You are on page 1of 48

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA




BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN


ĐỀ TÀI 01
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
VỀ Ý THỨC VÀO VIỆC GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM HIỆN NAY

LỚP L10 --- NHÓM 06 --- HK231


GVHD: TS. Trần Thị Hoa

STT Họ và tên MSSV


1 Trần Lê Hải Đăng 2210742
2 Phạm Thị Trúc Đào 2210639
3 Bùi Quốc Đạt 2210649
4 Nguyễn Thị Bích Duyên 2210555
5 Võ Văn Duy 2210548

Thành phố Hồ Chí Minh - 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ ĐIỂM BTL


Môn: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN (SP 1031)
Nhóm 06 - Lớp L10
Đề tài:
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ Ý THỨC
VÀO VIỆC GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM HIỆN NAY

Tỷ lệ %
thành
viên

STT MSSV Họ Tên Nhiệm vụ nhóm Điểm
tên
tham
gia
BTL

1 2210742 Trần Lê Hải Đăng Chương 2 - 2.2 + 2.3 100%

Phần kết luận


2 2210639 Phạm Thị Trúc Đào 100%
Chỉnh sửa Word
Phần mở đầu
3 2210649 Bùi Quốc Đạt 100%
Chương 2 - 2.1
Tổng hợp nội dung
4 2210555 Nguyễn Thị Bích Duyên 100%
Chỉnh sửa Word

5 2210548 Võ Văn Duy Chương 1 100%


Họ và tên nhóm trưởng: Bùi Quốc Đạt Số ĐT: ..............................Email:
......................................................

Nhận xét của GV:


................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
.....
GIẢNG VIÊN NHÓM TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)

TS. Trần Thị Hoa


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .................................................................. 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài ...................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài ................................................................................ 3
5. Kết cấu của đề tài..................................................................................................... 4
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................... 5
Chương 1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN Ý THỨC................ 5
1.1. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức ........................................................ 5
1.1.1. Nguồn gốc của ý thức ........................................................................................ 5
1.1.2. Bản chất của ý thức ............................................................................................ 9
1.2. Vai trò của ý thức .............................................................................................. 13
1.2.1. Vai trò của ý thức trong hoạt động nhận thức ................................................... 13
1.2.2. Vai trò của ý thức trong hoạt động thực tiễn ..................................................... 14
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 15
Chương 2. GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM HIỆN NAY .................................. 16
2.1. Khái niệm “yêu nước”, “chủ nghĩa yêu nước Việt Nam” và nội dung cơ bản
của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam .......................................................................... 16
2.1.1. Khái niệm “yêu nước”, “chủ nghĩa yêu nước Việt Nam” .................................. 16
2.1.2. Quá trình hình thành và nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam .... 17
2.2. Tình hình và đặc điểm của sinh viên trường Đại học Bách khoa tp.HCM và vai
trò của việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên ........................ 21
2.2.1. Tình hình và đặc điểm của sinh viên trường Đại học Bách khoa tp.HCM ......... 21
2.2.2. Vai trò của giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên trường Đại học
Bách khoa tp.HCM hiện nay. ..................................................................................... 26
2.3. Thực trạng và giải pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên
trường Đại học Bách khoa tp.HCM hiện nay ......................................................... 29
2.3.1. Thực trạng về công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên
trường Đại học Bách khoa tp.HCM hiện nay ............................................................. 29
2.3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước
Việt Nam cho sinh viên trường Đại học Bách khoa tp.HCM hiện nay. ....................... 35
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 38
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................. 40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 41
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, ý thức là sự phản ánh chân thực thế giới
khách quan trong tâm trí con người, nó được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở của
các điều kiện kinh tế, xã hội và lớp giai cấp trong xã hội. Ý thức thay đổi theo từng thời
kỳ lịch sử chẳng hạn như: từ thời kỳ nguyên thủy, con người đã có ý thức trong việc tìm
tòi và chế tạo ra các công cụ lao động từ những công cụ thô sơ đến sự phát triển của các
loại máy móc khoa học hiện đại ngày nay, những công cụ này rất hữu ích trong đời sống
con người tiên tiến. Từ đó, ý thức tác động đến sự đổi mới và tạo ra động lực phát triển
xã hội. Ý thức có mối quan hệ biện chứng với vật chất. Vì thế, chủ nghĩa Mác - Lênin
coi ý thức là một khía cạnh không thể thiếu trong cuộc sống xã hội và định rằng ý thức
là sản phẩm của điều kiện vật chất và quan hệ xã hội. Theo quan điểm này, ý thức không
tồn tại độc lập mà nó được hình thành và phát triển thông qua quá trình tương tác xã hội,
các mối quan hệ sản xuất, và các điều kiện kinh tế và lịch sử.
Khi đề cập về ý thức không thể không nhắc đến các giá trị của chủ nghĩa yêu
nước Việt Nam. Đây là truyền thống quý báu, là các động lực tinh thần đã tạo nên sức
mạnh to lớn để Việt Nam trường tồn và phát triển...Trong đó nhấn mạnh chính là lòng
yêu nước, đây là giá trị truyền thống quý báu trong văn hóa Việt Nam, kết hợp các yếu
tố tri thức, tình cảm và ý chí của người dân Việt Nam. Điều này tạo động lực tinh thần
to lớn để con người sử dụng sức lực, trí tuệ của mình và sẵn sàng hy sinh mạng sống vì
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, những yếu tố đó được thể hiện rõ ràng thông
qua các mặt như: Về mặt tri thức, lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với các cuộc chiến
tranh, kháng chiến chống các thế lực xâm lược đã góp phần bồi dưỡng tinh thần yêu
nước mạnh mẽ trong tâm hồn và hệ thống giáo dục của người dân Việt Nam. Giáo dục
ở Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức và bồi
dưỡng lòng yêu nước trong thế hệ trẻ. Hơn nữa, các giá trị truyền thống, tôn giáo, ngôn
ngữ, nghệ thuật và phong tục cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành
chủ nghĩa yêu nước. Về mặt tình cảm, tình yêu và niềm tự hào đối với quê hương là giá
trị quan trọng trong lòng yêu nước của người Việt Nam. Tình yêu quê hương thể hiện
tình yêu, sự tôn trọng và trách nhiệm đối với đất nước, con người, văn hóa của mình.

1
Niềm tự hào quê hương là sự tin tưởng, tự hào về những thành tựu, giá trị của quê hương.
Lòng yêu nước Việt Nam khuyến khích mọi người phát triển tình yêu và lòng tự hào đối
với quê hương bằng cách tôn trọng và bảo tồn văn hóa, lịch sử và truyền thống dân tộc.
Cuối cùng về mặt ý chí, chủ nghĩa yêu nước khuyến khích mọi người đấu tranh cho sự
tự do và độc lập của đất nước. Điều này bao gồm việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và đối
phó với bất kỳ sự xâm lược hay áp bức nào từ bên ngoài. Ý chí này thể hiện sự quyết
tâm của người dân Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển đất nước sau khi giành
được độc lập.
Do đó, sinh viên - những người đang theo học trong các cơ sở giáo dục đại học,
cao đẳng, trung cấp,... sẽ là những người tiếp nối và dẫn dắt đất nước trở nên tốt đẹp
hơn thoát khỏi mọi thế lực thù địch trong tương lai. Vai trò của sinh viên trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa rất quan trọng và đa dạng như:
vai trò trong xây dựng đất nước, vai trò trong bảo vệ Tổ quốc, vai trò trong xây dựng và
lan tỏa các giá trị xã hội chủ nghĩa,…Tuy nhiên, có những hạn chế của sinh viên trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay và điều đáng
lo ngại nhất hiện nay là việc ý thức của sinh viên ngày càng đi xuống, được thể hiện rõ
qua báo cáo sau: “Năm 2007, tại cuộc điều tra khảo tại 30 trường Đại học, Cao đẳng
trong cả nước - do Vụ Văn hóa (Ban Tuyên giáo T.Ư) phối hợp với Vụ Công tác học
sinh - sinh viên (Bộ GDĐT) đã đưa ra con số rất đáng suy nghĩ: 51,4% sinh viên cho
rằng "sống thử trước hôn nhân là hiện tượng khá phổ biến" và được coi là "bình thường";
theo thống kê của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, nếu năm 1986 có 3.607 người chưa
thành niên phạm tội bị phát hiện thì đến năm 1996, con số này là 11.726 em. Trung bình
mỗi năm, trên cả nước có 4.746 người chưa thành niên phạm tội bị phát hiện; sự gia tăng
đột biến của tệ nạn ma túy học đường ngày càng trở thành vấn đề nhức nhối. Nếu như
năm 2004, chỉ có 600 học sinh, sinh viên nghiện ma túy, thì đến năm 2007, con số này
đã tăng lên 1.234 học sinh, sinh viên” 1. Thông qua báo cáo trên ta có thể thấy rằng vẫn
còn khá nhiều vấn đề đáng quan ngại trong môi trường giáo dục, đời sống của sinh viên
và học sinh tại Việt Nam hiện nay.

1
Nguyên Minh. (2008). Đạo đức học sinh xuống cấp, vì sao? Truy cập từ: https://tienphong.vn/dao-duc-hoc-
sinh-xuong-cap-vi-sao-post137552.tpo

2
Từ những vấn đề trên nhóm em nhận thấy được sự cần thiết và tính cấp bách của
vấn đề ý thức của việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước đối với học sinh, sinh viên hiện nay,
đồng thời nhóm cũng quan tâm đến việc nghiên cứu và áp dụng triết học Chủ nghĩa Mác
- Lênin trong lĩnh vực giáo dục và đặc biệt là giáo dục chủ nghĩa yêu nước nhằm nâng
cao tri thức và góp phần giúp việc ý thức về giáo dục ngày càng phát triển.Chính vì thế,
nhóm 06 chúng em đã quyết định chọn đề tài "Vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa Mác
- Lênin về ý thức vào việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên đại học Bách
Khoa hiện nay".
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài: Đề tài "Vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa Mác -
Lênin về ý thức vào việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên đại học Bách Khoa
hiện nay" do nhóm chúng em thực hiện nhằm nghiên cứu một cách hệ thống và toàn
diện về quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về ý thức.Trên cơ sở đó, nhóm chúng em
sẽ tiến hành đánh giá thực trạng và đưa ra các đề xuất về giải pháp vận dụng quan điểm
của chủ nghĩa Mác – Lênin về ý thức vào việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
cho sinh viên trường Đại học Bách khoa hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: Để đạt được mục đích trên, nhóm chúng em đã thực
hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
Thứ nhất, trình bày, phân tích và làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
về ý thức.
Thứ hai, trình bày, phân tích và làm rõ thực trạng giáo dục chủ nghĩa yêu nước
cho sinh viên trường Đại học Bách khoa hiện nay.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh
viên trường Đại học Bách khoa hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu, làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về ý
thức và vận dụng vào việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên trường
Đại học Bách khoa hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục đích và hoàn thành tốt những nhiệm vụ nêu trên, nhóm đã tiến
hành nghiên cứu dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy

3
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương
pháp liệt kê; phương pháp so sánh, đối chiếu.
Tổng quan, phương pháp nghiên cứu nêu trên sẽ giúp nhóm em tiến hành nghiên
cứu về vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về ý thức vào việc giáo dục chủ
nghĩa yêu nước cho sinh viên Đại học Bách Khoa hiện nay và đưa ra những giải pháp
phù hợp để nâng cao ý thức yêu nước của sinh viên.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết
cấu thành hai chương năm tiết.

4
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ Ý THỨC
1.1. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức
1.1.1. Nguồn gốc của ý thức
Ý thức là một khía cạnh quan trọng của trí tuệ con người đặc biệt trong nhận
thức, suy nghĩ và hành vi. Điều đó góp phần tạo nên sự khác biệt giữa con người và các
loài khác. Nguồn gốc tự nhiên của ý thức con người chúng ta đã trải qua quá trình tiến
hóa lâu dài từ loài vượn cổ đến người hiện đại, trải qua hàng triệu năm lịch sử loài người
cùng với bốn cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lớn để có được sự nhận thức tuyệt vời
như ngày nay. Mặt khác, ý thức là một trong hai phạm trù cơ bản của triết học. Trên cơ
sở lý luận đó, triết học Mác - Lênin đã góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc của ý thức đồng
thời nêu ra mối tương quan giữa vật chất và ý thức trong xã hội.
Quan điểm chủ nghĩa duy tâm trong triết học cho rằng ý thức là một khía cạnh
cơ bản, tồn tại độc lập và không thể giải thích bằng các quá trình sinh học hoặc vật lý.
Theo chủ nghĩa duy tâm, ý thức là nguyên thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân
sinh thành, chi phối sự tồn tại, biến đổi của toàn bộ thế giới vật chất. Chủ nghĩa duy tâm
đã xuất hiện ngày từ thời cổ đại với hai hình thức chủ yếu là chủ nghĩa duy tâm khách
quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan tiêu biểu với những
cái tên như G.Berkely, E.Mach lại tuyệt đối hóa vai trò của cảm giác, coi cảm giác là
tồn tại duy nhất, “tiên thiên”, sản sinh ra thế giới vật chất. Ý thức của con người là do
cảm giác sinh ra, nhưng cảm giác theo quan niệm của họ không phải là sự phản ánh thế
giới khách quan mà chỉ là cái vốn có của mỗi cá nhân tồn tại tách rời, biệt lập với thế
giới bên ngoài. Đó là những quan niệm hết sức phiến diện, sai lầm của chủ nghĩa duy
tâm, cơ sở lý luận của tôn giáo.... Mặt khác, chủ nghĩa duy tâm khách quan đại diện là
những nhà triết học lớn như Plato, Hegel lại coi cơ sở của hết thảy mọi sự vật tồn tại,
cái bản chất sâu sắc nhất của thế giới là những nguyên lý “khách quan”, tồn tại độc lập
với con người, có trước tự nhiên và có trước loài người, luôn luôn vận động và biến đổi
được gọi là “ý niệm tuyệt đối”, “tinh thần tuyệt đối”, “lý tính thế giới”. Như vậy các nhà
chủ nghĩa duy tâm đã phủ phận tính khách quan của vật chất trong đời sống con người.
Họ cho rằng ý thức của mỗi chúng ta là do những cảm giác, tư duy sinh ra. Bằng cách

5
đó chủ nghĩa duy tâm đã thừa nhận sự sáng tạo của một lực lượng siêu nhiên nào đó đối
với toàn bộ thế giới. Đó là sự xem xét một cách phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh
hóa một mặt. Nếu như chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức, tinh thần, ý niệm, cảm giác
là cái có trước giới tự nhiên thì ngược lại chủ nghĩa duy vật lại cho rằng giới tự nhiên là
cái có trước và quyết định ý thức của con người. Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình
thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy vật chịu sự tác động của phương pháp tư duy siêu
hình, máy móc của cơ học cổ điển. Vì thế quan điểm chủ nghĩa duy vật đối lập với các
quan điểm của chủ nghĩa duy tâm đưa ra thì ai theo trường phái duy vật siêu hình phủ
nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức, tinh thần. Họ xuất phát từ hiện thực, lấy hiện
thực để giải thích nguồn gốc ý thức. Tuy nhiên, do trình độ khoa học còn nhiều hạn chế
nên quan niệm về ý thức còn nhiều sai sót. Ví dụ quan niệm của Isaac Newton về luật
bảo toàn động lượng, ông cho rằng động lượng là tích của khối lượng và vận tốc của vật
được bảo toàn trong một hệ thống khi bị tác động bên ngoài.
Để giải quyết những vấn đề về nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức trong
những giai đoạn đầu trên cơ sở khái quát thành tựu của khoa học và thực tiễn xã hội,
chủ nghĩa duy vật biện chứng đã ra đời. Đây là yếu tố chủ yếu khẳng định nguồn gốc
vật chất, bản chất phản ánh của ý thức để rút ra vai trò quan trọng của ý thức. Theo chủ
nghĩa Mác-Lênin có nhiều yếu tố cấu thành nên nguồn gốc tự nhiên của ý thức, trong
đó hai yếu tố cơ bản nhất là bộ óc siêu nhiên của con người và mối quan hệ giữa con
người với thế giới khách quan. Về bộ óc của con người, ý thức được xem là một dạng
thuộc tính của vật chất, đặc biệt bộ óc của con người được xem là tổ chức cao nhất của
con người. Nó là bộ phận giúp điều khiển mọi hoạt động, hành vi của con người. Bộ óc
càng hoàn thiện, hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc càng có hiệu quả, ý thức của con
người càng phong phú và sâu sắc. Điều này lý giải tại sao quá trình tiến hóa của loài
người cũng là quá trình phát triển của năng lực nhận thức, tư duy và cũng giải thích một
phần lý do đời sống của con người bị rối loạn khi sinh lý thần kinh của con người bị ảnh
hưởng. Thực vậy, sự xuất hiện của con người và hình thành bộ óc con người có năng
lực phản ánh hiện thực khách quan. Trong mối quan hệ con người và thế giới khách
quan, thế giới khách quan được phản ánh thông qua hoạt động của các giác quan đã tác
động lên bộ óc con người từ đó hình thành nên ý thức. Phản ánh là sự tạo những đặc
điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn

6
nhau giữa chúng. Phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng vật chất song phản ánh được
thể hiện dưới nhiều hình thức như phản ánh vật lý, hóa học, phản ánh sinh học, phản
ánh tâm lý và phản ánh năng động, sáng tạo hay phản ánh ý thức. Những hình thức này
tương ứng với quá trình tiến hóa của vật chất tự nhiên. Phản ánh lý - hóa học là hình
thức thấp nhất, đặc trưng cho vật chất vô sinh thể hiện qua những biến đổi về cơ, lý,
hóa. Hình thức này mang tính thụ động, chưa có định hướng lựa chọn vật nhận tác động
(Ví dụ: khi nước sôi, nó chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái bay hơi). Phản ánh
sinh học là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới hữu sinh. Tương ứng với quá
trình phát triển của nó, phản ánh sinh học được thể hiện qua tính kích thích, tính cảm
ứng, phản xạ. Trình độ phản ánh sinh học của các cơ thể sống cũng bao gồm nhiều hình
thức cụ thể cao thấp khác nhau tùy thuộc vào mức độ hoàn thiện, đặc điểm cấu trúc của
các cơ quan chuyên trách làm chức năng phản ánh như ở thực vật là sự kích thích; ở
động vật có hệ thần kinh, là sự phản xạ; ở động vật cấp cao có bộ óc, là tâm lý (Ví dụ:
rễ cây phát triển mạnh khi ở đất nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất). Phản ánh tâm
lý là sự phản ánh đặc trưng cho động vật đã phát triển đến trình độ có hệ thần kinh trung
ương, được thực hiện thông qua cơ chế phản xạ có điều kiện đối với những tác động của
môi trường (Ví dụ: khi có vật gì bay vào mắt thì mắt tự động đóng lại để bảo vệ). Phản
ánh ý thức là hình thức phản ánh năng động, sáng tạo chỉ có ở con người. Đây là sự phản
ánh có tính chủ động lựa chọn thông tin, xử lý thông tin để tạo ra những thông tin mới,
phát hiện ý nghĩa của thông tin mà bộ óc con người đóng vai trò quan động để vận hành.
Song song với nguồn gốc tự nhiên thì nguồn gốc xã hội cũng là một trong hai yếu
tố có quan trọng để giải tích rõ nguồn gốc của ý thức. Nhà lý luận chính trị Ph. Ăngghen
nói rằng: “Trước hết là lao động; sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ;
đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc
đó dần dần biến chuyển thành bộ óc con người, khiến cho tâm lý động vật dần chuyển
hóa thành ý thức”. Ý thức hình thành không phải là quá trình con người tiếp nhận thụ
động các tác động từ thế giới khách quan vào bộ óc của mình, mà chủ yếu từ hoạt động
thực tiễn. Con người sử dụng công cụ lao động tác động vào đối tượng hiện thực, bắt
chúng phải bộc lộ thành những hiện tượng, những thuộc tính, kết cấu... nhất định và
thông qua giác quan, hệ thần kinh tác động vào bộ óc để con người phân loại dưới dạng
thông tin, qua đó nhận biết nó ngày càng sâu sắc. Như khi so với ngày xưa ông cha ta

7
chỉ biết sử dụng đồ đá thì ngày nay thời đại công nghệ hiện nay con người chúng ta đã
sáng tạo ra robot giúp làm giảm sức lao động của con người một cách đáng kể.

Đồ đá mà ông cha ta dùng trong lao động thời xưa

Nhờ sự phát triển của công nghệ ta đã áp dụng robot để giúp con người trong lao
động
Như vậy, lao động là động lực xã hội trực tiếp thúc đẩy sự ra đời của ý thức. Lao
động là cơ sở của sự hình thành và phát triển ngôn ngữ. Chỉ có lao động con người chúng
ta mới có thể khám phá và phát triển và nhiều cái mới mẻ trong thế giới này, khi đã có
lao động rồi thì từ đó ngôn ngữ ra đời góp phần giúp ích trong việc giao tiếp cũng như
là truyền tín hiệu với nhau cùng thống nhất quan điểm tránh xảy ra sự xung đột lẫn nhau.
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Ngôn ngữ xuất hiện trở
thành “vỏ vật chất” của tư duy, là hiện thực trực tiếp của ý thức, là phương thức để ý

8
thức tồn tại với tư cách là sản phẩm xã hội - lịch sử. Ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết)
vừa là phương tiện giao tiếp, vừa là công cụ của tư duy. Nhờ ngôn ngữ, con người có
thể khái quát, trừu tượng hóa, suy nghĩ độc lập, tách khỏi sự vật cảm tính; có ngôn ngữ
để có thể giao tiếp, trao đổi tư tưởng, lưu giữ, kế thừa những tri thức, kinh nghiệm phong
phú của xã hội đã tích lũy được qua các thế hệ, thời kỳ lịch sử. Như trẻ em học ngôn
ngữ từ cha mẹ, gia đình, và xã hội xung quanh. Những từ ngữ này giúp trẻ hiểu thế giới
xung quanh và tạo nên cơ sở cho ý thức đầu tiên của họ về môi trường xã hội. Ý thức
là một hiện tượng có tính xã hội, do đó không có phương tiện trao đổi xã hội về mặt
ngôn ngữ thì ý thức không thể hình thành và phát triển được. Chính vì thế mà lao động
và ngôn ngữ đóng vai trò chính không thể tách rời trong việc thúc đẩy sự phát triển của
tư duy con người từ một tình thần gần gũi với động vật sang một tâm hồn phức tạp và ý
thức sâu xa. Các yếu tố này tạo nên sự kích thích cần thiết để dần dần biến đổi bộ não
của loài vượn người thành bộ não của con người và chuyển đổi tâm lý động vật thành ý
thức con người.
1.1.2. Bản chất của ý thức
Do không hiểu được nguồn gốc ra đời của ý thức nên chủ nghĩa duy tâm đã có
những quan niệm sai lầm về bản chất của ý thức. Chủ nghĩa duy tâm đã cường điệu vai
trò của ý thức một cách thái quá, trừu tượng tới mức thoát ly đời sống hiện thực, biến
nó thành một thực thể tồn tại độc lập, thực tại duy nhất và nguồn gốc sinh ra thế giới vật
chất. Ngược lại, chủ nghĩa duy vật siêu hình đã tầm thường hóa vai trò của ý thức. Họ
coi ý thức cũng chỉ là một dạng vật chất; hoặc coi ý thức chỉ là sự phản ánh giản đơn,
thụ động thế giới vật chất, tách rời thực tiễn xã hội rất phong phú, sinh động. Những
quan niệm sai lầm đó đã khiến cho con người chưa hiểu rõ được bản chất của ý thức,
cũng như biện chứng của quá trình phản ánh ý thức2. Chủ nghĩa duy vật cho rằng bản
chất của ý thức chỉ là những sự phản ánh đơn giản, thụ động thế giới vật chất, sao chép
y nguyên đối tượng. Đồng thời là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá
trình phản ánh tích cực, sáng tạo của bộ óc con người. Tất cả những quan niệm sai lầm
đó đã ngăn cản không cho những lớp người đi trước hiểu một cách đúng đắn về bản chất
của ý thức. Kế thừa và sáng tạo các quan niệm cũ, triết học duy vật biện chứng đã chia
bản chất của ý thức ra làm ba nội dung chính như sau:

2
Phạm Văn (2021), Giáo Trình Triết Học Mác-Lênin, Nxb chính trị quốc gia sự thật, Tr.159

9
Thứ nhất, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan thể hiện rằng nội
dung của ý thức do thế giới khách quan quy định. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế
giới khách quan vì nó nằm trong bộ não con người. Ý thức là cái phản ánh thế giới khách
quan nhưng nó là cái thuộc phạm vi chủ quan, là thực tại chủ quan. Ý thức không có
tính vật chất, nó chỉ là hình ảnh tinh thần, gắn liền với hoạt động khái quát hóa, trừu
tượng hóa, có định hướng, có lựa chọn. Ý thức là sự phản ánh thế giới bởi bộ não con
người, chính vì thế khi xem xét một vấn đề bất kì thì mỗi người chúng ta sẽ có cái nhìn
nhận khác nhau.
Thứ hai, ý thức mang tính sáng tạo, tích cực gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội
tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh được thể hiện ở khả năng hoạt động tâm
- sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông tin,
xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những thông tin đã có, nó có thể tạo ra
những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận. Ý thức mang
tính sáng tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh còn được thể hiện ở quá trình
con người tạo ra những ý tưởng, giả thuyết, huyền thoại, v.v. trong đời sống tinh thần
của mình hoặc khái quát bản chất, quy luật khách quan, xây dựng các mô hình tư tưởng,
tri thức trong các hoạt động của con người. Ví dụ khi tạo ra một sản phẩm thì người sản
xuất phải tìm hiểu được nhu cầu và mong muốn của khách hàng như thế nào trước khi
sản xuất.
Thứ ba, ý thức mang tính xã hội. Ý thức được hình thành trong lao động, trong
hoạt động cải tạo thế giới của con người. Trong quá trình đó con người nhận ra rằng cần
có nhu cầu cần liên kết với nhau để trao đổi kinh nghiệm và các nhu cầu khác. Do đó
mà khái niệm hoạt động xã hội ra đời. Ý thức là sản phẩm của xã hội, ý thức trước hết
là tri thức của con người về xã hội, về thế giới khách quan đang diễn ra xung quanh, về
mối liên hệ giữa người với người trong xã hội. Trong công việc không chỉ phụ thuộc
vào khả năng của bản thân mà còn nhìn nhận vào vai trò, vị trí trong xã hội của chúng
ta.
Sự phản ánh của ý thức là sự tổng hợp của 3 mặt: một là trao đổi thông tin giữa
chủ thể và đối tượng phản ánh. Sự trao đổi này mang tính chất hai chiều, có định hướng,
có chọn lọc thông tin cần thiết. Hai là mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng
hình ảnh tinh thần. Thực chất đây là quá trình “Sáng tạo lại” hiện thực của ý thức theo

10
chủ nghĩa mã hóa các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất. Ba là
chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức quá trình hiện thực hóa tư tưởng,
thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành cái thực tại biến các ý tưởng phi
vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực. Trong giai đoạn này, con
người lựa chọn những phương pháp, phương tiện, công cụ để tác động vào hiện thực
khách quan nhằm thực hiện mục đích của mình.
1.1.3. Kết cấu của ý thức
Để nhận thức được sự sâu sắc về ý thức, cần xem xét nắm vững tổ chức kết cấu
của nó tiếp cận từ các góc độ khác nhau sẽ đem lại những tri thức nhiều mặt về cấu trúc
hoặc cấp độ của ý thức3. Cụ thể:
Thứ nhất, về các lớp cấu trúc của ý thức. Ý thức là một cấu trúc tâm lý phức tạp
bao gồm nhiều mặt, là một chỉnh thể mang lại cho thế giới tâm hồn của con người một
chất lượng mới. Trong ý thức có ba mặt thống nhất hữu cơ với nhau, điều khiển hoạt
động có ý thức của con người. Mặt nhận thức của ý thức gồm 2 quá trình là nhận thức
cảm tính và nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính nghĩa là mang lại những tư liệu cho
ý thức, cảm giác cho ta hình ảnh từng thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng, tri
giác mang lại cho ta những hình ảnh trọn vẹn bên ngoài của sự vật, hiện tượng. Những
hình ảnh đó giúp chúng ta thấy được sự tồn tại thật của thế giới khách quan và đó là nội
dung ban đầu và cũng là bậc sơ cấp của ý thức. Như khi bạn nhìn thấy một ai đó ồ người
kia xinh thật đó là nhận thức cảm tính. Nếu như nhận thức cảm tính mang lại những tư
liệu cho ý thức thì nhận thức lý tính lại mang lại cho ta hình ảnh khái quát bản chất của
thực tại khách quan và mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng. Theo C. Mác, “Phương
thức tồn tại của ý thức và của một cái gì đó đối với ý thức là tri thức... Cho nên một cái
gì đó nảy sinh ra đối với ý thức, chừng nào ý thức biết cái đó”. Tri thức là hạt cơ bản
của ý thức gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như tri thức về tự nhiên, xã hội, con người và
nhiều cấp độ khác nhau như tri thức cảm tính và tri thức lý tính; tri thức tiền khoa học
và tri thức khoa học, ... Do vậy ý thức là sự hiểu biết về thế giới khách quan. Như khi
bạn nhìn thấy một món bánh trông rất ngon nhưng không biết ăn có ngon hay không?
Mặt thái độ của ý thức nói lên thái độ lựa chọn, thái độ cảm xúc, thái độ đánh giá của
chủ thể đối với thế giới. Ví dụ về thái độ cảm xúc (yêu thương, hờn ghét, ...) khi xem

3
Phạm Văn (2021), Giáo Trình Triết Học Mác-Lênin, Nxb chính trị quốc gia sự thật, Tr.164

11
một bộ phim tình cảm có người khóc, có người buồn khi đó họ đang thể hiện thái độ
cảm xúc. Mặt năng động của ý thức điều khiển, điều chỉnh hoạt động của con người,
làm cho hoạt động của con người có ý thức. Đó là quá trình con người vận dụng những
hiểu biết và tỏ thái độ của mình nhằm thích nghi, cải tạo thế giới và cải biến cả bản thân.
Mặt khác, ý thức nảy sinh và phát triển trong hoạt động. Cấu trúc của hoạt động quy
định cấu trúc của ý thức. Vì thế nhu cầu, hứng thú, động cơ, ý chí… đều có vị trí nhất
định trong cấu trúc của ý thức. Ví dụ như nhà của A và B ở cạnh nhau mặc dù là một
người có học thức cao và hiểu biết vấn đề rộng nhưng vì muốn cho nhà mình sạch mà
A cứ vứt rác qua nhà B. Phân tích ví dụ trên ta có thể thấy A là một người chưa có ý
thức hay thiếu ý thức. Rõ ràng A là người có nhận thức và hiểu biết về hành động của
bản thân là sai nhưng A vẫn làm, vì trong cấu trúc ý thức của A chỉ hình thành 2 mặt đó
chính là mặt nhận thức và mặt thái độ mà chưa có mặt năng động để điều chỉnh hành vi
của mình.
Thứ hai, các cấp độ của ý thức. Căn cứ vào tính tự giác, nhìn nhận, phạm vi
bao quát của tâm lí ta có thể phân chia các hiện tượng tâm lý thành 3 cấp độ là tự ý thức,
tiềm thức và vô thức. Tất cả những yếu tố đó cùng với những yếu tố khác hợp thành ý
thức, quy định tính phong phú, nhiều vẻ của đời sống tinh thần con người. Cụ thể:
Tự ý thức là việc con người nhận thức và đánh giá bản thân mình về hiểu biết,
phẩm giá, lợi ích, mục đích, lý tưởng... của mình với tư cách là một nhân cách đang có
tư duy và hoạt động có ý thức. Nhờ tự ý thức, con người tự tách mình khỏi thế giới xung
quanh, xác định được vị trí và vai trò của mình trong thế giới đó. Tự ý thức hình thành
không những trong từng cá nhân mà cả trong những cộng đồng, tập đoàn người lớn, nhỏ.
Tự ý thức của giai cấp vô sản xuất hiện khi giai cấp đó nhận thức được vị trí của mình
trong xã hội, hiểu rõ được lợi ích, mục đích, và sứ mệnh lịch sử của mình. Nhờ vậy, giai
cấp vô sản mới chuyển từ giai cấp "tự nó" thành giai cấp "vì mình". Tự ý thức của cá
nhân cũng như của tập đoàn được hình thành trong quá trình hoạt động thực tiễn. Hệ tư
tưởng của một giai cấp về mặt lý luận là tự ý thức của giai cấp ấy. Tự ý thức không chỉ
là tự ý thức của cá nhân mà còn là tự ý thức của các nhóm xã hội khác nhau về địa vị
của họ trong hệ thống quan hệ sản xuất, về lợi ích và lý tưởng của mình.
Tiềm thức là những hoạt động tâm lý diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của ý thức.
Về thực chất, tiềm thức là những tri thức mà chủ thể có từ trước gần như đã thành bản

12
năng, kỹ năng nằm trong tầng sâu ý thức của chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng. Do
đó, tiềm thức có thể tự động gây ra các hoạt động tâm lý và nhận thức mà chủ thể không
cần kiểm soát chúng một cách trực tiếp. Tiềm thức có vai trò quan trọng trong đời sống
và tư duy khoa học. Tiềm thức gắn bó rất chặt chẽ với loại hình tư duy chính xác, được
lặp lại nhiều lần. Khi tiềm thức hoạt động sẽ góp phần giảm bớt sự quá tải của đầu óc
khi công việc lặp lại nhiều lần, mà vẫn đảm bảo độ chính xác cao và chặt chẽ cần thiết
của tư duy khoa học.
Vô thức là những hiện tượng tâm lý không phải do lý trí điều khiển, nằm ngoài
phạm vi của lý trí mà ý thức không kiểm soát được trong một lúc nào đó. Chúng điều
khiển những hành vi thuộc về bản năng, thói quen... trong con người thông qua phản xạ
không điều kiện. Con người là một thực thể xã hội có ý thức, nhưng không phải mọi
hành vi của con người đều do lý trí chỉ đạo. Trong đời sống của con người, có những
hành vi do bản năng chi phối hoặc do những động tác được lặp đi lặp lại nhiều lần trở
thành thói quen đến mức chúng tự động xảy ra ngay cả khi không có sự điều khiển của
lý trí. Vô thức là những trạng thái tâm lý ở tầng sâu điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái
độ ứng xử của con người mà chưa có sự can thiệp của lý trí. Vô thức biểu hiện ra thành
nhiều hiện tượng khác nhau như bản năng ham muốn, giấc mơ, bị thôi miên, lỡ lời, nói
nhịu, ... Mỗi hiện tượng vô thức có vùng hoạt động riêng, có vai trò, chức năng riêng,
song tất cả đều có một chức năng chung là giải tỏa những ức chế trong hoạt động thần
kinh vượt ngưỡng, nhất là những ham muốn bản năng không được phép bộc lộ ra và
thực hiện trong quy tắc của đời sống cộng đồng. Nó góp phần quan trọng trong việc lập
lại thế cân bằng trong hoạt động tinh thần của con người mà không dẫn tới trạng thái ức
chế quá mức như ấm ức, dày vò mặc cảm, “libiđô” ... Nghiên cứu những hiện tượng vô
thức giúp cho con người luôn làm chủ đời sống nội tâm, có phương pháp kiềm chế đúng
quy luật những trạng thái ức chế của tinh thần.4
1.2. Vai trò của ý thức
1.2.1. Vai trò của ý thức trong hoạt động nhận thức
Vai trò thiết yếu của ý thức là khẳng định vật chất là nguồn gốc khách quan, là
cơ sở sản sinh ra ý thức, còn ý thức chỉ là sản phẩm, là sự phản ánh thế giới khách quan
trong nhận thức và hành động của con người thì phải xuất phát từ hiện thực khách quan,

4
Phạm Văn (2021), Giáo Trình Triết Học Mác-Lênin, Nxb chính trị quốc gia sự thật, Tr.166,167

13
tôn trọng và hành động theo hiện thực khách quan. Ý thức có vai trò tích cực trong sự
tác động trở lại đối với vật chất, phép biện chứng duy vật yêu cầu trong nhận thức và
trong hoạt động. Ý thức con người cần phải nhận thức và vận dụng quy luật khách quan
một cách chủ động, sáng tạo, chống lại thái độ tiêu cực, thụ động. Phải phát huy tính
năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động, cải tổ
thế giới khách quan, đồng thời phải khắc phục bệnh bảo thủ, trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ
động, ỷ lại. Trong đời sống hiện đại hóa như ngày nay các bạn trẻ năng động cần ý thức
rõ mình muốn gì trong tương lai và thực hiện nó một cách có chủ đích vì đó là tương lai
của mình không ai có thể làm giúp mình. Mỗi chúng ta có thể được đặt trong nhiều hoàn
cảnh khác nhau những sự cố gắng, nỗ lực sẽ cho ra kết quả khác nhau. Ví dụ bạn chỉ cần
học cho lên lớp thì đừng ghen tị với những người ta cố gắng để lấy điểm 9, 10 và ngược
lại bạn đã xác định mục tiêu của mình là điểm 10 thì phải cố gắng hơn người khác rất
nhiều chứ không phải cứ ngồi mà ước nó sẽ không bao giờ trở thành hiện thực. Song
song với nó là bạn đặt mục tiêu rồi thì phải thực hiện nó một cách có đạo đức, như ông
bà ta hay nói “Tiên học lễ, hậu học văn”, nghĩa là trước khi là một người giỏi thì chúng
ta phải nên là một người có đạo đức.
1.2.2. Vai trò của ý thức trong hoạt động thực tiễn
Thứ nhất, vai trò của ý thức trong hoạt động thực tiễn thể hiện ở mọi lĩnh vực đời
sống xã hội hiện nay. Ý thức của con người được phản ánh qua mọi hình thái ý thức xã
hội và từ đó tác động lên đời sống của con người. Ý thức của con người phản ánh qua
chính trị, pháp quyền, đạo đức, phong tục, tập quán, khoa học, ý thức nghệ thuật, tôn
giáo,…Mỗi khía cạnh của xã hội đều được ý thức phản ánh và thể hiện ra, vì thế những
gì con người có hiện nay trong đời sống chính là những thành quả của ý thức con người.
Mỗi chúng ta ai cũng biết được tầm quan trọng to lớn của ý thức trong hoạt động thực
tiễn nhưng cách chúng ta nhận thức nó sẽ quyết định được tính đúng sai của vấn đề. Vì
thế nó chia ra làm hai hướng là tiêu cực và tích cực. Cụ thể hơn chúng ta có thể xét vai
trò của ý thức trong tầm quan trọng của việc học. Tác động tích cực tức là hiểu rõ được
tầm quan trọng của việc học, khi chúng ta có ý thức đúng về việc học đầu tiên sẽ tốt cho
bản thân mỗi trường là trước tiên, rồi tiếp đến mới góp phần làm cho xã hội phát triển,
một khi xã hội phát triển thì con người chúng ta sẽ có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Ngược lại tác động tiêu cực của nó sẽ là thờ ơ đối với việc học, khi chúng ta cảm thấy

14
việc học trở nên chán nản có lẽ chúng ta chưa ý thức được việc học rất quan trọng nó sẽ
khiến cho chúng ta có những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực thậm chí có thể gây ảnh hưởng
đến xã hội. Nếu như trong xã hội mà có nhiều người chưa nhận thức được việc học thì
bạn nghĩ xã hội đó có phát triển tốt không? Câu trả lời là không vì học là một yếu tố rất
quan trọng trong đời sống của chúng ta. Bác Hồ vĩ đại của chúng ta đã nhờ việc học mà
có thể giúp chúng ta có được cuộc sống ấm no như ngày nay vì vậy hãy xem việc học là
một điều tất yếu trong cuộc sống.
Thứ hai, nếu tuyệt đối hóa vai trò của ý thức thì có thể mắc bệnh chủ quan, duy
ý chí. Chủ quan, duy ý chí có thể ảnh hưởng đến việc suy nghĩ và hành động của con
người theo hai cách chính gồm suy nghĩ và hành động. Về mặt suy nghĩ, khi mắc phải
chủ quan duy ý chí, người ta thường có xu hướng suy nghĩ đơn giản và hào hứng, không
quan tâm đến thực tế một cách cân nhắc. Họ có thể dựa vào ý chí của mình mà không
xem xét đầy đủ các yếu tố liên quan. Điều này có thể dẫn đến những quyết định thiếu
tầm nhìn hoặc bước đầu không chính xác, khiến việc đạt được mục tiêu trở nên khó khăn
hơn. Về mặt hành động, chủ quan duy ý chí còn có thể đồng nghĩa với việc hành động
nhanh nhưng không có chủ trương rõ ràng. Người mắc phải có thể không suy nghĩ kỹ
về các hành động sẽ thực hiện mà chỉ tuân thủ ý chí của mình. Điều này có thể dẫn đến
hành động thiếu khả năng lập kế hoạch và cân nhắc trước, gây ra các vấn đề không mong
muốn và khó khăn trong việc đạt được mục tiêu. Vì vậy, chủ quan duy ý chí có thể ảnh
hưởng tiêu cực đến việc suy nghĩ và hành động của con người, gây ra những khó khăn
trong việc đạt được mục tiêu và thành công trong cuộc sống. Để tránh tình trạng này,
cần rèn luyện ý thức, phân tích cẩn thận trước khi ra quyết định và có kế hoạch cụ thể
và chi tiết cho hành động của mình.
Như vậy, nói tới vai trò của ý thức thực chất là nói tới vai trò của con người, vì ý
thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực cả. Do đó, muốn thực hiện
tư tưởng phải sử dụng lực lượng thực tiễn. Nghĩa là con người muốn thực hiện quy luật
khách quan thì phải nhận thức, vận dụng đúng đắn những quy luật đó, phải có ý chí và
phương pháp để tổ chức hành động. Vai trò của ý thức là ở chỗ chỉ đạo hoạt động của
con người, có thể quyết định làm cho con người hành động đúng hay sai, thành công
hay thất bại trên cơ sở những điều kiện khách quan nhất định.
Tiểu kết chương 1

15
Thông qua nguồn gốc, bản chất và kết cấu cũng như là vai trò của ý thức chủ
nghĩa Mác-Lênin đã làm rõ cho chúng ta cái nhìn khái quát nhất để chúng ta hiểu rõ vấn
đề ý thức từ đâu ra, bản chất của nó như thế nào, cơ cấu ra sao đồng thời khẳng định vai
trò thiết yếu của ý thức trong đời sống con người là không thể thiếu. Những nhà triết
học đã đưa ra những lập luận rất chặt chẽ để mục đích chung là làm sáng tỏ tính thống
nhất của ý thức từ nguồn gốc, bản chất cũng như kết cấu của ý thức để từ đó cho chúng
ta thấy vai trò của ý thức là rất quan trọng trong cuộc sống con người, ý thức đóng vai
trò quan trọng trong việc hình thành, điều chỉnh và định hình hành vi và suy nghĩ của
chúng ta. Ý thức là khả năng nhận biết và hiểu biết về bản thân, những người xung quanh
và thế giới xung quanh chúng ta. Ngoài ra ý thức còn đóng một vai trò vô cùng to lớn
trong rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Ý thức giúp chúng ta nhận biết đúng sai, đạo
đức và phi đạo đức từ đó hình thành giá trị của mỗi con người chúng ta. Tóm lại, ý thức
là một thứ không thể thiếu trong sự hình thành và phát triển của chúng ta.

Chương 2
GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM HIỆN NAY
2.1. Khái niệm “yêu nước”, “chủ nghĩa yêu nước Việt Nam” và nội dung cơ bản
của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
2.1.1. Khái niệm “yêu nước”, “chủ nghĩa yêu nước Việt Nam”
Yêu nước là trạng thái tình cảm xã hội mang tính phổ biến vốn có ở mọi quốc gia
- dân tộc trên thế giới. Và bên cạnh đó chủ nghĩa yêu nước không thuần túy chỉ là tư
tưởng yêu nước, tình cảm yêu nước hay lòng yêu nước nói chung. Nó cũng không đồng
nhất với tinh thần yêu nước, hay truyền thống yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước chính là
sự kết hợp chặt chẽ giữa lý trí yêu nước và tình cảm yêu nước của con người, là sự phát
triển ở trình độ cao của tư tưởng yêu nước, là tinh thần yêu nước đạt đến sự tự giác. Chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam chính là cội nguồn sức mạnh, là “bệ phóng” đưa dân tộc Việt
Nam vượt qua muôn vàn sóng gió, thử thách để đi đến những thắng lợi vinh quang; là
giá trị thiêng liêng chung của toàn dân Việt Nam, của tất cả các dân tộc anh em hiện
đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, cùng cộng đồng người Việt Nam đang đang sinh
sống ở nước ngoài, trở thành đặc trưng tiêu biểu của tính cách con người Việt Nam; là

16
nội dung cốt lõi của tư tưởng Việt Nam, của nhân sinh quan và thế giới quan Việt Nam,
là hạt nhân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; là động lực tinh thần to lớn của toàn dân
tộc, là yếu tố hàng đầu, có ý nghĩa quyết định tạo nên sức mạnh nội sinh để dân tộc ta
trường tồn và phát triển; là nguồn sức mạnh thường trực trong lòng dân tộc ta.5
Từ khái niệm trên nhóm chúng em đã rút ra cho bản thân một khái niệm về yêu
nước và chủ nghĩa yêu nước. Yêu nước là một trạng thái cảm xúc, tình yêu và lòng tự
hào đối với quốc gia và dân tộc mình. Yêu nước thể hiện sự đồng cảm với quốc gia, tình
yêu đối với đất nước, văn hóa, truyền thống và nhân dân của mình. Đó là một tình cảm
sâu sắc và liên quan đến triết lý, lòng trung thành và sự tôn trọng Và chủ nghĩa yêu nước
là một triết lý hoặc tư tưởng xã hội mà con người đặt quốc gia và lợi ích chung lên hàng
đầu. Chủ nghĩa yêu nước không chỉ một tư tưởng cá nhân mà còn bao gồm sự cam kết
và đóng góp tích cực của mỗi người trong việc phát triển và bảo vệ quốc gia. Nó đề cao
trách nhiệm công dân và khuyến khích sự đoàn kết xã hội, cống hiến và sự phục vụ lợi
ích chung. Chủ nghĩa yêu nước có thể được thể hiện thông qua sự hiểu biết về quốc gia
và lịch sử, việc tôn trọng và bảo vệ những giá trị cốt lõi của quốc gia, tham gia vào các
hoạt động cộng đồng và quốc gia, và đóng góp tích cực vào sự phát triển xã hội và kinh
tế. Nó tôn vinh đặc trưng văn hóa và truyền thống của quốc gia, và nâng cao nhận thức
về tầm quan trọng của công bằng, tự do và đoàn kết trong xã hội.
2.1.2. Quá trình hình thành và nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Chủ nghĩa yêu nước là một tư tưởng và ý thức nhằm thể hiện tình yêu và lòng tự
hào đối với quê hương, nhân dân và văn hóa của một quốc gia. Nó là một khía cạnh
quan trọng trong việc hình thành và duy trì ổn định xã hội, kết nối các thành viên trong
cộng đồng và tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển cá nhân và cộng đồng.Và
được bắt nguồn từ tình yêu quê hương xứ sở, nơi sinh ra, lớn lên của mỗi người; từ sự
gắn bó giữa những thành viên của gia đình, cộng đồng làng xã, rồi đến quốc gia, dân
tộc6.Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột thịt, rồi

5
Tạp chí của ban Tuyên Giao trung ương (2017). Hướng dẫn chi tiết chuyên đề "Chủ nghĩa yêu nước
Việt Nam". Truy cập từ: https://tuyengiao.vn/tu-lieu/huong-dan-chi-dao/huong-dan-chi-tiet-chuyen-de-chu-
nghia-yeu-nuoc-viet-nam-105844
6
Tạp chí của ban Tuyên Giao trung ương (2017). Hướng dẫn chi tiết chuyên đề "Chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam". Truy cập từ: https://tuyengiao.vn/tu-lieu/huong-dan-chi-dao/huong-dan-chi-tiet-chuyen-de-chu-nghia-
yeu-nuoc-viet-nam-105844

17
đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không
phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất
nước nhất định7.Chủ nghĩa yêu nước không chỉ là tình yêu bề ngoài, mà còn áp dụng
trong các hoạt động thực tế như cống hiến cho sự phát triển của đất nước, tham gia xây
dựng và bảo vệ quốc gia, và duy trì các giá trị văn hóa và truyền thống của dân tộc. Trải
qua nhiều thời kỳ lịch sử, từ các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, đấu tranh giành
độc lập và tự do, cho đến cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc chiến tranh
giải phóng dân tộc, ý chí yêu nước đã trở thành chất xúc tác quan trọng cho nhân dân
Việt Nam cống hiến và chiến đấu vì độc lập và tự do. Đấu tranh dựng nước của Việt
Nam không chỉ xoay quanh việc giành lại độc lập chính trị và chủ quyền quốc gia, mà
còn liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, quyền tự do và nhân quyền, sự công bằng xã hội
và phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Từ việc khẳng định quyền tự quyết định của dân
tộc và sự đoàn kết giữa các tầng lớp và tộc người, Việt Nam đã nỗ lực xây dựng một
quốc gia tự do, công bằng và phát triển. Với tinh thần đấu tranh và tình yêu nước, nhân
dân Việt Nam đã khắc phục khó khăn, xây dựng một đất nước vững mạnh và hòa bình.
Và cho đến tận hôm nay, chủ nghĩa yêu nước vẫn được coi là động lực quan trọng giúp
Việt Nam phát triển và tiến bộ. Việt Nam chúng ta luôn hướng tới mục tiêu trở thành
một quốc gia giàu mạnh, dân chủ và phát triển, và sợi chỉ đỏ của chủ nghĩa yêu nước
vẫn là đường dẫn quan trọng trong hành trình này.
Chủ nghĩa yêu nước hiện đại thường được hiểu là một triết lý, một tư tưởng về
tình yêu và lòng tự hào đối với quê hương, đồng thời còn liên quan đến quyền công dân,
sự đa dạng và phong phú của xã hội, tầm nhìn toàn cầu và hợp tác quốc tế. Chủ nghĩa
yêu nước hiện đại thường coi trọng tầm nhìn toàn cầu, quan tâm đến vấn đề hòa bình,
phát triển bền vững và hợp tác quốc tế. Nó cũng đề cao quyền công dân, khuyến khích
sự tham gia chính trị và quyền tự do ngôn luận. Đồng thời, nó còn tôn trọng và bảo vệ
các giá trị văn hóa, tín ngưỡng và quyền tự do cá nhân. Chủ nghĩa yêu nước hiện đại
thường được truyền bá thông qua giáo dục, truyền thông và các hoạt động cộng đồng.
Và nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện nay gồm những khía cạnh
tiêu biểu sau:

7
Lưu Công Lương (2019). Chủ nghĩa yêu nước - đặc trưng của văn hóa Việt Nam .Truy cập từ:
https://ninhthuan.edu.vn/thptchuyenlequydon/1199/29171/40773/89689/Hoat-dong-Cong-doan/CHU-
NGHIA-YEU-NUOC----DAC-TRUNG-CUA-VAN-HOA-VIET-NAM.

18
Thứ nhất, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ, an ninh, tự do và phát triển của đất nước. Bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và an ninh
quốc gia là một giá trị cốt lõi trong chủ nghĩa yêu nước của Việt Nam vì nó đóng vai trò
quan trọng trong nền độc lập, tự do và phát triển của quốc gia. Và đảm bảo rằng Việt
Nam có đầy đủ quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp trên toàn bộ lãnh thổ. Sự tự chủ
và độc lập của quốc gia và là một nguyên tắc cơ bản trong chủ nghĩa yêu nước và trong
công cuộc giành độc lập và tự do của Việt Nam. Ngoài ra, bảo vệ an ninh quốc gia cũng
là một phần quan trọng của cách mạng và phát triển của quốc gia. Bởi quốc gia cần duy
trì một lực lượng quốc phòng mạnh mẽ và trang bị hiện đại để đảm bảo an ninh và sự
ổn định nội bộ, cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích của quốc gia trên bình đẳng quốc
tế. Việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và an ninh quốc gia không chỉ là trách nhiệm của
chính phủ mà còn là trách nhiệm của toàn bộ người dân Việt Nam. Mỗi người dân đều
có trách nhiệm hỗ trợ trong việc bảo vệ chủ quyền và an ninh của đất nước.
Thứ hai, thúc đẩy sự đoàn kết, xây dựng và bảo vệ đạo đức xã hội và giữ vững ổn
định chính trị của đất nước. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của chủ nghĩa
yêu nước Việt Nam. Đạo đức xã hội đề cập đến các nguyên tắc, giá trị và hành vi mà
người dân nên tuân thủ để tạo nên một xã hội công bằng, nhân văn và phát triển bền
vững. Và việc bảo vệ đạo đức xã hội bao gồm việc đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật,
trách nhiệm xã hội và đối xử công bằng với mọi người. Nó cũng đòi hỏi sự chống lại
các hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật, như tham nhũng, gian lận, bạo lực và gây tổn
hại cho môi trường. Và việc xây dựng và bảo vệ đạo đức xã hội có tác động tích cực đến
sự phát triển của quốc gia. Khi mọi người tuân thủ đạo đức xã hội, xã hội trở nên tốt đẹp
và thuận lợi để thực hiện các hoạt động kinh tế và xã hội. Nó cũng tạo ra một môi trường
lành mạnh và công bằng để truyền đạt và chia sẻ kiến thức, kỹ năng và cơ hội phát triển.
Thứ ba, phát triển kinh tế bền vững, tạo ra việc làm và cải thiện cuộc sống của
người dân. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thực sự quan tâm đến sự phát triển kinh tế
của quốc gia và nhận thức rằng nền kinh tế phát triển sẽ mang lại sự thịnh vượng và
phúc lợi cho toàn bộ dân tộc. Mục tiêu của Chủ nghĩa yêu nước là xây dựng một nền
kinh tế phát triển, đảm bảo độc lập và sự tự chủ của quốc gia. Việc đẩy mạnh đổi mới
và cải cách kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh và đầu tư, thúc đẩy sự
phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ. Đồng thời,

19
việc xây dựng hạ tầng, đảm bảo môi trường đầu tư và thúc đẩy nghiên cứu và phát triển
công nghệ cũng là những yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Hơn nữa,
Việt Nam cũng tập trung vào việc mở cửa với kinh tế quốc tế, tham gia vào các hiệp
định thương mại và hợp tác kinh tế quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu và thu
hút đầu tư nước ngoài.
Thứ tư, đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tham gia tích cực vào các hoạt động quốc
tế. Gắn kết và đoàn kết các nước mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. Nó tạo ra một
môi trường hòa bình và ổn định trong khu vực và trên thế giới. Sự đoàn kết giữa các
quốc gia giúp xây dựng một mạng lưới hợp tác kinh tế, chính trị và an ninh, từ đó tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và thịnh vượng của Việt Nam. Ngoài ra còn giải
quyết các vấn đề toàn cầu và liên quan đến Việt Nam. Việt Nam tham gia và đóng góp
tích cực vào các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, ASEAN và WTO. Bằng cách hợp
tác với các quốc gia khác, Việt Nam có thể giải quyết các vấn đề biên giới, biển đảo và
môi trường theo cách hòa bình và xây dựng. Thêm vào đó, gắn kết và đoàn kết các nước
còn mang lại lợi ích kinh tế. Mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư với các
quốc gia khác giúp Việt Nam tận dụng được các cơ hội phát triển và nâng cao năng lực
kinh tế của mình. Việt Nam cũng tận dụng hợp tác kinh tế với các nước để phát triển
các ngành công nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và giảm đói
nghèo.
Thứ năm, khuyến khích tinh thần yêu nước, trách nhiệm công dân trong việc bảo
tồn, gìn giữ và phát triển các văn hóa truyền thống của dân tộc. Việc này đóng vai trò
quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa, tín ngưỡng, phong tục,
tập quán của dân tộc, đồng thời giúp tăng cường lòng tự hào dân tộc và đoàn kết trong
xã hội. Việc bảo tồn truyền thống văn hóa dân tộc không chỉ có ý nghĩa lịch sử, mà còn
giúp tạo ra một nền văn hóa đa dạng và phong phú, góp phần làm cho đất nước ta trở
nên đặc biệt và thu hút du khách quốc tế. Để bảo tồn truyền thống văn hóa dân tộc,
chúng ta cần thực hiện các hoạt động như: tổ chức các lễ hội, ngày hội văn hóa dân tộc;
xây dựng các khu di tích lịch sử, danh thắng, đền, chùa để ghi nhận và bảo tồn di sản
văn hóa của dân tộc; giáo dục và tuyên truyền về giá trị văn hóa dân tộc cho các thế hệ
trẻ.

20
Sự khác biệt giữa chủ nghĩa yêu nước truyền thống và chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam hiện nay là trong khi chủ nghĩa yêu nước truyền thống tập trung chủ yếu vào tình
yêu và lòng nhẫn nại đối với quê hương và dân tộc, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện
nay mở rộng các khía cạnh khác như phát triển kinh tế và đạo đức xã hội8. Ngoài ra sự
khác biệt này còn được thể hiện như chủ nghĩa yêu nước hiện nay thường coi trọng tầm
nhìn toàn cầu, quyền công dân, đa dạng và phong phú của xã hội. Trong khi đó, chủ
nghĩa yêu nước truyền thống có xu hướng tập trung vào bảo vệ chủ quyền và lợi ích
quốc gia, đồng thời có thể có sự hạn chế đối với quyền tự do cá nhân và sự tham gia
chính trị. Tuy có sự khác biệt, chủ nghĩa yêu nước hiện nay và chủ nghĩa yêu nước
truyền thống đều mang ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và phát triển một xã hội
hòa bình, ổn định và phát triển.
2.2. Tình hình và đặc điểm của sinh viên trường Đại học Bách khoa tp.HCM và vai
trò của việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên
2.2.1. Tình hình và đặc điểm của sinh viên trường Đại học Bách khoa tp.HCM
Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
(HCMUT), thường được gọi là Bách khoa Hồ Chí Minh, là một trong những cơ sở giáo
dục hàng đầu và uy tín tại Việt Nam. Trường được thành lập vào năm 1957 và đã phát
triển thành một trung tâm học thuật và nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực khoa học và
công nghệ. Nổi tiếng với một môi trường học tập đa dạng và thú vị, thu hút hàng nghìn
sinh viên từ khắp cả nước và quốc tế, trường cung cấp một loạt các ngành học đa dạng,
từ khoa học máy tính, kỹ thuật điện tử, đến quản lý công nghiệp và kiến trúc, đáp ứng
nhu cầu đa dạng của sinh viên và thế giới công việc. Với đội ngũ giảng viên có trình độ
cao và nhiều kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại và các dự án nghiên cứu xuất sắc,
Bách khoa Hồ Chí Minh luôn nỗ lực đào tạo và đào tạo những người học viên trở thành
những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực của họ. Ngoài ra, trường cũng đánh giá cao
giáo dục chủ nghĩa yêu nước và sự phát triển cá nhân của sinh viên, thúc đẩy tinh thần
sáng tạo và tư duy đa chiều.9 Vì thế sinh viên Trường đại học Bách Khoa tp.HCM thường
có những đặc điểm sau đây:

8
Tạp chí của ban Tuyên Giao trung ương (2017). Hướng dẫn chi tiết chuyên đề "Chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam". Truy cập từ: https://tuyengiao.vn/tu-lieu/huong-dan-chi-dao/huong-dan-chi-tiet-chuyen-de-chu-nghia-
yeu-nuoc-viet-nam-105844
9
Cổng thông tin đại học Bách Khoa. https://hcmut.edu.vn/

21
Thứ nhất, sinh viên tại Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh thường được
nhận biết với tính tự tập và ham học hỏi đặc biệt. Tính tự tập là phẩm chất quan trọng
đồng hành với họ trên con đường học tập và phát triển cá nhân. Họ không chỉ xem học
là một nhiệm vụ, mà còn là một trải nghiệm thú vị để khám phá kiến thức và hiểu biết
sâu hơn về thế giới. Sinh viên Bách khoa thường tự tìm hiểu và nghiên cứu ngoài giờ
học, đặt ra những câu hỏi sâu sắc về các lĩnh vực mà họ quan tâm, và tận dụng các tài
liệu và công cụ học tập để phát triển tư duy. Họ có tinh thần khám phá mạnh mẽ và
không ngừng đặt ra những thách thức mới cho bản thân, từ việc tham gia vào các dự án
nghiên cứu đến việc tham gia vào các cuộc thi học thuật và sáng tạo. Khả năng ham học
hỏi của sinh viên Bách khoa là nguồn động viên mạnh mẽ đằng sau sự thành công và
đổi mới. Họ không chỉ giới hạn kiến thức trong sách giáo trình, mà còn tìm kiếm kiến
thức từ nhiều nguồn khác nhau. Tình yêu với học tập không bao giờ dứt, và điều này
thúc đẩy họ không ngừng nâng cao kỹ năng và hiểu biết của mình, giúp họ trở thành
những người chuyên gia đáng ngưỡng mộ trong lĩnh vực của họ.
Thứ hai, tính sáng tạo và khả năng tham gia vào các dự án nghiên cứu là những
đặc điểm nổi bật của sinh viên tại đây. Trường Đại học Bách Khoa tp.HCM luôn tạo
điều kiện thuận lợi để sinh viên phát huy tài năng sáng tạo của họ và đóng góp vào việc
tiến bộ khoa học và công nghệ. Hằng năm, Trường công bố rất nhiều nghiên cứu khoa
học, nhiều bài báo và công trình nghiên cứu, trong đó sự đóng góp của sinh viên trường
là không nhỏ. Đặc biệt, mỗi năm các khoa đều tổ chức Ngày hội Kỹ thuật, với hoạt động
này các bạn sinh viên năm nhất sẽ được tiếp cận việc nghiên cứu khoa học với những
đề tài khác nhau. Thông qua việc nghiên cứu và trưng bày sản phẩm trong. Ngày hội Kỹ
thuật, các bạn sinh viên đã thể hiện yếu tố sáng tạo và đổi mới trong nhiều sản phẩm.
Bên cạnh đó để hoàn thành được đề tài, các bạn còn phải nghiên cứu các tài liệu tham
khảo, những công trình khoa học đã được công bố để có thể nghiên cứu thực nghiệm và
tạo ra sản phẩm. Đây là bước đệm rất lớn dành cho những bạn có đam mê với việc
nghiên cứu khoa học. Ngoài hoạt động Ngày hội Kỹ thuật, các bạn sinh viên còn có một
sân chơi khác là cuộc thi Bách Khoa Innovation. Tại đây, các bạn sinh viên được thể
hiện tài năng, sự sáng tạo qua một quá trình nghiên cứu dài hơi, có sản phẩm trưng bày
và cả hình ảnh truyền thông. Với việc thuyết trình bằng tiếng Anh, các bạn sinh viên
phải trang bị các kỹ năng ngoại ngữ cũng như khả năng ứng biến khi được ban giám

22
khảo đặt ra những câu hỏi. Hằng năm, cuộc thi. Bách Khoa Innovation thu hút được rất
nhiều các bạn sinh viên có đam mê với lĩnh vực nghiên cứu từ đó giúp các bạn thể hiện
ra những ý tưởng sáng tạo của mình, tạo tiền đề cho quá trình nghiên cứu sau này. Bên
cạnh các cuộc thi, hội thi được tổ chức ở quy mô cấp trường, các sinh viên Bách Khoa
còn thể hiện tài năng ở những cuộc thi được các trường trong khối kỹ thuật khác tổ chức,
hay là các cuộc thi mang quy mô cấp thành phố. Năm 2021, sinh viên trường Đại học
Bách Khoa tp.HCM đã giành được những giải thưởng cao trong cuộc thi EURÉKA 2021
với 1 giải nhất, 1 giải ba và 3 giải khuyến khích. Do đó sinh viên Bách khoa Hồ Chí
Minh thường tự tin trong việc đặt ra các câu hỏi khó khăn và thách thức và họ không
ngần ngại bước ra khỏi khuôn khổ kiến thức được trình bày trong giảng đường. Họ tham
gia vào các dự án nghiên cứu đa dạng, từ nghiên cứu cơ bản đến ứng dụng thực tế. Qua
việc tham gia vào các dự án này, họ không chỉ nắm vững kiến thức mà còn phát triển kỹ
năng nghiên cứu, phân tích, và giải quyết các vấn đề phức tạp. Tính sáng tạo của sinh
viên Bách khoa tp.HCM thể hiện qua việc họ đưa ra các giải pháp sáng tạo và đổi mới
trong các lĩnh vực khác nhau. Họ không ngừng tìm kiếm cách để cải thiện hiệu suất và
tiết kiệm tài nguyên, đồng thời khám phá các ứng dụng mới cho khoa học và công nghệ.
Tinh thần sáng tạo này là động lực mạnh mẽ đằng sau sự thành công và đột phá của họ.
Tính sáng tạo và khả năng tham gia vào các dự án nghiên cứu không chỉ là những đặc
điểm cá nhân, mà còn là một phần quan trọng của văn hóa học tập tại Đại học Bách khoa
Hồ Chí Minh. Những sinh viên này thường là những người đóng góp quý báu vào sự
phát triển của khoa học và công nghệ, đồng thời tạo ra những cơ hội học tập và đổi mới
vô tận cho họ và cộng đồng xung quanh.
Thứ ba, sinh viên tại trường thường không chỉ là những người học tập năng động
mà còn là những người tham gia tích cực vào các hoạt động mang tính chất xã hội và
văn hóa, góp phần vào sự đa dạng và sôi động của môi trường đại học. Các câu lạc bộ
và tổ chức sinh viên tại Bách khoa Hồ Chí Minh rất đa dạng và phong phú. Với hơn 60
câu lạc bộ thể thao và âm nhạc đến những câu lạc bộ nghiên cứu học thuật nhằm giúp
sinh viên có nhiều cơ hội để thể hiện đam mê và sở thích cá nhân. Bên cạnh việc học
tập trên trường lớp, các CLB, Đoàn khoa và các Liên chi Hội Sinh viên cũng tổ chức
các cuộc thi học thuật nhằm mang đến cho sinh viên trường những sân chơi lành mạnh,
và có thể áp dụng ngay kiến thức mình đã học để tham gia.Chẳng hạn như vào năm

23
2021, CLB Sáng tạo Học thuật Khoa Cơ Khí đã tổ chức thành công cuộc thi Robot toàn
năng MERC 2021 thu hút được sự tham gia của rất đông các bạn sinh viên thuộc khoa
Cơ khí, Điện – Điện tử,… Nội dung cuộc thi bao gồm thiết kế Robot để vượt qua các
vòng thi chạy xe theo lộ trình, vượt chướng ngại vật và thực hiện nhiệm vụ vận chuyển
hàng hóa giúp các bạn sinh viên có thể áp dụng các kiến thức lập trình, mạch điện mà
mình đã học và đạt các giải thưởng với tổng giải thưởng lên đến gần 20 triệu đồng. Đây
là một sự nỗ lực lớn từ CLB khi chỉ mới thành lập nhưng với tinh thần nhiệt huyết và
trách nhiệm đã tạo ra một sân chơi vô cùng bổ ích cho sinh viên trường. Ngoài các cuộc
thi về lĩnh vực lập trình, robot, sinh viên trường còn có những sân chơi học thuật lớn
khác, điển hình là cuộc thi Cơn lốc Hóa học do Đoàn khoa – Liên chi Hội Sinh viên
khoa Kỹ thuật Hóa học tổ chức. Với lịch sử tổ chức nhiều năm, ban đầu cuộc thi chỉ
hướng đến các bạn sinh viên thuộc ngành Hóa –Thực phẩm – Sinh học của trường, qua
thời gian dài phát triển, hiện tại cuộc thi đã mang quy mô cấp thành khi thu hút được
các bạn sinh viên từ các trường trên địa bàn thành phố Y Dược, Nông Lâm, … và cả các
bạn học sinh Trung học Phổ thông tham dự. Với nội dung cuộc thi hướng vào khối kiến
thức thuộc ngành Hóa – Thực phẩm –Sinh học cùng hình thức câu hỏi vô cùng đa dạng,
từ đó giúp các bạn sinh viên có thể vận dụng những kiến thức mình đã thu thập được
trong quá trình học. Mặc dù năm 2021 tình hình dịch bệnh căng thẳng đã làm gián đoạn
việc học tập trực tiếp khiến việc tổ chức cuộc thi gặp nhiều khó khăn, nhưng Ban tổ
chức cuộc thi đã nỗ lực hết sức mang lại vòng Chung kết và Bán kết dưới hình thức thi
online. Điều đó cho thấy được sự linh động, sáng tạo và chủ động. Bên cạnh các cuộc
thi học thuật kể trên, còn vô số các cuộc thi hùng biện, thuyết trình, … do các bạn sinh
viên tổ chức và mang đến nhiều sân chơi vô cùng đa dạng và mang tính cạnh tranh lành
mạnh. Những hoạt động này không chỉ giúp họ phát triển kỹ năng xã hội mà còn tạo cơ
hội tuyệt vời để giao lưu và kết nối với những người có cùng sở thích. Sự kiện văn hóa
và nghệ thuật luôn là một phần quan trọng của cuộc sống sinh viên tại trường. Triển lãm
nghệ thuật, buổi hòa nhạc, diễn thuyết và các lễ hội văn hóa truyền thống đều được tổ
chức đều đặn và luôn thu hút sự tham gia của sinh viên. Những sự kiện này giúp sinh

24
viên thể hiện tài năng nghệ thuật và thúc đẩy tình yêu với văn hóa và nghệ thuật, đồng
thời tạo ra một không gian thú vị để họ thư giãn và thỏa mãn niềm đam mê của mình.10
Thứ tư, các hoạt động phục vụ cộng đồng luôn được xem trọng trong hoạt động
của sinh viên. Hằng năm có rất nhiều hoạt động tình nguyện định kỳ do chính các bạn
sinh viên xây dựng và tổ chức các hoạt động. Đây là dịp để lan tỏa tinh thần tích cực,
bên cạnh đó là tăng thêm nhiều trải nghiệm dành cho các bạn sinh viên. Mỗi năm vào
dịp Tết đến xuân về, những chiến dịch Xuân Tình Nguyện được các bạn sinh viên ở mỗi
khoa triển khai một cách rất tích cực. Tại mỗi khoa, các bạn sinh viên sẽ tự xây dựng
những chương trình, lịch hoạt động khác nhau vì thế việc trùng lặp hoạt động giữa các
khoa là ít diễn ra. Điều này giúp cho những hoạt động tình nguyện được triển khai tại
nhiều nơi khác nhau, giúp lan tỏa tình yêu thương đến nhiều nơi. Qua các hoạt động
được tổ chức, các bạn sinh viên thể hiện sự sáng tạo, nhiệt huyết của mình, có những
hoạt động được tổ chức trong địa bàn thành phố, cũng có những hoạt động được diễn ra
ở các tỉnh khác với những chuyến đi kéo dài đến 2 ngày. Có những hoạt động hướng
đến các bạn nhỏ mồ côi, khuyết tật, giúp các bạn có thêm niềm vui trong cuộc sống. Có
những hoạt động hướng đến người lớn tuổi, giúp các cô các bác có được một cái Tết
nhiều niềm vui như trao tặng quà cho những người vô gia cư, các mái ấm tình thương,
các viện dưỡng lão, trường dành cho trẻ em khuyết tật, hoạt động về nguồn dọn dẹp rác
thải…Nhắc đến Xuân Tình Nguyện thì không thể không kể đến chiến dịch Mùa Hè
Xanh diễn ra vào hè mỗi năm học, chiến dịch Mùa Hè Xanh là một chiến dịch lâu đời,
là trọng điểm hoạt động của thành phố và sinh viên trường ta đã hưởng ứng nhiệt tình
nhiều năm nay. Ở mặt trận Mùa Hè Xanh tỉnh, mỗi năm trường ta sẽ di chuyển đến một
địa phương và xây dựng đường sá, dạy học cho trẻ em tại nơi đó, chiến dịch sẽ kéo dài
trong vòng 1 tháng. Sinh viên trường hằng năm hưởng ứng rất nhiệt liệt chiến dịch Mùa
Hè Xanh tại các khoa, vào mỗi dịp cuối năm, có thể thấy buổi phỏng vấn để chọn ra
chiến sĩ Mùa Hè Xanh được diễn ra vô cùng sôi nổi, lượng sinh viên đăng ký tham gia
lên đến hàng trăm. Khi diễn ra chiến dịch, các bạn sinh viên thể hiện ý chí, quyết tâm
trong những ngày lao động cực khổ. Với những ý chí quyết tâm đó, thành quả tạo ra là
vô cùng ý nghĩa. Năm 2023, Trải qua 30 ngày chiến dịch, các chiến sĩ tình nguyện Mùa

10
Creative Academic Techno Club-C.A.T-CLB Sáng tạo Học thuật Khoa Cơ Khí. (03/03/2021). MERC-Những
điều bạn cần biết. Truy cập từ: https://www.facebook.com/CreAcaTechnoCLub/photos/201926255010610

25
Hè Xanh Bách Khoa đã cùng nhân dân địa phương bê tông hóa nhiều tuyến đường giao
thông nông thôn với chiều dài 8.100,1 mét theo chuẩn nông thôn mới tại tỉnh Đồng Tháp
và Bình Thuận; tặng 20.000 mét dây điện và 1,300 bóng đèn chuyên dụng thực hiện
công trình “Thắp sáng tuyến đường quê”; tặng 1 ngôi nhà tình bạn, 4 máy lọc nước; phối
hợp với trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức chương trình tầm soát và tư vấn
bệnh cho 200 người dân; các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ môi trường, ôn tập hè,
sinh hoạt thiếu nhi, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao…Bên cạnh các hoạt động trên,
nhiều hoạt động như Tiếp sức mùa thi, các hoạt động văn nghệ gây quỹ quyên góp,…
cũng thu hút được sự tham gia của nhiều sinh viên trường. Hoạt động hiến máu tình
nguyện là hoạt động do Đoàn thanh niên – Hội Sinh viên trường tổ chức cũng nhận được
sự hưởng ứng của rất nhiều bạn sinh viên. Do đó, có thể thấy sinh viên trường rất quan
tâm và thể hiện sự nhiệt huyết của mình trong các hoạt động tình nguyện vì cộng
đồng.11,12
2.2.2. Vai trò của giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên trường Đại
học Bách khoa tp.HCM hiện nay.
Giáo dục chủ nghĩa yêu nước không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc hình
thành nhân cách và tư duy của con người mà còn là nền tảng của sự phát triển và thịnh
vượng của một quốc gia. Tại Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, việc
kết hợp giảng dạy kiến thức chuyên môn với giáo dục về tình yêu và trách nhiệm đối
với đất nước đã trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình đào tạo sinh viên.
Điều này không chỉ giúp họ trang bị cho bản thân mình một nền tảng kiến thức vững
chắc mà còn thúc đẩy sự đoàn kết và hòa nhập trong cộng đồng xã hội và đóng góp tích
cực vào sự phát triển bền vững của Việt Nam. Vai trò chính của giáo dục chủ nghĩa yêu
nước trong ngữ cảnh của Đại học Bách khoa HCM hiện nay có thể được mô tả như sau:
Thứ nhất, HCMUT cam kết đào tạo những người trí thức có trình độ cao, nhưng
đồng thời cũng là những công dân yêu nước, nhận thức về trách nhiệm xã hội của mình.
Đào tạo người trí thức yêu nước tại Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh không
chỉ nhằm mục tiêu truyền đạt kiến thức chuyên môn, mà còn tạo ra một tầm nhìn sâu

11
Chiến dịch tình nguyện MÙA HÈ XANH trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM. [TỔNG KẾT
CHIẾN DỊCH MÙA HÈ XANH 2023] Truy cập từ:
https://www.facebook.com/muahexanhbachkhoatphcm/videos/1226348524735288/?locale=vi_VN
12
Tuổi trẻ Bách Khoa. (27/1/2022). Xuân Tình Nguyện OISP 2022 – Hành trình én xuân. Truy cập từ:
https://www.facebook.com/tuoitrebachkhoa.bku/posts/2113212142170408

26
rộng về tình yêu và trách nhiệm đối với đất nước. Điều này đòi hỏi sinh viên không chỉ
nắm vững kiến thức về ngành học mình theo đuổi mà còn hiểu rõ về bản sắc văn hóa,
lịch sử, và giá trị đặc biệt của Việt Nam. Sinh viên được khuyến khích nắm vững kiến
thức về văn hóa, lịch sử, và địa lý của Việt Nam, cũng như về những thách thức và cơ
hội mà đất nước đang phải đối mặt. Điều này giúp họ trở thành những công dân tài năng
và hiểu rõ rằng họ có trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng của đất
nước. 13
Thứ hai, tại Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, tinh thần đoàn kết và
hợp tác không chỉ là một phần của giáo dục chủ nghĩa yêu nước, mà còn là một cuộc
phiêu lưu thú vị mà sinh viên trải qua trong hành trình học tập và phát triển cá nhân.
Giúp bản thân sinh viên không chỉ học hỏi kiến thức chuyên môn mà còn là học cách
làm việc cùng nhau để giải quyết các thách thức xã hội và góp phần vào sự phát triển
bền vững của đất nước. Những hoạt động tình nguyện và dự án xã hội tại trường không
chỉ là cách tốt để sinh viên kết nối với cộng đồng xung quanh mình mà còn là cơ hội để
họ thể hiện sự sáng tạo và trí tuệ trong việc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề phức tạp.
Bạn có thể tham gia vào việc xây dựng các dự án từ thiện, đóng góp vào các chiến dịch
bảo vệ môi trường, hoặc thậm chí tự mình khởi xướng các ý tưởng mới mẻ. Tất cả đều
được đón nhận và khuyến khích tại đây. Ngoài ra, tinh thần đoàn kết và hợp tác cũng
tỏa sáng thông qua các hoạt động vui chơi và thể thao. Bạn có thể tham gia vào các buổi
biểu diễn nghệ thuật, tham gia vào các cuộc thi thể thao, hoặc thậm chí tự mình tổ chức
một sự kiện văn hóa. Đây là cơ hội tuyệt vời để gặp gỡ bạn bè mới, trao đổi với đồng
học, và thử nghiệm những sở thích và kỹ năng mới mẻ. Nhưng điều quan trọng nhất là
tại Đại học Bách khoa HCM, tinh thần đoàn kết và hợp tác không chỉ là một phần của
cuộc sống học tập mà còn là một phần của tinh thần sống. Đây là nơi mà bạn có thể tìm
thấy người bạn đồng hành, xây dựng mối quan hệ lâu dài, và cùng nhau đóng góp vào
sự phát triển của cộng đồng và đất nước.
Thứ ba, xây dựng tư duy độc lập và phê phán là một trong những mục tiêu quan
trọng của giáo dục chủ nghĩa yêu nước tại Đại học Bách khoa tp.HCM. Chương trình

13
PGS. TS. Nguyễn Tài Đông (2022) Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc cho tuổi trẻ Việt Nam hiện
nay. Truy cập từ:
https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/giao-duc-tinh-than-yeu-nuoc-y-thuc-dan-toc-cho-tuoi-tre-viet-nam-hien-
nay-138240

27
học tập và môi trường học đa dạng tại trường này được thiết kế để khuyến khích sinh
viên phát triển tư duy sáng tạo và độc lập, từ đó trang bị họ với khả năng đánh giá, lý
luận, và đưa ra quyết định thông thái cho sự phát triển của đất nước. Sinh viên tại Bách
khoa Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là người học mà còn là những người thám hiểm
kiến thức. Họ được khuyến khích tìm hiểu rõ và đánh giá khách quan về các vấn đề xã
hội, chính trị và văn hóa, không giới hạn bởi các giảng đường học thuật. Từ các cuộc
thảo luận trong lớp học cho đến việc tham gia vào các hội thảo, họ có cơ hội chia sẻ ý
kiến và suy nghĩ của mình với cộng đồng học thuật đa dạng và đa phương. Ngoài ra,
việc học tập tại Bách khoa HCM cũng khuyến khích sinh viên tham gia vào các dự án
nghiên cứu và sáng tạo. Họ được đặt trong các tình huống thực tế và đối mặt với các vấn
đề phức tạp, từ đó phải áp dụng kiến thức và tư duy sáng tạo để tìm ra các giải pháp.
Quá trình này không chỉ giúp họ học cách làm việc độc lập mà còn trang bị khả năng
tiếp thu thông tin, phân tích vấn đề, và đưa ra những quyết định có trách nhiệm. Ví dụ,
trong các khóa học về kỹ thuật, sinh viên thường được đưa vào các tình huống mô phỏng
thực tế, nơi họ phải làm việc nhóm và đối mặt với các thách thức kỹ thuật. Điều này
khuyến khích họ phát triển tư duy sáng tạo để giải quyết vấn đề và thúc đẩy sự độc lập
trong nghiên cứu và phát triển công nghệ. Tóm lại, việc xây dựng tư duy độc lập và phê
phán không chỉ là mục tiêu của giáo dục chủ nghĩa yêu nước tại Bách khoa Hồ Chí Minh
mà còn là một phần quan trọng trong sứ mệnh giúp sinh viên trở thành những công dân
có khả năng đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng của đất nước, thông qua việc
đưa ra những quyết định thông thái và sáng tạo.
Thứ tư, phát triển trách nhiệm xã hội tại Đại học Bách khoa TP HCM là một khía
cạnh không thể thiếu của giáo dục chủ nghĩa yêu nước. Trường không chỉ là nơi đào tạo
kiến thức mà còn là một môi trường tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên tham gia vào
các hoạt động tình nguyện, dự án xã hội và các hoạt động cộng đồng. Điều này giúp họ
nhận thức rõ về trách nhiệm xã hội và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của
xã hội. Một trong những cách quan trọng để phát triển trách nhiệm xã hội tại Đại học
Bách khoa là thông qua các dự án tình nguyện. Sinh viên thường tham gia vào các dự
án này để giúp đỡ những người cần sự hỗ trợ, từ việc giảng dạy cho trẻ em tại các trường
nghèo đến việc xây dựng nhà ở cho người dân nghèo. Qua những trải nghiệm này, họ
không chỉ học được giá trị của việc giúp đỡ người khác mà còn tạo ra một tình thần đoàn

28
kết và tự hào về khả năng hướng dẫn xã hội. Ngoài ra, các dự án xã hội là một phần
quan trọng trong giáo trình tại trường. Sinh viên thường được giao nhiệm vụ phân tích
và giải quyết các vấn đề xã hội thực tế như mô hình kinh doanh bền vững, giải pháp môi
trường, và cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. Việc tham gia vào những dự
án này không chỉ giúp họ áp dụng kiến thức học được mà còn đóng góp vào việc giải
quyết các vấn đề xã hội quan trọng. Đặc biệt, trường cũng khuyến khích sinh viên tham
gia vào các hoạt động cộng đồng bên ngoài giảng đường. Điều này có thể là việc tham
gia vào các tổ chức xã hội, tổ chức phi lợi nhuận hoặc thậm chí là việc đóng góp vào
việc tổ chức sự kiện xã hội. Bằng cách này, họ có thể xây dựng mối quan hệ với cộng
đồng xung quanh và thấy rõ trách nhiệm của mình đối với xã hội.
Thứ năm, trường này đặt ra mục tiêu không chỉ đào tạo những người có kiến thức
sâu về ngành học mà còn xây dựng những con người có khả năng lãnh đạo và quản lý
hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này, chương trình học tập tại trường Đại học Bách khoa
đã được thiết kế với sự cân nhắc cẩn thận để cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết
cho việc phát triển lãnh đạo và quản lý. Sinh viên không chỉ học lý thuyết mà còn được
đặt vào các tình huống thực tế, từ đó họ học cách đối mặt với những thách thức thực tế
và phát triển kỹ năng ra quyết định thông thái. Ngoài ra, trường cung cấp nhiều cơ hội
cho sinh viên tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và dự án nghiên cứu. Điều này
giúp họ rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, và khả năng quản lý thời
gian. Họ cũng được khuyến khích phát triển tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn
đề thông qua việc tham gia vào các dự án nghiên cứu. Các sinh viên tại Đại học Bách
khoa cũng có cơ hội tham gia vào các câu lạc bộ và tổ chức xã hội, nơi họ có thể đảm
nhận các vị trí lãnh đạo và quản lý. Điều này giúp họ phát triển khả năng lãnh đạo, học
cách tương tác với đồng đội, và đối mặt với các tình huống thực tế trong việc quản lý
tài nguyên và con người.
2.3. Thực trạng và giải pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên
trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
2.3.1. Thực trạng về công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên
trường Đại học Bách khoa tp.HCM hiện nay
Từ việc kết hợp những giảng dạy chất lượng với các hoạt động giáo dục chủ
nghĩa yêu nước, Trường Đại học Bách khoa- Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo nên một

29
môi trường giáo dục độc đáo. Các sinh viên không chỉ học kiến thức chuyên ngành mà
còn được khuyến khích tham gia vào các hoạt động xã hội, tình nguyện và nghiên cứu,
để phát triển toàn diện về kiến thức và phẩm chất con người. Các hoạt động như các
chương trình tình nguyện xây dựng cộng đồng, các dự án nghiên cứu liên quan đến phát
triển bền vững, và sự tham gia tích cực trong các cuộc thi quốc tế đã truyền cảm hứng
cho các sinh viên và giảng viên tại trường. Các thành tựu xuất sắc trong các lĩnh vực
khoa học, công nghệ và đổi mới đang là minh chứng cho sự cam kết của Trường Đại
học Bách khoa tp.HCM đối với sự phát triển của đất nước. Hiện nay, công tác giáo dục
chủ nghĩa yêu nước tại Trường Đại học Bách khoa tp.HCM đang trải qua một giai đoạn
phát triển đầy tiềm năng và đổi mới; bằng những yếu tố hợp lý và đúng đắn đã mang
đến cho sinh viên không chỉ kiến thức vững chắc mà còn khắc sâu tinh thần yêu nước
và ý thức công dân tích cực.
Thứ nhất, tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề là hai yếu tố sinh viên
được trang bị trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước tại trường Đại học Bách khoa tp.HCM,
và chúng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển sinh viên. Một trong
những mục tiêu chính của giáo dục chủ nghĩa yêu nước là phát triển tư duy logic và phản
biện cho sinh viên. Sinh viên được khuyến khích suy nghĩ một cách logic, phân tích
thông tin một cách đáng tin cậy, và đặt ra các câu hỏi tìm hiểu sâu hơn. Điều này giúp
họ không chỉ hiểu biết về thế giới xung quanh mình mà còn có khả năng tự đánh giá và
xác định những thông tin chính xác và không chính xác. Ngoài ra, khả năng giải quyết
vấn đề là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống và sự nghiệp của sinh viên. Giáo dục
chủ nghĩa yêu nước đào tạo họ cách tiếp cận và giải quyết những thách thức và vấn đề
phức tạp. Sinh viên học cách phân tích một vấn đề, tìm kiếm thông tin, lập kế hoạch, và
thực hiện các biện pháp cần thiết để giải quyết nó. Điều này cực kỳ hữu ích trong việc
đối mặt với các thách thức xã hội và kỹ thuật, bao gồm cả việc tìm kiếm giải pháp cho
các vấn đề lớn như biến đổi khí hậu, năng lượng, và y tế công cộng. Tư duy phản biện
và khả năng giải quyết vấn đề cũng đóng góp vào sự phát triển cá nhân của sinh viên.
Chúng giúp họ trở thành người tự tin, sáng tạo, và có khả năng thích nghi trong môi
trường thay đổi nhanh chóng. Ngoài ra, chúng còn thúc đẩy lòng yêu nước bằng cách

30
giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các vấn đề quốc gia và xã hội, và khuyến khích họ tham
gia vào việc đóng góp vào sự phát triển của đất nước.14
Thứ hai, kiến thức về lịch sử và văn hóa quốc gia là một phần quan trọng của
giáo dục chủ nghĩa yêu nước tại trường Đại học Bách khoa tp.HCM. Sinh viên được
trang bị những kiến thức này với mục tiêu giúp họ hiểu rõ hơn về nguồn gốc và bản sắc
của Việt Nam, và điều này mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Trước hết, kiến thức về
lịch sử giúp sinh viên hiểu về quá trình hình thành và phát triển của quốc gia Việt Nam.
Họ được làm quen với những sự kiện quan trọng trong lịch sử dựng nước, chiến đấu cho
độc lập và tự do, và những biến cố quan trọng trong quá khứ. Điều này giúp họ thấu
hiểu những giá trị văn hóa và lý tưởng của dân tộc Việt Nam, cũng như lòng tự hào về
lịch sử đầy kiên định của đất nước. Ngoài ra, kiến thức về văn hóa quốc gia giúp sinh
viên hiểu về những giá trị, tín ngưỡng, và tập tục truyền thống của dân tộc. Họ có cơ hội
tìm hiểu về nghệ thuật, âm nhạc, văn học, và di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam. Điều
này không chỉ thúc đẩy sự tự hào về văn hóa của quốc gia mà còn tạo ra sự thấu hiểu và
tôn trọng đối với đa dạng văn hóa và giá trị khác nhau trong xã hội. Hơn nữa, kiến thức
về lịch sử và văn hóa cũng giúp sinh viên kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai. Họ
có cơ hội nhận thức về sự ảnh hưởng của lịch sử và văn hóa đến các khía cạnh của đời
sống xã hội và chính trị hiện đại. Điều này khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động
xã hội và chính trị với sự nhận thức và định hướng.
Thứ ba, thông qua việc tham gia các hoạt động giáo dục yêu nước, sinh viên được
rèn luyện thêm kỹ năng giao tiếp. Thứ nhất, kỹ năng giao tiếp là một trong những yếu
tố quan trọng để thành công trong hầu hết các khía cạnh của cuộc sống. Sinh viên được
khuyến khích phát triển khả năng này qua việc tham gia vào các hoạt động thảo luận,
trình bày, và viết báo cáo. Họ học cách truyền đạt ý kiến một cách rõ ràng, lắng nghe và
hiểu quan điểm của người khác, và thể hiện quan điểm của mình một cách hiệu quả. Kỹ
năng giao tiếp này không chỉ giúp họ trong việc học tập mà còn trong sự nghiệp và cuộc
sống hàng ngày. Thứ hai, làm việc nhóm là một phần quan trọng của giáo dục chủ nghĩa
yêu nước. Sinh viên thường tham gia vào các dự án nhóm và bài tập liên quan đến các
lĩnh vực chuyên ngành của họ. Việc này giúp họ phát triển khả năng làm việc trong môi

14TS. Đào Thị Hữu (2021): Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho học sinh, sinh viên. Truy cập từ:
https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/nang-cao-nang-luc-tu-duy-phan-bien-cho-hoc-sinh-sinh-vien-133980

31
trường đa dạng, học cách làm việc với những người có khả năng và quan điểm khác
nhau. Họ phải thể hiện khả năng tự quản lý và hợp tác, và tìm cách đóng góp vào thành
công của nhóm. Kỹ năng làm việc nhóm này cũng có ích khi họ tham gia vào các hoạt
động xã hội và tình nguyện, nơi họ cần làm việc cùng với người khác để đạt được mục
tiêu chung. Thứ ba, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm cũng đóng góp vào sự đóng góp
xã hội của sinh viên. Các hoạt động nhóm và tình nguyện thường đòi hỏi sự hợp tác để
giải quyết các vấn đề xã hội và quốc gia. Những người có khả năng giao tiếp tốt và biết
làm việc trong nhóm thường có thể tạo ra sự thay đổi tích cực và đóng góp vào sự phát
triển của cộng đồng.
Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng
và hệ thống giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam nói chung đã có nhiều cơ hội và
thành tựu đáng khen ngợi như: nhóm bốn sinh viên chương trình Chất lượng cao ngành
Quản lý Công nghiệp, chương trình Tài năng ngành Khoa học Máy tính và chương trình
Đại trà ngành Khoa học Máy tính đã xuất sắc trở thành một trong 10 đội chiến thắng
Solution Challenge 2020 trên toàn thế giới; nhóm năm sinh viên chương trình Chất
lượng cao ngành Kỹ thuật Cơ Điện tử, chương trình Tiên tiến ngành Kỹ thuật Điện –
Điện tử, chương trình Đại trà ngành Công nghệ May và ngành Kỹ thuật Hàng không đã
đạt giải Ba cuộc thi Từ nhà sáng tạo đến khởi nghiệp,... Tuy nhiên, cùng với những thành
tựu đó, cũng tồn tại những hạn chế quan trọng cần được nhìn nhận và cải thiện để đảm
bảo rằng giáo dục chủ nghĩa yêu nước có thể thực sự hiệu quả và đáp ứng đầy đủ mục
tiêu của nó. Dưới đây là những hạn chế này và cách chúng có thể ảnh hưởng đến sự phát
triển của sinh viên tại trường Đại học Bách khoa tp.HCM hiện nay15:
Thứ nhất, tại trường Đại học Bách khoa tp.HCM và trong hệ thống giáo dục chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam xuất hiện một số hạn chế đối với giáo trình học thuật. Một số
giáo trình và nội dung học tập có thể tập trung quá nhiều vào kiến thức chuyên ngành,
đặc biệt trong các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Điều này có thể làm hạn chế
hiểu biết của sinh viên về các khía cạnh xã hội, văn hóa và lịch sử quốc gia của họ. Cụ
thể, việc tập trung vào kiến thức chuyên ngành có thể dẫn đến việc sinh viên chỉ tập
trung vào việc học kiến thức chuyên môn mà bỏ qua các môn học về văn hóa, xã hội và

15
17 thành tích nổi bật của sinh viên bách khoa quốc tế năm 2020-2021. Truy cập từ:
https://oisp.hcmut.edu.vn/cuoc-song-sinh-vien/hoc-thuat-nghien-cuu-khoa-hoc/thanh-tich-noi-bat-cua-sv-oisp-
2020-2021.html

32
nhân văn. Hơn nữa, có thể thiếu sự kết hợp giữa kiến thức chuyên ngành và giáo dục
chủ nghĩa yêu nước. Điều này có thể làm cho việc áp dụng kiến thức vào thực tế và hiểu
biết về tầm quan trọng của giáo dục chủ nghĩa yêu nước trở nên khó khăn. Một phần của
vấn đề có thể liên quan đến cách tiếp cận giáo dục, và nếu giáo trình không được thiết
kế để kết hợp kiến thức chuyên môn với giáo dục chủ nghĩa yêu nước, thì việc truyền
đạt kiến thức và giáo dục về giá trị yêu nước có thể gặp khó khăn.
Thứ hai, thiếu cơ hội tham gia vào hoạt động xã hội là một trong những hạn chế
đáng lưu ý trong hệ thống giáo dục tại trường Đại học Bách khoa tp.HCM và nhiều
trường đại học khác tại Việt Nam. Một số sinh viên, đặc biệt là những người theo học
các chương trình khá nặng về kiến thức chuyên môn, có thể gặp khó khăn lớn khi muốn
tham gia vào các hoạt động xã hội và tình nguyện. Lý do chính đằng sau sự thiếu cơ hội
này là áp lực học tập cao. Các sinh viên thường phải đối mặt với lịch trình học tập dày
đặc, bài tập và dự án nghiên cứu đòi hỏi sự tập trung và thời gian lớn. Điều này làm cho
họ có ít thời gian và năng lượng dành cho các hoạt động xã hội. Ngoài ra, áp lực này có
thể đến từ mong muốn của sinh viên cố gắng xuất sắc trong việc học tập để đảm bảo
một tương lai nghề nghiệp tốt. Việc thiếu cơ hội tham gia vào hoạt động xã hội có thể
gây ra một số hệ quả tiêu cực. Sinh viên có thể bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm thế giới bên
ngoài học đường, tạo ra mạng lưới xã hội đa dạng, và phát triển những kỹ năng mềm
quan trọng như lãnh đạo, quản lý thời gian, và làm việc trong nhóm.
Thứ ba, sự giới hạn trong tự do ngôn luận tại một số trường đại học là một vấn
đề quan trọng có thể tác động mạnh đến môi trường học tập và sự phát triển của sinh
viên. Tự do ngôn luận và quyền tự do biểu đạt là những nguyên tắc cơ bản của giáo dục
đại học, nhưng chúng có thể bị hạn chế trong một số trường hợp. Các hạn chế này có
thể xuất phát từ nhiều nguồn, bao gồm chính quyền trường, quy tắc và quy định nội bộ
của nhà trường, hoặc áp lực từ xã hội và chính trị bên ngoài. Sự giới hạn tự do ngôn luận
có thể bao gồm việc cấm hoặc kiểm duyệt các buổi diễn thuyết, các hoạt động thảo luận,
hay thậm chí việc kiểm duyệt và giám sát nội dung trên các nền tảng truyền thông xã
hội. Những hạn chế này có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh viên tham gia vào các
cuộc thảo luận và biểu đạt quan điểm của họ về các vấn đề xã hội và chính trị. Sinh viên
có thể tự cách ly và cảm thấy không tự do trong việc thể hiện ý kiến riêng của họ. Điều
này có thể dẫn đến sự sụt giảm của tinh thần thách thức và sáng tạo trong học tập, vì

33
sinh viên cảm thấy lo ngại về hậu quả nếu họ nói ra ý kiến mà có thể không được chấp
nhận. Ngoài ra, giới hạn tự do ngôn luận cũng có thể gây ra sự căng thẳng và xung đột
trong cộng đồng học thuật, khi mà một phần sinh viên cảm thấy bị hạn chế trong quyền
tự do biểu đạt của họ trong khi phần khác lại ủng hộ việc hạn chế đó với mục tiêu duy
trì sự yên bình và trật tự.
Thứ tư, tại nhiều trường đại học, việc thiếu cơ hội học hỏi về đa dạng văn hóa và
quan điểm vẫn còn diễn ra rất nhiều. Mặc dù giáo dục chủ nghĩa yêu nước đề cao việc
khuyến khích sự đa dạng và tôn trọng các quan điểm khác nhau, thực tế thường không
phản ánh điều này đầy đủ. Sự thiếu hụt này có thể xuất phát từ nhiều nguồn, bao gồm
sự thiếu đa dạng dân tộc và vùng miền trong cộng đồng sinh viên, cũng như áp lực học
tập và sự tập trung vào kiến thức chuyên môn. Việc thiếu cơ hội học hỏi về đa dạng văn
hóa và quan điểm có thể dẫn đến sự hạn chế trong việc hiểu biết và tôn trọng đối với các
văn hóa khác nhau và quan điểm đa dạng. Điều này có thể gây ra sự hạn chế trong sự
sáng tạo, thái độ đối với cuộc sống, và quan điểm về thế giới của sinh viên. Đồng thời,
nó cũng có thể tạo ra một môi trường học tập không đủ phong phú và khó để phát triển
sự hiểu biết về đa dạng văn hóa và quan điểm trong quá trình học.
Thứ năm, thiếu thực tiễn và kỹ năng thực hành là một vấn đề quan trọng liên quan
đến giáo dục chủ nghĩa yêu nước. Giáo dục chủ nghĩa yêu nước không chỉ đơn thuần là
việc truyền đạt kiến thức về lịch sử, văn hóa, và giá trị quốc gia, mà còn đòi hỏi việc
thực hành những giá trị và nguyên tắc này thông qua hoạt động thực tế. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp, thiếu cơ hội thực hành này có thể làm cho giáo dục chủ nghĩa yêu
nước trở nên trừu tượng và không thực tế. Nguyên tắc cơ bản của giáo dục chủ nghĩa
yêu nước là khuyến khích sinh viên không chỉ hiểu biết về quốc gia và xã hội mình mà
còn tham gia vào các hoạt động thực tế để áp dụng những giá trị và nguyên tắc đã học
vào cuộc sống thực tế. Tuy nhiên, trong một số trường học, việc học lý thuyết có thể trở
nên quá trọng tâm và thiếu sự kết hợp với thực hành. Điều này có thể khiến cho giáo
dục chủ nghĩa yêu nước trở nên trừu tượng và xa rời khái niệm thực tế của sinh viên.
Việc thiếu cơ hội thực hành có thể gây ra một số hệ quả tiêu cực. Sinh viên có thể chỉ
có kiến thức về lý thuyết mà thiếu kỹ năng thực hành để áp dụng nó vào cuộc sống thực
tế. Họ có thể trở nên xa lạ với các hoạt động xã hội, quá trình quản lý tài chính cá nhân,

34
hoặc thậm chí việc tham gia vào các hoạt động tình nguyện và xã hội để góp phần vào
cộng đồng.
2.3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục chủ nghĩa yêu
nước Việt Nam cho sinh viên trường Đại học Bách khoa hiện nay.
Trong bối cảnh một xã hội phát triển và biến đổi liên tục, việc giáo dục chủ nghĩa
yêu nước cho sinh viên trở nên vô cùng quan trọng. Trường Đại học Bách khoa tp.HCM
không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức chuyên môn mà còn là môi trường để hình thành
tư duy, ý thức và lòng đam mê yêu nước. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả của việc giáo
dục này, cần phải xem xét một số giải pháp để nâng cao sự thấu hiểu và tham gia của
sinh viên trong các vấn đề xã hội và quốc gia, cụ thể:
Thứ nhất, tích hợp giáo dục chủ nghĩa yêu nước vào giảng dạy và chương trình
học là một yếu tố quan trọng trong việc định hình ý thức yêu nước cho sinh viên tại
trường Đại học Bách khoa tp.HCM và các trường đại học khác. Sự kết hợp giữa kiến
thức chuyên ngành và giáo dục chủ nghĩa yêu nước có thể đem lại nhiều lợi ích quan
trọng... Một trong những lợi ích quan trọng của việc này là việc sinh viên hiểu rõ hơn
về tầm quan trọng của đất nước và xã hội. Thay vì chỉ học lý thuyết về chuyên ngành,
họ có cơ hội áp dụng kiến thức vào thực tế và thấy rõ những ảnh hưởng của họ đối với
cộng đồng và quốc gia. Điều này giúp họ trở thành công dân có ý thức, sẵn sàng đóng
góp cho xã hội và chấp nhận trách nhiệm yêu nước. Hơn nữa, sự tích hợp giữa giáo dục
chủ nghĩa yêu nước và kiến thức chuyên ngành cũng khuyến khích sinh viên phát triển
kỹ năng tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề. Việc thực hành kiến thức trong
bài giảng qua các ví dụ và bài tập thực tế giúp họ trở nên kỹ năng hơn trong việc đối
mặt với các thách thức xã hội và nắm bắt cơ hội trong cuộc sống. Ngoài ra, tích hợp giáo
dục chủ nghĩa yêu nước vào chương trình học còn khuyến khích sinh viên tham gia vào
các hoạt động xã hội và tình nguyện. Điều này giúp họ thấy rằng họ là một phần quan
trọng của cộng đồng và có thể làm thay đổi tích cực trong xã hội.
Thứ hai, định hình ý thức yêu nước và khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế,
tạo cơ hội cho sinh viên tham gia vào các hoạt động xã hội và tình nguyện đóng một vai
trò quyết định. Tham gia vào hoạt động xã hội và tình nguyện giúp sinh viên học cách
áp dụng những kiến thức và giá trị yêu nước mà họ đã học trong lớp học vào thực tế.
Thay vì chỉ là lý thuyết, họ có cơ hội trải nghiệm và thấy rõ ảnh hưởng của mình đối với

35
xã hội và cộng đồng. Điều này giúp họ phát triển sự nhạy bén trong việc nhận biết và
giải quyết các vấn đề xã hội và quốc gia. Ngoài ra, hoạt động xã hội và tình nguyện tạo
ra một môi trường thúc đẩy sự tương tác và hợp tác xã hội. Sinh viên có cơ hội làm việc
cùng nhau và học hỏi từ những người có nền địa vị và quan điểm khác nhau. Điều này
không chỉ giúp họ mở rộng tầm nhìn mà còn phát triển kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm
và thấu hiểu đa dạng văn hóa. Cuối cùng, hoạt động xã hội và tình nguyện cũng thúc
đẩy tinh thần trách nhiệm và lòng tự trọng của sinh viên. Họ thấy mình là một phần quan
trọng của cộng đồng và có khả năng thay đổi tích cực trong xã hội. Điều này góp phần
đào tạo ra những thế hệ sinh viên không chỉ có kiến thức chuyên môn mà còn có trách
nhiệm đối với quê hương và xã hội. Khuyến khích hoạt động xã hội và tình nguyện là
một cách hiệu quả để tạo nên những công dân tích cực và yêu nước.
Thứ ba, phát triển các chương trình đổi mới và sáng tạo liên quan đến giáo dục
chủ nghĩa yêu nước. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc làm cho giáo dục trở nên
đa dạng và hấp dẫn hơn tại trường Đại học Bách khoa tp.HCM. Những chương trình
này không chỉ là cách để sinh viên tiếp cận kiến thức một cách mới mẻ mà còn giúp họ
phát triển kỹ năng, lòng yêu nước và ý thức xã hội. Một trong những lợi ích quan trọng
của việc phát triển các chương trình đổi mới và sáng tạo liên quan đến giáo dục chủ
nghĩa yêu nước là khuyến khích sự sáng tạo và tư duy sáng tạo của sinh viên. Các cuộc
thi, hội thảo, và dự án nghiên cứu về các vấn đề xã hội và quốc gia đặt ra những thách
thức mới mẻ, buộc họ phải tìm kiếm giải pháp sáng tạo và áp dụng kiến thức chuyên
môn vào thực tế. Điều này giúp họ phát triển kỹ năng xử lý vấn đề và khả năng tạo ra
giá trị trong xã hội. Ngoài ra, các chương trình đổi mới và sáng tạo cũng tạo cơ hội cho
sinh viên thể hiện khả năng lãnh đạo và hợp tác. Tham gia vào các dự án nghiên cứu
hay thực hiện các cuộc thi yêu nước, họ có cơ hội làm việc cùng nhau, lập kế hoạch, và
tạo ra những dự án có ý nghĩa. Điều này giúp họ phát triển kỹ năng quản lý dự án, giao
tiếp, và làm việc trong môi trường đa dạng. các chương trình đổi mới và sáng tạo cũng
giúp tạo ra môi trường thúc đẩy sự thảo luận và trao đổi ý kiến về các vấn đề quốc gia
và xã hội. Hội thảo và dự án nghiên cứu là nơi sinh viên có thể thể hiện quan điểm của
họ, lắng nghe quan điểm khác nhau, và thúc đẩy sự tương tác xã hội và hợp tác.
Thứ tư, thúc đẩy sự thảo luận và đối thoại. Việc tạo môi trường thúc đẩy sự thảo
luận và đối thoại về các vấn đề xã hội và chính trị mang lại nhiều lợi ích quan trọng.

36
Trước hết, sự thảo luận và đối thoại giúp sinh viên phát triển kỹ năng giao tiếp và thấu
hiểu. Khi họ có cơ hội thể hiện quan điểm của mình và lắng nghe quan điểm của người
khác, họ phải học cách trình bày ý kiến một cách logic và thuyết phục. Điều này giúp
họ trở thành người giao tiếp thông thạo, có khả năng thuyết trình và thấu hiểu quan điểm
đa dạng. Hơn nữa, sự thảo luận và đối thoại tạo cơ hội cho sinh viên học hỏi và mở rộng
tầm nhìn. Khi họ tiếp xúc với quan điểm khác nhau, họ có cơ hội suy ngẫm và đặt câu
hỏi về những gì họ đã học. Điều này khuyến khích tư duy phản biện và khả năng phân
tích sâu hơn về các vấn đề xã hội và chính trị. Ngoài ra, sự thảo luận và đối thoại cũng
giúp tạo môi trường thúc đẩy lòng tôn trọng và sự đoàn kết. Sinh viên học cách lắng
nghe và đánh giá quan điểm của người khác một cách không đánh giá trước. Điều này
có thể tạo ra sự hiểu biết và đoàn kết giữa các sinh viên đến từ nhiều nền văn hóa và
quan điểm khác nhau. Cuối cùng, sự thảo luận và đối thoại cũng giúp xây dựng môi
trường học tập đa dạng và phân khúc. Trường học trở thành nơi mà sinh viên có thể tự
do thể hiện quan điểm và tham gia vào các cuộc thảo luận ý nghĩa về các vấn đề quốc
gia và xã hội. Tóm lại, thúc đẩy sự thảo luận và đối thoại trong giáo dục chủ nghĩa yêu
nước không chỉ là cách làm cho việc học trở nên sâu sắc hơn mà còn giúp sinh viên phát
triển kỹ năng giao tiếp, tư duy phản biện, và lòng tôn trọng đối với sự đa dạng của quan
điểm. Điều này góp phần tạo nên một thế hệ sinh viên thông minh và có trách nhiệm
trong việc tham gia vào các vấn đề xã hội và chính trị của đất nước.
Thứ năm, đánh giá và đo lường kết quả. Việc thiết kế các phương pháp đánh giá
và đo lường hiệu quả giúp đảm bảo rằng mục tiêu của giáo dục chủ nghĩa yêu nước đang
được đạt được và cung cấp cơ hội để thực hiện các điều chỉnh cần thiết. Trước hết, đánh
giá và đo lường kết quả giúp đo đạc sự tiến bộ và thành tựu của sinh viên trong việc hiểu
biết và tham gia vào các vấn đề xã hội và quốc gia. Bằng cách đo lường những chỉ số cụ
thể, như kiến thức về lịch sử và văn hóa quốc gia, khả năng tham gia vào hoạt động xã
hội, hoặc tư duy phản biện, trường có thể đảm bảo rằng giáo dục chủ nghĩa yêu nước
đang đạt được hiệu quả mong muốn. Hơn nữa, việc đánh giá kết quả cũng giúp xác định
các khía cạnh cần được cải thiện trong quá trình giảng dạy và học tập. Nếu kết quả đánh
giá cho thấy có sự yếu kém trong việc truyền đạt kiến thức về văn hóa và lịch sử quốc
gia, hoặc sinh viên không tham gia đủ vào các hoạt động xã hội, trường có thể điều chỉnh
chương trình học tập và các hoạt động ngoại khóa để cải thiện tình hình. Ngoài ra, việc

37
đánh giá và đo lường kết quả cũng giúp tạo ra sự minh bạch và tài liệu cho quá trình
giáo dục chủ nghĩa yêu nước. Thông qua các báo cáo và thống kê, trường có thể chia sẻ
với cộng đồng quyết định và các bên liên quan về những thành tựu và thách thức của
giáo dục chủ nghĩa yêu nước. Tóm lại, việc đánh giá và đo lường kết quả là một phần
quan trọng của quá trình giáo dục chủ nghĩa yêu nước. Nó không chỉ giúp đảm bảo rằng
các mục tiêu của giáo dục chủ nghĩa yêu nước được đạt được mà còn cung cấp cơ hội
để điều chỉnh và cải thiện quá trình học tập và giảng dạy.
Thứ sáu, liên kết với các trường đại học khác và tổ chức quốc gia. Việc tạo cơ
hội cho sinh viên tham gia vào các hoạt động và chương trình của các trường đại học
khác và tổ chức quốc gia không chỉ mở rộng tầm nhìn của họ mà còn giúp kết nối với
cộng đồng rộng lớn hơn. Trước hết, liên kết với các trường đại học khác giúp sinh viên
trải nghiệm môi trường học tập đa dạng. Thông qua các chương trình trao đổi sinh viên
hoặc chương trình học chung, họ có cơ hội học tập cùng với sinh viên từ các quốc gia
khác, tiếp xúc với các phong cách học tập và quan điểm khác nhau. Điều này giúp họ
phát triển khả năng thích nghi, tôn trọng đối với sự đa dạng, và mở rộng tầm nhìn về thế
giới. Hơn nữa, liên kết với tổ chức quốc gia cung cấp cơ hội tham gia vào các hoạt động
và dự án quốc gia có ý nghĩa. Sinh viên có thể tham gia vào các hoạt động tình nguyện,
dự án nghiên cứu, hoặc các sự kiện quốc gia liên quan đến các vấn đề xã hội và quốc
gia. Điều này giúp họ thấy mình có vai trò quan trọng trong việc đóng góp cho cộng
đồng và đất nước. Ngoài ra, liên kết với các tổ chức quốc gia cũng mở ra cơ hội mạng
lưới và xây dựng quan hệ trong ngành nghề. Sinh viên có thể kết nối với các chuyên gia
và nhà lãnh đạo trong lĩnh vực của họ, học hỏi từ kinh nghiệm của họ và tìm kiếm cơ
hội việc làm trong tương lai.
Tiểu kết chương 2
Các nội dung trên đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình hình, đặc điểm của
sinh viên tại Đại học Bách khoa TP.HCM và vai trò của giáo dục chủ nghĩa yêu nước
trong việc hình thành con người và tương lai của họ. Sinh viên HCMUT thường được
biết đến với tính cách tự tập, tinh thần sáng tạo và khả năng tham gia vào các dự án
nghiên cứu. Họ không chỉ là những người học tập năng động mà còn là những cá nhân
tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội và văn hóa, tạo nên một môi trường học tập
đa dạng và phong phú tại trường. Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đóng một vai

38
trò quan trọng trong việc xây dựng ý thức yêu nước và trách nhiệm xã hội cho sinh viên
tại Trường Đại học Bách khoa. Trường cam kết đào tạo những cá nhân có trình độ
chuyên môn cao, nhưng đồng thời cũng là những công dân yêu nước, nhận thức rõ về
vai trò xã hội của họ. Tinh thần đoàn kết và hợp tác không chỉ là một phần quan trọng
của giáo dục chủ nghĩa yêu nước mà còn là một trải nghiệm quý báu mà sinh viên có
thể trải qua trong quá trình học tập và phát triển cá nhân.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng còn tồn tại một số hạn chế trong việc thực
hiện giáo dục chủ nghĩa yêu nước tại Trường Đại học Bách khoa tp.HCM. Một số giáo
trình có thể tập trung quá mạnh vào kiến thức chuyên môn, đặc biệt trong các ngành
khoa học tự nhiên và kỹ thuật, và có thể cần điều chỉnh để tích hợp yếu tố yêu nước hơn.
Cũng cần nâng cao cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội và tình nguyện, đặc biệt là
để sinh viên áp dụng kiến thức họ đã học vào thực tế. Để tối ưu hóa giáo dục chủ nghĩa
yêu nước Việt Nam cho sinh viên tại Trường Đại học Bách khoa tp.HCM, cần thúc đẩy
sự tích hợp của yếu tố yêu nước vào giảng dạy và chương trình học, cung cấp cơ hội cho
sinh viên tham gia vào các hoạt động xã hội và tình nguyện, và phát triển các chương
trình đổi mới và sáng tạo liên quan đến giáo dục yêu nước. Ngoài ra, cũng cần khuyến
khích sự thảo luận và đối thoại về các vấn đề xã hội và chính trị; tổ chức đánh giá và đo
lường kết quả, và tạo liên kết với các trường đại học và tổ chức quốc gia khác để cùng
nhau xây dựng tương lai tươi sáng cho đất nước. Sinh viên là lực lượng trẻ năng động
và có tiềm năng và giáo dục chủ nghĩa yêu nước đóng vai trò quan trọng trong việc hình
thành tầm nhìn và trách nhiệm của họ đối với xã hội và quốc gia.

39
PHẦN KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Vận dụng quan điểm của Mác Lênin về ý thức
vào việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên đại học Bách khoa hiện nay” nhóm
em hiểu một cách hệ thống và toàn diện khái niệm của ý thức theo quan niệm của Mác
Lênin. Từ đó đưa ra những đánh giá khách quan về thực trạng giáo dục chủ nghĩa yêu
nước của trường đại học Bách khoa cũng như tìm kiếm một số giải pháp hay đề xuất có
ích nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục cho sinh viên đang theo học tại
trường. Sau đây là phần khái quát lại ba nội dung trọng tâm của đề tài:
Thứ nhất, quan niệm của chủ nghĩa Mác Lênin về ý thức. Khái quát lại thì quan
niệm của chủ nghĩa Mác Lênin về ý thức là một phần quan trọng trong triết học chính
trị của ông. Theo đó, ý thức được xem là sản phẩm của hoạt động vật chất của con người
và không tồn tại độc lập với thực tế xã hội. Ý thức phản ánh một cách chính xác hoặc
không chính xác các điều kiện xã hội tồn tại và phát triển. Chủ nghĩa Mác Lênin cho
rằng ý thức không chỉ đơn thuần là một kết quả của thực tế xã hội mà còn có tác động
quay lại lên thực tế và thúc đẩy sự phát triển của nó. Nó có thể tác động đến các yếu tố
khác nhau trong xã hội, bao gồm cả kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Theo quan
niệm của Mác Lênin, ý thức được chia thành hai loại: ý thức xã hội và ý thức cá nhân.
Ý thức xã hội là loại ý thức bị chi phối bởi các lực lượng xã hội khác và không thể tự do
tư duy. Trong khi đó, ý thức cá nhân là loại ý thức được hình thành dựa trên khả năng
tự do tư duy và có khả năng tác động trở lại vào thực tế xã hội. Tóm lại, hệ thống quan
niệm của chủ nghĩa Mác Lênin về ý thức nhấn mạnh rằng ý thức là một phần không thể
thiếu của xã hội và được hình thành dựa trên hoạt động vật chất của con người và có vai
trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội và có thể ảnh hưởng trở lại vào các yếu tố
khác nhau trong xã hội.
Thứ hai, tình hình của sinh viên trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP. Hồ Chí
Minh và vai trò giáo dục của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên trường Đại
học Bách Khoa hiện nay. Sau khi hiểu rõ hơn về quan niệm của Mác Lênin về ý thức,
ta có thể thấy rằng ý thức là hình thức cao của sự phản ánh của thức tại khách quan, hình
thức mà riêng con người mới có và được hình thành qua quá trình giáo dục, lao động
sản xuất và các hoạt động xã hội. Và ý thức xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với ý thức
cá nhân của mỗi người. Chính vì lẽ đó mà Trường đại học Bách khoa - Đại học quốc gia

40
Thành phố Hồ Chí Minh đã xác định phải đưa việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước vào
quá trình đào tạo sinh viên tại trường. Hay nói cách khác, việc giáo dục chủ nghĩa yêu
nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác giảng dạy. Với đặc điểm của sinh
viên tại trường là luôn có tính tự lập, ham học hỏi, có tính sáng tạo, năng động và tích
cực tham gia các hoạt động mang tính xã hội. Thế nên việc kết hợp đào tạo kiến thức
chuyên ngành và giáo dục chủ nghĩa yêu nước không quá khó khăn.
Thứ ba, thực trạng giáo dục chủ nghĩa yêu nước của sinh viên và một số giải pháp
nâng cao hiệu quả giáo dục ở trường Đại học Bách Khoa tp.HCM. Trường Đại học Bách
khoa tp.HCM đã tạo một môi trường vô cùng độc đáo kết hợp việc giảng dạy chất lượng
với các hoạt động giáo dục chủ nghĩa yêu nước. Sinh viên không chỉ được học về kiến
thức về các kiến thức trọng tâm như lịch sử văn hóa quốc gia, nghĩa vụ với đất nước, ...
mà còn rèn luyện được tư duy logic, khả năng phản biện và giải quyết vấn đề trong quá
trình học tập. Bằng chứng rõ nhất là hàng loạt các chương trình xã hội, thiện nguyện
được tổ chức và tham gia hay những thành tựu trong rất nhiều cuộc thi học thuật tại
trường và trên toàn thế giới mà sinh viên tại trường đạt được. Bên cạnh những mặt tích
cực thì cũng tồn tại nhiều hạn chế cần được nhìn nhận và cải thiện như việc hạn chế với
giáo trình học thuật, ít cơ hội tham gia hoạt động xã hội do kiến thức chuyên môn quá
nặng, thiếu cơ hội học hỏi về đa dạng văn hóa và quan điểm, thiếu trải nghiệm thực tiễn.
Dưới góc nhìn của sinh viên tại trường thì nhóm em có một số kiến giải như trường nên
tổ chức thêm nhiều hoạt động có tính xã hội, phát triển các chương trình đổi mới và sáng
tạo liên quan đến giáo dục chủ nghĩa yêu nước, ngoài ra có thể liên kết các trường các
trường đại học khác để trao đổi, cùng nâng cao chất lượng trong công tác giảng dạy về
chủ nghĩa yêu nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

41
1.Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Dành cho sinh
viên đại học khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Hà Nội:
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
2. Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM.
[Tổng kết chiến dịch Mùa hè xanh 2023].Truy cập từ:
https://www.facebook.com/muahexanhbachkhoatphcm/videos/1226348524735288/?lo
cale=vi_VN
3. Cổng thông tin đại học Bách Khoa. Truy cập từ: https://hcmut.edu.vn/
4. Creative Academic Techno Club - C.A.T - CLB Sáng tạo Học thuật Khoa Cơ Khí.
(03/03/2021). MERC – Những điều bạn cần biết. Truy cập từ :
https://www.facebook.com/CreAcaTechnoCLub/photos/201926255010610
5. PGS. TS. Nguyễn Tài Đông (2022): Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc
cho tuổi trẻ Việt Nam hiện nay.
Truy cập từ: https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/giao-duc-tinh-than-yeu-nuoc-y-
thuc-dan-toc-cho-tuoi-tre-viet-nam-hien-nay-138240
6. Bùi Khắc Hiền. (2023). Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa yêu nước và ý nghĩa
đối với thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Truy cập từ : https://skhcn.laocai.gov.vn/dang-bo/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-chu-nghia-
yeu-nuoc-va-y-nghia-doi-voi-thanh-nien-viet-nam-trong-giai-doa-997832#:~:textt
7. TS. Đào Thị Hữu (2021): Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho học sinh, sinh
viên. Truy cập từ: https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/nang-cao-nang-luc-tu-duy-
phan-bien-cho-hoc-sinh-sinh-vien-133980
8. Lý tưởng. (2021). Ý thức là gì? Nguồn gốc, bản chất, kết cấu (Triết học Mác
Lenin).Truy cập từ: https://lytuong.net/y-thuc-triet-hoc-mac-
lenin/#Ket_cau_cua_y_thuc
9. Nguyên Minh. (2008). Đạo đức học sinh xuống cấp, vì sao? Truy cập từ:
https://tienphong.vn/dao-duc-hoc-sinh-xuong-cap-vi-sao-post137552.tpo
10. Lê Huy Nam. (2017). Hướng dẫn chi tiết chuyên đề "Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam".
Truy cập từ: https://tuyengiao.vn/tu-lieu/huong-dan-chi-dao/huong-dan-chi-tiet-
chuyen-de-chu-nghia-yeu-nuoc-viet-nam-105844

42
11. Như Ngọc. (2023). Chủ nghĩa duy vật siêu hình là gì? Truy cập từ:
https://accgroup.vn/chu-nghia-duy-vat-sieu-hinh-la-gi
12. Ngô Linh Trang. (2022). Yêu nước là gì? Biểu hiện của lòng yêu nước? Truy cập
từ: https://luathoangphi.vn/yeu-nuoc-la-gi-bieu-hien-cua-long-yeu-nuoc/
13. Tuổi trẻ Bách Khoa. (27/1/2022). Xuân Tình Nguyện OISP 2022 – Hành trình én
xuân. Truy cập từ:
https://www.facebook.com/tuoitrebachkhoa.bku/posts/2113212142170408
14. Nguyễn Khắc Vi. (2003). Ngữ Văn 7 – Tập 2, Hà Nội: Bộ Giáo Dục - Ấn hành
15. Xây dựng số. Cơ bản chủ quan duy ý chí là gì và tác động của nó. Truy cập từ:
https://xaydungso.vn/blog/co-ban-chu-quan-duy-y-chi-la-gi-va-tac-dong-cua-no-vi-
cb.html

43

You might also like