You are on page 1of 4

TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

QUY LUẬT VÀ CÁC LOẠI QUY LUẬT – TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NHẬN THỨC QUY LUẬT

I. KHÁI NIỆM QUY LUẬT


1. Khái niệm:
- Theo cách hiểu thông thường, quy luật là những hiện tượng có tính logic, trật tự và
lặp đi lặp lại trong cuộc sống hằng ngày.(ví dụ:việc con người được sinh ra và rồi sẽ phải
trở về với cát bụi)

- Dưới góc nhìn của triết học, quy luật là các sự việc, hiện tượng trong cuộc sống và
dưới tư duy, nhận thức của con người, mà nó được đúc kết thành những quy luật cụ thể.

- Dưới góc nhìn của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quy luật là những mối liên hệ bản
chất, tất nhiên, phổ biến và được lặp đi lặp lại giữa các mặt, các yếu tố trong cùng một sự
hiện, hiện tượng, hay giữa các sự vật hiện tượng cùng loại.

Lenin có viết:”Khái niệm quy luật là một trong những giai đoạn của sự nhận thức
của con người về tính thống nhất và về liên hệ, về sự phụ thuộc lẫn nhau và tính chỉnh
thể của quá trình thế giới”.

2. Tính chất:
- Tính khách quan và tính đương nhiên: nghĩa là không phụ thuộc vào ý chí, tư duy
của con người. Đồng thời, các quy luật được nêu ra sẽ là sự phản ánh của nhận thức, tư
duy của con người đối với thế giới khách quan bên ngoài.

- Tính ổn định: Quy luật phản ánh mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến thì nó
được nhận định thông qua đặc điểm về việc mang tính ổn định của nó. Bên cạnh đó thì
quy luật mang tính ổn định được xác định là sự lặp đi lặp lại giữa các yếu tố, thuộc tính
trong cùng một sự vật, hiện tượng xác định hoặc giữa các sự vật với nhau

II. PHÂN LOẠI QUY LUẬT:


1. Theo lĩnh vực:
- Tự nhiên: là những quy luật nảy sinh, tác động không cần có sự tham gia của con
người, mặc dù một số quy luật tự nhiên cũng tồn tại trong con người. (ví dụ: Quy luật
trao đổi chất của các sinh vật sống, bao gồm con người, động vật, thực vật…; Quy luật
hình thành, hoạt động của núi lửa.)

- Xã hội: là những quy luật hoạt động của chính con người trong các quan hệ xã hội.
Những quy luật đó không thể nảy sinh và tác động ngoài hoạt động có ý thức của con
người. Mặc dù vậy, quy luật xã hội vẫn mang tính khách quan do không thể sáng tạo
ra hay huỷ bỏ các quy luật xã hội. (ví dụ: quy luật về giai cấp, đấu tranh giai cấp, kinh
tế, cung cầu,...)
- Tư duy: là những quy luật nói lên mối liên hệ nội tại của những khái niệm, phạm trù,
những phán đoán. Nhờ đó, trong tư tưởng của con người hình thành tri thức nào đó về
sự vật. (ví dụ: quy luật về logic, ngôn ngữ, quy luật đồng nhất trong tư duy)

2. Theo phạm vi:


- Riêng: là các quy luật biểu hiện những mối quan hệ đặc trưng cho một phạm vi nhất
định những hiện tượng cùng loại. (Ví dụ: quy luật hóa học, vật lý, sinh học,…)

- Chung: là những quy luật tác động trong các lĩnh vực có mối liên quan mật thiết với
nhau, có phạm vi tác động rộng hơn so với quy luật riêng. (Ví dụ: Các vệ tinh luôn
quay quanh trục ngôi sao chính của nó, như Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất; Quy
luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (được áp dụng cho cả vật lý, hóa học, sinh
học,…)).

- Chung nhất (phổ biến): là quy luật phổ biến trong mọi lĩnh vực (mọi lĩnh vực đều có
quy luật này) bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy.

Ví dụ: Ba quy luật của phép biện chứng duy vật:

+ Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại.
+ Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
+ Quy luật phủ định của phủ định.

Ba quy luật cơ bản trong Phép biện chứng duy vật:

2.1. Khái niệm


- Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật là các quy luật cơ bản trong phương
pháp luận của triết học Mác Lenin và được áp dụng để giải thích về sự phát triển của
sự vật, hiện tượng, ba quy luật này hợp thành nguyên lý về sự phát triển.
2.2. Nội dung

Chủ nghĩa duy vật biện chứng bao gồm hai nguyên lý cơ bản là nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến và nguyên lí về sự phát triển. Nguyên lý về sự phát triển bao gồm:

- Quy luật mâu thuẫn


- Quy luật lượng – chất
- Quy luật phủ định
2.3. Ý nghĩa
- Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật chỉ ra hình thức chung nhất của sự
vận động, phát triển của thế giới vật chất và nhận thức của con người về thế giới đó,
đồng thời các quy luật này cũng tạo cơ sở cho phương pháp chung nhất của tư duy
biện chứng. Vì vậy đây là nền tảng cho sự phát triển của sự vật hiện tượng sau này.

- Trong phép biện chứng duy vật, nếu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối
lập chỉ ra nguyên nhân và động lực bên trong của sự vận động, quy luật chuyển hoá từ
những biến đổi về lượng dẫn đến những biến đổi về chất và ngược lại chỉ ra cách thức
và tính chất của sự phát triển thì quy luật phủ định của phủ định chỉ ra.
- Các quy luật này định hướng cho việc nghiên cứu của những quy luật đặc thù những
quy luật cơ bản về sự phát triển của thế giới, của nhận thức.

III. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CÁC QUY LUẬT


Ý nghĩa của phương pháp luận theo ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật:

Quy luật Lượng - Chất:

- Trong nhận thức và thực tiễn phải biết tích luỹ về lượng để có biến đổi về chất; không
được nôn nóng cũng như không được bảo thủ.

- Phải nhận thức được phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng
để lựa chọn phương pháp phù hợp.

Quy luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập:

- Phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn để tìm ra cách giải quyết phù hợp; xem xét vai trò,
vị trí và mối quan hệ giữa các mâu thuẫn và điều kiện chuyển hóa giữa chúng, tránh rập
khuôn, máy móc...

- Nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng dấu tranh giữa các mặt đối lập, không
điều hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ.

Quy luật Phủ Định Của Phủ Định:

- Cần nhận thức đúng về xu hướng phát triển là quá trình quanh co, phức tạp theo các chu
kỳ phủ định của phủ định.

- Cần nhận thức đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng mới, ra đời phù hợp với quy luật phát
triển.

- Phải phát hiện, ủng hộ và đấu tranh cho thắng lợi của cái mới, khắc phục tư tưởng bảo
thủ, trì trệ, giáo điều...kế thừa có chọn lọc và cải tạo, trong phủ định biện chứng

IV. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NHẬN THỨC QUY LUẬT

- Tính khách quan của quy luật: quy luật mang tính khách quan, nghĩa là không do ai
sáng tạo ra và cũng không ai tự ý xóa bỏ được.
- Tầm quan trọng của việc nhận thức quy luật:
• Con người có thể chủ động phát hiện ra quy luật, nhận thức và vận dụng nó
nhằm phục vụ những nhu cầu và lợi ích của mình.
• Vai trò của ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật:
o QL lượng - chất: vạch ra cách thức của sự vận động, phát triển của thế giới.
o QL mâu thuẫn: vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của
thế giới
o QL phủ định của phủ định: vạch ra khuynh hướng của sự vận động, phát
triển của thế giới

Kết luận:
→ Khi con người chưa nhận thức được quy luật, hoặc hành động bất chấp quy luật thì sẽ bị quy
luật “trả thù”. Khi đó, con người trở thành nô lệ của tính tất yếu.
→ Khi con người nhận thức được quy luật khách quan, chủ động, tự giác hành động theo quy
luật khách quan một cách tích cực, sáng tạo thì con người trở nên tự do.

 TỰ DO LÀ NHẬN THỨC ĐƯỢC TẤT YẾU VÀ HÀNH ĐỘNG THEO TẤT YẾU

CÁC NGUỒN THAM KHẢO:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ba_quy_lu%E1%BA%ADt_c%C6%A1_b%E1%BA%A3n_c%E1%BB%A7a_ph%C3%A9
p_bi%E1%BB%87n_ch%E1%BB%A9ng_duy_v%E1%BA%ADt

https://youtu.be/XDcAHj8xCWc?si=cPsTAcIVVlfW79v2

https://luatduonggia.vn/quy-luat-la-gi-dinh-nghia-dac-diem-va-phan-loai-quy-luat/

https://luatminhkhue.vn/quy-luat-la-gi.aspx

https://youtu.be/w49TF9Srr_0?si=PiVYJjs4nYHoSRIW

You might also like