You are on page 1of 15

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


-------------------------

BÀI DỰ ÁN
VỀ SỰ NHẬN THỨC VÀ QUAN TÂM CỦA GIỚI
TRẺ ĐỐI VỚI RỪNG CÂY VIỆT NAM

Giảng viên: Nguyễn Thảo Nguyên


Mã lớp học phần: 21D1STA50800548
Danh sách sinh viên nhóm:
1. Trần Thị Minh Tâm - 31201027012
2. Đào Thị Duyên - 31201026786
3. Dương Nhật Vy - 31201025777
4. Lê Thành Đạt - 31201022152
5. Trịnh Hiếu Hiền - 31201020298

TP. Hồ Chí Minh, 15 tháng 6 năm 2021


NỘI DUNG CHÍNH
I. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN
1. Đặt vấn đề …………………………………………………………….2
2. Mục tiêu hướng tới…………………………………………………....2
II. TỔNG QUAN VỀ RỪNG VIỆT NAM
1. Thực trạng rừng Việt Nam …………………………………………....2
2. Nguyên nhân làm giảm diện tích rừng ………………………………..4
3. Hậu quả của việc giảm diện tích rừng………………………………...4
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………....5
2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………...6
3. Giải pháp nâng cao nhận thức sinh viên về rừng …………………....10
IV. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU, ỨNG DỤNG THỐNG KÊ
1. Ứng dụng kiểm định giả thiết vào thực tế …………………………...10
2. Ứng dụng dự phóng………………………………………………….11
3. Đề xuất giải pháp tăng diện tích rừng trong tương lai……………….13
V. NHẬN XÉT CHUNG VỀ DỰ ÁN………………………......…………….14
VI. KẾT LUẬN………………………………………………………………...14

Các nguồn tài liệu tham khảo: Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê, Tổng
cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1
I. Giới thiệu dự án
1. Đặt vấn đề
Theo Giám sát Rừng Toàn
cầu (Global Forest Watch –
GFW), từ năm 2001 đến năm
2018, Việt Nam đã mất đi hơn
2.6 triệu ha rừng, tương đương
với giảm 16% diện tích rừng so
với năm 2000. Những cánh
rừng Việt Nam đang phải đối
mặt với nhiều nguy cơ. Thế
nhưng, đa số chúng ta, đặc biệt
là giới trẻ hiện nay lại ít quan
tâm đến vấn đề này. Do vậy, nhóm sinh viên chúng em đã thực hiện cuộc khảo sát dựa
trên sự quan tâm của sinh viên đối với rừng Việt Nam, đồng thời tìm hiểu và phân tích
kỹ hơn về thực trạng cũng như vai trò của rừng trong cuộc sống của con người. Từ đó
chúng em sẽ có đề xuất giải pháp phù hợp để nâng cao nhận thức và sự quan tâm của
giới trẻ, đặc biệt là độ tuổi sinh viên đến rừng Việt Nam.
2. Mục tiêu hướng tới
“Cuộc khảo sát về nhận thức và mức độ quan tâm của giới trẻ đối với rừng Việt
Nam” được thực hiện với mục tiêu:
- Tổng quan kiến thức về rừng Việt Nam của giới trẻ hiện nay.
- Đề xuất giải pháp và tuyên truyền nâng cao hiểu biết về rừng Việt Nam.

II. Tổng quan về rừng Việt Nam


1. Thực trạng rừng Việt Nam
- Do việc khai thác quá mức của con người cùng với thiên tai cháy rừng liên tục
xảy ra, tài nguyên rừng của Việt Nam đã bị suy giảm đến mức báo động. Sự
suy giảm tài nguyên rừng biểu hiện trước hết và rõ nét thông qua việc suy
giảm diện tích. Trước đây phần lớn đất nước Việt Nam có rừng che phủ tương
đối dày, nhưng chỉ khoảng một thập kỷ qua, rừng bị suy thoái nặng nề và chỉ
còn che phủ được 43% diện tích đất tự nhiên.
- Tuy nhiên trong những năm qua, do tác động của nhiều nguyên nhân khách
quan lẫn chủ quan nên rừng của nước ta đã dần hồi phục cả về số lượng và
chất lượng rừng.

2
a) Về diện tích
- Qua bảng số liệu của Tổng cục Thống kê, từ năm 2008 đến năm 2020 tổng
diện tích rừng của nước ta liên tục tăng (tăng 1.5 triệu ha trong vòng 50 năm,
trung bình mỗi năm tăng 0.125 triệu ha). Trong đó đặc biệt tăng nhanh ở giai
đoạn 2011 – 2012 (tăng 0.4 triệu ha) và giai đoạn 2015 – 2016 (tăng 0.3 triệu
ha), nhưng giảm nhẹ từ năm 2013 đến năm 2014 (0.2 triệu ha). Sự sụt giảm
ấy là do từ năm 2014, chính phủ đã bắt đầu ban hành hạn chế cấp chỉ tiêu khai
thác chính gỗ rừng tự nhiên.

- Từ sự kiện năm 2014, tổng diện tích rừng đang ở mức 10.1 triệu ha (chạm đáy
trong giai đoạn này) và cũng không thể hồi phục về như mức 10.3 triệu ha
trước đó. Nên kể từ năm 2017, chính phủ đã mạnh tay hơn khi không cấp chỉ
tiêu khai thác chính gỗ rừng tự nhiên trên toàn quốc.
- Xuyên suốt từ năm 2008 - 2020, công tác trồng rừng được đẩy mạnh đã phần
nào làm cho diện tích rừng tăng lên. Minh chứng rõ cho điều đó ta có thể nhận
ra rằng tổng diện tích rừng trồng tăng lên rõ rệt và là thành phần chính dẫn tới
sự gia tăng trong tổng diện tích rừng trong khi diện tích rừng tự nhiên hầu như
không đổi, giao động ở mức 10.3 triệu ha.
b) Về độ che phủ
- Cùng với sự biến động của diện tích rừng, độ che phủ rừng cũng tăng dần qua
các năm: diện tích rừng liên tục tăng kéo theo sự gia tăng của độ che phủ rừng
(tăng từ 38.7% đến 42% - tăng 3.3%). Diện tích rừng tăng nhanh ở giai đoạn
2011- 2012 dẫn đến độ che phủ cũng tăng nhanh trong giai đoạn này (tăng 1%
trong khi trung bình từ năm 2008 – 2020 chỉ tăng 0.275%), và cũng giảm từ
năm 2013 đến năm 2014 (0.6%).

3
- Nhờ hai sự kiện năm 2014 và năm 2017 mà tỷ lệ che phủ rừng cũng tăng và
giữ vững trên mức 40%.

2. Nguyên nhân làm giảm diện tích rừng


(Nguồn số liệu tham khảo: tongcuclamnghiep.gov.vn)
- Đốt nương làm rẫy: sống du canh du cư; trong tổng số diện tích rừng bị mất
hàng năm thì khoảng 40 – 50% là do đốt nương làm rẫy. Ở Đắk Lắk trong thời
gian từ 1991 – 1996 mất trung bình 3.000 – 3.500 ha rừng/ năm, trong đó trên
1/2 diện tích rừng bị mất do làm nương rẫy.
- Chuyển đất có rừng sang đất sản xuất các cây kinh doanh, đặc biệt là phá
rừng để trồng các cây công nghiệp như cà phê ở Tây Nguyên chiếm 40 – 50%
diện tích rừng bị mất trong khu vực.
- Do ảnh hưởng của bom đạn và các chất độc hóa học trong chiến tranh,
riêng ở miền Nam đã phá hủy khoảng 2 triệu ha rừng tự nhiên.
- Khai thác không có kế hoạch, kỹ thuật khai thác lạc hậu làm lãng phí tài
nguyên rừng, khai thác quá mức vượt khả năng phục hồi tự nhiên của rừng.
- Do cháy rừng, nhất là các rừng tràm, rừng thông, rừng khộp rụng lá.
- Chưa có biện pháp quản lý và khai thác rừng hợp lý, nạn khai thác gỗ lậu
vẫn xảy ra ở nhiều địa phương.
3. Hậu quả của việc giảm diện tích rừng
- Biến đổi khí hậu: việc phá rừng gây nên hiệu ứng nhà kính, làm trái đất ấm
dần lên, hạn hán, nước biển dâng cao, ô nhiễm môi sinh, đói kém và phát sinh
nhiều dịch bệnh.
- Thiếu nước: Theo ước tính của Social Forestry, với tình trạng phá rừng như
hiện nay đến năm 2050, có đến 20% dân số trên thế giới bị thiếu nước. Bên
cạnh đó, có thể có nguy cơ gây nạn đói vì thiếu nước trong sản xuất nông
nghiệp gây khan hiếm lương thực, thực phẩm.
4
- Mưa bão, sạt lở, lũ quét: Phá rừng khiến cho thảm thực vật trên lưu vực bị
suy giảm nghiêm trọng. Kéo theo đó là làm giảm khả năng cản dòng chảy, lũ
lụt đi nhanh hơn, nước dâng cao nhanh chóng. diện tích rừng phòng hộ, rừng
đầu nguồn bị chặt phá gây mất khả năng điều tiết nước ở thượng nguồn khi
xảy ra mưa lớn. khiến cho cường độ của nước dâng lên cao, lũ đi nhanh hơn.
- Mất đa dạng sinh học: Phá rừng làm thay đổi môi trường sống của sinh vật
quá nhanh khiến chúng không kịp thích ứng với môi trường mới. Điều này có
nghĩa là khả năng chúng sống sót được là rất thấp và nguy cơ tuyệt chủng là
rất cao.

III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu


1. Đối tượng

Khảo sát được thực hiện bởi 147 người trẻ, chủ yếu là học sinh, sinh viên đang
học tập và làm việc trên địa bàn TP.HCM.

STT NAM NỮ ĐỘ TUỔI


1 10 31 15 - 18
2 27 49 19 - 22

3 10 12 23 - 26
4 3 5 Trên 26

5
2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý số liệu, nghiên cứu mối liên
hệ để làm rõ được mức độ hiểu biết và quan tâm của giới trẻ, đặc biệt là sinh
viên đối với tài nguyên rừng Việt Nam.
a) Mức độ quan tâm và nhận thức của giới trẻ
Phân tích số liệu trực tiếp từ đơn khảo sát với 147 người, cho kết quả:

Nhận xét: Đa số các bạn trẻ cập nhật thông tin về rừng từ nền tảng mạng xã hội
hoặc qua thời sự, báo đài.

6
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CẦN THIẾT CỦA VIỆC BẢO
VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG VN THEO NHỮNG GÌ TẦN SỐ TẦN SUẤT
BẠN BIẾT
Rất cấp bách/Rất cần thiết 96 65,31%
Cần quan tâm nhiều hơn/Khá cần thiết 49 33,33%
Không cần quan tâm/Mình thấy không cần thiết lắm 2 1,36%
TỔNG 147 100%

Nhận xét: Trên 98% bạn trẻ cho rằng, việc bảo vệ rừng Việt Nam là một vấn đề cần
thiết và cấp bách.
➔ Con số này cho thấy hầu hết giới trẻ đều có thái độ tích cực và đánh giá cao
tầm quan trọng trong việc bảo vệ rừng.
Nhận xét: Trong câu hỏi kiến thức về rừng Việt Nam, chỉ có 20,4% các bạn trẻ trả
lời đúng ở câu hỏi về sự phát triển của rừng trồng, đó là trong hơn 1 thập kỷ qua diện

7
tích rừng trồng đang có xu hướng TĂNG LÊN. Còn lại 79.6% các bạn không biết
hoặc có thông tin sai.
➔ Các bạn trẻ tiếp nhận thông tin thụ động, không có sự tìm hiểu kỹ lưỡng.
➔ Giới trẻ chưa thực sự quan tâm về tài nguyên rừng Việt Nam.

Khi được hỏi rằng: “Nếu có một đợt chiến dịch xanh “Trồng cây gây rừng”, bạn sẵn
lòng quyên góp bao nhiêu vào quỹ nhằm thực hiện các chiến dịch xanh để gây rừng”.
Kết quả như sau:

8
Với độ tin cậy 95% thì mức sẵn lòng quyên góp trung bình của các bạn sinh viên, học sinh
cho chiến dịch xanh lần này là 54.0000 VND, nằm giữa 46.000 VND và 62.000 VND.
Nhận xét: Có thể thấy, mặc dù giới trẻ hiện nay chưa có nhiều sự quan tâm đến tài nguyên
rừng Việt Nam nhưng các bạn vẫn sẵn sàng đóng góp một mức tiền tương đối cao cho các
chiến dịch xanh (54.000 VND).
➔ Giới trẻ hiện nay có tinh thần trách nhiệm đối với các lợi ích cộng đồng và là một dấu
hiệu tích cực cần được tiếp tục phát huy.
b) Ảnh hưởng của bài khảo sát đến giới trẻ

Sau khi thực hiện bài khảo sát, có 51% (chiếm hơn một 1/2) các bạn trẻ cho biết chắc
chắn sẽ tìm hiểu về tài nguyên rừng Việt Nam và 43,5% các bạn sẽ cân nhắc tìm hiểu
thêm.
9
➔ Bài khảo sát đã mang lại ảnh hưởng tích cực đối với các bạn, khơi gợi và kích
thích sự quan tâm của các bạn đến tài nguyên rừng Việt Nam.
c) Nhận xét về thực trạng hiểu biết của giới trẻ về rừng
- Tích cực:
+ Theo số liệu thống kê, sinh viên đều có cho mình một số nơi để cập nhật
thông tin về rừng, tiêu biểu như: Tivi, báo chí chính thống và các bài đăng
trên các nền tảng mạng xã hội.
+ Hầu như mọi sinh viên đều được giáo dục và ý thức được chức năng của
rừng nên có đến 98% các bạn tham gia khảo sát cho rằng bảo vệ rừng là
nhiệm vụ rất cấp bách và cần thiết và cần quan tâm.
+ Các bạn có tinh thần trách nhiệm đối với tài nguyên rừng, sẵn lòng quyên
góp cho các chiến dịch xanh một mức trung bình khá cao: 54.000.000
VND.
+ Sau bài khảo sát, hầu hết các bạn có ý muốn tìm hiểu thêm về rừng.
- Tiêu cực:
+ Mặc dù cá nhân mỗi bạn đều có nhận thức rất tốt về việc bảo vệ rừng
nhưng mức độ hiểu biết về rừng của các bạn còn chưa cao.
+ Giới trẻ vẫn chưa thực hiện chủ động tìm hiểu về rừng. Mặt khác, các bạn
chỉ cập nhật thông tin về rừng khi đây đang là một chủ đề hot, nhiều người
quan tâm trên mạng xã hội (có thể thấy rõ điều này qua câu trả lời về nơi
mà các bạn thường cập nhật thông tin về rừng).

3. Giải pháp nâng cao hiểu biết của giới trẻ


- Thành lập các tổ chức, dự án, câu lạc bộ bảo vệ môi trường nói chung và bảo
vệ rừng nói riêng.
- Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục của tất cả các
bậc học trong hệ thống giáo dục.
- Tổ chức các cuộc thi liên quan đến các nguồn tài nguyên Việt Nam, bao gồm
tài nguyên rừng cho giới trẻ tại các trường học và khu phố.
- Tổ chức các buổi workshop cho sinh viên với chủ đề xanh.
- Tổ chức các buổi ngoại khóa, cắm trại tại vườn quốc gia, kích thích niềm yêu
thích của sinh viên với thiên nhiên.

IV. Phân tích số liệu - Ứng dụng thống kê


1. Ứng dụng kiểm định giả thiết vào thực tế
- Với mục đích góp một phần nhỏ vào việc gia tăng diện tích rừng Việt Nam,
chúng em dự định sẽ tổ chức một "Đêm nhạc xanh" để gây quỹ và đóng góp
toàn bộ số tiền vào dự án “Một triệu cây xanh cho Việt Nam”. Để thực hiện
điều đó, ban tổ chức quyết định gây quỹ với số tiền 18.000.000 bằng cách bán
10
vé vào cổng cho đêm nhạc. Sau khi tính toán, chúng em dự tính bán trung bình
mỗi vé với giá 50.000. Để xác định giá vé đã phù hợp hay chưa, chúng em
thực hiện một mẫu khảo sát mức sẵn lòng quyên góp cho một đợt chiến dịch
xanh của sinh viên/học sinh, kiểm định với mức ý nghĩa 𝛼= 0,05, đặt giả thuyết
như sau:

Hₒ: 𝜇 ≤ 50000 : Giá vé trung bình nên thấp hơn hoặc bằng 50.000 VND

H𝛼: 𝜇 > 50000 : Giá vé trung bình nên cao hơn 50.000VND

Theo cách đặt giả thiết, đây là kiểm định phía phải, vì vậy: Giá trị p- Value (Upper
Tail) = 0,181 > 𝛼=0,05.

➔ Không đủ điều kiện để bác bỏ Hₒ.


➔ Cần phải có những điều chỉnh mức giá vé thấp hơn 50.000.
➔ Ban tổ chức quyết định giảm giá vé để tăng số lượng vé bán ra. Đồng thời, chúng
em sẽ bán thêm các món quà lưu niệm với giá rẻ hơn 50.000, từ đó tăng doanh
thu để đạt được mục tiêu đề ra.
2. Ứng dụng dự phóng

Từ dữ liệu đã khảo sát, bởi vì dữ liệu không ổn định và có tính xu hướng phản ánh sự
tăng dần theo thời gian, nhóm chúng em sử dụng phương pháp dự phóng xu hướng để
dự báo tổng diện tích rừng cho các năm tới, với dữ liệu như sau:

11
Sử dụng phương trình xu hướng tuyến tính: Tt = b0 + b1t (1)

Trong đó: Tt : Giá trị của chuỗi thời gian ở kỳ t

b0 : Tung độ gốc của đường xu hướng

b1 : Độ dốc của đường xu hướng

t : Thời gian

Công thức tính toán độ dốc b1 và hệ số chặn b1 như sau:

𝛴𝑡𝛴𝑌
𝛴𝑡𝑌𝑡 − 𝑛 𝑡
b1 = 2 𝑏0 = 𝑌 − 𝑏1 𝑡
(𝛴𝑡)
𝛴𝑡 2 − 𝑛

12
78
𝑡 = = 6.5
12
166.9
𝑌 = = 13.91
12

1104.9 − 78166.9
𝑏1 = 12 = 0.14
2
650 − 78
10
𝑏0 = 13.91 − 0.14 × 6.5 = 13
Vậy ta có phương trình xu hướng tuyến tính như sau:

Tt = 13 + 0.14t

Để dự báo tổng diện tích rừng năm 2020, tương ứng với giá trị t =13, ta có:

T13 = 13 + 0.14 ×13 = 14.82

Để dự báo tổng diện tích rừng năm 2021, tương ứng với giá trị t =14, ta có:

T14 = 13 + 0.14 ×14 = 14.96

Nhận xét: Qua quá trình tính toán, chúng em dự đoán rằng diện tích của rừng sẽ tiếp
tục tăng trong các năm tiếp theo. Đây là một dấu hiệu tích cực đối với môi trường cũng
như nguồn tài nguyên rừng Việt Nam.

3. Đề xuất giải pháp tăng diện tích rừng trong tương lai
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến lâm, giao đất giao rừng và thực hiện các chính
sách hưởng lợi từ rừng cho người dân miền núi.
- Tạo công ăn việc làm, đào tạo nghề, nâng cao năng lực quản lý kinh tế hộ gia
đình cho đồng bào dân tộc, hướng dẫn người dân áp dụng có hiệu quả các tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và khai thác.
- Đổi mới hệ thống quản lý ngành lâm nghiệp, xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp.
- Chấm dứt tình trạng tự do di cư - di canh bừa bãi.
- Làm tốt công tác truyền thông để nâng cao ý thức người dân.
- Tăng cường lực lượng và trang thiết bị đủ mạnh để bảo vệ rừng.
- Các biện pháp bảo vệ rừng phải được xây dựng trên cơ sở gắn với các hoạt
động phát triển rừng và hướng tới cộng đồng.

13
V. Nhận xét chung về dự án
- Dự án thực hiện với quy mô nhỏ nên chưa thu hút được số lượng lớn các bạn
trẻ tham gia khảo sát. Đồng thời, trong quá trình làm khảo sát, các bạn có thể
có những câu trả lời nhanh và chưa thực sự chính xác.
➔ Số liệu chỉ mang tính tổng quát chứ chưa thể phản ánh một cách chi tiết và
chính xác mức độ quan tâm và nhận thức của giới trẻ đến tài nguyên rừng
Việt Nam.
- Dự án chỉ khai thác những kiến thức và vấn đề cơ bản nhất của rừng, chưa
đào sâu vào nhiều khía cạnh của lĩnh vực này.
- Các giải pháp đề xuất còn dựa trên lý thuyết và góc nhìn chủ quan, cần thêm
thời gian để chứng minh độ thực tế cũng như hiệu quả của chúng.

--0--

KẾT LUẬN
Tài nguyên rừng là một tài nguyên vô cùng quý giá và có tầm quan trọng trong mọi
mặt đối với đời sống nhân dân cũng như trong công cuộc phát triển đất nước. Bên cạnh
những nỗ lực tiến hành các biện pháp bảo vệ cũng như gia tăng diện tích của Chính
phủ, chúng ta cần phải tự giác nâng cao ý thức của mỗi người dân, cùng thực hiện
những việc làm dù là nhỏ nhất để góp phần bảo vệ môi trường, khôi phục lại những “lá
phổi xanh” của Việt Nam, tạo nên một môi trường sống trong lành, “xanh - sạch - đẹp”.

“Lên rừng hội ngộ với nàng thơ

Trái ngọt hoa thơm khắc khoải chờ

Muốn rõ chồi xanh về lối mận

Tìm xem lá đỏ đến vườn mơ”

(Trích bài thơ “Về rừng”)

- Hết -

14

You might also like