You are on page 1of 2

Phân tích nguyên nhân thất nghiệp

Thất nghiệp gia tăng do suy giảm kinh tế toàn cầu:


Suy giảm kinh tế toàn cầu khiến cho nhiều xí nghiệp nhà máy phải thu hẹp sản xuất,
thậm chí phải đóng cửa do sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Chất lượng sản
phẩm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu còn thấp không sánh kịp với các sản phẩm chất
lượng cao của các quốc gia có trình độ phát triển cao. Chính vì vậy mà các doanh
nghiệp phải cắt giảm nguồn lao động dẫn đến lao động mất việc làm. Đây là nguyên
nhân chủ yếu, kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào đầu tư và xuất khẩu nên khi
kinh tế toàn cầu bị suy giảm thì nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng rất lớn và hậu
quả là nạn thất nghiệp sẽ tăng cao.

Do nền kinh tế suy thoái nên nhiều doanh nghiệp công ty dẫn đến phá sản. Khi mà
nhiều công ty phá sản, nguồn cung nhân lực trở nên dồi dào hơn, tuy nhiên, nhu cầu
của các công ty giảm đi nhiều so với trước đó.
Vì vậy, công việc trở nên khan hiếm hơn bao giờ hết, các đơn vị tìm kiếm nguồn nhân
lực mới sẽ có yêu cầu và chọn lọc cao hơn (do thừa cung).
Yêu cầu về chuyên môn và kỹ năng làm việc (cứng – mềm) của các đơn vị tuyển dụng
cao hơn so với các năm trước.

Do lao động Việt Nam có trình độ tay nghề thấp:


Nước ta có nguồn lao động dồi dào nhưng vẫn không tìm được việc làm hoặc có việc
làm không ổn định do trình độ chuyên môn thấp. Ở nước ta tỉ lệ lao động được đào
tạo rất thấp, chỉ khoảng 26% trong tổng số lao động. Mà kinh tế Việt Nam từng bước
áp dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới nên đòi hỏi một đội
ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao, thành thạo tay nghề.Trong khi đó đội ngũ
lao động ở nước ta chỉ một số ít lao động có trình độ, tay nghề. Tác phong công
nghiệp của lực lượng lao động nước ta còn non yếu, thiếu tính chuyên nghiệp; trong
khi nền kinh tế đòi hỏi một đội ngũ lao động năng động.Và do một số bộ phận lao
động trẻ lại muốn tìm đúng công việc mình yêu thích mặc dù các công việc khác tốt
hơn nhiều, dẫn đến tình trạng những ngành cần lao động thì lại thiếu lao động, trong
khi đó lại thừa lao động ở các ngành không cần nhiều lao động.

Chậm "mở cửa" trong phát triển kinh tế đối ngoại cũng như trong mở rộng giao lưu,
thông tin quốc tế nói chung, là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng rõ rệt đến
việc sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và phát triển việc làm. Nước ta là nước
nông nghiệp, chậm phát triển, thuộc vào những nước nghèo nhất thế giới khi đặt ra
chương trình mở mang, phát triển việc làm là thiếu vốn, thiếu kỹ thuật và máy móc
trang thiết bị, thiếu kinh nghiệm kinh doanh, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng
hoá. Trong khi đó một số nước phát triển lại thiếu sức lao động, thiếu thị trường đầu
tư. Vì vậy, "mở cửa" phát triển kinh tế đối ngoại là có lợi cho cả hai bên.
Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam như
: lạm phát, mất đất nông nghiệp, trình độ đào tạo không phù hợp với yêu cầu làm
việc,...
GDP giảm mạnh mà tình trạng thất nghiệp vẫn được kiểm soát
Hình 1: Tăng trưởng kinh tế và việc làm giai đoạn (2000-2009)
Đơn vị tính: %

Nguồn: Viện hàn lâm khoa học và xã hội Việt Nam tính toán theo số liệu của Tổng cục
Thống kê (năm 2000 - 2009)
Nhận xét:
-Tốc độ tăng việc làm của năm 2008 - 2009 thấp nhất trong giai đoạn (2000-2009)
-Mặc dù tốc độ tăng GDP năm 2009 thấp kỷ lục trong giai đoạn 10 năm. Nhưng tốc
độ tăng việc làm năm 2009 (1,81%) ,đã tăng trở lại so với năm 2008 ( 1,68%) ( Hình
1 ).

 Đó chính là sự nỗ lực tăng việc làm cho người lao động, nhất là các doanh
nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang khủng hoảng và suy
thoái.

You might also like