You are on page 1of 21

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA KINH TẾ

Tỷ lệ thất nghiệp và chính sách tài


khóa của Mỹ trong giai đoạn khủng
hoảng kinh tế năm 2008
(Từ đầu năm 2007 đến tháng 12 năm 2010)
Bảng phân công nhiệm vụ của nhóm

STT Họ và tên sinh viên Mã sinh viên Vai trò Phân công nhiệm vụ

1 Trịnh Thị Thanh Hà 26A4013157 Nhóm Tổng hợp, chỉnh sửa file
trưởng Word+Powerpoint hoàn
thiện + Thuyết trình
2 Nguyễn Thảo Linh 26A4010520 Thành viên Tìm hiểu và tổng hợp
chương I + III
3 Khương Thị Tuyết Mai 26A4010533 Thành viên Tổng hợp file Word+
chỉnh sửa Powerpoint
4 Hoàng Huy Minh 26A4010926 Thành viên Thuyết trình + tìm hiểu,
tổng hợp chương III
5 Nguyễn Hưng 26A4010086 Thành viên Tìm hiểu và tổng hợp
chương II+III

Bảng tự đánh giá của nhóm

STT Họ và tên sinh viên Chất lượng Tiến độ

1 Trịnh Thị Thanh Hà 100% 100%

2 Nguyễn Thảo Linh 100% 100%

3 Khương Thị Tuyết Mai 100% 100%

4 Hoàng Huy Minh 100% 100%

5 Nguyễn Hưng 100% 100%


Mục lục:
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THẤT NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH
TÀI KHÓA ..................................................................................................................... 1
1.1.Thất nghiệp ............................................................................................................ 1
1.1.1. Khái niệm thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp...................................................... 1
1.1.2. Phân loại thất nghiệp. ..................................................................................... 1
1.1.3. Tác động của thất nghiệp đối với nền kinh tế ................................................. 1
1.2. Chính sách tài khóa ............................................................................................. 2
1.2.1. Khái niệm ........................................................................................................ 2
1.2.2. Các loại chính sách tài khóa ........................................................................... 2
1.2.3. Vai trò của chính sách tài khóa đối với nền kinh tế ........................................ 3
CHƯƠNG 2: CÁCH THỨC TRA CỨU, THU NHẬP THÔNG TIN, DỮ LIỆU .... 3
2.1. Cách thức tra cứu thông tin ................................................................................ 4
2.2. Cách thức thu nhập thông tin ............................................................................. 4
2.3. Cách xử lí thông tin, dữ liệu................................................................................ 4
2.4. Nguồn tài liệu tham khảo .................................................................................... 5
2.4.1. Chương 1: ........................................................................................................ 5
2.4.2. Chương 3: ........................................................................................................ 5
CHƯƠNG 3: TỶ LỆ THẤT NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA MỸ
TRONG ĐẠI SUY THOÁI GIAI ĐOẠN 2007 - 2010 ................................................ 5
3.1.Tổng quan .............................................................................................................. 5
3.2. Nguyên nhân ......................................................................................................... 6
3.3. Thực trạng thất nghiệp ở Mỹ từ 2007- 2010 ..................................................... 7
3.3.1.Tỉ lệ thất nghiệp giai đoạn 2007- 2008 ............................................................ 7
3.3.2. Tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn 2009 – 2010 ......................................................... 9
3.3.3. Chính sách tài khóa của chính phủ Mỹ ......................................................... 11
3.4. Hậu quả đối với nền kinh tế .............................................................................. 12
CHƯƠNG 4 : GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ................................................................. 13
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 16
LỜI NÓI ĐẦU
Trải qua đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008, Mỹ
đã chứng kiến một tình trạng thất nghiệp đáng kể. Từ việc sụp đổ của các ngân hàng lớn,
suy giảm giá trị tài sản và giảm sản xuất công nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên mức
đáng kể. Năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đạt đỉnh điểm ở mức 10% trên tổng số lực
lượng lao động, tạo ra tác động lớn đối với hàng triệu người Mỹ, từ những công nhân
đến những chuyên gia tài chính. Trong bối cảnh này, chính sách tài khóa của Mỹ đã phải
đối mặt với áp lực lớn để đảm bảo ổn định kinh tế. Chính phủ đã triển khai các biện pháp
kích thích kinh tế, bao gồm các gói cứu trợ và tăng cường đầu tư công. Tuy nhiên, cuộc
khủng hoảng này đã đặt ra những thách thức lớn về quản lý tài khóa và đòi hỏi sự linh
hoạt và quyết đoán từ phía chính phủ để đảm bảo ổn định và phục hồi nền kinh tế Mỹ.
Để hiểu thêm về vấn đề này hãy cùng phân tích chi tiết về tỷ lệ thất nghiệp và chính sách
tài khóa của Mỹ trong giai đoạn khó khăn này qua đề tài: Tỷ lệ thất nghiệp và chính sách
tài khóa của Mỹ trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2008 ( Từ đầu tháng 01/2007-
hết tháng 12/2010 )
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THẤT NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH
TÀI KHÓA
1.1.Thất nghiệp
1.1.1. Khái niệm thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp
- Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO), “ Thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số người
trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức
lương thịnh hành ”
- Tỉ lệ thất nghiệp là tỉ lệ phần trăm giữa số người lao động không có việc làm trên tổng
số lực lượng lao động của xã hội.
1.1.2. Phân loại thất nghiệp
Hiện nay dựa vào các đặc điểm của thất nghiệp ta có thể phân thành các loại sau:
* Theo đặc trưng của người thất nghiệp:
- Thất nghiệp chia theo giới tính
- Thất nghiệp chia theo lứa tuổi
- Thất nghiệp chia theo vùng, lãnh thổ
- Thất nghiệp chia theo ngành nghề
- Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc
* Theo lí do thất nghiệp:
- Thất nghiệp tự nguyện
- Thất nghiệp không tự nguyện
- Thất nghiệp trá hình
* Theo nguồn gốc thất nghiệp:
- Thất nghiệp tạm thời
- Thất nghiệp có tính cơ cấu
- Thất nghiệp do thiếu cầu
- Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường
1.1.3. Tác động của thất nghiệp đối với nền kinh tế
- Tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát:
Tăng thất nghiệp gây lãng phí lao động, làm suy thoái kinh tế do thu nhập thấp hơn
tiềm năng và thiếu vốn đầu tư. Sự tăng thất nghiệp cũng đẩy nền kinh tế gần bờ vực lạm

1
phát, tạo nên một nguyên nhân đáng chú ý cho sự suy giảm trong phát triển kinh tế-xã
hội.
- Ảnh hưởng đến thu nhập đời sống và người lao động:
Tăng thất nghiệp dẫn đến mất nguồn thu nhập, gây khó khăn trong đời sống cá nhân
và gia đình. Người lao động gặp khó khăn trong việc tự đào tạo lại, ảnh hưởng đến giáo
dục của con cái và sức khỏe, đồng thời có thể dẫn đến tình trạng chan nản và các hậu
quả tiêu cực khác trong xã hội.
- Ảnh hưởng đến trật tự xã hội:
Tăng thất nghiệp làm xáo trộn xã hội với lãn công, bãi công, và biểu tình đòi quyền
làm việc, quyền sống. Đồng thời, hiện tượng tiêu cực xã hội như trộm cắp, cờ bạc, nghiện
hút, và mại dâm cũng gia tăng, cùng với sự suy giảm ủng hộ từ người lao động đối với
nhà cầm quyền, có thể tạo ra biến động xã hội và ảnh hưởng đến tình hình chính trị.
1.2. Chính sách tài khóa
1.2.1. Khái niệm
- Chính sách tài khoá là một công cụ của kinh tế vĩ mô được Chính Phủ thực hiện, nhằm
tác động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chỉ tiêu hoặc thuế
của chính phủ nhằm đạt được những mục tiêu vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, tăng việc
làm, bình ổn giá tiêu dùng…
- Chính sách tài khoá thuộc quyền hạn thực hiện của Chính Phủ, các cấp chính quyền địa
phương không được thực hiện chức năng này.
1.2.2. Các loại chính sách tài khóa
* Chính sách tài khoá mở rộng:
- Chính sách tài khóa mở rộng còn được gọi bằng chính sách tài khóa thâm hụt. Trong
chính sách này, Chính phủ sẽ thực hiện tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm nguồn thu từ
thuế hoặc kết hợp cả hai hình thức này với nhau.
- Chính sách tài khóa mở rộng đóng vai trò trong việc cải thiện sản lượng của nền kinh
tế, tăng tổng cầu, tăng thêm việc làm cho người lao động, từ đó sự phát triển của nền
kinh tế.
- Chính sách tài khóa mở rộng được thực hiện khi suy thoái kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng
chậm, không phát triển, tình trạng thất nghiệp tăng trong xã hội. Chính sách này thường

2
được kết hợp cùng chính sách tiền tệ, làm nền tảng để ổn định và phát triển kinh tế hiệu
quả nhất.
* Chính sách tài khoá thắt chặt:
- Chính sách tài khóa thắt chặt được thực hiện bằng việc giảm chi tiêu chính phủ hoặc
tăng nguồn thu từ thuế hoặc Chính phủ kết hợp cả hai hình thức cùng một lúc.
- Chính sách tài khóa thắt chặt giúp giảm sản lượng nền kinh tế, giảm tổng cầu. Chính
chính sách được áp dụng để đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng khi thấy sự phát triển
quá nhanh, tỷ lệ lạm phát cao và không ổn định.
1.2.3. Vai trò của chính sách tài khóa đối với nền kinh tế
* Tích cực:
- Chính sách tài khóa là công cụ quan trọng của Chính phủ, ảnh hưởng đến tổng cầu và
tăng trưởng ổn định nền kinh tế.
- Giúp phân bố hiệu quả nguồn lực qua 2 công cụ, Chính phủ tập trung vào phát triển
lĩnh vực quan trọng của đất nước
- Chính sách tài khóa thực hiện chức năng phân phối sản phẩm quốc dân, điều chỉnh
phân phối thu nhập và tạo ổn định xã hội.
- Mục tiêu chính của chính sách tài khóa là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đất
nước.
* Hạn chế:
- Chính phủ mất thời gian để nhận biết và đưa ra chính sách do cần thời gian để thống
kê và phân tích thông tin.
- Chính sách tài khóa không hiệu quả vì Chính phủ khó xác định chính xác tác động của
điều chỉnh chi tiêu.
- Chính sách tài khóa thực hiện chức năng phân phối sản phẩm quốc dân, điều chỉnh
phân phối thu nhập và tạo ổn định xã hội.
- Mục tiêu chính của chính sách tài khóa là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đất
nước.

CHƯƠNG 2: CÁCH THỨC TRA CỨU, THU NHẬP THÔNG TIN, DỮ LIỆU

3
Mọi thông tin, số liệu trong bài báo cáo đều được tham khảo chắt lọc từ những
trang web uy tín, đòng thời sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp liệt
kê (áp dụng trong việc trích dẫn số liệu) và phương pháp dùng số liệu (áp dụng trong
việc thu nhập con số tương ứng với mỗi dữ liệu cụ thể giúp minh họa rõ hơn sự biến
động…). Từ đó thấy được tình trạng thất nghiệp của Mỹ trong giai đoạn 2007-2010.

2.1. Cách thức tra cứu thông tin

Bước 1: Xác định đề tài làm bài tập lớn.

Bước 2: Xác định dàn bài của bài tập lớn.

Bước 3: Dựa trên dàn bài định hướng các nội dung cần tra cứu trên Internet, các bài báo
cáo, tạp chí hoặc nghiên cứu của các tác giả.

Bước 4: Chọn lọc các nguồn thông tin uy tín.

2.2. Cách thức thu nhập thông tin

Bước 1: Sau khi chọn lọc được các nguồn uy tín, xác định nó thuộc đúng nội dung, phạm
vi bài tập lớn mà nhóm chọn.

Bước 2: Thu thập thông tin. Đọc nguồn thông tin một lần nữa và chọn lọc ra những dữ
liệu, thông tin ta cần cho bài tập lớn.

2.3. Cách xử lí thông tin, dữ liệu

Bước 1: Kiểm tra lại các dữ liệu ta đã chọn lọc một lần nữa bằng các nguồn uy tín khác.

Bước 2: Các dữ liệu thông tin được đưa vào bài tập lớn cần diễn đạt theo cách diễn đạt
của bản thân nhưng cần tuyệt đối giữ lại nội dung của thông tin một cách đúng đắn.

Bước 3: Mỗi dữ liệu lấy đều cần ghi lại nguồn để trích dẫn vào bài tập lớn.

Bước 4: Trích dẫn tài liệu tham khảo đầy đủ và đúng quy định vào bài tập lớn.

4
2.4. Nguồn tài liệu tham khảo

2.4.1. Chương 1:

- https://luatduonggia.vn

- https://luatvietnam.vn

2.4.2. Chương 3:

- https://dangcongsan.vn

- https://tapchicongsan.org.vn

- https://cafef.vn

- https://www.sbv.gov.vn

- https://vi.wikipedia.org

- https://www.mof.gov.vn

CHƯƠNG 3: TỶ LỆ THẤT NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA MỸ


TRONG ĐẠI SUY THOÁI GIAI ĐOẠN 2007 - 2010
3.1.Tổng quan
Thất nghiệp thường giảm trong thời kỳ kinh tế thịnh vượng và tăng trong thời kỳ
suy thoái, tạo nên áp lực đáng kể đối với tài chính công như thu thuế giảm và chi phí cho
mạng lưới an sinh xã hội (social safety net) tăng. Chi tiêu chính phủ và các quyết định
về thuế (chính sách tài khoá) và mức điều chỉnh lãi suất của Cục dự trữ liên bang Hoa
Kỳ (U.S. Federal Reserve) (chính sách tiền tệ) là những công cụ quan trọng để giải quyết
tỷ lệ thất nghiệp. Có thể có một sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát, khi mà các
chính sách đưa ra để giảm thiểu thất nghiệp có thể tạo ra áp lực lạm phát tăng, và ngược
lại. Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) luôn duy trì mục tiêu tạo ra tối đa việc làm trong
khi duy trì một mức lạm phát thấp. Các chính đảng lớn tranh luận để tìm ra những giải
pháp phù hợp và đúng đắn để cải thiện tỷ lệ tăng trưởng việc làm, trong khi phe tự do
cho là nên tăng chi tiêu chính phủ, phe bảo thủ tranh cãi đòi giảm thuế và giảm bớt quy

5
định. Các cuộc khảo sát thăm dò cho thấy, dân chúng Hoa Kỳ tin rằng ưu tiên quan trọng
nhất của chính phủ là tạo việc làm trong nước, với giải pháp chính yếu là không chuyển
việc làm ra nước ngoài.
3.2. Nguyên nhân

Giai đoạn 2007-2010 chứng kiến sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng ở Hoa Kỳ,
được đánh dấu bằng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và cuộc Đại suy thoái sau đó.
Nguyên nhân thất nghiệp trong thời kỳ này rất đa dạng và có mối liên hệ với nhau, liên
quan đến các yếu tố thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Dưới đây là một số
yếu tố chính góp phần gây ra tình trạng thất nghiệp trong giai đoạn 2007-2010:

 Khủng hoảng tài chính và sụp đổ ngành ngân hàng:


- Nguyên nhân sâu xa của suy thoái kinh tế là sự sụp đổ của bong bóng thị trường nhà
đất, dẫn đến khủng hoảng tài chính. Cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn đã gây ra
làn sóng tịch thu tài sản thế chấp và sự sụt giảm giá trị của chứng khoán đảm bảo bằng
thế chấp, gây ra tổn thất đáng kể cho các tổ chức tài chính.
- Nhiều ngân hàng lớn phải đối mặt với tình trạng mất khả năng thanh toán và việc đóng
băng tín dụng xảy ra sau đó đã ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng. Với khả
năng tiếp cận tín dụng hạn chế, các doanh nghiệp cắt giảm đầu tư và người tiêu dùng
giảm chi tiêu, dẫn đến suy giảm hoạt động kinh tế tổng thể
 Sụp đổ thị trường nhà ở:
- Bong bóng nhà đất vỡ khiến giá nhà sụt giảm mạnh. Nhiều chủ nhà nhận thấy mình có
khoản thế chấp vượt quá giá trị căn nhà của họ, dẫn đến tình trạng tịch thu tài sản thế
chấp trên diện rộng.
- Ngành xây dựng, vốn từng trải qua thời kỳ bùng nổ trong thời kỳ bong bóng nhà đất,
đã bị thu hẹp đáng kể. Tình trạng mất việc làm trong ngành xây dựng và các ngành liên
quan là đáng kể, góp phần gây ra tình trạng thất nghiệp nói chung.
 Giảm đòn bẩy tài chính:
- Cả hộ gia đình và tổ chức tài chính đều tham gia vào quá trình giảm nợ, giảm mức nợ.
Mặc dù đây là sự điều chỉnh cần thiết nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc giảm chi tiêu
và đầu tư, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và việc làm.
 Niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp:

6
- Cuộc khủng hoảng tài chính và những bất ổn xung quanh nền kinh tế đã dẫn đến sự suy
giảm niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Đối mặt với tình trạng bất ổn kinh
tế, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu và các doanh nghiệp trì hoãn tuyển dụng hoặc cắt
giảm lực lượng lao động.
 Các yếu tố kinh tế toàn cầu:
- Cuộc khủng hoảng đã có tác động toàn cầu và tính liên kết của nền kinh tế thế giới
đồng nghĩa với việc sự suy thoái ở Mỹ đã có những tác động lan tỏa trên toàn thế giới.
Nhu cầu xuất khẩu giảm, cùng với sự suy giảm trong hoạt động kinh tế toàn cầu, đã ảnh
hưởng đến các doanh nghiệp và ngành công nghiệp phụ thuộc vào thương mại quốc tế
của Hoa Kỳ.
 Khủng hoảng ngành ô tô:
- Ngành công nghiệp ô tô Hoa Kỳ, vốn đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đã trải
qua một cuộc suy thoái đáng kể. Ba nhà sản xuất ô tô lớn (General Motors, Ford và
Chrysler) bị ảnh hưởng đặc biệt, dẫn đến tình trạng sa thải và mất việc làm trong lĩnh
vực sản xuất và các lĩnh vực liên quan.
 Các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ:
- Sau cuộc khủng hoảng tài chính, một số chính quyền tiểu bang và địa phương phải đối
mặt với những thách thức về ngân sách. Các biện pháp thắt lưng buộc bụng, bao gồm cắt
giảm việc làm và dịch vụ trong khu vực công, đã góp phần gây ra tình trạng mất việc
làm nói chung.
 Thắt chặt điều kiện tín dụng:
- Việc đóng băng tín dụng và bất ổn tài chính dẫn đến các điều kiện tín dụng bị thắt chặt,
gây khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc đảm
bảo vốn vay để mở rộng hoặc thậm chí hoạt động hàng ngày.
3.3. Thực trạng thất nghiệp ở Mỹ từ 2007- 2010
3.3.1.Tỉ lệ thất nghiệp giai đoạn 2007- 2008

- Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ tăng nhanh từ 6,8% trong tháng 11 lên 7,2% tháng 12-2008,
cao nhất trong 16 năm qua; số người bị sa thải năm 2008 là 2,6 triệu người, mức cao nhất
kể từ năm 1945.

- Tỷ lệ thất nghiệp đã tăng từ 5% trong tháng 12 năm 2007 lên đỉnh điểm 10%

7
- Việc các công ty, tập đoàn đua nhau cắt giảm nhân công trong bốn tháng cuối năm
2008 đã khiến số người mất việc trong thời gian này chiếm 73% con số của cả năm,
tương ứng 1,9 triệu lao động.

- Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho biết, lao động mất việc chủ yếu tập trung trong lĩnh
vực dịch vụ, chiếm 80% lực lượng lao động, với 273 nghìn người, tiếp đến là lĩnh vực
sản xuất, chế tạo (149 nghìn) do tác động xấu của ngành sản xuất ô-tô, ngành xây dựng
(101 nghìn), lĩnh vực bán lẻ (67 nghìn người)... Một số người may mắn không bị sa thải,
lại bị giảm giờ lao động. Trong tháng 12-2008, số giờ làm việc trong tuần trung bình của
người lao động Mỹ giảm 0,2 giờ xuống còn 33,3 giờ, mức thấp nhất kể từ khi chỉ số này
ra đời năm 1964. Mức tăng nhanh chóng của tình trạng thất nghiệp tại nước này đã khiến
không ít chuyên gia kinh tế ngạc nhiên. Thực tế, tỷ lệ thất nghiệp năm 2008 cao hơn
0,2% so dự đoán của các nhà kinh tế. Thất nghiệp tăng bắt nguồn từ việc kinh tế suy
thoái, ngược lại, tỷ lệ thất nghiệp cũng tạo tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Mỹ. Tỷ
lệ thất nghiệp ở Mỹ tăng nhanh vì nhiều công ty, tập đoàn nước này tin rằng, suy thoái
kinh tế sẽ dữ dội và còn kéo dài. Lý do này khiến các công ty, doanh nghiệp hàng đầu
đã sớm lên kế hoạch cắt giảm sản lượng lớn trong năm 2009, giảm chi phí để hạn chế lỗ.
Ðể thực hiện điều này, ông chủ các tập đoàn nhanh chóng cắt giảm việc làm vì điều này
dễ dàng hơn và chi phí thấp hơn so châu Âu, nơi đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn đối
với doanh nghiệp về việc cắt giảm số lượng nhân viên, cũng như thỏa thuận về mức
lương nghỉ việc theo luật định.

- Theo Cục Thống kê lao động Mỹ (BLS), tháng 11-2008, nước Mỹ có thêm 533.000
người thất nghiệp, tính chung cả năm 2008, nước Mỹ mất 1,9 triệu việc làm. Điều đáng
nói là có tới 70% số người thất nghiệp thuộc ngành dịch vụ, ngành tạo nên 80% GDP,
trước đó không chịu tác động nhiều của suy thoái. Hiện nay, suy thoái đang lan nhanh
từ Mỹ sang EU, Nhật Bản và hầu khắp thế giới.

- Những con số này chỉ là một phần của thực tế đau lòng của thất nghiệp trong giai đoạn
khủng hoảng tài chính. Sự suy thoái kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến thị trường lao
động, và hàng triệu người đã mất việc làm trong thời kỳ này. Tuy nhiên, sau đó, dần dần
tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi.

8
3.3.2. Tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn 2009 – 2010

- Kinh tế suy thoái, tiêu dùng suy giảm nghiêm trọng, sản xuất đình đốn, sa thải lao động
làm tăng tỷ lệ thất nghiệp lên từng tháng từ 2,59 triệu người năm 2007 lên 3,84 triệu vào
năm 2008 và 4,61 triệu người vào tháng 2/2009 và lên đỉnh điểm vào tháng 10/ 2009 lên
tới con số 15,7 triệu người. Thất nghiệp gia tăng ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và qua
đó tới tiêu dùng của các hộ gia đình lại làm cho các doanh nghiệp khó bán được hàng
hóa. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản. Trong tháng 10/2009, tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,4%
lên 10,2%, mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 1983. Tỷ lệ này vẫn tiếp tục duy trì trong
tháng 11 và 12 ở mức xấp xỉ 10%. Trong suốt năm kinh tế Mỹ đã phải cắt bỏ 4,2 triệu
việc làm và tình trạng thất nghiệp dài hạn vẫn tiếp tục tăng.

- Lĩnh vực sản xuất mất 27.000 việc làm trong tháng 12/2009 và ngành công nghiệp xây
dựng mất 53.000 việc làm. Đây là những tin không mấy vui mừng đối với thị trường lao
động Mỹ.

- Trước đó, số người thất nghiệp trong tháng 10 và 11 cũng cao hơn so với ước đoán, với
1000 người không có việc làm.

- Vấn đề thất nghiệp vẫn được coi là “gót chân Achilles” của sự phục hồi nền kinh tế Mỹ
và người Mỹ bất đắc dĩ phải sống với "bóng ma" việc làm treo trên đầu họ.

- Những con số này chỉ giảm nhẹ trong vài tháng đến tháng 4/2010 và thực sự bắt đầu
giảm sau đó. Thời gian sau đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ càng ngày càng giảm sút.Theo
số liệu thống kê chính thức trại Mỹ công bố cho thấy, trong tháng 8/2010 tại Mỹ có
216.000 việc làm bị mất, đưa tỷ lệ thất nghiệp tại nước này giảm xuống còn 9,7%.

- Theo Bộ Lao động Mỹ, kể từ khi bắt đầu suy thoái kinh tế vào tháng 12-2007 đến tháng
9/2010 đã có 6,9 triệu việc làm bị mất. Tổng số người thất nghiệp tại Mỹ ở mức 14,9
triệu. Trong tháng 11, cả nước Mỹ chỉ tạo thêm được có 39.000 việc làm mới, giảm mạnh
so với mức 172.000 việc làm của tháng 10. Tỷ lệ thất nghiệp tại siêu cường kinh tế số 1
thế giới sau ba tháng được duy trì ở mức 9,6%, đã tăng lên trở lại tới 9,8%.

- Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ công bố tháng 12-2010, tất cả các khu vực từ bán
lẻ, sản xuất, xây dựng đến tài chính và cơ quan chính phủ đều cắt giảm việc làm. Chỉ có

9
các cơ sở y tế là tạo thêm được nhiều việc làm nhất (19.000 việc làm) cùng với các công
ty thuê thêm nhân công. Các công ty tư nhân, xương sống của nền kinh tế Mỹ, chỉ tạo
thêm 50.000 công ăn việc làm, thấp hơn nhiều so với tháng trước đó. Đây là tháng mà
khu vực tư nhân tạo được ít việc làm nhất trong năm 2010.

- Cũng theo báo cáo này, hơn 15 triệu người Mỹ hiện đang không có việc làm, trong đó
6,3 triệu người đã thất nghiệp từ 6 tháng trở lên. Để kiềm chế mức độ tăng tỷ lệ thất
nghiệp của nền kinh tế đầu tàu thế giới, các ngành cần phải tạo ra ít nhất 120.000 việc
làm mới/tháng và để giảm mạnh tỷ lệ này, cần phải tạo thêm 300.000 việc làm/tháng.

- Trong khi đó, theo những báo cáo khác được công bố vào tháng 12-2010, nền kinh tế
Mỹ trong tháng qua đã được cải thiện một phần. Trong tháng 11, chỉ số của ngành dịch
vụ, ngành chiếm gần 80% nhân lực của Mỹ, đã tăng từ mức 54.3 lên 55. Đây là tháng
thứ 11 liên tiếp chỉ số này tăng và cũng là tháng có tốc độ tăng cao nhất trong 6 tháng
của năm 2010.

Biểu đồ tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ giai đoạn 2007 – 2010

10
3.3.3. Chính sách tài khóa của chính phủ Mỹ

- Chính phủ Mỹ dựa vào nhiều biện pháp để ổn định tình hình, bao gồm việc bảo lãnh
các ngân hàng lớn, cung cấp gói cứu trợ tài chính, và thậm chí quản lý việc sáp nhập các
ngân hàng để tránh tình trạng suy thoái lớn.

- Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve) đã thực hiện một loạt các cắt giảm lãi suất
để kích thích nền kinh tế và giảm áp lực trên thị trường tài chính.

- Chính phủ cũng thực hiện các biện pháp khác nhau để duy trì ổn định tiền tệ và kiểm
soát lạm phát.

- Có những cuộc tranh luận về chính sách thuế và cách tiếp cận với ngân sách liên bang.

- Trong bối cảnh khủng hoảng, có những đề xuất về việc áp dụng các biện pháp kích
thích kinh tế, bao gồm giảm thuế và tăng cường chi tiêu công cộng.

- Mỹ tiếp tục triển khai quân đội tại Iraq và Afghanistan, đồng thời tăng cường nỗ lực
chống khủng bố toàn cầu.

- Chi phí quốc phòng tăng cao, ảnh hưởng đến ngân sách và tình hình tài chính của quốc
gia.

- Chính phủ Mỹ duy trì chính sách thương mại nhằm thúc đẩy xuất khẩu và kiểm soát
tình hình thâm hậu của thương mại.

- Có những nỗ lực để đối phó với các thách thức năng lượng và môi trường, với mục tiêu
giảm phát thải và phát triển nguồn năng lượng tái tạo.

- Hồi tháng 10-2009, Chính phủ Mỹ thông báo tài khóa 2009 đã kết thúc với mức thâm
hụt ngân sách kỷ lục 1.417 tỷ USD, tăng 962 triệu USD so với tài khóa trước đó. Nhà
Trắng dự báo mức thâm hụt này sẽ tăng lên 1.500 tỷ USD trong tài khóa 2010.

- Tình trạng tăng chi, giảm thu của Chính phủ Mỹ với các khoản chi khổng lồ. Báo cáo
cho thấy, so với tài khóa trước, nguồn thu của cường quốc số một thế giới trong tài khóa
2009 chỉ đạt khoảng 420 tỷ USD, thấp hơn 17%, trong khi mức chi lại tăng thêm 530 tỷ

11
USD (17,8%) lên mức cao kỷ lục 3.500 tỷ USD. Tính riêng tháng 9 vừa qua, ngân sách
liên bang đã thâm hụt 31 tỷ USD, so với mức thặng dư 42 tỷ USD cùng kỳ năm 2008.

- Mỹ dự báo thâm hụt ngân sách liên bang trong tài khóa 2010 vào khoảng 1.556 tỷ USD.

- Mỹ tiếp tục đối mặt với hậu quả của khủng hoảng tài chính. Chính sách tài khóa trong
giai đoạn này tiếp tục hướng vào các biện pháp kích thích kinh tế, nhưng cũng chú trọng
vào việc kiểm soát ngân sách. Chính phủ Mỹ triển khai các biện pháp như gói cứu trợ,
thuế giảm giời, và nỗ lực để giảm thâm hụt ngân sách.
3.4. Hậu quả đối với nền kinh tế

- Ảnh hưởng đến nguồn nhân lực: Nhiều người lao động phải đối mặt với tình trạng thất
nghiệp dài hạn và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (tỷ lệ người trong độ tuổi lao động
có việc làm hoặc tích cực tìm kiếm việc làm) giảm.

- Tình trạng mất an ninh việc làm và sự sụp đổ của thị trường nhà ở cũng góp phần làm
giảm chi tiêu của người tiêu dùng, làm trầm trọng thêm những thách thức kinh tế.

- Tình trạng thất nghiệp tăng nhanh khiến nảy sinh nhiều hệ lụy. Trước tiên, điều này
ảnh hưởng khả năng tự phục hồi của nền kinh tế, tiếp tục làm yếu "cầu" và kéo dài suy
thoái. Thất nghiệp tăng cũng khiến thị trường nhà đất ở Mỹ tiếp tục đóng băng. Nhiều
nhà quan sát dự đoán, sau hai năm đóng băng, thị trường nhà đất sẽ chưa thể khởi sắc vì
người tiêu dùng dè dặt hơn trong việc mở hầu bao chi tiêu, giao dịch, nhất là trong lĩnh
vực bất động sản. Nếu vào những năm 90 của thế kỷ trước, việc giảm tỷ lệ thất nghiệp
góp phần giảm đáng kể đói nghèo, đặc biệt trong cộng đồng dân tộc thiểu số và các hộ
gia đình do phụ nữ làm chủ, thì ngày nay, ở Mỹ lại diễn ra hiện tượng ngược lại.

- Thất nghiệp kéo dài làm tăng nguy cơ người Mỹ rơi vào đói nghèo, nhất là khi không
nhiều công nhân, nhân viên mất việc làm được hưởng trợ cấp thất nghiệp và số này nhìn
chung cũng chỉ được hưởng trong thời gian ngắn. Tình trạng thất nghiệp lan tràn ở nhiều
lĩnh vực, ngành nghề tại Mỹ. Bắt đầu từ ngành sản xuất, nhưng tình trạng thất nghiệp
ảnh hưởng ngành xây dựng nặng nề nhất, do sự sụt giảm các giao dịch bất động sản.
Trong những tháng gần đây, ngành nghề dịch vụ, nhất là bán lẻ, cũng bị ảnh hưởng mạnh.
Có thể thấy việc thuê nhân công theo mùa trong dịp Giáng sinh vừa qua thấp hơn so

12
thông thường. Ðến nay, tình trạng thất nghiệp lan rộng sang ngành giao thông và dịch
vụ tài chính. Trong các ngành, chỉ duy nhất lĩnh vực y tế vẫn có nhu cầu về nhân công.
Dựa vào các chỉ số của tình trạng thất nghiệp, nhiều chuyên gia phán đoán tình trạng này
có thể tiếp tục tăng trong năm 2009 và 2010. Theo các chuyên gia, tình trạng thất nghiệp
kết thúc vào thời điểm nào có mối quan hệ chặt chẽ với suy thoái ở Mỹ, được cho rằng,
sẽ dài nhất trong lịch sử thời hậu chiến tranh.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính, chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện các biện
pháp khẩn cấp để ổn định hệ thống tài chính. Điều này bao gồm Chương trình cứu trợ
tài sản gặp khó khăn (TARP)

- Bộ Tài chính mua tài sản gặp khó khăn và cung cấp vốn cho các ngân hàng.

- Cục Dự trữ Liên bang cũng thực hiện nhiều biện pháp chính sách tiền tệ khác nhau,
như hạ lãi suất và thực hiện nới lỏng định lượng, để hỗ trợ thanh khoản và khả năng tín
dụng.

+ Gói kích cầu:

ARRA, được đề cập trước đó, là một gói kích thích tài chính quan trọng trị giá khoảng
787 tỷ USD. Nó bao gồm cắt giảm thuế, chi tiêu cơ sở hạ tầng, viện trợ cho các bang và
các chương trình phúc lợi xã hội để thúc đẩy hoạt động kinh tế và việc làm.

+ Gói cứu trợ ngành ô tô:

Ngoài lĩnh vực tài chính, chính phủ Mỹ còn can thiệp vào ngành công nghiệp ô tô, cung
cấp hỗ trợ tài chính để ngăn chặn sự sụp đổ của các hãng sản xuất ô tô lớn.

+ Quy chế tài chính:

Cuộc khủng hoảng đã thúc đẩy các cuộc thảo luận và nỗ lực lập pháp sau đó nhằm cải
cách quy định tài chính. Đạo luật Cải cách Phố Wall và Bảo vệ người tiêu dùng Dodd-
Frank, được ký thành luật năm 2010, nhằm giải quyết các vấn đề góp phần gây ra cuộc
khủng hoảng tài chính và tăng cường giám sát quy định.

13
- Chính quyền của Tổng thống đắc cử B.Ô-ba-ma đề xuất gói kích thích kinh tế trị giá
800 tỉ USD nhằm tạo thêm khoảng ba triệu việc làm trong hai năm tới. Phần lớn gói trợ
giúp này được sử dụng trong các dự án cơ sở hạ tầng, như cải tạo hệ thống đường sá, cầu
cống, trường học và bệnh viện. Câu hỏi được các chuyên gia kinh tế đặt ra là liệu tiền
bạc có thể nhanh chóng giúp hạn chế việc gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và tác động của gói
kích thích kinh tế liệu có phải chỉ mang tính tạm thời? Tuy vậy, trong trường hợp gói trợ
giúp trên phát huy hiệu quả trong việc bình ổn kinh tế vào cuối năm 2009, có khả năng
các công ty, tập đoàn sẽ có kế hoạch tuyển nhân viên và thị trường lao động việc làm ở
Mỹ sẽ khởi sắc trở lại.

Phản hồi của Chính phủ:

- Chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để giải quyết tình trạng thất
nghiệp gia tăng và kích thích phục hồi kinh tế.

- Đạo luật Phục hồi và Tái đầu tư Hoa Kỳ (ARRA) là một đạo luật quan trọng được Tổng
thống Barack Obama ký thành luật vào tháng 2 năm 2009. Đạo luật này nhằm mục đích
thúc đẩy phục hồi kinh tế thông qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế và năng
lượng tái tạo.

- Bằng sự can thiệp của các chính phủ, cuộc khủng hoảng dây chuyền của hệ thống tài
chính – tiền tệ thế giới đã bị chặn đứng và đà suy thoái kinh tế cũng bị khuất phục từ
giữa năm 2009. Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu, Jean Claude Trichet hồi tháng
4/2009 nói rằng đã có những dấu hiệu cho thấy tốc độ suy thoái kinh tế toàn cầu đang
chững lại và kinh tế thế giới có thể hồi phục trong năm 2010.

- Trong báo cáo về “Triển vọng kinh tế thế giới” công bố ngày 1/10/2009, Quỹ Tiền tệ
Thế giới (IMF) đã nâng mức dự đoán tốc độ tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế.
Theo báo cáo này thì tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm 1,1% trong năm 2009 và tăng
3,1% trong năm 2010. Tuy nhiên Tổng Giám đốc IMF, Dominique Strauss Kahn cho
biết khó có thể nói khủng hoảng đã kết thúc khi mà tỷ lệ thất nghiệp chưa giảm. Hiện
vẫn còn nhiều nguy cơ, kể cả khả năng các nước ngừng chương trình kích thích kinh tế
quá sớm hay những yếu kém trong lĩnh vực tài chính vẫn đang tiếp tục diễn ra

14
KẾT LUẬN

Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính đã làm tăng mạnh tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ. Chính
phủ đã đưa ra các biện pháp cứu vãn và kích thích kinh tế để đối phó với hệ quả của
khủng hoảng. Mặc dù những biện pháp này giúp tái cấu trúc nền kinh tế và giảm thiểu
tỷ lệ thất nghiệp, nhưng cũng đồng nghĩa với tăng nợ công và thách thức về ổn định tài
chính. Cuộc khủng hoảng năm 2008 là một bài học quan trọng về quản lý tài chính và
kinh tế trong những thời kỳ khó khăn, đặt ra những thách thức cũng như khả năng phải
cải thiện chính sách để ngăn chặn rủi ro trong tương lai.

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHƯƠNG 1:

- https://luatduonggia.vn/that-nghiep-la-gi-phan-loai-va-tac-dong-cua-that-nghiep-
den-kinh-te/

- https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/chinh-sach-tai-khoa-la-gi-883-93505-
article.html

CHƯƠNG 3:

- https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/tong-thong-my-uu-tien-giam-ty-le-that-
nghiep-nam-2010-7635.html

- https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha-nuoc/-
/2018/2706/ilo--ti-le-that-nghiep-tren-toan-the-gioi-nam-2010-cao-ky-
luc.aspx#:~:text=T%E1%BB%89%20l%E1%BB%87%20th%E1%BA%A5t%20nghi
%E1%BB%87p%20%E1%BB%9F,vi%E1%BB%87c%20l%C3%A0m%20c%E1%BB
%A7a%20th%C3%A1ng%2010

- https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/con-so-that-nghiep-tai-my-lai-tang-trong-
thang-122009-1858.html

- https://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/fed-du-bao-nam-2009-kinh-te-my-di-xuong-nam-
2010-ty-le-that-nghiep-tang-cao-2009010708563153.chn

- https://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/nam-2010-nuoc-my-co-them-hon-1-trieu-viec-lam-
20110103074331440.chn

-
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu?centerWidth=80%25&left
Width=10%25&rightWidth=10%25&showFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrl
-state=leafxxfus_115&_afrLoop=37264007253815466

- https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/5/that-nghiep-o-my-va-
nhung-he-luy.aspx

-
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A5t_nghi%E1%BB%87p_t%E1%BA%A1

16
i_Hoa_K%E1%BB%B3?fbclid=IwAR24aX8UxSNl855BjizJjyZOX1Ytiq6Sit1JgcUFv
pTpOxJRz_A9u0XXlG0#cite_note-12

-
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A5t_nghi%E1%BB%87p_t%E1%BA%A1
i_Hoa_K%E1%BB%B3?fbclid=IwAR24aX8UxSNl855BjizJjyZOX1Ytiq6Sit1JgcUFv
pTpOxJRz_A9u0XXlG0#cite_note-12

- https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/nhin-lai-the-gioi-nam-2009-truy-vet-con-bao-
khung-hoang-kinh-te-toan-cau-919.html

17

You might also like