You are on page 1of 6

Trường : Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại

Môn học phần: Giáo dục Chính Trị


Giảng viên : Th.s Nguyễn Thị Quế
Họ và tên SV : Nguyễn Yến Nhi
MSV :1821180
Lớp : CDKDXK22D5
BÀI KIỂM TRA LẦN 1
Đề tài: Phân tích quy luật vạch ra nguồn gốc, động lực cho sự phát
triển của sự vật. Qua đó, làm rõ quan điểm phát triển của sự phát
triển.
Bài làm

Mỗi sự vật, hiện tượng đang tồn tại đều là một thể thống nhất được cấu
thành bởi các mặt đối lập, các thuộc tính, các khuynh hướng phát triển
ngược chiều nhau, đối lập nhau. Từ mặt đối lập mà sinh ra mâu thuẫn.
Vậy, mâu thuẫn là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và đấu
tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc
giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
Ví dụ: đồng hóa và dị hóa; cực âm và cực dương; nóng và lạnh;…
Sự vật nào cũng là thể thống nhất của các mặt đối lập. Mỗi sự vật đều là
thể thống nhất của các mặt đối lập. Đó là thống nhất những mâu thuẫn.
Như vậy, mọi sự vật đều có mâu thuẫn của chính bản thân nó. Các mặt
đối lập nương tựa vào nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhàu. Không có mặt
đối lập này thì không có mặt đối lập kia và ngược lại. Không có sự thống
nhất các mặt đối lập thì không tạo thành sự vật.
Theo Lênin xác định vị trí của quy luật mâu thuẫn hay nói rộng hơn là lý
luận về mâu thuẫn là “ hạt nhân của phép biện chứng”. Quy luật này
được xem là hạt nhân của phép biện chứng bởi vì, một mặt của nó nói
lên nguồn gốc, động lực của sự tự thân vận động phát triển, mặt khác lý
luận về quy luật mâu thuẫn quán xuyến các quy luật cơ bản và không cơ
bản khác của phép biện chứng duy vật.
 Về các mặt đối lập: Khái niệm mặt đối lập dùng để chỉ những mặt
những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau,
nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau. Mỗi mâu thuẫn
phải có hai mặt đối lập. Nhưng không phải hai mặt đối lập bất kỳ của
một mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn. Chỉ những mặt đối lập
nào nằm trong một chỉnh thể có quan hệ khăng khít với nhau, tác động
qua lại lẫn nhau mới tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn là một chỉnh thể,
trong đó các mặt đối lập vừa đấu tranh, vừa thống nhất với nhau. Trong
một mâu thuẫn, hai mặt đối lập có quan hệ thống nhất với nhau. Khái
niệm “thống nhất” trong quy luật mâu thuẫn có nghĩa là hai mặt đối lập
liên hệ với nhau, ràng buộc nhau, quy định nhau, mặt này lấy mặt kia
làm tiền đề tồn tại của mình. Nếu thiếu một trong hai mặt đối lập chính
tạo thành sự vật thì nhất định không có sự tồn tại của sự vật. Bởi vậy sự
thống nhất của các mặt đối lập là điều kiện không thể thiếu được cho sự
tồn tại của bất kỳ sự vật, hiện tượng nào và ngược lại.

Ví dụ 1: Trong sinh vật có hai mặt đối lập đó là đồng hóa và dị hóa. Hai
mặt này thống nhất với nhau, nếu chỉ là một quá trình thì sinh vật sẽ bị
chết.
Ví dụ 2: Trong xã hội tư bản, giai cấp tư sản và giai cấp vô sản là hai
mặt đối lập thống nhất với nhau. Nếu không có giai cấp vô sản với tư
cách là giai cấp bán sức lao động cho giai cấp tư sản, thì cũng không có
giai cấp tư sản tồn tại với tư cách là một giai cấp mua sức lao động của
giai cấp vô sản để bóc lột giá trị thặng dư.
 Quá trình vận động của mâu thuẫn:
Sự thống nhất của các mặt đối lập trong cùng một sự vật chỉ sự liên hệ,
ràng buộc, không tách rời sự đấu tranh chuyển hoá giữa chúng. Bởi vì,
các mặt đối lập cùng tồn tại trong cùng một sự vật thống nhất như một
chỉnh thể trọn vẹn nhưng không nằm yên bên nhau mà điều chỉnh
chuyển hoá lẫn nhâu tạo thành động lực phát triển của bản thân sự vật.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài
trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập, phát triển theo nhưng khuynh
hướng đối lập nhau.
Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội có đối kháng
giai cấp, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiên tiến với quan hệ sản
xuất lạc hậu kìm hãm nó diễn ra rất quyết liệt và gay gắt. Chỉ có thể
thông qua các cuộc cách mạng xã hội bằng rất nhiều hình thức kể cả bạo
lực mới có thể giải quyết mâu thuẫn một cách căn bản.

Do vậy, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có quan hệ chặt
chẽ với nhau. Bởi vì, đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động
lực của sự phát triển. Sự vật là thể thống nhất của các mặt đối lập, chừng
nào thể thống nhất này còn tồn tại thì sự vật còn tồn tại. Đấu tranh của
các mặt đối lập làm cho thể thống nhất cũ bị phá vỡ, thể thống nhất mới
được xác lập, sự vật phát triển. Đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt
đối vì nó diễn ra liên tục không bao giờ ngừng, trong suốt quá trình tồn
tại của các mặt đối lập. Đấu tranh gắn liền với vận động, mà vận động là
tuyệt đối cho nên đấu tranh cũng là tuyệt đối. Còn thống nhất là tương
đối là vì bất kì một sự thống nhất nào cũng là một sự thống nhất có điều
kiện, tạm thời, thoáng qua, gắn liền với sự đứng im, tương đối của sự
vật.

 Các giai đoạn hình thành quá trình vận động của mâu thuẫn: Sự đấu
tranh của các mặt đối lập được chia thành nhiều giai đoạn. Thông
thường khi nó mới xuất hiện, hai mặt đối lập chưa thể hiện rõ xung khắc
gay gắt người ta gọi đó là giai đoạn khác nhau. Tất nhiên, không phải bất
kỳ sự khác nhau nào cũng được gọi là mâu thuẫn. Chỉ những sự khác
nhau nào cùng tồn tại trong cùng một sự vật có liên hệ hữu cơ với nhau,
phát triển ngược chiều nhau, tạo thành động lực bên trong của sự phát
triển thì hai mặt đối lập đó mới hình thành bước đầu của một mâu thuẫn.
Khi hai mặt đối lập của một mâu thuẫn phát triển đến xung đột gay gắt,
nó biến thành độc lập. Tức là, sự vật cũ mất đi, sự vật mới hình thành.
Sau khi mâu thuẫn được giải quyết sự thống nhất của hai mặt đối lập cũ
được thay thế bởi sự thống nhất của hai mặt đối lập mới, hai mặt đối lập
mới lại đấu tranh chuyển hoá tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn được giải
quyết, sự vật mới xuất hiện. Cứ như thế đấu tranh giữa các mặt đối lập
làm cho sự vật biến đổi không ngừng từ thấp đến cao.
 Một số loại mâu thẫu: Có 8 loại mâu thuẫn và được chia thành 4 cặp

-Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài: Mâu thuẫn bên trong
là mâu thuẫn giữa các mặt, những bộ phận bên trong của sự vật. Mâu
thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa sự vật này với sự vật khác. Sự phân
biệt mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài chỉ có tính tương đối.
Mâu thuẫn bên ngoài có ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật nhưng
nó phải thông qua mâu thuẫn bên trong.

-Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản: Mâu thuẫn cơ bản là
mâu thuẫn tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật. Nó quyết định
bản chất và quá trình phát triển của sự vật. Còn mâu thuẫn không cơ bản
là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật. Nó
không giữ vai trò quyết định bản chất sự vật và phụ thuộc vào mâu thuẫn
cơ bản.

-Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu: Mâu thuẫn chủ yếu là
mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn nhất định của quá trình phát
triển của sự vật. Nó chỉ có tác dụng quyết định đối với các mâu thuẫn
khác trong cùng một giai đoạn nào đó. Còn mâu thuẫn thứ yếu giữ vai
trò quyết định trong các giai đoạn phát triển của sự vật.

-Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng: Mâu thuẫn
đối kháng là mâu thuẫn giữa các lực lượng xã hội như mâu thuẫn giữa
giai cấp chủ nô và nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ; giữa giai cấp nông
dân và giai cấp phong kiến trong xã hội phong kiến; giữa tư sản và vô
sản trong xã hội tư bản. Còn mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn
giữa những lực lượng, khuynh hướng xã hội có đối lập về lợi ích không
căn bản, cục bộ, tạm thời. Chẳng hạn như mâu thuẫn giữa công nhân và
nông dân.

Vậy, từ những quy luật mâu thuẫn xây dựng phương pháp tư duy mâu
thuẫn đó là phương pháp luôn đặt ra những tình huống đối lập của nhau
trên cùng một vấn đề xem xét.
- Con người thì có mặt xấu và mặt tốt, ưu điểm và nhược điểm, một sự
vật thì có mặt cũ và mới; một hiện tượng thì có mặt tích cực và mặt
tiêu cực, được và mất,… Do đó, phải khắc phục kiểu tư duy đơn
giản.
- Mâu thuẫn là cái khách quan vốn có của sự vật, là nguồn gốc động
lực bên trong của sự phát triển, do vậy nghiên cứu sự vật phải nghiên
cứu những mâu thuẫn của nó. Sự vật khác nhau thì mâu thuẫn khác
nhau. Trong một sự vật, một quá trình có nhiều mâu thuẫn, và mỗi
mâu thuẫn lại có vai trò khác nhau, nên khi nghiên cứu và giải quyết
mâu thuẫn phải có quan điểm cụ thể, để có những phương thức,
những biện pháp, phương tiện, những lực lượng để giải quyết mâu
thuẫn.

Nói tóm lại, từ những mâu thuẫn trong thế giới thực hay bất kỳ sự vật,
hiện tượng nào cũng chứa đựng trong nó những mặt, thuộc tính có
khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau. Sự đấu tranh chuyển hoá
của các mặt đối lập trong điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn. Mâu
thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến của thế giới. Mâu thuẫn được
giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới hình thành. Sự vật mới lại nảy
sinh các mặt đối lập và mâu thuẫn mới. Cứ như vậy các sự vật, hiện
tượng trong thế giới khách quan thường xuyên biến đổi và phát triển
không ngừng. Vì vậy, mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực phát triển cho
sự phát triển của sự vật.

You might also like