 1%


Hình 3.5 cho thấy các đỉnh nhiễu xạ hình thành rõ ràng tại các vị trí góc
nhiễu xạ 2θ: 31,86º; 34,5º; 36,3º; 47,6º; 56,6º; 62,9º; 67,9º tương ứng với các
mặt phẳng tinh thể (100), (002), (101), (102), (110), (103) và (112) của mạng
đa tinh thể ZnO lục giác Wurtzite, tương tự như quan sát trên các mẫu ZnO-
Eu(00-36-1451). Các đỉnh XRD tương đối theo hướng [101] là mạnh nhất, cho
thấy sự ưu tiên định hướng mạng tinh thể theo các hướng tinh thể này. Trong
các mẫu ZnO-Eu ở các nồng độ Eu khác nhau, các mẫu không có sự khác biệt
khi nghiên cứu đặc trưng nhiễu xạ tia X.

33
3.1.2.2. Phổ FT-IR của ZnO-Eu

Hình 3.4: Phổ IR của nano ZnO-Eu


Kết quả cho thấy, phổ IR của ZnO- Eu (hình 3.4) xuất hiện đỉnh ở vị trí
3381,21 cm-1 cho dao động hóa trị của liên kết (O-H) trong phân tử nước, đỉnh
2926,01 cm-1 và 2364,73 cm-1 đặc trưng cho dao động của liên kết C-H; đỉnh
893,04 cm-1 đặc trưng cho dao động của nhóm O-H trong axit; đỉnh 1558,48
cm-1 đặc trưng cho nhóm COO- và đỉnh 550 cm-1 đặc trưng dao động hóa trị
của liên kết (Zn-O). Việc không xuất hiện pic đặc trưng nào khác nữa chứng tỏ
Eu không tham gia tạo thành liên kết hóa học dạng phức và cũng phù hợp với
kết quả phân tích XRD ở mục 3.1.2.1.

34
3.1.2.3. Phổ Raman

a)

b)

Hình 3.5: Phổ Raman của ZnO (a) và ZnO-Eu 1% (b)


Kết quả đo phổ tán xạ Raman đặc trưng để phân tích các dao động mạng tinh
thể ZnO-Eu và ZnO. Việc các đỉnh phổ Raman ghi nhận trên các mẫu bột ZnO pha
tạp Eu3+ xuất hiện ở các vị trí tương tự như quan sát trên các mẫu ZnO không pha tạp
chứng tỏ nồng độ tạp Eu3+ khuyếch tán vào mạng ZnO không đáng kể. Điều này hoàn
toàn phù hợp với kết quả tính hằng số mạng từ giản đồ nhiễu xạ tia X.

35
3.1.2.4. Phổ huỳnh quang
Khi nano ZnO kích thước càng nhỏ thì bước sóng cực đại trong phổ UV
chuyển dịch về phía sóng ngắn. Theo tài liệu [32] thì với cỡ hạt khoảng 8-10
nm cực đại hấp thụ ở 362 nm. Trong thí nghiệm của khóa luận, bằng cách đặt
các bước sóng kích thích khác nhau từ 320-350 nm và quét phổ huỳnh quang
từ 400nm đến 900 nm của dung dịch ZnO 1000 ppm và ZnO-Eu 1000 ppm.
Kết quả thu được ở bước sóng kích thích 325 nm thì phổ huỳnh quang cho tín
hiệu tốt nhất (hình 3.6).
Cũng theo tài liệu [9] thì khi bước sóng kích thích tăng dần từ 190 nm
đến 270 nm với ZnO- Eu kích thước 10 nm thì xuất hiện cực đại huỳnh quang
tại bước sóng 613 nm. Nhận định này phù hợp với kết quả khảo sát của nghiên
cứu này là cực đại huỳnh quang của ZnO và ZnO- Eu khi kích thích ở bước
sóng 325 nm là khoảng 600 nm.

a) b)

Hình 3.3: Phổ huỳnh quang của dung dịch ZnO-Eu(a) và ZnO(b)
3.2. Ứng dụng nano ZnO-Eu trong phân tích các kháng sinh nhóm
quinolon
3.2.1. Tính chất quang của kháng sinh
3.2.1.1. Phổ UV-Vis
Tiến hành thí nghiệm theo mục 2.5.1 lấy 0,1ml các dung dịch
norfloxacin, ofloxacin, ciprofloxacin có nồng độ 10-4M cho vào các bình định
mức 10ml khác sau, sau đó định mức đến vạch bằng nước cất hai lần. Tiến hành
đo độ hấp thụ quang trong dải bước sóng từ 200nm đến 600nm thu được kết
quả như hình 3.7.
36
Hình 3.4: Phổ hấp thụ UV của norfloxacin, ofloxacin và ciprofloxacin
(nồng độ mỗi chất khoảng 10-6 M, cuvet 1 cm)
Từ hình 3.7 cho thấy norfloxacin có cực đại hấp thụ ở bước sóng 𝜆max=
274nm, ciprofloxacin có cực đại hấp thụ ở bước sóng 𝜆max= 274nm, ofloxacin
có cực đại hấp thụ ở bước sóng 𝜆max= 291nm. Phổ UV-VIS của ba chất này gần
như xen phủ lẫn nhau và có cực đại hấp phụ gần nhau vì vậy không thể phân
tích trực tiếp ba chất này trong cùng hỗn hợp bằng phương pháp phổ hấp thụ
phân tử UV-VIS. Đối với các phép đo huỳnh quang tiếp theo thì bước sóng
kích thích cực đại lựa chọn thích hợp với ba chất là 290nm.
3.2.1.2. Phổ huỳnh quang các kháng sinh
Lấy 0,2ml các dung dịch norfloxacin, ofloxacin, ciprofloxacin có nồng
độ 10-4M cho vào các bình định mức 10ml khác nhau, sau đó định mức đến
vạch bằng nước cất hai lần. Tiến hành đo cường độ phát xạ huỳnh quang của

37
từng chất trong dải bước sóng từ 350nm đến 800nm với bứớc sóng kích thích
𝜆=290nm. Kết quả thu được như hình 3.8.

Hình 3.5: Phổ huỳnh quang của norfloxacin, ciprofloxacin, ofloxacin


(nồng độ mỗi chất cỡ 2.10-6 M, cuvet 1 cm, 𝜆ex =290nm)
Kết quả thu được trên hình 3.8 cho thấy, norfloxacin có bước sóng phát
xạ cực đại tại 𝜆max= 441nm, ciprofloxacin có bước sóng phát xạ cực đại tại
𝜆max= 448nm, ofloxacin có bước sóng phát xạ cực đại tại 𝜆max= 498nm. Với kết
quả này cho thấy không thể xác định đồng thời ba chất này trong cùng hỗn hợp
bằng phương pháp huỳnh quang.

38
3.1.2.3. Ảnh hưởng của pH đến phổ huỳnh quang của norfloxacin,
ofloxacin và ciprofloxacin
Lấy 0,2ml các dung dịch norfloxacin, ofloxacin, ciprofloxacin có nồng
độ 10-4M cho vào các bình định mức 10ml khác sau, sau đó thêm 1ml dung
dịch đệm vạn năng có pH = 2, 4, 6, 7, 8, 10 rồi định mức đến vạch bằng nước
cất hai lần, thu được các dung dịch norfloxacin, ofloxacin, ciprofloxacin nồng
độ 2.10-6 M ở các pH khác nhau. Tiến hành đo cường độ huỳnh quang cực đại
của từng chất ở từng pH khác nhau với bước sóng kích thích là 290 nm, so sánh
với mẫu trắng là ZnO- Eu, thu được kết quả như hình 3.9.

Hình 3.6: Ảnh hưởng của pH đến khả năng phát huỳnh quang của
norfloxacin, ofloxacin và ciprofloxacin
Kết quả từ hình 3.9 cho thấy khi pH tăng từ 2 đến 4 của ba chất cường
độ huỳnh quang thay đổi không đáng kể, khi pH tăng từ 4 đến 10 cường độ
huỳnh quang giảm đối với cả ba chất. Vì pKa của norfloxacin là 6,34 và 8,75,
ciprofloxacin có pKa là 6,09 và 8,62, ofloxacin có pKa là 6,05 và 8,22. Với các
pH nhỏ hơn pKa thì chất tồn tại dưới dạng axit và có khả năng phát huỳnh
quang mạnh nhất, còn với các pH lớn hơn pKa tồn tại dưới dạng bazo có khả

39
năng phát huỳnh quang kém. Như vậy để cường độ huỳnh quang là cao nhất và
ổn định nhất phù hợp cho cả ba chất thì pH = 3,5 được chọn là điều kiện tối ưu
(đệm vạn năng).
3.2.2. Ảnh hưởng của ZnO và Eu đến tính chất huỳnh quang của 3 chất
norfloxacin, ofloaxcin, ciprofloxacin.
Để khảo sát ảnh hưởng của ZnO, ZnO-Eu và Eu3+ đến khả năng phát
huỳnh quang của norfloxacin, ofloxacin và ciprofloxacin, tiến hành các thí
nghiệm song song gồm mỗi kháng sinh nồng độ 2.10-6M với Eu3+ nồng độ
0,2ppm, ZnO nồng độ 5ppm, ZnO-Eu nồng độ 5ppm. Các dung dịch sau khi
pha xong được để trong hộp tối, sau 10 phút tiến hành đo phổ huỳnh quang ở
bước sóng kích thích 𝜆=290nm, thu được kết quả như hình 3.10, 3.11, 3.12.

Hình 3.7: Ảnh hưởng của Eu3+, ZnO, ZnO-Eu đến phổ huỳnh quang của
norfloxacin
Kết quả ở hình 3.10 cho thấy, khi có mặt Eu3+, cường độ huỳnh quang
của norfloxacin có tăng chút ít nhưng không có sự chuyển dịch bước sóng phát
huỳnh quang cực đại. Điều này chứng tỏ không có phản ứng tạo phức giữa
norfloxacin và Eu3+ trong điều kiện thí nghiệm. Tuy nhiên, sự có mặt của nano
ZnO và ZnO- Eu đã làm cho thấy có phản ứng xảy ra khi giả thiết có sự tạo
40
thành ZnO ↔ Zn2+ sau đó Zn2+ phản ứng với norfloxacin và làm chuyển dịch
cực đại phát huỳnh quang cũng như tăng đáng kể cường độ huỳnh quang của
norfloxacin. Khi có mặt ZnO- Eu thì cực đại huỳnh quang tăng đáng kể cho
thấy có thể sử dụng nano ZnO- Eu trong việc tăng đô nhạy phép phân tích
huỳnh quang norfloxacin.

Hình 3.8: Ảnh hưởng của Eu3+, ZnO, ZnO-Eu đến phổ huỳnh quang của
ofloxacin
Kết quả thí nghiệm ở hình 3.11 lại chứng tỏ rằng cả 3 trường hợp khi có
ZnO, Eu3+ hoặc ZnO- Eu3+ có sự dịch chuyển cực đại huỳnh quang của
ofloxacin chứng tỏ chất này có phản ứng với cả ZnO và Eu3+ và làm tăng đáng
kể cường độ huỳnh quang trong trường hợp có ZnO-Eu.

41
Hình 3.9: Ảnh hưởng của Eu3+, ZnO, ZnO-Eu đến phổ huỳnh quang của
ciprofloxacin
Khác với norfloxacin và ofloxacin, cả 3 phổ huỳnh quang của Ciproxacin
với ZnO, ZnO- Eu và Eu3+ đều có cực đại gần trùng nhau và khác xa so với
cực đại huỳnh quang của ciprofloxacin. Điều này cũng lý giải có phản ứng của
ciprofloxacin với ZnO và Eu3+.
Nhận xét chung: Như vậy, có sự chuyển dịch phổ phát xạ huỳnh quang
của cả 3 kháng sinh norfloxacin, offloxacin và ciprofloxacin khi có Eu3+, ZnO,
ZnO-Eu. Khi có mặt của Eu3+, cực đại huỳnh quang của offloxacin và
ciprofloxacin chuyển dịch về phía sóng ngắn, cường độ huỳnh quang tăng lên
chứng tỏ các kháng sinh quinolon có phản ứng tạo phức với Eu3+. Ngoài ra khi
thêm vào dung dịch norfloxacin ZnO hoặc ZnO-Eu sự chuyển dịch 𝜆max rõ rệt
hơn và cường độ huỳnh quang tại 𝜆max cao hơn, đặc biệt khi có ZnO- Eu. Chứng
tỏ có thể sử dụng ZnO-Eu có khả năng tăng độ nhạy của phép phân tích huỳnh
quang 3 kháng sinh này.

42
Để hình dung rõ hơn sự thay đổi cực đại huỳnh quang của 3 kháng sinh
nghiên cứu khi có ZnO-Eu, các phổ huỳnh quang của 3 chất được tổng hợp lại
ở hình 3.13.

Hình 3.10: Ảnh hưởng của ZnO-Eu đến phổ huỳnh quang của norfloxacin,
ofloxacin, ciprofloxacin
Như vậy, khi có ZnO- Eu và kích thích ở bước sóng 290 nm thì cực đại
huỳnh quang của norfloxacin, ofloxacin, ciprofloxacin đạt được là 420, 455,
425 nm.
Điểm đặc biệt là cực đại huỳnh quang của norfloxacin và ciprofloxacin
tuy khác nhau không nhiều nhưng vẫn lệch trên 5 nm (hình 3.8) thì khi có mặt
ZnO-Eu lại không có sự khác biệt đáng kể của cực đại phát huỳnh quang giữa
norfloxacin và ciprofloxacin (hình 3.13) trong khi có sự khác biệt đáng kể với
phổ huỳnh quang của ofloxacin. Điều này cho thấy nếu chỉ bằng phương pháp
huỳnh quang thông thường thì càng không thể xác định riêng rẽ từng kháng
sinh. Vì vậy, với sự khác nhau không nhiều về cực đại của phổ huỳnh quang

43
giữa norfloxacin và ciprofloxacin khi có ZnO- Eu nếu muốn phân tích đồng
thời chúng sẽ phải áp dụng chương trình học sâu (deep learning) cho phổ huỳnh
quang.
3.2.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ nồng độ ZnO-Eu/ kháng sinh đến phổ huỳnh
quang của các kháng sinh
Để khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ nồng độ mol ZnO-Eu/ kháng sinh đến
phổ huỳnh quang của chúng ta tiến hành thí nghiệm như mục 2.5.2.2 bằng cách
cố định lượng kháng sinh và tăng dần lượng ZnO-Eu. Kết quả thu được biểu
diễn ở các hình 3.14; 3.15 và 3.16.

Hình 3.11: Ảnh hưởng của tỷ lệ mol ZnO/norfloxacin đến phổ huỳnh quang
của nofloxacin

44
Hình 3.12: Ảnh hưởng của tỷ lệ mol ZnO/ofloxacin đến phổ huỳnh quang của
ofloxacin

Hình 3.13: Ảnh hưởng của tỷ lệ mol ZnO/ciprofloxacin đến phổ huỳnh quang
của ciprofloxacin

45
Kết quả ở hình 3.13, 3.14, 3.15 cho thấy khi tỷ lệ mol giữa ZnO/kháng
sinh tăng lên thì cường độ huỳnh quang của norfloxacin, ofloxacin và
ciprofloxacin đều tăng, nhưng khi tỷ lệ mol giữa ZnO/kháng sinh tăng lên một
ngưỡng nhất định thì cường độ huỳnh quang của ba chất có xu hướng giảm đi.
Từ kết quả thu được ở các hình 3.13, 3.14, 3.15 ta lựa chọn được tỷ lệ mol
ZnO/kháng sinh tối ưu đối với norfloxacin là 69, ciprofloxacin là 69 và
ofloxacin là 139.
3.2.4. Ảnh hưởng của thời gian đến cường độ huỳnh quang các kháng sinh
norfloxacin, ofloxacin, ciprofloxacin khi có mặt của ZnO-Eu
Để khảo sát sự ổn định cường độ huỳnh quang thì các thí nghiệm sau
được tiến hành đánh giá ảnh hưởng của thời gian. Lấy 0,2ml các dung dịch
norfloxacin, ciprofloxacin, ofloxacin 10-4M vào các bình định mức 10ml khác
nhau, sau đó thêm tiếp 1ml dung dịch đệm pH = 3,5, 100µL dung dịch ZnO-Eu
1000 ppm chuẩn bị ở mục 2.5, sau đó định mức tới vạch bằng nước cất 2 lần.
Để các dung dịch đã chuẩn bị trong hộp tối, sau các khảng thời gian 0, 2, 4, 6,
10, 15, 20 phút tiến hành đo cực đại huỳnh quang tại bước sóng kích thích là
290nm thu được kết quả như hình 3.17.

46
Hình 3.14: Ảnh hưởng của thời gian đến phổ huỳnh quang của
norfloxacin, ofloxacin và ciprofloxacin khi có mặt ZnO-Eu
Kết quả thu được cho thấy đối với norfloxacin cường độ huỳnh quang ổn
định sau 10 phút, sau đó cường độ huỳnh quang giảm dần, điều đó xảy ra tương
tự với ofloxacin và ciprofloxacin. Để phù hợp với điều kiện thực nghiệm cho
kết quả ổn định cường độ huỳnh quang được đo ở phút thứ 10.
3.2.5. Đường chuẩn xác định các quinolon khi có mặt ZnO- Eu
Tiến hành xây dựng đường chuẩn biểu diễn sự phụ thuộc của cực đại
huỳnh quang mỗi kháng sinh trong khoảng nồng độ từ 10-6M đến 10-5M khi có
mặt và không có mặt của nano ZnO-Eu (dung dịch so sánh là ZnO và ZnO- Eu)
để đánh giá độ nhạy của phương pháp. Đường chuẩn xác định từng kháng sinh
thu được ở hình 3.18, 3.19, 3.20.

47
Hình 3.15: Đường chuẩn của norfloxacin khi có và không có ZnO-Eu

Hình 3.16: Đường chuẩn của ofloxacin khi có và không có ZnO-Eu

48
Hình 3.17: Đường chuẩn của ciprofloxacin khi có và không có ZnO-Eu
Phương trình hồi quy của đường chuẩn riêng rẽ của từng kháng sinh khi
có và không có nano ZnO-Eu thu được ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Phương trình đường chuẩn (y = ax+b) của từng kháng
sinh riêng rẽ khi có mặt của ZnO-Eu và không có mặt ZnO-Eu

Kháng sinh Phương trình hồi R2 a b Pvalue


quy của
hệ số
b

Không Norfloxacin y=281,85x+153.86 0,997 281,85 153,86 0,07



Ofloxacin y=218,98x+67,702 0,998 218,98 67,70 0,127
ZnO-Eu
CPX y=180,28x+56,046 0,998 180,28 56,05 0,149

Có Norfloxacin y=315,45x+170.5 0,997 315,45 170,5 0,07

49
ZnO-Eu Ofloxacin y=245,91x+91,943 0,998 245,91 91,94 0,129

CPX y=214,61x+37,786 0,999 214,61 37,78 0,232

Từ kết quả thu được ở bảng 3.1, thấy được rằng khi có mặt của ZnO-Eu
hệ số góc của các phương trình đường chuẩn cao hơn hẳn khi không có ZnO-
Eu. Điều đó chứng tỏ rằng nano ZnO-Eu tăng độ nhạy của phép phân tích.
Các hệ số chặn (giá trị b) trong phương trình hồi qui có trị số P ( Pvalue) >0,05
chứng tỏ phương pháp không mắc sai số hệ thống.
Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng tính được từ đường chuẩn
theo qui tắc 3σ được thể hiện trong bảng 3.2.
3.3 Sy
LOD = trong đó: Sy là độ lệch chuẩn của đường chuẩn, b là hệ số
𝑏
góc của đường chuẩn
LOQ = 10. Sy/b
Bảng 3.2: LOD và LOQ tính được theo đường chuẩn

Kháng sinh Phương trình hồi LOD LOQ


quy (mol/L) (mol/L)

Không có Norfloxacin y=281,85x+153,86 8,02.10-7 2,43.10-6


ZnO-Eu
Ofloxacin y=218,98x+67,702 6,0.10-7 1,82.10-6

CPX y=180,28x+56,046 6,54.10-7 1,98.10-6

Có Norfloxacin y=315,45x+170,5 7,94.10-7 2,4.10-6


ZnO-Eu Ofloxacin y=245,91x+91,943 7,3.10-7 2,21.10-6

CPX y=214,61x+37,786 4,78.10-7 1,45.10-6

3.2.6. Thử nghiệm phân tích mẫu thực tế


* Mẫu phân tích: G-Flo 200 (chứa 200mg ofloxacin/viên) Gracure
Pharmaceuticals LTD, Incarxol (400mg norfloxacin/viên) Laboratorios Lesvi,
50
S.L, Scanax 500 (500mg ciprofloxacin/viên) Stellapharm J.V.Co, Ltd –
Branch1
* Chuẩn bị mẫu: Cân 10 viên thuốc mỗi loại kháng sinh oflxacin,
norfloxacin, ciprofloxacin, sau đó đem nghiền thành bột.
Cân 0,0231g thuốc có chứa ofloxacin, 0,0258g thuốc chứa ciprofloxacin,
0,0342g thuốc chứa nofloxacin cho vào các cốc thủy tinh dung tích 100ml khác
nhau, sau đó thêm tiếp vào mỗi cốc 20 ml nước cất, rồi đem rung siêu âm trong
vòng 40 phút. Sau đó, dung dịch được lọc qua giấy lọc băng xanh vào bình định
mức 50ml, rồi định mức tới vạch bằng nước cất hai lần. Sau đó lấy mỗi 1 ml
dung dịch từ các dung dịch đã định mức ở trên cho vào bình định mức 10ml
khác nhau, thêm 1 ml đệm vạn năng pH= 3,5 rồi định mức bằng nước cất thu
được các dung dịch mẫu chứa norfloxacin, ofloxacin, ciprofloxacin có nồng độ
cỡ 10-4M.
Tiến hành dựng đường chuẩn từ các dung dịch mẫu có chứa kháng sinh
nồng độ cỡ 10-4M ở trên. Lấy 0,1; 0,2; 0,5; 0,8 ml mỗi loại dung dịch mẫu cho
vào bình định mức 10ml, sau đó thêm 1ml dung dịch đệm ph = 3,5, sau đó thêm
tiếp các thể tích khác nhau của dung dịch ZnO-Eu 1000 ppm, rồi định mức bằng
nước cất hai lần đến 10,00 ml. Để các dung dịch trong hộp tối, sau 10 phút tiến
hành đo phổ huỳnh quang của từng dung dịch trong dải bước sóng từ 350nm
đến 650nm với bước sóng kích thích là 290 nm. Tiến hành thí nghiệm tương tự
như trên nhưng cho thêm 0,1ml dung dịch chuẩn nồng độ cỡ 10-4M vào mỗi
dung dịch và tiến hành đo huỳnh quang.
Kết quả thu được biểu diễn trên hình 3.21, 3.22, 3.23 cho thấy rằng hai
đường thêm chuẩn và không thêm chuẩn của mẫu phân tích gần như là song
song với nhau, điều đó chứng tỏ không có ảnh hưởng của nền mẫu đến phép
phân tích.

51
Norfloxacin
3500
3000 y = 333.81x + 501.5
2500 R² = 0.9986
I 2000
1500
y = 332.64x + 132.85
1000 R² = 0.9984
500
0
0 2 4 6 8 10
Nồng độ (µmol/L)
Linear (Không thêm chuẩn) Linear (Thêm chuẩn)

Hình 3.18: Đường thêm chuẩn và đường chuẩn của của norfloxacin

Ciprofloxacin
2500

2000
y = 221.98x + 224.68
I R² = 0.9993
1500

1000
y = 221.19x + 24.353
R² = 0.9992
500

0
0 2 4 6 8 10

Nồng độ (µmol/L)

Linear (Không thêm chuẩn) Linear (Thêm chuẩn)

Hình 3.19: Đường thêm chuẩn và đường chuẩn của ciprofloxacin

52
Ofloxacin
3000

2500 y = 263.29x + 314.58


R² = 0.9988
I
2000

1500
y = 264.94x + 59.69
R² = 0.9992
1000

500

0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Nồng độ (µmol/L

Linear (Không thêm chuẩn) Linear (Thêm chuẩn)

Hình 3.20: Đường thêm chuẩn và đường chuẩn của ofloxacin


Bảng 3.3: Hàm lượng kháng sinh tính theo đường chuẩn

Phương trình đường Hàm lượng (mg) Độ chệch so với


chuẩn trên nhãn

Norfloxacin y=315,45x+170,5 418 4,5%

Ofloxacin y=245,91x+91,943 212 6%

Ciprofloxacin y=214,61x+37,786 499,7 0,6%

53
KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano ZnO pha tạp Eu và ứng dụng
trong phân tích một số kháng sinh quinolon thu được một số kết quả sau:
- Đã tổng hợp thành công vật liệu nano ZnO pha tạp Eu 1% có khả năng
làm tăng khả năng phát huỳnh quang của các kháng sinh norfloxacin, ofloxacin,
ciprofloxacin. Các phép đo xác định hình thái cấu trúc vật liệu như FE-SEM,
TEM cho thấy các hạt nano ZnO và ZnO-Eu đều có dạng là các hình ovan bo
tròn, kích thước tương đối đồng đều, kết đám thành từng khối, kích thước hạt
trung bình ~25nm, kết quả của giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD) cho thấy ZnO-
Eu có các đỉnh tương tự với ZnO. Dung dịch ZnO và ZnO-Eu đều có phổ huỳnh
quang nằm trong dải bước sóng từ 500-750nm với bước sóng kích thích là
325nm và cực đại huỳnh quang 𝜆max=613nm.
- Đã thăm dò khả năng ứng dụng nano ZnO-Eu vào phân tích ba kháng
sinh nhóm quinolon kết quả cho thấy khi có mặt của ZnO-Eu cường độ huỳnh
quang của dung dịch tăng lên và tỷ lệ thuận với nồng độ các kháng sinh. Chứng
tỏ vật liệu này có khả thi trong thực tế phân tích với bước sóng kích thích là
290nm, pH = 3,5, thời gian ủ là 10 phút và tỷ lệ ZnO-Eu/kháng sinh đối với
norfloxacin, ofloxacin và ciprofloxacin lần lượt là 69, 139, 69, khoảng tuyến
tính của đường chuẩn từ 10-6M đến 10-5M.
- Thử nghiệm phân tích riêng rẽ từng kháng sinh cho thấy không có sự
ảnh hưởng của nền mẫu thuốc đến kết quả phân tích. Kết quả xác định theo qui
trình phân tích cho thấy không có sự khác biệt đáng kể so với giá trị ghi trên
nhãn.

54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghĩa, N. Đ. (2007) Hóa học nano: Công nghệ nền và vật liệu gốc.
Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ.
2. Al-Deeb, O. A., Abdel-Moety, E. M., Abounassif, M. A., & Alzaben,
S. R. (1995). Stability-indicating high performance liquid chromatographic
method for determination of norfloxacin in bulk form and tablets. Bollettino
Chimico Farmaceutico, 134(9), 497-502.
3. Bagheri, M., Hamedani, N. F., Mahjoub, A. R., Khodadadi, A. A., &
Mortazavi, Y. (2014). Highly sensitive and selective ethanol sensor based on
Sm2O3-loaded flower-like ZnO nanostructure. Sensors and Actuators B:
Chemical, 191, 283–290.
4. Bárány, Z. B., Lore, A., Szasz, G. Y., Takacs-Novak, K., & Hermecz,
I. (1994). HPLC investigation of 11-amino undecanoic acid's ion pairing ability
on fluoroquinolon gyrase inhibitors. Journal of liquid chromatography, 17(9),
2031-2044.
5. Bharti, D. B., & Bharati, A. V. (2016). Synthesis of ZnO nanoparticles
using a hydrothermal method and a study its optical activity. Luminescence,
32(3), 317–320.
6. Bosma, R., Devasagayam, J., Singh, A., & Collier, C. M. (2020).
Microchip capillary electrophoresis dairy device using fluorescence
spectroscopy for detection of ciprofloxacin in milk samples. Scientific
Reports, 10(1), 1-8.
7. Carlucci, G., Mazzeo, P., & Fantozzi, T. (1993). Determination of
Ofloxacin in Pharmaceutical Forms by High-Performance Liquid
Chromatography and Derivative Uvspectrophotometry. Analytical
letters, 26(10), 2193-2201.
8. Chen, X., Wang, Q., Wang, X.J., Li, J., & Xu, G.B. (2021). Synthesis
and performance of ZnO quantum dots water-based fluorescent ink for anti-
counterfeiting applications. Scientific Reports, 11(1).

55
9. Choudhary, I., Shukla, R., Sharma, A., & Raina, K. K. (2020). Effect
of excitation wavelength and europium doping on the optical properties of
nanoscale zinc oxide. Journal of Materials Science: Materials in
Electronics, 31(22), 20033-20042.
10. Coleman, V. A., & Jagadish, C. (2006). Basic properties and
applications of ZnO. In Zinc oxide bulk, thin films and nanostructures, 1-20.
11. Cota-Sanchez, G., G. Soucy, A. Huczko, J. Beauvais, and D. Drouin
(2004). Effect of Iron Catalyst on the Synthesis of Fullerenes and Carbon
Nanotubes in Induction Plasma. Journal of Physical Chemistry B 108 (50):
19210 -17.
12. Daneshvar, N., Aber, S., Dorraji, M. S., Khataee, A. R., & Rasoulifard,
M. H. (2007). Photocatalytic degradation of the insecticide diazinon in the
presence of prepared nanocrystalline ZnO powders under irradiation of UV-C
light. Separation and purification Technology, 58(1), 91-98.
13. Deng, B., Su, C., & Kang, Y. (2006). Determination of norfloxacin
in human urine by capillary electrophoresis with electrochemiluminescence
detection. Analytical and bioanalytical chemistry, 385(7), 1336-1341.
14. Duclère, J. R., Novotny, M., Meaney, A., O’Haire, R., McGlynn, E.,
Henry, M. O., & Mosnier, J. P. (2005). Properties of Li-, P-and N-doped ZnO
thin films prepared by pulsed laser deposition. Superlattices and
Microstructures, 38(4-6), 397-405.
15. El-Yazbi, F. A. (1992). Spectrophotometric and spectrofluorimetric
determination of ofloxacin. Spectroscopy letters, 25(2), 279-291.
16. Ganjali, M.R. (2018) ‘Voltammetric Determination of Dopamine
Using Glassy Carbon Electrode Modified with ZnO/Al2O3 Nanocomposite’,
Int. J. Electrochem. Sci, 13, 2519–2529.
17. Ghosh, S. K., & Banerjee, M. (1996). Simultaneous determination of
tinidazole and norfloxacin from its pharmaceutical solid dosage form using
high performance liquid chromatography. Indian drugs, 33(3), 127-129.

56
18. Hernandez, M., Borrull, F., & Calull, M. (2000). Determination of
quinolons in plasma samples by capillary electrophoresis using solid-phase
extraction. Journal of Chromatography B: Biomedical Sciences and
Applications, 742(2), 255-265.
19. Holladay, J. W., Dewey, M. J., & Yoo, S. D. (1997). Quantification
of fluoxetine and norfluoxetine serum levels by reversed-phase high-
performance liquid chromatography with ultraviolet detection. Journal of
Chromatography B: Biomedical Sciences and Applications, 704(1-2), 259-263.
20. Hongxia Li, Jiyang Wang, Hong Liu, Changhong Yang, Hongyan
Xu,Xia Li and Hongmei Cui (2004), Sol-gel preparation of transparent zinc
oxide films with highly preferential crystal orientation, 77.
21. Hussain, M. S., Chukwumaeze-Obiajunwa, V., & Micetich, R. G.
(1995). Sensitive high-performance liquid chromatographic assay for
norfloxacin utilizing fluorescence detection. Journal of Chromatography B:
Biomedical Sciences and Applications, 663(2), 379-384.
22. Jaber, A. M. Y., & Lounici, A. (1994). Polarographic behaviour and
determination of norfloxacin in tablets. Analytica chimica acta, 291(1-2), 53-
64.
23. Jaber, A. M. Y., & Lounici, A. (1994). Adsorptive differential-pulse
stripping voltammetry of norfloxacin and its analytical
application. Analyst, 119(11), 2351-2357.
24. Khan, S. B., Faisal, M., Rahman, M. M., & Jamal, A. (2011). Low-
temperature growth of ZnO nanoparticles: photocatalyst and acetone
sensor. Talanta, 85(2), 943-949
25. Lacroix, P. M., Curran, N. M., & Sears, R. W. (1996). High-pressure
liquid chromatographic methods for ciprofloxacin hydrochloride and related
compounds in raw materials. Journal of pharmaceutical and biomedical
analysis, 14(5), 641-654.
26. Lahouidak, S., Soriano, M. L., Salghi, R., Zougagh, M., & Ríos, Á.
(2019). Graphene quantum dots for enhancement of fluorimetric detection

57
coupled to capillary electrophoresis for detection of
ofloxacin. Electrophoresis, 40(18-19), 2336-2341.
27. Ling, Fiona W.M., Hayder A. Abdulbari, and Sim Yee Chin (2019).
Synthesis and Characteristics of Silica Nano-Particles Using Modified Sol-Gel
Method in Microreactor. In Materials Today: Proceedings, 42,1–7.
28. Liu, X., Wu, X., Cao, H., & Chang, R. P. H. (2004). Growth
mechanism and properties of ZnO nanorods synthesized by plasma-enhanced
chemical vapor deposition. Journal of Applied Physics, 95(6), 3141–3147.
29. Liu, R. L., Xu, J. R., Liu, Y. G., & Yao, Z. (1994). Studies on
methods for determination of ciprofloxacin hydrochloride. Yaowu Fenxi
Zazhi, 14, 45-6.
30. Mazuel, C. (1991) Norfloxacin, Analytical Profiles of Drug
Substances and Excipients, 20(C), 557–600.
31. Miyazawa, N., Uematsu, T., Mizuno, A., Nagashima, S., &
Nakashima, M. (1991). Ofloxacin in human hair determined by high
performance liquid chromatography. Forensic science international, 51(1), 65-
77.
32. Ohkubo, T., Kudo, M., & Sugawara, K. (1991). High-performance
liquid chromatographic determination of ofloxacin in serum. Analytical
sciences, 7(5), 741-743.
33. T. Pauporte, F. Pelle, B. Viana, P. Aschehoug. (2007), “Synthesis
and Optical Properties of Pure and Eu+3 lon Doped ZnO Nanoparticles Prepared
Via Sol- Gel Method”, J. Phys. Chem C 111, 15427.
34. Pinheiro, B. S., Moreira, A. J., Gimenes, L. L. S., Freschi, C. D., &
Freschi, G. P. G. (2020). UV photochemical hydride generation using ZnO
nanoparticles for arsenic speciation in waters, sediments, and soils
samples. Environmental Monitoring and Assessment, 192(6), 1-13.
35. Pou-Clave, L., Campos-Barreda, F., & Pascual-Mostaza, C. (1991).
Determination of ciprofloxacin in human serum by liquid

58
chromatography. Journal of Chromatography B: Biomedical Sciences and
Applications, 563(1), 211-215.
36. Sahal, M., Hartiti, B., Ridah, A., Mollar, M., & Mari, B. (2008).
Structural, electrical and optical properties of ZnO thin films deposited by sol–
gel method. Microelectronics Journal, 39(12), 1425-1428.
37. Sakore, S., Choudhari, S., & Chakraborty, B. H. A. S. W. A. T.
(2010). Biowaiver monograph for immediate release solid oral dosage forms:
ofloxacin. Int J Pharm Pharm Sci, 2, 156-161.
38. Sharma, P. C., Jain, A., Jain, S., Pahwa, R., & Yar, M. S. (2010).
Ciprofloxacin: review on developments in synthetic, analytical, and medicinal
aspects. Journal of enzyme inhibition and medicinal chemistry, 25(4), 577-589.
39. Subrahmanyam, C. V. S., Reddy, S. E., & Redd, M. S. (1996). An
analytical method for estimation of ofloxacin in urine. Indian drugs, 33(2), 76-
78.
40. Tamer, A. (1990). Adsorptive stripping voltammetric determination
of ofloxacin. Analytica chimica acta, 231, 129-131.
41. Tan, G. L., and X. F. Yu (2009). Capping the Ball-Milled Cdse
Nanocrystals for Light Excitation. Journal of Physical Chemistry C 113 (20):
8724–29.
42. Te-Hua Fang, Yee-Shin Chang, Liang-Wen Ji, Stephen D. Prior,
Walter Water, Kuan-Jen Chen, Ching-Feng Fang, Chun-Nan Fang, Siu-Tsen
Shen. (2009). Photoluminescence characteristics of ZnO doped with Eu 3+
powders, Journal of Physics and Chemistry of Solids 70, 1015–1018
43. Vinod Kumar, Vijay Kumar, S. Som, M.M. Duvenhage, O.M.
Ntwaeaborwa, H.C. Swart. (2014). Effect of Eu doping on the
photoluminescence properties of ZnO nanophosphors for red emission
applications, Applied Surface Science 308, 419–430.
44. Zhang, Yousheng, Lisheng Wang, Xiaohua Liu, Yunjie Yan,
Changqiang Chen, and Jing Zhu (2005). Synthesis of Nano/Micro Zinc Oxide
Rods and Arrays by Thermal Evaporation Approach on Cylindrical Shape
59
Substrate. Journal of Physical Chemistry B 109 (27): 13091–93.
45. Zhao, D., Song, H., Hao, L., Liu, X., Zhang, L., & Lv, Y. (2013).
Luminescent ZnO quantum dots for sensitive and selective detection of
dopamine. Talanta, 107, 133-139.

60

You might also like