You are on page 1of 1

NGUYÊN NHÂN CHUNG DẪN ĐẾN THẤT NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011-2015

Một là, vấn đề suy giảm kinh tế toàn cầu khiến cho nhiều xí nghiệp nhà máy phải thu hẹp
sản xuất, thậm chí phải đóng cửa. Các doanh nghiệp phải cắt giảm nguồn lao động dẫn
đến lao động mất việc làm. Đây là nguyên nhân chủ yếu, kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc
nhiều vào đầu tư và xuất khẩu nên khi kinh tế toàn cầu bị suy giảm thì nền kinh tế Việt
Nam bị ảnh hưởng rất lớn và hậu quả là nạn thất nghiệp sẽ tăng cao.

Hai là, lực lượng lao động phân bố không đồng đều giữa các vùng địa lý kinh tế, chủ yếu
tập trung ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, chưa tạo điều kiện
phát huy được lợi thế về đất đai, tạo việc làm cho người lao động và góp phần phân bố lại
lực lượng lao động, đây chính là nguyên nhân tạo ra sự mất cân đối cục bộ về lao động và
là tác nhân của thất nghiệp, thiếu việc làm

Ba là, lực lượng lao động có chất lượng thấp. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới,
chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đạt mức 3,79 điểm, xếp hạng thứ 11 trong số 12
quốc gia được khảo sát tại châu Á. Nguồn nhân lực nước ta yếu về chất lượng, thiếu năng
động và sáng tạo, tác phong lao động công nghiệp... Ngoài ra, thế lực của lao động Việt
Nam ở mức trung bình kém, chưa đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu
trong sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bốn là, năng suất, hiệu quả lao động trong các ngành kinh tế thấp và có sự khác biệt đáng
kể giữa khu vực nông nghiệp với khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ.

Năm là, tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ vẫn thường xuyên xảy ra
trường lao động nước ta chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, các vùng kinh tế trọng
điểm, nơi có nhiều KCX-KCN, như: Long An, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai...
Ngược lại một số tỉnh như Bạc Liêu, Ninh Thuận, Thanh Hóa, Nghệ An lại có tình trạng
dư cung, đang phải đối mặt với tỉ lệ thất nghiệp cao.

Sáu là, mức tiền lương tối thiểu thấp chưa được tính đúng, tính đủ cho mức sống tối thiểu
và chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu cơ bản của người lao động, thấp hơn mức lương tối
thiểu thực tế trên thị trường khoảng 20% và hiện nay mới đạt khoảng 45% mức tiền
lương tối thiểu trung bình của khu vực ASEAN.

Bảy là, công tác quản lý nhà nước về lao động - việc làm còn nhiều hạn chế, các chính
sách, pháp luật đang từng bước hoàn thiện, hệ thống thông tin thị trường lao động còn sơ
khai thiếu đồng bộ. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp hết sức tiến bộ nhưng chưa đạt được
mục tiêu như mong muốn nhằm không chỉ hỗ trợ cuộc sống người lao động khi mất việc
làm mà còn phải đào tạo nghề, tư vấn, hỗ trợ để giúp quay lại thị trường lao động.

You might also like