You are on page 1of 8

Mục tiêu 5: Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và

trẻ em gái.

Năm 2015, Chương trình Nghị sự 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững
(17 SDGs) đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua .Trong đó, bình
đẳng giới đã được nhắc đến là mục tiêu thứ 5 (SDG 5) trong 17 mục tiêu đó.

SDG 5 đã đề ra 6 chỉ tiêu cụ thể:

1. Chấm dứt phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái;


2. Xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với tất cả phụ nữ và trẻ em gái;
3. Xóa bỏ các tập tục có hại;
4. Công nhận việc chăm sóc và việc nhà không được trả công và khuyến
khích chia sẻ trách nhiệm trong gia đình;
5. Đảm bảo phụ nữ tham gia đầy đủ, hiệu quả và có các cơ hội bình đẳng để
nắm giữ các vị trí lãnh đạo ở tất cả các cấp ra quyết định về chính trị, kinh
tế và trong cuộc sống;
6. Đảm bảo tiếp cận phổ quát với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và quyền
tình dục, sinh sản.

SDG 5 cũng đưa ra 3 cách thức thực hiện

1. Thực hiện cải cách để cung cấp cho phụ nữ quyền bình đẳng đối với
các nguồn lực kinh tế, cũng như quyền tiếp cận quyền sở hữu kiểm soát
đất đai và các hình thức tài sản, dịch vụ tài chính, thừa kế và tài nguyên
thiên nhiên khác theo luật pháp quốc gia

2. Tăng cường sử dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và
truyền thông, để thúc đẩy việc trao quyền cho phụ nữ

3. Áp dụng và tăng cường các chính sách hợp lý và luật pháp có thể thi
hành để thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em
gái ở mọi cấp

Mới đây nhất, ngày 03 tháng 3 năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết
số 28/NQ-CP về Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 –
2030 với mục tiêu tổng quát là tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều
kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các
lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất
nước.

THỰC TRẠNG
Thế giới:
- Theo Báo cáo Khoảng cách giới toàn cầu 2020 (Global Gender Gap
Report 2020), thế giới cần đến 257 năm để có thể hoàn toàn loại bỏ sự
chênh lệch về mặt kinh tế giữa hai giới. Chỉ có 55% phụ nữ từ 15-64 tuổi
tham gia vào lực lượng lao động trong khi nam giới chiếm đến 78% và
đặc biệt, ở vị trí lãnh đạo cấp cao trên toàn cầu, phụ nữ chiếm ít hơn
một phần ba (khoảng 29%). Một con số đáng chú ý đã chỉ ra hiện nay có
đến 72 quốc gia không cho phép phụ nữ mở tài khoản ngân hàng hoặc lấy
tín dụng.

Lĩnh Vực Năm 2020 Năm 2023

Sức Khỏe Và Đời Sống. đạt 96%


Phụ nữ và trẻ em gái
thường có ít cơ hội tiếp cận
dịch vụ chăm sóc sức khỏe
hơn nam giới, đặc biệt là ở
các nước nghèo và khu vực
nông thôn. Điều này dẫn
đến việc phụ nữ và trẻ em
gái có nguy cơ mắc các
bệnh tật cao hơn và có tỷ lệ
tử vong cao hơn.Theo số
liệu của Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO), tỷ lệ phụ nữ
có thai được khám thai ít
nhất 4 lần trong thai kỳ ở
các nước kém phát triển chỉ
đạt 55%, thấp hơn so với
mức 83% ở các nước phát
triển. Tỷ lệ phụ nữ sinh đẻ
tại cơ sở y tế ở các nước
kém phát triển chỉ đạt 64%,
thấp hơn so với mức 92% ở
các nước phát triển.

Trình Độ Học Vấn . Cụ thể, trong lĩnh vực đạt 95,2%.


giáo dục, tỷ lệ biết chữ
của nữ giới (từ 15 tuổi trở
lên) những năm qua luôn
thấp hơn nam giới từ 1 -
4%. Đặc biệt tại các
trường Đại học, Cao đẳng,
giảng viên nữ thường có
học hàm, học vị thấp hơn
nhiều so với giảng viên
nam.

Sự Tham Gia Và Các Cơ chỉ có 55% phụ nữ từ 15- đạt 60,1%


Hội Kinh Tế. 64 tuổi tham gia vào lực
lượng lao động trong khi
nam giới chiếm đến 78%.
Ở vị trí lãnh đạo cấp cao
trên toàn cầu, phụ nữ
chiếm ít hơn một phần ba
(khoảng 29%). Một con
số đáng chú ý đã chỉ ra
hiện nay có đến 72 quốc
gia không cho phép phụ
nữ mở tài khoản ngân
hàng hoặc lấy tín dụng.

 Với những số liệu trên thì việc thu hẹp khoảng cách bình đẳng giới trên
thế giới được đánh giá là “ tiến bộ chậm chạp” và các dấu hiệu trượt
dốc của tỷ lệ bình đẳng trong các lĩnh vực như kinh tế tạo ra một
“trường hợp khẩn cấp đòi hỏi hành động đổi mới và phối hợp”.

Việt Nam:
*một số năm trước
- Trong lĩnh vực chính trị :
Số lượng và tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng (gồm Thị xã, cấp xã) nhiệm kỳ
2015 - 2020: 62/303 chiếm tỷ lệ 20,46%.
- Trong lĩnh vực lao động việc làm :
Tính đến cuối năm 2020, số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn thị
xã 65.135 người, trong đó: nữ 28.455 người, chiếm tỷ lệ 43,69%; số lao
động làm việc trong các doanh nghiệp 4.613 người, trong đó: nữ 1.990
người, chiếm tỷ lệ 43,14%. Tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn 1,04%.
Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nữ, đặc biệt ở khu
vực nông thôn được chú trọng, trong năm giải quyết việc làm cho 900 lao
động nữ chiếm tỷ lệ 52,9 % trên tổng số lao động được giải quyết việc làm
mới; 79 lao động nữ được đào tạo nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg,
chiếm tỷ lệ 59,4%.
Sau khi học nghề có khoảng 80% lao động đã qua đào tạo nghề thuộc
nhóm kỹ thuật và dịch vụ được các trung tâm giới thiệu tìm được việc làm
hoặc tự tạo việc làm, hầu hết 100% lao động đã qua đào tạo thuộc nhóm
nghề nông nghiệp đã ứng dụng các kiến thức đã học phục vụ cho việc sản
xuất nông nghiệp tại địa phương.
- Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo:
Tỷ lệ giữa nam và nữ kể cả cán bộ, viên chức và học sinh trong từng cấp
học, bậc học là tương đương nhau. Đây là ngành mà tỷ lệ cán bộ nữ chiếm
khá đông và ngày càng tăng. Số cán bộ, giáo viên của ngành giáo dục toàn thị
xã là 1.730 người, trong đó có 1.363 nữ chiếm tỷ lệ 78,78%.
Tỷ lệ đi học mẫu giáo đúng tuổi (3 - 5 tuổi): 88,28%.
Tỷ lệ đi học tiểu học đúng tuổi: 100%.
Tỷ lệ đi học trung học cơ sở đúng tuổi: 95,47%
Trong lĩnh vực y tế:
Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực
y tế đã giúp thai phụ biết được giới tính của thai nhi bằng phương pháp siêu
âm.
Tuy nhiên hiện nay, tư duy “trọng nam hơn nữ” vẫn còn tồn tại trong nhận
thức của nhiều người dân nên dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi
sinh ngày càng cao, tỷ lệ bé trai được sinh ra nhiều hơn bé gái. Tỷ lệ gia tăng
dân số tự nhiên 1,07%.

* năm 2023
Việt Nam hiện xếp hạng 72 trong danh sách này với tiến độ bình đẳng giới
đạt 71,1%. Về từng chỉ số cụ thể, Việt Nam xếp hạng 31 với tiến độ 74,9%
trong lĩnh vực kinh tế, hạng 89 trong lĩnh vực giáo dục với tiến độ 98,5%,
hạng 144 trong lĩnh vực y tế với tiến độ 94,6% và hạng 89 trong lĩnh vực
chính trị với tiến độ 16,6%.
Việt Nam đang "từng bước tiến tới bình đẳng giới" trong khi thăng 11 hạng so
với báo cáo năm 2022 thông qua sự gia tăng chỉ số Trao quyền Chính trị từ
ngưỡng 13,5% của năm 2022 lên 16,6% trong năm 2023 nhờ có sự xuất hiện
của các bộ trưởng là nữ.

Việt Nam cũng ghi nhận sự bình đẳng hoàn toàn về tỷ lệ phụ nữ làm công
nhân kỹ thuật và phụ nữ kiếm được 81,4% thu nhập kiếm được ước tính của
nam giới.
tỷ số giới tính khi sinh - số bé trai trên 100 bé gái trong tổng số trẻ sinh ra -
đang ở mức rất thấp, thể hiện sự mất cân bằng giới tính và là nguyên nhân
khiến chỉ số Sức khỏe và Tỷ lệ sống của Việt Nam thuộc hàng thấp nhất trên
thế giới.

Nguyên nhân bất bình đẳng giới :


Bất bình đẳng giới là một vấn đề phức tạp, xuất phát từ nhiều nguyên nhân
khác nhau, bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan.

Nguyên nhân khách quan

 Trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Ở những quốc gia có trình độ


phát triển kinh tế - xã hội thấp, phụ nữ thường gặp nhiều khó khăn
trong việc tiếp cận giáo dục, y tế, việc làm, các nguồn lực kinh tế và
dịch vụ xã hội khác. Điều này dẫn đến sự bất bình đẳng giới trong
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
 Tình trạng nghèo đói: Đứa trẻ sinh ra trong gia đình nghèo có nguy
cơ bị phân biệt đối xử về giới cao hơn. Trẻ em gái thường bị buộc phải
nghỉ học sớm để giúp đỡ gia đình trong công việc nhà và chăm sóc em
nhỏ. Điều này khiến cho phụ nữ trong tương lai gặp nhiều khó khăn
trong việc tiếp cận giáo dục, nghề nghiệp và các cơ hội phát triển bản
thân.
 Tình trạng xung đột, thiên tai: Xung đột, thiên tai có thể khiến cho
phụ nữ và trẻ em gái trở thành đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Họ có
thể bị buộc phải rời bỏ nhà cửa, mất đi nguồn thu nhập, tài sản và các
quyền cơ bản. Điều này khiến cho phụ nữ và trẻ em gái gặp nhiều khó
khăn trong việc sinh sống, học tập và phát triển.

Nguyên nhân chủ quan

 Định kiến giới: Định kiến giới là những quan niệm, suy nghĩ sai lệch
về vai trò, vị trí của nam và nữ trong xã hội. Định kiến giới đã tồn tại từ
lâu đời và ăn sâu vào nhận thức của nhiều người, dẫn đến sự phân biệt
đối xử với phụ nữ trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
 Thiếu sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo: Phụ nữ chiếm
tỷ lệ thấp trong các vị trí lãnh đạo của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã
hội, doanh nghiệp. Điều này khiến cho tiếng nói của phụ nữ chưa được
thể hiện đầy đủ trong các quyết sách của xã hội.
 Thiếu cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ: Ở nhiều quốc gia, các cơ chế
bảo vệ quyền của phụ nữ chưa được hoàn thiện, khiến cho phụ nữ dễ bị
bạo lực, xâm hại và phân biệt đối xử.
Ví dụ: Phụ nữ ở Iran phải tuân thủ luật Sharia hà khắc, bao gồm:

 Bắt buộc phải che mặt khi ra ngoài.


 Bị phân biệt đối xử trong luật gia đình và luật thừa kế.
 Không được phép tham gia một số hoạt động thể thao và văn hóa.

1. Các hoạt động chính sách của SDGs 5 :

CÁC HOẠT ĐỘNG


Hiện nay, vấn đề này đang được các nước trên thế giới quan tâm và tổ chức
các hoạt động nhằm đảm bảo việc phân biệt giới tính không diễn ra trong các
lĩnh vực, gây mất cân bằng và ổn định trật tự xã hội.
Các hoạt động về bình đẳng giới có thể được triển khai dưới nhiều hình thức
khác nhau, bao gồm:
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức: Đây là một trong những hoạt
động quan trọng nhất nhằm thúc đẩy bình đẳng giới. Các hoạt động
tuyên truyền, nâng cao nhận thức thường được thực hiện thông qua các
phương tiện truyền thông, các hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn,...
- Hỗ trợ phụ nữ yếu thế: Phụ nữ yếu thế là những người dễ bị tổn
thương và dễ bị phân biệt đối xử hơn. Do đó, các chương trình, dự án
hỗ trợ phụ nữ yếu thế đang được xây dựng và thực hiện nhằm giúp họ
nâng cao năng lực, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo,...
- Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực: Do sự ảnh
hưởng của chế độ “trọng nam khinh nữ”, một số nước trên thế giới có
xu hướng coi trọng nam giới hơn nữ giới. khiến cho số lượng giới tính
bị mất cân bằng trong các lĩnh vực. Chính vì thế, phụ nữ cần được tham
gia đầy đủ và bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để đạt
được điều này, cần có các chính sách, biện pháp nhằm tăng cường sự
tham gia của phụ nữ, chẳng hạn như quy định tỷ lệ nữ đại biểu Quốc
hội, tỷ lệ nữ lãnh đạo doanh nghiệp,...
Việt Nam là một trong những quốc gia hoàn thành sớm nhất mục tiêu thiên
niên kỷ về bình đẳng giới, nâng cao vị thế cho phụ nữ và hiện đang nỗ lực
thực hiện chương trình nghị sự về phát triển bền vững 2030, trong đó có
các mục tiêu về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ
em gái. Ở Việt Nam, có rất nhiều hoạt động bình đẳng giới được triển
khai, bao gồm:
- Chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-
2030: Chương trình này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm
2021. Chương trình đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ đạt được
các chỉ tiêu bình đẳng giới của SDG5.
- Hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái thuộc các dân tộc thiểu số: Phụ nữ và
trẻ em gái DTTS khó tiếp cận giáo dục và đào tạo, bị hạn chế trong tiếp
cận các cơ hội về việc làm trả lương; thu nhập thấp . Chính vì thế, các
cơ quan chính quyền đã tập trung vào mảng phòng ngừa bạo lực giới
trong nhà trường, tại cộng đồng và ở nơi làm việc; giúp phụ nữ và trẻ
em gái thuộc DTTS được học tập và phát triển trong môi trường an
toàn, được trao quyền để có thể tự đưa ra các lựa chọn tích cực và có
khả năng theo đuổi các cơ hội việc làm và khởi nghiệp theo mong
muốn.
- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp: Một số chương trình hỗ trợ phụ nữ khởi
nghiệp được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội triển khai nhằm hỗ
trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm
nghèo. Bao gồm các nội dung như: tuyên truyền, nâng cao nhận thức;
hỗ trợ tài chính; hỗ trợ kỹ năng, kiến thức; hỗ trợ kết nối, giao lưu.
- Truyền thông phòng chống bạo lực gia đình: được Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội triển khai nhằm nâng cao nhận thức của cộng
đồng về phòng, chống bạo lực gia đình, bảo vệ phụ nữ và trẻ em khỏi
bạo lực.
- CÁC CHÍNH SÁCH
Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục kiên định mục tiêu tiếp tục thu hẹp
khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia,
thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Việt Nam đã đề ra một số chính sách về bình đẳng giới thông qua điều 7
của Luật Bình đẳng giới năm 2006 như sau:
- Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá,
xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả
năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ
hưởng thành quả của sự phát triển.
- Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo
điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình.
- Áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc
hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
- Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt
động thúc đẩy bình đẳng giới.
- Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó
khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối
với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp
hơn mức trung bình của cả nước.

You might also like