You are on page 1of 18

Trường Đại học Kinh tế - Luật

TỶ LỆ TRẺ EM TRONG HỘ GIA ĐÌNH CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG


DI CƯ TÌM VIỆC LÀM CỦA HỘ HAY KHÔNG: PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP
Ở VIỆT NAM NĂM 2020
Trần Thị Mỹ Nữ, Nguyễn Thị Ngọc Trân, Nguyễn Phan Trà My, Nguyễn Nhật Minh, Võ Thị Thanh

Hằng

TÓM TẮT

Di cư 1 tìm việc làm của hộ là một vấn đề đang được cả trong và ngoài nước đặc biệt
chú ý đến. Có rất nhiều yếu tố làm phát sinh động cơ di cư của người lao động, đi kèm
với đó là các hệ quả tích cực và tiêu cực mà di cư có thể mang lại. Người lao động di
cư có thể bắt đầu từ nguyên nhân kinh tế khó khăn, thu nhập bình quân của gia đình
quá thấp, tỷ lệ vay nợ cao, tỷ lệ trẻ em trong hộ gia đình nhiều đặc biệt là tỷ lệ trẻ em
dưới độ tuổi lao động ( dưới 15 tuổi),…Đây chỉ là một vài lý do căn bản cho vấn đề di
cư lao động, ngoài ra cũng sẽ tiềm ẩn rất nhiều các yếu tố bên ngoài tác động đến.
Việc người lao động di cư có thể giúp bổ sung nguồn nhân lực ( đặc biệt là nguồn
nhân lực đã qua đào tạo), đồng thời sẽ mang lại những đóng góp vô cùng to lớn trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước Việt Nam.

Với tình hình kinh tế - xã hội phát triển như hiện nay, di cư đóng một vai trò rất quan
trọng đến biến động dân số tại các khu vực khác nhau. Từ đó có thể mang lại nguồn
lao động có tay nghề cao nhưng cũng có thể tạo sự áp lực lên khu vực đó khi không
thể kiểm soát được số lượng người lao động di cư. Chính vì thế nhóm tác giả rất quan
tâm đến việc nghiên cứu và tìm ra những giải pháp nhằm thúc đẩy quyết định di cư
việc làm của người dân Việt Nam. Cụ thể hơn là nghiên cứu tác động của một trong

1
‘Lao động di cư- cơ hội phát triển kinh tế không đồng đều’ https://kinhtedothi.vn/lao-dong-di-cu-co-hoi-thuc-
day-phat-trien-kinh-te-dong-deu.html . Ngày truy cập: 15/11/2023
Trường Đại học Kinh tế - Luật

những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư là tỷ lệ trẻ em đặc biệt là trẻ em dưới độ
tuổi lao động ( dưới 15 tuổi) trong hộ gia đình tại Việt Nam năm 2020. Năm 2020,
Việt nam phải đối mặt với đại dịch Covid – 19 và tiến hành phục hồi nền kinh tế.
Chính vì thế đây sẽ là khoảng thời gian cho chúng ta thấy được sự rõ rệt về vấn đề di
cư của hộ gia đình tại Việt Nam. Vì thế, nghiên cứu này được thực hiện để quan sát và
đưa ra kết luận về ‘Tỷ lệ trẻ em trong hộ gia đình có ảnh hưởng đến khả năng di cư
tìm việc làm của hộ hay không: Phân tích trường hợp ở Việt Nam năm 2020’.

Đề tài được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ “ Kết quả khảo sát
dân cư Việt Nam năm 2020 (VHLSS 2020)” và phương pháp hồi quy logistic. Kết quả
nghiên cứu cho thấy các đặc điểm nhân khẩu học như giới tính, tuổi của chủ hộ khu
vực sinh sống của hộ gia đình, tỷ lệ phụ thuộc, tình trạng và điều kiện kinh tế của hộ
gia đình là các yếu tố quyết định đến quyết định di cư việc làm của hộ gia đình Việt
Nam. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu cũng sẽ cho chúng ta thấy được mối quan hệ
giữa tỷ lệ trẻ em trong hộ gia đình với xác suất di cư của hộ gia đình đó.
A. MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu
Di cư đã trở thành một vấn đề quan trọng trên toàn cầu 2. Người di cư thường tìm kiếm
cơ hội việc làm tốt hơn và cố gắng thoát khỏi hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Đặc biệt là
việc xem xét tỷ lệ trẻ em dưới độ tuổi lao động trong hộ có tác động đến khả năng di
cư tìm kiếm việc làm của hộ như thế nào trong bối cảnh môi trường kinh doanh và cơ
hội việc làm tại Việt Nam năm 2020 - một năm đầy thách thức do đại dịch Covid-19
và việc phân tích môi trường cũng như cơ hội việc làm trong thời gian này là quan
trọng để đánh giá khả năng di cư và tìm việc làm của các hộ gia đình.

Từ bộ dữ liệu được điều tra và thống kê về mức sống dân cư ở Việt Nam năm 2020
(VHLSS2020), nhóm tác giả đã dựa trên dữ liệu điều tra 46963 hộ di cư từ nông thôn

2
Bich, L.N (2016) ‘ Di cư trong nước và phát triển ở Việt Nam: thực trạng, những vấn đề tương lai và
quan điểm chính sách’ https://vietnam.unfpa.org/sites/default/files/pub-pdf/Migration%20Main
%20Paper_VIE_FINAL.pdf . Ngày truy cập 15/11/2023
Trường Đại học Kinh tế - Luật

lên thành thị và thông qua phương pháp thống kê mô tả tìm ra những lý do của việc
di cư. Bài viết này sử dụng mô hình hồi quy Logit để đưa ra kết quả cụ thể, chính xác
cho việc nghiên cứu. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng giúp ta thấy các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định di cư và tìm việc làm của các hộ gia đình. Ngoài ra, thông qua
các lập luận và kết luận, nhóm có đề ra các đề xuất, hàm ý chính sách nhằm đưa ra các
chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho di cư và tìm việc làm. Nghiên cứu
cho thấy rằng việc di cư là rất cần thiết, nó ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội và kinh
tế, bên cạnh đó còn tạo ra những thách thức cho các hộ gia đình trong quá trình di cư
từ nông thôn lên thành thị để tìm việc làm.
2. Tổng quan nghiên cứu
Những nghiên cứu đi trước đã được thực hiện nhằm khai thác vấn đề về di cư của
nguồn lao động, bao gồm các phân tích trong lẫn ngoài nước như các nghiên cứu của
Thạc sĩ Lê Hoàng Đức (2014) – ‘Tác động của di cư lao động đến phúc lợi trẻ em ở
Việt Nam’3, Nguyễn Thị Phương Thảo và cộng sự (2020), nghiên cứu của Fussell và
Massey (2004) 4về ‘Các yếu tố ảnh hưởng tới việc di cư của hộ gia đình’, … Chính vì
những điểm chung về mối quan tâm đề tài nghiên cứu, nhóm tác giả đã kế thừa những
lý luận và kết quả này, tiếp tục tìm hiểu và củng cố thêm những thành quả này.

Có thể kể đến như nghiên cứu của Thạc sĩ Lê Hoàng Đức (2014) đã tập trung vào yếu
tố tác động của tỷ lệ trẻ em trong hộ gia đình đến khả năng di cư của các thành viên
trong hộ. Chủ đạo của mối quan tâm nghiên cứu này là xem xét mối quan hệ giữa việc
có trẻ em và khả năng di cư việc làm, giữa hai khu vực nông thôn với thành thị

Một số nghiên cứu khác ví dụ như của Nguyễn Thị Phương Thảo và cộng sự (2020)
thể hiện tác động của trẻ em trong hộ gia đình đến khả năng tìm việc làm để thay đổi
thu nhập của gia đình chúng. Các đánh giá này thường mổ xẻ mối quan hệ giữa việc
nuôi dưỡng trẻ em và sự tham gia vào lực lượng lao động, các cơ hội việc làm, và mức
thu nhập.

3
‘ Tác động của di cư lao động đến phúc lợi trẻ em ở Việt Nam, Lê Hoàng Đức(2014)
https://vietnam.unfpa.org/sites/default/files/pub-pdf/Migration%20Main%20Paper_VIE_FINAL.pdf
4
Fussell và Massey "Childhood Migration and the Household Life Cycle"(2004)
Trường Đại học Kinh tế - Luật

Bên cạnh đó còn có nghiên cứu của Fussell và Massey (2004) cho biết nếu gia đình có
mức tỷ lệ thành viên dưới 15 tuổi cao hơn thì sẽ làm tăng khả năng di cư lao động, đặc
biệt là với phụ nữ. Nghiên cứu này làm rõ hơn về cơ chế và quá trình ảnh hưởng của
các yếu tố trên đến việc di cư và tìm việc làm.

Các nghiên cứu trong lĩnh vực này thường áp dụng các phương pháp và lý thuyết từ
nhiều trường phái khác nhau. Các trường phái lý thuyết phổ biến bao gồm kinh tế học
lao động, kinh tế gia đình, xã hội học, và nhân học văn hóa.

Ví dụ, thông qua việc xem xét sự cạnh tranh trên thị trường lao động và sự tương quan
giữa nhu cầu chăm sóc trẻ em và sự tham gia vào lực lượng lao động, lý thuyết học
lao động có thể được sử dụng để hiểu cách tỷ lệ trẻ em ảnh hưởng đến quyết định di
cư và tìm việc.

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong lĩnh vực này bao gồm phân tích dữ
liệu thống kê, mô hình hồi quy logistic, phân tích tương quan và kiểm định sự phù
hợp.

Nguồn dữ liệu từ bộ dữ liệu VHLSS 2020 - cơ sở dữ liệu quốc gia các nhà nghiên cứu
đã thực hiện nghiên cứu với các hộ gia đình để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
xác suất di cư của các hộ gia đình tại Việt Nam năm 2020. và mối quan hệ giữa việc di
cư tìm việc của hộ gia đình và tính chất trẻ em (thành viên dưới độ tuổi lao động).

Tổng quan cho thấy rằng các nghiên cứu đã phát hiện ra một sự tương quan giữa khả
năng di cư tìm việc của hộ và tỷ lệ trẻ em trong hộ gia đình. Nhưng kết quả có thể
khác nhau tùy thuộc vào tình huống và quốc gia.

Ngoài ra, cũng có một số nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ trẻ em cao có thể tác động
tiêu cực đến khả năng di cư và tìm kiếm việc làm của các thành viên trong hộ gia
đình. Những hệ thống gia đình này thường gặp khó khăn trong việc di chuyển và tìm
kiếm cơ hội việc làm do trách nhiệm chăm sóc trẻ em và hạn chế tài chính.
Trường Đại học Kinh tế - Luật

Tuy nhiên, cũng không hẳn toàn bộ các bài nghiên cứu đều chỉ ra những tác động
không tốt của biến này, vẫn có những kết quả khác cho thấy rằng sự có mặt của trẻ em
trong hộ gia đình có thể cung cấp động lực và khích lệ cho người lớn nỗ lực hơn để
tìm kiếm việc làm và cải thiện mức sống của gia đình.

Một trong những hạn chế là việc xác định mối tương quan nhân quả giữa khả năng di
cư tìm việc và tỷ lệ trẻ em so với tỷ lệ trẻ em trong hộ dưới độ tuổi lao động là một
thách thức. Quyết định di cư và tìm việc làm cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
khác, chẳng hạn như tình hình kinh tế, chính sách di cư và văn hóa.

Một vấn đề khác là thiếu thông tin chi tiết về các yếu tố như thu nhập, trình độ học
vấn và nghề nghiệp của các thành viên trong hộ gia đình. Điều này có thể làm giảm
khả năng phân tích và hiểu rõ hơn về tác động của các yếu tố như tuổi, giới tính của
chủ hộ, tỷ lệ thành viên dưới 15 tuổi, khu vực sống, thu nhập, tín dụng và tình trạng di
cư việc làm của hộ gia đình.

Nghiên cứu cần tiếp tục để hiểu rõ hơn về cách các yếu tố trên ảnh hưởng đến việc tìm
việc làm và di cư. Điều này có thể bao gồm xem xét kỹ lưỡng về cách các yếu tố kinh
tế, xã hội, văn hóa và chính trị tham gia vào quá trình này.

3. Mục tiêu nghiên cứu


Mục đích chính là nhằm làm rõ nguyên nhân và các dẫn chứng phù hợp để tìm ra các
yếu tố ảnh hưởng tới di cư của hộ gia đình, và tìm ra giải pháp khắc phục vấn đề trên.
Đồng thời, thông qua bài nghiên cứu này nhóm sẽ cố gắng xem xét vấn đề di cư trong
nước ở Việt Nam một cách toàn diện và tập trung chủ yếu vào vấn đề di cư trong
nước.
4. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng di cư của hộ gia đình Việt Nam vào năm 2020
Trong đó có đề cập đến mối quan hệ giữa khả năng di cư tìm việc làm của hộ gia đình
Việt Nam và tỷ lệ trẻ em dưới độ tuổi lao động.
5. Phạm vi nghiên cứu
Trường Đại học Kinh tế - Luật

Nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng di cư
của hộ gia đình ở Việt Nam vào năm 2020. Đặc biệt là về mối liên hệ giữa tỷ lệ trẻ em
trong một hộ gia đình và khả năng di cư của hộ gia đình.
6. Phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu

Về đề tài “Tỷ lệ trẻ em trong hộ gia đình có ảnh hưởng đến khả năng di cư tìm việc
làm của hộ hay không: Phân tích trường hợp ở Việt Nam năm 2020” , nhóm tác giả
đã nghiên cứu và tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc di cư, tìm việc làm của hộ
gia đình Việt Nam năm 2020 dựa theo dữ liệu VHLSS 2020 trên toàn quốc. Bộ dữ
liệu này cung cấp thông tin cụ thể về nhân khẩu học, thông tin hộ, y tế, giáo dục, việc
làm,...

Phương pháp nghiên cứu

Tài liệu và nghiên cứu đã được đọc bởi nhóm dựa trên bộ dữ liệu VHLSS 2020. Do
đó, nhóm đã chọn và sử dụng các biến liên quan đến chủ đề: giới tính, di cư, tỷ lệ trẻ
em dưới 15 tuổi, khu vực sống, thu nhập bình quân và tình trạng vay nợ. Một phương
pháp thống kê mô tả được sử dụng để xác định mối tương quan giữa các biến sau:
tuổi, giới tính của chủ hộ, tỷ lệ thành viên dưới 15 tuổi, khu vực sống, thu nhập, tín
dụng và tình trạng di cư việc làm của hộ gia đình. Nghiên cứu này áp dụng phương
pháp định lượng, sử dụng mô hình hồi quy Logit để làm cơ sở phân tích. Mô hình hồi
quy Logit hay còn gọi là hồi quy nhị phân được nghiên cứu và ứng dụng bởi nhà
thống kê David R. Cox5. Các biến được đo lường như sau:

Yếu tố Biến phụ Diễn giải Căn cứ


thuộc

Migration Tình trạng di cư việc


làm của hộ gia đình Nguyễn Thị Phương Thảo

5
B.I.S. Mô hình hồi quy logistic .Theo bài giảng Lâm sàn thống kê (484) https://bis.net.vn/forums/t/484.aspx .
Ngày truy cập: 20/11/2023
Trường Đại học Kinh tế - Luật

(2020)
1 là “Di cư” Lê Công Tâm ( 2023)
0 là “Không di cư” Phạm Tấn Nhật và Huỳnh
Hiền Hải (2014)

Biến độc lập Diễn giải Căn cứ

Đặc điểm của Age Tuổi của chủ hộ Lê Công Tâm ( 2023)
chủ hộ Nguyễn Thị Phương
Thảo (2020)
Nguyễn Thị Thúy
Hà(2019)

Gender Giới tính của chủ hộ


1: Nam Nguyễn Thị Phương
0: Nữ Thảo (2020)
Nguyễn Thị Thúy
Hà(2019)

Đặc điểm của Youngratio Tỷ lệ thành viên dưới


hộ 15 tuổi Nguyễn Thị Phương
Thảo (2020)
Nguyễn Hoàng
Khoa(2009)
Nguyễn Thị Thúy
Hà(2019)

Place Khu vực sống của hộ


0: Nông thôn Nguyễn Thị Phương
1: Thành thị Thảo (2020)
Nguyễn Hoàng
Khoa(2009)
Trường Đại học Kinh tế - Luật

Tình trạng Thubq Thu nhập bình quân


kinh tế của hộ của hộ gia đình Nguyễn Thị Phương Thảo
(2020)
Nguyễn Hoàng
Khoa(2009)
Lê Công Tâm ( 2023)
Nguyễn Thị Thúy
Hà(2019)

Debt Hiện nay, hộ có khoản Nguyễn Thị Thúy


vay chưa trả không? Hà(2019)
0: Không vay nợ Nguyễn Thị Phương
1: Có vay nợ Thảo (2020)
Lê Công Tâm ( 2023)

Bảng 1: Mô tả biến số trong mô hình hồi quy Logit

(Nguồn:Tính toán từ nhóm tác giả)

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


Chương 1: Cơ sở lý luận
1. Khái niệm di cư
Trong cuốn ‘Giải thích thuật ngữ về di cư’ 6của IOM được tái bản lần thứ 2 có đề cập
đến rất nhiều các khái niệm về di cư dưới nhiều hình thức khác nhau. Ta có thể kể đến
như di cư được hỗ trợ, di cư xoay vòng, di cư lén lút, di cư cưỡng bức, người di cư bất
hợp pháp,... Tuy nhiên ở đây khái niệm di cư chỉ đơn giản là một cá nhân hay một
nhóm các người dân di chuyển từ nơi cư trú ban đầu đến một nơi khác để có thể sinh

6
Tổ chức di cư quốc tế, Giải thích thật ngữ về di cư (2011)
https://publications.iom.int/system/files/pdf/glossary27_2ndedvietnamese.pdf . Ngày truy cập: 21/11/2023
Trường Đại học Kinh tế - Luật

sống, làm việc và phát triển trong một khoảng thời gian nhất định. Vào đầu năm 2020,
Việt Nam đã phải đối mặt với Đại dịch Covid-19 tuy đã có thể kiểm soát được tình
hình nhưng vẫn kèm theo một số hệ lụy chẳng hạn như thu nhập giảm, tỷ lệ thất
nghiệp tăng, ... Do một số hệ lụy này đã dẫn đến tình trạng tỷ lệ di cư ở Việt Nam năm
2020 đến các khu vực thành thị tương đối cao.

Vấn đề đối với nghiên cứu khả năng di cư tìm việc làm của một hộ có bị ảnh hưởng
bởi tỷ lệ trẻ em trong hộ hay không: Việc hiểu và đánh giá tình hình xã hội, kinh tế và
chính trị của Việt Nam năm 2020 phụ thuộc vào phân tích trường hợp ở Việt Nam
năm 2020. Để có thể đưa ra những kết luận, ý kiến và chính sách phù hợp, chúng tôi
nên tìm hiểu cụ thể hơn về một số tác nhân chủ chốt ảnh hưởng đến việc di cư của các
hộ gia đình tại Việt Nam. Một số điểm cụ thể để làm rõ vị trí, vai trò và ý nghĩa của
vấn đề nghiên cứu này là

 Thứ nhất, phân tích tác động trẻ em đến di cư việc làm của người lớn về khả

năng nâng cao thu nhập cũng như chất lượng cuộc sống.
 Thứ hai, định hướng chính sách và giải pháp: Lý luận về vấn đề này cung cấp
nền tảng cho việc thiết lập các chính sách và giải pháp nhằm giải quyết tình
trạng di cư quá tải đến các khu vực thành thị. đồng thời cho phép chính quyền
địa phương quan tâm đến chất lượng giáo dục của các hộ gia đình có hoàn cảnh
khó khăn. qua việc nghiên cứu và hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình di cư cũng như tác động của tỷ lệ trẻ em trong hộ gia đình đến di cư.

 Cuối cùng là đóng góp vào kiến thức khoa học: Vấn đề nghiên cứu này có ý
nghĩa trong việc mở rộng kiến thức về mối quan hệ giữa tỷ lệ trẻ em trong hộ
gia đình và di cư của hộ. Ta sẽ thấy được những vấn đề lợi và hại để có thể có
một cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề di cư tại Việt Nam vào năm 2020.

2. Cơ sở lý thuyết
Trường Đại học Kinh tế - Luật

Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề di cư của hộ gia đình ở Việt Nam năm 2020, cụ thể
hơn là xác định xem tỷ lệ trẻ em trong hộ gia đình có ảnh hưởng đến xác suất di cư
của hộ gia đình đó hay không? Tỷ lệ trẻ em trong hộ gia đình đặc biệt tỷ lệ trẻ em
dưới độ tuổi lao động (dưới 15 tuổi) có mối quan hệ mật thiết với xác suất di cư. Theo
kết quả nghiên cứu của Fussell và Massey (2004) 7cho biết tỷ lệ trẻ em trong hộ gia
đình cao hơn thì sẽ làm tăng khả năng di cư lao động, đối với phụ nữ là chiếm tỷ trọng
cao hơn hẳn. Đối với các hộ có thu nhập từ trung bình đến thấp, các hộ ở vùng nông
thôn, các hộ gia đình sẽ di cư để cho con cái của hộ có chất lượng sống cũng như được
giáo dục tốt hơn. Ở đây, sẽ có mối liên hệ mật thiết với giới tính về khả năng di cư.

Theo kết quả nghiên cứu của Pries năm 20108, đã cho thấy rõ giới tính tác động đến cả
kết quả, động lực di cư. Phụ nữ có động lực di cư để tìm kiếm các cơ hội việc làm tốt
hơn, nhưng bên cạnh đó cũng sẽ phải đối mặt với các vấn đề như bóc lột, lương thấp,
phân biệt đối xử. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hà và cộng sự (2019) không chỉ
chỉ ra được sự ảnh hưởng của tuổi và thu nhập bình quân đến xác suất di cư mà còn
chỉ ra được mối quan hệ giữa khu vực sống ảnh hưởng đến tỷ lệ di cư như thế nào. Độ
tuổi tác động ngược chiều với xác suất di cư, tỷ lệ di cư ở khu vực thành thị có xu
hướng thấp hơn so với khu vực nông thôn và nếu thu nhập bình quân của hộ gia đình
giảm sẽ làm tăng xác suất di cư của hộ gia đình đó. Từ đó ta có thể thấy tuổi tác, thu
nhập và khu vực sống là những biến vô cùng quan trọng đến xác suất di cư hộ gia đình
ở Việt Nam năm 2020.

Chương 2: Thực trạng, nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu

Bảng 2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Các biến số Trung Độ lệch Giá trị nhỏ Giá trị lớn
bình chuẩn nhất nhất

Di cư 0.01 0.10 0 1

7
Fussell và Massey "Childhood Migration and the Household Life Cycle"(2004)
8
Pries, "Gender and International Migration: Theorising Movements and Modes", 2010
Trường Đại học Kinh tế - Luật

Tuổi 51 14.13 15 105

Giới tính 0.74 0.44 0 1

Tình trạng vay nợ 0.23 0.42 0 1

Tỷ lệ thành viên dưới 0.21 0.21 0 0.83


15 tuổi

Khu vực sống 0.33 0.47 0 1

Thu nhập bình quân 4098.30 4378.14 42.08 497125

Nguồn: Theo tính toán của nhóm tác giả từ bộ dữ liệu VHLSS 2020
Kết luận: Lần lượt các biến phụ thuộc, nhóm tác giả cũng đưa ra một số kết luận như
sau:
(i) Tuổi: Từ bộ dữ liệu VHLSS 2020, ta có được trung bình biến tuổi là 51 với sai số
chuẩn 14.13; Tuy nhiên, khoảng biến thiên tuổi giữa các chủ hộ lại khá xa từ 15 - 105.
(ii) Giới tính: Chủ hộ đa số thuộc giới tính Nam trên cả nước.
(iii) Tình trạng vay nợ: Từ bảng thống kê, biến số thể hiện tình trạng vay nợ của hộ
gia đình có giá trị trung bình là 0.23, độ lệch chuẩn 0.42 trên tổng số 46.963 quan sát.
(iv) Tỷ lệ thành viên dưới 15 tuổi: Hộ gia đình có tỷ lệ phụ thuộc trẻ em độ tuổi lao
động (dưới 15 tuổi) là yếu tố mà nhóm tác giả đặt lên làm cơ sở để xem xét tính ảnh
hưởng của biến đến vấn đề di cư việc làm, có giá trị trung bình là 0.21, giá trị nhỏ nhất
là 0 và giá trị lớn nhất là 0.83
(v) Khu vực sống: Kết quả cho thấy, người dân Việt Nam sống tại khu vực nông thôn
chiếm phần đông hơn so với thành thị.
(vi) Thu nhập bình quân: Kết quả thống kê cho thấy biến có giá trị trung bình là
4098.30 với sai số chuẩn 4378.14, nhận giá trị bé nhất là 42.08 và giá trị lớn nhất là
497125.
Bảng 3: Mô hình hồi quy Logit cho xác suất di cư của hộ
Trường Đại học Kinh tế - Luật

Bảng: Kết quả hồi quy mô hình Logistic

Biến Coefficient Std.err. z P>z [95% conf. interval]

Gender#c.Age_sq

Nữ -.0007613 .0000807 -9.44 0.000 -.0009194 -.0006032

Nam -.0004628 .0000527 -8.78 0.000 -.0005661 -.0003595

Debt .2903733 .0960547 3.02 0.003 .1021094 .4786371

Youngratio 1.044325 .245928 4.25 0.000 .5623149 1.526335

Place#c.Lnthu

Nông thôn .5538112 .0677772 8.17 0.000 .4209703 .6866521

Thành thị .3724417 .0669339 5.56 0.000 .2412536 .5036298

_cons -7.886632 .601903 - 0.000 -9.06634 -6.706924


13.10

Nguồn: Theo tính toán của nhóm tác giả

Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy Logit nhằm xem xét biến
phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp của các biến độc lập. Với
Prob>chi2 = 0.0000 cho thấy mô hình sử dụng là phù hợp và đa số các biến đều có ý
nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, vấn đề đa cộng tuyến được xử lý bằng cách tại biến
tương tác giữa biến Gender với Age_sq, Place và Lnthu. Mô hình không bỏ sót biến
quan trọng khi kiểm định thiếu biến và kết quả cho thấy các biến bên ngoài mô hình
không có ý nghĩa thống kê với p_value = 0.848 > 0.05.

Các kiểm định quan trọng khác như kiểm định độ dự báo của mô hình và độ phù hợp
của mô hình Logit được sử dụng đã cho thấy độ dự báo của mô hình khá cao 98,92%
biến động của biến phụ thuộc do các biến độc lập gây nên; Thêm vào đó, giá trị
Trường Đại học Kinh tế - Luật

p_value của kiểm định độ phù hợp mô hình lớn hơn mức ý nghĩa 5%, điều đó đã kết
luận rằng mô hình được sử dụng là phù hợp.
Bảng 4: Kết quả tác động biên của các biến độc lập

Bảng: Kết quả tác động biên của các biến độc lập

Biến dy/dx std.err. z P>z [95% conf. interval]

Gender

Nam .004149 .0007572 5.48 0.000 .0026649 .005633

Age_sq -3.18e-06 2.69e-07 -11.83 0.000 -3.71e-06 -2.65e-06

Debt .0017068 .0005692 3.00 0.003 .0005912 .0028224

Youngratio .0061386 .001499 4.10 0.000 .0032006 .0090765

Place

Thành thị -.0073082 .0006603 -11.07 0.000 -.0086023 -.0060141

Lnthu .0029053 .000414 7.02 0.000 .0020937 .0037168

Nguồn: Theo tính toán của nhóm tác giả


Kết quả ước lượng mô hình cho thấy, từ tác động biên của mô hình nhóm tác giả có
một số kết luận như sau:
Trong điều kiện giả định các yếu tố khác không đổi, tại giá trị trung bình của biến giải
thích:
(i) Chủ hộ là nam là xác suất hộ gia đình này di cư việc làm tăng lên 0.4%. Kết quả
của Thi Minh Hang Bui và cộng sự (2023), 9Ian Coxhead (2015) 10đã lý giải rằng có
thể thấy ở thực tế là phụ nữ thường phải đóng vai trò kép trong gia đình. Trên một
mặt, họ phải làm việc, mặt khác họ phải chịu trách nhiệm chính để chăm sóc gia đình.

9
Bui, T. M. H., Nguyen, T. T. H., & Nguyen, T. L. A. (2023). Labor Migration Trends in Vietnam in The Period 2014-
2018. Randwick International of Social Science Journal, 4(2), 405-413.
10
Coxhead, I., Nguyen, C. V., & Vu, L. H. (2015). Migration in Vietnam: new evidence from recent surveys. World
Bank: Vietnam Development Economics Discussion Papers, (2).
Trường Đại học Kinh tế - Luật

Không những thế, họ thường gặp hạn chế hơn so với nam giới về khả năng tiếp cận
các dịch vụ cơ bản, thông tin và thị trường lao động.
(ii) Khoản vay nợ của hộ có mối quan hệ cùng chiều với khả năng di cư của hộ gia
đình. Nếu hộ gia đình đó có những khoản vay chưa trả thì xác suất di cư việc làm sẽ
cao hơn 0.17% so với những hộ không có khoản vay nợ. Điều này là hợp lý và cũng là
yếu tố tác động mạnh mẽ đến khả năng di cư của hộ. Và trong nghiên cứu của Nguyễn
Thị Phương Thảo và cộng sự (2020) cũng đã thể hiện ý kiến đồng tình.
(iii) Từ kết quả tác động biên cho thấy, hiện tượng di cư việc làm xảy ra đối với những
hộ gia đình có tỷ lệ thành viên dưới 15 tuổi. Với mức ý nghĩa 5%, trong điều kiện
giả định các yếu tố khác không đổi, tại giá trị trung bình của biến giải thích khi tỷ lệ
phụ thuộc của thành viên dưới 15 tuổi của hộ gia đình tăng lên 1%, thì xác suất hiện
tượng di cư sẽ tăng lên 0.6%. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thảo và
cộng sự (2020) cũng đã đề cập tới kết quả minh chứng này. Điều này có thể được lý
giải là do những gia đình có thành viên dưới 15 tuổi tức là trẻ em còn nhỏ thì những
đối tượng này thường được bố/mẹ/người thân gửi đến cho ông bà nuôi nấng, chăm sóc
để ba mẹ của các em có thể di cư việc làm, điều này cũng ngầm khẳng định là yếu tố
tác động mạnh mẽ đến khả năng di cư việc làm cao hơn của hộ gia đình.
(iv) Khu vực sống có mối quan hệ ngược chiều đối với khả năng di cư việc làm của
hộ gia đình. Với mức ý nghĩa 5%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, tại trung
bình của biến giải thích khi hộ gia đình đang sống ở khu vực thành thị thì xác suất di
cư việc làm của họ giảm 0.7% so với hộ có điều kiện sống tại vùng nông thôn. Điều
này cũng khá dễ lý giải vì những người có điều kiện sống tại các vùng xa xôi, nông
thôn - điều kiện kinh tế ở những vùng này vẫn còn nhiều khó khăn hơn, thiếu việc làm
vì vậy xu hướng họ lựa chọn di cư việc làm khá cao.
(v) Thu nhập bình quân của hộ gia đình có mối quan hệ cùng chiều với khả năng di
cư việc làm của hộ. Nếu hộ có mức thu nhập tăng lên 1 đơn vị thì xác suất hộ này di
cư việc làm sẽ tăng lên 0.2%. Ý kiến này cũng được đồng tình bởi Nguyễn Thị
Phương Thảo và cộng sự (2020), Phạm Tấn Nhật và Huỳnh Hiền Hải (2014), Mai
Trường Đại học Kinh tế - Luật

Quang Hợp và cộng sự (2009), nguyên nhân được đưa ra một phần chính là khả năng
di cư đa số là những gia đình có thu nhập từ trung bình trở lên.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Những kết quả của nhóm đã được phân tích ở trên cho thấy rõ ràng rằng tỷ lệ trẻ em
trong hộ gia đình có tác động đến khả năng di cư của hộ gia đình Việt Nam, cụ thể
hơn là vào năm 2020. Xác suất di cư trong hộ gia đình sẽ tăng lên nếu tỷ lệ phụ thuộc
của nhóm trẻ em trong hộ gia đình tăng lên, đặc biệt là nhóm trẻ em dưới độ tuổi lao
động (dưới 15 tuổi). Điều này hoàn toàn đúng ngay cả trong thời điểm này. Nếu một
hộ gia đình ở nông thôn, điều kiện hoàn cảnh tầm trung hoặc gặp khó khăn, thì khả
năng di cư sẽ cao hơn để có được các cơ hội việc làm tốt hơn và cho con cái của họ
một môi trường học tập tốt hơn. Ngoài ra, các yếu tố như thu nhập bình quân của hộ,
khu vực sống, giới tính và các khoản vay nợ là một trong những yếu tố có ảnh hưởng
trực tiếp đến khả năng di cư ở Việt Nam ở các giai đoạn nói chung và trong năm 2020.

Có thể thấy rằng di cư có thể cải thiện cuộc sống của hộ gia đình và nâng cao chất
lượng giáo dục của trẻ em trong gia đình. Tuy nhiên, đây chỉ là mặt tích cực—hoặc bề
mặt nổi—của việc di cư, vì đây là những lợi ích mà bạn có thể nhìn thấy ngay. Tuy
nhiên, cuộc sống của một hộ gia đình có thể trở nên khó khăn hơn khi di cư, đặc biệt
là đối với những hộ gia đình có nhiều thành viên và nghèo. Do đó, chính phủ của mỗi
địa phương phải thiết lập các quy định phù hợp cho việc di cư của các hộ gia đình có
nhiều thành viên, đặc biệt là những hộ gia đình có nhiều trẻ em. Ngoài ra, nên có
những khoảng quỹ hỗ trợ để cải thiện chất lượng cuộc sống và đảm bảo rằng trẻ em
được đi học đầy đủ, góp phần nâng cao sự phát triển tri thức và giáo dục trong xã hội
hiện đại. Để giảm tải các thành thị, chính quyền địa phương nên tạo cơ hội việc làm và
nâng cao đào tạo nghề, ngoài việc cung cấp quỹ và chính sách hỗ trợ. để có thể nâng
cao chất lượng lao động cũng như việc làm của những hộ gia đình.
3. Kiến nghị
Trường Đại học Kinh tế - Luật

Nghiên cứu này đã cung cấp một cái nhìn rõ ràng về các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng di cư và tìm việc làm của hộ gia đình tại Việt Nam.

Đối với chính phủ và các cơ quan liên quan: Nghiên cứu cho thấy chính phủ có thể
hỗ trợ các hộ gia đình tìm việc làm và di cư bằng cách đưa ra các chính sách và hỗ trợ.
Đối với các tổ chức xã hội và phi chính phủ: Kết quả nghiên cứu có thể giúp các tổ
chức này hỗ trợ và tư vấn cho các gia đình. Gia đình có thể ổn định tài chính và thích
ứng hơn bằng cách tìm thông tin, đào tạo nghề nghiệp và tư vấn về di cư và tìm việc
làm. Trong thời gian tới, vấn đề này cần được nhìn nhận và nghiên cứu sâu hơn. Đặc
biệt, Đảng và nhà nước phải tiếp tục có những chính sách cụ thể để chính quyền các
vùng nông thôn có thể hoàn thành tốt hơn các nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo và tạo
việc làm cho người lao động. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và
nông thôn, hỗ trợ các hộ nghèo vay vốn để chuyển đổi nghề nghiệp, đầu tư vào cơ sở
hạ tầng và cung cấp dạy nghề hoặc miễn phí học phí là những biện pháp cần thiết để
tạo việc làm và tăng thu nhập. Các giá trị truyền thống và hiện đại phải được kết hợp.

Đối với các doanh nghiệp và nhà tuyển dụng: Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các
doanh nghiệp và nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về những thách thức và cơ hội mà các
gia đình gặp phải khi tìm kiếm việc làm. Điều này có thể giúp các doanh nghiệp thu
hút và giữ chân nhân viên, đặc biệt là những người có con.

Ngoài ra, cần có một nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng di cư của hộ gia đình và tìm việc làm. Điều này sẽ cải thiện hiểu biết của
chúng tôi về quy mô và tác động của nó. Đặc biệt, cần tiến hành nghiên cứu sâu hơn
về cách các yếu tố văn hóa, xã hội và tâm lý ảnh hưởng đến quá trình di cư và tìm việc
làm của hộ gia đình trong các khoảng thời gian khác nhau qua từng thế hệ. Nghiên
cứu có thể được mở rộng để so sánh tác động của tỷ lệ trẻ em dưới độ tuổi lao động
trong hộ gia đình đối với khả năng di cư và tìm việc làm ở những quốc gia khác. Điều
này sẽ dẫn đến những so sánh và lời khuyên về chính sách.
Trường Đại học Kinh tế - Luật

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bich, L.N (2016). Di cư trong nước và phát triển ở Việt Nam: thực trạng, những
vấn đề tương lai và quan điểm chính sách. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Số 9 ( 460 )

2. Fussell và Massey "Childhood Migration and the Household Life Cycle"(2004)

3. Thạc sĩ Lê Hoàng Đức (2014). Tác động của di cư lao động đến phúc lợi trẻ em ở
Việt Nam https://tailieu.vn/doc/luan-van-thac-si-kinh-te-tac-dong-cua-di-cu-lao-dong-
den-phuc-loi-cua-tre-em-o-viet-nam-2442145.html#google_vignette

4. Nhà thống kê David R. Cox. B.I.S. Mô hình hồi quy logistic .Theo bài giảng Lâm
sàn thống kê (484)

5. Thảo.N.T.P, Nam.N.N, Đạt.N.T.T. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng di cư việc
làm của hộ gia đình tại Việt Nam (2020)

6. Tâm.L.C(2023). Các yếu tố tác động đến di cư tại đồng bằng sông Cửu Long

7. Nhật, P. T., & Hải, H. H. (2014). Ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học đến di
cư việc làm tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ, (32), 45-53.

8. Nguyễn Thị Thúy Hà và cộng sự (2019), Mối quan hệ giữa tuổi, thu nhập, khu vực
sống và xác suất di cư của hộ gia đình ở Việt Nam
9. Khoa.N.H Phân tích thống kê các nhân tố ảnh hưởng đến di cư ở Việt Nam (2009)

10. Tổ chức di cư quốc tế, Giải thích thật ngữ về di cư (2011)

11. Pries, "Gender and International Migration: Theorising Movements and Modes",
2010

12. Coxhead, I., Nguyen, C. V., & Vu, L. H. (2015). Migration in Vietnam: new
evidence from recent surveys. World Bank: Vietnam Development Economics
Discussion Papers, (2).
Trường Đại học Kinh tế - Luật

13. Bui, T. M. H., Nguyen, T. T. H., & Nguyen, T. L. A. (2023). Labor Migration
Trends in Vietnam in The Period 2014-2018. Randwick International of Social
Science Journal, 4(2), 405-413.

14. Nhật, P. T., & Hải, H. H. (2014). Ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học đến di
cư việc làm tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ, (32), 45-53.

You might also like