You are on page 1of 15

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Môn: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN


BÀI TẬP NHÓM BUỔI 8

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG


XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ CÁC QUAN HỆ
LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM

GVHD: TS.Trần Văn Hiển


Thực hiện: Nhóm 3
Mã lớp: 222_71POLE10022_90

pg. 1 | Nhóm 3 – Bài tập 2 – KTCT Mác – Lenin


`

TT HỌ TÊN MSSV Vai trò

1 Nguyễn Ngân Hà 2273201080393 Trưởng nhóm

2 Lê Minh Hoàng 2273401010241 Phó nhóm

3 Đoàn Tuấn Hải 2273201080407 Thành viên

4 Phạm Nguyễn Bảo Hân 2273201080479 Thành viên

5 Trần Huy Hoàng 2272104030226 thư ký

6 Nguyễn Hoàn Huy 2274802010312 Thành viên

7 Vũ Gia Hân 2273201040304 Thành viên

8 Nguyễn Quang Huy 2274802010320 Thành viên

9 Trần Tuấn Hưng 2273201080619 Thành viên

10 Nguyễn Đình Quốc Huy 2274802010311 Thành viên

11 Nguyễn Văn Hùng 2273403010358 Thành viên

12 Trần Minh Hưng 2273401010290 Thành viên

13 Nguyễn Đăng Huy 2272104030241 Thành viên

14 Phạm Hồng Huân 2275802010020 Thành viên

15 Nguyễn Gia Hân 2272104030192 Thành viên

pg. 2 | Nhóm 3 – Bài tập 2 – KTCT Mác – Lenin


MỤC LỤC
THÀNH VIÊN NHÓM............................................... Error! Bookmark not defined.

Phần câu hỏi: .................................................................................................................. 5

Phần trả lời:..................................................................................................................... 6

Chương 1: Lợi ích kinh tế ........................................................................................... 6


1.1. Lợi ích .............................................................................................................. 6
1.2. Lợi ích kinh tế .................................................................................................. 6
1.2.1. Định nghĩa lợi ích kinh tế (LIKT) ............................................................. 6
1.2.2. Phương thức thực hiện Lợi ích kinh tế ...................................................... 7
1.2.3. Bản chất Lợi ích kinh tế ............................................................................ 7
1.2.4. Vai trò Lợi ích kinh tế ............................................................................... 8

Chương 2: Quan hệ Lợi ích kinh tế ............................................................................ 9


2.1. Quan hệ giữa những người sử dụng lao động với nhau .................................. 9
2.2. Quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động ............................... 9
2.3. Quan hệ giữa Lợi ích kinh tế của những người lao động với nhau .............. 10
2.4. Quan hệ giữa Lợi ích cá nhân, Lợi ích nhóm, Lợi ích xã hội ........................ 10
2.4.1. Định nghĩa ............................................................................................... 10
2.4.2. Mối quan hệ giữa các chủ thể .................................................................. 10
2.5. Hài hòa các Lợi ích kinh tế ............................................................................ 11

Chương 3: Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp ........................................................ 12


3.1. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp đối vời người lao động.......................... 12
3.2. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp với những chủ doanh nghiệp khác. ....... 13
3.3. Trách nhiệm chủ doanh nghiệm với người tiêu dùng. ................................... 13
3.4. Trách nhiệm chủ doanh nghiệm với nhà nước và xã hội. .............................. 14
3.5. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp ............................................................... 15

pg. 3 | Nhóm 3 – Bài tập 2 – KTCT Mác – Lenin


CÂU HỎI BTN
Là chủ một doanh nghiệp, hãy chỉ ra trách nhiệm
của mình để góp phần thực hiện hài hòa các quan hệ
lợi ích kinh tế trong phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?

pg. 4 | Nhóm 3 – Bài tập 2 – KTCT Mác – Lenin


CÂU TRẢ LỜI
(từ trang 6 đến trang 14)

pg. 5 | Nhóm 3 – Bài tập 2 – KTCT Mác – Lenin


Phần I
LỢI ÍCH KINH TẾ

1.1. Lợi ích


Lợi ích là sự thoả mãn nhu cầu của con người. Mà sự thoả mãn nhu cầu này phải
được nhận thức và đặt trong mối quan hệ tương ứng với trình độ phát triển nhất định
của nền sản xuất xã hội đó.
Lợi ích là một từ có nguồn gốc từ tiếng Latinh có nghĩa là phước lành hoặc hành
động tích cực. Nhận hoặc đưa ra một lợi ích đại diện cho một hành động tốt mà, chắc
chắn, tạo ra hạnh phúc và hạnh phúc. Những lợi ích phổ biến nhất là trong lĩnh vực
kinh tế và xã hội.
Thuật ngữ lợi ích có thể được thay thế, mà không sửa đổi hoặc thay đổi ý nghĩa của
nó, bằng các từ đồng nghĩa sau: ủng hộ, lợi ích, tốt, hiệu suất, lợi nhuận và trợ giúp.
Lợi ích từ chỉ một hàng hóa được đưa ra hoặc được nhận. Lợi ích luôn bao hàm một
hành động hoặc kết quả tích cực và do đó là tốt và có thể ủng hộ một hoặc nhiều
người, cũng như đáp ứng một số nhu cầu.
Ví dụ:"Chính sách bảo hiểm này mang lại cho tôi những lợi ích lớn hơn so với trước
đây", "Công việc chúng tôi làm với trẻ em mang lại lợi ích cho chúng để hòa nhập
tốt hơn với xã hội".

1.2. Lợi ích kinh tế


1.2.1. Định nghĩa lợi ích kinh tế (LIKT)
LIKT thực chất sẽ là lợi ích vật chất, LIKT phản ánh mục đích và động cơ khách
quan của các chủ thể khi tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội và do hệ thống
quan hệ sản xuất quyết định.
LIKT bắt nguồn từ nhu cầu và là cái để đáp ứng nhu cầu làm nảy sinh lợi ích. Những
nhu cầu kinh tế của con người khi nó được xác định về mặt xã hội thì nó thành cơ
sở, nội dung của LIKT.

Ph.Ăng viết: "Những quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định nào đó biểu hiện
trước hết dưới hình thức lợi ích". Lê-nin cũng cho rằng: "Lợi ích của giai cấp này

pg. 6 | Nhóm 3 – Bài tập 2 – KTCT Mác – Lenin


hay giai cấp khác được xác định một cách khách quan theo vai trò mà họ có trong
hệ thống quan hệ sản xuất, theo những hoàn cảnh và điều kiện sống của họ". Như
vậy, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đều thấy rõ lợi ích quan trọng nhất
của những người lao động không phải là lợi ích về chính trị, mà chính là LIKT.
1.2.2. Phương thức thực hiện Lợi ích kinh tế
Phương thức thực hiện trong các quan hệ lợi ích chủ yếu thực hiện theo nguyên tắc
thị trường và thực hiện LIKT theo chính sách của Nhà nước và vai trò của các tổ
chức xã hội.
1.2.3. Bản chất Lợi ích kinh tế
LIKT phản ánh mục đích và động cơ của quan hệ giữa các chủ thể kinh tế. Về biểu
hiện lợi ích kinh tế: lợi nhuận (gắn với chủ doanh nghiệp), thu nhập (gắn với người
lao động).
LIKT phản ánh mục đích và động cơ của các quan hệ giữa các chủ thể trong nền sản
xuất xã hội. Suy cho cùng, LIKT được biểu hiện ở mức độ của cải vật chất mà mỗi
người có được, khi tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội. Phản ánh quan hệ
giữa con người với con người trong quá trình tham gia các hoạt động đó để tạo ra
của cải vật chất cho bản thân.
LIKT là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất, nó được quy định một cách khách
quan bởi phương thức sản xuất, bởi hệ thống quan hệ sản xuất, trước hết là quan hệ
sở hữu về tư liệu sản xuất. Không có LIKT nằm ngoài những quan hệ sản xuất mà
nó là sản phẩm của những quan hệ sản xuất. Các thành viên trong xã hội xác lập các
quan hệ kinh tế với nhau vì trong quan hệ đó hàm chứa những LIKT mà họ có thể
có được.
Ví dụ: LIKT của nông dân trong quá trình CNH, HĐH
Có thể thấy lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông thôn của Hà Nội còn thấp, năng
suất lao động thất. Trong khi đó, CNH, HĐH xác định chuyển đổi căn bản, toàn diện
hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ quản lý từ sử dụng lao động thủ công là
chính sang sử dụng lao động cùng với công nghệ, phương tiện máy móc kỹ thuật
hiện đại, tiên tiến.
LIKT của nông dân chính xuất phát từ nhu cầu được chuyển đổi từ sử dụng lao động
thủ công sang lao động sử dụng công nghệ tạo ra năng suất lao động hiệu quả.
LIKT của nông dân là tổng thể những nguồn thu từ hoạt động kinh tế của họ để đáp
ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho mọi thành viên trong gia đình. Trong quá

pg. 7 | Nhóm 3 – Bài tập 2 – KTCT Mác – Lenin


trình CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân, người dân vừa là chủ thể tiến hành, vừa là
người trực tiếp thụ hưởng thành quả của quá trình CNH, HĐH.
Chính người nông dân có thể trực tiếp giải quyết lợi ích cho chính mình thông qua
phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, cải thiện nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần cho bản thân và gia đình.
1.2.4. Vai trò Lợi ích kinh tế
Một là, động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế - xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, phương thức và mức độ phụ thuộc thỏa mãn nhu cầu
vật chất tùy thuộc vào mức thu nhập. Do đó, mức thu nhập càng cao, phương thức
và mức độ thỏa mãn nhu cầu càng tốt. Vì vậy, mọi chủ thể kinh tế đều phải hành
động để nâng cao thu nhập của mình.
Theo đuổi LIKT chính đáng của mình, các chủ thể kinh tế đã đóng góp vào sự phát
triển của nền kinh tế. Vì lợi ích của mình người lao động tích cực lao động sản xuất,
nâng cao tay nghề, cải tiến công cụ lao động; chủ doanh nghiệp phải tìm cách nâng
cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, đáp ứng các nhu cầu, thị hiếu của khách hàng
bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, nâng cao tinh thần trách
nhiệm trong phục vụ người tiêu dùng... Tất cả những điều đó đều tác dụng thúc đẩy
sự phát triển của lực lượng sản xuất, của nền kinh tế và nâng cao đời sống của người
dân.
Ví dụ: Ở mức thu nhập ổn định , chủ thể kinh tế sẽ đủ khả năng thỏa mãn các nhu
cầu của mình từ đó tạo ra động lực để phát triển kinh tế
Hai là, cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác.
Mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất còn phụ thuộc địa vị của con người trong quan
hệ sản xuất xã hội nên để thực hiện lợi ích mình các chủ thể kinh tế phải đấu tranh
với nhau thực hiện quyền làm chủ với tư liệu sản xuất. Đó là cội nguồn sâu xa của
các cuộc đấu tranh giữa các giai cấp trong lịch sử - động lực quan trọng của xã hội
tiến bộ.
LIKT được thực hiện sẽ tạo điều kiện cho sự hình thành và thực hiện lợi ích chính
trị, lợi ích xã hội, văn hóa của các chủ thể xã hội.
LIKT mang tính khách quan và là động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế - xã hội.
Ví dụ: Đi du lịch thì phải có chi phí mà chi phí được hình thành từ LIKT hay muốn
làm từ thiện chúng ta cần phải có điều kiện kinh tế đủ để thực hiện lợi ích tinh thần.

pg. 8 | Nhóm 3 – Bài tập 2 – KTCT Mác – Lenin


Phần II
QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ

2.1. Quan hệ giữa những người sử dụng lao động với nhau
Quan hệ giữa những người sử dụng lao động với nhau là quan hệ xã hội phát sinh
trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử
dụng lao động. Quan hệ lao động được xác lập trên cơ sở pháp luật lao động bao
gồm các tiêu chuẩn về lao động, cơ chế xác lập và vận hành quan hệ lao động, thiết
chế giải quyết tranh chấp lao động, vai trò của các bên trong quan hệ lao động.
2.2. Quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động
Quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động là mối quan hệ lao động,
trong đó người sử dụng lao động tuyển dụng và trả lương cho người lao động thực
hiện công việc trong doanh nghiệp hoặc tổ chức của họ.
Quan hệ này cần có sự tôn trọng và đối xử công bằng đối với nhau. Người sử dụng
lao động cần đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, thu nhập phù hợp và các quyền lợi
khác cho người lao động. Người lao động cần thực hiện nhiệm vụ công việc của
mình với chất lượng tốt nhất có thể và thể hiện tinh thần trách nhiệm và tận tụy đối
với công việc của mình.
Ngoài ra, quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động cũng phụ thuộc
vào các quy định pháp luật và các quyền và trách nhiệm được định rõ trong hợp đồng
lao động. Việc tuân thủ các quy định và cam kết trong hợp đồng lao động sẽ đảm
bảo quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động diễn ra một cách trơn
tru và hài hòa.
Ví dụ: Khi một người lao động có kỹ năng cần thiết để hoàn thành một công việc
nhất định, nhưng không có thời gian hoặc tài nguyên để tiếp cận một khách hàng
muốn thuê nhân công. Một người lao động khác có thể có thời gian và tài nguyên
đó để tiếp cận khách hàng đó, nhưng thiếu kỹ năng công nghệ để hoàn thành công
việc. Bằng cách cộng tác với nhau, họ có thể tạo ra LIKT cho cả hai bên: người có
kỹ năng công nghệ có thể giúp tiếp cận khách hàng và hoàn thành công việc, trong
khi người có thời gian và tài nguyên có thể đóng vai trò trung gian và nhận được
phần thưởng từ việc này.

pg. 9 | Nhóm 3 – Bài tập 2 – KTCT Mác – Lenin


2.3. Quan hệ giữa Lợi ích kinh tế của những người lao động với nhau
Quan hệ LIKT giữa những người lao động với nhau được nêu ra bởi lý thuyết sự
tương hỗ (interdependence theory) trong kinh tế học.
Theo đó, trong một nền kinh tế, những người lao động có thể có những LIKT thông
qua các hình thức tương hỗ như:
• Chuyển giao công nghệ, kiến thức và kỹ năng giữa những người lao động
khác nhau.
• Sử dụng nguồn nhân lực và tài sản của nhau, từ đó giảm thiểu chi phí sản
xuất và tăng khả năng sản xuất.
• Đàm phán với nhau để tìm kiếm các thỏa thuận tốt hơn và tăng giá trị tài sản.
• Hợp tác trong việc tiếp cận thị trường lao động, đàm phán với nhà tuyển dụng
để tăng mức lương và các quyền lợi khác.
• Những người lao động có quan hệ LIKT tốt với nhau sẽ cùng nhau tạo ra một
mạng lưới kinh tế vững chắc, tăng cường năng suất lao động và tăng thu
nhập cho mỗi người.
2.4. Quan hệ giữa Lợi ích cá nhân (LICN), Lợi ích nhóm (LIN), Lợi ích xã hội (LIXH)
2.4.1. Định nghĩa
Bản chất của quan hệ giữa cá nhân và tập thể là quan hệ lợi ích – cái cơ sở của sự
liên kết các thành viên trong một tập thể.
Lợi ích cá nhân, đó là tất cả những lợi ích vật chất, tinh thần gắn liền với từng cá
nhân cụ thể và dùng để thỏa mãn các nhu cầu riêng tư cụ thể của cá nhân đó, đảm
bảo cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân; bao gồm: lợi ích vật chất, lợi ích tinh
thần, lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị,...
Lợi ích nhóm, là hiện tượng gắn kết giữa một số doanh nghiệp với những người có
quyền lực tạo thành mối quan hệ ngầm chi phối xã hội, làm méo mó chính sách.
Lợi ích xã hội, là cái phản ánh quan hệ nhu cầu của xã hội và là cái dùng để thỏa
mãn nhu cầu chung của toàn xã hội về một (một số) đối tượng (vật chất, tinh thần)
nhất định, bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội trong từng giai đoạn lịch
sử, thể hiện các quan hệ cơ bản và lâu dài của xã hội.
2.4.2. Mối quan hệ giữa các chủ thể
Các LIKT cá nhân được thực hiện tốt thì góp phần thực hiện LIXH. Xã hội phát triển
sẽ tạo lập môi trường thuận lợi để các cá nhân thực hiện tốt hơn các LIKT của mình.

pg. 10 | Nhóm 3 – Bài tập 2 – KTCT Mác – Lenin


Các cá nhân, tổ chức hoạt động trong cùng ngành, cùng lĩnh vực, liên kết với nhau
trong hành động để thực hiện tốt hơn lợi ích riêng của họ hình thành nên LIN.
Quan hệ giữa LICN, LIN và LIXH bao gồm cả mặt thống nhất và mâu thuẫn với
nhau; trong đó thường thể hiện ở trạng thái mất cân bằng do các chủ thể lợi ích khi
thì đề cao lợi ích này, khi thì đề cao lợi ích kia. Điều này thể hiện sự phức tạp của
quan hệ lợi ích trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Trong quá trình thực hiện lợi ích
của mình, mỗi chủ thể luôn có xu hướng bảo vệ lợi ích thiết thân, khó chấp nhận từ
bỏ lợi ích bản thân, dù điều đó có thể tạo mâu thuẫn, xung đột với các chủ thể lợi
ích khác.
2.5. Hài hòa các Lợi ích kinh tế
Hài hòa các LIKT là sự thống nhất biện chứng giữa LIKT của các chủ thể, trong đó
mặt mâu thuẫn được hạn chế, tránh được va chạm, xung đột; mặt thống nhất được
khuyến khích, tạo điều kiện phát triển, từ đó tạo động lực thúc đẩy các hoạt động
kinh tế, góp phần thực hiện tốt hơn các LIKT.
Ví dụ: LIKT của nhà nước trong quá trình CNH – HĐH, đi đôi với LIKT của nông
dân
Lợi ích kinh tế của nông dân là được chuyển hóa nông cụ thủ công thành máy móc
tiên tiến, phù hợp với quá trình CNH – HĐH của đất nước.
Lợi ích kinh tế của nhà nước hay các doanh nghiệp xuất khẩu gạo là đáp ứng đủ số
lượng gạo để tiến hành mua bán với doanh nghiệp các nước bạn.
Để hài hòa LIKT, Nhà nước có thể phối hợp với các doanh nghiệp trong ngành nông
nghiệp để đưa ra các chính sách và quy định hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp, đồng
thời cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin về nhu cầu thị trường và tiêu
chuẩn của từng quốc gia để sản xuất gạo đáp ứng được yêu cầu; Đào tạo và nâng
cao năng lực cho nông dân qua việc tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi kinh
nghiệm.
Trong hài hòa LIKT, mỗi thành phần trong nền kinh tế đều có vai trò quan trọng và
phải biết cách cân chỉnh để đôi bên cùng có lợi.

pg. 11 | Nhóm 3 – Bài tập 2 – KTCT Mác – Lenin


Phần III
TRÁCH NHIỆM CHỦ DOANH NGHIỆP

3.1. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đảm bảo hài hòa LIKT với người lao
động
Một là, Tạo ra những chiều hướng lợi ích chung nhằm kết hợp các LIKT.
Các quyết định quản lý kinh tế phải quan tâm trước hết đến lợi ích người lao động
vì họ là lực lượng tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ trực tiếp cho xã hội và là nhân
tố có khả năng sáng tạo. Đó là những khoản tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể
và phúc lợi xã hội mà họ được hưởng thụ.
Các quyết định của quản lý kinh tế phải huy động sự đóng góp về trí tuệ, sức lực và
cơ sở vật chất để xây dựng một tập thể, doanh nghiệp, cá nhân người lao động có cơ
hội để thỏa mãn lợi ích, đồng thời được hưởng thụ các khoản phúc lợi tập thể.
Hai là, Coi trọng lợi ích vật chất lẫn lợi ích tinh thần của tập thể và người
lao động.
Phải tác động vào ý thức con người nhằm tạo dựng môi trường tâm lý xã hội cần
thiết để khích lệ họ hành động vì mục tiêu nhất định. Ngoài khuyến khích bằng vật
chất đối với người lao động phải đặt lên vị trí ưu tiên thỏa đáng, khuyến khích lợi
ích tinh thần cũng rất quan trọng thông qua phương pháp động viên, giáo dục chính
trị tư tưởng, thưởng phạt, cất nhắc đề bạt vào các chức vụ quản lý.
Ví dụ, một cá nhân làm việc trong một doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó ngoài
khuyến khích về vật chất là ưu tiên thỏa đáng như tài chính, hiện vật,… còn khuyến
khích về mặt tinh thần thông qua động viên, khen ngợi, tuyên dương hay cân nhắc
đề bạt thăng tiến trong công việc để khơi dậy lòng nhiệt tình, sự sáng tạo của họ và
giúp họ nhận biết được kết quả và ý nghĩa công việc mình làm.
Ba là, Coi trọng cả lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.
Các nhà quản lý không chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà còn đặc biệt chú ý đến
lợi ích mang tính dài hạn. Không vì lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài
nhưng đồng thời cũng không vì lợi ích lâu dài mà không giải quyết các lợi ích cấp
bách trước mắt. Điều này đặt ra yêu cầu đối với nhà quản lý phải quán triệt quan
điểm phát triển bền vững, không vì chạy theo những lợi ích trước mắt mà hành động
nóng vội, sử dụng thiếu hợp lý các yếu tố nguồn lực trong công tác quản lý.

pg. 12 | Nhóm 3 – Bài tập 2 – KTCT Mác – Lenin


Ví dụ, một doanh nghiệp nhỏ mới thành lập, lợi ích trước mắt của doanh nghiệp nên
sử dụng nguồn lực hợp lý, thu được nhiều lợi nhuận trong việc bán hàng. Bên cạnh
đó lợi ích lâu dài của doanh nghiệp khi doanh nghiệp đã có chỗ đứng nhất định
trong thị trường là mở rộng quy mô, đầu tư thêm cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết
bị hiện đại,…
3.2. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp với những chủ doanh nghiệp khác
Một là, Cạnh tranh công bằng.
Chủ doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định cạnh tranh hợp lý và không được sử
dụng các chiêu trò gian lận để cạnh tranh với các đối thủ của mình. Điều này không
chỉ làm tăng hiệu quả sản xuất và cạnh tranh cho ngành, mà còn đóng góp vào sự
phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
Hai là, Trách nhiệm xã hội.
Chủ doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh của họ không ảnh
hưởng tiêu cực đến môi trường, xã hội và kinh tế của các chủ doanh nghiệp khác.
Ba là, Tuân thủ các quy định pháp luật.
Chủ doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định pháp luật về kinh doanh và đối tác,
bao gồm lệnh cấm xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu và các quy định liên quan đến
bảo vệ người tiêu dùng.
Bốn là, Hợp tác và thiết lập mối quan hệ tốt.
Chủ doanh nghiệp cần phải hợp tác với các đối tác của mình để xây dựng mối quan
hệ tốt và cùng nhau phát triển ngành kinh doanh. Điều này có thể làm tăng cơ hội
kinh doanh và giúp tăng doanh thu cho các chủ doanh nghiệp khác.
Ví dụ: một công ty sản xuất xe hơi có thể hợp tác với một công ty đóng thùng hàng
để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Các công ty này sẽ chia sẻ thông tin về chi phí, lợi
nhuận và mức độ cạnh tranh để đảm bảo mối quan hệ có ích cho cả hai bên.
3.3. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp đối với người tiêu dùng
Một là, Đảm bảo quyền được thông tin.
Người tiêu dùng được tiếp cận với những thông tin thích hợp cho phép họ đưa ra lựa
chọn hiểu biết theo mong muốn và nhu cầu của cá nhân và được bảo vệ khỏi các
quảng cáo hay nhãn hiệu không trung thực hay sai lệch.
Doanh nghiệp phải công khai toàn bộ giá và thuế, điều khoản và điều kiện của sản
phẩm và dịch vụ và chi phí giao hàng. Khi đưa ra khoản tín dụng cho người tiêu

pg. 13 | Nhóm 3 – Bài tập 2 – KTCT Mác – Lenin


dùng, cần cung cấp chi tiết tỉ lệ lãi suất thực hàng năm cũng như tỉ lệ phần trăm phí
hàng năm, bao gồm tất cả các chi phí liên quan, tổng số phải trả, số thanh toán và
thời hạn thanh toán mỗi lần; cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, dễ hiểu và có thể
so sánh bằng ngôn ngữ chính thống hay phổ dụng tại nơi bán hàng cũng như theo
các quy định thích hợp.
Hai là, Hướng đến tiêu dùng bền vững.
Người tiêu dùng đóng một vai trò quan trọng trong phát triển bền vững thông qua
việc tính đến các yếu tố đạo đức, xã hội, kinh tế và môi trường dựa trên thông tin
chính xác trong việc đưa ra lựa chọn và quyết định mua hàng của mình.
Để đóng góp vào việc tiêu dùng bền vững, khi thích hợp, chủ doanh nghiệp và doanh
nghiệp cần thúc đẩy giáo dục có hiệu quả nhằm nâng cao vị thế người tiêu dùng để
họ hiểu về những tác động của việc lựa chọn sản phẩm và dịch vụ của mình tới sự
thịnh vượng và môi trường. Từ đó dẫn đến nền kinh tế bền vững và ổn định, mang
lại chính lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.
3.4. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp đối với nhà nước và xã hội
Một là, Đóng góp cho sự phát triển kinh tế.
Chủ doanh nghiệp cần đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước bằng cách
tạo ra sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, tăng năng suất lao động, tăng cường khả
năng cạnh tranh và nâng cao trình độ công nghệ.
Hai là, Tôn trọng quy định pháp luật.
Chủ doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định pháp luật của đất nước về thuế, lao
động, môi trường, an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng và các quy định khác.
Ba là, Bảo vệ môi trường.
Chủ doanh nghiệp cần chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động
của hoạt động sản xuất kinh doanh lên môi trường và phát triển các sản phẩm thân
thiện với môi trường.
Bốn là, Đóng góp cho xã hội.
Chủ doanh nghiệp cần đóng góp cho xã hội bằng cách tạo việc làm, hỗ trợ giáo dục
và y tế, đóng góp cho các hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác.
Năm là, Hợp tác với nhà nước.

pg. 14 | Nhóm 3 – Bài tập 2 – KTCT Mác – Lenin


Chủ doanh nghiệp cần hợp tác với nhà nước và các tổ chức phi chính phủ khác để
thực hiện các chính sách, quy định pháp luật và các hoạt động có lợi cho doanh
nghiệp và xã hội.
Ví dụ: Công ty Hindustan lever, một chi nhánh của tập đoàn Unilever tại Ấn Độ vào
những năm 70 của thế kỷ XX, công ty chỉ hoạt động được với 50% công suất do thiếu
nguồn cũng cấp sữa bò từ địa phương và do vậy công ty đã bị lỗ trầm trọng. Để giải
quyết vấn đề này, công ty đã thiết lập một chương trình tổng thể giúp nông dân tăng
sản lượng sữa bò. Chương trình này gồm đào tạo nông dân các chăn nuôi, cải thiện
cơ sở hạ tầng cơ bản và lập một Ủy ban điều phối những nhà cung cấp địa phương
do đó số lượng hành cung cấp số lượng sữa bò cung cấp trên thị trường đã tăng gấp
400 lần, giúp cho công ty hoạt động hết công suất và trở thành những chi nhánh
kinh doanh lãi nhất của tập đoàn.
3.5. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp
Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp rất quan trọng đối với sự thành công và sự phát
triển của doanh nghiệp.
Đầu tiên, ủachủ doanh nghiệp cần tuân thủ tất cả các quy định pháp luật liên quan
đến hoạt động kinh doanh để đảm bảo rằng doanh nghiệp không vi phạm pháp luật.
Thứ hai, chủ doanh nghiệp cần tạo ra giá trị cho cổ đông bằng cách tăng trưởng
doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Thứ ba, chủ doanh nghiệp cần đầu tư vào nhân viên của mình để thúc đẩy sự phát
triển của họ bằng cách cung cấp đầy đủ các nguồn lực và đào tạo để nâng cao năng
lực của họ. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cũng cần đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ
của họ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và đạt được chất lượng cao nhất.
Cuối cùng, chủ doanh nghiệp cần tôn trọng các giá trị xã hội và bảo vệ môi trường
bằng cách đóng góp cho cộng đồng và giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động
kinh doanh lên môi trường. Chủ doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy sự phát triển bền vững, xã hội và kinh tế.

pg. 15 | Nhóm 3 – Bài tập 2 – KTCT Mác – Lenin

You might also like