You are on page 1of 4

1.

H’ Hen Niê
H’ Hen Niê có lẽ bây giờ đã tay bồng tay bế gần chục đứa con nheo nhóc, đói khổ, nếu như
hơn 10 năm trước, cô phó mặc số phận mình cho bố mẹ, trở thành nạn nhân của nạn tảo hôn.
Nhưng không ! Cô gái kiên cường ấy đã đấu tranh để được học, để khẳng định chính mình,
để vượt lên những định kiến hà khắc, cổ hủ đang đầy rẫy khắp làng bản quê hương. Hen
không phải là một cô gái quá đỗi sắc sảo, thông minh, cũng đâu phải là một nữ tướng dạn
dày chiến chinh đầy dũng mãnh, oai hùng. Cô chỉ có một trái tim cháy bỏng luôn muốn đem
lại những điều tốt đẹp nhất cho gia đình, giúp ích một phần nhỏ bé cho quê hương, cho cộng
đồng của các dân tộc thiểu số. Cô chỉ nung nấu quyết tâm giúp cho miền quê hẻo lánh của
mình không còn sống rập khuôn theo những hủ tục từ ngàn đời, để những cô gái miền rẻo
cao như cô không còn chôn vùi tuổi thanh xuân của mình trong những cuộc tảo hôn không
hạnh phúc, không ánh sáng rồi suốt đời phơi lưng cháy nắng trên ruộng lúa nương ngô mà
vẫn bị sự đói nghèo đeo đẳng. Đó là điểm tựa cho Hen sức mạnh để vượt lên chính mình,
vượt lên những hủ tục.Để rồi giờ đây, Hen trở thành biểu tượng sắc đẹp của Việt Nam, biểu
tượng của lòng nhân ái và sự cầu tiến. Trong rừng hoa đẹp, Hen là một bông hoa lạ, luôn toả
ngát hương như đóa cúc vàng trong gió bão càng khiến ta thêm cảm phục.
2. Steve Job
Steve Job có lẽ sẽ vẫn là một nhà phát minh đầy lỗi lạc nếu như tốt nghiệp ở một trường đại
học danh tiếng, nhưng những tác phẩm mà anh sáng tạo nên, sẽ không mang một chút giá trị
‘nghệ thuật’ nào nếu như thời tuổi trẻ, Job không nghe theo tiếng nói cá nhân của mình đi
học lớp thư pháp. Ở thời điểm những định kiến rằng cổng trường đại học là khởi đầu duy
nhất của thành công, là nơi ươm mầm cho giấc mơ của bao người còn đè nặng, việc bỏ
ngang đại học của Steve Job trở nên điên rồ ? Nhiều người nghĩ, tương lại của anh đã khép
lại cùng cổng trường đại học. Nhưng cơn bão của những tiếng ồn ào, náo loạn từ bên ngoài
ấy không làm cho Job bị lung lay. Ngôi trường danh giá bao người mơ ước lại như sợi dây
vô hình trói chặt sức sáng tạo của ánh. Bình tĩnh, an yên nghe tiếng nói nội tâm và biết mình
cần gì Steve Job đã tìm đến lớp học thư pháp, một lớp học tưởng như vô bổ. Nhưng có thật
là vậy không? Chính lớp học thư pháp đã giúp Steve Job tạo ra những siêu phẩm công nghệ
không chỉ hiện đại mà còn tinh tế như kiệt tác nghệ thuật. Lớp học thư pháp đã nuôi dưỡng
và thăng hoa khiếu thẩm mĩ của nhà phát minh tài năng này. Vậy phải chăng, trước khi bị xã
hội ném vào trí óc những cơn bão ý kiến trái chiều, hãy lắng lại để nghe chính kiến của bản
thân, chỉ mình ta mới đủ sức cứu rỗi thân ta mà thôi?
3. Jack Ma
* Luôn tâm niệm “bỏ cuộc là thất bại lớn nhất” , Mã Vân đã vượt qua muôn vàn khó khăn
để theo đuổi đam mê một cách quyết liệt. Có sở thích về ngôn ngữ, từ nhỏ Mã Vân mỗi buổi
sáng đã đạp chiếc xe cọc cạch vượt qua một quãng đường dài từ ngoại ô vào trung tâm thành
phố Hàng Châu, đến những khách sạn lớn, tìm cơ hội chuyện trò bằng tiếng anh với người
nước ngoài. Với ngày nay đó vẫn là một câu chuyện đáng khâm phục, huống hồ cậu bé Mã
Vân lớn lên trong thời kì Trung Quốc mới bắt đầu mở cửa, thưở đó để một cậu bé nghèo
sống hết mình với đam mê tiếng Anh là một điều phi thường. Có người châm biếm rằng việc
Mã Vân cưỡi con ngựa sắt han gỉ vào thành phố tìm bắt chuyện với người nước ngoài chẳng
khác nào Đon Kihote cưỡi con ngựa còi đi diệt trừ quái vật với giấc mơ hiệp sĩ, rằng sau thất
bại với cối xay gió đầu tiên cậu bé sẽ bỏ cuộc. Nhưng tôi chưa từng thấy trong đôi mắt ấy có
hai chữ bỏ cuộc! Với sự nhẫn nại và niềm đam mê ấy, cậu bé nghèo Mã Vân đã không chỉ
nâng cao trình độ tiếng anh của mình mà còn kết giao với nhiều người bạn nước ngoài. Vốn
tiếng Anh trau dồi từ những năm tháng tuổi thơ như những hạt cát vàng lấp đầy vào biển
khơi vô tận, mở ra cánh cửa tương lai tươi sáng của Mã Vân, giúp ông nhận ra tiềm năng của
internet và thương mại điện tử. Ông sáng lập đế chế Alibaba hùng mạnh, vượt qua biên giới
của đất nước tỉ dân, vươn ra thế giới. Từ một cậu bé nghèo Mã Vân trở thành một trong
những người giàu nhất thế giới với tổng tài sản lên tới 40 tỉ USD.
* Một mức lương ổn định, sống cuộc đời bình yên ở Hàng Châu, thành phố đẹp tuyệt vời,
được truyền tụng “Trên có thiên đàng, dưới có Tô, Hàng” với nhiều người là niềm hạnh
phúc. Nhưng với JM cuộc sống êm đềm ấy quá đỗi tẻ nhạt đến mức có thể gặm nhấm con
người. Hạnh phúc là đối mặt với thử thách, vượt qua nó và không ngừng tiến lên. Hạnh phúc
là chạm tới giới hạn cực đại của bản thân. Vì thế lúc Trung Quốc bắt đầu mở cửa, giáo viên
tiếng Anh được coi là nghề hot, JM đã dấn thân vào thương trường. Chả nhẽ Jack Ma không
biết thương trường là chiến trường, và ông - một thầy giáo tiếng Anh vốn rất xa lạ với kinh
doanh- sẽ phải bắt đầu lại từ con số không tròn trĩnh hay sao? JM biết rất rõ điều đó, nhưng
với ông sống là cuộc hành trình tìm kiếm cơ hội, đối mặt với thử thách là có 50% cơ hội
thành công. Dám mạo hiểm bước ra khỏi vùng an toàn, không trượt theo quán tính của lối
mòn, JM đã sáng lập nên đế chế Alibaba hùng mạnh, vượt qua biên giới của đất nước tỉ dân,
vươn ra thế giới. Từ cậu bé nghèo ở miền ngoại ô, JM trở thành một trong những người giàu
nhất thế giới với tổng tài sản lên tới 40 tỉ USD, ông cũng là người đóng góp nhiều nhất cho
các quĩ thiện nguyện ở TQ. Ta tâm phục JM vì ông đã biết thay đổi bản thân, phá tan những
lằn ranh cổ hủ trong tư duy để hướng tới tương lai. Nếu không dám nghĩ khác, liệu có sừng
sững một tượng đài Jack Ma như ngày nay?
4. Coco Chanel
Chúng ta đã nói đến quá nhiều người phụ nữ đấu tranh về công bằng, tự do, dân chủ cho
chính họ trong chính trị, pháp luật mà quên mất rằng nữ quyền cũng có thể được chứng minh
qua thời trang, qua những định nghĩa mới về cái đẹp của người phụ nữ. Coco Chanel đã viết
nên một trang sử mới cho tinh thần nữ quyền thế giới như vậy, bằng thời trang giải phóng
phụ nữ và những “hương thơm” nổi loạn. Chai nước hoa Chanel No.5 thì Coco Chanel đã
thực sự khẳng định được sự nổi loạn trong những thiết kế, sáng tạo thời trang. Thay vì đựng
loại nước hoa này trong những chiếc lọ yểu điệu, bà đã chọn một chiếc lọ hình hộp vuông
vức, gợi nhớ đến chai rượu whisky vốn dành cho phái mạnh. Việc lựa chọn hình thức này
cho nước hoa No.5 như là lời tuyên bố mạnh mẽ của Coco Chanel về sự trỗi dậy của tinh
thần nữ quyền trên đấu trường thời gian thế giới – thứ mà trước đây vốn được định vị cao
hơn ở những người đàn ông. Tất cả các thiết kế của Chanel gần như đã dung hòa được giữa
sự thanh lịch, tinh tế vốn có của phái đẹp truyền thoongd cũng như sự nổi loạn, mạnh mẽ của
người phụ nữ hiện đại.
5. Tịnh thất bồng lai
Một xã hội tổn thương, là một xã hội nơi con người liên tục phải đối mặt với những rạn nứt
về niềm tin với đồng loại. Xã hội ấy yếu đuối, bất lực và dễ dàng sụp đổ trước những “căn
bệnh” của thời đại. Xã hội ấy được tạo dựng nên bởi những giả tạo, gian dối, bởi những suy
đồi, bạc nhược, bởi tàn nhẫn và vô luân. Những đứa trẻ ngưỡng mộ và tôn sùng những siêu
anh hùng bởi những chiến công lẫy lừng của họ, không phải sự thất bại. Con người tôn thờ
lòng tốt, sự tử tế vì sức mạnh của nó, không phải sự yếu đuối. Thế nhưng bất hạnh thay, một
lần, rồi một lần nữa, cộng đồng liên tục phải chứng kiến sự thua cuộc thảm hại, đau đớn của
sự tử tế trong cuộc giao tranh giữa thiện và ác. Phật giáo, thánh thần là nơi nương náu của
những linh hồn, là nơi thanh lọc tâm tính, là nơi bấu víu của những trái tim tuyệt vọng. Sư
thầy, trụ trì, họ là những người hộ trì Phật pháp, là những tấm gương về đạo đức, về sự thanh
sạch. Thế nhưng lại có những cá nhân lợi dụng danh nghĩa cao quý ấy để sống trái với luân
thường đạo lý, để làm hại chúng sinh, để rơi vào luân hồi vô lượng kiếp. Và công chúng, họ
sẽ có cái nhìn thế nào đây khi ngay cả những kẻ đại diện cho “thánh thần” này cũng không
thắng nổi dục vọng? Họ sẽ tin vào đâu nữa đây khi những kẻ vốn luôn ăn chay trường mỗi
sáng và đọc kinh niệm phật hằng đêm nay cũng hóa tà ác? Liệu chăng công chúng, khi đứng
trước cái xấu xa, bạc nhược, trước những thấp hèn, đê tiện, họ có tặc lưỡi mà rằng: “Thôi thì,
đến thánh thần còn có lúc đớn hèn”? Và sau đó, họ gật đầu trước cái ác. Một xã hội với
những chấn thương cộng đồng và đứ gãy niềm tin với đồng loại!
6. Nguyễn Hải An
Đứng trước cái chết đang đến rất gần, bao nhiêu người run sợ, trách trời than đất đã đẩy họ
đến bước đường cùng. Hiếm ai trong giây phút cận kề sinh tử còn loé lên chút ánh sáng tình
thương dành tặng kẻ khác. Nhưng cô gái bé nhỏ chỉ vừa tròn 7 tuổi ấy đã ban tình yêu
thương, lòng đồng cảm đến những người bất hạnh như em. Căn bệnh ung thư quái ác gặm
nhấm dần từng tế bào, cô gái nhỏ ấy chỉ mong ‘ngày mai lúc tỉnh dậy vẫn còn có thể được
sống’. Lời tự bạch khiến ta nhói lòng, xót thương cho cuộc đời bất hạnh của em. Nhưng
trong thâm tâm cô gái nhỏ ấy không hề trách móc cuộc đời, cũng không mong có thể nhận
chút lòng thương hại, sự bố thí tình yêu từ người khác. Em can đảm, kiên cường như một
chiến binh, nở nụ cười đến giây phút cuối cùng còn xuất hiện trên trái đất này. Hạnh nguyện
cuối cùng lại càng cao quý hơn khi em hiến đi ánh sáng cuộc đời cho hai người bạn khác,
những người bạn xấu số đang mong cầu một nguồn sáng đôi mắt. Ai đã từng nói ‘Hãy sống
sao để khi con ra đi, mọi người nhìn con khóc, còn con thì mỉm cười’. Sống vỏn vẹn trên đời
chưa đầy 10 năm, nhưng sự kiên cường, sự thánh thiện cho đi của em khiến bao người phải
nể phục. Không một chút do dự, không một chút ích kỉ, hẹp hòi. Hoàn toàn không ! Em ra đi
nhưng tâm hồn em, những kỉ niệm về em vẫn in hằn trong bao nhiêu người thân quý, trong
hai người bạn mà em đã ban ánh sáng cuộc đời đến họ
7. Giấc mơ Anh Quốc của 39 người trên xe tải
Giấc mơ Anh Quốc của 39 người vĩnh viễn khép lại trên chiếc container khiến tôi gần như
nghẹt thở vì quá đỗi thương tâm. Họ đã đi với một hy vọng đổi đời, khát vọng bước lên tiên
tại vùng đất hứa. Tưởng là diễm mộng nhưng rốt cuộc lại là ác mộng. Vì nghèo khó, thất
nghiệp họ tìm mọi cách nhập cư trái phép vào các nước giàu mong kiếm kế sinh nhai. Trong
khoảnh khắc đương đầu với cái chết, nhiều người còn ngây thơ nghĩ rằng “chắc thần chết trừ
mình ra”. Khát vọng đổi đời khiến họ đánh mất lí trí, họ tin vào thứ vận may siêu nhiên có
thể cứu vớt mình. Nhưng thần Chết là kẻ không thích đùa. Vả chăng mấy ai từng nghĩ , nếu
như trót lọt sang Anh, họ sẽ làm gì khi không có quốc tịch, không giấc tờ tuỳ thân, không lai
lịch? Đi chui đến “xứ sở thiên đường”, họ bị đối xử như con vật, thành nô lệ bị bóc lột đến
kiệt sức trong những trại trồng cỏ cấm. Nếu dám ngoi lên mặt đất đón ánh mặt trời họ có thể
bị bọn trùm sỏ ra tay trừ khử bất cứ lúc nào. Nhiều người sớm biết trước điều đó nhưng ánh
kim tiền vẫn khiến họ lóa mắt, lao vào như con thiêu thân trong lửa. Vì nghèo khó, họ đánh
liều mang giấc mộng làm giàu nơi đất khách, nhưng giàu đâu chẳng thấy, rốt cuộc chỉ còn là
nhúm tàn tro trở về với gia đình. Nếu người chết biết nói, họ sẽ nói gì? Phải chăng là đừng
bao giờ đi bằng con đường tắt, đừng bao giờ mang tâm lí ăn may, đường đời luôn đủ rộng
cho mọi sự nỗ lực chân chính?
8. Khang A Tủa
Là chàng trai H’Mông Mù Cang Chải đầu tiên Đỗ Đại học Bách khoa, và cũng là chàng trai
H’Mông đầu tiên được nhận học bổng toàn phần đến từ Đại học Fulbright Việt Nam. Sinh ra
ở một huyện miền núi vùng Tây Bắc tổ quốc, lớn lên trong một cộng đồng dân tộc thiểu số
chỉ bằng 1% số dân cả nước, Khang A Tủa đã viết nên câu chuyện phi thường cho chính
mình. Như chính Tủa đã nói thì “Em muốn bắt đầu từ việc nhỏ nhất là thay đổi được cái
nghèo của gia đình. Em hi vọng một ngày số phận người H’Mông sẽ khác”. Và tôi tin chắc
rằng, nếu có cách nào để người H’Mông thoát khỏi số phận nghèo khó, lạc hậu, thì nó không
bắt đầu từ những thùng quà từ thiện, mà chính từ những người như anh. Khang A Tủa đau
đáu nhớ lại con đường đến trường suốt thời thơ ấu, chia sẻ: “Người Kinh thường thấy ruộng
bậc thang rất đẹp đúng không? Nhưng với những đứa trẻ vùng cao tụi em, thì đó là cả một
nỗi ám ảnh.” Để đến trường, hằng ngày Tủa đã phải đi trên những “cung đường” mà đường
bờ be chỉ rộng hơn gang tay người lớn một chút. Nhưng chàng trai ấy chưa từng bỏ cuộc,
vân đau đáu với ước mơ con chữ. Tủa quyết định nộp đơn vào trường Đại học Fulbright Việt
Nam trong một lần tình cờ biết đến khi đang tham gia các dự án cộng đồng. Anh đã phải
100% dùng đến google dịch để có thể hoàn tất bài luận của mình cũng như phải nhờ những
người bạn cùng nộp đơn vào Fulbright năm ấy phiên dịch lại phần phỏng vấn. Hội đồng
tuyển sinh đã hoàn toàn bị thuyết phục trước câu chuyện đến trường đầy phi thường của
chàng trai người H’Mông này. Và lần đầu tiên trong cuộc đời, quãng đường xa nhất Tủa
từng đi không còn là con đường qua những ruộng bậc thang để đi cày, đi cấy cùng bố mẹ mà
là từ vùng núi Mù Cang Chải vào Sài Gòn để nhập học tại Đại học Fulbright.
9. Kamala Harris
Hiện đang là Phó tổng thống nhiệm kì thứ 46 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Kamala Harris
được biết đến như là người phụ nữ của những cái nhất: là người phụ nữ đầu tiên, là người da
màu đầu tiên và là người gốc Á đầu tiên nhậm chức Phó Tổng thống tại Hoa Kỳ. Trong bài
phát biểu đầu tiên với tư cách một phó tổng thống đắc cử, Kamala Harris khẳng định: “Tôi
có thể là người phụ nữ đầu tiên giữ cương vị này, nhưng sẽ không phải là người cuối cùng.”
Câu chuyện về “những cái nhất” của người phụ nữ người Mĩ gốc Phi – Á này đã thực sự tạo
nên một làn sóng truyền cảm hứng cho không ít người dân Mĩ, đặc biệt là với những người
phụ nữ. Bị đối xử bất công, bà đã không “an phận thủ thường”, không mang mặc cảm là một
người phụ nữ da màu, một người Mĩ gốc Phi – Á mà bó hẹp mình trong một cuộc sống tầm
thường, nhỏ bé như bao kẻ khác. Kamala Harris có một niềm tin mãnh liệt vào nữ quyền,
vào sức mạnh của người phụ nữ trong cuộc đấu tranh đòi công bằng, dân chủ trên đất nước
Mĩ, nhất là những người phụ nữ da màu như bà. Những người phụ nữ như thế đã đấu tranh
và hi sinh rất nhiều cho bình đẳng, tự do và công bằng, thậm chí không ít trong số đó còn là
những người phụ nữ da màu vốn bị khinh rẻ; song tôi tin chắc rằng, cũng chính họ, lại là
“xương sống” của nền dân chủ trên đất Mỹ.
10. Khá Bảnh
“Người ta dắt mũi con người bằng những thứ phù phiếm” (Napoleon). Khá Bảnh, tôi không
dám lên án một con người như anh, tôi chỉ thấy đáng thương khi anh hoài phí cuộc đời, bất
chấp tất cả để được nổi tiếng trong thế giới ảo. Quá khứ tội lỗi tưởng sẽ là bài học cho Bá
Khá thức nhận lương tri để quay đầu lại là bờ. Nhưng anh vẫn ngựa quen đường cũ, anh
muốn trở thành một kẻ đốt đền chăng khi hết đốt xe lại làm những clip thác loạn, trái luân
thường đạo lí? Đám anh hùng rơm trên bàn phím sẽ tung hô anh được bao lâu? Hay lại chạy
theo tâm lí đám đông xông vào đá khi anh ngã ngựa? Họ chỉ coi anh là một kẻ quái dị, một
kẻ làm trò hề mua vui không mất một đồng xu khi kho giải trí của họ đã cạn ráo. Kẻ đốt đền
sẽ là người bị bỏng đầu tiên. Ngày anh nhận mức án đích đáng cho những tội trạng của mình,
là ngày mẹ anh “nước măt thay canh” vì thương con, vì tủi nhục, cũng là ngày cả xã hội chì
chiết, lên án anh, chế giễu sự nông cạn ngu muội của anh.Họ nhắc đến anh nốt lần cuối để
ngày mai họ quên anh vì bận chạy theo những Khá Bảnh khác. Sự nổi tiếng kia đổi lại được
gì? Không gì cả! Thứ đọng lại duy nhất là sự đau lòng đến cùng cực của người mẹ già kia.

You might also like