You are on page 1of 2

Ngô là một loại cây lương thực, bên cạnh lấy hạt, người trồng ngô còn lấy

lá, lấy thân non


sử dụng làm thức ăn cho trâu, bò, dê, cừu. Thân ngô già, khô làm củi đun, hàng rào, đốt lấy
tro làm phân bón. Ngày nay, khi công nghệ chế biến phát triển, thân cây ngô, thậm chí cả lõi
ngô đã lấy hạt cũng được băm nhỏ, nghiền nhỏ làm bột, lên men sử dụng làm thức ăn cho
loại gia súc nhai lại.

Giá trị dinh dưỡng: Thành phần dinh dưỡng của ngô, ngoài tỷ lệ tinh bột thấp còn lại các
chất khác như đạm, béo, xơ và năng lượng tính cho 100 gam đều cao hơn gạo nếp cái và
gạo tẻ.

Bảng 1. Thành phần dinh dưỡng trong 100g của ngô, gạo
(Nguồn Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam)

Phân bố: Ngô ở nước ta được trồng trong phạm vi toàn quốc nhưng diện tích ngô trồng
không đồng đều ở các tỉnh và các vùng.
Diện tích trồng ngô nhiều nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc chiếm 45,24% diện
tích toàn quốc
Vùng có diện tích lớn thứ hai là: Tây Nguyên chiếm 20,46%
Vùng có diện tích lớn thứ ba là: Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung chiếm 17,31%
Các vùng khác diện tích ít hơn, cụ thể là Đồng bằng Sông Hồng chiếm 6,83%; Đông Nam
Bộ chiếm 6,19% và Đồng bằng Sông Cửu Long chỉ chiếm có: 2,92%
Diện tích ngô trồng lớn nhất là hai tỉnh Đắc Lắc có 87,30 ngàn ha và Sơn La có 85,30 ngàn
ha

Năng suất: Năng suất ngô nước ta bình quân đạt 4,93 tấn/ha, một số vùng ở nước ta như
Đông Nam Bộ đạt bình quân 7,14 tấn/ha; vùng đồng bằng Sông Cửu Long đạt 6,28 tấn/ha;
năng suất ngô bình quân của tỉnh Đồng tháp đạt 9,02 tấn/ha cao nhất trong toàn quốc, tỉnh
Đồng Nai bình quân năng suất ngô đạt 7,99 tấn /ha và tỉnh An Giang năng suất đạt 7,81
tấn/ha
Năng suất ngô trồng trung bình đạt cao nhất là ở Đồng Tháp đạt 90,20 tạ/ha; Đồng Nai đạt
79,90 tạ /ha. Sản lượng Ngô nhiều nhất ở Đắc Lắc đạt 514,10 ngàn tấn, Sơn La đạt 339,20
ngàn tấn và Đắc Nông đạt 309,00 ngàn tấn

Sản lượng:
Bảng 2: Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp và lượng ngô nhập khẩu từ 2016 đến
2021
(Cục Chăn nuôi, 2016-2021)
Tổng lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất ra ngày một tăng và đã đạt 21,90 triệu tấn năm
2021. Nước ta hàng năm mới sản xuất ra được 4,5 –gần 5,0 triệu tấn ngô. Ngoài dùng làm
lương thực, thực phẩm, số ngô còn lại mới dùng cho chăn nuôi. Vì thế, ngô sử dụng cho
sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp rất thiếu. Sự thiếu hụt này đã được lấp đầy bằng
việc nhập khẩu. Lượng ngô nhập khẩu tăng theo sự tăng lên của lượng thức ăn công
nghiệp và đạt 9,64 triệu tấn năm 2021. Lượng USD nước ta phải bỏ ra để nhập ngô năm
2021 tương ứng là 2,66 tỷ
Phương pháp trồng trọt:
Gieo trồng bằng hạt: Khi gieo hạt, nên đưa 2-3 hạt vào mỗi hốc và chỉ nên trồng tối
đa 2 cây trên mỗi hốc. Khoảng cách giữa các hàng nên là từ 60-100cm và khoảng
cách giữa các cây trên hàng nên là từ 20-40cm, phù hợp với đặc tính của giống cây.
Sau khi hoàn thành việc trồng, bạn nên phủ lên một lớp đất dày khoảng 2-3cm và
nhẹ nhàng tưới nước cho cây
Trồng bằng bầu: Để làm bầu đất cho cây ngô, trộn bùn với trấu xay và phân chuồng
hoai theo tỷ lệ 1:1. Sử dụng lớp bùn trên nền đất cứng trộn thêm trấu hoặc lót lá
chuối. Độ dày lớp bùn nên từ 5-7cm và khi mặt đất bầu se lại, sử dụng que rạch để
chọc lỗ giữa bầu theo kích thước định trước, sau đó đặt hạt giống đã ủ nứt nhanh
vào lỗ đó và phủ bằng một lớp đất bột nhỏ, đất cát hoặc trấu. Đảm bảo hạt giống
hướng lên trên và được phủ kín đầy đủ. Thường xuyên tưới đủ ẩm, và khi trời mưa
to, cần phải che đậy. Thời gian tối ưu để cây sống trong bầu là từ 5-7 ngày, tối đa
không quá 10 ngày. Nếu cây sống trong bầu quá lâu, cần bổ sung dinh dưỡng cho
cây bằng NPK pha loãng. Sau khi cây con phát triển ổn định, đạt tiêu chuẩn tiến
hành đem trồng tại các vườn, ruộng, thùng xốp

You might also like