You are on page 1of 6

1.

Bình đẳng giới tại Việt Nam


a. Khái niệm:
- Bình đẳng giới ngụ ý rằng nam giới và nữ giới cần nhận được những
đối xử bình đẳng trong tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã
hội và quyền con người như: giáo dục, y tế, văn hóa, hôn nhân, gia
đình, việc làm, chính sách phúc lợi xã hội... Đây là một chiến lược
được Liên Hiệp quốc theo đuổi trong việc xây dựng, thực hiện, giám
sát và đánh giá các chính sách để đạt mục tiêu cuối cùng là nữ giới và
nam giới được bình đẳng với nhau về pháp lý
- Trong lĩnh vực kinh tế: Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập
doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý
doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn,
thị trường và nguồn lao động.
b. Thực trạng:

- Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo
điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của
cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự
phát triển đó. Bình đẳng giới được đánh giá dưới nhiều góc độ và
được quy định tại Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày
29/11/2006. Bình đẳng giới trong lao động và việc làm là một trong
những nội dung quan trọng trong đánh giá bình đẳng về giới trong giai
đoạn hiện nay. Ở nước ta, bình đẳng giới đã được cải thiện trong
những năm gần đây. Tuy nhiên, vẫn còn khác biệt nhiều giữa nam và
nữ trong lĩnh vực kinh tế.
- Qua số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, thu nhập giữa lao động
nam và nữ chênh lệch rất lớn. Trong tất cả các ngành nghề và lĩnh vực,
thu nhập của nữ chỉ bằng 74,5% so với nam. Trong một số ngành cụ
thể, như nhóm nghề có chuyên môn kỹ thuật bậc trung, phụ nữ có thu
nhập bằng 81,5% so với nam giới có cùng trình độ, hoặc ngay cả một
số nghề, tỷ lệ tham gia của lao động nữ đã tăng (như công nghiệp chế
biến), nhưng so về thu nhập vẫn ít hơn lao động nam; ở trong các khu
vực kinh tế Nhà nước, tư nhân, kinh doanh cá thể, tập thể, vốn đầu tư
nước ngoài thì vấn đề này vẫn là tình trạng chung. Nguyên nhân có thể
đề cập trước hết là do sự cách biệt về trình độ chuyên môn kỹ thuật,
bậc học càng lớn, cách biệt càng cao, dẫn đến tính cạnh tranh của lao
động nữ không cao. Xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau nhưng cuối
cùng lao động nữ luôn gặp thiệt thòi hơn, họ khó tránh khỏi những rủi
ro dễ vấp phải trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay.
- Phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi, bất bình đẳng thể hiện qua mức
lương thấp hơn, ít nắm giữ các vị trí lãnh đạo hơn so với nam giới.
Những kết quả nghiên cứu về vấn đề giới trong quảng cáo việc làm
trên báo in do Viện Nghiên cứu kinh tế-xã hội và môi trường (ISEE)
tổ chức mới đây đã chỉ ra điều đó.
- TS Nguyễn Hữu Minh - Viện trưởng Viện Gia đình và giới - cho biết,
sự bất bình đẳng giới về lao động việc làm thể hiện ở một số khía cạnh
như phân bổ lao động nữ nhiều hơn ở các ngành nông nghiệp, buôn
bán dịch vụ hoặc nhân viên đều là những ngành có thu nhập thấp.
Trong khi đó, lao động nam giới tập trung nhiều hơn ở các ngành kỹ
thuật, dịch vụ hoặc ở vị trí lãnh đạo.
- Mức lương của phụ nữ chỉ bằng 85% so với nam giới, đặc biệt trong
các ngành như nông- lâm- ngư nghiệp thì mức lương của phụ nữ chỉ
bằng 67% của nam giới. Theo TS Minh, nguyên nhân căn bản là nền
tảng giáo dục của phụ nữ nói chung thấp hơn nam giới, khiến khả
năng cạnh tranh của phụ nữ trên thị trường lao động thấp hơn. Thạc sĩ
Phạm Hương Trà - giảng viên khoa Xã hội học (Học viện Báo chí và
Tuyên truyền) - đã đi tìm sự bất bình đẳng giới trong các quảng cáo
tuyển dụng hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu trên 5 tờ báo in (Thanh Niên, Lao Động, Tiền
Phong, Tuổi Trẻ, Vietnam News) cho thấy, phần lớn các quảng cáo
tuyển dụng không phân biệt đối xử một cách trực tiếp dựa trên yêu cầu
về giới tính, với chỉ khoảng 20,6% số quảng cáo nêu cụ thể công việc
đòi hỏi ứng viên nam (12,4%) hoặc nữ (8,2%).
- Kết quả thứ hai là vẫn còn định kiến trong thông báo tuyển dụng của
các doanh nghiệp đem lại lợi thế cho nam giới. Ví dụ các công việc
đòi hỏi kỹ thuật cao thì có đến 50% số quảng cáo yêu cầu ứng viên
phải là nam giới, chỉ có 17% yêu cầu ứng viên là nữ. Một phát hiện
nữa là sự phân biệt đối xử giới trực tiếp lại không nhiều, nhưng sự bất
bình đẳng giới lại được ẩn đi, thông qua các yêu cầu về đào tạo, trình
độ học vấn, lứa tuổi hoặc hình thức. Những yêu cầu này nhiều khi
không thực sự cần thiết cho công việc. Theo bà Jonna Naumanen - Tổ
chức lao động quốc tế tại Hà Nội ILO - thách thức lớn nhất đối với
phụ nữ là các công việc mà họ làm thường không được đánh giá hoặc
đánh giá thấp.
- Thu nhập của lao động nữ bằng 87% so với nam giới. Cụ thể, ở tất cả
các nước trong khu vực, mức lương của phụ nữ thấp hơn nam giới rất
nhiều và mức chênh lệch thu nhập giữa nam-nữ từ 54%-90%. Tại Việt
Nam, phụ nữ chiếm 46,6% lực lượng lao động, nhưng chủ yếu làm
việc trong khu vực kinh tế tư nhân, nên không được hưởng chế độ an
sinh xã hội. Những người làm việc được hưởng thu nhập chỉ bằng
khoảng 87% mức thu nhập bình quân của nam giới. (Theo nguồn
News.socbay.com).
- Bà Trịnh Thu Nga (Viện Khoa học Lao động và Xã hội) cho biết, qua
các cuộc điều tra về lao động – việc làm hiện nay, tỷ lệ và số lượng
tham gia lực lượng lao động của phụ nữ thấp hơn so với nam giới.
Điều đáng nói là khoảng cách này có xu hướng ngày càng tăng; chất
lượng của lực lượng lao động nữ dù được cải thiện song vẫn còn thấp
hơn so với chất lượng của lực lượng lao động nam giới. Phần lớn lao
động nữ ít được tiếp cận với việc làm an toàn và bảo trợ xã hội; tiền
lương và thu nhập bình quân của một lao động nữ luôn thấp hơn so
với lao động nam.
=> Như vậy, có thể nói dù đã có nhiều tiến bộ trong bình đẳng giới. Tuy nhiên,
bất bình đẳng giới trong lao động và tiếp cận việc làm ở nước ta vẫn còn và có
sự chênh lệch rõ ràng. Điều này đòi hỏi sự cố gắng nhiều hơn nữa của các cấp,
các ngành trong thu hẹp dần khoảng cách bất bình đẳng này.
c. Nguyên nhân:

- Do các chính sách phát triển về giới vẫn có thể tạo ra những kết cục phân biệt
về giới, các chính sách cùng với các chuẩn mực xã hội có thể dấn tới sự phân
công không đồng đều dẫn tới việc tiếp cận các nguồn lực không đồng đều giữa
nam và nữ

- Việc không nhận thức được hoặc bỏ qua sự khác biệt về giới khi thiết kế các
chínhsách có thể có hại cho hiệu lực của các chính sách đó xét cả trên khía cạnh
công bằng lẫn hiệu quả.

- Do đặc điểm giới tính, có những lĩnh vực số lượng lao động nữ thấp hơn nam
giới như công nghiệp nặng, khai thác khoáng sản, xây dựng, ngược lại có những
lĩnh vực lao động nữ cao hơn nam giới: hơn 60% lao động nông nghiệp, 70%
trong ngành dệt may, 60% trong chế biến lương thực, thực phẩm. Trong lĩnh
vực y tế, phụ nữ chiếm tới 60% và 70% trong giáo dục phổ thông. Điều này có
nghĩa là trong lĩnh vực lao động được trả công, phụ nữ tham gia và đóng góp
không quá chênh lệch so với nam giới. Điều này đáng chú ý là phụ nữ vẫn phải
làm các công việc nặng nhọc mà trước đây chỉ hầu như dành cho nam giới như
cày, bừa, khuân vác, kéo xe, phụ hồ, làm đường… Các côngviệc của phụ nữ
được trả công thấp hơn so với các công việc trí tuệ của nam giới (Theo điều tra
lao động và liệc làm của Bộ lao động, thương binh và xã hội năm 2000 – 2003).

- Trong công việc, phụ nữ khó cạnh tranh so với nam giới là những người có
sức khoẻ, trình độ cao hơn, lại rảnh rang hơn so với các chức năng tái sinh sản:
tái sinh sản sinh học và tái sinh sản sức lao động. Nhiều nhà tuyển dụng không
muốn tuyển dụng phụ nữ vì ngại thực hiện chính sách xã hội và năng suất bị
giảm sút. Tình trạng thất nghiệp của phụ nữ đã khiến họ phải chấp nhận các
công việc nặng nhọc, lương thấp và chế độ làm việc không đảm bảo.
- Sự bất bình đẳng giới trong lao động còn thể hiện trong phong tục, tập quán,
lối sống của người dân và những định kiến mà từ ngàn năm. Phụ nữ bị coi là
những người có số xấu, đen, đem lại không may mắn cho người khác như “ra
ngõ gặp gái”. Họ bị coi là ngu dốt, thiếu kiến thức, suy nghĩ nông cạn: ‘gái goá
lo việc triều đình”, “gà mái gáy thay gà trống”, “Đàn ông nông cạn giếng khơi,
đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”. Họ còn bị coi là những người có giá trị thấp
“Một trăm con gái không bằng một cái… con trai”, “đàn ông rộng miệng thì
sang, đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà” …. Trong những hoàn cảnh như
vậy, người phụ nữ sẽ không có đủ tự tin và điều kiện để vươn lên như nam giới
và sự cam chịu của phụ nữ cũng là điều dễ hiểu. Chính những định kiến đó cũng
làm cho những nhà tuyển dụng lao động cũng có nhiều khó khăn hơn đối với
phụ nữ
d. Tại sao cần phải bình đẳng giới

2. Chính sách Nhà nước đối với lao động nữ và bình đẳng giới

a, Pháp luật Việt Nam đề cập đến quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
Theo Hiến pháp 2013 quy định về bình đẳng giới trong lao động như sau:
– Căn cứ Điều 26
“1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm
quyền và cơ hội bình đẳng giới.
2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện,
phát huy vai trò của mình trong xã hội.
3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.”
– Căn cứ Điều 35
“1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm
việc.
2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng,
an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.
3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới
độ tuổi lao động tối thiểu.”
Theo Bộ luật Lao động 2012 quy định về bình đẳng giới trong lao động như
sau:
– Căn cứ Điều 4 quy định về chính sách của Nhà nước về lao động
“1. Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động; khuyến khích
những thoả thuận bảo đảm cho người lao động có những điều kiện thuận lợi
hơn so với quy định của pháp luật về lao động; có chính sách để người lao
động mua cổ phần, góp vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.
2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao
động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm
xã hội.
3. Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm,
dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút
nhiều lao động.
4. Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; dạy nghề, đào tạo, bồi
dưỡng và nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động, ưu đãi đối với
người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5. Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối
cung cầu lao động.
6. Hướng dẫn người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương
lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.
7. Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách
xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động
cao tuổi, lao động chưa thành niên.”
– Căn cứ Điều 153 quy định về chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ
“1. Bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ.
2. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc
làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh
hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.
3. Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ
nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần
của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề
nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.”
– Căn cứ Điều 154 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với
lao động nữ
“1. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền
lương và các chế độ khác.
2. Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định
những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.
3. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.
4. Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi
trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ.”…
Như vậy, pháp luật Việt Nam bao gồm Hiến pháp, Bộ luật Lao động và các luật
liên quan đến lao động có quy định cụ thể về việc bình đẳng giới. Ở Hiến pháp
quy định công dân nam nữ bình đẳng về mọi mặt, mọi lĩnh vực trong đó có lao
động. Họ có quyền lựa chọn nghề nghiệp, nơi làm việc đảm bảo làm việc công
bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi theo đúng quy định của
pháp luật. Ngoài ra nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát
triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội,nghiêm cấm phân biệt
đối xử về giới. Còn ở Bộ luật Lao động nhà nước ban hành chính sách bảo đảm
nguyên tắc bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm
bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao
động chưa thành niên.

b, Luật bình đẳng giới quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
Căn cứ Điều 13 Luật Bình đẳng giới quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực
lao động như sau:
“1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình
đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều
kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các
chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
3. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động
nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với
các chất độc hại.”

You might also like