You are on page 1of 6

Đề 3

Phần 1: Đọc hiểu


Câu 1:
-Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2:
-Trước thắc mắc của Tre, Sáo trả lời: “Bởi vì bạn chỉ chịu một nhát dao khi bị
chặt ra, còn tôi đã trải qua hàng ngàn nhát dao, được người ta chế tạo cẩn thận"
Câu 3:
-Theo em cây tre dùng làm sao có giá trị hơn
-Bởi lẽ:
+Nếu cây tre dung làm giá chỉ cần chặt một nhát dao để trở thành một món
đồ giúp con người phơi đồ thì cây tre dùng làm sao phải trải qua nhiều nhát dao
để tạo ra những thanh âm làm vui cho đời
+Cây tre dùng làm sao được người ta đẽo đục, chế tạo cẩn thận để trở thành
một cây sáo với những âm thanh tuyệt đẹp
Câu 4:
-Theo em, quan điểm: “Người càng thông minh họ càng hiểu rõ khuyết điểm
của mình và luôn cố gắng đến cùng” là hoàn toàn đúng
-Bởi lẽ:
+ Người thông minh có thể dễ dàng hiểu những góp ý của người khác để nỗ
lực biến mình trở thành một phiên bản tốt nhất
+Để trở thành một phiên bản hoàn thiện nhất của bản thân, con người ta cần
phải tích lũy những kinh nghiệm, bài hoc, từ đó nỗ lực cố gắng vươn lên
+Trên con đường thành công luôn có những thất bại nhưng những thất bại
sẽ trở thành những bài học để con người hoàn hiện bản thân hơn
Phần 2: Làm văn
Câu 1:
Đâu phải tự nhiên mà nhà giáo dục nhân văn Xukhom Linxkin khẳng định:
“Con người sinh ra đâu phải để biến mất như một hạt cát vô danh, họ sinh ra để
in dấu trên mặt đất và trong trái tim người khác.” Có lẽ chăng, để sống một cuộc
đời không chỉ đơn giản là tồn tại, con người cần phải hiểu sâu sắc về giá trị của
sự trưởng thành trong cuộc sống. Vậy thế nào là giá trị của sự trưởng thành?
Trưởng thành không chỉ là sự phát triển, thay đổi về thể xác mà còn là sự phát
triển trong suy nghĩ của mỗi người và đa số đều bắt nguồn từ những trải nghiệm
sống riêng trong cuộc đời chúng ta. Trưởng thành cũng là cả một hành trình tìm
kiếm giá trị đích thực của bản thân, không có điểm dừng chân và chúng ta phải
luôn thay đổi để trở nên tốt hơn trên hành trình ấy. Vậy tại sao sự trưởng thành
mang lại cho ta những giá trị to lớn đến vậy? Kết quả của sự trưởng thành đem
lại cho cuộc sống là những tốt đẹp cho mỗi người. Như vậy sự trưởng thành là
yếu tố tạo nên thành công và hạnh phúc cho mỗi con người, là điều mà mỗi con
người cần thiết có được và cần phải trải qua trong cuộc sống của mình. Chặng
đường hoàn thiện bản thân và trở thành người công dân tốt cho xã hội của mỗi
người là hoàn toàn khác nhau. Chính vì thế, chúng ta cần phải thay đổi bản thân
mình rất nhiều để có thể trưởng thành hơn trong cuộc sống. Điều bản thân cần
thay đổi là việc mỗi người biết cách nhìn nhận về bản thân mình thật đúng đắn,
chính xác, nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó nỗ lực phát huy
điểm mạnh và khắc phục điểm yếu để bản thân tốt hơn từng ngày. Mỗi chúng ta
ai cũng khôn lớn, trưởng thành, hãy hoàn thiện mình theo chiều hướng tích cực
nhất để trở thành người công dân tốt của xã hội. Việc thay đổi bản thân đầu tiên
giúp cho ta ngày càng tốt hơn, mở mang tầm hiểu biết, khắc phục được những
khuyết điểm của mình từ đó được mọi người tín nhiệm, tin tưởng. Thay đổi bản
thân theo chiều hướng tích cực giúp con người ta tốt đẹp hơn từng ngày, giúp
cho gia đình thêm tự hào về ta cũng như đất nước có thêm một công dân có ích.
Không ai sinh ra đã hoàn hảo hay tài giỏi, tất cả nhờ vào sự nỗ lực, cố gắng bền
bỉ từng ngày của từng cá nhân, nếu bạn không cố gắng, bạn sẽ đi lùi về sau.
Cũng giống như những gì mà họa sĩ thiên tài Pablo Picasso đã thể hiện suốt
cuộc đời mình. Picasso được coi là một trong những nghệ sĩ nổi bật nhất của thế
kỷ 20, ông cùng với Georges Braque là hai người sáng lập trường phái lập thể
trong hội họa và điêu khắc. Tuy nhiên, thuở niên thiếu, Paulo Picasso là một
hoạ sĩ vô danh, nghèo túng ở Paris. Không chấp nhận sống cả đời trong cuộc
sống nghèo khổ, Picasso đã cố gắng để trưởng thành, rèn luyện hết mình để bán
được tranh. Nhờ sự nỗ lực để trưởng thành của Picasso, ông đã trở thành họa sĩ
nổi tiếng duy nhất có cuộc sống giàu có, hạnh phúc khi ông đang còn sống. Bên
cạnh những tấm sáng như Picasso, trong xã hội hiện nay ta vẫn thấy tồn tại
những cá nhân đáng bị lên án. Họ là những người sống ỷ lại, không dám đững
dậy vươn lên và hoàn thiện bản thân. Những con người như vậy chắc chắc sẽ
sớm bị xã hổi đào thải và khó có thể thành công. Như vậy, trưởng thành là bước
đầu tiên để con người hướng đến thành công. Để làm được điểu đó ta cần nắm
được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, nỗ lực trau dồi để hoàn thiện, thay đổi
mình theo chiều hướng tích cực hơn để sau này có thể cống hiến những điều tốt
đẹp nhất cho xã hội. Đời người quá ngắn ngủi để ta lãng phí, hãy sống thật tốt,
hãy trở thành một người gương mẫu để góp phần giúp xã hội ngày càng phát
triển văn minh, bền vững hơn.
Câu 2:
Nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao từng khẳng định: “Một tác phẩm thật
giá trị phải vượt lên trên tất cả bò cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung
cho loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn,
vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình,... Nó làm cho
người gần người hơn”. Quả thật, văn chúng là “thứ khí giới thanh cao” mà ta có
để lên án hiện thực tàn khốc và dối trá nhưng cũng đồng thời làm cho con ngươi
thêm phong phú và trong sạch hơn. Có lẽ, với một trái tim ấm nóng, Kim Lân
đã nhìn ra được sự đau đớn và khốn khổ của những người nông dân trong thời
kì nạn đói 1945 mà viết lên tác phẩm ‘Vợ Nhặt”. Và đoạn trích bữa cơm ngày
đói la đoạn trích đã để lại dấu ấn khó phai nhất trong lòng bạn đọc. Qua đó ta
thấy được phẩm chất cao đẹp của người nông dân Việt Nam nói chung và tư
tưởng nhân đạo sâu sắc của Kim Lân nói riêng.
Trong dòng văn học Việt Nam, Kim Lân hiện lên là một nhà văn có biệt tài
về truyện ngắn. Ông thường viết về nông thôn và người nông dân làng quê Việt
Nam thật thà, chất phác, dù nghòe khổ, thiếu thốn mà vẫn lạc quan yêu đời.
Bằng sự hóm hỉnh và tài hoa, Kim Lân đã viết “vợ nhặt”(1954)- một trong
những truyện ngắn suất xắc nhất in trong tập “con chó xấu xí” (1962). Tiền thân
cuả truyện ngắn này là tiểu thuyết “xóm ngụ cư” được viết ngay sau cách mạng
tháng 8 thành công nhưng dang dở và bị mất bản thảo. Đến với đoạn trích bữa
cơm ngày đói, nhà văn đã khắc họa sự thảm hại của những gia đình nông dân
trọng nạn đói 1945 nhưng sau cùng vẫn hiện lên là những con người cao cả luôn
khát khao được hạnh phúc, hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Sáng đầu tiên về nhà chồng, chị vợ và bà cụ Tứ đã dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị
bữa cơm gia đình. Sự xuất hiện của chị vợ như thổi luồng sinh khí mới vào ngôi
nhà của mẹ con Tràng. Căn nhà lụp xụp, xập xệ của mẹ con Tràng trở nên gọn
gàng, ngăn nắp, mảnh vườn nhỏ cũng được dọn cỏ trở nên sạch sẽ, tươi mát. Vẻ
mặt ủ rũ, ủ rũ của bà cụ Tứ cũng trở nên khác hẳn ngày thường, anh trai Trang
cũng trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát hơn. Không khí đầm ấm, chan hòa tình thân
khiến mọi người quên đi những ám ảnh kinh hoàng về cái đói. Tuy nhiên, trong
bữa cơm gia đình, một lần nữa không khí như giảm đi bởi cái đói, cái khát vẫn
bủa vây, chực chờ lùa người ta đến tận cùng của sự bất lực, tuyệt vọng.
“ Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại” không “mâm cao cố đầy” như
những ngày rước dâu về nhà khác. Chỉ với vài nét miêu tả, nhà văn Kim Lân đã
thể hiện sự thiếu thốn khốn khổ của gia đình Tràng trong bữa cơm đầu tiên với
dâu mới: “Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối
ăn với cháo, những cả nhà đều ăn rất ngon lành”. Tuy nhiên, có thể nói Kim Lân
đã rất tinh tế khi xây dựng chi tiết bữa cơm ngày đói, bởi qua đó không chỉ tái
hiện cảnh ngộ của những người nông dân nghèo khổ trong nạn đói mà còn thể
hiện giá trị nhân đạo. vô cùng sâu sắc. Nhà văn khắc họa về cái nghèo cái khổ
của con người trong bữa cơm ngày đói song vẫn mở ra cho bạn đọc một cái
nhìn mới mẻ về bữa cơm đầy sự ấm áp và hạnh phúc khi chỉ với vài lùm rau
chuối cũng cháo muối mà gia đình Tràng vẫn ăn ngon lành.
Trong bữa cơm, bà cụ Tứ nói về những điều vui, điều tốt trong tương lai để
động viên con cháu “Bà cụ kể chuyện vui, chuyện vui sau này: Có tiền thì mua
cặp. của những con gà … Không cần phải nhìn lại nhiều, nhưng có những con
gà cho bạn xem. ” Có lẽ bà cụ muốn truyền cho bạn niềm hi vọng để hai bạn có
thể yêu thương và cùng nhau vượt qua quãng thời gian khó khăn này. Trong
hoàn cảnh đói khổ, khi ranh giới giữa sự sống và cái chết ngày càng trở nên
mỏng manh, con người ta không nghĩ gì hơn về sự đau đớn của bản thân nhưng
với gia đình Tràng, họ vẫn luôn hướng tới một cái gì đó tốt đẹp và tươi sáng
hơn. Đó chính là tinh thần nhân đạo sâu sắc mà Kim Lân muốn thể hiện để bạn
đọc cùng nghe nhìn và thưởng thức.
Tấm lòng của người mẹ già còn được thể hiện qua món chè khoán- món quà
cưới đặc biệt mà bà cụ Tứ muốn tặng cho con dâu mới. Bà lão lật đật chạy
xuống bếp, lễ mễ bưng ra một nồi khói bốc lên nghi ngút” rồi giới thiệu “chè
đấy- chè khoán, ngon đáo để cơ”. Tuy nhiên trong cái hoàn cảnh đói khổ ấy thì
lấy đâu ra chè khoán- thứ chè làm bằng đậu xanh đắt đỏ mà ăn. Món quà cưới
đã nhỏ bé giờ lại càng nhỏ bé hơn khi nó chỉ là món cháo cám. Dù vậy, để đón
con dâu mới, bà cụ vẫn cố gắng chuẩn bị quà cưới để tạo bất ngờ . Ngay khi
không khí bữa cơm trùng xuống miếng cám đắng nghét cổ họng, bà cụ vẫn ra
sức động viên lũ trẻ: “Cảm ơn anh nhé. Cả xóm mình còn không có cám mà
ăn”.
Có thể nói bữa cơm ngày đói đã phản ánh chân thực cuộc sống khó khăn tủi
nhục của những người nông dân nghèo trong nạn đói. Nhất là khi con người
phải sống, phải duy trì sự sống bằng những món ăn vốn dĩ không phải để ăn.
Thế những đằng sau sự đáng thương ấy lại là sự ấm áp cao car của tình người.
Cháo ấy có ngon không? Chúng ta không biết. Những ta biết cháo ấy ấm nong
tình người, ấm nóng sự khao khát được hạnh phúc, được sống của những người
nông dân cùng khổ. Qua chi tiết bữa cơm ngày đói, Kim Lân không chỉ lên án
hiện thực tàn khốc của nạn đói năm 1945 mà còn thể hiện được bản chất tốt
đẹp, cao cả của những người nông dân Việt Nam: luôn khao khát được sống,
được hành phúc, luôn hướng đến tổ ấm và một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đặc biệt
nhờ cách Xây dựng tình huống truyện độc đáo, tự nhiên, kết hợp nhuần nhuyễn
hai yếu tố hiện thực và nhân đạo cùng bút pháp phân tích tâm lí nhân vật tinh
tế, sâu sắc, nghệ thuật đối thoại, độc thoại nội tâm làm nổi rõ tâm lí của từng
nhân vật và ngôn ngữ kể chuyện phong phú, cách kể chuyện gần gũi, tự nhiên,
nhà văn Kim Lân đã giúp bạn đọc cảm nhận sâu sắc hơn về bữa cơm ngày đói
đầy nhân đạo của nhà văn.

Nhà văn A.Demuyxte từng khẳng định: “Hãy đập vào tim anh- thiên tài ở
nơi đó”. Phải chăng, văn chương hấp dẫn bạn đọc không chỉ bởi những nghệ
thuật đặc sắc mà còn bởi tiếng lòng của người nghệ sĩ. Tô Hoài với tình  yêu
thương sâu sắc với những số phận đau khổ của người lao động miền núi đã giúp
bạn đọc cảm nhận sâu sắc về giá trị  nhân đạo mà tác giả đã thể hiện qua đoạn
trích. Vậy thế nào là tư tưởng nhân đạo?  “Nhân” là người, “đạo” là đạo lý,
“nhân đạo” là đạo lý làm người. Tư tưởng nhân đạo là giá trị cơ bản của một tác
phẩm văn học, được hiện lên bằng sự cảm thông sâu sắc của tác giả trước những
mảnh đời bất hạnh, những nỗi đau của con người trong cuộc sống. Tính nhân
đạo của đoạn trích bữa cơm ngày đói trước hết thể hiện ở cảm thông sâu sắc với
số phận của những con người cùng khổ trong nạn đói năm 1945. Ông đông cảm,
thương xót cho cuộc đời người lao động nghèo khổ dưới hai tâng xiềng xích
Nhật, Pháp. Chúng bắt người dân ta phải nhổ lúa trồng đay, triệt đường sống
của người nông dân lương thiện. Chúng khiến người dân ta sống cũng như chết,
sống lay lắt, vất vưởng như những thây ma ngoài đường, nhiều khi sống cũng
không bằng chết. Nhân dân ta phải ăn cháo cám, thứ thức ăn của gia súc, thậm
chí có nhà còn không có cám mà ăn. Trong hoàn cảnh ấy, cháo cám lại như một
thứ đồ xa xỉ. Qua chi tiết bữa cơm ngày đói nhà văn không chỉ khắc họa nên sư
thực tàn khốc của nạn đói mà còn thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp và sức
sống kì diệu, mãnh liệt của những người dân nơi xóm ngụ cư nói riêng và dân
tộc Việt Nam nói chung. Ngay trong cái hoàn cảnh khổ đau, trong bói cảnh tối
sầm vì đói, ranh giới của con người trở nên vô cùng mỏng manh. Thế nhưng ta
vẫn nhìn thấy được ở những người nông dân là sự khao khát được sống, họ vẫn
luôn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và yêu thương đùm bọc lẫn
nhau. Tất thẩy những điều trên, kim Lân đã giúp bạn đọc cảm nhận rõ nét hơn
về sức sáng tạo cùng lòng thương người sâu sắc trong lối viết của mình.
           Có thể nói: “con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên mọi
cũng bậc cảm xúc, nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn chính là con
người”. Quả thật, tác phẩm nghệ thuật nào cũng xuất phát từ cuộc đời và vì
cuộc đời mà có. Gấp lại những trang sách của Kim Lân mà dư âm về bữa cơm
ngày đói, về bữa cơm đầy thiếu thốn nhưng ấm nóng tình người và khao khát
hạnh phúc vẫn in đậm trong tâm trí của bạn đọc. Sức sống của những người
nông dân trong nạn đói 1945 hay sức hút của ngòi bút Kim Lân quả thực có sức
lay động lòng người để lại những day dứt, ám ảnh không nguôi. Cũng chính vì
thế, tác phẩm “vợ nhặt” sẽ mãi neo đọng với cuộc đời, đánh bại sự băng hoại
của thời gian mà giữ nguyên được giá trị.
          

You might also like