You are on page 1of 3

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay còn gọi là quy

luật mâu thuẫn là


một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật quan trọng nhất
của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin, là hạt nhân của phép biện
chứng
Nội dung của quy luật
Khái niêm của mâu thuẫn:
- Mâu thuẫn là sự liên hệ tác động lẫn nhau của các mặt đối lập trong bản thân các
sự vật hiện tượng và giữa sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác.
Khái niệm của mặt đối lập:
- là những mặt có xu hướng vận động trái ngược nhau trong 1 sự vật hoặc giữa sự
vật này với sự vật  khác.
Khái niệm sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:
Sự thống nhất:
- Là các mặt đối lập nương tựa nhau, làm điều kiện tồn tại cho nhau, không có mặt
này thì không có mặt kia.
Ví dụ: Xã hội Vô sản và Tư bản. (người bán, người mua.
- Xét 1 phương diện nào đó, giữa 2 mặt đối lập có những nét giống nhau, lê nin gọi
là đồng nhất. Nhờ có nó mà các mặt đối lập chuyển hóa cho nhau.
Ví dụ: có nam có nữ đều là con người mới thành vợ chồng.
Đấu tranh giữa các mặt đối lập:
- Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động, bài trừ phủ định nhau,là sự triển khai
của các mặt đối lập.
Ví dụ: Tư sản Vô sản, nông dân địa chủ. Nông dân tìm cách để thoát khỏi địa chủ, địa
chủ tìm cách để bóc lột.
Các hình thức của các mặt đối lập rất phong phú đa dạng, phụ thuộc vào điều kiện,
tính chất, phạm vi, phạm vi của các mặt đối lập.
Ví dụ: các bạn phản biện nhau trong lớp học
Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển.
- Sự thống nhất và sự đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hương tác động khác
nhau của các mặt đối lập.

Hai xu hướng này tạo thành một loại mâu thuẫn đặc biệt. Như vậy, mâu thuẫn biện chứng
cũng bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “sự đấu tranh” của các mặt đối lập.

Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau trong quá trình vận
động, phát triển của sự vật.

Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, ổn định tạm thời của sự vật. Còn sự đấu tranh gắn
liền với tính tuyệt đối của sự vận động, phát triển.
- Đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt
đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển.

Lúc đầu mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh
hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó ngày càng lớn lên, rộng ra và đi đến trở thành
đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt và đã hội đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa
lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ sự giải quyết này mà thể thống nhất cũ được
thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi, thay thế bằng sự vật mới.

Ví dụ: Trong hoàn cảnh sống của bạn Lan đang tồn tại một mâu thuẫn. Đó là mâu thuẫn
giữa việc có tiền ít và muốn đi du lịch nhiều. Khi mâu thuẫn này phát triển đến mức bạn
Lan không đi du lịch nhiều thì không thể thấy hạnh phúc, nên bạn Lan đã quyết tâm học
tiếng Anh để đi kiếm tiền nhiều hơn. Kiếm được tiền nhiều nghĩa là mâu thuẫn đã được
giải quyết. Cuộc sống cũ ít hạnh phúc của Lan được thay bằng cuộc sống mới nhiều hạnh
phúc hơn.

- Như thế, sự phát triển là cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Ta thấy rõ, không có thống nhất của các mặt đối lập thì sẽ không có đấu tranh giữa
chúng. Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách rời nhau trong mâu
thuẫn biện chứng.

Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay
đổi. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi
của sự vật. Do đó, mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và phát triển.

Vai trò của đấu tranh các mặt đối lập và mâu thuẫn:
- Đấu tranh các mặt đối lập dẫn đến chuyển hóa, mâu thuẫn được giải quyết, sự vật
cũ mất đi, sự vật mới ra đời vì thế đấu tranh các mặt đối lập  nói riêng, mâu thuẫn
nói chung là nguồn gốc, động lực của sự phát triển.

Lê nin gọi : phát triển là đấu tranh của các mặt đối lập.

Ý Nghĩa

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập làm sáng tỏ nguồn gốc của sự vận
động, phát triển của các sự vật và có ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn.

1. Để nhận thức đúng bản chất của sự vật và tìm ra phương hướng, giải pháp đúng
cho hoạt động thực tiễn, ta phải đi sâu nghiên cứu phát hiện ra mâu thuẫn của sự
vật.
Muốn phát hiện ra mâu thuẫn phải tìm ra trong thể thống nhất những mặt, những khuynh
hướng trái ngược nhau, tức là tìm ra những mặt đối lập và tìm ra những mối liên hệ, tác
động qua lại lẫn nhau giữa những mặt đối lập đó.

2. Phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu thuẫn.
Khi phân tích mâu thuẫn, ta phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu
thuẫn. Ta phải xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ lẫn nhau của các mâu thuẫn. Phải
xem xét quá trình phát sinh, phát triển và vị trí của từng mặt đối lập, mối quan hệ tác
động qua lại giữa chúng.

Chỉ có như vậy ta mới có thể hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật, hiểu đúng xu hướng vận
động, phát triển và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn.

3. Để thúc đẩy sự vật phát triển, ta phải tìm mọi cách để giải quyết mâu thuẫn,
không được điều hòa mâu thuẫn.
Việc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn phải phù hợp với trình độ phát triển của mâu thuẫn.
Phải tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn chỉ
được giải quyết khi điều kiện đã chín muồi.

Một mặt, ta phải chống thái độ chủ quan, nón vội. Mặt khác, ta phải cực kỳ thúc đẩy các
điều kiện khách quan để làm cho các điều kiện giải quyết mâu thuẫn đi đến chín muồi.

Mâu thuẫn khác nhau phải có phương pháp giải quyết khác nhau. Do đó, ta phải tìm ra
các hình thức giải quyết mâu thuẫn một cách linh hoạt, vừa phù hợp với từng loại mâu
thuẫn, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể.

You might also like