You are on page 1of 14

ĐỀ SỐ 1:

HAI HẠT LÚA


“Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt
lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.
Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ
thầm:“Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan
trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi
lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.
Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự
sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được
nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết
mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây
lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...
Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của
bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời
một cây lúa nhỏ - đó là sự chọn lựa của hạt giống thứ hai”.
(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004)
Từ nội dung câu chuyện trên, Anh(Chị) bình luận về cách sống không nhỏ
nhen, ích kỉ, chủ nghĩa cá nhân của con người trong cuộc sống hiện nay?

1.Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận :


- Có người đã từng nói: "Đừng để sự ích kỉ trở thành con rắn độc luồn vào trong tim, ăn
mòn lí trí của bạn".
- Dẫn dắt câu chuyện : Hai hạt lúa.
2. Thân bài:
a. Tóm tắt thật ngắn gọn truyện:
=> Mượn câu chuyện hai hạt lúa, tác giả đã nêu lên và khẳng định một quan niệm nhân sinh
đúng đắn, tích cực
b. Bàn luận:
- Cách sống không nhỏ nhen, ích kỉ, chủ nghĩa cá nhân là lối sống đẹp, biết sẻ chia, sẵn
sàng chấp nhận hi sinh, thiệt thòi về mình…..
- Hai hạt lúa nêu lên hai quan niệm sống, hai lối sống trái chiều nhau: một bên luôn sẵn
sàng cho đi, một bên ích kỷ chỉ biết giữ lại những điều tốt đẹp cho bản thân mình.
+ Hạt lúa muốn giữ lại chất dinh dưỡng cho riêng mình trong một hình hài nguyên vẹn tuy
không nát tan trong đất nhưng lại tan nát trong cuộc đời, lại bị tuyệt diệt.
+ Hạt giống tưởng rằng đã tan nát trong đất rồi nhưng lại được hồi sinh thành những bông
lúa vàng trĩu hạt.
- Trong cuộc sống đôi khi chúng ta cần phải biết hi sinh, sống vì người khác, sẵn sàng chấp
nhận sự thiệt thòi, không nên ích kỉ, hẹp hòi, chỉ biết bản thân…
- Dẫu biết rằng trong cuộc đời, ai cũng có những phút giây chỉ muốn sống cho bản thân
mình. Chỉ có điều, khi có cơ hội, bạn đừng ngần ngại mà hãy cho đi, thậm chí cho đi một
cách rất nhẹ nhàng như lời cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn: “Sống trong đời sống cần có một
tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…”
- Đừng tự hủy diệt mình bằng sự ích kỷ. Cứ sẵn sàng dâng hiến cho cuộc đời những gì mình

+Con người sống cần phải dấn thân, chấp nhận gian khó, thử thách, dám sống , không ích
kỉ, nhỏ nhen, chủ nghĩa cá nhân vì mục đích cao cả, tốt đẹp.
+ Phải biết sống vì người khác, dám chấp nhận cả những thiệt thòi, hi sinh về phía bản thân
mình. Đó cũng chính là một trong những cách sống của mỗi con người cần hướng đến trong
cuộc đời.
(Trong quá trình lí giải cần chọn dẫn chứng minh họa)
- Bàn luận ngược: Bên cạnh những người sống biết vì người khác, biết cống hiến, sẻ chia,
cũng còn không ít người ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết có bản thân như hạt lúa thứ
nhất. (dẫn chứng minh họa)
c. Bàn luận mở rộng:
- Câu chuyện gợi cho chúng ta cần phải lựa chọn cho mình một lối sống tích cực: không
nhỏ nhen, ích kỉ
- Chúng ta cần phải tu dưỡng, rèn luyện, bồi dưỡng đời sống tâm hồn phong phú hơn, sống
phải vị tha, chan hòa, biết vì mọi người, không nên tư lợi cá nhân..
3. Kết bài: Liên hệ rút ra bài học về nhận thức và hành động.
ĐỀ SỐ 2:
Hãy nghe một viên sỏi kể về nguồn gốc của mình:
“Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đăng đẳng
bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước
lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng
rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi.Và tôi trở thành một
hòn sỏi láng mịn như bây giờ.”
Bạn nghĩ gì khi nghe câu chuyện trên? Cảm thấy lý thú với chuyến đi của hòn sỏi hay xúc
động trước ánh mắt lạc quan của nó đối với cuộc đời đầy biến động? Đã bao giờ bạn
thấy được rằng chính những chông gai mới tạo nên những hình hài đẹp và ấn tượng, dù
là hình hài được tạo bởi chính những vết thương và sự đớn đau? […]
a) Hãy đặt nhan đề thích hợp cho mẩu chuyện.
b) Viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa
của câu chuyện trên.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
a) HS đặt nhan đề cho mẩu chuyện: Yêu cầu toát lên được chủ đề của mẫu chuyện (ví dụ:
“Cuộc sống là những va đập”, “Gian nan rèn luyện mới thành công”…
b) HS viết bài văn ngắn:
1.Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận : Biết vượt qua gian khổ, thử thách là đã biết tự làm
hoàn thiện chân dung mình, chấp nhận và chiến thắng hoàn cảnh.
2. Thân bài:
a. Tóm tắt nội dung câu chuyện:
b. Bàn luận:
- Cuộc sống không bao giờ chỉ mang lại nỗi đau, cũng chẳng bao giờ chỉ mang đến niềm
hạnh phúc. Nếu biết vượt qua gian khổ, thử thách là đã biết tự làm hoàn thiện chân dung
mình… Sẵn sàng đối đầu, chấp nhận và chiến thắng hoàn cảnh…
- Chính những chông gai mới tạo nên những hình hài đẹp và ấn tượng. Sự va đập, lăn lộn
làm hòn sỏi đầy mình thương tích; nhưng cũng chính hoàn cảnh ấy đã làm cho hòn sỏi láng
mịn như bây giờ… Cuộc hành trình của hòn sỏi đầy đớn đau nhưng cũng tràn đầy lạc quan
trước những biến cố, thử thách…
c. Bàn luận mở rộng
- Tự hoàn thiện bản thân con người trước hoàn cảnh: Hãy sống tự tin, đem những yêu
thương trong cuộc sống để xoa dịu và làm lành những vết thương… Đó là điều có ý nghĩa
nhất trong cuộc đời này…
- Bàn luận ngược: Có những người đứng trước khó khăn, thử thách, buông xuôi, mặc cho số
phận, đổ lỗi cho số phận => thất bại.
3. Kết bài
- Khái quát vấn đề cần nghị luận, liên hệ bản thân.
ĐỀ SỐ 3:
Trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện sau đây:
CHIẾC BÌNH NỨT
Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một chiếc bình bị nứt nên khi gánh
từ giếng về nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình lành rất tự hào về sự hoàn hảo
của mình, còn chiếc bình nứt luôn thấy dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ.
Một ngày nọ, chiếc bình nứt nói với người chủ : Tôi thực sự thấy xấu hổ về mình. Tôi
muốn xin lỗi ông. Ngươi xấu hổ vì chuyện gì? - người chủ hỏi. Chỉ vì tôi nứt mà ông
không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông bỏ ra - chiếc bình nứt
nói. Không đâu - ông chủ trả lời - Khi đi về ngươi có chú ý thấy luống hoa bên đường hay
không? Ngươi không thấy hoa chỉ mọc bên này đường phía của nhà ngươi sao? Ta đã
biết được vết nứt của ngươi nên đã gieo hạt giống hoa bên phía ấy. Trong những năm
qua ta đã vun tưới cho chúng và hái về trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi nhà ta
có ấm cúng và duyên dáng được thế này không?
Cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như cái bình nứt…

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:

1.Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận : Hãy biết chấp nhận khiếm khuyết của mình và của
người khác.
2.Thân bài:
* Bài học nhận thức và hành động.
- Hãy biết chấp nhận khiếm khuyết của mình và của người khác.
- Đừng chờ đợi người khác hiểu mình mà hãy tự nhận thức về mình trước để sống tốt hơn,
hữu ích hơn.
- Chúng ta lăn lộn trong cuộc sống và xây dựng cuộc sống bằng nỗ lực và niềm tin, hơn là
bằng những dằn vặt, đợi chờ và tiếc nuối.
* Nhận thức về câu chuyện.
- Trong câu chuyện, chiếc bình nứt đã rất chân thành nói với ông chủ về khuyết điểm của
nó. Rất may mắn nó gặp được ông chủ tốt bụng, có mắt tinh tế (và óc sáng tạo lãng
mạn ).Vì thế số phận của nó vẫn tiếp diễn tốt đẹp.
- Ý nghĩa của câu chuyện: Mỗi người trong chúng ta đều có những nhược điểm rất riêng
biệt. Ai cũng là chiếc bình nứt cả. Nhưng chính vết nứt và các nhược điểm đó mới khiến
cho đời sống chung của chúng ta trở nên phong phú, trở nên thú vị. Chúng ta phải biết chấp
nhận cá tính của từng người trong cuộc sống và tìm cho ra cái tốt của họ.
* Suy nghĩ của bản thân.
- Chiếc bình nứt vẫn hữu ích. Mỗi chúng ta đều không hoàn hảo, nhưng ta có thể xoay
chuyển và tận dụng ngay cả những điểm không hoàn hảo đó. Điều này có nghĩa cuộc đời có
nhiều màu sắc, và nhiều cách để mỗi người tự hoàn thiện mình.
- Tuy nhiên trong cuộc sống, thực tế diễn biến phức tạp hơn.
+ Khi có những điểm yếu thì chưa chắc ta có thể tiếp tục đi tiếp con đường cạnh tranh như
người bình thường.
+ Khi gặp những hoàn cảnh mà khả năng khẳng định mình thấp, thì việc tiếp tục hoạt động
là điều rất khó khăn.
3. Kết bài
- Khái quát vấn đề cần nghị luận, liên hệ bản thân
ĐỀ SỐ 4:
Bảy kì quan mới
Một nhóm học sinh đang học cách viết luận về chủ đề bảy kì quan thế giới. Cuối giờ,
mỗi em phải liệt kê được bảy kì quan theo suy nghĩ của riêng mình.
Học sinh ngồi ríu rít bàn bạc rằng những công trình nào nên là kì quan của thế giới.
Tháp nghiêng Pisa, Kim tự tháp Ai Cập… đều được lựa chọn.
Cuối giờ khi thu bài, một cô bé vẫn băn khoăn cầm bài viết để trắng. Cô bé giải
thích:
- Em vẫn chưa liệt kê xong vì có nhiều kì quan quá ạ!
- Em hãy thử kể những kì quan theo ý em để các bạn và cô nghe xem có thể giúp em
được không?- Cô giáo nhiệt tình hướng dẫn.
Cô bé do dự:
- Em nghĩ bảy kì quan trên thế giới nên là: xúc giác,vị giác, thị giác, thính giác, khả
năng đi lại được, nụ cười và sự yêu thương.
(Nói bởi trái tim, NXB Kim Đồng)
Em có đồng ý với cô bé trong câu chuyện trên rằng: nụ cười và sự yêu thương là
những kì quan mà chúng ta cần yêu quý và trân trọng?

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI


1.Mở bài:
- Giới thiệu được câu chuyện và nêu vấn đề nghị luận: vai trò của nụ cườivà tình yêu thương
trong cuộc sống.
2.Thân bài:
a.Giải thích và nêu ý nghĩa của câu chuyện:
+ Nụ cười: là một cử chỉ thể hiện niềm vui, niềm hạnh phúc mà con người luôn hướng tới.
Nụ cười thể hiện tinh thần lạc quan vượt qua khó khăn thử thách.
+ Sự yêu thương: là tình cảm gắn bó,chia sẻ, đồng cảm… giữa con người với con người
trong cuộc sống.
=>Ý nghĩa: Câu chuyện đem đến cho mỗi người bài học nhân sinh: nụ cười, niềm lạc quan và
tình yêu thương luôn cần thiết trong cuộc sống.
b.Phân tích:
Suy nghĩ của cô bé trong chuyện là hoàn toàn đúng bởi:
+ Những công trình: tháp nghiêng Pisa, tháp Eiffel và Kim tự tháp Ai Cập…là kết quả trí
tuệ, mồ hôi, nước mắt, công sức của nhiều người trong một thời gian dài. Để làm được
những công trình vĩ đại ấy con người vẫn phải nhờ đến: xúc giác, vị giác, thị giác, thính
giác, khả năng đi lại, nụ cười và sự yêu thương. Và ngược lại nếu con người không có mắt
để nhìn, không có tai để nghe, không có khả năng để đi lại và hoạt động thì cũng không thể
tạo nên và chiêm ngưỡng, thưởng thức những kỳ quan đó.
+ Trong cuộc sống chúng ta vẫn có thể sống nếu không có các kỳ quan. Nhưng cuộc sống
của chúng ta sẽ khó khăn biết bao nếu thiếu một trong bảy kì quan mà cô bé đã kể đó
là“xúc giác, vị giác, thị giác, thính giác”và đặc biệt là thiếu nụ cười và tình yêu thương.
+ Nhiều người trên trái đất mới có một kì quan như Kim tự tháp, tháp nghiêng Pisa… trong
khi mỗi người chúng ta lại có cho riêng mình những bảy kì quan. Đó mới là những kì quan
mà chúng ta cần yêu quý và trân trọng nhất.
+ Khi cuộc sống của chúng ta có nụ cười và tình yêu thương thì cuộc sống sẽ trở nên tốt
đẹp, ý nghĩa bởi mỗi con người luôn cần những niềm vui, tinh thần lạc quan. Trái lại, nếu
cuộc sống không có nụ cười và tình yêu thương thì cuộc sống ấy sẽ khô khan, đơn điệu, mất
đi những ý nghĩa tốt đẹp.
c.Bàn luận, mở rộng:
+ Nụ cười và tình yêu thương là động lực tinh thần giúp con người vượt qua mọi khó khăn
thử thách, sống vui vẻ, lạc quan yêu đời, xua tan đau buồn, mệt mỏi, hàn gắn vết thương,
nhân lên niềm vui, sẻ chia nỗi buồn, làm dịu nỗi cô đơn, giúp mọi người xích lại gần nhau
góp phần tạo dựng những mối quan hệ thân thiết …
+ Nụ cười và tình yêu thương sẽ giúp con người hình thành thêm nhiều tình cảm, phẩm chất
tốt đẹp: tinh thần lạc quan, trái tim nhân hậu, vị tha, nghị lực vượt khó… Nhờ đó, mỗi con
người sẽ ngày càng hoàn thiện mình, sống có trách nhiệm, có lý tưởng, khát khao cống
hiến, xã hội sẽ vơi đi những mảnh đời bất hạnh và ngày càng tốt đẹp hơn.
+ Người luôn có nụ cười và tình yêu thương sẽ được mọi người xung quanh yêu quý,
trân trọng, ngợi ca, ươm mầm trái tim hoài bão và khát vọng.
+ Phê phán:một số cá nhân sống bi quan, chán chường, sống lạnh lùng, vô cảm không có nụ
cười, không có tình yêu thương.-> Cuộc sống sẽ mất hết ý nghĩa.
+ Tuy nhiên nụ cười, tình yêu thương phải được thể hiện đúng lúc, đúng chỗ có thể giúp con
người thêm bạn, bớt thù, công việc thuận lợi, cuộc sống bớt căng thẳnggiúp con người vượt
qua những khó khăn của cuộc sống để tìm đến những chân trời thành công và hạnh phúc.
(Thí sinh biết chọn và đưa ra dẫn chứng phù hợp và thuyết phục)
d. Bàihọc nhận thức và hành động:
- Nụ cười và tình yêu thương là những kì quan đẹp mà mỗi con người cần có. Bởi vậy, mỗi
con người đều cần xây đắp, gìn giữ nó để những kì quan ấy luôn đẹp và bền vững.
3.Kết bài.
- Khái quát vấn đề nghị luận, liên hệ bản thân.
ĐỀ SỐ 5: TÌNH BẠN ĐẸP
A. Mở bài
Mở bài: Dùng một câu thơ, ca dao hay lời bài hát, câu danh ngôn để dẫn vào tình bạn. Ví
dụ câu: “tình bạn của một người là thước đo tốt nhất giá trị của anh ta” – Charles Darwin,
hoặc câu thơ “rồi sẽ có một ngày ta ngoái lại/ bạn bè ơi, khi ấy có còn nhau” của Đinh Thị
Thu Vân.
Khẳng định tình bạn là tình cảm quan trọng, cần thiết của mỗi con người.
B. Thân bài
1. Khái niệm
Tình bạn là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người mà ở đó có
chung về tâm tư, tình cảm, hoàn cảnh, quan điểm… họ có thể chia sẻ đồng cảm với nhau.
2.Cơ sở để hình thành tình bạn
-Tình bạn bắt đầu từ nhu cầu chia sẻ, trò chuyện, tâm sự và giúp đỡ nhau trong học tập,
cuộc sống.
-Sự chân thành là cơ sở bền vững của tình bạn và là thước đo để đánh giá một người bạn
tốt.
-Tình bạn dễ dàng có được ở những người đồng trang lứa, cùng chung lí tưởng, hợp nhau
về tính cách, sở thích hoặc những người chịu thấu hiểu và sẻ chia cùng chúng ta.
3. Biểu hiện của tình bạn chân thành
-Xuất phát từ mục đích tốt cần người chia sẻ, tâm sự hoặc giúp đỡ nhau chứ không vụ lợi,
toan tính.
-Người bạn tốt là người bên cạnh ta dù ta có nghèo khổ, túng thiếu, xấu xí hay đau bệnh
cũng không quay lưng.
-Người bạn tốt sẽ chẳng ngại ngần giúp ta vượt qua những trở ngại trong học tập hoặc cuộc
sống bằng những việc làm cụ thể mà không đòi hỏi trả ơn.
-Bạn chân thành sẽ tức giận và thẳng thắng đóng góp khi ta sai và cũng sẽ tha thứ, mỉm
cười khi ta nhận lỗi.
-Người bạn ấy sẽ không bỏ mặc ta đi trên con đường sai trái, người ấy sẽ tìm cách giúp ta
nhận ra lối đi đúng trong cuộc đời.
-Là người không cố tình tách ta ra khỏi tập thể hay lôi kéo ta vào một tổ chức cá nhân tách
biệt nào đấy mà là người hào nhã với tất cả mọi người nhưng dành tình cảm đặc biệt với ta.
Ví dụ tiêu biểu: tình bạn của Các Mác - Ăn ghen, hay Lưu Bình - Dương Lễ
4. Phản đề
Tuy nhiên hiện nay có những tình bạn chỉ dùng để lợi dụng mối quan hệ, tiền của của nhau
để phát triển, đây không phải là tình bạn chân chính.
5. Làm thế nào để có một tình bạn đẹp và lâu bền
-Mỗi người phải mở rộng lòng mình để đón nhận, nhìn rõ và thấu hiểu cho những người
bạn xung quanh.
-Đừng đòi hỏi bạn mình phải làm bất cứ thứ gì vì mình hay chứng tỏ tình bạn mà hãy đòi
hỏi chính bản thân mình đã làm được những gì để gắn kết bạn bè.
-Không cần phải sở hữu bạn ấy mà thay vào đó là đặt bạn ấy vào vị trí quan trọng trong
lòng mình.
-Học cách quan tâm người khác và tha thứ khi bạn mình lầm lỗi.
-Học cách khuyên nhủ đúng tâm lý để bạn nhận ra lỗi sai và thay đổi
- Học theo những điều tốt của bạn và đừng bao giờ để ghen hờn, tị nạnh phá hỏng mối quan
hệ bạn bè.
6.Liên hệ với tình bạn của bản thân mình
-Nói sơ lược về người bạn của mình (tuổi, quen khi nào, vì sao lại thân nhau)
-Kể những kỉ niệm vui buồn hai người đã có và những gì người bạn ấy mang đến cho mình.
-Cảm nghĩ chung về vai trò của tình bạn đối với riêng em và đối với mỗi người.
Kết bài: Mở rộng vấn đề, nêu ý nghĩa về tình bạn và niềm mong ước của bản thân.
Ví dụ: Không ai là không có một người bạn vì chẳng ai muốn sống trong cô độc. Thật đáng
tiếc cho những kẻ coi rẻ tình bạn hoặc lấy tình bạn để làm những việc sai trái….
ĐỀ SỐ 6:
Ý NGHĨA CỦA NIỀM TIN TRONG CUỘC SỐNG CỦA MỖI NGƯỜI
A. MỞ BÀI
Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của niềm tin vào chính bản thân mình trong cuộc
sống của mỗi con người.
B. THÂN BÀI
1. Khái niệm
- Giải thích khái niệm niềm tin vào bản thân: Đó là ý thức về năng lực, phẩm chất, giá trị
của mình trong cuộc sống, biết đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ
của cuộc sống...
2.Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác:
+ Mình là người hiểu rõ mình nhất, đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ trở thành người
không có ý chí, không có nghị lực, không có quyết tâm, không biết mình là ai, sống để làm
gì, vì thế mọi điều khác như tiền bạc, công danh, sẽ trở thành vô nghĩa...
+ Không có niềm tin vào bản thân sẽ không thể có cuộc sống độc lập, dễ bỏ qua các cơ hội
trong cuộc sống, dễ đổ vỡ, sa ngã, đánh mất chính mình…
3. Biểu hiện
- Việc đánh mất niềm tin vào bản thân đang là một thực tế nhức nhối trong cuộc sống hiện
đại của một bộ phận giới trẻ:
+ Nhiều bạn trẻ vì sống quá đầy đủ, được bao bọc từ nhỏ nên khi phải đối diện với thử
thách cuộc sống thì không thể tự sống bằng chính khả năng của mình, không đủ bản lĩnh
sống, dẫn đến phải gục ngã, đầu hàng trước cuộc sống
+ Trong thời đại hội nhập quốc tế một bộ phận giới trẻ khác không trau dồi, rèn luyện nên
không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội dẫn đến tâm lý thua kém, tự ti,
không xác định được phương hướng của cuộc đời dễ bị người khác lừa gạt, lôi kéo từ đó
hình thành một bộ phận thanh niên có tính cách bạc nhược, ăn bám, ỷ lại thậm chí là hư
hỏng.
- Phải phân biệt giữa tự tin với tự phụ. Tin vào bản thân, khẳng định giá trị của mình
không có nghĩa là tự phụ, huênh hoang, kiêu ngạo. Đánh giá được vị trí của mình trong
cuộc sống không có nghĩa là coi thường người khác. Niềm tin vào bản thân càng không có
nghĩa là bằng mọi cách để đạt được những điều mình muốn bất chấp cương thường đạo lý,
bất chấp lẽ phải.
4. Bài học nhận thức
+ Đối với mỗi cá nhân phải không ngừng học tập, trau dồi, rèn luyện về kiến thức và đạo
đức, không ngừng giao lưu học hỏi. Sớm hình thành lý tưởng sống và dám đấu tranh để
thực hiện lý tưởng đó.
+ Đối với các cơ quan quản lý xã hội: Xây dựng và phát huy lối học sáng tạo, học đi đôi với
hành, học kết hợp với ứng dụng; giáo dục ý thức cá nhân và hình thành tính tự tin, giàu tự
trọng cho thế hệ học sinh, sinh viên; động viên, trân trọng, biểu dương những cá nhân dám
nghĩ dám làm, có những đóng góp tích cực cho xã hội.
- Liên hệ bản thân.
C. Kết bài
ĐỀ SỐ 7: VẤN ĐỀ NGHIỆN INTERNET CỦA GIỚI TRẺ
MỞ BÀI
Trong suốt dòng lịch sử con người, đã có những người phải vất vả chống lại tính nghiện
ngập, nào là nghiện rượu, nghiện ma túy, bài bạc, hiện nay, có một tình trạng nghiện mới
xuất hiện: nghiện Internet.
THÂN BÀI
1. Thực trạng về căn bệnh nghiện internet trong giới trẻ
- Với nhiều người, Internet là một thứ không thể thiếu; một thói quen không kiểm soát
nổi.
- Quên thời gian, sao lãng ăn uống và ngủ; tức giận, căng thẳng, bồn chồn khi không thể
lên mạng; cần trang bị máy tính mạnh hơn, nhiều phần mềm mới; biểu hiện trầm cảm,
hay cáu giận và tách biệt với xã hội.
- Nghiện Internet – một hành vi gây căng thẳng cho cuộc sống của chính nạn nhân và
cho cả gia đình, bạn bè, đồng nghiệp – là một căn bệnh tâm lí đang lan tràn trên toàn thế
giới.
- Chơi game trực tuyến là một dạng của nghiện Internet và đang lan tràn nhanh chóng
trong giới trẻ.
2. Hậu quả của nghiện internet
-Trong đó có tình trạng vì quá mê mệt Internet mà các con nghiện xao lãng chuyện học
hành, thậm chí bỏ học.
- Họ giảm tiếp xúc với gia đình, bè bạn, sống cô lập trước màn hình máy tính, lặn vào
những “chatroom” hay chơi những trò chơi bạo lực.
-Các thiếu niên mắc bệnh này thường là những em có vấn đề về thái độ hành xử, mặc
cảm.
(Lưu ý: Internet chỉ là chất xúc tác chứ không phải là nguyên nhân gây nghiện)
3. Giải pháp
- Xây dựng một mạng lưới trung tâm tư vấn về nghiện Internet, cùng với các chương
trình điều trị.
-Không được phủ nhận, vai trò của tích cực của Internet trong đời sổng xã hội, nhưng cần
có những định hướng đúng đắn.
-Liên hệ bản thân
III. KẾT BÀI
Cũng giống như nghiện rượu hay ma tuý vậy, nghiện Internet mang lại những hậu quả nhất
định về tâm lí thể xác và các mối quan hệ xung quanh. Đừng để thành quả được coi là có ý
nghĩa nhất đối với xã hội loài người lại huỷ hoại chính bạn – công dân của thời đại.
ĐỀ SỐ 8: ƯỚC MƠ CỦA EM (KHÁT VỌNG)
A. Mở bài
– Con người chúng ta từ khi sinh ra cho tới lúc trưởng thành, ai cũng có một ước mơ, hoài
bão của riêng mình.
– Ước mơ giúp chúng ta có thể sống vui vẻ, có ý nghĩa và mục đích, khi thực hiện được ước
mơ của mình con người cảm thấy được thành quả của quá trình nỗ lực cố gắng đúng như
dân gian ta thường nói “Sống là phải có ước mơ”.
B. Thân bài
1. Khái niệm
– Giải thích về ước mơ là gì? Nó chính là những dự định, khát khao mà mỗi chúng ta mong
muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài. Ước mơ chính là động lực để mỗi chúng ta
vạch ra phương hướng đường đi để dẫn tới ước mơ.
2. Biểu hiện
- Ước mơ của chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh
phúc cho dân mình. Trải qua bao gian khổ khó khăn và hi sinh, Người đã đạt được điều
mình mơ ước.
- Những người khuyết tật vẫn vượt lên số phận để thực hiện ước mơ của mình
3. Vai trò, ý nghĩa

– Vai trò và ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống của con người như thế nào? Ước mơ chính
là ngọn đuốc soi sáng trong tim mỗi chúng ta nó hướng chúng ta tới những điều tốt đẹp.
– Ước mơ cũng chính là mong muốn được cống hiến sức lực của mình cho xã hội và khi
chúng ta đạt được ước mơ cũng là lúc chúng ta được thừa nhận năng lực của mình. Nó là vì
sao sáng soi những lối ta đi, khi đi qua những khó khăn nhìn thấy ước mơ của mình lấp lánh
ở phía xa xa, bạn sẽ nỗ lực bước tiếp.
– Những ước mơ sẽ đưa con người đi tới những tương lai, không quản ngại những chông
gai, nghiệt ngã, những khó khăn trên con đường đi của mình.
– Cuộc sống mà không có ước mơ thì sẽ như thế nào? Ước mơ là điều mà ai cũng nên có và
cần có trong cuộc sống bởi nếu không có ước mơ cuộc sống của bạn sẽ mất phương hướng
vô định.
– Không có ước mơ bạn sẽ không xác định được mục tiêu sống của mình là gì. Chính vì
không xác định được phương hướng sẽ dẫn tới bạn sẽ sống hoài sống phí, và trở thành
người tụt hậu bị bạn bè, xã hội bỏ lại phía sau.
4. Phản đề
Tuy nhiên hiện nay có 1 số người không có ước mơ đặc biệt là các bạn trẻ, họ sống phụ
thuộc, sống theo ý của cha mẹ không biết đâu là đam mê và niềm yêu thích của bản thân để
từ đó có động lực để biến ước mơ đó trở thành hiện thực.
5. Bài học nhận thức
-Ước mơ không dành cho những người lười biếng, không có lí tưởng
-Ai trên đời này cũng có ước mơ và hoài bão, quan trọng là bạn có dám thực hiện nó
không mà thôi
-Mỗi người chúng ta hãy có cho mình một ước mơ, hi vọng. Nếu ai đó sống không có ước
mơ, khát vọng thì cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa biết nhường nào.
C. Kết bài
– Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải có ước mơ mục đích sống
cho riêng mình.
– Để đạt được ước mơ chúng ta cần ra sức rèn luyện học tập, tu dưỡng đạo đức để chuẩn
bị những tư trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình.
ĐỀ SỐ 9:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn.
Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị.
Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im
lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.
- Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.
Lập tức, chàng trai làm theo.
- Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời.
Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước:
- Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi.
- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào – Chàng trai nói khi
múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.
Người thầy chậm rãi nói:
-Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như
thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có
tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự
yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống
của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.
(Theo Câu chuyện về những hạt muối- vietnamnet.vn, 17/06/2015)
Từ nội dung câu chuyện , em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) suy nghĩ về
ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
c- Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt
chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:
*Giải thích vấn đề:
- Lạc quan là một trạng thái cảm xúc tích cực, luôn yêu đời, xem cuộc đời là đáng sống,
luôn giữ một niềm tin, hi vọng về những điều tốt đẹp dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn,
phiền muộn, gian truân.
*Bàn luận vấn đề:
- Vì sao con người cần phải có tinh thần lạc quan:
+ Cuộc sống có muôn vàn khó khăn, thử thách, sống lạc quan giúp con người có cái nhìn
sáng suốt, trí tuệ minh mẫn, hành động đúng đắn để giải quyết mọi việc một cách tốt đẹp.
+ Sống lạc quan giúp con người trở nên can đảm, tự tin vào bản thân, tâm hồn phong phú,
rộng mở, sống có ích, họ luôn học hỏi được những kinh nghiệm quí giá kể cả trong thành
công hay thất bại.
+ Thái độ sống lạc quan giúp mỗi người luôn nhận ra mặt tích cực của mọi vấn đề, nhận
ra những cơ hội mà người sống bi quan không thể nhận ra, từ đó gặt hái được những
thành công trong cuộc sống.
+ Lạc quan là biểu hiện của thái độ sống đẹp, được mọi người yêu quí, trân trọng.
-Trong cuộc sống có biết bao người phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách nhưng họ
luôn lạc quan, kiên cường vượt lên và chiến thắng
(HS lấy dẫn chứng để chứng minh cho mỗi ý của vấn đề nghị luận)
- Mở rộng vấn đề: Cần lên án những người sống bi quan, gặp khó khăn là chán nản,
buông xuôi, họ sẽ thất bại trong cuộc sống. Tuy nhiên, lạc quan không phải là luôn nhìn
cuộc đời bằng lăng kính màu hồng, thậm chí mù quáng trước những vấn đề đặt ra trong
cuộc sống.
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Cần nuôi dưỡng, phát huy tinh thần lạc quan, thực hiện ước mơ trong cuộc sống, hãy
có niềm tin vào bản thân, không gục ngã trước khó khăn, có ý chí nghị lực vươn lên, biết
chia sẻ với mọi người và luôn tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
+ Liên hệ bản thân.

ĐỀ SỐ 10:
CÁ CHÉP VÀ CON CUA
Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ
mặt rất đau đớn, cá chép con bèn bơi lại gần và hỏi:
– Bạn cua ơi, bạn làm sao thế?
Cua trả lời:
– Tớ đang lột xác bạn à..
– Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế?
– Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn
cá chép con ạ.
– À, bây giờ thì tớ đã hiểu.
(Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc – NXB Kim Đồng, 2009)
Suy nghĩ của em bài học rút ra từ câu chuyện trên.
1. Mở bài:
- Dẫn dắt và giới thiệu câu chuyện.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận:Để đi đến thành công con người cần phải qua quá trình”lột
xác”đau đớn.
2. Thân bài:
1. Tóm tắt, phân tích ý nghĩa câu chuyện:
+ Câu chuyện nhấn mạnh đến cách thức mà cua con”lớn lên và trưởng thành”– đó là”lột
xác”.”Lột xác”là trút bỏ lớp vỏ cũ, hình thành và phát triển một lớp vỏ hoàn toàn mới,
vừa vặn hơn với cơ thể. Mỗi lần lột xác là loài cua lại lớn hơn. Song quá trình”lột xác”lại
rất đau đớn và thường gặp nguy hiểm nữa. Tuy nhiên, loài cua không thể lớn lên mà
không lột xác.
+ Điều quan trọng là cách chấp nhận rất tự nhiên của cua con với quá trình”lột xác”của
họ hàng nhà mình, coi như đó là cách duy nhất để lớn lên và trưởng thành.
2. Giải thích và chứng minh ý nghĩa câu chuyện
Câu chuyện đã gợi cho ta bài học nhân sinh sâu sắc về quá trình lớn lên và trưởng
thành của muôn loài và con người: muốn lớn lên và trưởng thành, muốn đạt đến thành
công thì tất cả muôn loài và con người cần phải trải qua chông gai thử thách, qua những
quá trình”lột xác”đau đớn.
Giải thích vì sao?
– Cuộc đời con người là một hành trình dài, trong đó có những dấu mốc thành công
không thể phai mờ, nó đánh dấu sự trưởng thành của mỗi chúng ta trên đường đời. Nhưng
để đi đến những thành công ấy, con người đã phải qua quá trình”lột xác”đau đớn. Quá
trình này là tự thân, không ai thay thế được chính bản thân ta. Do đó, để”lớn lên và
trưởng thành”, con người phải tự thân vận động vượt qua khó khăn, thử thách, chông gai
cũng như loài cua, cua con cũng phải tự”lột xác”mới lớn lên được.
– Thái độ chấp nhận thử thách, khó khăn như một điều tất yếu trong cuộc sống là thái độ
cần thiết để con người có thể”lớn lên và trưởng thành”và đạt tới thành công. Vượt qua thử
thách cũng là một cách để thể hiện bản lĩnh, ý chí, nghị lực sống của con người, khẳng
định ý nghĩa sự sống của mỗi con người.
– Từ quá trình”lột xác”của cua con, câu chuyện cũng đưa ra một quy luật của sự sống: sự
sống là một sự phát triển liên tục mà ở đó cái mới thay thế cái cũ là điều tất yếu. Con
người cần nhận thức được quy luật của sự phát triển ấy để thích ứng và làm chủ bản thân
trong những thử thách và chông gai trên đường đời. Mỗi cá nhân đều cần lột xác để
trưởng thành, từ đó thúc đẩy sự phát triển đi lên của xã hội.
*(Lưu ý: Mỗi ý trên đều có phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ. Dẫn chứng phải tiêu
biểu, toàn diện, xác đáng)
3. Mở rộng vấn đề:
– Phê phán lối sống nhu nhược, sợ hãi, không dám đương đầu với thử thách và chông gai,
giam mình trong vỏ ốc, cả đời không đạt đến thành công.
– Phê phán lối sống ỷ lại, không tự thân vận động, ngại thay đổi, phụ thuộc vào người
khác.
4. Bài học:
– Con người cần biết dũng cảm đương đầu với khó khăn, trong phong ba bão táp, con
người sẽ trưởng thành rất nhanh chóng và đạt đến những thành công trên đường đời.
3. Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề nghị luận.
- Liên hệ bản thân.

You might also like