You are on page 1of 6

TÀI LIỆU THÔ CHƯA RÚT GỌN

V.I.Lênin từng cho rằng: “Sự phát triển là một


cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”.
Anh/chị hãy phân tích để làm rõ vấn đề
Đối lập, mặt đối lập là phạm trù triết học dùng để
chỉ những mặt có những đặc điểm, những thuộc
tính, những khuynh hướng biến đổi trái ngược
nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên,
xã hội và tư duy
Phát triển: Là quá trình vận động tiến lên từ thấp
lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới
ở trình độ cao hơn. Như vậy, phát triển là vận động
nhưng không phải mọi vận động đều phát triển, mà
chỉ vận động nào theo khuynh hướng đi lên thì
mới là phát triển. Vận động diễn ra trong không
gian và thời gian, nếu thoát ly chúng thì không thể
có phát triển.
VD: -Sự phát triển của các giống loài từ bậc thấp
lên đến bậc cao
-Sự thay thế lẫn nhau của các hình thức tổ chức xã
hội loài người
Mặt đối lập: Là những mặt, những bộ phận,
những nhân tố có thuộc tính hoặc có khuynh
hướng vận động trái ngược nhau cùng tồn tại trong
một sự vật, tác động qua lại với nhau tạo nên sự
vận động và biến đổi của sự vật đó.
VD: -Điện tích âm và điện tích dương cùng tồn tại
trong một nguyên tử
-Quá trình đồng hoá và dị hoá trong cùng một cơ
thể sống
Đấu tranh giữa các mặt đối lập: Là khái niệm
dùng để chỉ sự tác động qua lại theo hướng bài trừ,
phủ định lẫn nhau giữa chúng. Đấu tranh giữa các
mặt đối lập có tính tuyệt đối còn thống nhất giữa
chúng chỉ có tính tạm thời, tương đối, có điều kiện.
*Luận điểm: Sự phát triển là một cuộc đấu
tranh giữa các mặt đối lập
Trong mỗi sự vật hiện tượng hay quá trình nào đó
luôn chứa đựng những mặt, những khuynh hướng
đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn trong bản
thân mình; sự thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận
động và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và
nhường chỗ cho sự ra đời của cái mới.
Chính thông qua đấu tranh mà các mặt đối lập phải
điều chỉnh lại cho phù hợp với sự vận động biến
đổi của chúng cũng như phù hợp với điều kiện
hoàn cảnh lịch sử mới. Chính đấu tranh mới làm
cho cái cũ, cái lỗi thời mất đi và cái mới, cái tiến
bộ ra đời, đó chính là động lực của sự phát triển.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập được chia thành
nhiều giai đoạn. Thông thường khi nó mới xuất
hiện, hai mặt đối lập chưa thể hiện rõ xung khắc
gay gắt, người ta gọi đó là giai đoạn khác nhau.
Tất nhiên không phải bất kỳ sự khác nhau nào
cũng được gọi là mâu thuẫn. Chỉ những sự khác
nhau nào cùng tồn tại trong cùng một sự vật có
liên hệ hữu cơ với nhau, phát triển ngược chiều
nhau, tạo thành động lực bên trong của sự phát
triển thì hai mặt đối lập đó mới hình thành bước
đầu tiên của một mâu thuẫn. Khi hai mặt đối lập
của một mâu thuẫn phát triển đến xung đột gay
gắt, nó biến thành độc lập, sự vật cũ mất đi, sự vật
mới hình thành. Sau khi mâu thuẫn được giải
quyết sự thống nhất của hai mặt đối lập cũ được
thay thế bởi sự thống nhất của hai mặt đối lập mới,
hai mặt đối lập mới lại đấu tranh chuyển hoá tạo
thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn được giải quyết, sự
vật mới xuất hiện. Cứ như thế đấu tranh giữa các
mặt đối lập làm cho sự vật biến đổi không ngừng
từ thấp đến cao. Chính vì vậy Lênin khẳng định
“sự phát triển là một cuộc đấu tranh của các mặt
đối lập”
Các mặt đối lập luôn tác động qua lại với nhau và
sự tác động qua lại giữa chúng tạo thành mâu
thuẫn biện chứng của sự vật. Mâu thuẫn biện
chứng là mâu thuẫn của các mặt đối lập vừa thống
nhất vừa đấu tranh lẫn nhau. Triết học Mác-Lênin
cho rằng: “Sự vật nào cũng là sự tổng hợp của
những mâu thuẫn, vị trí các mâu thuẫn không
giống nhau (có mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn
bên ngoài, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ
yếu, trong xã hội có mâu thuẫn đối kháng và
không đối kháng,..)”. Mọi mâu thuẫn đều có quá
trình phát sinh phát triển và tiến hoá. Chính vì vậy
mâu thuẫn là điều kiện để nhận thức đúng sự vật
Ý nghĩa luận điểm
Mâu thuẫn là hiện tượng có trong tất cả các lĩnh
vực: tự nhiên, xã hội, con người,.... Mâu thuẫn tồn
tại khi sự vật xuất hiện đến khi sự vật kết thúc.
Trong mỗi sự vật mâu thuẫn hình thành không chỉ
một mà là nhiều mâu thuẫn, cùng tồn tại trong
cùng một lúc, mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn
khác lại hình thành. Mâu thuẫn là nguồn gốc của
sự phát triển, vậy nên chúng ta phải biết chấp nhận
mâu thuẫn, tích cực phát hiện, xử lý mâu thuẫn
một cách khoa học, thấy được vai trò, vị trí của
mâu thuẫn trong sự phát triển của sự vật, hiện
tượng.
Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn
bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập, không điều
hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ,
bởi giải quyết mâu thuẫn còn phụ thuộc vào điều
kiện đã đủ và chín muồi hay chưa.

You might also like